Bước tới nội dung

Nam Sudan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Nam Sudan
Quốc kỳ Nam Sudan
Quốc kỳ
Quốc huy Nam Sudan
Quốc huy

Tiêu ngữ"Công lý, Tự do, Thịnh vượng"

Nam Sudan (màu xanh đậm), lãnh thổ được tuyên bố nhưng chưa hoàn toàn kiểm soát (màu xanh nhạt)
Nam Sudan (màu xanh đậm), lãnh thổ được tuyên bố nhưng chưa hoàn toàn kiểm soát (màu xanh nhạt)
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Juba
04°51′B 31°36′Đ / 4,85°B 31,6°Đ / 4.850; 31.600
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Anh[1]
• Ngôn ngữ quốc gia được công nhận và khoảng 60 ngôn ngữ khác[note 1]
Ngôn ngữ nói[7]
Tôn giáo chính
(2020)[8][9]
Tên dân cưNgười Nam Sudan
Chính trị
Chính phủLiên bang cộng hòa tổng thống dưới một chính phủ lâm thời
Salva Kiir Mayardit
Riek Machar
Jemma Nunu Kumba
Chan Reec Madut
Lập phápQuốc hội Chuyển tiếp Quốc gia
Hội đồng Chuyển tiếp Các Bang
Hội đồng Lập pháp Quốc gia Chuyển tiếp Tái cơ cấu
Lịch sử
Độc lập 
từ Sudan
9 tháng 7 năm 2005
9 tháng 7 năm 2011
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
619.745[8][10] km2 (hạng 41)
239.285 mi2
Dân số 
• Ước lượng 2024
12.703.714[8] (hạng 80)
13,33/km2 (hạng 214)
34,52/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2022
• Tổng số
Giảm$13,6 tỷ [10] (hạng 157)
Giảm$934[10] (hạng 191)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2022
• Tổng số
Giảm$4,7 tỷ [10] (hạng 164)
• Bình quân đầu người
Giảm $326[10] (hạng 194)
Đơn vị tiền tệBảng Nam Sudan (SSP)
Thông tin khác
Gini? (2016)Giảm theo hướng tích cực 44,1[14]
trung bình
HDI? (2022)Giữ nguyên 0,381[15]
thấp · hạng 192
Múi giờUTC+2 (Giờ Trung Phi)
Giao thông bênphải[11]
Mã điện thoại+211[12]
Mã ISO 3166SS
Tên miền Internet.ss[13]a
  1. Được đăng ký và hoạt động từ năm 2019.

Nam Sudan (phiên âm: Nam Xu-đăngJanūb as-Sūdān, tiếng Anh: South Sudan, tên đầy đủ: Cộng hòa Nam Sudan) là quốc gia không giáp biểnĐông Phi, nằm trên phần phía nam của Cộng hòa Sudan trước đây. Thủ đô là thành phố Juba. Đất nước này có biên giới với Ethiopia ở phía đông, Kenya, UgandaCộng hòa Dân chủ Congo ở phía nam; Cộng hòa Trung Phi ở phía tây và phía bắc giáp với Sudan. Nam Sudan có dân cư chủ yếu là người Ả Rập và người châu Phi theo Hồi giáo. Lãnh thổ Nam Sudan bao gồm vùng đầm lầy Sudd rộng lớn mà nguyên và sông Nin Trắng, người dân địa phương gọi nơi này là "Bahr al-Jebel".

Tình trạng tự trị của khu vực là một điều kiện của Hiệp ước Hòa bình Toàn diện giữa Quân đội/Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA/M) và Chính phủ Sudan, đại diện là Đảng Quốc đại để kết thúc Nội chiến Sudan lần 2. Xung đột này là cuộc nội chiến kéo dài nhất trong lịch sử châu Phi hiện đại.[16][17]

