Bước tới nội dung

Vera Vasilyevna Kholodnaya

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vera Vasilyevna Kholodnaya
Вера Васильевна Холодная
SinhVera Vasilyevna Levchenko
(1893-08-05)5 tháng 8 năm 1893
Poltava, Đế quốc Nga
Mất16 tháng 2 năm 1919(1919-02-16) (25 tuổi)
Odessa, Cộng hòa Nhân dân Ukraina
Nghề nghiệpNữ diễn viên
Năm hoạt động1914–1918
Phối ngẫu
Vladimir Kholodny (cưới 1910)
Con cái2

Vera Vasilyevna Kholodnaya (nhũ danh Levchenko; tiếng Ukraina: Віра Василівна Холодна ; tiếng Nga: Вера Васильевна Холодная; sinh ngày 5 tháng 8 năm 1893 – mất ngày 16 tháng 2 năm 1919) là một nữ diễn viên người Ukraina hoạt động ở Đế quốc Nga.[1][2][3] Cô là ngôi sao phim câm đầu tiên của Đế quốc Nga.[4] Đến nay chỉ có năm bộ phim của cô còn sót lại, và tổng số bộ phim mà cô đóng vẫn chưa rõ, có đồn đoán số phim dao động từ 50 đến 100 phim.[4]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Vera sinh ra ở Poltava (Đế quốc Nga, nay là Ukraina), cô chuyển đến Moskva sống cùng người bà góa năm lên hai tuổi. Lúc còn là thiếu nữ, cô mơ theo đuổi sự nghiệp mùa ba lê và đăng ký vào trường dạy ba lê ở Nhà hát Bolshoi. Từ lúc nhỏ, Vera đã tham gia các sân khấu kịch của gia đình. Năm lên 10 tuổi, Vera được gửi tới trường trung học (grammar school) nổi tiếng của Perepelkina.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

1908–1917: Sự nghiệp cất cánh

[sửa | sửa mã nguồn]
Vera Kholodnaya

Năm 1908, Vera tham dự một buổi biểu diễn Francesca da Rimini, với Vera Komissarzhevskaya vào vai chính. Cô cực kỳ ấn tượng với phong cách nghệ thuật của Komissarzhevskaya và quyết định thử sức với diễn xuất trong phim điện ảnh. Cô tiếp cận Vladimir Gardin (đạo diễn hàng đầu của Nga) và ông đã chọn cô đóng một vai nhỏ trong tác phẩm Anna Karenina

Năm 1915, Yevgeni Bauer là người chỉ đạo bộ phim Song of Triumphant Love (Pesn Torzhestvuyushchey Lyubvi)[5] - một tác phẩm chính kịch tình yêu bí ẩn (sau Turgenev), và đang tìm kiếm nữ diễn viên sở hữu nhan sắc nổi bật. Khi Vera Kholodnaya được giới thiệu với Bauer, ông ngay lập tức đồng ý để cô đảm nhận vai diễn này do ấn tượng trước nhan sắc của cô.[4]

Song of Triumphant Love trở thành tác phẩm cực kỳ thành công và Yevgeni Bauer ngay lập tức bắt đầu ghi hình một bộ phim nữa có sự tham gia của Kholodnaya. Đó là tác phẩm tâm lý tình cảm Flame of the Sky (Plamya Neba) nói về tình yêu tội lỗi của một người phụ nữ trẻ với một người đàn ông già đã góa vợ và con trai của ông. Tuy Flame of the Sky được ghi hình sau Song of Triumphant Love, bộ phim lại được chiếu trên màn ảnh trước và mang lại tiếng tăm cho Vera Kholodnaya.

Lúc đầu, Vera gặp khi truyền tải những sắc thái tâm lý phức tạp,[5] nên cô bắt chước theo diễn xuất của Asta Nielsen, nhưng rồi dần phát triển lối diễn của riêng mình. Những bộ trang phục xa hoa và đôi mắt to màu xám của Vera khiến cô trở thành một hiện tượng bí ẩn trên màn ảnh, mê hoặc khán giả khắp Đế quốc Nga. Tác phẩm tiếp theo mà cô đóng là The Children of the Age (Deti veka) (được trình chiếu năm 1915)[6] - một tác phẩm chính kịch được thực hiện với ý đồ phơi bày những vấn đề của xã hội.

