Bước tới nội dung

Họ Kền kền Tân thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cathartiformes)
Họ Kền kền Tân thế giới
Kền kền đen (Coragyps atratus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Phân thứ lớp (infraclass)Neognathae
Liên bộ (superordo)Neoaves
Nhánh Coronaves
Bộ (ordo)Accipitriformes
hay Cathartiformes
Họ (familia)Cathartidae
Lafresnaye, 1839
Phạm vi phân bố của họ Cathartidae Vàng - Phân bố của kền kền châu Mỹ đầu đỏ trong mùa hè Lục - Ít nhất 1 loài có mặt quanh năm
Phạm vi phân bố của họ Cathartidae

Vàng - Phân bố của kền kền châu Mỹ đầu đỏ trong mùa hè

Lục - Ít nhất 1 loài có mặt quanh năm
Các chi

Họ Kền kền Tân thế giới (danh pháp khoa học: Cathartidae) là một họ chim chứa 7 loài, phân bố trong 5 chi, ngoại trừ 1 chi với 3 loài thì tất cả các chi còn lại đều là đơn loài. Họ này bao gồm 5 loài kền kền và 2 loài thần ưng, tất cả đều sinh sống trong khu vực nhiệt đới và ôn đới ở châu Mỹ.

Các loài kền kền Tân thế giới không có quan hệ họ hàng gần với các loài kền kền Cựu thế giới dù rất giống nhau ở bề ngoài; các điểm tương đồng giữa chúng là do tiến hóa hội tụ. Tuy gọi là kền kền "Tân thế giới", nhưng các loài trong họ này đã từng phổ biến rộng ở cả Cựu thế giới và Bắc Mỹ trong thời kỳ thuộc kỷ Neogen (23-2,6 Ma).

Kền kền Tân thế giới là chim ăn xác chết, chủ yếu ăn xác các loại động vật chết. Kền kền Tân thế giới có khứu giác tốt, nhưng kền kền Cựu thế giới thì khác, chúng tìm kiếm các xác chết chỉ nhờ có thị giác tốt. Một đặc trưng cụ thể của nhiều loài kền kền là chúng có đầu hói, trụi lông.

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài chim này nói chung là lớn, có chiều dài từ nhỡ như ở kền kền đầu vàng nhỏ (56–61 cm, 22–24 inch) cho tới lớn như ở thần ưng Californiathần ưng Andes, với chiều dài tới 120 cm (48 inch) và cân nặng từ 12 kg (26 lb) trở lên. Bộ lông chủ yếu màu đen hay nâu, đôi khi có vệt trắng. Tất cả các loài đều có đầu và cổ không lông[1]. Ở một số loài, lớp da này tươi màu, còn ở kền kền vua thì nó phát triển thành yếm thịt và bướu với màu sặc sỡ.

Tất cả các loài có cánh dài và rộng, đuôi cứng, thích hợp cho việc bay liệng[2]. Chúng là sự thích nghi tốt nhất cho việc bay liệng trong số các loài chim sống trên cạn[3]. Chân có móng vuốt nhưng yếu và không thích hợp cho việc quắp con mồi[4]. Các ngón trước dài với màng chân nhỏ tại gốc[5]. Kền kền Tân thế giới nào không có minh quản[6], cơ quan thanh âm của chim, vì thế âm thanh phát ra của chúng chỉ hạn chế ở những tiếng lầu bầu và xì xì hiếm khi xảy ra[7].