Một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Nam Sudan được tổ chức vào tháng 1 năm 2011, với kết quả 98,83% cử tri lựa chọn ly khai. Tổng thống Sudan Omar al-Bashir chấp nhận kết quả và ra một Sắc lệnh Cộng hòa phê chuẩn kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.[18] Nam Sudan tuyên bố độc lập vào ngày 9 tháng 7 năm 2011 và từ đó hình thành nên quốc gia non trẻ nhất tại châu Phi nói riêng cũng như thế giới nói chung.[19]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Có khá ít tài liệu về lịch sử của các tỉnh miền Nam của Sudan cho đến khi người Ai Cập bắt đầu cai trị Bắc Sudan vào đầu những năm 1820 và sau đó tiếp tục vươn về phía nam. Các thông tin trước thời kỳ này phần lớn là qua truyền miệng. Theo truyền thống tín ngưỡng của người dân Nam Sudan, các dân tộc Nin như Dinka, Nuer, Shilluk, và các dân tộc khác đã lần đầu tiến vào nam Sudan trong khoảng thế kỷ X. Trong thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, các bộ tộc di trú mà phần lớn trong đó đến từ khu vực Bahr el Ghazal đã đến địa bàn nam Sudan hiện nay. Người Azande vốn không thuộc nhóm các dân tộc Nin, đã đến nam Sudan vào thế kỷ XVI và sau đó lập nên một nhà nước lớn nhất tại đây. Người Azande hiện là dân tộc đông dân thứ ba tại Nam Sudan. Họ sống tại các quận Maridi, YambioTambura ở vành đai rừng mưa nhiệt đới thuộc miền tây Equatoria và Bahr el Ghazal. Vào thế kỷ XVIII, người Avungara đã di cư đến và họ đã nhanh chóng áp đặt quyền lực của mình lên người Azande. Sức mạnh của người Avungara đã được duy trì vững chắc cho đến khi Đế quốc Anh xuất hiện tại khu vực vào cuối thế kỷ XIX.[20] Các chướng ngại địa lý đã khiến cho Hồi giáo đã không thể lan truyền được xuống miền nam và người dân nam Sudan vẫn giữ được các di sản xã hội và văn hóa cũng như thể chế chính quyền và tôn giáo của mình.

Người Azande đã có quan hệ khá khó khăn với các dân tộc láng giềng có tên là Moro, Mundu, Pöjulu và các nhóm nhỏ tại Bahr el Ghazal vì chính sách bành trướng của Vua Gbudwe trong thế kỷ XVIII. Người Azande cũng đã từng phải chiến đấu với người PhápBỉMahdist để bảo toàn nền độc lập của mình. Ai Cập dưới sự trị vì của Khedive Isma'il Pasha, đã lần đầu tiên cố gắng thuộc địa hóa khu vực vào những năm 1870, và sau đó lập nên tỉnh Equatoria ở phần phía nam. Thống sứ Ai Cập đầu tiên là Samuel Baker, được ủy quyền năm 1869, tiếp theo sau là Charles George Gordon năm 1874 và Emin Pasha vào năm 1878. Khởi nghĩa Mahdist trong những năm 1880 đã làm mất ổn định tỉnh mới thành lập này, và Equatoria trên thực tế đã không còn là một tiền đồn của Ai Cập từ năm 1889. Các điểm định cư quan trọng tại Equatoria gồm có Lado, Gondokoro, DufileWadelai. Năm 1947, Anh Quốc đã hy vọng sáp nhập phần phía nam của Sudan với Uganda nhưng đã không thành công tại Hội nghị Juba, hội nghị này đã hợp nhất hai miền bắc và nam Sudan.

