Emma Thompson
Emma Thompson DBE | |
---|---|
Sinh | 15 tháng 4, 1959 Paddington, Luân Đôn, Anh |
Nghề nghiệp | Diễn viên, Diễn viên hài, Người viết kịch bản |
Năm hoạt động | 1979 tới nay |
Hôn nhân | Kenneth Branagh (1989–1995) Greg Wise (2003–nay) |
Emma Thompson (DBE, sinh ngày 15 tháng 4 năm 1959) là nữ diễn viên điện ảnh, nữ diễn viên hài kịch và nhà biên kịch người Anh, đã 2 lần đoạt giải Oscar, cùng các giải Emmy, giải BAFTA và Giải Quả cầu vàng. Cô cũng là người bảo trợ Hội đồng người tỵ nạn.
Thời niên thiếu
[sửa | sửa mã nguồn]Thompson sinh tại Paddington, Luân Đôn, Anh. Cha là nam diễn viên Eric Thompson, nổi tiếng về viết và thuật chuyện The Magic Roundabout, trên dài truyền hình BBC dành cho trẻ em trong các thập niên 1960 và 1970. Mẹ là nữ diễn viên Phyllida Law, người Scotland. Em gái của Thompson là nữ diễn viên Sophie Thompson. Thompson sống một phần đời ở Scotland và đã từng nói rằng mình "cảm thấy là người Scotland".[1]
Thompson học trường nữ Camden rồi học tiếp tiếng Anh ở Newnham College thuộc Đại học Cambridge nơi cô là hội viên và phó chủ tịch câu lạc bộ kịch Footlights của trường đại học (cùng với các bạn diễn viên Stephen Fry, Hugh Laurie và Tony Slattery). Tài năng diễn xuất của cô quá ấn tượng nên người đại lý Richard Armitage đã ký hợp đồng với cô ngay khi còn 2 năm nữa cô mới tốt nghiệp. Thompson tốt nghiệp trường Cambridge năm 1980. Ngay sau đó, cô nổi tiếng khi diễn vai chính trong vở nhạc kịch khôi phục Me and My Girl ở nhà hát West End, đối diện với Robert Lindsay, tiếp theo là loạt kịch của đài BBC, Fortunes of War.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Một trong các xuất hiện sớm nhất trên truyền hình của Thompson là năm 1984, cùng với Stephen Fry và Hugh Laurie như diễn viên khách trong hài kịch tình huống The Young Ones. Thompson đóng vai Miss Money-Sterling trong tập "Bambi". Năm 1988, cô đóng vai chính và viết loạt hài kịch ngắn mang tên Thompson cho đài BBC1; loạt hài kịch ngắn này không thành công.
Vai diễn chính đầu tiên của Thompson là trong hài kịch lãng mạn, The Tall Guy. Sự nghiệp của cô tới một khúc quanh quan trọng với một loạt các diễn xuất và phim được giới bình luận hoan nghênh, bắt đầu từ phim Howards End 1992 (phim này cô đoạt Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất); vai Gareth Peirce, luật sư của Guildford Four, trong phim In the Name of the Father; The Remains of the Day đối diện với Anthony Hopkins; và vai họa sĩ người Anh Dora Carrington trong phim Carrington.
Năm 1996, cô đoạt Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể hay nhất cho kịch bản phim Sense and Sensibility (phim), chuyển thể từ truyện Sense and Sensibility của Jane Austen, một phim cô cũng đóng vai chính đối diện với Hugh Grant và được đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất. Cô đã nói rằng mình giữ cả hai tượng Oscar của mình trong phòng tắm ở tầng dưới, lúng túng tìm cách đặt chúng ở chỗ cao hơn.[2]
Diễn xuất trên truyền hình gần đây của Thompson gồm có vai chính trong phim Wit (2001) của đài truyền hình HBO, trong đó cô đóng vai bệnh nhân ung thư sắp chết, và loạt truyện ngắn Angels in America (2003), đóng nhiều vai, trong đó có một vai thiên thần. Cô đoạt giải Emmy trong vai diễn viên khách trong tập năm 1997 của show Ellen; trong tập này cô đóng vai tiểu thuyết hóa nhại lại chính mình. Cô cũng xuất hiện trong một tập của Cheers năm 1992 mang tên "One Hugs, the Other Doesn't".
Gần đây nhất, Thompson đóng các vai phụ như Sybill Trelawney trong Harry Potter and the Prisoner of Azkaban và Harry Potter and the Order of the Phoenix. Cô cũng xuất hiện trong hài kịch thành công Love Actually. Phim Nanny McPhee, kịch bản chuyển thể của Emma Thompson từ quyển Nurse Matilda của Christianna Brand, được công chiếu lần đầu vào tháng 10 năm 2005. Thompson làm việc trên một dự án 9 năm, đã viết kịch bản và đóng vai chính cùng với mẹ (người xuất hiện trong một vai nhỏ). Trong phim Stranger than Fiction cô đóng vai một tác giả tìm cách giết nhân vật chính của mình, Harold Crick, người đã trở thành một người thật. Thompson cũng đóng một vai nhỏ không ghi tên trên phim là vai bác sĩ áp dụng việc chữa bệnh ung thư ở dạng bệnh sởi trong phim mới nhất chuyển thể của I Am Legend, do Last Chance Harvey đóng vai chính, đối diện với Dustin Hoffman, Eileen Atkins và Kathy Baker. Cô cũng sẽ xuất hiện ở phim An Education và The Boat That Rocked, phim mới của Richard Curtis cũng gồm các diễn viên chính Gemma Arterton, Philip Seymour Hoffman, January Jones, Kenneth Branagh, Bill Nighy, Nick Frost, Jack Davenport và Rhys Ifans.