Một tác phẩm nữa cực kỳ ăn khách của Vera là phim tâm lý tình cảm bi kịch The Mirages (1916) của Pyotr Chardynin, kế đến là 'phim chính kịch kỳ ảo' Beauty Must Reign in the World của Yevgeni Bauer, phim tâm lý tình cảm Fiery Devil, và một tác phẩm tâm lý tình cảm nữa mang tên A Life for a Life. A Life for a Life đã trở thành một trong những bộ phim nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Vera Kholodnaya và mang lại cho cô danh hiệu 'Nữ hoàng màn ảnh'.[4] Tác giả danh hiệu này là Alexander Vertinsky, ông cực kỳ quý trọng nữ diễn viên và thường xuyên ghé qua nhà bà. Năm 1916, công ty của Khanzhonkov bắt đầu làm phim Pierrot với Vertinsky và Kholodnaya thủ vai chính. Tuy nhiên, thật không may là tác phẩm đã không thể được hoàn thành.

Đầu năm 1917, một trong những bộ phim hay nhất có sự tham gia của Vera Kholodnaya là By the Fireplace (U kamina) được trình chiếu, dựa trên một câu chuyện tình cảm lứa đôi nổi tiếng. Bộ phim mang màu sắc bi kịch nói về gia đình của người tình giàu có bị tan vỡ, mối tình của ông chấm dứt với cái chết của nhân vật chính do Vera Kholodnaya thể hiện. Thành công tác phẩm đã vượt qua mọi bộ phim được quay ở Nga trước đó.[4] Phải đến năm 1918, bộ phim Be Silent, My Sorrow, Be Silent (Molchi, grust, molchi) ra rạp và mới nhận được sự hưởng ứng lớn.[4][7] Như nhiều bộ phim của Vera, tác phẩm dựa trên một bài tình ca truyền thống của Nga. Cùng thời điểm ấy, có lẽ chẳng có bộ phim nào vấp phải nhiều chỉ trích như vậy, đặc biệt là giai đoạn sau cách mạng Nga. Đến giữa năm 1918, Vera Kholodnaya đã chuyển vị thế từ một diễn viên nổi tiếng và được ngưỡng mộ thành một hiện tượng thực sự của điện ảnh Nga.[4][8]

1918: Thế chiến I và Cách mạng Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Những bộ phim cuối của Vera là Krasnaya zarya (1918), Zhivoy trup (1918) và The Last Tango (1918).[9] Tuy nhiên, chỉ còn năm tác phẩm có Kholodnaya đóng được bảo tồn.[10] The Children of the Age là phim ra đời sớm nhất trong số này. Những bộ phim còn lại lần lượt là: The Mirages (1916), A Life for a Life (1916), A Corpse Living (1918) và Be Silent, My Sorrow, Be Silent (1918). A Life for a Life là tác phẩm đã xây chắc vị thế minh tinh của Kholodnaya.[11]

Ossip Runitsch, Ivan Khudoleev và Vera Kholodnaya

Sau khi chồng phải nhập ngũ để chiến đấu trong Thế chiến I, Kholodnaya đã ký hợp đồng với hãng phim đối thủ của Khanzhonkov. Trong Thế chiến I, Kholodnaya tham gia vào các buổi hòa nhạc từ thiện, bán quà để hỗ trợ binh lính và gia đình họ. Các chiến sĩ đã tôn sùng Kholodnaya, mệnh danh cô là "Verochka của chúng ta".[12] Trong những lần tạm nghỉ giữa các buổi ghi hình, Kholodnaya đã ra tiền tuyến để thăm chồng.[13]

