Xi Vưu
Xi Vưu | |||||||||
Xi Vưu được tả lại trên bức lăng mộ phù điêu của triều đại nhà Hán | |||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 蚩尤 | ||||||||
Giản thể | 蚩尤 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||
Tiếng Việt | Xi Vưu | ||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||
Hangul | 치우 | ||||||||
Hanja | 蚩尤 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||
Kanji | 蚩尤 | ||||||||
Hiragana | しゆう | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng H'Mông | |||||||||
H'Mông | Txiv Yawg |
Xi Vưu (chữ Hán: 蚩尤), cũng đọc là Xuy Vưu hay Si Vưu, là một anh hùng cổ xưa của người Miêu ở Trung Quốc. Xi Vưu, cùng với Hoàng Đế và Viêm Đế, được coi là một trong ba quốc phụ vĩ đại của Trung Quốc. Là thủ lĩnh bộ lạc Cửu Lê (九黎)[1] và được biết đến nhiều do đã chiến đấu với Hoàng Đế trong trận Trác Lộc trong truyền thuyết Trung Quốc.[1][2] Trong những truyền thuyết liên quan, Xi Vưu đã thể hiện được uy lực trong chiến tranh, từ đó tên gọi Xi Vưu cũng trở thành đồng nghĩa với từ "chiến tranh" trong tiếng Hán, những người tôn trọng thì xem ông như là chiến thần, còn những người bài xích thì xem ông như là một người gây họa[3].
Đối với người Miêu, "Txiv Yawg" (IPA: /cʰi jaɨ/) là một vị vua thần thoại có tính khôn ngoan. Người ta tin rằng ông là thủ lĩnh của một liên minh bộ lạc được hình thành bởi một số bộ lạc ở miền nam Trung Quốc khoảng 5000 năm trước.[4] Nguồn gốc của Xi Vưu phức tạp và gây tranh luận, ông có thể thuộc tộc Miêu (H'Mông),[4] Đông Di,[1] hay thậm chí là Man[4], tùy theo nguồn và nhận định. Ngày nay, Xi Vưu vẫn giữ một vị trí quan trọng trong thần thoại và phong tục của người Miêu.
Khái quát truyền thuyết
[sửa | sửa mã nguồn]Trong lịch sử Trung Quốc, cổ tịch từ thời Xuân Thu đã có ghi chép tương đối phong phú về truyền thuyết Xi Vưu, song thường có mâu thuẫn. Theo các ghi chép này, Xi Vưu là lãnh tụ bộ lạc Cửu Lê thời thượng cổ.[5][6][7] Có học giả chiếu theo Dật Chu thư (逸周书)[8] Diêm Thiết luận (盐铁论)[9] phỏng đoán rằng Xi Vưu thuộc tập đoàn thị tộc Thái Hạo, Thiếu Hạo.[10] Xi Vưu có 81 người anh em (khả năng có ý chỉ 81 bộ lạc, có thuyết nói là 72[11]) kiêu dũng thiện chiến, thế lực lớn mạnh.[12]
Trong một tình tiết thần thoại, sau khi Xi Vưu tuyên bố rằng mình không thể bị chế ngự,[2] Nữ Oa đã ném một phiến đá từ Thái Sơn vào Xi Vưu. Xi Vưu không thể nghiền nát phiến đá, song vẫn có thể xoay xở để thoát ra. Từ đó về sau, các khối đá có hình năm ngón tay, được khắc chữ "Thái Sơn thạch cảm đương" (泰山石敢當, phiến đá Thái Sơn) trở thành một vũ khí tinh thần của người Hán trong việc xua đuổi cái ác và tai họa.[2][13]
Trong rất nhiều cổ tịch có đề cập đến việc Xi Vưu chiến đấu với Hoàng Đế-thủ lĩnh một liên minh bộ lạc, tình huống cụ thể thì có ba thuyết:
- Thuyết thứ nhất thấy trong Sử ký Tư Mã Thiên, phần "Ngũ Đế bản kỷ", theo đó thì sau khi Hoàng Đế chiến thắng trước Viêm Đế trong trận Phản Tuyền (阪泉之战), Xi Vưu làm loạn, Hoàng Đế đã đánh bại Xi Vưu trong trận Trác Lộc (涿鹿之战), do đó củng cố địa vị thiên tử.[14]
- Thuyết thứ hai ghi trong Dật Chu thư, phần "Thường mạch thiên", theo đó Xi Vưu đã đánh đuổi Xích Đế (Viêm Đế), Xích Đế xin Hoàng Đế trợ giúp, Nhị Đế liên thủ giết chết Xi Vưu ở Trung Ký.[15]
- Thuyết thứ ba được ghi trong Sơn hải kinh, phần "Đại hoang Bắc kinh", theo đó Xi Vưu đưa binh tiến đánh Hoàng Đế, Hoàng Đế lệnh cho Ứng Long (应龙) nghênh chiến, hai bên tiến hành đại chiến trên cánh đồng ở Ký Châu, Xi Vưu bại trận và bị giết.[16]
