Bước tới nội dung

Trương Hòa Bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Nguyễn Quang Hiển 1984 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 07:57, ngày 7 tháng 4 năm 2020. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Trương Hòa Bình
Chức vụ
Nhiệm kỳ9 tháng 4 năm 2016 – nay
8 năm, 264 ngày
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc
Tiền nhiệmNguyễn Sinh Hùng (nhiệm kỳ 2006-2011)
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ
Nhiệm kỳ9 tháng 4 năm 2016 – nay
8 năm, 264 ngày
Bí thưNguyễn Xuân Phúc
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Phúc
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ9 tháng 4 năm 2016 – nay
8 năm, 264 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Phúc
Kế nhiệmđương nhiệm
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2016 – nay
8 năm, 337 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Phúc
Kế nhiệmđương nhiệm
Bí thư Trung ương Đảng khóa XI
Nhiệm kỳ19 tháng 1 năm 2011 – 27 tháng 1 năm 2016
5 năm, 8 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ25 tháng 7 năm 2007 – 8 tháng 4 năm 2016
8 năm, 258 ngày
Phó Chánh ánTừ Văn Nhũ
Trần Văn Tú
Đặng Quang Phương
Trần Văn Độ
Tưởng Duy Lượng
Bùi Ngọc Hòa
Tống Anh Hào
Nguyễn Sơn
Lê Hồng Quang
Nguyễn Thúy Hiền
Nguyễn Văn Thuân
Nguyễn Văn Hạnh
Tiền nhiệmNguyễn Văn Hiện
Kế nhiệmNguyễn Hòa Bình
Nhiệm kỳ5/2006 – 7/2007
Bộ trưởngLê Hồng Anh
Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII
Nhiệm kỳ5/2006 – nay
Tổng Bí thưNông Đức Mạnh (2001-2011)
Nguyễn Phú Trọng (2011-nay)
Nhiệm kỳ9/2004 – 4/2006
Tổng Cục trưởngPhạm Văn Dần
Nhiệm kỳ4/2001 – 8/2004
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, XIII, XIV
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 1997 – nay
27 năm, 162 ngày
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ4/1997 – 3/2001
Giám đốcBùi Quốc Huy
Thông tin cá nhân
Sinh13 tháng 4, 1955 (69 tuổi)
Cần Giuộc, Long An, Quốc gia Việt Nam
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChaTrương Văn Bang
MẹNguyễn Thị Một
Học vấnThạc sỹ Luật
Websitetruonghoabinh.chinhphu.vn
Binh nghiệp
Phục vụTập tin:CongAnHieu.jpg Công an Nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Trung tướng

Trương Hòa Bình (sinh ngày 13 tháng 4 năm 1955) là chính trị gia, Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.[1] Ông từng giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam (2007-2016), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2011-2016) tỉnh Long An[2], khóa XII (2007-2011) tỉnh Long An[3], khóa XI Thành phố Hồ Chí Minh[4], khóa X Thành phố Hồ Chí Minh[5], Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam (2006-2007), Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2001-2005). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII nhiệm kì 2015-2020), Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, nguyên Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI. Ông có nhiệm vụ Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt và được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm.

Thân thế

Ngoài tên khai sinh Trương Hòa Bình, trước 1975 ông có tên bí danh Nguyễn Văn Bình, còn tên thường gọi là Sáu Đạt, ông sinh ngày 13 tháng 4 năm 1955, quê tại Phước Vĩnh Đông, Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Cha ông là Trương Văn Bang, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, Bí thư Sài Gòn Gia Định... là một trong những Trung đoàn trưởng đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam bộ, tham gia cướp chính quyền năm 1945 và khởi đầu kháng chiến chống Pháp tại Miền Đông mà người dân Nam bộ khi đó thường gọi là Bộ đội Ba Bang.