Nam Sudan đã chịu sự ảnh hưởng tiêu cực từ hai cuộc nội chiến từ khi Sudan giành được độc lập – Chính phủ Sudan đã giao tranh với quân nổi dậy người Anyanya từ 1955 đến 1972 trong Nội chiến Sudan lần 1 và sau đó là với Quân đội/Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA/M) trong Nội chiến Sudan lần 2 suốt 21 năm kể từ khi SPLA/M được thành lập vào năm 1983. Hậu quả của nội chiến là cơ sở hạ tầng không những không được phát triển mà còn bị phá hủy hay di dời. Hơn 2,5 triệu người đã chết và hơn 5 triệu người phải đi lánh nạn ở nước ngoài trong khi những người khác tị nạn ngay trong nước, họ trở thành những người tị nạn do nội chiến và những ảnh hưởng của nó. Nam Sudan chủ yếu là nông thôn và nông nghiệp là kế sinh nhai chủ yếu.[21] Bắt đầu năm 2005, kinh tế đã bắt đầu một sự chuyển biến từ chủ yếu là nông thôn sang phát triển các khu vực thành thị.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Sudan được bao phủ bởi những cánh rừng nhiệt đới, đầm lầy và đồng cỏ. Sông Nin Trắng chảy dọc theo đất nước và nằm sát bên thủ đô Juba.[22] Nam Sudan là khu vực được bảo vệ vì nước này là nơi có số động vật hoang dã di trú lớn thứ hai trên thế giới. Các khảo sát đã phát hiện ra Công viên quốc gia Boma, ở biên giới phía tây giáp với Ethiopia, cũng như khu vực đầm lầy SuddCông viên quốc gia Miền Nam gần biên giới với CHDC Congo, là môi trường sống cho một số lượng lớn linh dương sừng cong, linh dương châu Phi, linh dương topi, trâu, hươu cao cổ, voisư tử. Các khu rừng tại Nam Sudan cũng là môi trường sinh sống của linh dương Bongo, lợn rừng khổng lồ, lợn sông đỏ, voi rừng, tinh tinh, và khỉ hoang. Các nghiên cứu bắt đầu năm 2005 do Hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS)cộng tác với chính phủ khu tự trị Miền Nam Sudan đã khám phá nhiều điều có ý nghĩa, việc suy giảm số lượng động vật hoang dã là có thực, nhưng đáng kinh ngạc là số linh dương di trú lên tới 1,3 triệu con ở phía đông nam vẫn chưa hề bị tách động.

Theo WWF, có một số vùng sinh thái trên khắp Miền Nam Sudan: Thảo nguyên Đông Sudan, Thảm rừng-tháo nguyên Bắc Congo, Đồng cỏ ngập nước Sahara (Sudd), Thảo nguyên cây Keo Sahelia, Rừng núi Đông Phi, và Đất hoang và cây bụi Keo-Mộc dược Miền Bắc.[23]

Ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Nam Sudan giành được độc lập, mối quan hệ giữa nước này và Sudan đã thay đổi. Tổng thống Omar al-Bashir ban đầu tuyến bố vào tháng 1 năm 2011 rằng người dân sẽ có thể sở hữu quốc tịch kép của miền Bắc và miền Nam,[22] song ông đã rút lại đề nghị nay sau khi Nam Sudan độc lập. Ông cũng đề nghị một liên minh theo mô hình EU.[24] Essam Sharaf, người giữ chức Thủ tướng Ai Cập sau Cách mạng Ai Cập 2011, đã thực hiện chuyến thăm ngoại giao đầu tiên của mình đến KhartoumJuba để chuẩn bị cho sự ly khai của Nam Sudan.[25] Israel đã nhanh chóng công nhận Nam Sudan là một quốc gia độc lập,[26] Israel cũng là quốc gia đang có hàng nghìn người tị nạn đến từ Nam Sudan,[27] những người này phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất về quê hương của họ.[28][29]

Nam Sudan là một nhà nước thành viên của Liên Hợp Quốc,[30] Liên minh châu Phi,[31][32]Thị trường chung Đông và Nam Phi.[33] Nam Sudan cũng có kế hoạch để gia nhập vào Khối Thịnh vượng chung,[34] Cộng đồng Đông Phi,[35][36][37] Quỹ Tiền tệ Quốc tế,[38]Ngân hàng Thế giới.[39] Việc trở thành thành viên đầy đủ của Liên đoàn Ả Rập được đảm bảo,[40] song nước này cũng có thể lựa chọn tham gia với tư cách quan sát viên.[41]. Nam Sudan cũng đã được kết nạp vào UNESCO ngày 3 tháng 11 năm 2011[42] Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Nam Sudan chính thức gia nhập vào Cơ quan Liên chính phủ về Phát triển, một tổ chức khu vực của các nước Đông Phi.[43]

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Sudan gồm trên 200 dân tộc và cùng với vùng đồi Nuba lân cận là một trong ba khu vực đa dạng về ngôn ngữ nhất tại châu Phi. Tuy nhiên, nhiều ngôn ngữ được rất ít người sử dụng, chỉ khoảng vài nghìn người.

