Bước tới nội dung

New England

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
New England
Theo thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải: Đường chân trời của vịnh Sau nhìn từ cầu Longfellow, Boston; lũng sông Connecticut được chụp lấy từ Khu bảo tồn quốc gia Mount Sugarloaf; dãy núi Tổng thống Hoa Kỳ thuộc mạch núi Bạch Sơn ở bang New Hampshire; đường chân trời của Burlington có núi Mansfield; thị trấn Aquinnah, bang Massachusetts; tháp hải đăng Portland ở mũi Elizabeth, bang Maine; đường chân trời của Providence, bang Rhode Island.
Cờ có nền đỏ và một hình vuông màu trắng có một cây thông xanh ở góc trên bên phải
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của New England
Ấn chương
Khẩu hiệu: Không có tiêu ngữ chính thức, nhưng mà tiêu ngữ hay thấy trên thực tế bao gồm "Kêu gọi thiên đường" và "bất luận ở chỗ nào, tự do phải xuất hiện bằng mọi hình thức cao nhã hơn".
New England within the US, highlighted red
Vị trí New England (màu đỏ) ở Hoa Kỳ
Location of New England in North America
Vị trí New England (màu đỏ) ở châu Bắc Mĩ
New England trên bản đồ Thế giới
New England
New England
Thành phần cấu tạo
Khu đại đô thị lớn nhất
Thành phố lớn nhấtBoston
Đặt tên theoAnh
Diện tích
 • Tổng cộng71,991,8 mi2 (186,458 km2)
 • Đất liền62,688,4 mi2 (162,362 km2)
Dân số (2019 est.)[1]
 • Tổng cộng14,845,063
 • Mật độ210/mi2 (80/km2)
Tên cư dânNgười New England, người Yankee[2]
GDP (danh nghĩa)[3]
 • Tính tổng1.148 tỉ đô-la Mĩ (năm 2019)
 • Mật độ77.000 đô-la Mĩ (năm 2019)
Múi giờMúi giờ miền Đông
Phương ngữTiếng Anh New England, tiếng Pháp New England

New England (Tân Anh) là khu vực ở vào góc đông bắc của đại lục địa Hoa Kỳ, gần kề Đại Tây Dương, tiếp giáp Canada. Vùng đất New England bao gồm 6 bang của Hoa Kỳ, từ bắc đến nam tách ra là bang Maine, Vermont, New Hampshire, Massachusetts, Rhode IslandConnecticut.[4][5][6][7][8][9] Boston - thủ phủ bang Massachusetts, là thành phố lớn nhất và trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng đất đó. Vùng đất New England có được môi trường giáo dục và đào tạo tốt nhất nước Mĩ cho đến cả thế giới.

Đầu thế kỉ XVII gần 400 năm trước, lúc các tín đồ Thanh giáo vì mục đích trốn tránh sự bức hại tôn giáochâu Âu cho nên đến vùng đất New England, trong khu vực này đã từng có nguyên trú dân Bắc Mĩ cư trú. Vào thế kỉ XVIII, New England là một trong những thuộc địa Bắc Mĩ thuộc Anh đầu tiên biểu hiện ý chí độc lập trong sự thống trị của đế quốc Anh —— mặc dù vùng đất England kiên trì thái độ phản chiến lúc xảy ra chiến tranh Anh - Mĩ năm 1812. Vào thế kỉ XIX, New England đã đóng vai trò trọng yếu trong cuộc vận động bãi bỏ nô lệHoa Kỳ, đã trở thành chỗ phát nguyên triết họcvăn học Hoa Kỳ, khu vực đầu tiên tổ chức và xây dựng giáo dục công cộng miễn phí. Đồng thời, nó cũng là vùng đất đầu tiên ở Bắc Mĩ thể hiện ra thành quả cách mạng công nghiệp.[10]

Người dân đến từ khu vực New England hay được gọi là "người New England" (New Englander). Vùng đất New England và vùng đất Trung-Đại Tây Dương gọi chung là vùng đất Đông Bắc. Vùng đất New England là một bộ phận của khu vực đông bắc Đại Tây DươngHoa KỳCanada.

