Bước tới nội dung

Thảo luận:Vụ khủng hoảng báo chí hậu PMU18

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Et3rnal Drag^o^n

Nên hợp nhất

[sửa mã nguồn]

Nếu không ai bổ sung cho bài thêm hoàn thiện, tôi nghĩ nó nên được bổ sung cho bài PMU18 cho bài đó thêm đầy đủ. Tân (trả lời) 06:01, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chữ đậm= Tên bài =

[sửa mã nguồn]

Có vẻ người khởi tạo hơi cường điệu khi dùng chữ "khủng hoảng", thế nào là khủng hoảng? Tại sao lại khủng hoảng? Trong bài không hề nói, tôi ở Việt Nam cũng chẳng "ngửi" thấy khủng hoảng ở đâu hết. Nên đổi tên bài để thể hiện vấn đề cho trung lập hơn, không phóng đại, cũng không qua loa. Tân (trả lời) 17:23, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi lại nghĩ tên này rất hợp vì:
  • Vụ việc gây ra một sự chú ý đặc biệt của giới báo chí, học giả, cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội (các tổ chức nhân quyền) trong và ngoài nước.
  • Mở ra các thảo luận rộng hơn về các lãnh vực khác như: tự do báo chí, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền, sự đi đôi của cởi mở kinh tế có dẫn theo sự cởi mở về chính trị,...
  • Mức độ ảnh hưởng của vụ việc tới các cam kết chống tham nhũng của chính quyền
  • Vụ việc một lần nữa dấy lên tranh cãi về việc liệu có nên gắn các khoảng viện trợ với các điều kiện chính trị của Việt Nam
  • Cách tiếp cận được báo trước cho công tác điều tra một vụ cáo buộc tham nhũng khác là PCI.

118.68.184.1 (thảo luận) 17:36, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhưng tất cả những ý trên cũng chưa đến mức phải gọi là "Khủng hoảng", Ip chỉ đề cập tới những tranh cãi và thảo luận quanh vấn đề bắt giữ nhà báo chứ bản thân tính chất của vụ việc chưa nghêm trọng đến mức phải bị gọi là "Khủng hoảng". Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 17:42, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
"Khủng hoảng" ở đây còn bao hàm cả ý "chưa bao giờ có tiền lệ", và việc này diễn ra trên nhiều vấn đề xoay quanh vụ việc (tôi ví dụ như trường hợp của tướng Quắc).118.68.184.1 (thảo luận) 17:45, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hợp nhất vào bài PMU18 là một ý kiến tốt, còn nếu giữ thì đơn giản là một cái tên "Báo chí Việt Nam hậu PMU18" là trung lập nhất. Việt Hà (thảo luận) 17:50, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cái sự "Khủng hoảng" theo tôi hiểu thì nó có nghĩa là rối loạn nghiêm trọng, mọi sự việc mâu thuẫn với nhau tới một sự đỉnh điểm, và theo tôi, vụ này chưa đạt đến những cái ngưỡng được coi là cao nhất đó. Mà dùng tên "Báo chí Việt Nam hậu PMU18" cũng ko ổn vì có cả 2 ông công an nữa, ko thể bỏ 2 đồng chí ấy được :P Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 17:55, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nhấn mạnh sở dĩ phải có cụm từ "khủng hoảng"là do đây là vụ việc chưa có tiền lệ từ trước tới nay. Còn "mâu thuẫn với nhau tới một sự đỉnh điểm" là một nhận định tùy theo chủ quan từng người (không đủ để thuyết phục người khác đó là nhận định trung lập hay không, và nếu có thì ở mức độ nào).118.68.184.1 (thảo luận) 18:04, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chậc, chưa có tiền lệ từ trước thì đều được coi là Khủng hoảng ?, còn cái nhận định theo tôi là ko chủ quan đâu, vụ việc chưa ầm ĩ đến mức lớn {phải như là bắt bớ bỏ tù cả 100 nhà páo, mỗi người mua chừng 3 - 4 chục quyển lịch, như thế mới là ...} Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 18:10, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cá nhân tôi chẳng thấy đến mức khủng hoảng. Đến như vừa rồi kinh tế VN lạm phát ghê gớm ảnh hưởng đến bao nhiêu là người, người ta còn chưa gọi là khủng hoảng. Vụ này chỉ là một tin tức ẩm ĩ, mà chỉ ẩm ĩ với ai quan tâm, chứ còn đa số dân tình còn mải chuyện khác và chẳng bị ảnh hưởng gì. Có thể đối với một số người thì đây là khủng hoảng, nhưng tỷ lệ đó không đủ cao để xem nó như một quan điểm được chấp nhận đủ rộng rãi cho một tên bài trung lập.