Mẹ ông là Nguyễn Thị Nho (tức Nguyễn Thị Một)[6], Đảng viên Cộng sản trong khoảng năm 1935 - 1936, đã kinh qua các chức vụ Quận ủy viên Cần Giuộc, Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, Phó Hội trưởng Hội Phụ nữ miền Đông. Năm 1955, bà được phân công làm Chánh văn phòng Xứ ủy Nam Bộ, giúp việc trực tiếp cho ông Lê Duẩn khi ông Lê Duẩn còn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Năm 1959 bà bị Mật vụ Việt Nam Cộng hòa bắt giam, tra tấn nhưng bà vẫn trung thành, khí tiết với Đảng. Sau này, bà là đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khóa IV.

Ông hiện cư trú tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.[7]

Học vấn

Thuở nhỏ khi cha cùng 2 người anh lớn đi tập kết, mẹ hoạt động cách mạng tại Sài Gòn rồi bị bắt, tù đày chuồng cọp Côn đảo hàng chục năm, ông cùng chị ruột là Trương Thu Tâm (tức Trương Ngọc Thủy) được người dì ruột thường gọi Má Năm nuôi dưỡng rồi theo anh em bạn bè ra chiến khu khi còn ở tuổi thiếu niên,sau đó hoạt động phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn cùng Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Lê Thanh Hải... Chị ông, bà Trương Ngọc Thủy cũng tham gia lưc lượng Biệt động Sài Gòn đầy huyền thoại.

Sau năm 1973 ông được đưa ra Miền Bắc học Trường Đào tạo cán bộ An ninh miền Nam (Trường E1171, tiền thân của Học viện Chính trị Công an nhân dân) tại xã Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc.[8] Tháng 4-1975 ông về Sài Gòn công tác tại Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh và được tổ chức cho đi học tiếp phổ thông tại trường Marie Curie, Thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp phổ thông năm 1977 rồi thi đậu vào Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh khoa Công trình Thủy cùng năm. Năm 1982 ông tốt nghiệp với bằng Kỹ sư hệ chính quy về công tác tại Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau đó ông theo học khóa đào tạo của Học viện An ninh Nhân dân tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với học vị Thạc sĩ Luật. Trong thời gian công tác tại Cục An ninh Nội bộ và Văn hóa tư tưởng ông theo học và lấy thêm bằng Cao học Sử tại Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn]

Theo báo Công an nhân dân thì vào năm 2016 Trương Hòa Bình có bằng tiến sĩ luật học.[9] Tuy nhiên, theo website Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam năm 2017 thì ông có học vị là Thạc sĩ Luật học.[10]

Sự nghiệp

Trước năm 1975, ông tham gia cách mạng tại quê nhà và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1973 (chính thức: 15 tháng 8 năm 1974). Năm 1977, ông theo học khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và tốt nghiệp ngành Công trình Thủy lợi năm 1982. Trong thời gian học Đại học Bách khoa ông là Đảng ủy viên Đảng bộ trường phụ trách công tác sinh viên. Ông bắt đầu thăng tiến kể từ khi chuyển sang ngành an ninh.

Hoạt động trong ngành Công an

Ông bắt đầu công tác tại Phòng An ninh Nội bộ PA 17, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 1985 giữ chức Phó phòng(PA17), tham gia nhiều vụ án lớn tại khu vực phía Nam. Năm 1988, ông làm Thư ký cho Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh Lâm Văn Thê. Khi tướng Thê đột ngột mất 1990, ông Bình về chờ công tác khác tại phòng tổ chức Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian này, ông học bổ túc và sau đó tốt nghiệp Đại học An ninh Nhân dân; ông được điều về Tổng cục An ninh, giữ chức Cục phó Cục An ninh văn hóa A25 năm 1991, là Cục phó An ninh trẻ tuổi nhất ở thời điểm đó.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X TP. Hồ Chí Minh

Ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X TP. Hồ Chí Minh nhiệm kì 1997-2002.

Tháng 6 năm 1997, sau khi ông Bùi Quốc Huy đương nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an được điều động làm Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thì ông Bình được điều về làm Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh kiêm thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra với quân hàm Thượng tá. Năm 2000, ông được thăng quân hàm Đại tá.

Tháng 4 năm 2001 ông được điều sang làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian này, ông thụ lý vụ án Năm Cam, là vụ án mà ông trực tiếp tham gia chỉ đạo điều tra khi làm Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI TP. Hồ Chí Minh

Ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI TP. Hồ Chí Minh nhiệm kì 2002-2007.

Năm 2005 ông được điều trở lại Bộ Công an, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng, hàm Đại tá.

Năm 2006, ông được thăng hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. Chỉ một năm sau, năm 2007, ông được thăng quân hàm Trung tướng.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII tỉnh Long An

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 4 năm 2006 tại Hà Nội, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X.

Ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII tại Long An nhiệm kỳ 2007-2011 với tỷ lệ phiếu 71%.

Theo trang web của Quốc hội Việt Nam thì trình độ học lực của ông là Tiến sĩ Luật học, Cao học khoa học lịch sử, Đại học Bách khoa (khoa Công trình Thủy lợi)[11].

Trong nghị quyết Số: 373/NQ-HĐBC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Hội đồng bầu cử công bố danh sách người ứng cử Đại biểu QH khóa XII thì ông có trình độ học vấn là Tiến sĩ Luật. Tuy nhiên, cũng Nghị quyết của cơ quan này sau 4 năm (Nghị quyết Số: 351 /NQ-HĐBC ngày 26/4/2011) khi công bố người ứng cử Quốc hội khóa XIII thì học vị của ông đã lùi một bậc và chỉ còn là Thạc sĩ Luật.

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư.[12]

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quốc hội khóa XII

Ngày 25 tháng 7 năm 2007, ông được bầu giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Việt Nam Quốc hội Việt Nam khóa XII nhiệm kì 2007-2011.

Tháng 7 năm 2010, ông phản đối quy định cụ thể việc tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện một quyết định của Thủ tướng Chính phủ ra tòa hành chính.[13]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII tỉnh Long An

Ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII tỉnh Long An nhiệm kì 2011-2016.[14]

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quốc hội khóa XIII

Tháng 7 năm 2011: Tại  Kỳ họp lần thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, ông tiếp tục được bầu giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quốc hội khóa XIII nhiệm kì 2011-2016.[15]

Phó thủ tướng thường trực Chính phủ khóa XIII

Tháng 1 năm 2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị[16].

Ngày 9 tháng 4 năm 2016, ông được bầu làm Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV tỉnh Long An

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV tại tỉnh Long An với tỷ lệ phiếu 81,19%.[17]

Ông được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân công làm nhiệm vụ Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.[18]

Ngày 28 tháng 7 năm 2016, ông được bầu làm Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV.

Chú thích

  1. ^ “ĐBQH Việt Nam khóa XIV Trương Hòa Bình”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ “ĐBQH Việt Nam khóa XIII Trương Hòa Bình”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ “ĐBQH Việt Nam khóa XII Trương Hòa Bình”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ “ĐBQH Việt Nam khóa XI Trương Hòa Bình”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ “ĐBQH Việt Nam khóa X Trương Hòa Bình”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ SGGP Online- Tiễn đồng chí Nguyễn Thị Một về nơi an nghỉ
  7. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  8. ^ Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thăm và trao quà tại Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, 27/08/2017
  9. ^ Vũ Hân (8 tháng 4 năm 2016). “Chân dung các thành viên Chính phủ khóa mới”. Báo Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ “Ủy viên Bộ Chính trị Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình”. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  11. ^ Chánh án Trương Hòa Bình
  12. ^ “BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG”.
  13. ^ Lê Kiên (22 tháng 7 năm 2010). “Băn khoăn quy định việc kiện quyết định của Thủ tướng”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  14. ^ http://dbqh.na.gov.vn/daibieu/38/2089/Truong-Hoa-Binh.aspx ĐBQH Trương Hòa Bình khóa 13 tỉnh Long An
  15. ^ “Ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử Thủ tướng”.
  16. ^ “Đồng chí Trương Hòa Bình”.
  17. ^ “Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trúng cử đại biểu Quốc hội”.
  18. ^ “Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng - See more at: http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Phan-cong-cong-tac-cua-Thu-tuong-va-cac-Pho-Thu-tuong/20164/24597.vgp#sthash.vGwsZ0Gt.dpuf”. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)

Liên kết ngoài