Bước tới nội dung

Tiếng Corse

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Corse
corsu, lingua corsa
Phát âm[ˈkorsu] hay [ˈkɔrt͡su]
Sử dụng tạiPháp
Ý
Khu vựcCorse
Bắc Sardegna
Tổng số người nói125.000 ở Corse (2009)
200.000 ở Sardegna (1999)
Phân loạiẤn-Âu
Phương ngữ
Bắc Corse
Nam Corse
Hệ chữ viếtLatinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Quy định bởiNo official regulation
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1co
ISO 639-2cos
ISO 639-3tùy trường hợp:
cos – Corse
sdn – Gallura
sdc – Sassari
Glottologcors1242  Corse/Gallura[2]
sass1235  Sassari[3]
Linguasphere51-AAA-p
Các phương ngữ tiếng Corse
ELPCorsican
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Corse (corsu [ˈkorsu] hay lingua corsa phát âm tiếng Corse: [ˈliŋɡwa ˈɡorsa]) là một ngôn ngữ Ý-Dalmatia nói ở Corse (Pháp). Corse gần gũi với phương ngữ Tuscan và do vậy cũng gần gũi với tiếng Ý chuẩn. Một số phương ngôn nam tiếng Corse có mặt trên đảo Sardegna (Ý).

Tiếng Corse từng đóng vai trò ngôn ngữ nói chính trên đảo Corse, cùng với tiếng Ý (ngôn ngữ chính thức ở Corse cho đến năm 1859, khi nó bị tiếng Pháp thế chỗ). Trong hai thế kỷ tiếp theo, việc dùng tiếng Pháp lan rộng đến mức, vào lúc Giải phóng năm 1945, mọi người dân trên đảo đều biết ít nhiều tiếng Pháp. Đến thập niên 1960, không còn người đơn ngữ tiếng Corse nào. Năm 1995, ước tính 65% người đảo Corse biết tiếng Corse ở mức nào đó,[4] và thiểu số, chừng 10%, dùng tiếng Corse làm ngôn ngữ thứ nhất.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Harris, Martin; Vincent, Nigel (1997). Romance Languages. London: Routlegde. ISBN 0-415-16417-6.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Corsic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Sassarese Sardinian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ “UNESCO Atlas of the World's Languages in danger”. www.unesco.org. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ “Corsican in France”. Euromosaic. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008. To access the data, click on List by languages, Corsican, Corsican in France, then scroll to Geographical and language background.