Ngôn ngữ chính thức duy nhất của Nam Sudan là tiếng Anh[44]). Tiếng Ả Rập thông tục cũng được sử dụng rộng rãi và tiếng Ả Rập Juba, một loại tiếng bồi được sử dụng xung quanh thủ đô. Ngôn ngữ bản địa có nhiều người sử dụng nhất là Dinka, với khoảng 2–3 triệu. Dinka là một ngôn ngữ Tây Nin; có quan hệ gần gũi với ngôn ngữ có nhiều người sử dụng thứ hai là Tiếng Nuer, và xa hơn là Tiếng Shilluk. Các ngôn ngữ Đông Nin chính gồm Tiếng BariTiếng Otuho. Ngoài Ngữ hệ Nin, Tiếng Zande là ngôn ngữ có số người sử dụng đông thứ ba tại đất nước và thuộc Nhóm ngôn ngữ Ubangi. Tiếng Jur Modo thuộc Ngữ hệ Bongo-Bagirmi.

Điều tra 2008

[sửa | sửa mã nguồn]

"Điều tra Dân số và Nhà ở lần thứ năm của Sudan", được thực hiện khi Sudan còn toàn vẹn, đã được tổ chức vào tháng 4 năm 2008. Tuy nhiên kết quả thống kê về Nam Sudan không được chính quyền Nam Sudan chấp nhận vì theo họ "Cục Thống kê Trung ương tở Khartoum đã từ chối chia sẻ số liệu thống kê dạng thô về đất nước Sudan với trung tâm điều tra, thống kê và đáng giá Nam Sudan."[45] Cuộc điều tra này cho thấy dân số Nam Sudan là 8,26 triệu người,[46][47] Tuy nhiên, Tổng thống Salva Kiir đã "nghi ngờ con số đã bị làm giảm đi ở một vài khu vực và được làm cho tăng lên ở một số khu vực khác", và cuối cùng đã "không chấp nhận" kết quả."[48] Ông cũng tuyên bố rằng dân số Nam Sudan thực ra chiếm một phần ba dân số Sudan, trong khi cuộc điều tra chỉ là 22%.[47] Nhiều người Nam Sudan cũng nói rằng họ đã không được thống kê "do thời tiết xấu, phương tiện thông tin và giao thông thiếu, và một số khu vực đã không thể tiếp cận, trong khi đó nhiều người Nam Sudan vẫn đang sống lưu vong tại các nước làng giềng, dẫn tới 'các kết quả không thể được chấp nhận', theo nhà đương cục Nam Sudan."[48] Cố vấn trưởng người Mỹ của cuộc điều tra tại miền nam nói rằng phạm vi điều tra chỉ vươn tới 89% dân số.[49]

Điều tra 2009

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009 Sudan bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra mới để phục vụ cho Trưng cầu dân ý miền Nam Sudan năm 2011, và được nói là cũng bao gồm người Nam Sudan lưu vong. Tuy nhiên sáng kiến này đã bị chỉ trích khi chỉ điều tra những nước có ít người Sudan lưu vong sinh sống mà bỏ qua những nước có số lượng lớn.[50] Ngoài nhưng người sống lưu vong, có khoảng 1,5 triệu người Nam Sudan hiện đang cư trú tại thủ đô Khartoum của Sudan có ý định hồi hương sau khi độc lập.[51]

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn giáo tại Nam Sudan (2010)[52]

  Cơ đốc giáo (60.5%)
  Tín ngưỡng (32.9%)
  Hồi giáo (6.2%)
  Khác (0.4%)

Theo một số học giả[53][54][55]Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ[21], phần lớn người Nam Sudan vẫn duy trì các tín ngưỡng truyền thống/bản địa và tín đồ Công giáo là thiểu số (mặc dù có ảnh hưởng). Tuy nhiên, một vài tổ hợp truyền thông đưa tin rằng đa số là người Công giáo[56][57][58][59]Giáo hội Tân giáo Hoa Kỳ tuyên bố có một số lượng lớn là tín đồ của Cộng đồng Anh giáo (Anglican Communion) do Giáo hội Tân giáo Sudan quản lý: 2 triệu thành viên năm 2005,[60] 4 triệu, hay một nửa dân số vào năm 2011.[61] Tín ngưỡng thuyết vật linh hiện được cho là hòa trộn với niềm tin Thiên Chúa.