Tuy nhiên, dùng đánh giá cá nhân mà cãi nhau thì khó thuyết phục nhau lắm. Chúng ta nên dùng cách nào đó khách quan hơn: các tài liệu đã công bố. Đã có báo chí nào dùng từ "khủng hoảng" chưa? Hay ít ra thì blogs, forums... có dùng từ "khủng hoảng" không?

Ngoài ra, tại sao "hậu PMU" lại cần có bài riêng trong khi bài "PMU" chưa dài? Tách thế này thì ai sẽ tra cụm từ "Vụ khủng hoảng báo chí hậu PMU18"?

Tmct (thảo luận) 20:20, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi không rành ngoại ngữ nên không biết ở nước ngoài, báo chí viết về sự việc này như thế nào (tille). Tuy nhiên, với tiếng Việt, cụm từ (tên bài) trên là không/chưa phổ biến trên phương tiện truyền thông. Tức là người muốn biết thông tin, gõ vào google, yahoo...cũng khó tìm ra ngoại trừ gõ chính xác 100%, khi đó mới dẫn về đây (wiki).Lưu Ly (thảo luận) 15:00, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vậy nên đổi tên như thế nào đây? Tân (trả lời) 03:01, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Dùng từ "khủng hoảng" trong trường hợp này hoàn toàn không thích hợp. Bài này có thể đặt là "Vụ án báo chí hậu PMU18" hoặc cho vào bài PMU18. An Apple of Newton thảo luận 03:36, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu biết việc xét xử chỉ dừng lại ở " 4 bị cáo nguyên là phóng viên và cảnh sát điều tra" thì chữ "báo chí" trở thành quá chung chung và không thể lập thành bài. Cũng như ai đó lấy 2 nhân vật là công an (tướng Quắc + thượng tá Huynh) để viết thêm bài Vụ khủng hoảng ngành công an Việt Nam hậu PMU18 vậy???82.177.193.125 (thảo luận) 03:50, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Vậy thì nên đưa vào bài PMU18 thôi. An Apple of Newton thảo luận 04:51, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi gắn biển "không trung lập" vì từ "khủng hoảng" dường như chỉ là quan điểm của người viết bài này. Tmct (thảo luận) 20:39, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vụ này chìm xuồng rồi, chẳng thấy ai đá động đến cái tên bài nữa, ngoài Wiki ra thì không còn nơi nào dùng chữ khủng hoảng để đề cập đến sự việc. Et3rnal Drag0n Trao đổi 16:41, ngày 2 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chuyển ngữ

[sửa mã nguồn]

Bài này cần dịch ra các ngôn ngữ khác - một cách làm làm tăng tính "trung lập" của cái nhìn tổng thể về sự kiện.118.68.184.1 (thảo luận) 18:29, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tại sao việc dịch ra ngôn ngữ khác lại làm cho bài "trung lập" và có "cái nhìn tổng thể" hơn? Tmct (thảo luận) 20:22, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tức là dùng/mượn wiki để khuếch đại thông tin ????? Lưu Ly (thảo luận) 15:03, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về nguồn lấy từ blog

[sửa mã nguồn]

Xuất phát từ thực tế:

  • Blog được coi là nhật cá nhân trên mạng nên có thể đóng mở tùy thích (không thích cho người khác đọc thì đóng, có thể hạn chế người đọc bằng cách hoặc bắt phải là người trong danh sách kết nối, hoặc bắt phải là thành viên 360!Yahoo blog và đăng nhập mới đọc được).
  • Hệ thống 360!Yahoo blog thường xuyên bị lỗi, lúc vào được, lúc không.
  • Mặc nhiên ở đây coi nhà báo Nguyễn Huy Đức là người sở hữu và người viết blog Osin. Mặc dù sau bài viết có đề Huy Đức nhưng căn cứ nào mang tính xác thực và đáng tin cậy để khẳng định đó là nhà báo Huy Đức?
  • Blog không phải là nguồn thông tin đáng tin cậy do khả năng tự xuất bản thông tin không có kiểm soát rất cao.
Trong trường hợp này có thể xem như đó là nguồn tự xuất bản, hơn nữa các nghi vấn về tính xác thực của thông tin lấy từ blog còn tùy thuộc vào từng thông tin và cả mức độ tin cậy (ví dụ nói "nhà báo Huy Đức viết rất nhiều lần về vụ việc" và dùng trang blog để dẫn cho điều này thì được chấp nhận), còn những thông tin phi chính thống (trái chiều) sẽ được thẩm định trong từng trường hợp khác nhau.118.68.184.1 (thảo luận) 18:41, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hơ, Blog là không gian riêng của một người, anh ta có quyền viết những gì anh ta muốn (ko vi phạm những điều kiện cơ bản nhất) mà ko sợ bị ai tra hỏi, bài viết này lại lấy phần nhiều từ nguồn từ 1 Blog, mà trên Wiki này đâu có cho phép lấy tham khảo từ những nguồn đó đâu, thậm chí liên kết ngoài còn bị xóa ko thương tiếc nữa mà. xin xem: Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Nguồn tự xuất bản và nguồn đáng nghi cho các nội dung về chính các nguồn này và để ý câu Nội dung đó không bị tranh chấp. Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 18:48, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bạn đã hoàn toàn sai khi dẫn luật, đây mới chính là điều dẫn chính xác:

Bất cứ ai cũng có thể tạo một website hoặc bỏ tiền để xuất bản một cuốn sách, và rồi tự nhận là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Vì vậy, các cuốn sách tự xuất bản, newsletter, website cá nhân, các dự án wiki mở, blog, các bài đăng trên diễn đàn (forum), và các nguồn tương tự hầu như không phải là các nguồn chấp nhận được.[5]

Trong một số trường hợp, nội dung tự xuất bản có thể được chấp nhận khi tác giả của nó là một chuyên gia nổi tiếng về chủ đề của mục từ, và tác giả này đã có công trình thuộc lĩnh vực liên quan được xuất bản bởi các nhà xuất bản độc lập đáng tin cậy. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi sử dụng các nguồn như vậy: nếu thông tin đang quan tâm thực sự đáng được nói đến, thì nhiều khả năng là nó đã được công bố bởi một nơi khác rồi.

Không bao giờ nên dùng các nguồn tự xuất bản như là nguồn của bên thứ ba về những người đang sống, ngay cả khi tác giả là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp hoặc tác giả nổi tiếng; xem Wikipedia:Tiểu sử về người đang sống#Nguồn đáng tin cậy.

Bài viết và nội dung tại Wikipedia không được dùng làm nguồn.

Magg 18:52, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Xin hỏi có nguồn nào để dẫn ra rằng cái blog này là của chính nhà páo Huy Đức gì đó ko, và ông ta có phải là: tác giả này đã có công trình thuộc lĩnh vực liên quan được xuất bản bởi các nhà xuất bản độc lập đáng tin cậy, cái uy tín của ông này tới đâu ? Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 19:02, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đề nghị khi thảo luận không nhục mạ người khác bằng các viết sai chính tả cố ý chữ p và chữ b cách nhau rất xa. Ở đây toàn là những người có văn hóa nói chuyện với nhau, mong Eternal Dragon ghi nhớ đầu này. Người này vẫn đang còn sống
Bài viết của Huy Đức hiện báo Tuổi Trẻ giữ lại không ít, lên Google mà search "Huy Đức" + tuoitre.com.vn hay "Huy Đức" + Tiếp thị Sài Gòn. Đơn cử sẽ ra ngay cái này [1]. Ít nhất Huy Đức đã từng xuất bản các bài viết của mình qua hai tờ báo lớn là Sài Gòn Tiếp Thị và Tuổi Trẻ
Ngay Báo Tuổi trẻ (bạn đừng nói đây không đáng tin cậy nhé). Cũng có nói rằng : "..bài phóng sự, điều tra của những phóng viên giỏi và dũng cảm như Huy Đức..." [2]
Nếu Eternal Dragon KẾT LUẬN ông này không liên quan gì đến lĩnh vực báo chí Việt Nam, không tham gia Báo chí ở Việt Nam tôi bỏ ngay, không cãi bạn nữa.
Còn BBC xác nhận Blog của Huy Đức thì đây: đây. Còn nhiều nữa, bạn có muốn biết thêm xin hỏi Google, tôi xin rất từ chối những câu hỏi kiểu như trên.
Rất kính mong Dragon nên đọc thật kỹ về quy định, bạn đang tham gia vào mảng bảo quản của Wikipedia, sau này có thể sẽ đi xa hơn. Mà cái lĩnh vực bạn rất cần đọc quy định, và cố có một thái độ trung lập trong mọi vấn đề dù có thích nó hay không? Magg 19:14, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Không sao, chỉ cần thành viên Et3rnal Drag^o^n thảo luận nghiêm túc hơn là được.118.68.184.1 (thảo luận) 19:23, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tái bút ở đây luôn: tôi sẽ không tham gia vào cái này nữa, vì tôi ghét mấy bài mọi người lao vô cãi nhau vì quan điểm cá nhân kiểu như vầy về vấn đề đang đề cập chứ không tập trung viết vào bài để tạo một bài có chất lượng, tôi chỉ nhắc chút về hiểu nhầm quy định thôi. Mọi vấn đề tiếp theo xin hỏi thành viên rất giàu kinh nghiệm là Tmct. Cảm ơn mọi người đã đọc hết, chúc mọi người ngủ ngon. Magg 19:24, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hic, sorry mọi người, tôi ko có ý gì nhục mạ đâu, chỉ là quen tay theo lối 9X nên... ^^. À nhân tiện hỏi Mag luôn là cái câu Nội dung đó không bị tranh chấp là ám chỉ về vấn đế vi phạm bản quyền hay là về đang có sự tranh chấp đúng sai của nội dung đó ? Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 19:27, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không trao đổi vấn đề trên tại đây.118.68.184.1 (thảo luận) 19:29, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

??? sao lại ko được, bạn IP đừng quá cứng nhắc như thế, vấn đề này cũng liên quan đến thảo luận ở đây đấy chứ. Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 19:33, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ không muốn người khác lại nhắc bạn đọc lại các qui định.118.68.184.1 (thảo luận) 19:37, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ok, nếu bạn đã nói vậy, chào mọi người, và chúc ngủ ngon Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 19:41, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/12/071210_huy_duc_blog.shtml. Liệu nguồn này có được chấp nhận? Wikience (thảo luận) 19:07, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghi ngờ tính tin cậy từ nguồn thông tin từ blog Osin (Huy Đức). Mời các bạn đọc bài này trên VnExpress: "Hoàng Linh khai nhận: Sau buổi làm việc với Liên Khui Thìn tại Công ty Epco cho tới khi Thìn bị bắt (đầu năm 1997), Hoàng Linh đã được Liên Khui Thìn cho 1 điện thoại di động Ericsson và nhiều lần cho tiền, do thời gian đã lâu nên Hoàng Linh không nhớ được cụ thể bao nhiêu lần nhưng tổng số tiền Hoàng Linh nhận khoảng 105 triệu đồng. Ngoài số tiền trên, từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh còn nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng. Tuy nhiên những người trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh (BL: V9 T1: 76-77, 119-123, 146-147)". Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2002/12/3B9C3194/?q=1. Đọc đoạn này ai cũng thấy rằng bị cáo Hoàng Linh trong vụ án Năm Cam có khai rằng đã chuyển phong bì tiền của Liên Khui Thìn cho nhà báo Huy Đức. Huy Đức khi đó là phóng viên báo Tuổi Trẻ, chính là ông Nguyễn Huy Đức người được coi blogger Osin, http://blog.360.yahoo.com/huyducnews. Huy Đức từng nhận tiền hối lộ trong vụ án Năm Cam, nên cá nhân tôi nghi ngờ tính xác thực của các nguồn tin trên blog Osin dẫn trong bài. Wikience (thảo luận) 18:54, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ông ta có bị truy tố hay kết tội gì không? Ai bảo đảm Hoàng Linh không bịa nhằm lội ông nhà báo này chết chung? Magg 18:56, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi thấy Magg hơi chủ quan về nguồn quá. Huy Đức là nhà báo chứ không phải người đã có công trình thuộc lĩnh vực liên quan (báo chí Việt Nam) được xuất bản bởi các nhà xuất bản độc lập đáng tin cậy. Nhận định về báo chí có thể sử dụng nguồn BBC, không được phép sử dụng nguồn blog như nhận định của bên thứ ba (mà bài viết này đã vi phạm lỗi này trong chú thích).

Có thể mở một mục là "ý kiến của một số nhà báo", đưa ý kiến của Huy Đức, Đức Hiển vào đấy. Adia (thảo luận) 03:25, ngày 18 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cần nói rõ "độc lập và đáng tin cậy" ở đây là như thế nào (không gian, thời gian, mức độ,...)AntiCensorshipUnit (thảo luận) 07:26, ngày 18 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi tán thành với Adia, nhà báo vẫn không phải là nhà nghiên cứu, nhà báo chỉ ghi chép mà thôi, khi nào được đăng lên báo nó mới có thể được xem là quan trọng vì có tờ báo đứng đằng sau. Tôi cho rằng nguồn này không đáng tin cậy. Tân (trả lời) 03:05, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thái độ khi tranh luận