Mỏ của chúng hơi cong và tương đối yếu khi so sánh với mỏ của các loài chim săn mồi khác[4]. Nó yếu là do nó chỉ thích nghi với việc xé lớp thịt yếu của xác chết đã phân hủy một phần, chứ không phải thịt tươi[3]. Các lỗ mũi hình ôvan và nằm trong lớp da gốc mỏ mềm[8]. Khoang mũi không bị chia ra bởi vách mũi (chúng là "đục lỗ"), vì thế có thể nhìn thông qua hai lỗ mũi[9] như ở kền kền đầu đỏ châu Mỹ. Các mắt lồi lên, và không giống như mắt của đại bàng, ưng và cắt, chúng không bị che phủ bởi một xương lông mày[8]. Các loài thuộc chi CoragypsCathartes có một hàng lông mi không hoàn thiện ở mi mắt trên và 2 hàng ở mi mắt dưới, trong khi Gymnogyps, VulturSarcoramphus hoàn toàn không có lông mi mắt[10].

Kền kền Tân thế giới có tập tính bất thường là bài tiết nước tiểu vào phần có vảy trên hai chân để làm mát chúng bằng cách bốc hơi. Tập tính này cũng có ở các loài cò, và đây là một luận cứ cho mối quan hệ gần giữa hai nhóm chim này[11].

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Kền kền Tân thế giới chỉ phân bố hạn hẹp tại Tây bán cầu. Có thể thấy chúng từ miền nam Canada tới Nam Mỹ[12]. Phần lớn các loài là chim sống cố định, nhưng các quần thể kền kền đầu đỏ châu Mỹ thì sinh sản ở Canada và miền bắc Hoa Kỳ lại di trú về phương nam trong thời gian diễn ra mùa đông tại phương bắc[13]. Kền kền Tân thế giới sinh sống trong nhiều kiểu môi trường sống và hệ sinh thái, từ các hoang mạc tới rừng mưa nhiệt đới và ở độ cao từ sát mực nước biển cho tới độ cao của các rặng núi[12], sử dụng khứu giác đã thích nghi tốt để định vị xác chết. Các loài chim này đôi khi cũng thấy có mặt ven các khu dân cư, có lẽ là để ăn các loại động vật bị xe cộ cán chết dọc đường.

Tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiếm ăn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các loài kền kền Tân thế giới và thần ưng là động vật ăn xác thối. Tuy vậy, dù khẩu phần ăn của chúng chủ yếu là xác chết, nhưng một số loài, như kền kền đen, lại được ghi nhận là từng giết các con mồi sống. Các loại thức ăn bổ sung khác có quả, trứng và lòng ruột thú. Một đặc trưng đáng chú ý của các loài trong chi Cathartes là khứu giác cực kỳ phát triển, được chúng sử dụng để định vị xác thối. Chúng định vị xác thối bằng việc phát hiện mùi của ethyl mercaptan, một chất khí do xác chết đang phân hủy tỏa ra. Thùy khứu giác trong não của các loài này (nơi chịu trách nhiệm xử lý tín hiệu mùi) là lớn hơn khi so sánh với các động vật khác[14]. Các loài khác, như kền kền đenkền kền vua, lại có khứu giác kém hơn và chỉ tìm kiếm thức ăn bằng thị giác, đôi khi bằng cách bay theo kền kền của chi Cathartes và các loài ăn xác thối khác[6]. Đầu và cổ của kền kền Tân thế giới không lông như một biện pháp để giữ vệ sinh; ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn từ xác thối mà chúng ăn, không cho vi khuẩn phá hủy bộ lông của chúng cũng như làm lộ lớp da ra để được tiệt trùng dưới ánh nắng mặt trời[15].

Sinh sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài kền kền Tân thế giới và thần ưng không làm tổ. Thay vì thế, chúng đẻ trứng trên các bề mặt trần trụi. Mỗi lần đẻ từ 1 tới 3 trứng, tùy từng loài[1]. Chim non mới sinh không có lông, sau đó mới mọc lông tơ. Chim bố mẹ nuôi con bằng cách ựa thức ăn ra để mớm mồi[8]. Chim non thuộc loại yếu ớt không tự kiếm được mồi và ra ràng sau khi nở khoảng 2-3 tháng[7].

