Bước tới nội dung

Chủ nghĩa McCarthy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tuyên truyền chống cộng của Hoa Kỳ những năm 1950, đặc biệt đề cập đến ngành công nghiệp giải trí

Chủ nghĩa McCarthy (tiếng Anh: McCarthyism) là thuật ngữ nói về việc cáo buộc một ai đó tội lật đổ hoặc phản quốc mà không cần đến bằng chứng, đặc biệt khi người đó có liên quan đến chủ nghĩa cộng sản.[1] Thuật ngữ này được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Joseph McCarthy (Đảng Cộng hòa - Bang Wisconsin) và có nguồn gốc từ thời kỳ Khiếp sợ Đỏ thứ hai (Second Red Scare) ở Hoa Kỳ, kéo dài từ cuối những năm 1940 đến những năm 1950.[2]

Những yếu tố đặc trưng của chủ nghĩa McCarthy bao gồm đàn áp chính trị, lan truyền nỗi sợ hãi về sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đối với nước Mỹ, và nghi ngờ sự hoạt động gián điệp của Liên Xô trong nước Mỹ. Thuật ngữ "Chủ nghĩa McCarthy" đã được đề cập lần đầu tiên vào cuối tháng 3 năm đó trên tuần báo Christian Science Monitor, và trong một phim hoạt hình chính trị của biên tập viên hoạt hình Herblock trên tờ Washington Post. Vào đầu thế kỷ 21, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến hơn, nhằm mô tả những lời buộc tội vô căn cứ và các cuộc tấn công mị dân vào tính cách hoặc quan điểm yêu nước của những kẻ thù chính trị.

Trong thời kỳ McCarthy, hàng trăm người Mỹ đã bị buộc tội là "cộng sản" hoặc "cảm tình viên cộng sản". Họ trở thành đối tượng của các cuộc điều tra và thẩm vấn đầy tính công kích trước các hội đồng, ủy ban và cơ quan thuộc tư nhân hoặc chính phủ. Nhiều người bị mất việc làm hoặc bị hủy hoại sự nghiệp của họ; một số bị cầm tù. Một số nạn nhân nổi tiếng của Chủ nghĩa McCarthy bao gồm Albert Einstein, Robert Oppenheimer, Charlie Chaplin, David Bohm...

Từ giữa thập niên 1950, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa McCarthy bắt đầu giảm sút, chủ yếu là do mất dần sự ủng hộ của công chúng và sự phản đối của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Thẩm phán Earl Warren.[3][4] "Tòa án Warren" đã đưa ra một loạt các phán quyết giúp chấm dứt chủ nghĩa McCarthy.[5][6][7]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sắc lệnh 9835 ngày 21 tháng 3 năm 1947 của Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, yêu cầu tất cả nhân viên dân sự liên bang phải được kiểm tra về "lòng trung thành". Sắc lệnh nói rằng một người được xác định "không trung thành" khi bị phát hiện đang "tham gia, có liên quan đến, hoặc cảm tình hóa" với bất kỳ tổ chức nào được xác định bởi Tổng Chưởng lý là "toàn trị, phát xít, cộng sản hoặc có ý định lật đổ", hoặc ủng hộ sự từ bỏ quyền lập hiến đối với người khác, hoặc tìm cách "thay đổi thể chế Chính phủ Hoa Kỳ bằng các hành động vi hiến".[8]

Nhiều yếu tố đã góp phần vào chủ nghĩa McCarthy. Một số trong số chúng bắt nguồn từ thời kỳ Khiếp sợ Đỏ đầu tiên (1917-1920). Thời kỳ này đã chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản như một lực lượng chính trị chính thức và sự chia rẽ xã hội lan rộng ở Hoa Kỳ liên quan đến các hoạt động công đoàntư tưởng vô chính phủ. Nhờ vào sự thành công trong việc tổ chức các công đoàn lao động, những hoạt động chống phát xít từ rất sớm, và việc đưa ra giải pháp thay thế cho chủ nghĩa tư bản trong cuộc Đại khủng hoảng, Đảng Cộng sản Hoa Kỳ (CPUSA) đã gia tăng số lượng thành viên trong suốt những năm 1930, có lúc lên tới 75.000 thành viên vào năm 1940-1941.[9] Khi Hoa Kỳ liên minh với Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, vấn đề chống cộng sản được tạm thời tránh nhắc tới. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Chiến tranh Lạnh bắt đầu gần như ngay lập tức, khi Liên Xô thành lập các chính phủ bù nhìn cộng sản ở các khu vực mà họ chiếm đóng trên khắp Trung và Đông Âu.

Mặc dù các vụ gián điệp như Igor GouzenkoElizabeth Bentley đã gây quan ngại về vấn đề gián điệp Liên Xô vào năm 1945, nhưng những sự kiện năm 1949 và 1950 mới thực sự gây chú ý về mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Kỳ. Liên Xô đã thử một quả bom nguyên tử vào năm 1949, sớm hơn nhiều nhà phân tích dự kiến, leo thang mức độ căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh. Cùng năm đó, quân đội cộng sản của Mao Trạch Đông đã giành quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục mặc dù Quốc dân đảng có sự hỗ trợ tài chính hùng hậu của Mỹ. Năm 1950, Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu, khi lực lượng liên minh Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc, và Hàn Quốc chiến đấu chống lại lực lượng cộng sản từ Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

Năm 1950, phương Tây bắt đầu tìm thấy thêm nhiều bằng chứng về mức độ tinh vi ngày càng gia tăng trong các hoạt động gián điệp Liên Xô. Vào tháng 1 năm 1950, Alger Hiss, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã bị kết án về tội khai man. Ở Anh, nhà vật lý lý thuyết Klaus Fuchs đã thừa nhận làm gián điệp cho Liên Xô khi làm việc trong Dự án Manhattan tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos trong Đệ Nhị Thế Chiến. Hai vợ chồng kỹ sư Julius và Ethel Rosenberg bị bắt năm 1950 tại Hoa Kỳ với tội danh đánh cắp bí mật bom nguyên tử cho Liên Xô, và bị tử hình năm 1953.

