Rafah
Rafah (tiếng Ả rập: رفح/Rafaħ, phát âm tiếng Việt như là: Ra-pha) là một thành phố của Nhà nước Palestine ở phía nam Dải Gaza. Đây là thủ đô của Nhà nước Palestine nằm cách 30km về phía tây nam của Thành phố Gaza. Năm 2017, thành phố Rafah có dân số 171.889 người.[1] Do hậu quả của các cuộc ném bom và tấn công trên bộ lớn ở thành phố Gaza và Khan Yunis của Israel trong thời kỳ Chiến tranh Israel–Hamas dẫn đến khoảng 1,4 triệu người được cho là đang trú ẩn ở Rafah tính đến tháng 2 năm 2024.[2]
Tàn phá
[sửa | sửa mã nguồn]Sau Chiến tranh Palestine năm 1948, Ai Cập quản lý khu vực và thành lập các trại tị nạn dành cho người Palestine bị buộc phải di dời. Trong cuộc khủng hoảng Suez năm 1956 liên quan đến Israel, Anh, Pháp và Ai Cập, quân đội Israel đã giết chết 111 người Palestine, trong đó có 103 người tị nạn ở trại Rafah trong vụ thảm sát Rafah. Trong Chiến tranh sáu ngày năm 1967, Israel đã chiếm đóng Bán đảo Sinai và Dải Gaza từ Ai Cập. Năm đó, quân đội Israel đã san ủi và cho nổ tung 144 ngôi nhà ở trại tị nạn Rafah, giết chết 23 người Palestine.[3] Khi quân Israel rút khỏi Sinai vào năm 1982, Rafah bị chia cắt thành một phần Gaza và một phần Ai Cập, chia rẽ các gia đình, ngăn cách bằng hàng rào dây thép gai dày đặc, phần lõi của thành phố đã bị Israel phá hủy[4][5][6] cũng như Ai Cập[7][8]. Rafah là địa điểm của Biên giới Rafah, điểm giao nhau duy nhất giữa Ai Cập và Dải Gaza. Sân bay duy nhất của Gaza là Sân bay quốc tế Yasser Arafat nằm ngay phía nam thành phố. Sân bay hoạt động từ năm 1998 đến năm 2001, cho đến khi bị Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) ném bom và san phẳng.[9][10]
Trong cuộc chiến chiếm đóng của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tại Gaza, dân thường được yêu cầu chạy trốn đến Rafah và buộc phải di dời khỏi nhà của họ. Mặc dù chính phủ Israel tuyên bố nửa phía nam của Gaza là vùng an toàn, IDF vẫn tiến hành ném bom trên diện rộng khu vực này, với một cuộc điều tra của tờ New York Times ước tính rằng những quả bom nặng 2.000 pound đã được thả ít nhất 200 lần ngày 21 tháng 12 năm 2023.[11] Đến tháng 2 năm 2024, khoảng 2/3 dân số Gaza, tương đương 1,4 triệu người, đã buộc phải di dời khỏi các khu vực khác của lãnh thổ để đến Rafah, trong khi IDF tuyên bố ý định tiến vào thành phố. Các nhà phê bình đã cảnh báo về khả năng xảy ra thương vong dân sự hàng loạt trong trường hợp xảy ra xâm lược trên bộ, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đành phải lập luận rằng "Một hành động như vậy sẽ làm gia tăng theo cấp số nhân những gì vốn đã là một cơn ác mộng nhân đạo với những hậu quả chưa thể kể xiết trong khu vực".[12] Vào ngày 11 tháng 2 năm 2024, tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng Ai Cập đã cảnh báo Hamas thả con tin trong vòng hai tuần nếu không sẽ phải đối mặt với một cuộc xâm lược của IDF vào Rafah.[13][14] Trong chiến dịch này, IDF đã bắn phá dữ dội vào khu vực có nhiều trại tị nạn khiến 112 người thiệt mạng và một số thi thể vẫn còn dưới đống đổ nát.[15]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Preliminary Results of the Population, Housing and Establishments Census, 2017 (PDF). Palestinian Central Bureau of Statistics (PCBS) (Bản báo cáo). State of Palestine. tháng 2 năm 2018. tr. 64–82. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2023.
- ^ “Gaza: Israel's military operation in Rafah would be fatal for displaced civilians and humanitarian aid”. Norwegian Refugee Council. 8 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2024.
- ^ Cattan, Henry (1969) Palestine, The Arabs & Israel. The Search for Justice. Longman SBN 582 78000 4 p. 111
- ^ Razing Rafah — Mass Home Demolitions in the Gaza Strip, pp. 27–28 and 52–66 (PDF text version) on [1], Summary:. The report on refworld:. Human Rights Watch (HRW), October 2004
- ^ Supplementary Appeal for Rafah. UNWRA, May 2004
- ^ PCHR, Uprooting Palestinian Trees And Leveling Agricultural Land – The tenth Report on Israeli Land Sweeping and Demolition of Palestinian Buildings and Facilities in the Gaza Strip 1 April 2003 – 30 April 2004 On [2]
- ^ Egyptian military doubling buffer zone with Gaza, demolishing nearly 1,220 more homes. Associated Press, 8 January 2015
- ^ Look for Another Homeland. Human Rights Watch, September 2015
- ^ “Grounded in Gaza, but hoping to fly again”. NBC News (bằng tiếng Anh). 19 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2024.
- ^ “Wayback Machine” (PDF). web.archive.org. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2024. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Stein, Robin; Willis, Haley; Jhaveri, Ishaan; Miller, Danielle; Byrd, Aaron; Reneau, Natalie (22 tháng 12 năm 2023). “A Times Investigation Tracked Israel's Use of One of Its Most Destructive Bombs in South Gaza”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
- ^ “UN chief warns of 'age of chaos' as Security Council divided on Gaza”. Al Jazeera. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
- ^ “Egypt tells Hamas it has two weeks to reach hostage deal before IDF moves into Rafah – WSJ”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
- ^ Peled, Anat; Abdel-Baqui, Omar; Said, Summer. “Invasion of Gaza Border City Looms as Biden Calls Israel's Offensive 'Over the Top'”. WSJ. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
- ^ “Israeli strikes hit Rafah after Biden warns Netanyahu to have 'credible' plan to protect civilians”. CTVNews (bằng tiếng Anh). 11 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2024.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Archduke of Austria, Ludwig Salvator (1881). The Caravan Route between Egypt and Syria. London: Chatto & Windus.
- Barron, J. B. biên tập (1923). Palestine: Report and General Abstracts of the Census of 1922. Government of Palestine.
- Dauphin, C. (1998). La Palestine byzantine, Peuplement et Populations. BAR International Series 726 (bằng tiếng Pháp). III : Catalogue. Oxford: Archeopress. ISBN 0-86054-905-4.
- Dwyer, Philip (2007). Napoleon -The Path To Power 1769–1799. Bloomsbury. ISBN 978-0-7475-7490-3.
- Government of Palestine, Department of Statistics (1945). Village Statistics, April, 1945.
- Guérin, V. (1869). Description Géographique Historique et Archéologique de la Palestine (bằng tiếng Pháp). 1: Judee, pt. 2. Paris: L'Imprimerie Nationale.
- Hadawi, S. (1970). Village Statistics of 1945: A Classification of Land and Area ownership in Palestine. Palestine Liberation Organization Research Center.
- Hütteroth, Wolf-Dieter; Abdulfattah, Kamal (1977). Historical Geography of Palestine, Transjordan and Southern Syria in the Late 16th Century. Erlanger Geographische Arbeiten, Sonderband 5. Erlangen, Germany: Vorstand der Fränkischen Geographischen Gesellschaft. ISBN 3-920405-41-2.
- Mills, E. biên tập (1932). Census of Palestine 1931. Population of Villages, Towns and Administrative Areas. Jerusalem: Government of Palestine.
- Polybius 18.51.10 and 28.20.9; Livy 33.40.3 and 35.13.4; Appian, Syriaca 3.13 and 5.18.
- Strange, le, G. (1890). Palestine Under the Moslems: A Description of Syria and the Holy Land from A.D. 650 to 1500. Committee of the Palestine Exploration Fund.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- United Nations Relief and Works Agency for Palestine Refugees in the Near East
- Welcome To The City of Rafah
- Rafah Today, pictures by Palestinian journalist Mohammed Omer
- Rafah Smuggling Tunnels
- Rafah Pundits: Rafah Focused Blog
- Raising Yousuf – Blog by Laila el-Hadad who is a reporter for Aljazeera living in Gaza
- Reports from Rafah
- Interview with Hip Hop Artist Michael Franti Lưu trữ 2007-11-14 tại Wayback Machine – Reporting from Rafah.
- Part A Part B Satellite photos comparing 2001 to 2004.
- Razing Rafah: Mass Home Demolitions in the Gaza Strip – Human Rights Watch
- The Olympia-Rafah Sister City Project – The organization started by people in the communities of Rafah, Gaza, and Olympia, WA
- The Madison-Rafah Sister City Project – A sistering project connecting the communities of Rafah, Gaza, and Madison, WI