Tết (định hướng)
Giao diện
(Đổi hướng từ Tết)
Tra tết trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
Tết trong tiếng Việt có thể được dùng để chỉ nhiều lễ hội cổ truyền của Việt Nam:
- Tết Nguyên đán, hay thường gọi là Tết Ta, là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt, nhằm mùng 1 tháng 1 âm lịch
- Tết Dương lịch, hay Tết Tây, vào ngày 1 tháng 1 của Dương lịch
- Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng nguyên: rằm tháng riêng (15 tháng 1 âm lịch)
- Tết Thanh minh: tháng ba âm lịch
- Tết Hàn thực: mùng 3 tháng 3 âm lịch
- Tết Đoan ngọ: mùng 5 tháng 5 âm lịch
- Tết Thiếu nhi: 1 tháng 6 dương lịch
- Tết Trung nguyên: rằm tháng bảy (15 tháng 7 âm lịch)
- Tết Trung thu: rằm tháng tám (15 tháng 8 âm lịch)
- Tết Trùng cửu: mùng 9 tháng 9 âm lịch
- Tết Trùng thập: mùng 10 tháng 10 âm lịch
- Tết Cơm mới hay Tết Hạ nguyên: 10 tháng 10 âm lịch hoặc Rằm tháng mười (15 tháng 10 âm lịch)
- Tết Táo quân: 23 tháng chạp
- Tết độc lập
Ngoài ra, trong nhiều ngôn ngữ khác, nhất là trong tiếng Anh dùng tại Hoa Kỳ, chữ Tết (nhiều khi viết là Tet, đôi khi viết là Têt) được dùng để chỉ sự kiện Tết Mậu Thân xảy ra vào năm 1968.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Tết Trung Hoa, hay còn gọi là Xuân tiết, Nông lịch tân niên (1 tháng 1 âm lịch)
- Tsagaan Sar, Tết Mông Cổ (1 tháng 1 âm lịch)
- Tết Triều Tiên, hay còn gọi là Cựu chính, Seollal vào ngày thứ hai của trăng non sau đông chí, khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch
- Tết Tây Tạng, Losar, khoảng tháng Hai dương lịch
- Tết Nhật Bản, hay còn gọi là Chính nguyệt (1 tháng 1 dương lịch)
- Tết Ba Tư, hay còn gọi là Nowrūz, 19, 20, 21 hay 22 tháng 3
- Tết Lào, hay còn gọi là Tết té nước, Bun Pi May, 14 đến 16 tháng 4 dương lịch
- Tết Khơ-me, hay còn gọi là Chol Ch'năm Th'mây, 14 đến 17 tháng 4 dương lịch
- Tết Miến Điện, Thingyan, 14 đến 17 tháng 4 dương lịch
- Tết Thái, hay còn gọi là Songkran, 13 đến 15 tháng 4 theo dương lịch
- Năm mới Hồi giáo
- Rosh Hashanah, Do Thái giáo
- Tết Tahun Baru Saka
- Tết Tahun Baru Hijiriah