Các phong trào khác cũng đồng thời thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa McCarthy. Các chính trị gia bảo thủ ở Hoa Kỳ từng gọi những phong trào cải cách tiến bộ, như Luật lao động trẻ emquyền bầu cử của phụ nữ, là "phong trào cộng sản" hay "âm mưu đỏ", cố gắng làm dấy lên nỗi sợ để chống lại những phong trào cải cách đó.[10] Họ đã sử dụng các thuật ngữ tương tự trong những năm 1930, đặc biệt trong cuộc Đại suy thoái khi phản đối các Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Nhiều người bảo thủ đã đánh đồng Chính sách Kinh tế mới với chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa Cộng sản, và nghĩ rằng các chính sách của chính phủ đã bị ảnh hưởng mạnh bởi những người thân cộng sản trong chính quyền Roosevelt.[11]

Chân dung Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy

McCarthy bắt đầu tham gia vào những vấn đề này thông qua bài phát biểu của ông vào Ngày Lincoln, ngày 9 tháng 2 năm 1950, cho Câu lạc bộ Phụ nữ Cộng hòa ở Wheeling, Tây Virginia. Ông ta vung vẩy trên tay một mảnh giấy mà ông tuyên bố có danh sách những người cộng sản đang làm việc trong Bộ Ngoại giao. McCarthy thường được trích dẫn khi nói: "Tôi có trong tay danh sách của 205 người - một danh sách bao gồm những cái tên được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao biết là thành viên của Đảng Cộng sản và vẫn đang làm việc và hoạch định chính sách trong Bộ Ngoại giao."[12] Bài phát biểu này đã thu hút sự quan tâm của báo chí đối với McCarthy và từ đó giúp mở đường cho ông trở thành một trong những chính trị gia được chú ý nhất ở Hoa Kỳ.

Thuật ngữ "Chủ nghĩa McCarthy" (McCarthyism) được sử dụng lần đầu tiên trong tuần báo Cơ quan giám sát khoa học Kitô giáo số ra ngày 28 tháng 3 năm 1950[13] Vào hôm sau, thuật ngữ này xuất hiện trong một phim hoạt hình chính trị của biên tập viên hoạt hình Washington Post Herbert Block (thường được biết đến dưới tên Herblock). Phim hoạt hình này mô tả bốn thành viên lãnh đạo đảng Cộng hòa đang cố gắng đẩy một con voi (biểu tượng truyền thống của Đảng Cộng hòa) đứng trên đỉnh đồi xếp bởi mười thùng nhựa. Đỉnh cao nhất được dán nhãn "Chủ nghĩa McCarthy".

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Rất nhiều ủy ban chống cộng, và "Hội đồng đánh giá lòng trung thành" trong chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương, cũng như nhiều cơ quan tư nhân, đã tiến hành điều tra các công ty lớn-nhỏ đang nghi ngờ có thành viên Cộng sản đang làm việc.

Trong Quốc hội, các cơ quan chính điều tra các hoạt động của Cộng sản bao gồm Ủy ban điều tra hoạt động phi Hoa Kỳ thuộc Hạ viện (HUAC), Tiểu ban An ninh nội bộ Thượng viện và Tiểu ban thường trực Thượng viện về Điều tra. Từ năm 1949 đến 1954, tổng cộng 109 cuộc điều tra đã được thực hiện bởi những người này và các ủy ban khác của Quốc hội.[14]

Lực lượng hành pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Đánh giá Lòng trung thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Sắc lệnh 9835, được ký bởi Tổng thống Truman năm 1947

Trong chính phủ liên bang, Sắc lệnh 9835 của Tổng thống Truman đã khởi xướng một chương trình đánh giá lòng trung thành cho nhân viên liên bang vào năm 1947. Sắc lệnh này kêu gọi sa thải nếu có "căn cứ hợp lý... tin rằng những người này không trung thành với Chính phủ Hoa Kỳ."[15]

Khi Tổng thống Dwight Eisenhower nhậm chức vào năm 1953, ông đã củng cố và mở rộng chương trình đánh giá lòng trung thành của Truman, đồng thời giảm khả năng kháng cáo của các nhân viên đã bị sa thải. Hiram Bingham, Chủ tịch Hội đồng đánh giá lòng trung thành, nói rằng các quy định mới mà ông có nghĩa vụ phải thi hành "không phải là cách làm của người Mỹ".[16] Năm sau, nhà vật lý lý thuyết J. Robert Oppenheimer - giám đốc khoa học của Dự án Manhattan chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên, sau đó làm cố vấn cho Ủy ban Năng lượng nguyên tử - đã bị tước quyền miễn trừ an ninh sau phiên điều trần kéo dài bốn tuần.

Từ năm 1942, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ bắt đầu lập một danh sách các tổ chức mà họ cho là có ý định lật đổ chính phủ. Danh sách này lần đầu tiên được công khai vào năm 1948, khi nó bao gồm 78 tổ chức. Có thời điểm, danh sách lên tới 154 tổ chức, 110 trong số đó được xác định là Cộng sản.

J. Edgar Hoover và FBI

[sửa | sửa mã nguồn]
Giám đốc FBI, J. Edgar Hoover, năm 1961

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) J. Edgar Hoover đã thiết kế "chương trình an ninh - lòng trung thành" (loyalty-security program) cho Tổng thống Truman và các cuộc điều tra lý lịch nhân viên được thực hiện bởi các đặc vụ FBI. Đây là một chuyên án lớn, dẫn đến số lượng đặc vụ làm việc trong FBI được tăng từ 3.559 năm 1946 lên 7.029 người vào năm 1952. Sự lo lắng của Hoover về mối đe dọa cộng sản và các tiêu chuẩn xác định bằng chứng nghi phạm của ông đã dẫn đến hàng ngàn nhân viên chính phủ mất việc làm. Hoover luôn giữ quan điểm về việc giữ bí mật danh tính người tố giác; do vậy, hầu hết các đối tượng bị đánh giá "an ninh-lòng trung thành" không được phép kiểm tra chéo hoặc được biết danh tính của những người buộc tội họ. Trong nhiều trường hợp, họ thậm chí không được thanh minh về những gì họ đã bị buộc tội.[17]