Vào thời điểm diễn ra Cách mạng Nga, cứ ba tuần là một bộ phim mới của Kholodnaya được phát hành. At the Fire Side (1917) là tác phẩm gặt hái thành công thương mại lớn của cô: phim được chiếu tại các rạp cho tới năm 1924, khi chính quyền Liên Xô lệnh tiêu hủy nhiều phim của Kholodnaya. At the Fire Side là tác phẩm dựa trên một câu chuyện tình tay ba.[14] Thành công của phim đã thúc đẩy đạo diễn Petr Chardynin làm phần phim tiếp theo mang tên Forget about the Fire, the Flame's Gone Out (1917) - được phát hành trong Cách mạng Tháng Mười Nga. Forget about the Fire, cùng với một phim nữa là Be Silent, My Sorrow, Be Silent (1918) – cả hai phim đều có đề tài về xiếc – đã công phá toàn bộ kỷ lục phóng vé của điện ảnh Nga tiền cách mạng.[14]

Trong Nội chiến Nga, chính quyền Bolshevik yêu cầu các công ty sản xuất phim chế tác ít phim tâm lý tình cảm hơn và nhiều bản chuyển thể tác phẩm kinh điển hơn. Theo đó, Kholodnaya được chọn đóng trong bản chuyển thể màn ảnh cuốn The Living Corpse của Tolstoy. Khả năng diễn xuất của cô trong phim này được Konstantin Stanislavski tán dương, và ông đã chào mời Vera tham gia đoàn kịch của Nhà hát nghệ thuật Moskva.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại lễ tốt nghiệp, Vera gặp Vladimir Kholodny (lúc ấy vẫn là sinh viên, và sau làm biên tập viên của nhật báo thể thao và một tay đua, ông được cho là một trong những tay đua ô tô đầu tiên của Nga). Họ kết hôn vào năm 1910 bất chấp sự phản đối của hai bên gia đình.[4] Vera thường đi cùng chồng tới các trường đua (nguyên nhân dẫn đến một số tai nạn). Cô cũng lấy họ của chồng, dịch ra nghĩa là "người lạnh lùng". Sau đó, nhiều người đã chọn nó làm bút danh cho mình. Con gái họ tên Evgeniya chào đời vào năm 1912, và họ còn nhận nuôi một con gái tên Nata vào năm 1913.[15]

Các ghi chép chính thức của Nga ghi rằng Vera Kholodnaya tử vong trong đợt đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1919.[16] Tuy nhiên vẫn còn nhiều đồn đoán khác xoay quanh cái chết của cô. Những lời đồn khác cho rằng cô bị đại sứ Pháp đầu độc (người bị nghi đã ngoại tình với cô) và người này tin rằng cô là gián điệp của Bolshevik.[17]

Vera Kholodnaya và Ossip Runitch trong phim The Last Tango (1918)

Danh sách phim

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là tám bộ phim của Kholodnaya còn sót lại, một phần hoặc toàn bộ tác phẩm:[18]

Năm Tựa phim
1914 Anna Karenina
1915 Children of the Age
1916 Mirages
1916 A Life for a Life
1917 Tormented Souls (Izterzannye dushi)
1918 Be Silent, My Sorrow, Be Silent
1918 Skazka liubvi dorogoi
1918 The Last Tango

Phim bị thất lạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa phim
1915 Vaniushin's Children (Deti Vaniushina)
1915 Flame of the Sky (Plamia neba)
1915 Song of Triumphant Love (Pesn' torzhestvuiushchei liubvi)
1915 Nakazannyi Antosha
1915 Probuzhdenie
1916 Beauty Must Rule the World (V mir dolzhna tsarit' krasota)
1916 Odna iz mnogikh
1916 Lunnaia krasavitsa
1916 Shakhmaty zhizni
1916 Razorvannye tsepi
1917 Stolichnyi iad
1917 Radi schast'ia
1917 Pytka molchaniia
1917 U kamina
1917 Izterzannye dushi
1917 Pochemu ia bezumno liubliu
1917 Kak oni lgut
1917 Na altar' krasoty
1917 Toboi kaznennye
1917 Bluzhdaiushchie ogni
1917 Pozabud' pro kamin, v nem pogasli ogni
1917 Chelovek-zver'
1918 Zhivoi trup
1918 Ternistyi slavy put'
1918 The Woman who Invented Love (Zhenshchina, kotoraia izobrela liubov')
1918 Meshchanskaia tragediia
1919 Azra
1919 Krasnaia zaria
1919 V tiskakh liubvi
1919 Pesn' Persii
1919 Kira Zubova

