Bước tới nội dung

HMAS Australia (D84)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ HMAS Australia (1927))
Tàu tuần dương HMAS Australia đi qua kênh đào Panama, năm 1935
Lịch sử
Australia
Xưởng đóng tàu John Brown, Clydebank, Scotland
Đặt lườn 26 tháng 8 năm 1925
Hạ thủy 17 tháng 3 năm 1927
Nhập biên chế 24 tháng 4 năm 1928
Tái biên chế 31 tháng 8 năm 1954
Biệt danh "The Aussie"
Số phận Bị bán để tháo dỡ 25 tháng 1 năm 1955
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương County
Trọng tải choán nước
  • 9.750 tấn (tiêu chuẩn)
  • 13.670 tấn (đầy tải)
Chiều dài
  • 179,8 m (590 ft) (mực nước)
  • 192 m (630 ft) (chung)
Sườn ngang 20,8 m (68 ft 3 in)
Mớn nước
  • 5,3 m (17 ft 3 in) (tiêu chuẩn)
  • 6,6 m (21 ft 6 in) (đầy tải)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số Brown-Curtis
  • 8 × nồi hơi ống nước Admiralty đốt dầu
  • 4 × trục
  • công suất 80.000 mã lực (59,7 MW)
Tốc độ
  • 58,3 km/h (31,5 knot)
  • 55,6 km/h (30 knot) (đầy tải)
Tầm xa
  • 24.600 km ở tốc độ 22 km/h
  • (13.300 hải lý ở tốc độ 12 knot)
  • 5.740 km ở tốc độ 58 km/h
  • (3.100 hải lý ở tốc độ 31,5 knot)
Tầm hoạt động 3.450 tấn dầu đốt
Thủy thủ đoàn tối đa 679 (848 thời chiến)
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 114 mm (4,5 inch)
  • vách ngăn: 25 mm (1 inch) (từ 1935)
  • sàn tàu: 35 mm (1,375 inch) bên trên động cơ
  • 38 mm (1,5 inch) bên trên bánh lái
  • vách hầm đạn: 25-102 mm (1-4 inch) bên hông
  • 25-64 mm (1-2,5 inch) quanh bệ tháp pháo
  • tháp pháo: 25 mm (1 inch)
Máy bay mang theo

HMAS Australia (D84) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp County, được chế tạo tại Anh Quốc thuộc lớp phụ Kent, để hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Australia. Australia đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, được tin là chiếc tàu chiến đầu tiên bị hư hại bởi hoạt động tấn công cảm tử kamikaze của Nhật Bản, và giữ kỷ lục ngang bằng với tàu khu trục Mỹ USS Laffey về số lần bị "kamikaze" đánh trúng là 6 lần. Sau chiến tranh nó tiếp tục phục vụ như là tàu huấn luyện cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1955.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Australia được chế tạo bởi hãng đóng tàu John Brown tại Clydebank thuộc Scotland, được đặt lườn vào ngày 26 tháng 8 năm 1925. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 3 năm 1927, và đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 4 năm 1928, hai tháng trước con tàu chị em HMAS Canberra.[1]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Thế giới thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu, "The Aussie" (như được nội bộ Hải quân Hoàng gia Australia gọi một cách thân mật) khai hỏa các khẩu pháo chính 203 mm (8 inch) lần đầu tiên ngoài khơi bờ biển Dakar vào cuối năm 1940, khi nó tham gia Chiến dịch Menace. Australia đã gây hư hại chiếc tàu khu trục L'Audacieux của phe Vichy Pháp, khiến nó bị mắc cạn vào ngày 2324 tháng 9; tuy nhiên, Australia cũng trúng phải đạn pháo từ các khẩu đội phòng thủ duyên hải, và chiếc thủy phi cơ trinh sát Supermarine Seagull V của nó, được cho tách ra từ Phi đội 9 Không quân Hoàng gia Australia, bị các máy bay Curtiss Hawk của phe Vichy Pháp bắn rơi.

Trong năm 1941, Australia hộ tống các đoàn tàu vận tải và tuần tra tại Đại Tây DươngẤn Độ Dương. Sau khi xảy ra trận tấn công Trân Châu Cảng mở màn cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, Australia được tái bố trí đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, thoạt tiên trong thành phần của Hải đội ANZAC và sau đó là Lực lượng Đặc nhiệm 44. Vào tháng 5 năm 1942, trong trận chiến biển Coral, chiếc tàu tuần dương sống sót qua một cuộc tấn công ngắn nhưng ác liệt của máy bay ném bom-ngư lôi Nhật Bản. Từ ngày 26 tháng 8 năm 1942 đến giữa năm 1944, Australia nằm trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 61, thực hiện bắn pháo hỗ trợ và bảo vệ cho các lực lượng Đồng Minh trên bờ trong các trận chiến trên bộ, bao gồm cuộc chiếm đóng Guadalcanalchiến dịch New Guinea, kể cả cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên New Britain.

Cầu tàu và các tháp pháo phía trước của HMAS Australia, tháng 9 năm 1944. Đại tá Hải quân Emile Dechaineux đang ở phía trước, mặc áo trắng và đang hướng sang phải.

Ngày 21 tháng 10 năm 1944, trong Trận chiến vịnh Leyte, Australia bị đánh trúng bởi một máy bay Nhật Bản mang theo một quả bom 200 kg (441 lb) trong cuộc tấn công cảm tử kamikaze lần đầu tiên. Chiếc máy bay đâm trúng cấu trúc thượng tầng bên trên cầu tàu, nhiên liệu và mảnh vụn tung tóe trên một khu vực rộng lớn. Điều còn may mắn là quả bom đã tịt ngòi; nếu không, chiếc tàu tuần dương đã có thể bị phá hủy. Ít nhất 30 thành viên thủy thủ đoàn tử nạn trong cuộc tấn công này, trong đó bao gồm Thuyền trưởng chỉ huy con tàu, Đại tá Hải quân Emile Dechaineux; trong số những người bị thương có Thiếu tướng Hải quân John Collins, tư lệnh lực lượng Australia.

Vào ngày 25 tháng 10, Australia lại bị đánh trúng một lần nữa và bị buộc phải rút lui về New Hebrides để sửa chữa. Chiếc tàu tuần dương quay trở lại chiến đấu vào tháng 1 năm 1945; và cho đến khi chiến tranh kết thúc, nó bị máy bay kamikaze đánh trúng trong sáu dịp khác nhau, khiến có tổng cộng 86 người thiệt mạng. Australia vẫn còn đang sửa chữa những hư hại do lần bị đánh trúng sau cùng khi Nhật Bản đầu hàng.

Sau chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chiến tranh kết thúc, Australia phục vụ như một tàu huấn luyện. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 31 tháng 8 năm 1954, và được bán cho hãng BISCO để tháo dỡ vào ngày 25 tháng 1 năm 1955. Nó rời Sydney bằng tàu kéo vào ngày 26 tháng 3 năm 1955, và được tháo dỡ tại xưởng tàu của Thomas W. Ward tại Barrow-in-Furness vào năm 1956.

Các hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới HMAS Australia (D84) tại Wikimedia Commons

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Royal Australian Navy, "HMAS CANBERRA (I)" (official history)”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]