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Kền kền Tân thế giới được chia ra thành 5 chi. Đó là Coragyps (Kền kền đen), Cathartes, Gymnogyps, Sarcoramphus (Kền kền vua), và Vultur (Thần ưng Andes). Trong số này, chỉ có chi Cathartes là không đơn loài[16]. Tên gọi khoa học của họ này, Cathartidae, có nguồn gốc từ cathartes, một từ trong tiếng Hy Lạp để chỉ "người làm sạch, người dọn dẹp"[17]. Mặc dù kền kền Tân thế giới có nhiều điểm giống như kền kền Cựu thế giới, nhưng có quan hệ họ hàng không gần mà thay vì thế, các điểm giống nhau là do tiến hóa hội tụ[18].

Theo truyền thống, các loài kền kền Tân thế giới được đặt trong họ của chính chúng trong bộ Falconiformes[11]. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 20 một số nhà điểu học cho rằng chúng có quan hệ họ hàng gần hơn cả với các loài trên cơ sở các dữ liệu tổ hình đồ nhiễm sắc thể[19], hình thái[20] và tập tính[21]. Vì thế một số tác giả đã đặt họ này trong bộ Ciconiiformes cùng các loài cò và diệc; Sibley và Monroe (1990) thậm chí còn coi chúng như một phân họ của họ Hạc (Ciconiidae)[22]. Điều này đã bị phê phán như là sự đơn giản hóa thái quá[23][24] và nghiên cứu trình tự DNA đầu tiên[25] đã dựa trên các dữ liệu có sai sót và sau đó đã phải rút lại[26][27][28]. Kết quả là sau đó người ta có xu hướng nâng cấp kền kền Tân thế giới lên cấp bộ với tên gọi Cathartiformes, một bộ độc lập không có quan hệ gần với cả chim săn mồi hay cò và diệc[29]. Năm 2007, danh lục của Ủy ban Bắc Mỹ thuộc Hiệp hội các nhà điểu học châu Mỹ đã chuyển Cathartidae ngược trở lại bộ Falconiformes, nhưng với nghi vấn chỉ ra rằng nó là đơn vị phân loại "có lẽ đặt sai chỗ trong việc liệt kê danh sách phát sinh chủng loài hiện tại nhưng các dữ liệu chỉ ra vị trí đúng của nó hiện chưa có sẵn"[30]. Bản thảo danh lục của Ủy ban Nam Mỹ thuộc AOU đặt Cathartidae trong bộ của chính nó là Cathartiformes[31]. Tuy nhiên, nghiên cứu DNA gần đây về các mối quan hệ tiến hóa giữa các nhóm chim lại đề xuất rằng chúng có quan hệ gần với nhóm chim săn mồi ban ngày (không phải dạng cắt) và nên là một phần của bộ mới là Accipitriformes[32], một vị trí được danh lục Bắc Mỹ của AOU[33] và IOC[34] công nhận năm 2010.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyệt chủng và hóa thạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ tuyệt chủng Teratornithidae là bản sao giống hệt (nhưng chủ yếu ở Bắc Mỹ) cho các loài kền kền Tân thế giới — mặc dù trong thời kỳ tiền sử thì họ Cathartidae cũng có mặt ở châu Âu và thậm chí có lẽ đã tiến hóa từ đó. Aiornis incredibilis đôi khi còn được gọi là "thần ưng lớn" do có lẽ nó trông giống như thần ưng ngày nay. Tuy nhiên, hai họ này không có quan hệ họ hàng gần mà có lẽ chỉ là một ví dụ khác của tiến hóa hội tụ, mặc dù sự giống nhau bề ngoài ít được nhấn mạnh trong thời gian gần đây do thông tin mới cho rằng các loài trong họ Teratornithidae là chim săn mồi nhiều hơn so với kền kền Tân thế giới[37].