Từ năm 1951 đến 1955, FBI đã thực hiện một chương trình bí mật mang tên "Chương trình trách nhiệm", phân phát các tài liệu ẩn danh với bằng chứng từ các hồ sơ của FBI về việc một số giáo viên, luật sư... có liên quan đến Cộng sản. Nhiều người bị buộc tội đã bị sa thải mà không cần thông qua qui trình tố tụng.[18]

FBI đã tham gia vào một số hành vi bất hợp pháp nhằm tìm thông tin về những người cộng sản, bao gồm các vụ trộm, đột nhập, mở thư và nghe lén bất hợp pháp.[19] Các thành viên của Hiệp hội Luật sư Quốc gia cánh tả (NLG) là một trong số ít luật sư sẵn sàng bào chữa cho khách hàng trong các vụ án liên quan đến cộng sản, và điều này khiến NLG trở thành mục tiêu chú ý của Hoover. Văn phòng của tổ chức này đã bị FBI đột nhập ít nhất 14 lần trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1951.[20]

FBI cũng sử dụng các hoạt động bí mật bất hợp pháp để phá vỡ các nhóm chính trị cộng sản và bất đồng chính kiến khác. Năm 1956, Hoover thất vọng về các phán quyết của Tối cao Pháp viện đã hạn chế khả năng truy tố cộng sản của Bộ Tư pháp. Do vậy, lúc này, ông chính thức hóa một chương trình "chơi bẩn" bí mật dưới tên COINTELPRO (Chương trình Phản gián - Counter Intelligence Program).[19] Các hoạt động của COINTELPRO bao gồm việc dựng lên các tài liệu giả mạo để tạo ra sự nghi ngờ rằng có một người quan trọng trong tổ chức là người tố giác thông tin cho FBI, hoặc truyền bá tin đồn qua thư nặc danh, rò rỉ thông tin cho báo chí, kêu gọi kiểm toán IRS... Chương trình COINTELPRO tiếp tục hoạt động cho đến năm 1971.

Nhà sử học Ellen Schrecker gọi FBI là "thành phần quan trọng nhất của cuộc Thập tự chinh chống Cộng" và viết: "Nếu các chuyên gia, vào những năm 1950, biết được những gì họ được biết vào thập niên 1970, khi Đạo luật Tự do Thông tin bạch hóa hồ sơ của FBI, thì "Chủ nghĩa McCarthy" có lẽ sẽ được gọi là "Chủ nghĩa Hoover".[21]

Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Hạ viện về các hoạt động phi Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Hạ viện về các hoạt động phi Mỹ - thường được gọi là HUAC - là ủy ban chính phủ nổi bật và tích cực nhất tham gia vào các cuộc điều tra chống cộng. HUAC được thành lập vào năm 1938 và được gọi là Ủy ban Dies, được đặt theo tên của Dân biểu Hạ viện Martin Dies, người chủ trì nó cho đến năm 1944. HUAC đã điều tra một loạt các "hoạt động", bao gồm cả những hoạt động của người Mỹ gốc Đức trong Thế chiến II. Một bước tiến quan trọng đối với HUAC là việc điều tra các cáo buộc gián điệp được đưa ra chống lại Alger Hiss vào năm 1948. Cuộc điều tra này cuối cùng đã dẫn đến phiên tòa xét xử và kết án của Hiss về tội khai man, và đã chứng minh được sự hữu ích của các ủy ban quốc hội trong việc khám phá những âm mưu lật đổ của Cộng sản.

HUAC đã đạt được danh tiếng lớn nhất với cuộc điều tra về ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood. Vào tháng 10 năm 1947, Ủy ban bắt đầu yêu cầu các nhà biên kịch, đạo diễn và các chuyên gia ngành công nghiệp điện ảnh khác làm chứng về tư cách thành viên bị nghi ngờ là thành viên Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, liên kết với các thành viên hoặc ủng hộ niềm tin của họ. Tại những lời chứng này, một câu hỏi (thường được biết đến với tên "câu hỏi 64.000 đô la") đã được hỏi: "Bạn có đang hoặc đã từng là thành viên của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ không?"[22] Trong số các nhân chứng ngành công nghiệp điện ảnh đầu tiên được ủy ban triệu tập, có mười người quyết định không hợp tác. Những người này, được biết đến với cái tên "Nhóm 10 người Hollywood" (Hollywood Ten), đã viện dẫn Tu Chánh án số 1 trong Hiến pháp, nói về sự tự do ngôn luận và tự do lập hội, mà họ tin rằng sẽ bảo vệ họ khỏi bị buộc phải trả lời các câu hỏi của ủy ban. Cách làm này đã thất bại, và mười người đã bị kết án tù vì tội không tuân lệnh Quốc hội. Hai trong số họ đã bị kết án sáu tháng, số còn lại là một năm tù.

Ủy ban Thượng viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Thượng viện, ủy ban chính điều tra những người cộng sản là Tiểu ban An ninh nội bộ Thượng viện (SISS), được thành lập năm 1950, nhằm đảm bảo thực thi các luật liên quan đến "gián điệp, phá hoại và bảo vệ an ninh nội bộ của Hoa Kỳ." SISS được lãnh đạo bởi Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Pat McCarran, vốn nổi tiếng nhờ các cuộc điều tra cẩn thận và sâu rộng. Ủy ban này đã dành một năm để điều tra Owen Lattolas và các thành viên khác của Viện Quan hệ Thái Bình Dương. Như đã được thực hiện nhiều lần trước đó, nhóm các học giả và nhà ngoại giao liên quan đến Lattimore (được gọi là Bàn tay Trung Quốc, tức chuyên gia am hiểu về Trung Quốc) đã bị buộc tội "đánh mất Trung Quốc". Ngoài ra, tuy Ủy ban đã tìm thấy một số bằng chứng về thái độ ủng hộ cộng sản, nhưng không có gì ủng hộ cáo buộc của McCarran rằng Lattimore là "một tay sai có ý thức và rõ ràng về âm mưu của Liên Xô". Lattolas bị buộc tội khai man trước SISS năm 1952. Sau khi nhiều cáo buộc đã bị một thẩm phán liên bang bác bỏ và một trong những nhân chứng thú nhận tội khai man, vụ án đã được bãi bỏ vào năm 1955.[23]

McCarthy đứng đầu Tiểu ban Thường trực Thượng viện về Điều tra vào năm 1953 và 1954, và trong thời gian đó, đã thực hiện các cuộc điều tra săn lùng cộng sản của ông. Ban đầu, McCarthy xem xét các cáo buộc về ảnh hưởng của cộng sản trong Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, và sau đó chuyển sang chương trình thư viện ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao. Danh mục thẻ của các thư viện này đã được lùng sục để tìm kiếm các tác phẩm - tác giả McCarthy cho là không phù hợp. McCarthy sau đó công bố danh sách các tác giả được cho là thân Cộng trước tiểu ban và báo chí. Bị áp lực, Bộ Ngoại giao đã ra lệnh cho các thủ thư ở nước ngoài loại bỏ khỏi kệ của họ "tài liệu bởi những người gây tranh cãi, Cộng sản, cảm tình viên Cộng sản, v.v." Một số thư viện đã đốt những cuốn sách bị cấm.[24] Mặc dù không ngăn cản Bộ Ngoại giao thực hiện sắc lệnh này, Tổng thống Eisenhower cũng công khai chỉ trích sáng kiến này, nói với lớp tốt nghiệp của Đại học Dartmouth năm 1953: "Hãy đừng tham gia những người đốt sách! Không nên ngại đi đến thư viện và đọc mọi cuốn sách miễn là tài liệu đó không xúc phạm ý tưởng của chúng ta về sự đàng hoàng nên đó là sự kiểm duyệt duy nhất."[25] Sau đó, Tổng thống Eisenhower đã thỏa hiệp bằng cách chỉ áp dụng lệnh cấm đối với những cuốn sách Cộng sản do người Cộng sản viết, đồng thời cho phép các thư viện giữ sách về chủ nghĩa cộng sản được viết bởi những người chống Cộng.[26]

Ủy ban của McCarthy sau đó bắt đầu một cuộc điều tra về Quân đội Hoa Kỳ. Cuộc điều tra bắt đầu tại phòng thí nghiệm của Quân đoàn Tín hiệu tại Fort Monmouth. McCarthy thu được một số tiêu đề với những câu chuyện về một đường dây gián điệp nguy hiểm giữa các nhà nghiên cứu Quân đội, nhưng cuối cùng không có kết luận nào từ cuộc điều tra này.[27]

Danh sách đen

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 25 tháng 11 năm 1947, một ngày sau khi Hạ viện phê chuẩn những thông tin đáng xấu hổ về Nhóm 10 người Hollywood (Hollywood Ten), Eric Johnston, chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ, đã ra thông cáo báo chí thay mặt cho những người đứng đầu các hãng phim lớn đến được gọi là "Tuyên bố Waldorf". Thông cáo này công bố quyết định sa thải nhóm Hollywood Ten và tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không sử dụng một người Cộng sản hoặc thành viên của bất kỳ đảng hay nhóm nào ủng hộ việc lật đổ chính phủ Hoa Kỳ..." Điều này đánh dấu sự khởi đầu của Danh sách đen Hollywood (Hollywood Blacklist). Mặc dù hàng trăm người bị đuổi việc, nhưng các hãng phim, nhà sản xuất và các nhà tuyển dụng khác đã không công khai thừa nhận về danh sách đen này.

Những đạo luật và sự bắt giữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số Đạo luật Liên bang được ra đời nhằm thúc đẩy việc bảo vệ Hoa Kỳ khỏi mối đe dọa về sự lật đổ của cộng sản. Đạo luật Đăng ký người nước ngoài (Alien Registration Act) hay còn gọi là Đạo luật Smith năm 1940 tuyên án tội hình sự nếu người dân thực hiện một trong những điều sau: "cố tình ủng hộ, hủy bỏ, khuyên bảo, hoặc giảng dạy... những ý định lật đổ Chính phủ Hoa Kỳ hoặc tiểu bang bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc tham gia tổ chức hiệp hội dạy, tư vấn, hoặc khuyến khích việc lật đổ đó, hoặc trở thành thành viên hoặc liên kết với bất kỳ hiệp hội nào như vậy".

Từ năm 1941 đến 1957, hàng trăm người cộng sản và những người liên quan khác đã bị truy tố theo Đạo luật này. Mười một nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ đã bị kết án theo Đạo luật Smith năm 1949 trong phiên tòa Foley Square. Mười người đã bị kết án năm năm tù và một người bị kết án ba năm tù. Năm 1951, 23 nhà lãnh đạo khác của đảng đã bị truy tố, bao gồm Elizabeth Gurley Flynn, thành viên sáng lập của Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ. Nhiều người đã bị kết án dựa trên lời khai mà sau đó đã được thừa nhận là sai.[28] Đến năm 1957, 140 nhà lãnh đạo và thành viên của Đảng Cộng sản đã bị buộc tội theo luật, trong đó 93 người bị kết án.[29]

Ủng hộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Bích chương quảng cáo phát hành vào tháng 5 năm 1955 bởi Ủy ban Gìn giữ Nước Mỹ kêu gọi độc giả "đấu tranh với chính quyền thế giới cộng sản" bằng cách phản đối các chương trình y tế công cộng

Chủ nghĩa McCarthy được ủng hộ bởi rất nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm cả Hội Cựu chiến binh Mỹ (American Legion) và nhiều tổ chức chống cộng khác.