Theo Đơn vị Nghiên cứu Liên bang của Thư viện Quốc hội Mỹ: "Đầu thập kỷ 1990 có thể không hơn 10% dân số nam Sudan là tín đồ Thiên Chúa giáo".[62]. Trong những năm gần đây, Giáo hội Công giáo được phát triển và được coi là để đối chọi với người Ả Rập và người Phi theo Hồi giáo ở miền bắc;[63] Tuy nhiên, điều này là đặc trưng tiêu biểu cho nạn phân biệt chủng tộc, đúng hơn là ngược đãi tôn giáo giữa người Ả Rập chiếm đa số ở miền Bắc và người châu Phi da đen ở miền nam.[64][65][66][67].

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
10 bang của Nam Sudan

Hiệp ước Hòa bình Toàn diện xác định Nam Sudan là khu vực gồm 3 tỉnh (Bahr el Ghazal, Equatoria, và Đại Thượng Nin) cấu thành Khu tự trị Nam Sudan, và không đề cập đến Dãy núi Nuba, AbyeiNin xanh. Bang Dãy núi Nuba (đầy đủ là Nam Kurdufan) và Bang Nin Xanh sẽ cần đến việc tổ chức "hỏi ý kiến nhân dân".

Hiện tại, Nam Sudan được chia thành 10 bang:

Mười bang này được chia tiếp thành 86 quận

Sudan xuất khẩu gỗ vào thị trường quốc tế. Một số các tiểu bang với các teaks tốt nhất được biết đến và cây gỗ tự nhiên cho Tây xích đạo và CentOne của các đặc điểm tự nhiên của Nam Sudan là sông Nile sông có nhiều nhánh sông có nguồn trong nước. Khu vực này cũng chứa nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, quặng sắt, đồng, quặng crôm, kẽm, wolfram, mica, bạc, vàng, và thủy điện. Nền kinh tế của đất nước, cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, là phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Một số sản phẩm nông nghiệp bao gồm bông, lạc (đậu phộng), lúa miến, kê, lúa mì, Ả Rập kẹo cao su, mía, sắn (bột sắn), xoài, đu đủ, chuối, khoai lang, và mè. Ở Trung xích đạo một số đồn điền gỗ tếch Kegulu, lâu đời nhất trữ lượng rừng trồng là Kawale, Lijo, loka Tây và Nuni. Tây xích đạo tài nguyên gỗ bao gồm Mvuba cây tại Zamoi.

Loka là đồn điền trồng gỗ tếch lớn nhất tại châu Phi.

Nam Sudan là một nước xuất khẩu gỗ trên thị trường quốc tế. Bang được biết đến với gỗ tếch và các cây gỗ tự nhiên là Tây Equatoria và sông Nin với nhiều phụ lưu của nó cung cấp một con đường vận chuyển thuận tiện. Khu vực này cũng bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như dầu mỏ, quặng sắt, đồng, quặng crôm, kẽm, wolfram, mica, bạc, vàng, và thủy điện. Cũng như các nước đang phát triển khác, kinh tế Nam Sudan phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Một số loại nông sản là bông, lạc, lúa miến, , lúa mì, gôm Ả Rập, mía đường, sắn, xoài, đu đủ, chuối, khoai lang, và vừng. Tại bang Trung Equatoria có một số đồn điền trồng gỗ tếch tại Kegulu.

Dầu mỏ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Sudan chiếm 85% sản lượng dầu mỏ của cả Sudan. Thu nhập từ dầu mỏ theo Hiệp ước Hòa bình Toàn diện (Comprehensive Peace Agreement-CPA), đã được chia đều trong thời gian hiệp ước có hiệu lực. Thu nhập từ dầu mỏ đóng góp tới 98% ngân sách của chính phủ Nam Sudan.[68] Dầu mỏ và các tài nguyên khoáng sản khác có thể tìm thấy trên khắp Nam Sudan, nhưng Bentiu đặc biệt được biết tới là nơi giàu dầu mỏ, trong khi Jonglei, Warapbang Lakes có dự trữ tiềm năng.