Hồ sơ hóa thạch của họ Cathartidae là khá nhiều, nhưng lại rất lộn xộn. Nhiều đơn vị phân loại có thể là kền kền Tân thế giới hoặc không phải như vậy, nhưng đã được coi là các đại diện sớm của họ này[38]. Không có hồ sơ hóa thạch rõ rệt tại châu Âu từ kỷ Neogen.

Nhưng có lẽ họ Cathartidae đã có sự đa dạng cao hơn trong khoảng thời gian Plio-/Pleistocen, cạnh tranh được với sự đa dạng như hiện tại của kền kền Cựu thế giới và các họ hàng của chúng về hình dáng, kích thước và hốc sinh thái. Các chi tuyệt chủng đã biết là:

  • Diatropornis (kền kền châu Âu): Eocen muộn/Oligocen sớm -? Oligocen giữa, ở Pháp[39].
  • Phasmagyps: Oligocen sớm, ở trung tây Bắc Mỹ[39].
  • Cathartidae gen. et sp. indet.: Oligocen muộn, ở Mông Cổ[39].
  • Brasilogyps: Oligocen muộn - Miocen sớm, ở Brasil[39].
  • Hadrogyps (kền kền lùn châu Mỹ): Miocen giữa, ở tây nam Bắc Mỹ[39].
  • Cathartidae gen. et sp. indet.: Miocen muộn/Pliocen sớm ở mỏ Lee Creek, Hoa Kỳ[40].
  • Pliogyps (kền kền thế Miocen): Miocen muộn - Pliocen muộn, ở miền nam Bắc Mỹ[39].
  • Perugyps (kền kền Peru): Pisco, Miocen muộn/Pliocen sớm ở trung nam Peru[40].
  • Dryornis (kền kền Argetina): Pliocen sớm - muộn?, ở Argentina; có thể thuộc về chi hiện đại Vultur[39].
  • Cathartidae gen. et sp. indet.: Pliocen giữa ở Argentina[40].
  • Aizenogyps (kền kền Nam Mỹ): Pliocen muộn, ở đông nam Bắc Mỹ[39].
  • Breagyps (kền kền chân dài): Pleistocen muộn, ở tây nam Bắc Mỹ[39].
  • Geronogyps: Pleistocen muộn ở Argentina và Peru[39].
  • Wingegyps (kền kền Amazon): Pleistocen muộn, ở Brasil[41].
  • Cathartidae gen. et sp. indet.: Ở Cuba[42].

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Wink (1995)[43].

Cathartidae 

Coragyps

Gymnogyps

Sarcorhamphus

Vultur

Cathartes

Tình trạng bảo tồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Thần ưng California là loài có tình trạng bảo tồn ở mức cực kỳ nguy cấp. Trước đây loài này sinh sống trong khu vực từ Baja California tới British Columbia, nhưng từ năm 1937 chỉ hạn hẹp tại California[35]. Năm 1982 chỉ còn 22 cá thể trong tự nhiên. Năm 1987, tất cả các cá thể còn sống đã được dồn từ tự nhiên vào chương trình sinh sản nuôi nhốt để đảm bảo cho sự sinh tồn của loài[35]. Năm 2005, còn 127 con thần ưng California trong tự nhiên. Tới ngày 31-1-2011 có 369 cá thể còn sống, trong đó 190 cá thể còn trong tự nhiên[44]. Thần ưng Andes là ở cấp sắp bị đe dọa[36]. Kền kền đen, kền kền đầu đỏ châu Mỹ, kền kền đầu vàng nhỏ và kền kền đầu vàng lớn được liệt kê là loài ít quan tâm trong Sách đỏ IUCN. Điều này có nghĩa là các quần thể này dường như là ổn định, và chúng chưa tới ngưỡng đưa vào như là các loài bị đe dọa, là những loài có sự suy giảm trên 30% trong 10 năm hay trong 3 thế hệ[45].