Phim chưa bao giờ được phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa phim
1918 Kniazhna Tarakanova
1918 Ispoved' monakhini
1919 Tsyganka Aza
1919 Dama s kameliiami

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Peter Rollberg (2009). Historical Dictionary of Russian and Soviet Cinema. US: Rowman & Littlefield. tr. 345–346. ISBN 978-0-8108-6072-8.
  2. ^ Anne Commire; Deborah Klezmer biên tập (2000). Women in World History: A Biographical Encyclopedia. Yorkin Publications. tr. 642. ISBN 978-0-7876-4067-5.
  3. ^ Sergei Eisenstein (1996). Richard Taylor (biên tập). Selected Works, Volume 3. BFI Pub. tr. 383. ISBN 978-0-85170-530-9.
  4. ^ a b c d e f g h “Vera Kholodnaya Russian silent cinema actress :: people :: Russia-InfoCentre”. russia-ic.com. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016.
  5. ^ a b Tsivian, Yuri; Taylor, Richard (13 tháng 12 năm 2013). Early Cinema in Russia and Its Cultural Reception (bằng tiếng Anh). Routledge. ISBN 978-1-317-92837-9.
  6. ^ “Muchnik's Picks: Music in Moscow Over the Weekend | Arts and Ideas”. The Moscow Times. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016.
  7. ^ Ioffe, Nadezhda (1 tháng 1 năm 1995). Back in Time: My Life, My Fate, My Epoch : the Memoirs of Nadezhda A. Joffe (bằng tiếng Anh). Mehring Books. ISBN 978-0-929087-70-2.
  8. ^ Feinstein, Elaine (18 tháng 12 năm 2007). Anna of All the Russias: A Life of Anna Akhmatova (bằng tiếng Anh). Knopf Doubleday Publishing Group. ISBN 978-0-307-42482-2.
  9. ^ “L'ENCINEMATHEQUE: La collectionneuse”. encinematheque.fr. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016.
  10. ^ “The Presidential Library to di...”. www.prlib.ru. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016.
  11. ^ Sobolev, R. P. (1961). Liudi i fil'my russkogo dorevoliutsnnogo kino. Moscow: Iskusstvo. tr. 137–38.
  12. ^ Kashchenko, E. S. (2012). “Izmenenie sistemy stereotipov v otechestvennom kinematografe 1910-1930-kh gg. (na primere fil'mov "Zhizn' za zhizn'" (1916) i "Semero smelykh" (1936))” (PDF). Noveishaia Istoriia Rossii: Zhurnal. 2: 176. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  13. ^ Banchik, N. (2002). “Svet sgorevshei zvezdy—skvoz' goda, okeany”. Russkii Bazar: Zhurnal. 10 (306).
  14. ^ a b Ginzburg, S. S.; Гинзбург, С. С. (2007). Kinematografii︠a︡ dorevoli︠u︡t︠s︡ionnoĭ Rossii. Moskva: Agraf. tr. 170. ISBN 9785778402478. OCLC 173182496.
  15. ^ Parrill, William B. (8 tháng 6 năm 2015). European Silent Films on Video: A Critical Guide. McFarland. ISBN 978-1-4766-1021-4.
  16. ^ Greta, De Groat; Groat, Greta de. “Gloria Swanson”. web.stanford.edu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016.
  17. ^ Віра Холодна. 1893–1919. 120 років від дня народження
  18. ^ Velikiĭ kinemo : katalog sokhranivshikhsi︠a︡ igrovykh filʹmov Rossii, 1908–1919. Ivanova, V. (Valentina), 1937-2008., Иванова, В. (Валентина), 1937–2008. Moskva: Novoe literaturnoe obozrenie. 2002. ISBN 5867931552.Quản lý CS1: khác (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]