Mặc dù các thuyết trên luôn có một vài điểm khác biệt, song hầu hết đều xuất hiện chi tiết Xi Vưu giao chiến với Hoàng Đế. Quá trình chiến tranh cũng phức tạp, và mang sắc thái thần thoại ở mức độ cao. Xi Vưu thiện chiến, "chế tạo năm loại binh khí, biến đổi mây mù", "làm ra sương mù dày đặc, trọn ba ngày", Hoàng Đế "chín lần chiến thì chín lần không thắng"[17] "ba năm không hạ được thành".[18] Sử ký dẫn từ Ngư Long hà đồ (魚龍河圖) chép rằng Hoàng Đế không địch nổi Xi Vưu, bèn "ngước lên trời mà than thở, ông trời sai Huyền Nữ xuống ban cho Hoàng Đế binh lính được thần thánh phù trợ".[19] Sau cùng, nhờ có lực lượng của Huyền Nữ mà Hoàng Đế đã giành được chiến thắng.[17][19][20]
Một thuyết thì cho rằng Xi Vưu dùng yêu thuật tạo ra sương mù dày đặc làm quân của Hoàng Đế mất phương hướng, Hoàng Đế liền dùng Chỉ Nam xa dẫn đường để đuổi giết Xi Vưu, giành được thắng lợi.[21][22]
Cái chết
[sửa | sửa mã nguồn]Về kết cục của Xi Vưu, các truyền thuyết đa phần nói rằng bại binh và bị giết,[14][15][16] song cũng có thế đã thần phục Hoàng Đế, và trở thành tướng quân sự.[19]
Theo ghi chú của họa gia La Sính (罗聘) thời Thanh: "Hoàng Đế đã hạ lệnh cho quân lính chặt đầu Xi Vưu... thấy rằng đầu của Xi Vưu đã bị tách khỏi phần thân, sau đó Hoàng Đế đã cho khắc hình tượng của Xi Vưu lên các chén thiêng nhằm cảnh báo những người có lòng thèm muốn quyền lực và giàu sang."[23] Hoàng Đế chiến đấu với Xi Vưu là một sự kiện cực kỳ quan trọng trong truyền thuyết Trung Quốc. Sau khi Hoàng Đế giành được thắng lợi đã thống nhất khu vực Trung Nguyên, trở thành thủy tổ của tộc Hoa Hạ. Cũng do đó, các sử tịch Hán văn, đặc biệt là điển tịch Nho giáo- vốn chiếm thế chủ lưu trong một thời gian dài, xem Xi Vưu là một nhân vật xấu xa[14][24] mặc dù điều này không hoàn toàn công bằng.[25] Về sau, Xi Vưu dần bị thần hóa, trở thành nhân vật có hình tượng "đầu đồng trán sắt", "tám tay tám chân", "thân người móng trâu, bốn mắt sáu đầu", và "ăn cát sỏi".[12][26][27]
Sau khi Xi Vưu bại trận, người trong bộ tộc Cửu Lê lưu tán, một bộ phận quy phục Hoàng Đế, một bộ phận di cư đến nơi khác.
Khảo chứng
[sửa | sửa mã nguồn]Thời đại Thượng cổ
[sửa | sửa mã nguồn]Xi Vưu cùng Viêm Đế
[sửa | sửa mã nguồn]Xi Vưu và Viêm Đế có quan hệ phức tạp, các thuyết có sự khác biệt. Có một loại quan điểm nhận định Xi Vưu có khả năng từng thần thuộc Viêm Đế hoặc từng gia nhập và liên minh bộ lạc mà Viêm Đế làm thủ lĩnh.[28] nhưng sau đó giữa Xi Vưu và Viêm Đế đã phát sinh xung đột gay gắt, và kết quả là Viêm Đế đại bại.[15]
Một số nhà sử học mà đại diện là Hạ Tằng Hựu (夏曾祐), Đinh Sơn (丁山), Lã Tư Miễn (吕思勉) thì nhận định rằng Xi Vưu là Viêm Đế. Họ chủ yếu căn cứ theo ghi chép về Trác Thủy trong Thủy Kinh Chú (水经注)[29] đưa ra nhận định rằng nơi giao chiến giữa Xi Vưu và Hoàng Đế (ở Trác Lộc) và nơi giao chiến giữa Viêm Đế và Hoàng Đế (ở Phản Tuyền) thực ra là một nơi, hai trận chiến thực ra chỉ là một, biểu hiện của Xi Vưu và Viêm Đế cũng tương đồng.[30][31][32] Thêm vào đó, Xi Vưu và Viêm Đế đều lấy ngưu làm vật tổ.[33][34]
Cũng có quan điểm rằng Xi Vưu xuất hiện sau Viêm Đế.[35][36][37] Hai người này cùng thuộc một bộ tộc, đều là tước hiệu thủ lĩnh hoặc là thủ lĩnh của bộ tộc đó. Sau khi Hoàng Đế đánh bại bộ tộc Viêm Đế, bộ tộc Xi Vưu hoạt động với tư cách là hậu thế, vì muốn báo thù nên đã giao chiến với Hoàng Đế trong đại chiến Trác Lộc, sau khi chiến bại, thủ lĩnh bị bắt giết, một bộ phận tộc nhân quy thuận Hoàng Đế.[38]
Xi Vưu với Hoàng Đế
[sửa | sửa mã nguồn]Trong một thời gian dài, tư tưởng Nho giáo là chủ lưu trong xã hội Trung Quốc, trước sau như một đều nhấn mạnh quan niệm "chính thống", sử gia lại có truyền thống "thắng làm vua, thua làm giặc". Việc Hoàng Đế chiến thắng Xi Vưu dần được mô tả là chiến tranh giữa chính nghĩa và tà ác, chẳng hạn như trong "Sử ký-Ngũ Đế bản kỉ", lưu truyền sâu rộng.