Trong những năm gần đây, một lượng đáng kể các mỏ dầu với vốn ngoại quốc đã bắt đầu khoan lỗ tại Nam Sudan, làm tăng vị thế địa thế chính trị của khu vực. Máng dầu 1, 2, và 4 do một tập đoàn xuyên quốc gia quản lý là Công ty Kinh doanh Dầu mỏ Đại Nin (Greater Nile Petroleum Operating Company) (GNPOC). GNPOC gồm có các nhà đầu tư sau: Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum Corporation) (CNPC), với 40% cổ phần; Petronas (Malaysia), với 30%; Tập đoàn Dầu và Khí thiên nhiên (Oil and Natural Gas Corporation) (Ấn Độ), với 25%; và Sudapet chính quyền trung ương Sudan trước đây với 5%.[69]

Các máng dầu khác ở miền Nam là máng 3 và 7 tại Đông Thượng Nin. Các máng dầu này do Petrodar kiểm soát với 41% thuộc CNPC, 40% của Petronas, 8% của Sudapet, 6% của Sinopec và 5% của Al Thani.[69]

Các máng dầu chính khác ở miền Nam, chính quyền Khartoum gọi là Máng B, được trao cho một số nhà đầu tư. Total của Pháp đã công bố là họ được nhượng quyền khai thác trên một máng dầu rộng 90.000 km² vào những năm 1980 nhưng kể từ đó các hoạt động chỉ giới hạn do vũ lực. Nhiều đơn vị khác nhau của Quân đội/Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan SPLM/A đã tranh giành nhau kiểm soát các máng dầu và các lực lượng thân Naivasha đã bị loại bỏ khi lãnh đạo SPLM/A Dr. John Garang de Mabior mất quyền lực.

