Bước tới nội dung

Wikipedia:Chào mừng người mới đến

Trang khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng (khóa 30/500)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:CHAOMUNG)

Wikipedia là gì?

Wikipedia là một bách khoa toàn thư do chính người đọc và người biên tập cùng hợp tác xây dựng. Đây là một thể loại website đặc biệt được thiết kế hợp tác đơn giản, được gọi là wiki. Có nghĩa là bất kỳ ai, mọi người, kể cả bản thân bạn, có thể sửa đổi hầu như mọi bài viết ngay lập tức bằng cách bấm nút Sửa, nằm phía trên đầu trang trong các bài viết của Wikipedia. Toàn bộ những sửa đổi sẽ lưu vào lịch sử và danh sách thay đổi gần đây. Để có thông tin chi tiết hơn, xem thêm tại Giới thiệu về Wikipedia.

Tại sao bạn có thể biên tập?

Đừng ngại khi bạn đang tạo ra một sửa đổi mới – mọi người có thể sửa đổi hầu như mỗi bài viết, và chúng ta cần nên táo bạo! Tìm kiếm một vài trang gì đó có thể giúp bạn cải thiện nâng cao-chẳng hạn như chính tả, ngữ pháp, văn phong, thêm nội dung, thuần việt những bài viết dịch còn sơ khai hay là xóa đi những sửa đổi phá hoại. Nếu bạn muốn thêm sự kiện hay nội dung mới, hãy thử chèn chú thích nguồn gốc để chúng được kiểm chứng rõ ràng, hoặc thảo luận về điều này trên trang thảo luận của bài viết. Muốn chủ đề đang bàn cãi và trang chính của Wikipedia thường phải được thảo luận trước. Đóng góp của bạn đến với Wikipedia sẽ cung cấp bạn tài liệu, thông tin cần thiết để sử dụng, nhận xét, và đóng góp đến Wikipedia.

Hãy nhớ rằng – bạn không thể phá hoại Wikipedia; toàn bộ sửa đổi phá hoại có thể bị lùi lại, sửa lại, chỉnh lại sau. Wikipedia cho phép tạm dở dang. Trước mắt, hay sửa một bài viết và giúp Wikipedia là cơ sở dữ liệu tốt nhất trên mạng Internet!

Quyên góp – Wikipedia là trang mạng miễn phí sử dụng, nhưng nhớ rằng hãy hỗ trợ quyên góp và tài trợ như vậy để Wikipedia cải thiện và nâng cao hơn, hiện đại hơn. Để quyên góp, hãy nhấn nút Quyên góp bên tay trái để giúp đóng góp Wikipedia.

Cơ bản

Sau đây là một số những điều cơ bản nhất về bách khoa toàn thư này:

Dưới đây hướng dẫn ngắn gọn cho từng mục đích. Mời bạn xem thêm các hướng dẫn chi tiết tại trang giúp đỡ.

Xem nội dung

Wikipedia tiếng Việt chứa thông tin về nhiều đề tài khác nhau. Muốn tham khảo một đề tài nào đó, xin mời gõ các từ cần tìm vào ô tìm kiếm ở bên phải phía trên. Bạn cũng có thể tìm bài theo thứ tự chữ cái hoặc theo chủ đề, bắt đầu từ Trang Chính để tìm một đề tài mà bạn quan tâm để đọc. Bạn có thể tìm từ trên các bài viết, qua các liên kết màu xanh.

Bạn có thể lần lại lịch sử các lần sửa chữa của trang để biết thêm thông tin.

Thảo luận

Nếu bạn đọc một bài mà bạn thích, bạn có thể thảo luận ở trang thảo luận của bài đó. Đầu tiên, bấm vào liên kết thảo luận (phía đầu trang), để đi đến trang thảo luận, rồi bấm vào sửa đổi để thảo luận. Biết đâu, bình luận của bạn có thể giúp tăng chất lượng, độ chính xác cho bài viết!

Bạn hãy để lại chữ ký tại trang thảo luận bằng cách thêm 4 kí tự (~~~~) sau thảo luận của bạn; điều này sẽ giúp bạn tự động ghi lại tên và thời gian thảo luận, giúp ích cho việc tham gia thảo luận.

Ví dụ, ngay bây giờ, nếu có gì chưa rõ trong bài viết chào mừng này, bạn có thể thảo luận bằng cách ấn nút Thảo luận ở phía trên.