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Kền kền đen và kền kền vua xuất hiện trong nhiều loại chữ viết tượng hình của người Maya trong các sách chép tay Maya. Kền kền vua là một trong số các loài chim phổ biến nhất có mặt trong các sách chép tay Maya[46]. Tự hình của nó dễ dàng phân biệt được nhờ cái bướu trên mỏ chim và các vòng tròn đồng tâm tượng trưng cho mắt chim[46]. Nó đôi khi được miêu tả như là một vị thần với cơ thể người và đầu chim[46]. Theo thần thoại Maya, vị thần này thường truyền tải thông điệp giữa người với các vị thần khác. Nó cũng được dùng để tượng trưng cho Cozcaquauhtli, ngày thứ 13 trong tháng của lịch Maya[46]. Trong các sách chép tay Maya, kền kền đen thường được gắn liền với sự chết chóc hay được thể hiện như một con chim săn mồi, và tự hình của nó thường được vẽ ra như là đang tấn công con người. Loài này không có các mối quan hệ tôn giáo như của kền kền vua. Trong khi một số tự hình thể hiện rõ ràng lỗ mũi hở và mỏ cong của kền kền đen, thì một số lại được coi là tượng trưng cho loài này vì chúng trông giống như kền kền và có màu đen, nhưng thiếu cái bướu của kền kền vua[46].