Trong các tư liệu văn hiến phi Nho giáo như "Dật Chu thư", "Sơn Hải kinh", sự kiện Xi Vưu giao chiến với Hoàng Đế được miêu tả tương đối khách quan.[15][16] Trong kinh điển Trang tử của Đạo giáo, mượn lời của Đạo Chích mà bày tỏ đồng tình với Xi Vưu và khiển trách Hoàng Đế.[39]
Thêm vào đó, Xi Vưu và Hoàng Đế ngoài quan hệ đối địch ra, còn có thể đã có quan hệ thần thuộc. Hoàng Đế từng sai khiến Xi Vưu làm chủ quản việc luyện kim, phụ tá Thiếu Hạo.[40] Thời Xuân Thu, danh tướng nước Tề là Quản Trọng thì cho rằng Xi Vưu là người đứng đầu trong "lục tướng" của Hoàng Đế, địa vị rất cao.[41] Thời Chiến Quốc, Hàn Phi cũng có các ghi chép tương tự, song mang nhiều sắc thái thần thoại hơn.[42]
Xi Vưu với Cửu Lê và Tam Miêu
[sửa | sửa mã nguồn]Xi Vưu là thủ lĩnh của Cửu Lê (九黎), việc này có rất nhiều ghi chép và thậm chí còn có tranh luận.[43][44] Xi Vưu là đại diện cho Cửu Lê và có quan hệ với một tập đoàn bộ lạc khác là Tam Miêu (三苗). Căn cứ theo "Thượng thư" và "Quốc ngữ" cùng nhiều loại thư tịch cổ, Tam Miêu bắt nguồn từ Cửu Lê, và là hậu thế của Cửu Lê.[45][46][47] Cửu Lê chiến bại, tộc nhân lưu tán, phát triển thành Tam Miêu.[48]
Tuy nhiên, có nhiều học giả bất đồng về điều này và nhận định rằng Cửu Lê và Tam Miêu không có nguồn gốc với nhau.[49][50][51] Một cách giải thích khác là Xi Vưu là tên hiệu cộng đồng của thủ lĩnh quân sự liên minh bộ lạc, do vậy là hậu duệ của Viêm Đế, cũng là thủ lĩnh tập đoàn Lưỡng Hạo (Thái Hạo, Thiếu Hạo), cũng là quân chủ Cửu Lê, sau đó tập đoàn Tam Miêu noi theo sử dụng tước hiệu này.[3]
Xi Vưu và Đông Di
[sửa | sửa mã nguồn]Người ngày nay thường nói Xi Vưu là thủ lĩnh Đông Di. Kỳ thực, "Đông Di" là cách xưng hô sau khi hình thành mô hình "Hoa Di ngũ phương" thời Thương Chu, cách xa thời đại của Xi Vưu, hoặc nói Đông Di là hậu duệ của Xi Vưu, điều này có vẻ thích hợp hơn.[52]
Dân tộc hậu thế
[sửa | sửa mã nguồn]Căn cứ theo một số sử thi, ca dao, truyền thuyết của người Miêu, Xi Vưu là đại tổ thần của tộc người này, có địa vị hết sức cao quý. Một số học giả, đặc biệt là học giả người Miêu đề xuất rằng, tổ tiên của người Miêu vào thời thượng cổ ban đầu cư trú tại lưu vực Hoàng Hà, do bị tộc Hoa Hạ đánh bại, bị buộc phải thiên di đến khu vực Quý Châu, tây bộ tỉnh Hồ Nam và tây nam bộ tỉnh Hồ Bắc ngày nay.[38][53]
Sau khi Xi Vưu bại trận, một bộ phận tộc nhân dung hợp vào tập đoàn Viêm Hoàng, do đó trở thành một bộ phận của tộc Hoa Hạ, cũng là tổ tiên của người Hán ngày nay. Một số họ của người Hán có khả năng có liên hệ với Xi Vưu, như Trâu[54], Đồ (屠)[54], Lê (黎)[55], Xi (蚩).[56]
Căn cứ theo "Hậu Hán thư-Tây Khương truyện", một bộ phận tộc nhân Tam Miêu đã di chuyển về hướng tây.[57] Do vậy nếu thừa nhận Xi Vưu và Tam Miêu (三苗) có quan hệ thì Xi Vưu chính xác là tổ tiên của người Hmong.
Phân chi Đông Bắc Di của Đông Di có thể có khả năng có quan hệ với Phù Dư và có thể là cả Cao Câu Ly.[52] Năm 1979, tại Hàn Quốc xuất hiện một quyển sách lịch sử gây tranh cãi là Hoàn Đàn cổ ký (桓檀古記, 환단고기), trong đó Xi Vưu được xem là Từ Ô Chi Hoàn Hùng (慈烏支桓雄, 자오지 환웅), đại quân chủ thứ 14 của Bột Đạt Quốc (倍達國, 배달국) trên bán đảo Triều Tiên.
Sùng bái Xi Vưu
[sửa | sửa mã nguồn]Khu vực người Hán
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù Xi Vưu là nhân vật phản diện trong các điển tịch Nho giáo, song trong dân gian vẫn duy trì truyền thống thờ phụng Xi Vưu, khu vực các tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây ở Hoa Bắc có hoạt động thờ phụng tương quan. Như Nhâm Phưởng (任昉) thời Nam triều có ghi trong "Thuật dị chí" (述异志) rằng Ký châu (nay là Hà Bắc) có nhạc danh (Xi Vưu hí), người dân đầu đội sừng trâu và giữ thăng bằng. Tại một thôn ở Thái Nguyên có tế thần Xi Vưu.[58][59] Tần Thủy Hoàng tự mình tế Xi Vưu, xem là một trong tám chiến thần.[60] Các bậc đế vương và võ tướng sau này trước khi xuất chinh thường tế bái Xi Vưu để cầu xin sự phù hộ.[61][62][63]
Theo truyền thuyết, sau khi chiến bại, Xi Vưu bị chặt đầu, ngoài ra còn có nhiều mộ được cho là của Xi Vưu, tức "Xi Vưu chủng" (蚩尤冢), có người dân cúng tế.[64][65] Ở huyện Cự Dã thuộc tỉnh Sơn Đông có "mộ Xi Vưu" và "quảng trường Xi Vưu".[66]
Căn cứ vào việc Xi Vưu là một trong lục tướng của Hoàng Đế, đứng đầu trong việc quản lý thời tiết, tên gọi này đã được đặt cho một loại hình nhất định trong chiêm tinh học, gọi là "Xi Vưu kỳ". Căn cứ theo Lã thị Xuân Thu,[67] Sử ký,[68] Tùy thư[69] và các văn hiến khác miêu tả, Xi Vưu kỳ ứng chỉ một số loại sao chổi nhất định, là dấu hiệu của chiến tranh.[68]
Người Miêu
[sửa | sửa mã nguồn]Trong khi người Hán tự nhận là con cháu của Viêm Hoàng, người Miêu tiếp tục xem Xi Vưu là tổ tiên của mình. Một bộ phận người Miêu lưu truyền truyền thuyết "Gid Chib Yeul Laol", trong đó "Gid Chib" ý chỉ ông hay người già, "Yeul Laol" ý chỉ anh hùng, vẫn còn có tranh luận về việc nó có phải ám chỉ đến Xi Vưu hay không.[70] Ở các vùng người Miêu tại Kiềm Đông Nam thuộc tỉnh Quý Châu và huyện Dung Thủy thuộc Quảng Tây, cứ mỗi sáu năm hoặc mười năm lại cử hành một lần nghi thức tế tổ Chiguzang (吃鼓藏, Cật Cổ Tang) với quy mô lớn, đầu tiên là tế thủy tổ "Khương Vưu" (姜尤). Ở Kiềm Nam thuộc tỉnh Quý Châu có sử thi "Bảng Xi Vưu" (榜蚩尤), kể về truyện cũ của vị tổ tiên đệ nhất Hương Vưu (香尤).[53]
Người Miêu ở Mã Quan, Vũ Định có phong tục "khiêu nguyệt" (跳月) (Hauv toj) hoặc "thải hoa sơn" (踩花山), truyền thuyết của phong tục này và Xi Vưu có quan hệ mật thiết. Đường thời, Xi Vưu lãnh đạo dân Miêu chống lại việc Hoàng Đế đông tiến, sau khi thất bại thì rút vào núi sâu. Nhằm triệu tập người Miêu ở tứ phương, Xi Vưu dựng cây gậy gỗ trên núi, cho treo dải lên, lệnh cho nam nữ ca múa xung quanh cây gậy hoa, thổi lô sanh (芦笙, một loài khèn của người Miêu). Khung cảnh náo nhiệt đã thu hút nhiều người Miêu tụ hội, tập hợp lại và nhập quân chiến đấu chống lại người Hán. Về sau, nó đã trở thành một hội hát múa lớn, trở thành tiết truyền thống của người Miêu.[71]
Người Miêu có phong tục thờ cúng cây phong, thậm chí lấy cây phong làm vật tổ.[72] Điều này cũng có thể liên quan đến Xi Vưu[73] Sử thi "Phong mộc ca" của người Miêu nói rằng tộc người Miêu và thậm chí là cả nhân loại đều được tạo ra từ cây phong.[72]
Trong Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Trong tiểu thuyết "Xi Vưu Thiên hoàng" (蚩尤天皇, 치우천왕기) xuất bản tại Hàn Quốc năm 2007, Xi Vưu được viết là tổ tiên của dân tộc Triều Tiên và đã đánh thắng Hoàng Đế. Cuốn tiểu thuyết này gây ra phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc vì cho rằng nó bóp méo lịch sử.[74]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c 中國史學會 (2003). 中國通史: 學生彩圖版. 智能教育. tr. 32. ISBN 962-8792-80-6.
- ^ a b c Lee James, 2006. James Lee Astrology guide. Ấn bản tiếng Anh. World Publishing Co. ISBN 962-432-503-0. Tr. 318.
- ^ a b Vương Chung Hàn (王鍾翰) chủ biên (1994). 中国民族史. 北京: 中国社会科学出版社. tr. 65. ISBN 7-5004-1646-6.
- ^ a b c Ya Po Cha, 2010. An Introduction to Hmong Culture. McFarland. ISBN 0786449519, ISBN 9780786449514. Tr. 8.
