Bước tới nội dung

Thảo luận:Trương Hòa Bình

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Tàn Kiếm trong đề tài Vụ án Năm Cam
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Bài này nói về tiểu sử người đang sống, có thông tin tiêu cực hoặc có ý gây nghi vấn nhưng lại không có một nguồn dẫn nào. Việc này đi ngược lại với quy định của Wikipedia. Tôi sẽ che toàn bộ thông tin không nguồn gốc. Tmct (thảo luận) 19:32, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vụ án Năm Cam

[sửa mã nguồn]

@The Earth Nguyen: Không rõ vài trò của Trương Hòa Bình là gì trong vụ án này? Nội dung bài viết vụ này trong phần "Công an" của sự nghiệp ông nhưng nhập nhằng vai trò công an và vai trò viện trưởng viên kiểm sát nhân dân. Vậy ông này vừa là người cáo buộc (vai trò công an), vừa là người xét xử (vai trò quan tòa)? NHD (thảo luận) 09:48, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ở Việt Nam, công an và kiểm sát có vai trò tương tự nhau trong việc điều tra và khởi tố vụ án hình sự. Nhân vật là công an tham gia điều tra vụ án những năm 1997 – 2001, đến năm 2001, được điều sang làm Viện trưởng, được miễn nhiệm vị trí công an, tập trung hoàn toàn vào Viện kiểm sát, để khởi tố, đánh giá, giám sát quá trình xét xử của Tòa án. Đây cũng là điều đặc biệt ở Việt Nam, khi dịch chuyển giữa hai lĩnh vực. 📖 19. Lúc 10:01 ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC).
@The Earth Nguyen: Vậy Viện kiểm sát cũng có vai trò như công an (cáo buộc), không có vai khò xét xử? NHD (thảo luận) 10:18, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đúng vậy, Tòa án đảm nhiệm xét xử, thực hiện tư pháp, tức là căn cứ theo pháp luật mà thực hiện những gì đang diễn ra. Còn Viện kiểm sát đảm nhiệm công tố, kiểm sát tư pháp, tức là đảm bảo thực hiện đúng theo những gì được đặt ra, không lệch hệ thống. 📖 19. Lúc 10:22 ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC).
Ồ cảm ơn anh The Earth Nguyen, thông tin thú vị. Em trước nay vẫn đinh ninh ở Việt Nam. Công an chỉ làm nhiệm vụ điều tra và truyền đạt quyết định khởi tố bị can, khởi tố bị cáo thôi. Còn đưa ra cáo trạng, khởi tố là chuyện của Viện kiểm sát. --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 10:37, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thực ra thì: cơ quan công an ở Việt Nam nắm giữ rất nhiều quyền lực, bao trùm đất nước. Về mặt từ ngữ về hình sự thì em cần phân biệt một chút: một vụ án hình sự bao gồm tiếp nhận vụ án, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Khởi tố nghĩa là đưa vụ án vào diện để điều tra; truy tố nghĩa là đã điều tra toàn bộ, đưa ra xét xử. Khởi tố bởi cả cơ quan điều tra (công an, quân đội, kiểm sát). Truy tố và cáo trạng của truy tố thì thuộc về kiểm sát. Bị can là bên bị khởi tố để điều tra rồi truy tố vào xét xử; bị cáo là bên đã bị tòa đưa ra xét xử. 📖 19. Lúc 11:30 ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC).