Bước tới nội dung

Su su

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Su su
Su su bán tại Réunion
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Cucurbitales
Họ (familia)Cucurbitaceae
Chi (genus)Sicyos
Loài (species)S. edulis
Danh pháp hai phần
Sicyos edulis
Jacq., 1760[1]
Danh pháp đồng nghĩa[3]
  • Chayota edulis (Jacq.) Jacq., 1780
  • Sechium edule (Jacq.) Sw., 1800[2]
  • Sechium americanum Poir., 1806
  • Sechium edule subsp. sylvestre Lira & Castrejón, 1999
  • Sicyos laciniatus Descourt., 1827 nom. illeg
  • Sechium chayota Hemsl., 1880

Su su hay su le trong phương ngữ miền Trung Việt Nam (danh pháp hai phần: Sicyos edulis, đồng nghĩa: Sechium edule) là một loại cây lấy quả ăn, thuộc họ Bầu bí, cùng với dưa hấu, dưa chuột.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này được nhà thực vật học Patrick Browne mô tả khoa học lần đầu năm 1756 như là Sechium sp.[4][5]

Năm 1760, nó được Nikolaus Joseph von Jacquin phân loại như là Sicyos edulis[1] và năm 1763 bởi Michel Adanson như là Chocho sp.[6] Năm 1800, Olof Swartz phân loại su su như là Sechium edule.[2]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Pháp dùng tại các lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình DươngẤn Độ Dương gọi là "chouchou" (Réunion, Île Maurice), "chouchoute" (Nouvelle-Calédonie, Polynésie thuộc Pháp) - phát âm như su-su trong tiếng Việt, có lẽ đây là nguồn gốc tên tiếng Việt của loại quả này.

Cây này có lá rộng, thân cây dây leo trên mặt đất hoặc trên giàn. Ở Việt Nam, su su được trồng để vừa lấy quả và vừa lấy ngọn trong chế biến các món ăn. Ví dụ: củ su su xào tỏi, ngọn su su làm lẩu. Ở Miền Bắc, su su được trồng rất nhiều thành hệ thống giàn men theo sườn núi, dọc theo con đường từ thị trấn Sa Pa lên đến thác Bạc.

Phân bổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Costa Rica là quốc gia xuất khẩu chính su su ra khắp thế giới như EU, Hoa Kỳ. Su su là một loại rau quả quan trọng trong ngành ẩm thực Mexico. Tiểu bang Veracruz là nơi trồng su su quan trọng nhất của México và cũng là nơi xuất khẩu chính quả su su, chủ yếu qua Mỹ.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nikolaus Joseph von Jacquin, 1760. Sicyos edulis. Enumeratio Systematica Plantarum, quas in Insulis Caribaeis vicinaque Americes continente detexit novas, aut jam cognitas emendavit 32.
  2. ^ a b Olof Swartz, 1800. Sechium edule. Flora Indiae Occidentalis: aucta atque illustrata sive descriptiones plantarum in prodromo recensitarum 2: 1150.
  3. ^ “USDA GRIN Taxonomy”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ Browne, Patrick (1756), Civil and Natural History of Jamaica, <http://www.brunias.com/bookinfo.html#ref341>
  5. ^ Patrick Browne, 1756. Sechium. The Civil and Natural History of Jamaica in Three Parts 355.
  6. ^ Michel Adanson, 1763. Chocho. Familles des Plantes 2: 500.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]