Địa mạo địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa mạo của vùng đất New England là sản phẩm sau khi sông băng rút lui đã xây đắp nên địa mạo vào mấy ngàn năm trước, để lại gò đồi trơn tròn, dãy núi cao và đường bờ biển uốn cong. Đường bờ biển từ tây nam bang Connecticut kéo dài dằng dặc đến đông bắc bang Maine đã phân bố rất nhiều hồ chằm, đồi núi, ao đầm và cồn cát, nhất là ở mũi Cod, bang Massachusetts. Sau khi rời khỏi bờ biển, chiều cao đất liền so với mức mặt biển dần dần tăng cao, bao gồm dãy núi cao nhấp nhô và đỉnh núi đá kéo dài liên tiếp xuyên qua Connecticut, Massachusetts, Vermont, New HampshireMaine. Chúng nó là bộ phận hợp thành của mạch núi Appalachia. Bên trong bang New Hampshire có đỉnh núi cao nhất nằm ở dãy núi Bạch Sơn (White Mountains), núi Washington có chiều cao đạt tới 1.917 mét là điểm cao nhất so với mức mặt biển ở phía đông bắc Hoa Kỳ. Chỗ này cũng đã từng được đo lường tốc độ gió lớn nhất trên trái đất cho đến nay. Dãy núi Lục Sơn (Green Mountains) ở bang Vermont, coi là phân nhánh của dãy núi Berkshires ở phía tây Massachusetts, hơi thấp so với dãy núi Bạch Sơn. Thung lũng bên trong khu vực này bao gồm lũng sông Connecticut và thung lũng Merrimack.

Vùng đất New England có rất nhiều khe suối và dòng sông. Dòng sông dài nhất là sông Connecticut, bắt nguồn ở vùng đồi núi phía đông bắc bang New Hampshire, chảy vào eo biển Long Island, dài tổng cộng 655 kilômét. Hồ Champlain - chỗ giáp giới bang New Yorkbang Vermont là hồ lớn nhất trong khu vực này, chỉ xếp sau nó là hồ Moosehead ở bang Maine, hồ Winnepesaukee ở bang New Hampshire, hồ Quabbin ở bang Massachusetts và hồ Candlewood ở bang Connecticut.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng biển lạnh LabradorBắc Băng Dương men theo bờ biển đi xuống phía nam, bị nó ảnh hưởng, nhiệt độ không khí khá thấp. Ba bang phía nam New England gồm Connecticut, Rhode IslandMassachusetts thuộc về khí hậu mùa hè dài lục địa tính ẩm ướt, mùa hè nóng nực, mùa đông rét mướt. Ba bang phía bắc New England gồm New Hampshire, MaineVermont thuộc về khí hậu mùa hè ngắn lục địa tính ẩm ướt, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh dữ dội. Mùa xuân ở New England ẩm ướt và nhiều mây, mùa thu lá cây nhiều màu rực rỡ trở thành một cảnh vật địa phương, bởi vì lá cây ở chỗ đó đổi màu sớm hơn các bang khác ở Hoa Kỳ, cho nên đã trở thành một trong những nơi nổi tiếng của Hoa Kỳ mà du khách hay nhắm tới.

Bởi vì kề cận Đại Tây Dương, ở dốc đón gió của mạch núi Appalachia, hơi nước đến từ dòng biển ấm Bắc Đại Tây Dương của khơi xa bị dòng biển lạnh Labrador gần biển làm lạnh ngay lập tức, do đó lượng giáng thủy và lượng tuyết rơi ở New England khá lớn. Lượng giáng thủy trung bình hằng năm của khu vực vào giữa 1.000 đến 1.500 milimét, nhưng mà hai bang phía bắc gồm VermontMaine có lượng giáng thủy hơi thấp, mỗi năm chừng 500 đến 1.000 milimét. Tuy nhiên, lượng tuyết rơi hằng năm thường hay đạt đến 2.500 milimét. Chính vì nguyên do đó, vùng núi của VermontNew Hampshire là thắng cảnh nghỉ dưỡng và trượt tuyết có tiếng vào mùa đông.[11][12]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Người châu Âu đến New England định cư vào thời kì đầu là tín đồ Thanh giáo của đế quốc Anh nhằm trốn tránh bức hại tôn giáo. Lịch sử thời kì đầu của đại đa số vùng đất New England đã lưu lại dấu ấn sâu sắc về sự không khoan dung tôn giáo cùng với sự bạo ngược tàn khốc của pháp luật và mệnh lệnh.