- ^ Quốc ngữ-Sở ngữ chú: "Cửu Lê, Xi Vưu chi đồ"." (九黎,蚩尤之徒)
- ^ "Chiến Quốc sách- Tần sách nhất" Cao Dụ chú: "Xi Vưu, Cửu Lê dân chi quân tử dã." (蚩尤,九黎民之君子也)
- ^ Sử ký-Ngũ Đế bản kỉ "chính nghĩa" dẫn Khổng An Quốc: "Cửu Lê quân hiệu vi Xi Vưu thị dã" ("九黎君号蚩尤是也。")
- ^ Dật Chu thư-thường mạch: "mệnh Xi Vưu ư vũ Thiếu Hạo, dĩ lâm tứ phương." ("命蚩尤於宇少昊,以臨四方。")
- ^ Diêm Thiết luận- kết hòa: "Hiên Viên chiến Trác Lộc, sát lưỡng Hạo, Xi Vưu nhi vi Đế, Thang, Vũ phạt Hạ, Thương, tru Kiệt, Trụ nhi vi vương. Hoàng Đế dĩ chiến thành công, Thang, Vũ dĩ phạt thành hiếu." ("軒轅戰涿鹿,殺兩皞、蚩尤而為帝,湯、武伐夏、商,誅桀、紂而為王。黃帝以戰成功,湯、武以伐成孝。") Lưỡng Hạo tức tập đoàn Đông Di Thái Hạo, Thiếu Hạo
- ^ Vương Ngọc Triết (王玉哲) (2003). 中華遠古史. 上海人民出版社. tr. 130. ISBN 7-208-04545-3.
- ^ Hán học đường tùng thư (汉学堂丛书): Hoàng Đế chi sơ, hữu Xi Vưu huynh đệ thất thập nhị nhân, đồng đầu thiết ngạch, thực sa thạch, chế ngũ binh chi khí, biến hóa vân vụ ("黄帝之初,有蚩尤兄弟七十二人,铜头铁额,食沙石,制五兵之器,变化云雾")
- ^ a b Long Ngư hà đồ (龙鱼河图): "Hoàng Đế nghiếp chính, hữu Xi Vưu huynh đệ bát thập nhất nhân, tịnh thú thân nhân ngữ, đồng đầu thiết ngạch, tạo ngũ binh, trượng đao kích đại nỗ, uy chấn thiên hạ" ("黄帝摄政,有蚩尤兄弟八十一人,并兽身人语,铜头铁额,食沙,造五兵,仗刀戟大弩,威振天下。")
- ^ Lee, James. [2006] (2006). James Lee Astrology guide 2006 Chinese edition. World publishing co. ISBN 962-432-502-2. p 208-209.
- ^ a b c Sử ký-Ngũ Đế bản kỉ:"轩辕之时,神农氏世衰。诸侯相侵伐,暴虐百姓,而神农氏弗能征。于是轩辕乃惯用干戈,以征不享,诸侯咸来宾从。而蚩尤最为暴,莫能伐。炎帝欲侵陵诸侯,诸侯咸归轩辕。轩辕乃修德振兵,治五气,蓺五种,抚万民,度四方,教熊罴貔貅䝙虎,以与炎帝战于阪泉之野。三战,然后得其志。蚩尤作乱,不用帝命。于是黄帝乃征师诸侯,与蚩尤战于涿鹿之野,遂禽杀蚩尤。而诸侯咸尊轩辕为天子,代神农氏,是为黄帝。天下有不顺者,黄帝从而征之,平者去之,披山通道,未尝甯居。"
- ^ a b c d Dật Chu thư-Thường mạch thiên:"蚩尤乃逐帝,争于涿鹿之阿,九隅无遗,赤帝大慑。乃说于黄帝,执蚩尤,杀之于中冀。"
- ^ a b c Sơn hải kinh-Đại hoang Bắc kinh 《山海经·大荒北经》:"蚩尤作兵伐黄帝。黄帝乃令應龍攻之冀州之野。應龍畜水。蚩尤请风伯雨师纵大风雨。黄帝乃下天女曰魃,雨止,遂杀蚩尤"。
- ^ a b Thái Bình ngự lãm (太平御覽)- quyển 15 dẫn "Hoàng Đế Huyền Nữ chiến pháp" (黄帝玄女戰法): "黄帝与蚩尤九戰九不勝。黄帝归于太山,三日三夜,雾冥。有一婦人,人首鳥形,黄帝稽首再拜伏不敢起,婦人曰:‘吾玄女也,子欲何問?’黄帝曰:‘小子欲万战胜’遂得战法焉。"
- ^ Thái Bình ngự lãm (太平御覽)- quyển 328 dẫn Huyền Nữ binh pháp (玄女兵法): "黄帝攻蚩尤,三年城不下……"
- ^ a b c Sử ký-Ngũ Đế bản kỉ "chính nghĩa" dẫn "Ngư Long hà đồ" (魚龍河圖): "万民欲令黄帝行天子事,黄帝以仁义不能禁止蚩尤,乃仰天而叹。天遣玄女下授黄帝兵信神符,制伏蚩尤,帝因使之主兵,以制八方。蚩尤没后,天下复扰乱,黄帝遂画蚩尤形像以威天下,天下咸谓蚩尤不死,八方万邦皆为弭服。"
- ^ 《纬书集成·春秋编·春秋纬》:"(黄〕帝伐蚩尤,乃睡梦西王母,遣道人披玄狐之裘,以符授之。"
- ^ Tấn·Thôi Báo (崔豹). Cổ kim chú (古今注) quyển thượng: "大駕指南車,起黃帝與蚩尤戰於涿鹿之野。蚩尤作大霧,兵士皆迷。於是作指南車以示四方,遂擒蚩尤而即帝位。"
- ^ Thái Bình ngự lãm quyển 15: "黄帝与蚩尤战于涿鹿之野。蚩尤作大雾弥三日,军人皆惑。黄帝乃令风后法斗机,作指南车以别四方,遂擒蚩尤。"
- ^ Wangheng Chen; Various (2001). Chinese Brozes: Ferocious Beauty. Asiapac Books Pte Ltd. tr. 62–63. ISBN 981-229-020-6, 9789812290205 Kiểm tra giá trị
|isbn=
: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) - ^ Thượng thư- LãHình (尚書·吕刑): "蚩尤惟始作乱,延及于平民。"
- ^ 徐旭生 (2003). 中国传说的古史时代. 桂林: 广西师范大学出版社. tr. 58–59.
