Thiên hoàng Kenzō
Hiển Tông Thiên Hoàng Kenzō-tennō | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thiên hoàng Nhật Bản | |||||||||
Hiển Tông Viên Hề Thiên hoàng 顕宗袁奚天皇 | |||||||||
Thiên hoàng thứ 23 của Nhật Bản | |||||||||
Trị vì | 485 – 487 (truyền thống) (dương lịch) 1 tháng 1 năm Thiên hoàng Kenzō thứ 1 – 25 tháng 4 năm Kenzō thứ 4 (2 năm, 114 ngày) (âm lịch Nhật Bản) | ||||||||
Tiền nhiệm | Thiên hoàng Seinei | ||||||||
Kế nhiệm | Thiên hoàng Ninken | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 450 Nhật Bản | ||||||||
Mất | 25 tháng 4 năm 487 (36–37 tuổi) Asuka, Yamato | ||||||||
An táng | Kataoka no Iwatsuki no oka no kita no misasagi (傍丘磐坏丘南陵) (Nara) | ||||||||
Phối ngẫu | Hoàng hậu Naniwa-no-Ono | ||||||||
| |||||||||
Hoàng tộc | Hoàng thất Nhật Bản | ||||||||
Thân phụ | Ichinobe-no Oshiwa | ||||||||
Thân mẫu | Wae-hime |
Thiên hoàng Kenzō (顕宗天皇, Kenzō-tennō , Hiển Tông Thiên hoàng)
Hoàng tử Ōke, sau này trở thành Thiên hoàng Kenzō, được cho là cháu nội của Thiên hoàng Richū, và là con trai của Ichinobe-no Oshiwa.[2] Ông có lẽ còn khá trẻ khi Thiên hoàng Yūryaku bắn mũi tên giết chết cha mình trong một chuyến đi săn;[3] và điều này khiến Hoàng tử Ōke và anh trai, Hoàng tử Woke, chạy tháo thân. Họ trú ẩn ở Akasi, tỉnh Harima bằng cách ẩn cư không ai biết đến. Lịch sử tù thời kỳ này nói rằng hai anh em cố hòa đồng vào cộng đồng thôn dã này bằng cách giả làm người chăn nuôi gia súc.[4]
Người ta nói rằng Hoàng tử xứ Harima tình cờ đến Akasi; và vào lúc đó, Hoàng tử Ōke hé lộ thân phận thật của mình. Người trung gian này tái giới thiệu người anh em họ thất lạc của Thiên hoàng Seinei, người vừa mới lên ngai vàng sau khi vua cha Yūryaku qua đời. Seinei mời 2 anh em về lại triều đình; và nhận cả hai người làm con nuôi và người kế vị.[4]
Khi vua Seinei qua đời, ông không có người kế vị nào khác ngoài hai Hoàng tử Ōke và Woke, mà cha họ đã bị Yūryaku giết. Lúc này, Ōke muốn anh trai mình trở thành Thiên hoàng; nhưng Woke từ chối. Hai người không thể đồng thuận với nhau.[4]
Các đại thần trong triều nhấn mạnh rằng một trong hai người phải tiếp nhận ngôi báu; nhưng cuối cùng, Woke cứng rắng hơn. Hoàng tử Ōke đồng ý lên ngôi; và Kenzō cuối cùng được tuyên bố là Thiên hoàng – tạo ra sự khuây khỏa cho những người phải chịu đựng thời kỳ bất ổn này.[1]
Triều đại của Kenzō
[sửa | sửa mã nguồn]Người ta ghi lại rằng kinh đô được đặt tại Chikatsu Asuka no Yatsuri no Miya (近飛鳥八釣宮, ちかつあすかのやつりのみや) ở tỉnh Yamato.[5] Vị trí của cung điện được cho rằng ở nơi ngày nay là tỉnh Osaka hay tỉnh Nara.[6]
Murray cho rằng sự kiện trọng đại duy nhất dưới triều Kenzō là chữ hiếu ông thể hiện với người cha bị giết của mình. Thiên hoàng Kenzō sắp xếp tìm lại di hài của cha mình và cải táng trong một lăng mộ xứng đáng với con trai một Thiên hoàng và là cha của một Thiên hoàng khác.[7]
Hiển Tông qua đời ở tuổi 38, trị vì vỏn vẹn có 3 năm.[5] Ông cũng không có người kế vị; vì vậy người anh trai của ông sẽ lên nối ngôi.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du japon, pp. 29-30; Brown, Delmer et al. (1979) Gukanshō, p. 259; Varley, Paul. (1980). Jinnō Shōtōki, p. 116.
- ^ Murray, David. (1906). Japan, p. 102.
- ^ Titsingh, p. 27.
- ^ a b c Titsingh, p. 29.
- ^ a b Titsingh, p. 30.
- ^ Aston, William. (1998). Nihongi, Vol. 1, pp. 377-393.
- ^ Murray, p. 103.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Aston, William George. (1896). Nihongi: Chronicles of Japan from the Earliest Times to A.D. 697. London: Kegan Paul, Trench, Trubner. OCLC 448337491
- Brown, Delmer M. and Ichirō Ishida, eds. (1979). Gukanshō: The Future and the Past. Berkeley: University of California Press. 10-ISBN 0-520-03460-0; 13-ISBN 978-0-520-03460-0; OCLC 251325323
- Murray, David. (1906). Japan. New York: G.P. Putnam & Sons. OCLC 52763776
- Titsingh, Isaac. (1834). Nihon Odai Ichiran; ou, Annales des empereurs du Japon. Paris: Royal Asiatic Society, Oriental Translation Fund of Great Britain and Ireland. OCLC 5850691
- Varley, H. Paul. (1980). Jinnō Shōtōki: A Chronicle of Gods and Sovereigns. New York: Columbia University Press. 10-ISBN 0-231-04940-4; 13-ISBN 978-0-231-04940-5; OCLC 59145842