New England vào thời kì đầu, hoàn toàn không tồn tại nguyên tắc phân tách tôn giáo và nhà nước, hành vi cá nhân bị hạn chế nghiêm ngặt.[13] Lúc thuộc địa Rhode Island kiến lập, đã có thể chế phân tách tôn giáo và nhà nước rất nghiêm ngặt, không khoan dung tôn giáo của vùng đất khác đã hình thành tương phản rõ ràng với nó. Providence mãi đến năm 1700 (năm thứ 64 sau khi kiến lập) mới có nghĩa trang công cộng và nghị viện. Nguyên nhân chủ yếu của nó là ý kiến đối lập sắc bén giữa tôn giáocơ quan chính phủ.[14]

New England xét về phương diện lịch sử là kho phiếu ổn định của đảng Cộng hoà (thí dụ như, bang Vermont từ đại tuyển cử tổng thống năm 1856 đến đại tuyển cử tổng thống năm 1988 đều kiên định ủng hộ đảng Cộng hoà). Tuy nhiên, vào nửa sau thế kỉ XX - lúc xảy ra chiến tranh Việt Nam, sức ảnh hưởng của đảng Cộng hoà bắt đầu giảm xuống dần dần.

Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, cử tri vùng đất phía đông bắc thường hay để mắt chăm chú vào ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ. Trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2000, ứng viên đảng Dân chủ Al Gore đã chiếm được tất cả các bang của khu vực New England trừ New Hampshire ra. Trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, ứng viên đảng Dân chủ đến từ New England ông John Kerry đã giành được toàn bộ 6 bang New England. Trong hai kì bầu cử tổng thống này, trừ vùng bầu cử thứ nhất của bang New Hampshire ra, tất cả các vùng bầu cử đều do đảng Dân chủ nắm giữ.

Có rất nhiều nguyên nhân đã dẫn đến tính đặc biệt của kinh tế New England. Về phương diện địa lí, khu vực này tương đối cách trở so với khu vực khác của Hoa Kỳ, diện tích cũng khá nhỏ. Khu vực này có sẵn khí hậu độc đáo và rất nhiều đặc sản, thí dụ như đá granit, tôm hùm, cá tuyết,... Nhân khẩu New England tập trung ở bang có bờ biển và bang phía nam khu vực, cư dân khắp nơi có đặc tính khu vực mạnh mẽ. Công nghiệp dệt may của Hoa Kỳ có trước nhất bắt nguồn ở khu vực phong phú thủy năng như thành phố Lowell (bang Massachusetts), thành phố Lawrence (bang Massachusetts), thành phố Manchester (bang New Hampshire) và thành phố Woonsocket (bang Rhode Island), nhưng sau này bởi vì chi phí kinh doanh tăng cao cho nên các tổ chức xí nghiệp này đã dời khỏi khu vực. Lực lượng lao động bên trong khu vực này có trình độ giáo dục khá cao đã chế tạo số lượng lớn thành phẩm công nghiệp dùng cho xuất khẩu, thí dụ như máy móc đặc chủng, súng đạn, thuốc nổ,... Chừng một nửa hàng xuất khẩu là máy móc dùng cho công nghiệp chế tạo và hoạt động thương mại, thí dụ như máy tính, thiết bị điện lực và điện tử. Những máy móc khí cụ, sản phẩm công nghiệp hoá chất và thiết bị vận tải giao thông này đã tạo thành 3/4 hàng xuất khẩu của khu vực. Thành phố Barre (bang Vermont) khai thác đá granit, thành phố Springfield (bang Massachusetts) sản xuất súng, thị trấn Groton (bang Connecticut) và thành phố Bath (bang Maine) là căn cứ đóng tàu, công cụ cầm tay cỡ nhỏ sản xuất ở làng Turners Falls, bang Massachusetts.

