Bước tới nội dung

Kim Cúc (phát thanh viên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kim Cúc
Nghệ sĩ Ưu tú
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phan Thị Kim Cúc
Ngày sinh
1944 (79–80 tuổi)
Nơi sinh
Nam Định
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệp
  • Phát thanh viên
  • Ca sĩ
Lĩnh vựcPhát thanh - Truyền hình
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1984)

NSƯT Kim Cúc là ca sĩ trong đoàn văn công Lục Ngạn, phát thanh viên nổi tiếng của Đài Tiếng nói Việt Nam, được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Kim Cúc là người đầu tiên đọc bản tin chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam vào trưa ngày 30/4/1975 nhưng phải tới gần 30 năm sau, mọi người mới biết.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà tên thật là Phan Thị Kim Cúc, sinh năm 1944 tại Nam Định, từng là ca sĩ trong đoàn văn công Lục Ngạn.[1]

Vào năm 1967, khi đang chuẩn bị tiết mục để chuẩn bị đi phục vụ cho các chiến sĩ đường 9 Nam Lào thì Kim Cúc được gọi đi đọc hộ tin chiến thắng cho quân đội trên phòng thu của Đài tiếng nói Việt Nam, cái tin chỉ kéo dài chừng 1 phút ấy đã khiến ước mơ từ thuở nhỏ của bà thành sự thật. Một ngày sau khi lên đài đọc bản tin, bà được cấp trên yêu cầu bàn giao lại công việc tại đoàn văn công và nhận nhiệm vụ mới. Cùng với công việc tại đài, Kim Cúc đã tranh thủ đi học thêm Đại học tại chức và học thêm ngoại ngữ như tiếng Anh, Tiếng Pháp, tiếng Trung để có thể phát âm được những ngôn ngữ đó.

Đến năm 1969, Kim Cúc chính thức gắn bó với chương trình Đọc truyện đêm khuya, đã quen thuộc với hàng triệu thính giả của Đài VOV. Đến nay, khi đã trải qua hơn 40 năm và đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn tiếp tục cộng tác với chương trình. Một tuần hai buổi, bà vẫn đều đặn lên đài để làm cầu nối gửi những câu chuyện tới các thính giả nghe đài. Ngoài ra bà còn dậy khóa học MC cho trường Sân khấu Điện ảnh.

Bản tin chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

NSƯT Kim Cúc sinh là giọng đọc nổi tiếng được thính giả nhớ tới với chuyên mục "Đọc truyện đêm khuya" trên Đài tiếng nói Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết bà còn là phát thanh viên đầu tiên đọc bản tin chiến thắng trưa 30/4/1975, ngay sau khi xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập - biểu tượng cuối cùng của chế độ ngụy quyền Sài Gòn.

Bản tin ngắn gọn, súc tích nhưng đủ khiến cả dân tộc vỡ òa:

" Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng ta mới nhận được. Đúng 11h30, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu Ngụy - Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ".

Trong một bài viết về sự kiện lịch sử Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ghi rõ: "Tại Tổng hành dinh, sau khi nhận tin Dương Văn Minh đã đầu hàng vô điều kiện, tôi chỉ thị cho Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị điện ngay cho Thông tấn xã và Đài Tiếng nói Việt Nam kịp thời loan tin thắng lợi và viết thông báo chiến thắng. Chỉ 15 phút sau, Đài đã ngừng buổi phát thanh thường lệ, phát đi phát lại những dòng tin phấn khởi mà muôn triệu con tim Việt Nam đang đón đợi: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng". Mãi tới cách đây vài năm, người ta với biết Kim Cúc và Kim Tuý đọc bản tin chiến thắng lịch sử đó. Tin chiến thắng được chuyển đến Đài vào đúng ca trực của bà và Kim Tuý. Kim Cúc không coi đó là một thành tích và chỉ nghĩ rằng, mình đã hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Sau khi Kim Tuý đọc lần đầu tiên qua giọng miền Nam, thì bản tin lại được đọc lần thứ hai, vang lên giọng đọc đầy cảm xúc chiến thắng của bà.

Sau khi bà đọc trực tiếp bản tin chiến thắng đó thì Đài tiếng nói mới xây dựng chương trình chào mừng và phát vào lúc 18h30 cùng ngày. Bản tin đó đã được những giọng đọc hay như Tuyết Mai, Đình Thơ gửi tới khán giả.

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà văn Văn Tùng:

"Tôi không biết năm nay chị bao nhiêu tuổi nhưng cho phép tôi gọi chị bằng cô. Cô Cúc ơi, truyện tôi tự viết ra, tôi đưa cho mọi người xung quanh đọc họ đều nhận xét truyện của tôi chả có gì đặc biệt. Khi truyện in trên báo, tôi đọc xong cũng thấy nó chả ra cái gì cả. Vậy mà ngày hôm qua, truyện này được phát trên đài qua giọng đọc của cô, mọi người hỏi tôi, ô, truyện này mới viết à? Hay thế. Tôi cảm ơn cô. Cô là người thứ hai đã giúp truyện của tôi sống lại"[1]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi giải phóng vào năm 1976, NSƯT Kim Cúc đã kết hôn với một phát thanh viên tiếng Nhật cùng Đài (sau này ông chuyển sang công tác tại Bộ Công thương). Đến bây giờ, ông bà đang sống với niềm vui lớn từ các con "đủ nếp, đủ tẻ" và các cháu nội, ngoại.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Hà An (12 tháng 11 năm 2012). “NSƯT Kim Cúc: 40 năm đọc truyện đêm khuya”. 24h. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2020.