Bước tới nội dung

Nam Thành (phường)

Nam Thành
Phường
Phường Nam Thành
Bệnh viện đa khoa Ninh Bình với 700 giường
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốNinh Bình
Trụ sở UBNDĐường Tây Thành, tổ dân phố Phúc Chỉnh 2
Thành lập1/1/1997[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°14′45″B 105°58′21″Đ / 20,24583°B 105,9725°Đ / 20.24583; 105.97250
Nam Thành trên bản đồ Việt Nam
Nam Thành
Nam Thành
Vị trí phường Nam Thành trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1,91 km²[2]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng12.034 người[2]
Mật độ6.300 người/km²
Khác
Mã hành chính14341[3]
Mã bưu chính431042
Websitenamthanh.tpninhbinh.ninhbinh.gov.vn

Nam Thành là một phường thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Nam Thành nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình, có vị trí địa lý:

Phường Nam Thành có diện tích là 1,91 km², dân số năm 2023 là 12.034 người,[2] mật độ dân số đạt 6.300 người/km².

Đây là một phường có đường Quốc lộ 1 xuyên Việt đi qua còn được gọi là đường 30/6. Con đường gắn với sự kiện giải phóng thành phố Ninh Bình và tỉnh Ninh Bình.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Nam Thành được chia thành 12 tổ dân phố: Bạch Đằng, Bắc Thành, Hòa Bình, Lê Lợi, Phúc Chỉnh 1, Phúc Chỉnh 2, Phúc Trì, Trung Thành, Tuệ Tĩnh, Văn Miếu, Võ Thị Sáu, Yết Kiêu.[4][5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 4 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 151-CP[6] về việc thành lập phường Lương Văn Tụy và phường Quang Trung thuộc thị xã Ninh Bình trên cơ sở tách một phần diện tích và nhân khẩu của thị trấn Ninh Bình cũ thuộc huyện Hoa Lư.

Ngày 17 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 200-HĐBT[7] về việc tách xã Ninh Thành của huyện Hoa Lư (trừ 20 hécta đất của thôn Phúc Ám) để sáp nhập vào thị xã Ninh Bình quản lý.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc chia tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, các phường Lương Văn Tụy, Quang Trung và xã Ninh Thành thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Ngày 2 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 69-CP (nghị định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1997)[1] về việc:

  • Sáp nhập 44,87 ha diện tích tự nhiên và 1.207 nhân khẩu của xã Ninh Tiến thuộc huyện Hoa Lư vào thị xã Ninh Bình quản lý.
  • Thành lập phường Nam Thành trên cơ sở 103,99 ha diện tích tự nhiên và 2.408 nhân khẩu của xã Ninh Thành; 4,4 ha diện tích tự nhiên và 377 nhân khẩu của phường Quang Trung; 44,8 ha diện tích tự nhiên và 1.207 nhân khẩu của xã Ninh Tiến; 5 ha diện tích tự nhiên và 1.623 nhân khẩu của phường Lương Văn Tuỵ.

Phường Nam Thành có diện tích tự nhiên 158,26 ha và 5.615 nhân khẩu.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2007/NĐ-CP[9] về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình. Phường Nam Thành trực thuộc thành phố Ninh Bình.

Ngày 16 tháng 7 năm 2014, HĐND tỉnh Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 08/NQ-HĐND[10] về việc:

  • Thành lập tổ dân phố Lê Lợi và tổ dân phố Tuệ Tĩnh.
  • Sáp nhập toàn bộ tổ dân phố Minh Khai và điều chỉnh một phần diện tích đất tự nhiên, số hộ dân thuộc các tổ dân phố: Bắc Thành, Phúc Chỉnh 2 vào tổ dân phố Võ Thị Sáu.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định số 69-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư, thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình; thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 2 tháng 11 năm 1996.
  2. ^ a b c “Dự thảo báo cáo tóm tắt Đề án: "Thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc" (PDF). 11 tháng 7 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Giới thiệu chung về phường Nam Thành”. Trang thông tin điện tử phường Nam Thành. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ “Thông tư số 06/2019/TT-BTNMT ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thuỷ văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Ninh Bình”. Thư viện Pháp luật. 28 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ “Quyết định số 151-CP năm 1981 về việc một số đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Thư viện pháp luật. 9 tháng 4 năm 1981.
  7. ^ “Quyết định số 200-HĐBT năm 1982 về việc mở rộng địa giới hai thị xã Hà Nam, Ninh Bình và thành lập thị xã Tam Điệp thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Thư viện pháp luật. 17 tháng 12 năm 1982.
  8. ^ “Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”. Thư viện pháp luật. 26 tháng 12 năm 1991.
  9. ^ “Nghị định số 19/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 7 tháng 2 năm 2007.
  10. ^ HĐND tỉnh Ninh Bình (16 tháng 7 năm 2014). “Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc thành lập, sáp nhập, điều chỉnh, sắp xếp lại, đổi tên tổ dân phố thuộc thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô và sáp nhập, điều chỉnh, thành lập một số tổ dân phố thuộc phường Nam Thành, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Caselaw Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]