Lịch sử trang

Để xem lịch sử trang, nhấn vào nút lịch sử phía đầu trang. Bạn sẽ thấy hiện ra ngày giờ của từng sửa đổi đồng thời tên thành viên đã thực hiện sửa đổi và đôi khi tóm tắt về sửa đổi đã thực hiện. Thử bấm vào tên các thành viên màu xanh, bạn có thể đọc thêm thông tin về thành viên đó. Thử bấm vào các nút có tên "(trước)" cạnh mỗi sửa đổi, bạn sẽ so sánh được sửa đổi đã thay đổi những gì so với bản trước.

Thỉnh cầu

Nếu có thông tin chưa được đề cập, hoặc bạn không tìm thấy thông tin mình cần, bạn có thể đặt câu hỏi ở Bàn tham khảo, hoặc bạn có thể cho thông tin đó vào danh sách bài thỉnh cầu.

Những câu hỏi liên quan đến bản thân Wikipedia thường được tìm thấy ở Wikipedia:Câu thường hỏi, ở Trợ giúp:Mục lục hay ở Wikipedia:Bàn giúp đỡ.

Sửa đổi

Bạn có thể sửa đổi nội dung trong mỗi trang bằng cách bấm vào nút "Sửa đổi trang này". Chú ý: nếu bạn chỉ muốn thử nghiệm, bạn nên dùng Trợ giúp:Chỗ thử.

Nếu bạn đóng góp, xin viết tiếng Việt có dấu. Bạn có thể sử dụng tiện ích gõ tiếng Việt ở cột bên trái để gõ theo kiểu Telex, VNI, hay VIQR. Để đồng nhất cách viết trong Wikipedia tiếng Việt, xin bạn hãy tham khảo Cẩm nang về văn phong.

Mời bạn đọc thêm kỹ thuật soạn thảo khi gặp phải vấn đề. Một cách khác để dễ dàng biết các thủ thuật soạn thảo là xem mã nguồn các trang chứa nội dung bạn muốn thực hiện.

Viết trang mới

Khi bạn gặp liên kết đỏ bạn có thể mở nó ra để soạn thảo mới. Bạn cũng có thể đánh từ mới vào ô tìm kiếm, nếu nó chưa tồn tại trong bách khoa này, bạn sẽ có lựa chọn mở soạn thảo mới.

Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết hơn ở đây. Mẹo nhỏ: hãy theo dõi Lịch sử của trang bạn tạo ra để xem những người khác sửa chữa nó lại như nào, có thể bạn sẽ học được vài thủ thuật.

Xem mã nguồn

Chỉ có một vài trang trong bách khoa toàn thư này bị khóa, không sửa đổi được. Các trang đó bạn có thể xem mã nguồn bằng cách ấn nút "Xem mã nguồn" phía trên trang đó. Bạn cũng có thể vào thảo luận viết yêu cầu mở khóa nếu thấy cần.

Tất cả các trang khác, để xem mã nguồn, bạn chỉ cần ấn vào nút "Sửa đổi".

Xem phiên bản ngoại ngữ

Cùng một đề tài của bài viết, có thể có các phiên bản tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật...

Bạn có thể đọc các phiên bản này bằng cách ấn vào liên kết màu xanh ghi tên tiếng nước đó ở cột bên tay trái. Ví dụ, ngay bây giờ, bạn có thể xem phiên bản tiếng Anh của lời chào mừng này, bằng cách ấn vào liên kết "English" nằm ở cột bên trái (phía trên).

Quy định

Xin xem Wikipedia:Quy định và hướng dẫn để nắm rõ những quy định và hướng dẫn khi tham gia Wikipedia.

Wikipedia không chịu trách nhiệm khi thông tin bị sai lầm hay thiếu sót. Xin tham khảo Phủ nhận chung để nắm thêm chi tiết.

Về cơ bản, bách khoa toàn thư này hoạt động trên nguyên tắc hợp tác cộng đồng. Các tài liệu đưa vào đều không vi phạm bản quyền nếu có. Các nội dung hướng tới khả năng kiểm chứng được, trung lập trong quan điểm, được sự đồng thuận bởi đa số.

Bách khoa toàn thư mở luôn chào đón mọi sự đóng góp của bạn, kể cả cho các quy định. Mời bạn cùng sở hữu bách khoa toàn thư này nhé!

Tìm hiểu thêm

Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia

Bạn còn nhiều điều muốn hỏi về dự án này? Xin xem thử các liên kết dưới đây: