Bước tới nội dung

Họ Thích diệp thụ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Thích diệp thụ
Xanthorrhoea preissii
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Xanthorrhoeaceae
Dumort., 1829[1]
Các chi
Xem văn bản

Họ Thích diệp thụ (danh pháp khoa học: Xanthorrhoeaceae) là một họ thực vật có hoa trong bộ Asparagales[2]. Họ này khi hiểu theo nghĩa hẹp thì không có loài nào ở Việt Nam. Nó được phần lớn các nhà thực vật học công nhận, nhưng định nghĩa và giới hạn của họ thì thay đổi khá mạnh, tùy theo hệ thống phân loại được sử dụng[3].

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống APG II năm 2003 cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Asparagales, thuộc nhánh monocots (thực vật một lá mầm) và cho phép có hai lựa chọn:

  • Theo nghĩa rộng (sensu lato): Họ này không chỉ chứa một chi Xanthorrhoea mà còn chứa các loài thực vật mà khi nói khác đi thì thuộc về các họ Asphodelaceae (họ Lan nhật quang) và họ Hemerocallidaceae (họ Hoa hiên). Theo Website của APG, họ này chứa khoảng 35 chi và 900 loài.
  • Theo nghĩa hẹp (sensu stricto): Họ này chỉ chứa chi Xanthorrhoea[4]. Theo tùy chọn này thì các họ AsphodelaceaeHemerocallidaceae được công nhận là các họ vệ tinh riêng biệt.

Hệ thống APG III năm 2009 công nhận họ này theo nghĩa rộng của hệ thống APG II năm 2003 và chia họ này ra như sau:

Quyết định bảo tồn tên Asphodelaceae thay vì Xanthorrhoeaceae (được thông qua vào năm 2017), hệ thống APG IV sử dụng Asphodelaceae làm tên cho họ mở rộng.

Trong các hệ thống phân loại thực vật trước đây thì các loài hiện nay xếp trong họ Dasypogonaceae cũng được coi là thuộc về họ này.

Tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm thân cây của họ Xanthorrhoeaceae s.l. có niên đại tới khoảng 93 triệu năm trước (Ma), sự phân kỳ trong phạm vi nhóm chỏm cây của họ Xanthorrhoeaceae tới khoảng 90 Ma[6]. ExcremisPasithea đại diện cho sự di cư độc lập của nhánh phormioid tới Nam Mỹ[7].

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài của các họ trong bộ Asparagales như dưới đây lấy theo APG III.

Asparagales

Orchidaceae

Boryaceae

Blandfordiaceae

Lanariaceae

Asteliaceae

Hypoxidaceae

Ixioliriaceae

Tecophilaeaceae

Doryanthaceae

Iridaceae

Xeronemataceae

Xanthorrhoeaceae s. l.

Hemerocallidoideae (Hemerocallidaceae)

Xanthorrhoeoideae (Xanthorrhoeaceae s. s.)

Asphodeloideae (Asphodelaceae)

Amaryllidaceae s. l.

Agapanthoideae (Agapanthaceae)

Allioideae (Alliaceae)

Amaryllidoideae (Amaryllidaceae s. s.)

Asparagaceae s. l.

Aphyllanthoideae (Aphyllanthaceae)

Brodiaeoideae (Themidaceae)

Scilloideae (Hyacinthaceae)

Agavoideae (Agavaceae)

Lomandroideae (Laxmanniaceae)

Asparagoideae (Asparagaceae s. s.)

Nolinoideae (Ruscaceae)

Bộ Asparagales có thể chia ra thành một nhóm cận ngành cơ sở, gọi là "Asparagales bậc thấp", bao gồm Xanthorrhoeaceae như định nghĩa theo APG III[8], và một nhóm đơn ngành có độ hỗ trợ cao, gọi là "Asparagales lõi", bao gồm 2 họ Amaryllidaceae sensu latoAsparagaceae sensu lato[9]. Ba họ tách biệt trước đây được công nhận (như trong hệ thống APG năm 1998) là: Asphodelaceae, Hemerocallidaceae và Xanthorrhoeaceae. Các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử đã chỉ ra rằng ba họ này có quan hệ họ hàng gần[2][10], mặc dù Rudall cho rằng việc gộp chúng thành một nhánh không được hỗ trợ bởi phân tích hình thái[11]. Phân loại gần đây trong hệ thống APG III năm 2009 đặt ba họ này trong một họ duy nhất là Xanthorrhoeaceae sensu lato. Các họ cũ được coi là các phân họ, tương ứng là Asphodeloideae, Hemerocallidoideae và Xanthorrhoeoideae[4].