Mặc dù những người cực hữu là nhóm ủng hộ chính của chủ nghĩa McCarthy, ngoài họ ra, còn rất nhiều nhóm khác cũng tham gia ủng hộ. Một "liên minh của những người bất mãn" nhận thấy rằng Chủ nghĩa McCarthy hấp dẫn, hoặc ít nhất là hữu ích về mặt chính trị. Các chủ đề phổ biến là sự phản đối chủ nghĩa quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc; phản đối các điều khoản phúc lợi xã hội, đặc biệt là các chương trình khác nhau được thiết lập bởi Chính sách Kinh tế mới; và chống lại nỗ lực giảm sự bất bình đẳng trong cấu trúc xã hội của Hoa Kỳ.[30]

Một chủ điểm trọng tâm của Chủ nghĩa McCarthy trong đa số công chúng liên quan đến các dịch vụ y tế công cộng, đặc biệt là tiêm chủng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và việc fluoride hóa hệ thống nước cấp - Những điều trên bị một số người lên án là âm mưu của Cộng sản để đầu độc hoặc tẩy não người dân Mỹ. Điều này đã dẫn đến sự đối đầu giữa những người theo chủ nghĩa McCarthy cực đoan và những người ủng hộ các chương trình y tế công cộng, đáng chú ý nhất là trong trường hợp tranh cãi về Dự luật Sức khỏe Tâm thần Alaska năm 1956.[31]

William F. Buckley Jr., người sáng lập tạp chí chính trị hữu khuynh nổi tiếng National Review, đã viết một bài bênh vực McCarthy mang tên McCarthy và Kẻ thù của ông, trong đó Buckley khẳng định rằng "Chủ nghĩa McCarthy... là một phong trào của những người văn minh và có đạo đức đoàn kết lại cùng nhau."[32]

Ngoài ra, như Richard Rovere chỉ ra, nhiều người Mỹ đã bị thuyết phục rằng "không có lửa, sao có khói", và do vậy, ủng hộ chủ nghĩa McCarthy. Cuộc thăm dò khảo sát của công ty Gallup cho thấy, vào thời kỳ đỉnh cao (tháng 1 năm 1954), khoảng 50% công chúng Mỹ ủng hộ McCarthy, trong khi 29% không ủng hộ. Nhưng sau đó, sự ủng hộ dành cho McCarthy đã giảm xuống còn 34% vào tháng 6 năm 1954.[33] Ông hầu như không được ủng hộ bởi các nhà hoạt động công đoàn và người Do Thái.[34]

Nạn nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
Robert Oppenheimer, một trong những "cha đẻ của bom nguyên tử", từng bị công kích trong thời kỳ Chủ nghĩa McCarthy

Rất khó để ước tính số nạn nhân của chủ nghĩa McCarthy. Con số bị cầm tù lên đến hàng trăm người, và khoảng mười hoặc mười hai ngàn người mất việc.[35] Trong nhiều trường hợp, chỉ cần được triệu tập bởi HUAC hoặc một trong các ủy ban khác là đủ lý do để bị sa thải.[36]

Sau vụ bê bối gián điệp "Cambridge Five" đầy tai tiếng (gồm Guy Burgess, Donald Maclean, Kim Philby, Anthony Blunt v.v.), việc nghi ngờ là người đồng tính cũng là một luận điệu phổ biến mà chủ nghĩa McCarthy thường nhắm đến. Việc săn lùng "những kẻ biến thái tình dục", những người được cho là luôn có thiên hướng muốn nổi loạn, lật đổ chế độ, dẫn đến hơn 5.000 nhân viên liên bang bị sa thải, và hàng ngàn người bị quấy rối và từ chối nhận vào làm.[37][38] Nhiều người đã gọi vấn đề này là "nỗi sợ hoa oải hương" (lavender scare).[39][40]

Vào những năm 1950, đồng tính luyến ái chỉ được coi là một dạng rối loạn tâm thần.[41] Tuy nhiên, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh bị chính trị hóa cao, đồng tính luyến ái bị tuyên truyền như một căn bệnh xã hội nguy hiểm, dễ lây lan, gây ra mối đe dọa tiềm tàng cho an ninh quốc gia. Vì gia đình được cho là nền tảng của sức mạnh và sự chính trực của nước Mỹ,[42] đồng tính luyến ái đồng nghĩa với việc cả hai người đều không thể tạo thành một đơn vị gia đình bình thường và có khả năng đầu độc hệ thống xã hội.[43]

Trong ngành công nghiệp điện ảnh, hơn 300 diễn viên, tác giả và đạo diễn đã bị cho thôi việc ở Mỹ thông qua Danh sách đen Hollywood không chính thức. Danh sách đen bao gồm toàn bộ những người làm trong ngành công nghiệp giải trí, trong các viện đại học và trường học tất cả các cấp, trong ngành pháp lý và trong nhiều lĩnh vực khác.

Một chương trình an ninh hải cảng do lực lượng Cảnh sát biển khởi xướng ngay sau khi bắt đầu Chiến tranh Triều Tiên, yêu cầu xem xét lại mọi nhân viên hàng hải đã từng dỡ hàng hóa lên tàu hoặc làm việc trên bất kỳ tàu Mỹ nào, bất kể hàng hóa hay điểm đến. Cũng như các đánh giá bảo mật lòng trung thành khác của Chủ nghĩa McCarthy, danh tính của bất kỳ người tố cáo và thậm chí nguyên do của bất kỳ lời buộc tội nào thường được giữ bí mật với bị cáo. Gần 3.000 thủy thủ và phu chất dỡ hàng hóa mất việc chỉ vì chương trình này.[44]

Một số người nổi tiếng từng bị liệt vào Danh sách đen hoặc chịu một số cuộc bức hại khác trong thời chủ nghĩa McCarthy bao gồm:

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước Mỹ trở nên bị chia rẽ trầm trọng sau khi thực thi các chính sách và hoạt động liên quan đến chủ nghĩa McCarthy.

