Bước tới nội dung

NGC 4449

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 4449
NGC4449 chụp bởi Kính thiên văn Hubble (HST).
Ghi công: HST/NASA/ESA.
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoLạp Khuyển[1]
Xích kinh12h 28m 11.9s[2]
Xích vĩ+44° 05′ 40″[2]
Dịch chuyển đỏ207 ± 4 km/s[2]
Khoảng cách~12 Mly (~ 3.6 Mpc)[2]
Cấp sao biểu kiến (V)10.0[2]
Đặc tính
KiểuIBm[2]
Kích thước biểu kiến (V)6′.2 × 4′.4[2]
Tên gọi khác
UGC 7592,[2] PGC 40973,[2] Caldwell 21

NGC 4449 là một thiên hà loại Magellan bất thường nằm trong chòm sao Lạp Khuyển. Khoảng cách của thiên hà này với Trái Đất là 12 triệu năm tuổi. nó gần giống thiên hà Râu Nó là một phần của nhóm Messier 94 và nhóm Lạp Khuyển I. Điều này khiến nó có liên quan đến nhóm Địa Phương.[3][4]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên hà này thì có bản chất tương tự như thiên thể vệ tinh của Ngân Hà, Đám Mây Megellan Lớn[5], dù cho nó không sáng cũng không lớn bằng. NGC 4449 có hình dạng thanh chung, cùng giống như đặc tính của đám mây Megellan lớn với những ngôi sao trẻ màu xanh rải rác.

NGC 4449 đã từng trải qua sự hình thành sao với tỉ lệ rất cao[6] và bao gồm một vài cụm sao trẻ với khối lượng rất lớn[7][8]. Có một cụm sao này nằm trong vùng trung tâm thiên hà.[9]

Hình ảnh của thiên hà cho thấy một sự phát sáng màu hồng của khí Hydro nguyên tử, chất khí đánh dấu cho các khu vực hình thành sao khổng lồ.

NGC 4449 được bao phủ bởi một lớp màng khí hydro trung tính có diện tích lên đến 75' (gấp 14 lần bán kính quang học của thiên hà này). Lớp màng bao bọc này cho thấy sự biến dạng và sự bất thường. Điều này thể hiện sự tương tác với các thiên hà lân cận.[10]

Sự tương tác với các thiên hà gần đó được cho là ảnh hưởng đến sự hình thành sao trong NGC 4449 và thực tế mà nói thì hai thiên hà nhỏ được phát hiện là tương tác với thiên hà này.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ R. W. Sinnott biên tập (1988). The Complete New General Catalogue and Index Catalogue of Nebulae and Star Clusters by J. L. E. Dreyer. Sky Publishing Corporation and Cambridge University Press. ISBN 978-0-933346-51-2.
  2. ^ a b c d e f g h i “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 4449. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ Karachentsev, I. D. (2005). “The Local Group and Other Neighboring Galaxy Groups”. The Astronomical Journal (bằng tiếng Anh). 129 (1): 178–188. arXiv:astro-ph/0410065. Bibcode:2005AJ....129..178K. doi:10.1086/426368. ISSN 1538-3881.
  4. ^ “Nearby Groups of Galaxies”. ned.ipac.caltech.edu. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ Karachentsev, Igor D.; Karachentseva, Valentina E.; Huchtmeier, Walter K.; Makarov, Dmitry I. (2003). “A Catalog of Neighboring Galaxies”. The Astronomical Journal. 127 (4): 2031–2068. Bibcode:2004AJ....127.2031K. doi:10.1086/382905.
  6. ^ Annibali, F.; Aloisi, A.; Mack, J.; Tosi, M.; và đồng nghiệp (2008). “Starbursts in the Local Universe: New Hubble Space Telescope Advanced Camera for Surveys Observations of the Irregular Galaxy NGC 4449”. The Astronomical Journal. 135 (5): 1900–1916. arXiv:0708.0852. Bibcode:2008AJ....135.1900A. doi:10.1088/0004-6256/135/5/1900.
  7. ^ Reines, Amy E.; Johnson, Kelsey E.; Goss, W. M. (2008). “Emerging Massive Star Clusters Revealed: High-Resolution Imaging of NGC 4449 from the Radio to the Ultraviolet”. The Astronomical Journal. 135 (6): 2222–2239. arXiv:0804.0005. Bibcode:2008AJ....135.2222R. doi:10.1088/0004-6256/135/6/2222.
  8. ^ Larsen, Søren S.; Brodie, Jean P.; Hunter, Deidre A. (2004). “Dynamical Mass Estimates for Five Young Massive Stellar Clusters”. The Astronomical Journal. 128 (5): 2295–2305. arXiv:astro-ph/0407373. Bibcode:2004AJ....128.2295L. doi:10.1086/424538.
  9. ^ Böker, Torsten; van der Marel, Roeland P.; Mazzuca, Lisa; Rix, Hans-Walter; và đồng nghiệp (2001). “A Young Stellar Cluster in the Nucleus of NGC 4449”. The Astronomical Journal. 121 (3): 1473–1481. arXiv:astro-ph/0010542. Bibcode:2001AJ....121.1473B. doi:10.1086/319415.
  10. ^ Bajaja, E.; Huchtmeier, W. K.; Klein, U. (1994). “The extended HI halo in NGC 4449”. Astronomy and Astrophysics. 285: 385–388. Bibcode:1994A&A...285..385B.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]