  1. ^ Hiến pháp Chuyển tiếp của Cộng hòa Nam Sudan, Phần Một, 6(1): "Tất cả các ngôn ngữ bản địa của Nam Sudan là ngôn ngữ quốc gia và sẽ được tôn trọng, phát triển và thúc đẩy".[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Transitional Constitution of the Republic of South Sudan, 2011”. Government of South Sudan. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011. Part One, 6(2). "English shall be the official working language in the Republic of South Sudan".
  2. ^ “The Transitional Constitution of the Republic of South Sudan, 2011” (PDF). Government of South Sudan. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF): The impact of language policy and practice on children's learning: Evidence from Eastern and Southern Africa 2016 Lưu trữ 2017-09-13 tại Wayback Machine (PDF; 672 kB), Trang 1–3, Truy cập 2018-09-09
  4. ^ Manfredi, Stefano (2018). “Juba Arabic (Árabi Júba): a "less indigenous" language of South Sudan” (PDF). Sociolinguistic Studies. 12 (1): 209–230. doi:10.1558/sols.35596. hdl:2318/1702685. ISSN 1750-8657. S2CID 150503108. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ Manfredi Stefano; Tosco Mauro (2016), A new state, an old language policy, and a pidgin-creolo: Juba Arabic in South Sudan, Forthcoming: Sociolinguistic Studies 2016 Lưu trữ 2018-11-01 tại Wayback Machine (PDF; 1141 kB), Trang 1–18, Truy cập 2018-09-09
  6. ^ Manfredi Stefano; Tosco Mauro (2013), Language uses vs. language policy: South Sudan and Juba Arabic in the post-independence era Lưu trữ 2018-09-09 tại Wayback Machine (PDF; 301 kB), Trang 798–802, III Congresso Coordinamento Universitario per la Cooperazione allo Sviluppo, Sep 2013, Turin, Italy. JUNCO, Journal of Universities and International Development Cooperation, 2014, Imagining Cultures of Cooperation – Proceedings of the III CUCS Congress, Turin 19–21 September 2013, Truy cập 2018-09-09
  7. ^ Ethnologue: Ethnologue Languages of the World – South Sudan Lưu trữ 2018-09-09 tại Wayback Machine, Truy cập 2018-09-09.
  8. ^ a b c “South Sudan”. The World Factbook (ấn bản thứ 2025). Cơ quan Tình báo Trung ương. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2023. (Archived 2023 edition.)
  9. ^ “South Sudan”. Global Religious Futures. Pew Research Center. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2023.
  10. ^ a b c d e “World Economic Outlook Database, October 2022”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2022.
  11. ^ “Traffic and Road Conditions in Sudan, South”. Countryreports.org. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019.
  12. ^ “New country, new number: Country code 211 officially assigned to South Sudan” (Thông cáo báo chí). International Telecommunication Union. 14 tháng 7 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  13. ^ “.ss Domain Delegation Data”. ICANN. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011.
  14. ^ “Gini Index”. Ngân hàng Thế giới. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  15. ^ “Báo cáo Phát triển Con người 2023/24” (PDF). Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. 13 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ Fisher, Jonah (ngày 23 tháng 10 năm 2005). “South Sudan gets new government”. BBC News, United Kingdom. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2008.
  17. ^ News, Reuters (ngày 27 tháng 5 năm 2008). “Southern Sudan fragile peace”. Thomson Reuters Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2008.
  18. ^ "Sudanese president issues Republican Decree accepting referendum result" Xinhua News Agency ngày 7 tháng 2 năm 2011 Retrieved ngày 5 tháng 4 năm 2011
  19. ^ Southern Sudan prepares to declare its formal independence Saturday Washington Post, ngày 7 tháng 7 năm 2011
  20. ^ Metz, Helen Chapin, ed. Sudan: A Country Study. The Turkiyah, 1821-85 Washington: GPO for the Library of Congress, 1991.
  21. ^ a b "Background Note: Sudan" U.S. Department of State ngày 9 tháng 11 năm 2010 Retrieved ngày 8 tháng 12 năm 2010
  22. ^ a b Will Ross (ngày 9 tháng 1 năm 2011). “Southern Sudan votes on independence”. BBC. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
  23. ^ Burgess, Neil, Jennifer D’Amico Hales, Emma Underwood (2004). Terrestrial Ecoregions of Africa and Madagascar: A Conservation Assessment. Island Press, Washington DC.
  24. ^ “South Sudan becomes an independent nation”. BBC News. ngày 9 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  25. ^ “AlAhram Weekly - Heading for headwaters”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2013.
  26. ^ Netanyahu: Israel recognizes South Sudan as independent state
  27. ^ “120 South Sudanese leaving Israel under pressure”. Fox News. ngày 17 tháng 6 năm 2012.
  28. ^ “Israel launches African migrant deportation drive”. Reuters. ngày 17 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2012.
  29. ^ "SOUTH SUDAN-ISRAEL: Returnees complain of harsh treatment in Israel". Inter Press Service. ngày 19 tháng 6 năm 2012
  30. ^ “UN welcomes South Sudan as 193rd member”. BBC News. ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
  31. ^ “South Sudan Becomes African Union's 54th Member”. Voice of America News. ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.