蚩尤这个人是一位失败的英雄,他所属的东夷集团没有给我们留下写成的历史,我们所能依据的不过是华夏集团中所留下的传说,所以他就很不公平地受到后人的唾骂,不能参加此后所整理出来的圣帝明王的系统。
- ^ Quy Tang (归藏): "蚩尤出自羊水,八肱八趾疏首。"
- ^ Nhâm Phưởng (任昉)."Thuật dị ký" (述异记): "有蚩尤神,俗云:人自牛蹄,四目六手。今冀州人提掘地得髑髅如铜铁者,即蚩尤之骨也。今有蚩尤齿,长二寸,坚不可碎。秦汉间说蚩尤氏耳鬓如剑戟,头有角,与轩辕斗,以角觝人,人不能向……"
- ^ Thế bản (世本)- Tống Trung (宋衷) chú: "蚩尤,神农臣也。"
- ^ Thủy Kinh Chú (水經注): "涿水出涿鹿山,东北流经涿鹿县故城南……黄帝与蚩尤战于涿鹿之野,留其民于涿鹿之阿,即于是也。其水又东北与阪泉合。……魏土地记曰:下洛泉东南六十里有涿鹿城,城东一里有阪泉……晋太康地理记曰:阪泉,亦地名也,泉水东北流与蚩尤泉会,水出蚩尤城,城无东面,魏土地记称涿鹿城东南六里有蚩尤城,泉水渊而不流,霖雨则流注阪泉……"
- ^ 丁山 (1961). 中国古代宗教与神话考. 上海: 上海龙门联合书局. tr. 394.
蚩尤泉即阪泉的支津,阪泉即涿水的支津,当然(黄帝)与炎帝的阪泉之战,可以说即与蚩尤战于涿鹿。由是言之,所谓赤帝(或炎帝),确即蚩尤了。
- ^ Hạ Tằng Hựu (夏曾佑): Trung Quốc lịch sử giáo khoa thư (中国历史教科书): "蚩尤逐帝榆罔而自立,号炎帝争斗涿鹿之野……。"
- ^ Lã Tư Miễn (吕思勉)- Tiên Tần sử (先秦史): "蚩尤,炎帝,殆即一人;涿鹿、阪泉,亦即一役。"
- ^ Sơ học ký (初学记) quyển lục dẫn Đế vương thế kỉ (帝王世纪): "炎帝人身牛首,长于姜水。"
- ^ Thiên Trung ký (天中记) dẫn Đế hệ phổ (帝系谱): "神农牛首。"
- ^ Sơn Hải Kinh (山海经)· Hải Ngoại Tây kinh (海外西经) chú dẫn Ngọc hàm sơn phòng tập dật thư (玉函山房辑佚书) nói rằng: "蚩尤者,炎帝之后。"
- ^ Nam Tống·La Bí (罗泌)."Lộ sử-Hậu kỉ tứ" (路史·后纪四): "蚩尤姜姓,炎帝后裔也。"
- ^ Hoàng thị dật thư khảo (黄氏逸书考) biên tập "Tuần giáp khai sơn đồ" (遁甲开山图): "蚩尤者,炎帝之后,与少昊治西方之金。"
- ^ a b Đoàn Bảo Lâm (段宝林). Xi Vưu khảo (蚩尤考).《民族文学研究》1998年第四期.
