Bước tới nội dung

Vĩnh Tuyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vĩnh Tuyền
永璇
Hoàng tử nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1746-08-03)3 tháng 8, 1746
Mất1 tháng 9, 1832(1832-09-01) (86 tuổi)
An tángXương Bình, Bắc Kinh
Phối ngẫuChương Giai thị
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Vĩnh Tuyền (爱新觉罗·永璇)
Thụy hiệu
Nghi Thận Thân vương
(儀慎親王)
Thân phụThanh Cao Tông
Thân mẫuThục Gia Hoàng quý phi

Vĩnh Tuyền (chữ Hán: 永璇; tiếng Mãn: ᠶᠣᠩ ᠰᡳᡠᠸᠠᠨ, Möllendorff: yong siowan; 31 tháng 8, năm 1746 - 1 tháng 9, năm 1832), Ái Tân Giác La, là Hoàng tử thứ 8 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Ông là Hoàng tử có tuổi thọ cao nhất trong số các con trai của Càn Long Đế. Tuy dưới triều cha ruột ông không mấy khi được tín nhiệm, song lại trở thành đầu tàu hàng thân thích dưới triều em trai Gia Khánh và cháu trai Đạo Quang.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng tử Vĩnh Tuyền sinh ngày 5 tháng 7 (âm lịch) năm Càn Long thứ 11, là anh em ruột với Lý Đoan Thân vương Vĩnh Thành, Hoàng cửu tử và Thành Triết Thân vương Vĩnh Tinh. Sinh mẫu là Thục Gia Hoàng quý phi, một phi tần gốc Triều Tiên.

Ông được người Triều Tiên ghi lại, đánh giá là một người ham mê tửu sắc, chân lại có tật, vì vậy ông không thích hợp với ngôi vị Thái tử theo lời của Càn Long Đế.

Năm Càn Long thứ 44 (1779), tháng 3, ông được phong làm Đa La Nghi Quận vương (多羅儀郡王). Phong hiệu ["Nghi"], Mãn văn 「yongsu」, ý là "Lễ nghi", có thể thấy Càn Long Đế hình dung Vĩnh Tuyền như người tuân theo lễ nghĩa, điều này có vẻ mâu thuẫn với ghi chép của người Triều Tiên về ông. Nếu không xét người Triều Tiên có sai sót mà là sự thực, thì cơ hồ phong hiệu này của Càn Long Đế ban cho ông có hàm ý răn đe.

Phủ đệ của ông, căn cứ theo chỉ dụ khai phủ, thì nằm ở phía Tây của phố Trường An, thuộc khu Tây Thành, Bắc Kinh[1].

Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), tháng giêng, Gia Khánh Đế tấn thăng làm Hòa Thạc Nghi Thân vương (和碩儀親王). Cùng năm ấy, Gia Khánh Đế lệnh ông cùng em trai là Thành Triết Thân vương Vĩnh Tinh điều tra và bắt giam Hòa Thân.

Năm Đạo Quang thứ 12 (1832), ngày 7 tháng 8 (âm lịch), ông qua đời, thọ 86 tuổi. Ông được Đạo Quang Đế truy thuỵ hiệu là Thận (慎). Khi cử hành lễ tế, Đạo Quang Đế cũng từng đích thân lâm điện. Mộ phần của ông nằm ở khu vực Bán Bích điếm (半壁店), quận Xương Bình.

Tuổi cao tín nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đương thời, Vĩnh Tuyền là anh trai của Gia Khánh Đế, cũng là Hoàng tử triều Càn Long sống thọ nhất. Trải đến đời Đạo Quang Đế, tiếp tục được tín nhiệm và thêm gia ân ban thưởng. Đạo Quang Đế khi ban dụ nói về Vĩnh Tuyền, có nói:

Tuy nhiên, Nghi vương phủ sau khi Vĩnh Tuyền qua đời, cũng như Vinh vương phủ hậu duệ Vĩnh Kỳ, đều không có được đặc thù ân vinh nào đáng kể. Sự thừa tước qua các đời của Nghi vương phủ đều theo tiêu chuẩn bình thường, và Nghi vương phủ là hệ phòng thứ 4 của nhánh Càn Long Đế, sau Định vương phủ (Vĩnh Hoàng), Tuần vương phủ (Vĩnh Chương) và Vinh vương phủ. Trước Vĩnh Tuyền, Vĩnh Liễn cùng Vĩnh Tông qua đời đều còn nhỏ không có hậu duệ, còn hai người anh cùng mẹ Vĩnh Thành và anh khác mẹ Vĩnh Dung đều phái làm con thừa tự của Lý vương phủ và Thận vương phủ. Khi phân phủ và nhập kỳ tịch, Nghi vương phủ được liệt vào Tả dực Cận chi Tương Bạch kỳ đệ nhất tộc, cùng một kỳ tịch với Hằng vương phủ (hậu duệ Dận Kì), Lý vương phủ (hậu duệ Dận Đào), Đôn vương phủ (hậu duệ Miên Khải) cùng Thuần vương phủ (hậu duệ Dịch Hoàn).