Do tranh chấp về chương trình làm việc, Thompson chưa diễn lại vai Sybill Trelawney của mình trong phim Harry Potter and the Deathly Hallows. Năm 2009, cô xuất hiện trong ban QI (quiz show "Quite Interesting") ở tập phim, sẽ phát sóng ngày 6.3.2009.
Hoạt động bảo vệ môi trường
[sửa | sửa mã nguồn]Thompson là một người hoạt động tích cực cho phong trào Hòa bình xanh. Ngày 13.1.2009 khi chờ đợi lễ trao Giải Quả cầu vàng tại Hoa Kỳ, có tin loan báo là Thompson – cùng 3 cộng sự viên trong phong trào Hòa bình xanh – đã mua đất ở gần làng Sipson, một làng đang bị đe doạ bởi việc đề nghị (lấy đất) làm phi đạo thứ ba cho Sân bay Heathrow,[3] với hy vọng là khu đất này, có kích thước bằng một sân bóng đá, sẽ ngăn cản chính phủ hoàn thành kế hoạch mở rộng sân bay Heathrow. Miếng đất này, được mua từ một chủ đất địa phương với một số tiền không tiết lộ, sẽ được chia thành các mảnh nhỏ và bán trên khắp địa cầu. Khi được phỏng vấn, Thompson nói: "Tôi không hiểu sao chính phủ nếu có chút quan tâm về việc làm đảo lộn khí hậu, lại không thể cân nhắc các kế hoạch lố bịch này. Thật đạo đức giả đáng tức cười. Đó là vì sao mà chúng tôi đã mua một miếng đất nhỏ trên phi đạo. Chúng tôi sẽ ngăn chặn việc làm phi đạo, dù là chúng tôi phải di chuyển vào đó và trồng rau."[4]
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Khi học ở Đại học Cambridge, Thompson có mối quan hệ yêu đương lãng mạn với bạn trai sinh viên là diễn viên Hugh Laurie, người cũng là hội viên của Ban kịch thời sự Footlights của Cambridge.
Thompson kết hôn với Kenneth Branagh, người cùng diễn với cô trong loạt phim truyền hình Fortunes of War, vào ngày 20.8.1989. Họ diễn xuất chung với nhau nhiều lần, trong các phim thành công như Dead Again, Henry V và Much Ado About Nothing. Tuy nhiên họ đã ly dị trong tháng 10 năm 1995.
Năm 2003, Thompson tái hôn với Greg Wise ở Dunoon, Scotland (nơi cô có nơi sinh sống thứ hai)[5]. Cặp vợ chồng này có một cô con gái, Gaia Romilly, sinh năm 1999. Năm 2003, Thompson và Wise đã nhận một cậu con trai 16 tuổi người Rwanda tỵ nạn, tên là Tindyebwa Agaba làm con nuôi không chính thức. Hiên nay họ đang tranh đấu chống lại việc trục xuất cậu bé về Rwanda nơi mọi người trong gia đình của cậu được cho là đã bị giết bởi bọn phạm tội diệt chủng.[6]
Thompson là một người vô thần công khai chống tôn giáo: "Tôi là một người vô thần; Tôi cho rằng các anh có thể gọi tôi là một loại người chủ trương tự do vô chính phủ. Tôi nhìn tôn giáo bằng sự nghi ngờ và sợ hãi. Nói rằng mình không tin thần thánh là chưa đủ. Tôi thực sự coi hệ thống (tôn giáo) như làm cho (người ta) đau khổ: Tôi bị xúc phạm bởi một số điều nói trong kinh Thánh cũng như kinh Qur'an và tôi bác bỏ chúng." [7]
Phim mục
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây là danh sách từng phần kịch của Thompson:
- 1990 - Diễn vai The Fool trong vở Shakespeare's King Lear của Shakespeare và vai Helena trong vở A Midsummer Night's Dream – Lưu diễn quốc tế.
- 1989 - Diễn vai Alison trong vở Look Back in Anger của John Osborne - Lyric Shaftesbury, Luân Đôn.
- 1984/5 - Diễn vai Sally trong nhạc kịch Me and My Girl - Adelphi Theatre, Luân Đôn.
- 1984 - Viết kịch bản và đóng vai chính trong show phụ nữ độc diễn Short Vehicle - Liên hoan Edinburgh.