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Zim Herbert Spencer; Robbins Chandler S.; Bruun Bertel (2001) Birds of North America: A Guide to Field Identification. Golden Publishing. ISBN 1582380902
  2. ^ Reed Chester Albert (1914): The bird book: illustrating in natural colors more than seven hundred North American birds, also several hundred photographs of their nests and eggs. Đại học Wisconsin. tr. 198
  3. ^ a b Ryser Fred A., A. Ryser Fred Jr. 1985: Birds of the Great Basin: A Natural History[liên kết hỏng]. Nhà in Đại học Nevada. ISBN 087417080X, tr. 211
  4. ^ a b Krabbe Niels, Fjeldså Jon. 1990: Birds of the High Andes. Nhà in Apollo. ISBN 8788757161, tr. 88
  5. ^ Feduccia J. Alan. (1999) The Origin and Evolution of Birds. Nhà in Đại học Yale. ISBN 0226056414, tr. 300
  6. ^ a b Kemp Alan, Ian Newton (2003): New World Vultures. Trong Christopher Perrins (chủ biên), The Firefly Encyclopedia of Birds. Firefly Books. ISBN 1-55297-777-3. Tr. 146
  7. ^ a b Howell Steve N.G., Sophie Webb (1995). A Guide to the Birds of Mexico and Northern Central America. New York: Nhà in Đại học Oxford. ISBN 0-19-854012-4, tr. 174
  8. ^ a b c Terres J. K. và National Audubon Society (1991). The Audubon Society Encyclopedia of North American Birds. Tái bản năm 1980. ISBN 0517032880, tr. 957
  9. ^ Allaby Michael (1992). The Concise Oxford Dictionary of Zoology. Oxford: Nhà in Đại học Oxford. ISBN 0192860933, tr. 348
  10. ^ Fisher Harvey I. (1942) The Pterylosis of the Andean Condor Condor 44(1): 30-32.
  11. ^ a b Sibley Charles G., Jon E. Ahlquist (1991) Phylogeny and Classification of Birds: A Study in Molecular Evolution. Nhà in Đại học Yale. ISBN 0-300-04085-7
  12. ^ a b Harris, Tim (2009). Complete Birds Of The World. Washington D.C: National Geographic Society. ISBN 978-1-4262-0403-6., tr. 72
  13. ^ Farmer A., Francl K. (2008) Cathartes aura Website Animal Diversity của Đại học Michigan. Tra cứu 7-5-2011.
  14. ^ Snyder Noel F. R., Snyder Helen (2006). Raptors of North America: Natural History and Conservation. Nhà in Voyageur. ISBN 0760325820, tr. 40
  15. ^ Stone Lynn M. (1992) Vultures Rourke Publishing Group ISBN 0865931933, tr. 14
  16. ^ Myers P., R. Espinosa, C. S. Parr, T. Jones, G. S. Hammond, T. A. Dewey. (2008) Cathartidae trong website Animal Diversity của Đại học Michigan. Tra cứu 7-5-2011
  17. ^ Brookes, Ian (2006). The Chambers Dictionary, ấn bản lần 9. Edinburgh: Chambers. ISBN 0550101853., tr. 238
  18. ^ Phillips Steven J, Comus Patricia Wentworth (Bảo tàng sa mạc Arizona-Sonora) (2000) A natural history of the Sonoran Desert, tr. 377, Nhà in Đại học California, ISBN 0520219805
  19. ^ de Boer L. E. M.(1975) "Karyological heterogeneity in the Falconiformes (Aves)" Cellular and Molecular Life Sciences 31(10): 1138-1139. doi:10.1007/BF02326755
  20. ^ Ligon J. D. (1967): Relationships of the cathartid vultures. Occasional Papers of the Museum of Zoology, University of Michigan 651: 1-26.
  21. ^ Konig C. 1982. Zur systematischen stellung der neuweltgeier (Cathartidae)[liên kết hỏng]. J. Ornithol. 123(3): 259-267, doi:10.1007/BF01644360
  22. ^ Sibley Charles G., Burt L. Monroe (1990) Distribution and Taxonomy of the Birds of the World. Nhà in Đại học Yale. ISBN 0-300-04969-2
  23. ^ Carole S. Griffiths, 1994, Monophyly of the Falconiformes Based on Syringeal Morphology. The Auk, 111(4):787-805
  24. ^ M. G. Fain, P. Houde, 2004, Parallel radiations in the primary clades of birds Lưu trữ 2013-04-07 tại Wayback Machine. Evolution 58(11), 2558-2573
  25. ^ Avise J. C.; Nelson W. S.; Sibley C. G. (1994) DNA sequence support for a close phylogenetic relationship between some storks and New World vultures Proc. Natl. Acad. Sci. USA 91(11):5173-5177, doi:10.1073/pnas.91.11.5173. Erratum, PNAS 92(7); 3076 (1995). doi:10.1073/pnas.92.7.3076b
  26. ^ Brown J. W., D. P. Mindell (2009) "Diurnal birds of prey (Falconiformes)" tr. 436–439 trong Hedges S. B., S. Kumar (chủ biên). 2009. The Timetree of Life. Nhà in Đại học Oxford. ISBN 019953503
