vz. 58
Giao diện
vz. 58 | |
---|---|
Một khẩu vz. 58P. | |
Loại | Súng trường tấn công |
Nơi chế tạo | Tiệp Khắc |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1959–nay |
Sử dụng bởi | |
Trận | Chiến tranh Việt Nam[1] Chiến tranh biên giới Tây Nam Nội chiến Nigeria Bạo loạn ở Síp Chiến tranh biên giới Nam Phi Chiến tranh giành độc lập Eritrean Chiến tranh Afghanistan Nội chiến Libya |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Jiří Čermák |
Năm thiết kế | 1956–1958 |
Nhà sản xuất | Česká zbrojovka Uherský Brod |
Giai đoạn sản xuất | 1959–1984 |
Số lượng chế tạo | Xấp xỉ 920.000 |
Thông số | |
Khối lượng | 3,1 kg (6,8 lb)[chuyển đổi: độ chính xác không hợp lệ] |
Chiều dài | vz. 58 P: 845 mm (33,3 in) vz. 58 V 845 mm (33,3 in) báng mở / 636 mm (25,0 in) báng gấp 1.000 mm (39,4 in) với lưỡi lê |
Độ dài nòng | 390 mm (15,4 in) |
Chiều rộng | 57 mm (2,2 in) báng mở 72 mm (2,8 in) báng gấp |
Chiều cao | 255 mm (10,0 in) |
Đạn | 7.62×39mm |
Cơ cấu hoạt động | Nạp đạn bằng khí nén, Khóa nòng |
Tốc độ bắn | 800 viên/phút |
Sơ tốc đầu nòng | 705 m/s (2.313 ft/s) |
Tầm bắn hiệu quả | 100–800 m |
Tầm bắn xa nhất | 2.800 m |
Chế độ nạp | Hộp tiếp đạn cong 30 viên, nặng 0,19 kg (0,42 lb) khi không có đạn |
Ngắm bắn | Thước ngắm và đầu ngắm (điểm ruồi). |
Súng trường tiến công vz. 58 (Mẫu 58) là một loại súng được thiết kế và chế tạo tại Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia) và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1950 với cái tên 7,62 mm samopal vzor 58 ("Súng tiểu liên 7,62 mm mẫu 1958"), nhằm thay thế súng trường vz. 26 dùng đạn 7.92×57 và súng tiểu liên PPSh-41 dùng đạn 7.62×25mm Tokarev.
Mặc dù bề ngoài vz. 58 khá giống AK-47 của Liên Xô nhưng cấu tạo của nó khác hẳn với khẩu súng AK-47, vz. 58 hoạt động trên cơ cấu trích khí ngắn (tương tự súng SKS) còn AK-47 sử dụng trích khí dài. vz. 58 dùng khóa nòng lùi và thoi móc đạn xoay.
Biến thể
[sửa | sửa mã nguồn]- vz. 58 P: Phiên bản chỉnh sửa nhỏ ở báng.
- vz. 58 V: Phiên bản báng gấp trang bị cho lính dù hoặc lính lái xe.
- vz. 58 Pi: Phiên bản trang bị thêm kính nhìn đêm NSP-2.
- Automatická puška ("Súng trường tự động") AP-Z 67: Phiên bản thử nghiệm với đạn 7,62×51mm NATO vào năm 1966.
- Útočná puška ("Súng trường tấn công") ÚP-Z 70: Phiên bản thử nghiệm với đạn 5,56×45mm NATO vào năm 1970.
- Experimentální zbraň ("Vũ khí thử nghiệm") EZ-B: Phiên bản bullpup (khóa nòng, hộp tiếp đạn sau cò) vào năm 1976.
- Ruční kulomet ("Súng máy hạng nhẹ (trung liên)") danh pháp KLEČ ("Cây thông núi"): Bản thử nghiệm với hộp đạn 590 mm (tương tự RPK), thử vào năm 1976.
- Lehká odstřelovačská puška ("Súng bắn tỉa") vz. 58/97: Phiên bản bắn tỉa phát triển bởi VTÚVM Slavičín.
- Samopal ("Súng tiểu liên cỡ nhỏ") vz. 58/98 "Bulldog": Phiên bản dùng đạn 9×19mm Parabellum phát triển bởi VTÚVM Slavičín.
- CZH 2003 Sport: Phiên bản bán tự động dùng cho thị trường dân sự. Sử dụng hộp đạn tiêu chuẩn (390 mm) hoặc loại ngắn hơn (295 mm). Sản xuất hạn chế cho thị trường dân sự ở Canada với chiều dài hộp đạn (490 mm).
- CZ 858 Tactical: Một phiên bản dùng cho thị trường dân sự ở Canada, sử dụng một số bộ phận của phiên bản quân sự khi dây chuyền sản xuất vz.58 quân sự ngừng sản xuất. Hộp đạn tiêu chuẩn (390 mm) phiên bản -4V, hoặc ngắn hơn (482 mm) ở phiên bản -2V.
- FSN Series: Một phiên bản bán tự động mới dành cho thị trường dân sự. Sử dụng hộp đạn tiêu chuẩn (FSN-01, 390 mm), có báng gấp hoặc không (FSN-01F và FSN-01W dùng báng gỗ và (cheek piece?)), hoặc hộp đạn ngắn hơn (279 mm). Các phiên bản đều dùng vật liệu bakelite thay gỗ.
- CSA vz. 58 Sporter: Phiên bản dùng đạn .222 Remington, .223 Remington (5,56 NATO), hoặc 7.62×39mm, là loại súng Cạc bin mới được sản xuất bởi Czech Small Arms. Gồm các biến thể như mẫu đủ (hộp đạn 190mm, báng gấp), mẫu cạc bin (hộp đạn 300 hoặc 310mm, báng gấp), và súng trường (hộp đạn 390 hoặc 410mm, dùng báng súng săn).
- Rimfire VZ 58
- Vz 2008: Phiên bản dùng hộp tiếp đạn kiểu Mỹ.
Các quốc gia sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]- Afghanistan[2]
- Angola[3]
- Biafra[4]
- Chile[cần dẫn nguồn]
- Cuba[2]
- Síp[2]
- Cộng hòa Séc: Súng trường tiêu chuẩn.[2][5][6] Dần thay thế bằng CZ-805 BREN.[7]
- Cộng hòa Dominica[cần dẫn nguồn]
- Eritrea[2]
- Ethiopia[2]
- Guatemala[3]
- Guinea[2]
- Ấn Độ[3]
- Indonesia[cần dẫn nguồn]
- Iraq[3]
- Libya[2]
- Mozambique[2]
- Slovakia:[2] Súng trường tiêu chuẩn.
- Somalia[2]
- Tanzania[2]
- Uganda[cần dẫn nguồn]
- Campuchia
- Lào
- Việt Nam[8]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vz. 58. |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Vondra si ve Vietnamu prohlížel válečnou kořist. Je to nějaké zrezivělé, řekl tiše generál Picek | zpravy.ihned.cz - Česko”. zpravy.ihned.cz. ngày 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
- ^ a b c d e f g h i j k l Jones, Richard D.; Ness, Leland S. biên tập (ngày 27 tháng 1 năm 2009). Jane's Infantry Weapons 2009/2010 (ấn bản thứ 35). Coulsdon: Jane's Information Group. ISBN 978-0-7106-2869-5.
- ^ a b c d “Czechpoint - History of the Sa vz. 58 - History of the Sa vz. 58 rifle”. Czechpoint-usa.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2010.
- ^ McNab, Chris (2002). 20th Century Military Uniforms (ấn bản thứ 2). Kent: Grange Books. ISBN 1-84013-476-3.
- ^ “7,62mm samopal vzor 58”. Czech army (bằng tiếng Séc). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2004.
- ^ “RUČNÍ ZBRANĚ AČR” (PDF) (bằng tiếng Séc). tr. 16–21. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Armáda převzala ve Štěpánově nové útočné pušky. FOTO - Olomoucký deník”. Olomoucky.denik.cz. ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
- ^ “Czech Defense Minister talks up high-tech arms sales to Vietnam | Czech Position”. Ceskapozice.cz. ngày 29 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.