Bước tới nội dung

Phú Cường, Tam Nông (Đồng Tháp)

Phú Cường
Xã Phú Cường
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhĐồng Tháp
HuyệnTam Nông
Địa lý
Tọa độ: 10°41′57″B 105°37′1″Đ / 10,69917°B 105,61694°Đ / 10.69917; 105.61694
MapBản đồ xã Phú Cường
Phú Cường trên bản đồ Việt Nam
Phú Cường
Phú Cường
Vị trí xã Phú Cường trên bản đồ Việt Nam
Diện tích55,06 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng8.497 người[1]
Mật độ154 người/km²
Khác
Mã hành chính30025[2]

Phú Cường là một thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Cò ốc hiện đang nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Xã Phú Cường nằm ở phía đông nam huyện Tam Nông, có vị trí địa lý:

Xã có diện tích 55,06 km², dân số năm 1999 là 8.497 người,[1] mật độ dân số đạt 154 người/km².

Về địa hình, xã nằm trong vùng trũng thấp đất nhiễm phèn nặng,[3] đến mùa lũ cả xã chìm trong "biển" nước.[4] Xã có diện tích rừng tràm khá rộng. Với diện tích đáng kể này nên vẫn còn quy tụ các đàn chim và cò thường xuyên về trú ngụ, trong đó nhiều nhất là cò ốccò trắng.[5] Một ghi nhận vào năm 2017, một đàn cò ốc lên đến 2.000 con tụ về kiếm ăn ở khu vực xã.[6] Xã cũng là một trong các địa phương ở Tam Nông ghi nhận có sếu cổ trụi đầu đỏ.[7] Năm 2018, một vụ cháy rừng lớn trong xã đã thiêu rụi 20 ha rừng.[8]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến năm 1930, đây là vùng đất hoang không người sinh sống. Vào năm 1930, gia đình ông Phan Văn Tải là những người đầu tiên đến địa phương này khai hoang.[9]

Vào ngày 16 tháng 6 năm 1969, thành lập xã Phú Cường thuộc quận Đồng Tiến, tỉnh Kiến Phong. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đổi thành xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.[10]

Quyết định số 13-HĐBT ngày 23 tháng 02 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng, xã Phú Cường thuộc huyện Tam Nông.[11] Nghị định số 100/1997/NĐ-CP ngày 23 tháng 09 năm 1997 của Chính phủ, thành lập xã Hoà Bình trên cơ sở 2.197,4 ha diện tích tự nhiên và 2.598 người của xã Tân Công Sính; 694,8 ha diện tích tự nhiên và 31 người của xã Phú Cường.[12][13]

Từ 2011 đến 2015, chính quyền xã cùng người dân đã huy động 102 tỷ VND để cải thiện giao thông, thủy lợi, cống, đê bao, kênh mương,...[14] Từ 2016 đến 2021, số ngân sách huy động là 56,896 tỷ VND để xây dựng và phát triển xã.[15]

Vào năm 2015, xã Phú Cường là xã duy nhất của huyện Tam Nông đạt chuẩn xã Nông thôn mới.[16] Năm 2021, Phú Cường là xã đầu tiên của huyện Tam Nông đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.[17]

Dân cư - Kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết dân cư trong xã sống bằng nông nghiệp. Kinh tế bao gồm trồng lúa,[15][18] nuôi thủy sản,[15] trồng tràm lấy gỗ,[15] trồng đậu tương,[19] trồng và chế biến sen.[20] Xã có 3 hợp tác xã, 7 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, 513 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ.[21]

Hợp tác xã nông nghiệp Tân Cường đảm trách 1.500 ha lúa theo mô hình canh tác Cánh đồng lớn.[18] Diện tích trồng lúa trong đê bao khép kín bơm điện là 430 ha trồng lúa 3 vụ, 170 ha lúa 2 vụ.[18] Hợp tác xã nông nghiệp Tân Cường là đơn vị đầu tiên của Đồng Tháp chuyển đổi mô hình theo Luật Hợp tác xã năm 2012, thành lập xí nghiệp chế biến, hạch toán độc lập, liên kết sản xuất theo hướng bền vững và liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ, sản xuất lúa theo quy trình VietGAP.[22] Năng suất lúa chung vụ đông-xuân 2022-2023 là 6,5-7,0 tấn/ha.[23] Một nông dân trong xã là Nguyễn Văn Khanh đã trồng và canh tác một giống lúa năng suất cao có nguồn gốc Nhật Bản với diện tích 120 ha vào năm 2015.[24][25]

Công ty Hoàng Long thành lập năm 1999 đã phát triển ngành thủy sản trên diện tích 48 ha. Công ty có hệ thống nhà máy khép kín với năng suất đưa ra thị trường 90 tấn cá/ngày. Mặt hàng chủ yếu là cá phi lê xuất khẩu, hàng hóa xuất sang các nước Tây Ban Nha, ĐứcBrazil.[9] Ngành trồng và chế biến sản phẩm từ sen cũng rất phát triển, hàng đầu trong đó có Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ba Tre, với nhiều loại sản phẩm như sữa hạt sen,.v.v.[20]

Một số hộ trong xã đã bắt đầu trồng sầu riêng Ri6.[26] Đến đầu năm 2024 diện tích sầu riêng và mít trong xã là 50 ha.[27] Phú Cường cũng là một trong các xã của Tam Nông phân bổ trồng kiệu.[28]

Thu nhập bình quân đầu người của xã là 61,3 triệu VND/người/năm.[21] Vào năm 2022, tỉ lệ lao động có việc làm 95%.[21] Tỉ lệ hộ nghèo năm 2011 là 18,54%,[17] năm 2015 là 6,56%[14] giảm xuống còn 1,17% năm 2022.[21] Huyện Tam Nông đang quy hoạch Cụm công nghiệp Phú Cường trên địa bàn xã.[29]

Xã có 47 km đường liên ấp, liên xã được đổ nhựa và bê tông hoàn chỉnh.[14] Trung tâm mua bán của xã là chợ Phú Cường nằm về phía nam, có Tỉnh lộ 844 chạy ngang qua. Năm 2021, chính quyền đã chi 4 tỷ VND cải tạo, sửa chữa chợ xã.[15] Chợ Phú Cường là một trong số ít các chợ ở Tam Nông mua bán chim, cò, rùa, rắn,...được xếp trong nhóm động vật hoang dã cần được bảo vệ.[30]

Di tích lịch sử cấp Quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng đài Thông tin Vô tuyến điện Nam Bộ tại Gò Mười Tải đã được chính quyền công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia[14] vào ngày 19 tháng 5 năm 2001.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Trân Châu (ngày 22 tháng 9 năm 2011). “Anh Trãi tam nông”. báo Tiền Phong. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Duy Chiến (ngày 12 tháng 11 năm 2014). “Ông Bộ trưởng lèo lái "4 bộ trong 1". VietnamNet. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Trần Trọng Trung (ngày 12 tháng 2 năm 2017). “Tam nông (đồng tháp): Xuất hiện nhiều đàn chim, cò về trú ngụ”. báo Vĩnh Long. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ Trần Trọng Trung (ngày 18 tháng 6 năm 2017). “Hàng ngàn con cò ốc xuất hiện trên đồng lúa xã Phú Cường”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Võ Trần Nhã 2003, tr. 432.
  8. ^ Trần Trọng Trung (ngày 8 tháng 2 năm 2018). “Rừng tràm giữa đêm phát hỏa, hơn 7 giờ mới dập tắt”. báo Lao động. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ a b Nguyễn Đắc Hiền (ngày 13 tháng 2 năm 2013). “Ở vùng sâu Tam Nông”. báo Đồng Tháp. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ a b Nguyễn Đình Tư 2008, tr. 780.
  11. ^ Quyết định 13-HĐBT năm 1983 về việc chia huyện Tam Nông thành hai huyện và thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  12. ^ Văn phòng chính phủ 1997, tr. 1334.
  13. ^ “Nghị định 102/1997/NĐ-CP về việc thành lập các xã Thạnh Lợi, Hoà Bình, thuộc các huyện Tháp Mười và Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2011.
  14. ^ a b c d Trần Trọng Trung (ngày 16 tháng 12 năm 2015). “Đồng Tháp: Người dân Phú Cường đồng tình ủng hộ xây dựng nông thôn mới”. báo Khuyến nông Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  15. ^ a b c d e Trần Trọng Trung (ngày 3 tháng 8 năm 2022). “Phú Cường - xã nông thôn mới nâng cao của tỉnh Đồng Tháp”. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ Dũng Chinh (ngày 30 tháng 5 năm 2021). “Tam Nông (Đồng Tháp): Nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới”. daihoi13.dangcongsan.vn. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  17. ^ a b Chí Cường (ngày 16 tháng 7 năm 2022). “Phú Cường – Xã đầu tiên của Tam Nông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  18. ^ a b c Tiến Hải (ngày 6 tháng 12 năm 2017). “Mô hình hoạt động hiệu quả của hợp tác xã nông nghiệp Tân Cường”. VnEconomy. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  19. ^ Trần Trọng Trung (ngày 14 tháng 7 năm 2007). “Làm giàu ở Tam Nông, Đồng Tháp”. báo Nhân dân. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  20. ^ a b Mỹ Lý (ngày 7 tháng 7 năm 2023). “Bí thư Tỉnh ủy thăm nông dân, doanh nghiệp ngành hàng sen ở huyện Tam Nông và huyện Tháp Mười”. báo Đồng Tháp. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  21. ^ a b c d Trần Trọng Trung (ngày 18 tháng 2 năm 2022). “Xã Phú Cường ngày càng khởi sắc”. báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ Trần Trọng Trung (ngày 21 tháng 3 năm 2019). “Ông Hai Trãi - Người Giám đốc tài năng của nông dân”. báo Pháp luật. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  23. ^ Trần Trọng Trung (ngày 15 tháng 3 năm 2023). “Nông dân huyện Tam Nông thu hoạch lúa trúng mùa, được giá”. báo Đồng Tháp. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  24. ^ Trần Trọng Trung (ngày 11 tháng 10 năm 2016). “Đồng Tháp: Chuyện tích tụ ruộng đất canh tác lúa Nhật ở Tam Nông”. báo Khuyến nông Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  25. ^ Ngọc Trinh (ngày 11 tháng 4 năm 2017). “Làm giàu từ cánh đồng lớn”. báo Người lao động. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  26. ^ Trần Trọng Trung (ngày 31 tháng 8 năm 2022). “Gắn phát triển sầu riêng với du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  27. ^ Nguyễn Hữu Nghĩa (ngày 22 tháng 3 năm 2024). “Xã Phú Cường quảng bá hình ảnh điểm du lịch địa phương thông qua các ứng dụng, nền tảng số”. Trang thông tin điện tử huyện Tam Nông. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  28. ^ Nguyễn Thị Minh Châu (2022), Hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển cây kiệu tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, số 13, tr. 94, Bộ Khoa học và công nghệ, Cục Thông tin và khoa học công nghệ quốc gia.
  29. ^ “Bản vẽ Quy hoạch xã Phú Cường”. Trang thông tin điện tử huyện Tam Nông. ngày 14 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  30. ^ Trần Trọng Trung (ngày 23 tháng 8 năm 2016). “Đồng Tháp: Báo động thực trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã”. báo Pháp luật. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.

Tạp chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]