Bước tới nội dung

Pertinax

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pertinax
Hoàng đế thứ 19 của Đế chế La Mã
Tượng bán thân của Pertinax, Bảo tàng Pio-Clementino
Nguyên thủ thứ 19 của La Mã
Tại vị1 tháng 1 năm 193
28 tháng 3 năm 193
(86 ngày)
Tiền nhiệmCommodus
Kế nhiệmDidius Julianus
Thông tin chung
Sinh(126-08-01)1 tháng 8 năm 126
Alba Pompeia, Italia
Mất28 tháng 3 năm 193(193-03-28) (66 tuổi)
Roma, Italia
An tángRome
Phối ngẫuFlavia Titiana
Tên đầy đủ
Publius Helvius Pertinax (from birth to accession);
Caesar Publius Helvius Pertinax Augustus (as emperor)
Hoàng tộcNone
Thân phụHelvius Successus

Publius Helvius Pertinax, thường được gọi là Pertinax[1] (1 tháng 8 năm 126 – 28 tháng 3 năm 193), là một hoàng đế La Mã người trị vì một thời gian ngắn từ 31 tháng 12 năm 192 cho đến khi ông qua đời ngày 28 tháng 3 năm 193[2], tổng cộng 86 ngày. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của thời kì hỗn loạn Năm của năm hoàng đế. Didius Julianus kế vị Pertinax và cai trị một thời gian ngắn tương tự.

Khởi nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp của ông trước khi trở thành hoàng đế có trong Augusta Historia và được xác nhận ở nhiều nơi bằng chữ khắc hiện tại. Sinh ra tại Alba Pompeia,[3] con trai của một nô lệ được giải phóng, Helvius Successus,[4] ban đầu Pertinax đi theo con đường trở thành một Grammaticus (giáo viên ngữ pháp)[5], nhưng ông cuối cùng đã quyết định tìm một công việc mới dưới sự giúp đỡ của người bảo trợ,ông trở thành một sĩ quan trong quân đội[6].Trong chiến tranh Parthia sau đó,[7] ông đã trở nên nổi bật,kết quả là một chuỗi các thăng tiến và sau khi được thăng chức ở Anh(chấp chính quan chỉ huy Legio VI Victrix)[8] và dọc theo bờ sông Danube,ông phục vụ như là một người đại diện của hoàng đế ở Dacia[9].Ông bị coi như một thành viên của âm mưu triều đình dưới thời hoàng đế Marcus Aurelius, nhưng ngay sau đó ông đã được triệu tập để trợ giúp Claudius Pompeianus trong Chiến tranh Marcomanni. Năm 175,ông đạt được chức cháp chính quan và cho đến năm 185, Pertinax đã lần lượt làm thống đốc của các tỉnh miền thượng và Hạ Moesia, Dacia, Syria và cuối cùng là thống đốc của Anh.[8]

Trong thập kỷ của thời kì những năm 180, Pertinax nắm một vai trò chủ chốt trong viện nguyên lão La mã cho đến khi chỉ huy lính vệ binh pháp quan Sextus Tigidius Perennis buộc ông ra khỏi đời sống chính trị. Ông được gọi trở lại 3 năm sau ở Anh mà quân đội vào thời điểm đó là trong trạng thái nổi loạn.[10] Ông đã cố gắng để trừng trị những người lính ngang bướng nhưng có một quân đoàn làm binh biến và tấn công vệ sĩ của ông, để cho Pertinax nằm chờ chết[11]. Khi ông hồi phục, ông đã trừng phạt nghiêm những kẻ phản loạn làm cho danh tiếng của ông ngày càng tăng như là một con người nghiêm khắc [5]. Khi ông buộc phải từ chức trong năm 187, các lý do đưa ra là các quân đoàn đã trở nên thù địch với ông vì luật lệ khắc nghiệt của ông.[12]

Ông từng là tổng đốc tỉnh châu Phi trong năm 188-189[13]

Hoàng đế

[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng aureus đúc dưới thời Pertinax.

Khi những hành vi của Commodus ngày càng trở nên thất thường trong suốt đầu những năm 190, Pertinax được cho là có dính líu tới âm mưu đã dẫn tới vụ ám sát ông ta vào ngày 31 tháng 12 năm 192 [5] Kế hoạch này được thực hiện bởi chỉ huy lực lượng cận vệ hoàng gia Quintus Aemilius Laetus, tình nhân của Commodus là Marcia, và viên thị quan Eclectus của ông.[14] Sau khi âm mưu xảy ra, Pertinax, lúc này đang là trưởng quan thành phố vào thời điểm này vội vã chạy đến doanh trại của lực lượng cận vệ hoàng gia và được tuyên bố là hoàng đế vào sáng hôm sau.[15]

Những nhà văn cổ đại đã ghi lại chi tiết sự mong chờ của lực lượng cận vệ hoàng gia dự kiến ​​sẽ được ban thưởng hào phóng cho sự kế vị của ông, và khi họ đã thất vọng, họ đã kích động cho đến khi ông kiếm được tiền, bán tài sản của Commodus,[16] bao gồm các phi tần và những thanh niên trẻ mà Commodus giữ cho các thú vui tình dục của mình.[17][18] Ông định giá lại đồng tiền La Mã đáng kể, tăng độ tinh khiết của đồng tiền bằng bạc bạc từ 74% đến 87%, trọng lượng bạc thực tế tăng từ 2,22 gram đến 2,75 gram.[19]

Cải cách tiền tệ của ông là sự nhìn xa trông rộng, nhưng sẽ không tồn tại khi ông chết. Ông đã cố gắng áp đặt kỷ luật quân đội chặt chẽ hơn khi mà lực lượng cận vệ hoàng gia đã quá được nuông chiều.[20]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ In Classical Latin, Pertinax's name would be inscribed as PVBLIVS HELVIVS PERTINAX AVGVSTVS.
  2. ^ Thomas, History of the Roman Empire from the time of Vespasian to the Extinction of the Western Empire (1853), pg. 158. Although Commodus was killed on 31 December 192, Pertinax was not acclaimed emperor until 1 January 193.
  3. ^ Dio, 74:3
  4. ^ Historia Augusta, Pertinax, 1:1
  5. ^ a b c Canduci, pg. 50
  6. ^ Historia Augusta, Pertinax, 1:6
  7. ^ Historia Augusta, Pertinax, 2:1
  8. ^ a b Birley, pg. 173
  9. ^ Historia Augusta, Pertinax, 2:4
  10. ^ Dio, 74:4
  11. ^ Birley, pg. 174
  12. ^ Historia Augusta, Pertinax, 3:10
  13. ^ Historia Augusta, Pertinax, 4:1
  14. ^ Bowman, pg. 1
  15. ^ Historia Augusta, Pertinax, 4:5
  16. ^ Bowman, pg. 2
  17. ^ Dio, 74:5
  18. ^ Historia Augusta, Pertinax, 7:8
  19. ^ “Tulane University "Roman Currency of the Principate". Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  20. ^ Zosimus, 1:8
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Ulpius Marcellus
Roman governors of Britain
c. 185 – 187
Kế nhiệm:
Unknown, then Decimus Clodius Albinus
Tiền nhiệm:
Popilius Pedo ApronianusMarcus Valerius Bradua Mauricus
Consul of the Roman Empire with Commodus
192
Kế nhiệm:
Quintus Pompeius Sosius FalcoGaius Iulius Erucius Clarus Vibianus
Tước hiệu
Tiền nhiệm:
Commodus
Roman Emperor
193
Kế nhiệm:
Didius Julianus