- 1982 - Xuất hiện trong Not the Nine O'Clock News – Lưu diễn Vương quốc Anh.
- 1982 - Đồng tác giả kịch bản và xuất hiện trong Beyond the Footlights - Lyric Hammersmith, Luân Đôn.
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải Oscar
- 1992 - đoạt Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Howards End
- 1993 - đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất - The Remains of the Day
- 1993 - đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất - In the Name of the Father
- 1995 - đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Sense and Sensibility
- 1995 - đoạt Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể hay nhất - Sense and Sensibility
- Giải Emmy
- 1998 - Nữ diễn viên khách xuất sắc trong Loạt phim hài - Ellen
- 2001 - Nữ diễn viên chính xuất sắc trong Miniseries hoặc phim truyền hình - Wit
- 2004 - Nữ diễn viên chính xuất sắc trong Miniseries hoặc phim truyền hình - Angels in America
- Giải của Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh
- 1995 - Giải của Nghiệp đoàn diễn viên mành ảnh cho nữ diễn viên đóng vai chính xuất sắc - Sense and Sensibility
- 1995 - Giải của Nghiệp đoàn viễn viên màn ảnh cho toàn bộ vai diễn xuất sắc trong một phim - Sense and Sensibility
- 2001 - Giải của Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh cho nữ diễn viên xuất sắc trong một loạt truyện ngắn hoặc phim truyền hình - Wit
- 2003 - Giải của Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh cho nữ diễn viên xuất sắc trong loạt truyện ngắn hoặc phim truyền hình - Angels in America
- Giải Quả cầu vàng
- 1993 – Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất - Howards End
- 1994 – Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất - The Remains of the Day
- 1994 – Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất - In the Name of the Father
- 1995 – Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất - Junior
- 1996 – Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất - Sense and Sensibility
- 2002 – Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên xuất sắc nhất trong loạt truyện ngắn hoặc phim truyền hình - Wit
- 2009 – Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất - Last Chance Harvey
- Giải BAFTA
- 1993 - Giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Howards End
- 1994 - Giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - The Remains of the Day
- 1995 - Giải BAFTA cho kịch bản chuyển thể hay nhất - Sense and Sensibility
- 1996 - Giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Sense and Sensibility
- 2004 - Giải BAFTA cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất - Love Actually
Ghi chú: Chữ in đậm chỉ đoạt giải. Chữ in không đậm là được đề cử.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Shuttleworth, Ian (1994). Ken and Em. Headline Book Publishing, Luân Đôn. ISBN 0-7472-1225-2.
- Nickson, Chris (1997). Emma: The Many Facets of Emma Thompson. Taylor Publishing. ISBN 0878339655.
- Hewison, Robert (1984). Footlights! A Hundred Years of Cambridge Comedy. Methuen, Luân Đôn. ISBN 0-413-56050-3.
- Branagh, Kenneth (1989). Beginning. St. Martin's Press, New York. ISBN 0-312-05822-5.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Rick Fulton (12 tháng 10 năm 2005). “It's nanny McMe”. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2007.
- ^ 17 tháng 1 năm 2006 “Movie & TV News - WENN” Kiểm tra giá trị
|url=
(trợ giúp). IMDb.com. ngày 17 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009. - ^ “Protesters buy up Heathrow land”. London: BBC News. ngày 13 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Celebs buy Heathrow expansion land”. MSN News UK. pa.press.net. ngày 13 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Latest Scotland, UK & World News”. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ Alison Boshoff (7 tháng 3 năm 2008). “The young refugee who was adopted by a famous actress”. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Cookies must be enabled”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2012. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
- ^ Eden, Richard (ngày 23 tháng 12 năm 2012). “Emma Thompson is kept waiting by John Ruskin film”. The Telegraph. Luân Đôn: Telegraph Media Group. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Emma Thompson trên IMDb
- Interview, 1/27/06, Today Entertainment
- Interview on her views on parenting, 10/01/05, Raisingkids
- Interview, 10/16/05
- Thompson answers questions on her AIDS charity work, 11/25/03
- Interview with Netribution
- Emma Thompson talks trafficking with Philip Halcrow of The War Cry Lưu trữ 2008-12-07 tại Wayback Machine
- Articles with hCards
- Sinh năm 1959
- Phim và người giành giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất
- Phim và người giành giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất
- Người Anh gốc Scotland
- Nhân vật còn sống
- Nữ biên kịch gia
- Nữ diễn viên Anh thế kỷ 20
- Nữ diễn viên Anh thế kỷ 21
- Nữ diễn viên điện ảnh Anh
- Nhà văn từ Luân Đôn
- Nữ nhà văn thế kỷ 20
- Nữ nhà văn thế kỷ 21
- Người giành giải BAFTA cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất
- Phim và người giành giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
- Người giành giải Quả cầu vàng cho Kịch bản xuất sắc nhất
- Nữ diễn viên truyền hình Anh
- Nhà hoạt động xã hội HIV/AIDS
- Người đoạt giải Primetime Emmy
- Nữ diễn viên Luân Đôn