Bước tới nội dung

Mangal Shobhajatra

Mangal Shobhajatra
মঙ্গল শোভাযাত্রা
Mangal Shobhajatra (2015)
Tình trạngCòn tồn tại
Thể loạiDiễu hành
Diễn ra14 tháng 4
Vị trí23°44′00″B 90°23′27″Đ / 23,733242°B 90,3909218°Đ / 23.733242; 90.3909218
Tần suấtHàng năm
Địa điểmKhuôn viên Đại học Dhaka
Quốc giaBangladesh
Số năm hoạt động1989 – nay
Tổ chức bởiKhoa Mỹ thuật Đại học Dhaka
Mangal Shobhajatra vào ngày Pahela Baishakh
Quốc giaBangladesh
Lĩnh vựcThực hành xã hội, tín ngưỡng lễ hội
Tiêu chí???
Tham khảo01091
VùngChâu Á và Thái Bình Dương
Lịch sử công nhận
Công nhận2016 (Kỳ họp thứ 11)
Danh sáchĐại diện

Mangal Shobhajatra hoặc Mangal Shovajatra (tiếng Bengal: মঙ্গল শোভাযাত্রা) là một loạt các hoạt động bắt đầu lúc bình minh của ngày đầu tiên trong ngày lễ năm mới ở Bangladesh (Pohela Boishakh, vào ngày 14 hoặc 15 tháng 4).[1] Hoạt động này do các thầy cô giáo và sinh viên của khoa Mỹ thuật của Đại học Dhaka tổ chức hàng năm, từ năm 1989.[2] Lễ hội này được coi là một sự thể hiện của bản sắc thế tục của người dân Bangladesh và một cách để thúc đẩy sự đoàn kết.[3] UNESCO đã coi lễ hội này là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2016,[4] phân loại trên danh sách như là một di sản của nhân loại.[5][6]

Cụm từ tiếng Bengali Mangal Shobhajatra có nghĩa đen là "đám rước cho hạnh phúc".[7] Hàng năm, hàng ngàn người tham gia vào cuộc diễu hành với các bản sao khổng lồ của chim, cá, động vật, truyện dân gian và các họa tiết khác. Cuộc diễn hành tượng trưng cho sự đoàn kết, hòa bình, xua đuổi cái ác để đất nước và nhân loại tiến bộ..[5][6] Nó được coi là sự thể hiện bản sắc thế tục của người Bangali, thống nhất đất nước không phân biệt giai cấp, tuổi tác, đức tin tôn giáo hay giới tính.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Habib, Haroon. “Dramatic dawn”. The Hindu. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ 'Mangal Shobhajatra' for removing evil”. bdnews24.com. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ “La bière belge inscrite au "patrimoine culturel immatériel" de l'humanité par l'Unesco”. Le Huffington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ “UNESCO recognises Mangal Shobhajatra as cultural heritage”. UNESCO official site. ngày 30 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ a b “UNESCO recognises Mangal Shobhajatra as cultural heritage”. The Daily Star. ngày 30 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  6. ^ a b c “UNESCO lists Mangal Shobhajatra as cultural heritage”. Prothom Alo. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  7. ^ “Mangal Shobhajatra included in Unesco cultural heritage list”. The Nation. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]