Wikipedia:Proxy mở rộng
Trang này giải thích một quy định chính thức của Wikipedia tiếng Việt. Nó được đa số các thành viên chấp nhận và được xem là chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ. Xin đừng sửa đổi trang này trừ khi sửa đổi của bạn đã được sự đồng thuận. Nếu bạn muốn đề nghị những sửa đổi hoặc hoài nghi về quy định nào đó, xin hãy sử dụng trang thảo luận. |
Trang này cung cấp thông tin về việc sử dụng proxy mở rộng để đọc và sửa bài tại Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn đã bị cấm với lý do proxy mở rộng (open proxy), xin hãy xem trang ở Meta (bằng tiếng Anh).
Quy định
[sửa | sửa mã nguồn]Proxy mở rộng hoặc nặc danh có thể bị cấm không cho sửa đổi vào bất cứ lúc nào với bất kỳ thời hạn nào để đối phó với sự lạm dụng sửa đổi. Tuy điều này có thể ảnh hưởng đến các thành viên chính đáng, các thành viên này không phải là mục tiêu mà chúng tôi nhắm đến và có thể thoải mái sử dụng proxy đến khi nào nó bị cấm. Không hạn chế đọc bài Wikipedia thông qua một proxy mở rộng hoặc nặc danh.
Các proxy để mở do cấu hình cố ý, vô ý hoặc do các tay bẻ khóa thay đổi cấu hình. Các địa chỉ IP hoặc máy chủ không tĩnh mà không phải là proxy thường trực thường chỉ nên bị khóa trong khoảng thời gian ngắn, vì rất có thể địa chỉ IP đó cuối cùng sẽ được chuyển giao hoặc sẽ được gán động cho người khác, hoặc proxy mở rộng sẽ đóng lại. Một khi đã đóng lại, địa chỉ IP đó nên được bỏ cấm.
Cơ sở hợp lý
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù Wikipedia khuyến khích mọi người trên thế giới đóng góp, các proxy mở rộng lại thường bị dùng một cách lạm dụng. MediaWiki, phần mềm wiki làm nền tảng cho Wikipedia, dựa trên các địa chỉ IP làm phương pháp can thiệp quản trị chống lại sự lạm dụng, đặc biệt từ các thành viên vô danh. Các proxy mở rộng cho phép các thành viên có ý đồ xấu thay đổi địa chỉ IP nhanh chóng, gây ra sự phá hoại liên tục mà các quản lý không thể ngừng lại được. Một vài vụ tấn công như vậy đã diễn ra ở một số dự án Wikimedia, gây tổn hại và mất thời gian của các quản lý, những người lẽ ra phải dành thời gian để giải quyết các mối quan tâm khác.
Quy định này được nhiều người cho là sẽ gây khó khăn cho một số thành viên viết bài, những người phải dùng proxy mở rộng để vượt qua sự kiểm duyệt tại nơi họ đang sống; ví dụ như công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mà ở đó Wikipedia hiện đã bị khóa bởi Dự án Khiên Vàng của chính phủ. Những người đóng góp ở Trung Quốc nếu muốn viết bài cho Wikipedia, cũng như các quản lý quan tâm đến việc cấm các proxy Tor, mời xem Lời khuyên cho các thành viên ở đại lục (tiếng Anh).
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Wikipedia:Tài khoản con rối
- Dự án Wiki về proxy mở rộng (tiếng Anh)
- m:Editing with Tor (tiếng Anh)
- Quy đinh này dựa trên Nói không với proxy mở rộng (meta - tiếng Anh).
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- WikiEn-l: "Anonymous proxies (was Re: Desysop Morwen)", Tim Starling 15 tháng 2 2004
- WikiEn-l: "Anonymous proxies (was Re: Desysop Morwen)", Jimmy Wales 16 tháng 2 2004
- WikiEn-l: "Anonymous proxies (was Re: Desysop Morwen)", Jimmy Wales 16 tháng 2 2004