Chẳng hạn, trong quyền phủ quyết của Đạo luật An ninh nội bộ McCarran năm 1950, Tổng thống Truman đã viết: "Ở một đất nước tự do, chúng ta trừng phạt phạm nhân vì những tội ác mà họ phạm phải, chứ không phải vì những ý kiến mà họ có."[61] Truman cũng không thành công trong việc phủ quyết Đạo luật Taft Mitch Hartley. Năm 1953, sau khi rời nhiệm sở, Truman đã chỉ trích chính quyền Eisenhower hiện tại:[62]

Chúng ta thấy rõ rằng chính quyền hiện tại đã hoàn toàn ủng hộ chủ nghĩa McCarthy vì lợi ích chính trị của họ. Tôi không phải đang nhắc đến tay Thượng nghị sĩ từ Wisconsin [McCarthy]. Anh ta chỉ quan trọng ở chỗ tên của anh ta được sử dụng trong từ điển để nói về chủ nghĩa này. Chủ nghĩa McCarthy là sự bóp méo sự thật, việc bỏ qua các qui trình tố tụng. Đó là việc sử dụng những lời dối trá khủng khiếp và lời buộc tội vô căn cứ đối với bất kỳ công dân nào nhân danh chủ nghĩa Mỹ hoặc vì an ninh [quốc gia]. Đó là sự gia tăng quyền lực của những kẻ mị dân sống giả dối; đó là sự lây lan của nỗi sợ hãi và sự hủy hoại niềm tin trong mọi cấp độ của xã hội.

Vào ngày 1 tháng 6 năm 1950, Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith, thuộc Đảng Cộng hòa tiểu bang Maine, đã có bài phát biểu trước Thượng viện mà bà gọi là "Tuyên ngôn về lương tâm". Với quan điểm công kích Chủ nghĩa McCathy, bà kêu gọi tôn trọng "một số nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mỹ: Quyền phê phán; Quyền được giữ niềm tin khác biệt với số đông; Quyền phản kháng; Quyền suy nghĩ độc lập." Bà công kích quan điểm "không biết gì, nhưng lại nghi ngờ mọi thứ" của chủ nghĩa McCarthy.[63] Sáu thượng nghị sĩ khác của đảng Cộng hòa, Wayne Wayne Morse, Irving M. Ives, Charles W. Tobey, Edward John Thye, George Aiken, và Robert C. Hendrickson đã tham gia cùng bà Smith khi lên án những hoạt động của những người theo chủ nghĩa McCarthy.

Elmer Davis, một trong những phóng viên và nhà bình luận tin tức được kính trọng nhất trong hai thập niên 1940-1950, thường lên tiếng chống lại những quan điểm cực đoan của chủ nghĩa McCarthy. Ông cảnh báo rằng nhiều phong trào chống cộng ở địa phương đã trở thành một "cuộc tấn công chung, không chỉ đối với các trường học, cao đẳng, thư viện, đối với giáo viên và sách vở, mà còn đối với tất cả những người biết tư duy và viết... nói ngắn gọn, tấn công sự tự do trí thức".[64]

Chân dung phóng viên đài phát thanh- truyền hình Edward R. Murrow

Một trong những đối thủ có uy tín nhất đối đầu chủ nghĩa McCarthy là nhà phát thanh và nhà phân tích nổi tiếng của đài CBS, Edward R. Murrow. Vào ngày 20 tháng 10 năm 1953, chương trình See It Now của Murrow đã phát sóng một tập phim về việc sa thải Milo Radulovich, một cựu trung úy Không quân dự bị, người bị buộc tội liên kết với Cộng sản. Chương trình đã chỉ trích mạnh mẽ cách điều tra và truy tố của Không quân, trong đó có việc đưa ra bằng chứng trong một phong bì dán kín mà chính Radulovich và luật sư của ông không được phép mở.

Vào ngày 9 tháng 3 năm 1954, chương trình See It Now đã phát sóng một tập khác nói về chủ nghĩa McCarthy. Ở tập phát sóng này, chương trình tấn công trực diện chính Joseph McCarthy. Với tiêu đề "Báo cáo về Thượng nghị sĩ Joseph R. McCarthy", tập phát sóng này đã sử dụng các đoạn diễn văn của McCarthy để miêu tả ông là người dối trá, ngang ngược, và hung bạo với các nhân chứng và người Mỹ nổi tiếng. Chương trình phát sóng này được xem là một sự kiện quan trọng trong việc kết thúc thời kỳ chủ nghĩa McCarthy.[65]

Thoái trào

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào giữa và cuối những năm 1950, quan điểm và những hoạt động của chủ nghĩa McCarthy dần suy yếu. Sự sút giảm ủng hộ từ công chúng góp phần lớn vào sự suy tàn của chủ nghĩa McCarthy.

Phần lớn hoạt động của chủ nghĩa McCarthy bị trấn áp bởi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ dưới thời Thẩm phán Earl Warren.[3][4] Hai người được chính quyền Eisenhower bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao gồm Thẩm phán Earl Warren và William J. Brennan, Jr. đã tỏ ra tự do cấp tiến hơn chính Eisenhower từng dự đoán.[66]

"Tòa án Warren" (mang tên Thẩm phán Warren) đã đưa ra một loạt các phán quyết giúp chấm dứt chủ nghĩa McCarthy.[5][6][7]

Năm 1956, Tòa án Warren đã xét xử vụ án Slochower và Bộ Giáo dục. Harry Slochower là giáo sư tại Đại học Brooklyn. Ông bị thành phố New York sa thải vì đã viện dẫn Tu Chính án số 5 khi Ủy ban của McCarthy tra hỏi ông về tư cách thành viên trước đây của ông trong Đảng Cộng sản. Tòa án đã cấm các hành động sa thải như vậy, phán quyết rằng "...Chúng ta phải lên án suy diễn theo hướng xấu xa đối với việc thực thi quyền lập hiến của một người theo Tu Chính án số 5..."

Một quyết định quan trọng khác là trong vụ án năm 1957 Yates và Chính phủ Hoa Kỳ, khi bản án của mười bốn người Cộng sản đã được hủy bỏ.