  32. ^ “The Peace and Security Council of the African Union (AU), at its 285th meeting held on ngày 13 tháng 7 năm 2011, was briefed by the Commissioner for Peace and Security on the accession to independence of the Republic of South Sudan”. African Union. ngày 13 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2011.
  33. ^ “COMESA Welcomes New Member”. MENAFN.com. ngày 31 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2011.
  34. ^ “South Sudan Launches Bid to Join Commonwealth”. Talk of Sudan. ngày 8 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  35. ^ “South Sudan: Big trading potential for EAC”. IGIHE. ngày 8 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  36. ^ “Welcome South Sudan to EAC!”. East African Business Week. ngày 10 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  37. ^ “South Sudan avails new foreign policy, to open 54 embassies”. Sudan Tribune. ngày 25 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.
  38. ^ “IMF Receives Membership Application from South Sudan, Seeks Contributions to Technical Assistance Trust Fund to Help New Country”. International Monetary Fund. ngày 20 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  39. ^ “World Bank Group Congratulates People of South Sudan on Independence”. The Financial. ngày 9 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
  40. ^ “South Sudan "entitled to join Arab League". Sudan Tribune. ngày 12 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  41. ^ El-Husseini, Asmaa (ngày 7 tháng 7 năm 2011). “Hoping for the best”. Al-Ahram. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  42. ^ "South Sudan is UNESCO’s 194th member" Embassy of the Republic of South Sudan in Washington, DC ngày 3 tháng 11 năm 2011 Retrieved ngày 1 tháng 12 năm 2011
  43. ^ “East African bloc admits South Sudan as member”. Reuters. ngày 25 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  44. ^ Art. 6 of the draft Transitional Constitution of the Republic of South Sudan, 2011 Lưu trữ 2011-06-29 tại Wayback Machine
  45. ^ “South Sudan parliament throw outs census results”. SudanTribune. ngày 8 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  46. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên n24
  47. ^ a b Fick, Maggie (ngày 8 tháng 6 năm 2009). “S. Sudan Census Bureau Releases Official Results Amidst Ongoing Census Controversy”. !enough The project to end genocide and crimes against humanity.
  48. ^ a b Birungi, Marvis (ngày 10 tháng 5 năm 2009). “South Sudanese officials decry 'unfortunate' announcement of census results”. The New Sudan Vision.
  49. ^ Thompkins, Gwen (ngày 15 tháng 4 năm 2009). “Ethnic Divisions Complicate Sudan's Census”. NPR.
  50. ^ “South Sudan says Northern Sudan's census dishonest”. Radio Nederland Wereldomroep. ngày 6 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  51. ^ Ellen Martin 2010. Gender, violence and survival in Juba, Southern Sudan Lưu trữ 2011-01-16 tại Wayback Machine. London: Overseas Development Institute
  52. ^ The Pew Forum - Religious Composition by Country
  53. ^ Kaufmann, E.P. Rethinking ethnicity: majority groups and dominant minorities. Routledge, 2004, p. 45.
  54. ^ Minahan, J. Encyclopedia of the Stateless Nations: S-Z. Greenwood Press, 2002, p. 1786.
  55. ^ Arnold, G. Book Review: Douglas H. Johnson, The Root Causes of Sudan's Civil Wars. African Journal of Political Science Vol.8 No.ngày 1 tháng 1 năm 2003, p. 147.
  56. ^ BBC News – South Sudan referendum: 99% vote for independence
  57. ^ "Southern Sudan votes for separation Formal declaration of independence set for July 9" CBC News ngày 9 tháng 2 năm 2011 Retrieved ngày 5 tháng 4 năm 2011
  58. ^ "More than 100 dead in south Sudan attack-officials" Lưu trữ 2011-06-28 tại Wayback Machine SABC News ngày 21 tháng 9 năm 2009 Retrieved ngày 5 tháng 4 năm 2011
  59. ^ Hurd, Emma "Southern Sudan Votes To Split From North" Sky News ngày 8 tháng 2 năm 2011 Retrieved ngày 5 tháng 4 năm 2011
  60. ^ "How many Anglicans are there in the Anglican Church in North America?" (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  61. ^ Episcopal News Service ngày 3 tháng 3 năm 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  62. ^ Sudan: A Country Study Federal Research Division, Library of Congress – Chapter 2, Ethnicity, Regionalism and Ethnicity
  63. ^ Christianity, in A Country Study: Sudan, U.S. Library of Congress.
  64. ^ Why peace is elusive: The government has suspended the peace talks with the rebels after losing the strategic town of Torit. But as Jacob Akol reports, there is more to it tha...
  65. ^ “Welcome To B'nai Brith”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  66. ^ Racism at root of Sudan's Darfur crisis / The Christian Science Monitor – CSMonitor.com
  67. ^ Sudán: race, religion and violence – Google Books
  68. ^ Hamilton, Rebecca "Awaiting Independence Vote, Southern Sudan Has High Hopes" Lưu trữ 2014-04-25 tại Wayback Machine, Washington Post, Nov. 28, 2010, via Pulitzer Center on Crisis Reporting.
  69. ^ a b "The 'Big 4' – How oil revenues are connected to Khartoum" Lưu trữ 2011-04-29 tại Wayback Machine Amnesty International Retrieved ngày 8 tháng 12 năm 2010

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Nam Sudan

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đảng phái chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]