New England cũng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp, có cá, tôm hùm, mạn việt quất, khoai tây Maine và xirô cây phong. Ngành dịch vụ rất phát triển, như ngành du lịch, giáo dục, tài chính, bảo hiểm và ngành kiến trúc. Bộ Thương mại Hoa Kỳ từng đem kinh tế New England ví như hình ảnh thu nhỏ của cả kinh tế Hoa Kỳ.

Tính đến tháng 5 năm 2006, tỉ lệ thất nghiệp của khu vực New England là 4,5%, thấp hơn tiêu chuẩn toàn quốc. Tỉ lệ thất nghiệp bang Vermont thấp nhất, chỉ có 3%; bang Rhode Island cao nhất, 5,5%. Khu vực thấp nhất trong vùng thống kê đại đô thị (MSA) là thành phố South Burlington, bang Vermont, 2,5%; khu vực cao nhất là dải Lawrence - Methuen - Salem thuộc bang Massachusetts và phía nam bang New Hampshire.

Trong 10 thành phố nghèo nhất cả nước Mĩ (chiếu theo tỉ lệ nhân khẩu sống dưới ranh giới nghèo), New England cũng chiếm hai chỗ: Providence, thủ phủ bang Rhode Islandthành phố Hartford, bang Connecticut. Những thành phố này - cũng bao gồm các thành phố khác trong khu vực - đang vùng vẫy trong quá trình dài dằng dặc khi ngành công nghiệp truyền thống Hoa Kỳ suy yếu tụt hậu và lối sống của cư dân ngoại thành chuyển vào một quỹ đạo khác hướng về hiện đại.

Bởi vì khí hậu và thỗ nhưỡng nhiều đá, cho nên New England hoàn toàn không là một vùng mạnh về nông nghiệp. Tuy nhiên có một số bang ở New England đứng đầu về mặt sản lượng, sản phẩm nông nghiệp trong các bang Hoa Kỳ. Bang Maine xếp thứ 9 về ngành thủy sản, bang Vermont xếp thứ 15 về chế phẩm sữa, bang Connecticutbang Massachusetts lần lượt xếp thứ 7 và 11 về sản lượng cây thuốc lá. Mạn việt quất được vun trồng ở dải khu vực Cape Cod - Plymouth, bang Massachusetts, nhưng việt quất xanh được vun trồng khá rộng ở bang Maine. Tính đến năm 2005, tổng sản phẩm khu vực (GRDP) khu vực New England đã suy xét nhân tố lạm phát có giá trị là 623,1 tỉ đô-la Mĩ. Trong đó bang Massachusetts có giá trị tổng sản phẩm khu vực cao nhất, bang Vermont thấp nhất.

Văn hoá và xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc văn hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Người châu Âu định cư sớm nhất ở New England chuyên chú vào công việc biển - đại dương, thí dụ như đánh cá và săn bắt cá voi, nhưng khá là coi thường công việc mang tính đất liền, thí dụ như nông nghiệp. Là một trong những khu vực có lịch sử xa xưa nhất Hoa Kỳ, New England đã hình thành thể chế chính phủ, kiến trúc, khẩu âm và cách nấu chín độc đáo. Món ăn New England lấy đặc điểm tươi sạch của nó nhằm nhấn mạnh hải sản tươi sống và ứng dụng của chế phẩm sữa, đã trở thành một trong những từ điển món ăn được hoan nghênh nhất ở Hoa Kỳ. Thức ăn nổi tiếng như canh xúp nghêu, tôm hùm và bánh pizza thịt nghêu trắng nối tiếng ở thành phố New Haven, bang Connecticut.

Khẩu âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khẩu âm Boston hay được người ta giễu nhại vì mục đích nói khôi hài là khẩu âm của khu vực này. Nhân vật Mayor Quimby trong Một nhà Simpsons phát khẩu âm Boston.

Phương tiện truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất nhiều công ti truyền hình và đài phát thanh mang tính khu vực đặt ở New England, bao gồm Mạng tin tức hữu tuyến New England (NECN), Mạng thể dục thể thao New England (NESN) và Mạng thể dục thể thao hữu tuyến toàn quốc (ESPN) có tổng bộ ở thành phố Bristol, bang Connecticut. Mạng tin tức hữu tuyến New England (NECN) là mạng tin tức mang tính khu vực lớn nhất Hoa Kỳ, mỗi ngày truyền phát các chương trình trước 3,2 triệu hộ gia đình ở New England. Phòng ghi hình phát thanh của nó sắp đặt ở thành phố Newton - bên ngoài Boston, ngoài ra nó cũng có đặt văn phòng ở Manchester (bang New Hampshire), Hartford (bang Connecticut), Worcester (bang Massachusetts), Portland (bang Maine) và Burlington (bang Vermont).

