Thuốc nhuộm
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Thuốc nhuộm, hay còn gọi là phẩm nhuộm, phẩm màu, là tên gọi chung để chỉ các hợp chất hữu cơ mang màu (có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp). Chúng rất đa dạng về màu sắc cũng như chủng loại, có khả năng nhuộm màu - nghĩa là có khả năng bắt màu hay gắn màu trực tiếp lên chất nền như vải, sợi, giấy v.v..
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Từ thời xa xưa tổ tiên loài người đã biết dùng thuốc nhuộm để nhuộm quần áo. Các sợi lanh nhuộm đã được tìm thấy ở Gruzia trong một hang động tiền sử có niên đại tới 36.000 năm trước ngày nay[1][2]. Các chứng cứ khảo cổ học cũng chỉ ra rằng công việc nhuộm vải sợi đã từng diễn ra rộng khắp tại Ấn Độ và Phoenicia từ trên 5.000 năm.
Từ hơn 2.000 năm trước, thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Trung Quốc đã biết dùng cỏ tím để nhuộm quần áo. Vì cỏ tím rất hiếm nên thuốc nhuộm chiết xuất từ cỏ tím giá rất đắt nên chỉ có các vương hầu và các quan thường dùng quần áo tía để vênh vang với thiên hạ vì sự giàu sang của mình. Câu nói "Cả triều muôn hồng nghìn tía" là để chỉ sự việc đó. Trong sách Chu Lễ cũng có bàn rõ ràng về thuốc nhuộm. Tuy có hiếm nhưng không phải là duy nhất, người Phoenicia cổ cũng đã tìm được thuốc nhuộm màu tím, họ lặn sâu xuống biển để thu nhặt ốc biển và thấy rằng phải 8.000 con ốc mới thu được 1 kg thuốc nhuộm. Vào lúc bấy giờ chỉ có các bậc đế vương mới có thuốc nhuộm để dùng và có tên gọi "màu tím đế vương".
Vào thời cổ đại, người ta chỉ có thể thu nhận thuốc nhuộm từ giới tự nhiên, thuốc nhuộm hữu cơ đầu tiên được tổng hợp một cách tình cờ bởi William Henry Perkin trong quá trình ông cố gắng tổng hợp một loại thuốc trị sốt rét, đó là thuốc nhuộm tím anilin. Sau đó người ta lại tiếp tục chế tạo được thuốc nhuộm màu chàm (indigo). Vào năm 1897, ở Ấn Độ ước tính có 65.000 ha được trồng cây chàm (Indigofera tinctoria) - loài cây có chứa thuốc nhuộm màu chàm.
Ngày nay người ta đã tổng họp được đến hơn một vạn loại thuốc nhuộm và hình thành một khoa học mới là hóa học thuốc nhuộm. Họ thuốc nhuộm phổ biến nhất hiện nay là thuốc nhuộm azo. Có rất nhiều loại thuốc nhuộm azo, với nhiều màu: màu đỏ tươi, màu đỏ, nâu, vàng, xanh, lam, chàm, tím từ màu sẫm đến màu nhạt, rất đầy đủ.
Anthraquinon cũng là một họ thuốc nhuộm lớn, trong đó quan trọng nhất là alizarin. Alizarin là hợp chất màu đỏ cam, là những tinh thể phát quang lấp lánh. Đầu tiên alizarin vốn được trích ly từ cây thiến thảo (Rubia spp.), đến năm 1871 mới được tổng họp với số lượng lớn từ anthraquinon. Nổi tiếng nhất có loại thuốc nhuộm cho màu xanh đặc thù gọi là màu xanh sĩ lâm. Loại thuốc nhuộm này được tổng hợp vào năm 1901 và được người ta hết sức hoan nghênh vì có màu xanh tươi, rất bền. Giặt không phai. Loại thuốc nhuộm này có phản ứng với sợi vải (có phản ứng nhuộm màu) nên rất bền khi giặt giũ. Người Trung Quốc gọi đây là thuốc nhuộm xanh hoàn nguyên (thuốc nhuộm xanh khử, sở dĩ gọi thuốc nhuộm xanh khử vì trong quá trình nhuộm cần phải qua giai đoạn xử lý thuốc nhuộm bằng chất khử trong môi trường kiềm).[3]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Balter, M (2009). “Clothes Make the (Hu) Man”. Science. 325 (5946): 1329. doi:10.1126/science.325_1329a. PMID 19745126.
- ^ Kvavadze, E; Bar-Yosef, O; Belfer-Cohen, A; Boaretto, E; Jakeli, N; Matskevich, Z; Meshveliani, T (2009). “30,000-Year-Old Wild Flax Fibers”. Science. 325 (5946): 1359. doi:10.1126/science.1175404. PMID 19745144. Tài liệu hỗ trợ trực tuyến
- ^ Nguồn gốc thuốc nhuộm[liên kết hỏng]