- ^ Trang tử·Đạo Chích thiên: "且吾聞之,古者禽獸多而人少,於是民皆巢居以避之,晝拾橡栗,暮棲木上,故命之曰有巢氏之民。古者民不知衣服,夏多積薪,冬則煬之,故命之曰知生之民。神農之世,臥則居居,起則於於。民知其母,不知其父,與麋鹿共處,耕而食,織而衣,無有相害之心,此至德之隆也。然而黃帝不能致德,與蚩尤戰於涿鹿之野,流血百里。堯舜作,立羣臣,湯放其主,武王殺紂。自是之後,以強陵弱,以衆暴寡。湯武以來,皆亂人之徒也。"
- ^ Việt tuyệt thư (越绝书): "炎帝有天下以传黄帝,黄帝于是上事天;下治地,故少昊治西方,蚩尤佐之,使主金。"
- ^ Quản tử (管子)·Ngũ Hành thiên (五行篇): "昔者黄帝得蚩尤而明于天道,得大常而察于地利,得奢龙而辩于东方,得祝融而辩于南方,得大封而辩于西方,得后土而辩于北方。黄帝得六相而天地治、神明至。蚩尤明乎天道,故为使当时,大常察于地利,故使为禀者……"
- ^ Hàn Phi Tử (韩非子)·Thập quá thiên (十过篇): "昔者黄帝使鬼于西泰山之上,驾象车而六蛟龙,毕方并辖,蚩尤居前,风伯进扫,雨师洒道,虎狼在前,鬼神在后,腾蛇伏地,凤皇覆上,大合鬼神,作为《清角》。"
- ^ Khổng Dĩnh Đạt (孔颖达)- Thượng thư chính nghĩa" (尚书正义): "昔炎帝之末,有九黎之国君号蚩尤者,惟造始作乱""九黎之君号曰蚩尤,当有旧说云然。不知出何书也。"
- ^ Trịnh Huyền Vân (郑玄云): "学蚩尤为此者,九黎之君在少昊之代也。其意以蚩尤当炎帝之末,九黎当少昊之末。九黎学蚩尤,九黎非蚩尤也。"
- ^ Thượng thư (尚书)·Lã Hình (吕刑): "王曰:若古有训,蚩尤惟始作乱,延及于平民。罔不寇贼鸱义,奸宄夺攘矫虔。苗民弗用灵,制以刑。惟作五虐之刑曰法。杀戮无辜,爰始淫为劓刵椓黥。越兹丽刑,幷制罔差,有辞。民兴胥渐,泯泯棼棼,罔中于信以覆诅盟。虐威庶戮,方告无辜于上。上帝监民,罔有馨香,德刑发闻,惟腥。皇帝哀矜庶戮之不辜,报虐以威,遏绝苗民,无世在下。"孔传:"九黎之君,号曰蚩尤。""蚩尤黄帝所灭,三苗帝尧所诛。言异世而同恶。""皇帝,帝堯也。"
- ^ Lễ ký (礼记)· Truy y (缁衣): phủ hình (甫刑) nói: 苗民弗用命,制以刑。"Khổng sơ dẫn Trịnh Khang Thành nói: "苗民谓九黎之君也。九黎之君于少昊氏衰而弃善道,上效蚩尤重刑,必变九黎。言苗民者,有苗,九黎之后。颛顼代少昊,诛九黎,分流其子孙。居于西裔者为三苗。至高辛氏之衰,又复九黎之恶。尧兴,又诛之。尧末,又在朝。舜臣尧,又窜之。禹摄位,又在洞庭逆命,禹又诛之。穆王深恶此族三生凶德,故着其恶而谓之民。民者,冥也,言未见仁道。"
- ^ "Quốc ngữ" (国语)·Sở ngữ hạ (楚语下):"及少昊氏之衰也,九黎乱德。家为巫史,民神同坐,祸灾荐臻。颛顼受之,乃命南正重司天以属神,命火正黎司地以属民。使复旧常,无相侵渎,是谓绝地天通。其后三苖复九黎之德,尧复育重黎之后,不忘旧者。使复典之。"韦注:"少皡,黄帝之子金天氏也。九黎,黎氏九人,蚩尤之徒也。""其后,高辛氏之季年。三苗,九黎之后。"
- ^ Sử ky-Ngũ Đế bản kỉ chú: "有苗,九黎之后,颛顼代少昊诛九黎,分流其子孙为三苗国。高辛之衰又复九黎之德,尧兴又诛之,尧未在朝,舜臣又窜之。后禹嗣位,又在洞庭逆合,禹又诛之。"
- ^ 四库全书本《尚书注疏》卷十八臣召南:"按此系孔传之谬,疏能辨正是也。郑晓曰:黄帝灭蚩尤于浊鹿之野,在北鄙。九黎及三苗皆南蛮,非一种也。此说尤为明白。"
- ^ 宋林之奇《尚书全解》卷三十九又解云:"此言苗民以虐刑而遏绝其世,不可以不鉴戒。而苗民之恶则习于蚩尤,故先言蚩尤而后言苗民也。汉孔氏曰:九黎之君,号曰蚩尤。盖以《楚语》曰:‘少昊氏之衰也,九黎乱德。其后三苗复九黎之德。’此言蚩尤而继以三苗,故以蚩尤为九黎。案《史记》曰:‘神农氏世衰……遂杀蚩尤。’蚩尤既为黄帝所杀,而九黎在少昊之末,则蚩尤非九黎。先儒既以蚩尤为九黎,而又曰黄帝所灭。二说异同,安得合之哉?《楚语》昭王问于观射父曰:‘周书所谓重黎实使天地不通何也?’对曰:‘九黎乱德,颛顼命南正重司天以属神,北正黎司地以属民。使复旧常,无相侵渎。是谓绝地天通。其后三苗复九黎之德,尧复育重黎之后,不忘旧者,使复典之。’此谓绝地天通。盖指三苗之事而言,安得以为在颛顼之世?《楚语》非也。则蚩尤当从《史记》。应劭曰:‘蚩尤,古天子。’臣瓉曰:‘《孔子三朝记》曰:蚩尤,庶人之贪者。’据《史记》之言,则蚩尤诸侯,二者皆非也。"
- ^ 魏了翁《尚书要义》卷十九又云:"案《楚语》云:少昊氏之衰也,九黎乱德。又云:其后三苖复九黎之德。则九黎、三苖,非一物也。"
- ^ a b Vương Chung Hàn (王锺翰) (1994). 中国民族史. 北京: 中国社会科学出版社. tr. 102–109. ISBN 7-5004-1646-6.
