Nhà thụ động
Nhà thụ động (tiếng Anh: passive house; tiếng Đức: Passivhaus) mang nghĩa liên quan đến tiêu chuẩn Passivhaus - tiêu chuẩn gắt gao về tính chủ động - quy định hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà nhằm giảm thiểu tác động sinh thái của công trình lên môi trường.[1] Tiêu chuẩn này đưa đến sự ra đời của những tòa nhà sử dụng năng lượng cực thấp để giữ ấm hoặc làm mát không gian bên trong.[2][3] MINERGIE-P cũng là một tiêu chuẩn tương tự được áp dụng ở Thụy Sĩ.[4] Các tiêu chuẩn không chỉ giới hạn ở tính chất dân dụng của công trình. Đã có một số cao ốc văn phòng, trường học, nhà trẻ và một siêu thị cũng được xây dựng theo bản thiết kế dựa trên tiêu chuẩn. Thiết kế thụ động không phải là phần đi kèm hay phần bổ sung vào thiết kế kiến trúc, mà là một quá trình thiết kế tích hợp với thiết kế kiến trúc.[5] Mặc dù chủ yếu được áp dụng vào các tòa nhà mới, thiết kế thụ động cũng đã được sử dụng để cải tạo lại công trình cũ.
Vào cuối năm 2008, ước tính số lượng nhà thụ động trên khắp thế giới dao động từ 15.000 đến 20.000.[6][7] Vào tháng 8 năm 2010, đã có khoảng 25.000 công trình có thiết kế đạt tiêu chuẩn nhà thụ động ở khắp châu Âu, trong khi tại Hoa Kỳ có chỉ có 13, với hơn vài chục công trình đang được xây dựng.[1] Phần lớn công trình thụ động đều được xây dựng ở những quốc gia nói tiếng Đức và Scandinavia.[6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Zeller, Jr., Tom. Beyond Fossil Fuels: Can We Build in a Brighter Shade of Green?, New York Times, ngày 26 tháng 9 năm 2010, p.BU1.
- ^ Gröndahl, Mika & Gates, Guilbert. The Secrets of a Passive House, New York Times website, ngày 25 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Definition of Passive House”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2011.
- ^ “Minergie-Standard”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2011.
- ^ Yan Ji and Stellios Plainiotis (2006): Design for Sustainability. Beijing: China Architecture and Building Press. ISBN 7-112-08390-7
- ^ a b
Rosenthal, Elisabeth (ngày 26 tháng 12 năm 2008). “Houses With No Furnace but Plenty of Heat”. New York Times. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008.
There are now an estimated 15,000 passive houses around the world, the vast majority built in the past few years in German-speaking countries or Scandinavia.
- ^ “Timber Frame takes the Passivhaus tour”. ngày 23 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2009.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Passive house. |
- The international Passive House Magazine (iPHM) Lưu trữ 2011-04-22 tại Wayback Machine
- Passive House Institute U.S. Lưu trữ 2011-03-27 tại Wayback Machine
- Passivhaus Germany Lưu trữ 2011-03-09 tại Wayback Machine
- Passivhaus Institut
- Passivhaus Infos Lưu trữ 2011-07-14 tại Wayback Machine
- Passivhaus.org Lưu trữ 2011-03-18 tại Wayback Machine
- History of the Passivhaus Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine
- CEPHEUS Final Report Lưu trữ 2012-04-15 tại Wayback Machine (5MB) Major European Union research project. Technical report on as-built thermal performance.
- Passive houses in Sweden: Experiences from design and construction phase Lund University (5MB)
- Passive House for the Olympic Winter Games 2010