Bước tới nội dung

Hòn Nhạn

9°15′19″B 103°27′58″Đ / 9,25528°B 103,46611°Đ / 9.25528; 103.46611
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hòn Nhạn
Vị trí Hòn Nhạn
Vị trí Hòn Nhạn
Vị trí tại Việt Nam
Vị tríThổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
Tọa độ9°15′19″B 103°27′58″Đ / 9,25528°B 103,46611°Đ / 9.25528; 103.46611
Diện tích3,37 ha

Hòn Nhạn hay đảo Nhạn[1] là một đảo đá nhỏ thuộc quần đảo Thổ Chu, thuộc xã Thổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là điểm A1 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.[2][3][4] Tọa độ của đảo là 09˚15'00" vĩ độ Bắc – 103˚27'00" kinh độ Đông.[5]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòn Nhạn có nhiều tên gọi khác như hòn Hàn,[6] hòn Hàng, hòn Chim.[7][8]

Tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Chim nhạn (minh họa)

Đảo Hòn Nhạn cách đảo Thổ Chu khoảng 5km về phía tây nam,[9] đảo cao 23m so với mực nước biển,[2] điểm cao nhất khoảng 40m.[9] Đảo có diện tích khoảng 3,37 ha, về địa chất cấu tạo của đảo là đá trắng xếp chồng.[5] Trên đảo có một ít cây bụi, còn lại trơ trọi đá.[9] Một số cây xanh thân gỗ do bộ đội Trung đoàn 152 của Quân khu 9 mang từ đất liền ra trồng. Các cây bao gồm bàng vuông, phong ba, cây tra, dương biển,...Mỗi tuần các đơn vị biên phòng tuần tra đều ra đây tưới cây.[10] Đảo là nơi chim nhạn kéo về làm tổ, đẻ trứng,[2] thời gian đẻ là vào đầu mùa mưa.[6] Đó cũng là lý do đảo có tên là Hòn Nhạn.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 11 năm 1982, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, với tất cả 11 điểm chuẩn, Hòn Nhạn là điểm A1 – điểm đầu tiên.[10][11]

Năm 2017, công trình mốc cơ sở bằng bê tông được xây dựng.[5] Công trình này do Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang quản lý.[10]

Hiện nay, số lượng chim nhạn trên đảo có nguy cơ sụt giảm do người dân địa phương săn bắt và tìm trứng mang về làm thực phẩm.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Thanh Dũng (ngày 26 tháng 4 năm 2011). “Đảo chim trời”. báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2023.
  2. ^ a b c Nguyễn Văn Phòng 1997, tr. 220.
  3. ^ Đặng Ngọc Thanh 2009, tr. 223.
  4. ^ “Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN ngày 12-11-1982”. Biên phòng Việt Nam. ngày 13 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2023.
  5. ^ a b c Mai Thanh Hải (ngày 2 tháng 7 năm 2023). “11 cột mốc trên biển: Uy nghiêm Hòn Nhạn”. báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2023.
  6. ^ a b Nguyễn Anh Động 2011, tr. 213.
  7. ^ a b Dư Văn Toán (ngày 29 tháng 10 năm 2016). “Bảo vệ môi trường sinh thái biển quần đảo Thổ Chu”. báo Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2023.
  8. ^ Viện tài nguyên và môi trường biển 2014, tr. 41.
  9. ^ a b c Thu Oanh (ngày 25 tháng 8 năm 2022). “Trồng cây phủ xanh hòn Nhạn - điểm cơ sở A1 đánh dấu cực nam trên biển của Tổ quốc”. báo Kiên Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2023.
  10. ^ a b c Mai Thanh Hải (ngày 17 tháng 12 năm 2021). 'Đảo bộ đội' ở biển Tây Nam: Đỏ cờ trên Hòn Nhạn”. báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2023.
  11. ^ “Đường cơ sở theo Luật Biển Việt Nam”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. ngày 27 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2023. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)