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đích Phúc tấn: Chương Giai thị (章佳氏), con gái của Đại học sĩ Doãn Kế Thiện.
  • Trắc Phúc tấn: Vương thị (王氏), tên Ngọc Anh (玉英). Từ vị Cách cách, sau sinh trưởng tử mà tấn thăng[2]. Các con của Vĩnh Tuyền đều do Vương thị sinh ra.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Miên Chí (綿志; 1768 - 1834). Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), được phong Bất nhập Bát phân Phụ quốc công. Năm thứ 7 (1803), được thăng Bối tử. Năm thứ 14 (1809), lại tấn phong Bối lặc. Năm thứ 18 (1813), chính thức tập phong Nghi Quận vương sau khi Vĩnh Tuyền qua đời. Bị tước vị hai lần vào năm Gia Khánh thứ 20 (1815) và năm thứ 25 (1820), phục vị lại vào năm Gia Khánh thứ 24 (1819) và Đạo Quang thứ 3 (1823). Sau khi qua đời, được truy thuỵ Nghi Thuận Quận vương (儀順郡王).
  2. Miên Mậu (绵懋; 1775 - 1777), chết non. Sinh ngày 20 tháng 12 (âm lịch) năm Càn Long thứ 40, mất ngày 30 tháng 10 (âm lịch) năm thứ 42, khi 3 tuổi.
  1. Trưởng nữ, Huyện quân (县君; 1769 - 1819), sinh ngày 12 tháng 11 (âm lịch) năm Càn Long thứ 34. Năm Càn Long thứ 47 (1782), tuyển hôn phu là Tái Thượng A (赛尚阿), con trai của Cố Sơn Bối tử Hòa Thạc Ngạch phò Đức Lặc Khắc (德勒克) của Ba Lâm bộ - hôn phu của Hòa Thạc Hòa Uyển Công chúa. Năm thứ 50 (1785) thì thành hôn. Huyện quân qua đời ngày 24 tháng 11 (âm lịch) năm Gia Khánh thứ 24. Thọ 51 tuổi.
  2. Nhị nữ (第二女; 1772 - 1774), sinh ngày 13 tháng 4 (âm lịch) năm Càn Long thứ 37, mất ngày 26 tháng 11 (âm lịch) năm Càn Long thứ 39.
  3. Tam nữ (第三女; 1774 - 1776), sinh ngày 13 tháng 7 (âm lịch) năm Càn Long thứ 39, mất ngày 2 tháng 9 (âm lịch) năm Càn Long thứ 41.
  4. Tứ nữ (第四女; 1777), sinh ngày 28 tháng 12 (âm lịch) năm Càn Long thứ 41 (1776), mất ngày 8 tháng 9 (âm lịch) năm Càn Long thứ 42.

Phả hệ Nghi vương phủ

[sửa | sửa mã nguồn]
 
 
 
 
 
Nghi Thận Thân vương
Vĩnh Tuyền
1746 - 1779 - 1832
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nghi Thuận Quận vương
Miên Chí
1768 - 1832 - 1834
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bối lặc (Hàm Quận vương)
Dịch Võng
1816 - 1834 - 1893
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Truy phong Bối tử
Tái Hoàn (載桓)
1838 - 1859
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phổ Di (溥颐)
1858-?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bối tử (Hàm Bối lặc)
Dục Côn (毓崐)
1875 - 1894 - 1901
 
 
 
Phụng ân Trấn quốc công
Dục Kỳ
1884 - 1902 - 1916
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụng ân Trấn quốc công
Hằng Việt (恆鉞)
1911 - 1917 - ?
 
 

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 乾隆四十三年三月丁亥上諭:「前諭營建王府、公府以備皇子等分居之用,現在各工將次告成。皇八子永璇,著加恩封為郡王,賞給西長街王府居住。其西華門外王府,著賞給皇孫定郡王綿恩居住。西單牌樓公府,著賞給皇孫鎮國公綿德居住。所有分府及封爵各事宜,著各該衙門,照例辦理具奏。」
  2. ^ 根據的《清宮醫案集成》的記載,王氏於誕下八阿哥長子時被稱為「宮女子玉英」。