  27. ^ Cracraft J., F. K. Barker, M. Braun, J. Harshman, G. J. Dyke, J. Feinstein, S. Stanley, A. Cibois, P. Schikler, P. Beresford, J. García-Moreno, M. D. Sorenson, T. Yuri, D. P. Mindell. (2004) "Phylogenetic relationships among modern birds (Neornithes): toward an avian tree of life". Tr. 468–489 trong Assembling the tree of life (J. Cracraft và M. J. Donoghue chủ biên). Nhà in Đại học Oxford, New York. ISBN 9780195172348, ISBN 0195172345
  28. ^ Gibb G. C., O. Kardailsky, R. T. Kimball, E. L. Braun, D. Penny, 2007. Mitochondrial genomes and avian phylogeny: complex characters and resolvability without explosive radiations. Mol. Biol. Evol. 24(1): 269–280.
  29. ^ Ericson Per G. P.; Anderson Cajsa L.; Britton Tom; Elżanowski Andrzej; Johansson Ulf S.; Kallersjö Mari; Ohlson Jan I.; Parsons Thomas J.; Zuccon Dario; Mayr Gerald (2006): Diversification of Neoaves: integration of molecular sequence data and fossils. Biology Letters, doi:10.1098/rsbl.2006.0523
  30. ^ AOU (2009) Check-list of North American Birds Lưu trữ 2012-06-25 tại Wayback Machine, Tinamiformes to Falconiformes. Ấn bản lần 7. AOU. Tra cứu 7-5-2011
  31. ^ Remsen J. V. Jr., C. D. Cadena, A. Jaramillo, M. Nores, J. F. Pacheco, M. B. Robbins, T. S. Schulenberg, F. G. Stiles, D. F. Stotz, K. J. Zimmer. A classification of the bird species of South America Lưu trữ 2009-03-02 tại Wayback Machine. AOU. Tra cứu 7-5-2011.
  32. ^ Hackett, Shannon J.; Kimball, RT; Reddy, S; Bowie, RC; Braun, EL; Braun, MJ; Chojnowski, JL; Cox, WA; Han, KL (ngày 27 tháng 6 năm 2008). “A Phylogenomic Study of Birds Reveals Their Evolutionary History”. Science. 320 (5884): 1763–1768. doi:10.1126/science.1157704. PMID 18583609. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2011.
  33. ^ AOU (2010) Check-list of North American Birds Lưu trữ 2012-06-25 tại Wayback Machine, Tinamiformes to Falconiformes. Ấn bản lần thứ 7. AOU. Tra cứu 7-5-2011.
  34. ^ Accipitriformes Lưu trữ 2010-03-24 tại Wayback Machine trong IOC.
  35. ^ a b c BirdLife International (2009a). Gymnogyps californianus. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 7-5-2011.
  36. ^ a b BirdLife International (2009). Vultur gryphus. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 7-5-2011.
  37. ^ Campbell Kenneth E. Jr., Tonni E. P. (1983): Size and locomotion in teratorns Lưu trữ 2012-07-04 tại Wayback Machine (PDF) The Auk 100(2): 390-403
  38. ^ Mayr G. (2006). A new raptorial bird from the Middle Eocene of Messel, Germany.". Historical Biology 18(2): 95–102
  39. ^ a b c d e f g h i j Emslie Steven D. (1988) An early condor-like vulture from North America Lưu trữ 2012-06-12 tại Wayback Machine. The Auk 105:3 529-535
  40. ^ a b c Stucchi Marcelo; Emslie Steven D. (2005) "Un Nuevo Cóndor (Ciconiiformes, Vulturidae) del Mioceno Tardío-Plioceno Temprano de la Formación Pisco, Perú." The Condor 107:(1) 107-113 doi:10.1650/7475
  41. ^ Alvarenga H. M F., S. L. Olson. (2004). A new genus of tiny condor from the Pleistocene of Brazil (Aves: Vulturidae). Lưu trữ 2012-02-27 tại Wayback Machine Proceedings of the Biological Society of Washington, 117(1): 1-9
  42. ^ Suarez William (2004) The identity of the fossil raptor of the genus Amplibuteo (Aves: Accipitridae) from the Quaternary of Cuba. Caribbean Journal of Science 40 (1):120-125
  43. ^ Wink M. (1995): Phylogeny of Old and New World vultures (Aves: Accipitridae and Cathartidae) inferred from nucleotide sequences of the mitochondrial cytochrome b gene Lưu trữ 2012-03-16 tại Wayback Machine. Zeitschrift für Naturforschung 50 (11-12): 868-882
  44. ^ “San Diego Zoo's Animal Bytes: California Condor”. The Zoological Society of San Diego's Center for Conservation and Research for Endangered Species. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2011.
  45. ^ BirdLife International(2004). 2001 Categories & Criteria (version 3.1) Lưu trữ 2007-02-06 tại Wayback Machine. International Union for Conservation of Nature and Natural Resources. Tra cứu 7-5-2011.
  46. ^ a b c d e Tozzer Alfred Marston, Allen Glover Morrill (1910). Animal Figures in the Maya Codices. Nhà in Đại học Harvard, Bảng 17 & 18

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]