Cũng trong năm 1957, Tòa án Tối cao phán quyết về vụ án Watkins và Chính phủ Hoa Kỳ, làm suy giảm quyền lực của HUAC trong việc trừng phạt các nhân chứng bất hợp tác với lý do họ không tuân lệnh Quốc hội. Thẩm phán Tối cao Warren đã viết trong phán quyết tòa: "Việc triệu tập một nhân chứng và buộc anh ta phải làm chứng, chống lại ý chí của anh ta, về niềm tin, sự biểu đạt, hoặc sự tham gia hội nhóm của anh ta, là một biện pháp can thiệp của chính phủ. Và khi những phát hiện thông qua điều tra liên quan đến những vấn đề không chính thống, không phổ biến hoặc thậm chí là gây thù ghét với công chúng, hậu quả trong cuộc sống của nhân chứng có thể trở thành thảm họa."[67][68]

Chủ nghĩa McCarthy trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn tiểu thuyết The Troubled Air của Irwin Shaw năm 1951 kể về đạo diễn của một chương trình radio (hư cấu), phát sóng trực tiếp vào thời điểm đó, người được đưa ra thời hạn để điều tra dàn diễn viên của mình vì liên kết với chủ nghĩa cộng sản. Cuốn tiểu thuyết kể lại những tác động hủy hoại lên cuộc sống những người liên quan.[69]

Trong vở kịch của Arthur Miller năm 1952 mang tên The Crucible, các "phiên tòa phù thủy Salem" được xem như một ẩn dụ cho chủ nghĩa McCarthy, cho rằng những qui trình trình truy tố kiểu McCarthy có thể xảy ra bất cứ lúc nào hoặc bất cứ nơi nào. Chủ đề của vở kịch tập trung vào việc một khi bị buộc tội, một người có rất ít cơ hội miễn tội, khi đứng trước những luận điệu phi lý của cả tòa án và công chúng. Miller sau đó đã viết: "Càng tìm hiểu về sự hoảng loạn do những phiên tòa phù thủy Salem gây ra, tôi càng thấy hiện ra những hình ảnh tương tự phổ biến vào thập niên 1950."[70]