- ^ a b “伍新福.《论蚩尤》”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
- ^ a b Đặng Danh Thế (邓名世)- Cổ kim tính thị biện chứng (古今姓氏辩证)- quyển 19: "谨按《壬子年拾遗记》曰:‘帝喾妃邹屠氏之地’。轩辕去蚩尤之凶,迁其民善者于邹屠之地,恶者于有北之乡。其先以地命族,后分邹氏、屠氏。"
- ^ Trịnh Tiều (郑樵)- "Thông chí lược" (通志略)- quyển nhị (thị tộc nhị): "黎氏,字亦作犁,子姓侯爵,商时诸侯。《风俗通》云:‘九黎之后’。《尚书》:‘西伯戡黎’。亦见《毛诗》。今潞州黎城县有黎侯故城,是其地……今岭南多此姓。"
- ^ Cổ kim tính thị biện chứng (古今姓氏辩证) dẫn Nguyên Hòa tính toản (元和姓纂) nói: "蚩"姓,"蚩尤之后,以国为氏"。罗泌《路史·蚩尤传》亦云:中原地区"后有蚩尤",即以蚩尤为姓氏的民系。
- ^ Hậu Hán thư-Tây Khương liệt truyện thuyết "西羌之本出自三苗,羌姓之别也。其国近南岳。及舜流四凶,徙之三危,河关之西羌地是也。"
- ^ Lương·Nhâm Phưởng (任昉) Thuật dị chí(述异志): "蚩尤能作云雾。涿鹿今在冀州,有蚩尤神……秦汉间说:蚩尤氏耳鬓如剑戟,头有角,与轩辕氏斗,以角抵人,人不能向。今冀州有乐名《蚩尤戏》,其民两两三三,头戴牛角而相抵。""太原村落间,祭蚩尤神。""汉武时,太原有蚩尤神昼见……逐为立祠。"
- ^ "Mộng khê bút đàm" (梦溪笔谈)- quyển tam: "解州盐泽,卤色正赤,俚俗谓之‘蚩尤血’。"
- ^ Sử ký-Phong thiện thư: "于是始皇遂东游海上,行礼祠名山大川及八神,求仙人羨门之属。八神将自古而有之,或曰太公以来作之。齐所以为齐,以天齐也。其祀绝莫知起时。八神:一曰天主,祠天齐。天齐渊水,居临菑南郊山下者。二曰地主,祠泰山梁父。盖天好阴,祠之必于高山之下,小山之上,命曰"畤";地贵阳,祭之必于泽中圜丘云。三曰兵主,祠蚩尤。蚩尤在东平陆监乡,齐之西境也。……"
- ^ Sử ký-Phong thiện thư: "高祖初起,祷丰枌榆社。徇沛,为沛公,则祠蚩尤,衅鼓旗。遂以十月至灞上,与诸侯平咸阳,立为汉王。因以十月为年首,而色上赤。"
- ^ Hậu Hán thư-Mã Diên truyện: "延將兵衛護南單于,敕延過武庫,祭蚩尤,帝親御阿閣,觀其士眾。"
- ^ 《Tống sử-Lễ nhị thập tứ:"軍前大旗曰牙,師出必祭,謂之禡。後魏出師,又建纛頭旗上。太宗徵河東,出京前一日,遣右贊善大夫潘慎修出郊,用少牢一祭蚩尤,禡祭。"
- ^ Trương Chú (张澍) tập. Thập tam châu chí (十三州志): "蚩尤肩髀冢重聚,大小与阚冢等。传言黄帝与蚩尤战,克之于涿鹿之野,身体异处,故别葬焉。"
- ^ Hoàng lãm-Trủng mộ ký (皇览·冢墓记): "蚩尤冢,在东平郡寿张县阚乡城中,高七丈,民常十月祀之"。
- ^ “山东省巨野县的蚩尤墓和蚩尤广场”. 苗人网. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
- ^ 《呂氏春秋·明理》:"有其狀若眾植華以長,黃上白下,其名蚩尤之旗,類彗而後典,象旗。"
- ^ a b Sử ký-Thiên quan thư:"蚩尤之旗类彗而后曲,象旗。见则王者征伐四方。"
- ^ 《隋書·天文志》:"旋星,散為蚩尤旗。""蚩尤旗如箕,可長三丈,末有星。"
- ^ “吴晓东 苗族《蚩尤神话》与涿鹿之战”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
- ^ 江泽.《九黎、三苗与苗族》.《苗侗文坛》,1994年第2期:25-26页
- ^ a b 《苗侗文坛》(贵州凯里)1995年第4期。
- ^ Sơn Hải Kinh (山海经): "有宋山者,有赤蛇,名曰育蛇。有木生山上,名曰枫木。枫木,蚩尤所弃其桎梏,是为枫木。"Quách Phác (郭璞) chú: "蚩尤为黄帝所得,械而杀之,已摘弃其械,化而为树也。"
- ^ 中国网. “韩历史小说<蚩尤天皇>把蚩尤写成民族祖先”.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Michael J. Puett, The Ambivalence of Creation: Debates Concerning Innovation and Artifice in Early China. 2001