Sim Var
Sim Var | |
---|---|
ស៊ឹម វ៉ា | |
Thủ tướng Campuchia | |
Nhiệm kỳ 24 tháng 4 năm 1958 – 10 tháng 7 năm 1958 | |
Quân chủ | Norodom Suramarit |
Tiền nhiệm | Penn Nouth |
Kế nhiệm | Norodom Sihanouk |
Nhiệm kỳ 26 tháng 7 năm 1957 – 11 tháng 1 năm 1958 | |
Quân chủ | Norodom Suramarit |
Tiền nhiệm | Norodom Sihanouk |
Kế nhiệm | Ek Yi Oun |
Đại sứ Campuchia tại Nhật Bản | |
Nhiệm kỳ 1970 – 17 tháng 4 năm 1975 | |
Bổ nhiệm | Lon Nol |
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao | |
Nhiệm kỳ 1957–1958 | |
Kế nhiệm | Penn Nouth |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 2 tháng 2 năm 1906 Kampong Cham, Campuchia, Đông Dương thuộc Pháp |
Mất | 12 tháng 10 năm 1989 (83 tuổi)[1] Paris, Pháp |
Đảng chính trị | Dân chủ |
Phối ngẫu | Ma Prakob (kết hôn 1962; ly hôn) Yoko Kawada[2] |
Sim Var (tiếng Khmer: ស៊ឹម វ៉ា; ngày 2 tháng 2 năm 1906 – ngày 12 tháng 10 năm 1989) là chính trị gia Campuchia. Ông giữ chức Thủ tướng Campuchia từ tháng 7 năm 1957 đến tháng 1 năm 1958 và từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1958. Cùng với Chhean Vam và Ieu Koeus, ông đồng sáng lập Đảng Dân chủ vào tháng 4 năm 1946. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc,[2] Var thể hiện thái độ phản đối ách đô hộ Campuchia của thực dân Pháp và lãnh đạo các phong trào đối lập với những người theo chủ nghĩa dân tộc khác. Ông từng là Đại sứ Campuchia tại Nhật Bản trong thập niên 1970.[1]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sim Var chào đời năm 1906 tại huyện Kompong Chàm thuộc Tbuong Khmom (nay là tỉnh) trong gia đình nông dân. Ông là một trong những người Campuchia theo chủ nghĩa dân tộc đầu tiên. Ông đồng sáng lập Đảng Dân chủ vào năm 1946 cùng với đồng sự theo chủ nghĩa dân tộc Chhean Vam và Ieu Keous, nhằm mục đích lãnh đạo phong trào dân chủ chống lại chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp. Ông còn là người đồng sáng lập tờ báo đầu tiên ở Campuchia vào năm 1939 gọi là "Nokor Wat" cùng với Pach Chheun và Sơn Ngọc Thành.[1][2]
Tháng 2 năm 1947, Var bị chính quyền Pháp bắt cùng với 16 đảng viên Dân chủ khác vì cáo buộc là thành viên của một nhóm thân Nhật phản đối sự cai trị của Pháp ở Campuchia.[2] Người Pháp bèn đày ông tới Prey Nokor trong suốt chín tháng trời từ tháng 3 đến tháng 11 năm 1947 và sau cùng chuyển sang Kompong Cham cho đến khi được trả tự do vào năm 1948. Ông trở thành Thủ tướng năm 1957 và chỉ tại nhiệm dưới một năm cho đến năm 1958 do gặp phải các vấn đề kinh tế.[1][2]
Năm 1962, ông kết hôn với Ma Prakob và hai người có với nhau một cậu con trai và một cô con gái. Cặp đôi chính thức ly hôn nhiều năm sau. Về sau, ông được cử làm đại sứ Campuchia tại Nhật Bản trong chính phủ Lon Nol và kết hôn với một phụ nữ Nhật ở đó tên là Yoko Kawada.[2] Var được cho là có liên quan đến cuộc đảo chính lật đổ Norodom Sihanouk.[3] Ông trốn qua Pháp tị nạn ở Paris dưới thời kỳ Khmer Đỏ cai trị Campuchia cho đến khi qua đời vào ngày 12 tháng 10 năm 1989 ở tuổi 83.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d “Sim Var, Ex-Cambodian Premier, 85”. The New York Times. 18 tháng 10 năm 1989. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
- ^ a b c d e f “Sim Var (1906-1989)”. nationalrescueparty.org. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
- ^ Richie, Rich. “Yale University Library Research Guides: Cambodian Newspaper Project: I - J”. guides.library.yale.edu.
- Sơ khai chính khách Campuchia
- Sinh năm 1906
- Mất năm 1989
- Thủ tướng Campuchia
- Chính trị gia Sangkum
- Chính khách Campuchia
- Chính khách Campuchia thế kỷ 20
- Bộ trưởng Chính phủ Campuchia
- Chính trị gia Đảng Dân chủ (Campuchia)
- Đại sứ Campuchia tại Nhật Bản
- Người Kampong Cham
- Người Campuchia ở Pháp
- Người quốc gia Campuchia
- Nhà ngoại giao Campuchia
- Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia
- Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia
- Nhà hoạt động xã hội độc lập Campuchia