[sửa mã nguồn]
  • Tôi thấy hơi lo ngại về Et3rnal Drag0n. Bạn còn trẻ, hãy bình tĩnh và đúng mực. Bạn còn phải học nhiều đó.
  • Về bạn Wikience, nên nhớ "không ai là người có tội nếu tòa chưa tuyên án người đó". Dù bị khia là thế nào thì người ta chỉ là suspecter - nghi can thôi. Bạn không nên nói về Huy Đức thế. Việc Hoàng Linh khai thế nào là việc của anh ta, còn muốn kết tội Huy Đức cần đủ chứng cứ. Và thực tế tòa đã bác bỏ cáo buộc Huy Đức. Anh ta không có tội. Nên thận trọng khi nói về một con người bạn ạ. Lần sau đứng mắc lỗi đó nữa nhé.
  • Hình như chúng ta đang nhầm đường; xông vào đập nhau chí chóe. Nên chăng mọi người bình tĩnh, đúng mực và giúp hoàn thiện cái mục từ Cana (thảo luận) 09:12, ngày 18 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chuyển sang thảo luận

[sửa mã nguồn]

Mạn phép chuyển một đoạn của bài sang đây để thảo luận, xong sẽ đưa lại bài. Nhưng lý do cụ thể sẽ được liệt kê sau một lát. 82.177.193.125 (thảo luận) 03:22, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

  • Blog Bố Cu Hưng cần chứng minh là của nhà báo ABC nào đó.
  • "Hội chứng câm lặng của báo chí sau vụ khủng hoảng" và "Sự chia rẽ của báo giới qua vụ khủng hoảng này" là câu chữ của ai thế? hay của người viết đã suy ra từ những sự kiện trên, xin nhớ, wiki đừng tạo ra những mục từ mới. 82.177.193.125 (thảo luận) 03:37, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sự chia rẽ của báo giới qua vụ khủng hoảng này

[sửa mã nguồn]

Báo chí Việt Nam đã thực sự chia rẽ qua cuộc khủng hoảng này[cần dẫn nguồn] Nhận định này của ai? Nếu là tổng hợp thông tin hãy để người đọc tự nhận xétvới hai phái đại diện cho hai quan điểm trái ngược nhau:

1. Báo chí đúng và đang bị đối xử bất công: Dư luận này khá phổ biến và rộ lên trên mạng nhất ngay sau khi hai nhà báo bị bắt tạm giam.Rộ lên nhưng tại đâu

2. Báo chí đã sai và nên thừa nhận điều đó thì hơn: Người lên tiếng về việc này đầu tiên chính là ông Huy Đức; cựu phóng viên Tuổi trẻ, hiện là phóng viên báo Sài gòn Tiếp thị; người mà blog với các bài viết của ông đã được BBC trích dẫn nhiều lần[1] đã viết không chỉ một lần về việc này[2].

Tương tự như Huy Đức, nhà báo Đức Hiển, Thư ký Tòa soạn báo Pháp luật TP HCM cũng đã phải công khai thừa nhận là báo chí đã đi quá những gì có thể và đã có nhiều sai phạm không đáng có[3].

Đức Hiển viết: "Bản thân họ, việc bị kết tội là do tai nạn nghề nghiệp, do thiếu tỉnh táo. Trong những người hôm nay bình phẩm về thái độ của họ trước tòa, có những người - tôi biết rất rõ - cũng xứng đáng bị tạm giam như họ vậy. Có rất nhiều nhà báo cũng phạm luật tương tự Hải và Chiến, với mức độ khác nhau. PMU18 là một vụ án mà tất cả những tờ báo chính trị xã hội đều bị cuốn vào vòng xoay của nó đến mức thiếu tỉnh táo. Bài học lớn nhất mà giờ chúng ta phải nhìn lại là sự thiếu chuyên nghiệp của báo chí, là quy trình duyệt và thẩm định thông tin có nhiều lỗ hổng, là cự ly giữa nhà báo và cơ quan tố tụng về nhận thức pháp luật"[4].

Một số nhà báo cũng cho rằng đây là dịp báo chí cần nhìn lại mình.

Hội chứng câm lặng của báo chí sau vụ khủng hoảng

[sửa mã nguồn]

Nhiều báo đã trầm hẳn sau vụ khủng hoảng này[5]. Người ta cho rằng báo chí đang hoang mang không biết nên đi về đâu, khai thác cái gì để vừa bán chạy, vừa làm đúng luật[cần dẫn nguồn].

Chú thích

[sửa mã nguồn]