Cây phát sinh chủng loài dưới đây của Xanthorrhoeaceae sensu lato dựa trên phân tích phát sinh chủng loài phân tử bao gồm lập trình tự DNA của các gen lục lạp rbcL, matK và ndhF[12]. Tất cả các nhánh đều có độ hỗ trợ tự khởi động không dưới 70%. Trong số 36 chi được các tác giả công nhận thì 29 chi đã được lấy mẫu. Eccremis không được lấy mẫu, nhưng được thêm vào đây do nó có quan hệ họ hàng rất gần với Pasithea và thường được gộp trong chi đó. Hodgsoniola thuộc về một đoạn nào đó nằm trong cấp tiến hóa giữa TricoryneJohnsonia. Các chi không lấy mẫu là Astroloba, ChortolirionGasteria thuộc phân họ Asphodeloideae[13].

Xanthorrhoeaceae
Asphodeloideae

Asphodelus

Asphodeline

Eremurus

Trachyandra

Kniphofia

Bulbinella

Bulbine

Jodrellia

Haworthia

Aloe

Xanthorrhoeoideae

Xanthorrhoea

Hemerocallidoideae

Chamaescilla

Simethis

Hemerocallis

Tricoryne

Corynotheca

Caesia

Arnocrinum

Hensmannia

Stawellia

Johnsonia

Eccremis

Pasithea

Phormium

Geitonoplesium

Agrostocrinum

Stypandra

Rhuacophila

Dianella

Thelionema

Herpolirion

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Stevens, P. F. “ANGIOSPERM PHYLOGENY WEBSITE, version 12”. Xanthorrhoeaceae. Missouri Botanical Garden. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ a b "Xanthorrhoeaceae" In: Peter F. Stevens (2001 onwards). Angiosperm Phylogeny Website. In: Missouri Botanical Garden Website. (xem liên kết ngoài)
  3. ^ Ole Seberg. 2007. "Xanthorrhoeaceae" tr. 406-407. Trong: Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg, Alastair Culham. Flowering Plant Families of the World. Firefly Books: Ontario, Canada.
  4. ^ a b Chase, M. W.; Reveal, J. L.; Fay, M. F. (tháng 8 năm 2009). “A subfamilial classification for the expanded asparagalean families Amaryllidaceae, Asparagaceae and Xanthorrhoeaceae”. Botanical Journal of the Linnean Society. The Linnean Society of London. 161 (2): 132–136. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00999.x.
  5. ^ McLay T. G. B. & Bayly M. J. 2016. A new family placement for Australian blue squill, Chamaescilla: Xanthorrhoeaceae (Hemerocallidoideae), not Asparagaceae. Phytotaxa 275(2): 97-111. doi:10.11646/phytotaxa.275.2.2
  6. ^ Janssen T., Bremer K., 2004. The age of major monocot groups inferred from 800+ rbcL sequences, Bot. J. Linnean Soc., 146(4): 385-398, doi:10.1111/j.1095-8339.2004.00345.x
  7. ^ Wurdack K. J., Dorr L. J., 2009. The South American genera of Hemerocallidaceae (Eccremis and Pasithea): Two introductions to the New World, Taxon 58(4):1122-1132.
  8. ^ Rudall, P.; Furness, C.A.; Chase, M.W. & Fay, M.F. (1997), “Microsporogenesis and pollen sulcus type in Asparagales (Lilianae)”, Canad. J. Bot. (75): 408–430
  9. ^ Stevens & 2001 onwards: Asparagales
  10. ^ M. W. Chase & De Bruijn A. Y., Cox A. V., Reeves G., Rudall P., Johnson M. A. T. & Eguiarte L. E. (2000). “Phylogenetics of Asphodelaceae (Asparagales): An analysis of Plastid rbcL and trnL-F DNA sequences”. Annals of Botany. 86 (5): 935–951. doi:10.1006/anbo.2000.1262.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Rudall, P. J. (2003). “Unique Flower Structures and Iterative Evolutionary Themes in Asparagales: Insights from a Morphological Cladistic Analysis”. The Botanical Review. 68 (4): 488–509. doi:10.1663/0006-8101(2002)068[0488:UFSAIE]2.0.CO;2.
  12. ^ Dion S. Devey, Ilia Leitch, Paula J. Rudall, J. Chris Pires, Yohan Pillon, Mark W. Chase. 2006. "Systematics of Xanthorrhoeaceae sensu lato, with an emphasis on Bulbine". Aliso 22(Monocots: Comparative Biology and Evolution):345-351. ISSN 0065-6275.
  13. ^ Klaus Kubitski (chủ biên). The Families and Genera of Vascular Plants volume III. Springer-Verlag: Berlin;Heidelberg, Đức. ISBN 978-3-540-64060-8

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]