Samari(III) chloride
Samari(III) chloride | |
---|---|
Mẫu samari(III) chloride hexahydrat | |
Danh pháp IUPAC | Samarium(III) chloride |
Tên khác | Samari trichloride Samaric chloride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | SmCl3 |
Khối lượng mol | 256,7081 g/mol (khan) 274,72338 g/mol (1 nước) 364,79978 g/mol (6 nước) |
Bề ngoài | chất rắn vàng nhạt (khan) chất rắn màu kem (6 nước) |
Khối lượng riêng | 4,46 g/cm³ (khan) 2,383 g/cm³ (6 nước) |
Điểm nóng chảy | 682 °C (955 K; 1.260 °F) |
Điểm sôi | phân hủy |
Độ hòa tan trong nước | 92,4 g/100 mL (10 ℃), xem thêm bảng độ tan |
Độ hòa tan | tạo phức với amonia, hydrazin |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Samari(III) chloride còn được gọi với cái tên khác là samari trichloride là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố samari và chlor, có công thức hóa học được quy định là SmCl3. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức một chất rắn màu vàng nhạt, hút nước nhanh để tạo thành dạng ngậm nước hexahydrat, có công thức SmCl3·6H2O.[1] Hợp chất có ít ứng dụng thực tiễn nhưng được sử dụng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu các hợp chất mới của samari.
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Samari(III) chloride được sử dụng để điều chế nguyên tố kim loại samari, một nguyên tố có nhiều ứng dụng, đặc biệt trong nam châm. SmCl3 khan được trộn với natri chloride hoặc calci chloride sẽ tạo ra một hỗn hợp Eutecti có nhiệt độ nóng chảy thấp. Điện phân dung dịch muối nóng chảy này cho sản phẩm sau phản ứng là kim loại tự do.[2]
Trong phòng thí nghiệm
[sửa | sửa mã nguồn]Samari(III) chloride cũng có thể được sử dụng như là một chất khởi đầu cho việc điều chế các muối của nguyên tố samari. Hợp chất khan được sử dụng để tạo thành hợp chất kim loại của samari, ví dụ như phức hợp bis(pentametylcyclopentadienyl) alkylsamari(III).[3]
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]SmCl3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như 2SmCl3·23NH3 – bột màu trắng.[4]
SmCl3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như SmCl3·3N2H4·2H2O là tinh thể vàng nhạt, tan trong nước và cồn, không tan trong benzen và toluen, có tính nổ, d20 ℃ = 2,54 g/cm³.[5]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ F. T. Edelmann, P. Poremba (1997). W. A. Herrmann (biên tập). Synthetic Methods of Organometallic and Inorganic Chemistry. 6. Stuttgart: Georg Thieme Verlag.
- ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, Alan (1984). Chemistry of the Elements. Oxford: Pergamon Press. ISBN 978-0-08-022057-4.
- ^ G. A. Molander, E. D. Dowdy (1999). Shu Kobayashi (biên tập). Lanthanides: Chemistry and Use in Organic Synthesis. Berlin: Springer-Verlag. tr. 119–154. ISBN 3-540-64526-8.
- ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x - trang 82
- ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 19,Phần 1 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1974), trang 151 – [1]. Truy cập 30 tháng 5 năm 2020.