Bộ phim Good Night, and Good Luck do George Clooney đạo diễn năm 2005 với nam diễn viên David Strathairn trong vai phóng viên truyền hình Edward R. Murrow. Trong phim có các cảnh quay tư liệu về ông McCarthy.[71]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Cold War Home Front: McCarthyism”. AuthenticHistory.com. AuthenticHistory.com. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ Storrs, Landon R. Y. (ngày 2 tháng 7 năm 2015). “McCarthyism and the Second Red Scare”. American History (bằng tiếng Anh). doi:10.1093/acrefore/9780199329175.001.0001/acrefore-9780199329175-e-6.
  3. ^ a b Lichtman, Robert M. “UI Press | Robert M. Lichtman | The Supreme Court and McCarthy-Era Repression: One Hundred Decisions”. www.press.uillinois.edu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ a b “Revisiting McCarthyism in the Patriot Act Era”. NPR.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2019.
  5. ^ a b Horwitz, Morton J. (ngày 30 tháng 4 năm 1999). The Warren Court and the Pursuit of Justice (bằng tiếng Anh). Macmillan. ISBN 9780809016259.
  6. ^ a b “Yates v. United States”. Oyez (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ a b “Watkins v. United States”. Oyez (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ Robert J, Goldstein (2006). “Prelude to McCarthyism: The Making of a Blacklist”. Prologue Magazine. Washington, DC: National Archives and Records Administration.
  9. ^ Weir 2007, tr. 148-149
  10. ^ Fried 1990, tr. 41
  11. ^ Brinkley (1995), p. 141;Fried 1990, tr. 6,15,78-80
  12. ^ Griffith (1970), p. 49.
  13. ^ “McCarthyism, n.”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.); trích dẫn từ Christian Science Monitor, ngày 28 tháng 3 năm 1950, p. 20.
  14. ^ Fried 1990, tr. 150
  15. ^ McCoy, Donald R. (1991). Fausold, Martin; Shank, Alan (biên tập). The Constitution of the Truman Presidency and the Post–World War II Era. The Constitution and the American Presidency. SUNY Press. tr. 116. ISBN 978-0-7914-0468-3.
  16. ^ Fried 1990, tr. 133
  17. ^ Schrecker 1998, tr. 211,266
  18. ^ Schrecker 1998, tr. 212
  19. ^ a b Cox and Theoharis (1988), p. 312.
  20. ^ Schrecker 1998, tr. 225
  21. ^ Schrecker 1998, tr. 239,203
  22. ^ Case, Sue-Ellen; Reinelt, Janelle G. (editors) (1991). The Performance of Power: Theatrical Discourse and Politics. University of Iowa Press. tr. 153. ISBN 9781587290343.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ Fried 1990, tr. 145-150
  24. ^ Griffith (1970), p. 216.
  25. ^ “The Horrible, Oppressive History of Book Burning in America”. The New Republic. ngày 26 tháng 6 năm 1953. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
  26. ^ Abdul-Jabbar, Kareem; Obstfeld, Raymond. Writings on the Wall: Searching for a New Equality Beyond Black and White.
  27. ^ Stone 2004, tr. 384
  28. ^ Fried 1997, tr. 201-202
  29. ^ Levin, Daniel, "Smith Act", in Paul Finkelman (ed.) (2006). Encyclopedia of American Civil Liberties. CRC Press. tr. 1488. ISBN 0-415-94342-6.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  30. ^ Rovere 1959, tr. 20-21
  31. ^ Marmor, Judd, Viola W. Bernard, and Perry Ottenberg, "Psychodynamics of Group Opposition to Mental Health Programs", in Judd Marmor (1994). Psychiatry in Transition (ấn bản thứ 2). Transaction. tr. 355–73. ISBN 1-56000-736-2.
  32. ^ Buckley 1954, tr. 335
  33. ^ Robert Griffith (1987). The Politics of Fear: Joseph R. McCarthy and the Senate. Univ of Massachusetts Press. tr. 263. ISBN 0870235559.
  34. ^ Arthur Herman (2000). Joseph McCarthy: Reexamining the Life and Legacy of America's Most Hated Senator. Simon and Schuster. tr. 160–61. ISBN 9780684836256.
  35. ^ Schrecker 1998, tr. xiii
  36. ^ Schrecker 2002, tr. 63-64
  37. ^ Sears, Brad; Hunter, Nan D.; Mallory, Christy (tháng 9 năm 2009). Documenting Discrimination on the Basis of Sexual Orientation and Gender Identity in State Employment (PDF). Los Angeles: The Williams Institute on Sexual Orientation and Gender Identity Law and Public Policy at UCLA School of Law. tr. 5–3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  38. ^ D'Emilio 1998, tr. 41–49
  39. ^ David K. Johnson, The Lavender Scare: The Cold War Persecution of Gays and Lesbians in the Federal Government. (Chicago: University of Chicago Press, 2009.), pg 10
  40. ^ “An interview with David K. Johnson author of The Lavender Scare: The Cold War Persecution of Gays and Lesbians in the Federal Government”. press.uchicago.edu. The University of Chicago. 2004.
  41. ^ Gary Kinsman and Patrizia Gentile. The Canadian War on Queers: National Security as Sexual Regulation. Vancouver: UBC Press, 2010, p. 65.
  42. ^ Elizabeth Lapovsky Kennedy and Madeline Davis. Boots of Leather, Slippers of Gold. New York: Routledge, 1993, p. 75.
  43. ^ Kinsman and Gentile, p. 8.
  44. ^ Schrecker 1998, tr. 267
  45. ^ Polenberg, Richard (2002). In the Matter of J. Robert Oppenheimer: The Security Clearance Hearing. Ithaca, New York: Cornell University. tr. 110–111. ISBN 978-0-8014-3783-0. OCLC 47767155.
  46. ^ Polenberg, Richard (2005). “The Fortunate Fox”. Trong Carson, Cathryn; Hollinger, David A. (biên tập). Reappraising Oppenheimer: Centennial Studies and Reflections. Berkeley, California: Office for History of Science and Technology, Univ. of California. tr. 267–272. ISBN 978-0-9672617-3-7. OCLC 64385611.
  47. ^ Bị mất việc ở Đại học Princeton, sau đó bị ép phải rời khỏi Hoa Kỳ: Jessica Wang (1999). American Science in an Age of Anxiety: scientists, anticommunism, & the cold war. The University of North Carolina Press. tr. 277–78. ISBN 978-0-8078-2447-4.
  48. ^ Bị quấy rối bởi những nhóm người chống Cộng, bị từ chối tái nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau khi đi nước ngoài trở về: Lev, Peter (1999). Transforming the Screen, 1950–1959. University of California Press. tr. 159. ISBN 0-520-24966-6.
  49. ^ Jerome, Fred (2002). The Einstein File: J. Edgar Hoover's Secret War Against the World's Most Famous Scientist. St. Martin's Press. tr. 108. ISBN 0-312-28856-5.
  50. ^ Việc xuất bản bị đình chỉ sau khi bị FBI liên lạc điều tra: Horvath, Brooke (2005). Understanding Nelson Algren. University of South Carolina Press. tr. 84. ISBN 1-57003-574-1.
  51. ^ Bị điều tra bởi FBI và sau đó bị triệu tập bởi Ủy ban Hạ viện Điều tra hoạt động phi Hoa Kỳ (HUAC) vì từng báo cáo là người ủng hộ Cộng sản vào năm 1936:“Lucille Ball”. FBI Records: The Vault. Federal Bureau of Investigation. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2015.
  52. ^ Ông từng nói: "Tôi không đủ tầm quan trọng để bị đưa vào "danh sách đen", cho nên tôi bị người ta đưa vào "danh sách xám"." (I wasn't important enough to be blacklisted, so I was put on a gray list): “Composer Elmer Bernstein Dead at 82”. Today.com. Associated Press. ngày 19 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.
  53. ^ Schrecker, Ellen (2002). The Age of McCarthyism: A Brief History with Documents. New York, Palgrave. tr. 244. ISBN 0-312-29425-5.
  54. ^ "Obituary", The New York Times, ngày 25 tháng 11 năm 1990. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014.
  55. ^ Buhle, Paul; David Wagner (2003b). Blacklisted: The Film Lover's Guide to the Hollywood Blacklist. Palgrave Macmillan. ISBN 1-4039-6145-X.
  56. ^ Nằm trong danh sách đen tên Red Channels bao gồm nhiều nghệ sĩ: Schrecker 2002, tr. 244
  57. ^ Bị đưa vào danh sách đen. Tự sát năm 1959: Bosworth, Patricia (1998). Anything Your Little Heart Desires: An American Family Story. Touchstone. ISBN 0-684-83848-6.
  58. ^ Bị truy tố theo Đạo luật Đăng ký Đặc vụ Nước ngoài (Foreign Agents Registration Act): Du Bois, W.E.B. (1968). The Autobiography of W. E. B. Du Bois. International Publishers. ISBN 0-7178-0234-5.
  59. ^ Craig, R. Bruce (2004). Treasonable Doubt. University Press of Kansas. tr. 496. ISBN 978-0-7006-1311-3.
  60. ^ Nằm trong "danh sách đen": Buhle and Wagner (2003), p. 31.
  61. ^ Truman, Harry S. (tháng 9 năm 1950). “Veto of the Internal Security Bill”. Truman Presidential Museum and Library. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2006.
  62. ^ Doherty 2005, tr. 14–15
  63. ^ Smith, Margaret Chase (ngày 1 tháng 6 năm 1950). “Declaration of Conscience”. Margaret Chase Smith Library. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2006.
  64. ^ Fried 1990, tr. 29
  65. ^ Streitmatter 1998, tr. 154
  66. ^ Sabin 1999, tr. 5
  67. ^ Fried 1997, tr. 207
  68. ^ full text (http://caselaw.findlaw.com)
  69. ^ “The Troubled Air”. Open Road Media.
  70. ^ Miller, Arthur (ngày 21 tháng 10 năm 1996). “Why I Wrote The Crucible”. The New Yorker.
  71. ^ 'Good Night and Good Luck': Murrow vs. McCarthy”. NPR.org.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Haynes, John Earl. "The Cold War debate continues: A traditionalist view of historical writing on domestic Communism and anti-Communism." Journal of Cold War Studies 2.1 (2000): 76-115.
  • Hixson Jr, William B. Search for the American right wing: An analysis of the social science record, 1955–1987 (Princeton University Press, 2015).
  • Reeves, Thomas C. "McCarthyism: Interpretations since Hofstadter." Wisconsin Magazine of History (1976): 42–54. online
  • Selverstone, Marc J. "A Literature So Immense: The Historiography of Anticommunism." Organization of American Historians Magazine of History 24.4 (2010): 7–11.

</nowiki>