Mạng thể dục thể thao New England (NESN) đưa tin các trận đấu do đội ngũ thể dục thể thao của tất cả khu vực New England chơi. Tổng bộ sắp đặt ở Watertown, bang Massachusetts.

Tuyệt đại đa số thành phố New England đều có nhật báo của chính mình, báo Hoàn cầu Boston (The Boston Globe) và thời báo New York đều có phát hành ở cả New England.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

New England có được môi trường giáo dục tốt nhất toàn nước Mĩ cho đến toàn thế giới. Chỗ này có rất nhiều đại học và học viện đứng đầu thế giới.

Trong 8 thành viên của các trường Liên minh Ivy ở Hoa Kỳ, có 4 thành viên ở vào khu vực New England, chúng là: Đại học Yale, Đại học Brown, Đại học HarvardHọc viện Dartmouth.

Học viện Công nghệ Massachusetts được cả thế giới nghe tên biết tiếng cũng ở khu vực New England.

Hai học viện bách khoa: Học viện Williams và Học viện Amherst cũng ở khu vực New England.

Ngoài ra, New England còn có một số trường học trong top 50 trường ưu tú ở Hoa Kỳ như Đại học Tufts, Đại học Brandeis, Đại học Connecticut, Đại học Boston, Đại học Đông Bắc, Học viện Boston và Học viện Bách khoa Worcester.

Thể dục thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng chày: Boston Red Sox (đội Tất đỏ Boston)

Bóng bầu dục Mĩ: New England Patriots (đội Người yêu nước New England)

Bóng rổ: Boston Celtics (đội Người Celtics Boston)

Khúc côn cầu: Boston Bruins (đội Gấu nâu Boston)

Bóng đá: New England Revolution (câu lạc bộ bóng đá Cách mạng New England)

  1. ^ “Resident Population in the New England Census Division”. US Census Bureau. ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ “Yankee”. The American Heritage Dictionary. Boston, MA: Houghton Mifflin Company. 2000. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2011.
  3. ^ https://www.bea.gov/system/files/2020-04/qgdpstate0420.pdf
  4. ^ “New England (U.S.)”. Columbia Electronic Encyclopedia. encyclopedia2.thefreedictionary.com. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  5. ^ “New England”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  6. ^ “New England”. American Heritage Dictionary. Houghton Mifflin Harcourt. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ “New England”. Random House Unabridged Dictionary. dictionary.infoplease.com. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  8. ^ “New England”. Webster's Dictionary. Merriam-Webster. ngày 13 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  9. ^ “New England”. Encarta. Microsoft. 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2003. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ "New England," Microsoft® Encarta® Online Encyclopedia 2006 http://encarta.msn.com Lưu trữ 2009-10-31 tại Wayback Machine © 1997-2006 Microsoft Corporation. All Rights Reserved.
  11. ^ "New England" - Microsoft® Encarta® Encyclopedia 2006 http://encarta.msn.com Lưu trữ 2009-10-31 tại Wayback Machine © Công ti cổ phần Microsoft 1997-2006. Bản quyền sở hữu.
  12. ^ New England Climate Initiative. Available at: http://www.neci.sr.unh.edu/neccwaq.html#4 Lưu trữ 2007-02-05 tại Wayback Machine (Accessed ngày 26 tháng 7 năm 2006).
  13. ^ William Henry Harrison "Lịch sử Hợp chúng quốc Hoa Kỳ", công ti xuất bản Macmillan, New York, năm 1904. Trang 127 - 130 chương 5.đọc online Lưu trữ 2007-03-09 tại Wayback Machine [Accessed ngày 19 tháng 7 năm 2006]
  14. ^ Woodward, Wm McKenzie. Guide to Providence Architecture. 1st ed. 2003: United States. p135.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]