Bước tới nội dung

Danh sách công trình kiến trúc Đà Lạt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Cao đẳng Sư phạm, một trong những công trình nổi tiếng nhất của thành phố.

Thành phố Đà Lạt được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20 với nhiều công trình kiến trúc độc đáo và giá trị.[1] Những công trình kiến trúc nổi tiếng ở nơi đây phần nhiều được xây dựng dưới thời thuộc địa trong giai đoạn kiến thiết thành phố. Các công trình thời kỳ này chịu ảnh hưởng của những trường phái kiến trúc chính thống ở châu Âu như kiến trúc Roman, kiến trúc Gothic, kiến trúc tân cổ điển Pháp,... Sau năm 1954, kiến trúc Đà Lạt có thêm sự góp mặt của những công trình do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, mang dáng dấp hiện đại với những đường nét thanh mảnh hơn.[2] Trải qua thời gian, phong cách kiến trúc ở các công trình cũng có nhiều biến đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản đến phong cách tân cổ điển, phong cách kiến trúc hiện đại,... Một vài công trình ở Đà Lạt còn có sự kết hợp giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc của cư dân bản địa.[3] Bên cạnh đó, còn có thể thấy ở đây rất nhiều những ngôi chùa, thiền viện mang đậm nét Á Đông, góp phần làm đa dạng kiến trúc của thành phố.

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]
Công trình Xây dựng Tên cũ Địa chỉ Chú thích
Công sở
Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt 1939 – 1943 Sở địa dư Đông Dương 14 đường Yersin [4]
Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt 1932 – 1936 Viện Pasteur Đà Lạt 18 đường Lê Hồng Phong [5]
Viện Sinh học Tây Nguyên 1948 – 1952 Tu viện Dòng Chúa cứu thế 116 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh [6]
Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt 1961 – 1962 Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt 1 đường Nguyên Tử Lực [7]
Trụ sở Chi cục thuế Lâm Đồng 1915 – 0000 Nhà kho bạc 1 đường Trần Phú [8]
Trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng 1930 – 0000 Dinh Thống đốc Nam Kỳ 4 đường Trần Hưng Đạo [9]
Công trình công cộng
Ga Đà Lạt 1932 – 1938 Ga hỏa xa Đà Lạt 1 đường Quang Trung [8]
Chợ Đà Lạt 1955 – 1958 Chợ Cây Đường Nguyễn Thị Minh Khai [10]
Nhà Thủy Tạ Thập niên 1930 Tên khác: Grenouillère Hồ Xuân Hương [11]
Khách sạn
Khách sạn Dalat Palace 1916 – 1922 Langbian Palace, Dalat Sofitel Palace 12 đường Trần Phú [12]
Khách sạn Dalat Hotel Du Parc 1922 – 1932 Novotel Dalat, Mercure Dalat du Parc 7 đường Trần Phú [13]
Khách sạn Du lịch Công Đoàn 1936 – 0000 Biệt thự của bác sĩ Lemoine 1 đường Yersin [14]
Trường học
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt 1929 – 1941 Trường Lycée Yersin 29 đường Yersin [14]
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú 1934 – 1936 Trường Couvent des Oiseaux 2 đường Huyền Trân Công Chúa [15]
Trụ sở Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng 1941 – 0000 Trường Le Sacré Coeur, Trường Adran 1 đường Lương Thế Vinh [16]
Trường Đại học Đà Lạt 1957 – 0000 Viện Đại học Đà Lạt 1 đường Phù Đổng Thiên Vương [17]
Trung tâm Đào tạo của Viện Hạt nhân Khánh thành 1957 Giáo hoàng Học viện Pio X 13 đường Đinh Tiên Hoàng [18]
Dinh thự
Dinh I Thập niên 1920 Dinh Bảo Đại, Dinh Quốc trưởng Đường Trần Quang Diệu [19]
Dinh II 1933 – 1937 Dinh Toàn quyền Đường Trần Hưng Đạo [20]
Dinh III 1933 – 1938 Dinh Bảo Đại Đường Triệu Việt Vương [21]
Dinh Tỉnh trưởng Trước 1910 Đường Lý Tự Trọng [22]
Biệt điện Trần Lệ Xuân 1958 – 0000 Trụ sở Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV 2 đường Yết Kiêu [23]
Dinh Nguyễn Hữu Hào 1932 – 0000 Cung Nam Phương Hoàng hậu 4 đường Hùng Vương [24]
Công trình tôn giáo
Nhà thờ chính tòa Đà Lạt 1931 – 1942 Tên khác: Nhà thờ Con Gà 15 đường Trần Phú [25]
Nhà thờ Domaine de Marie 1940 – 1943 Tên khác: Nhà thờ Mai Anh 1 đường Ngô Quyền [26]
Nhà thờ Cam Ly 1960 – 1966 Tên khác: Nhà thờ Sơn Cước 1A đường Nguyễn Khuyến [27]
Nhà thờ Tin Lành Đà Lạt 2011 – 2012 Nhà thờ cũ xây dựng 1936 đến 1942 72 đường Nguyễn Văn Trỗi [28]
[29]
Chùa Linh Quang 1965 – 0000 Tên khác: Linh Quang tổ đình 133 đường Hai Bà Trưng [30]
Chùa Linh Sơn 1938 – 1940 120 đường Nguyễn Văn Trỗi [31]
Chùa Linh Phong 1946 – 1962 72C đường Hoàng Hoa Thám [31]
Chùa Linh Phước 1949 – 0000 Tên khác: Chùa Ve Chai 120 đường Tự Phước [32]
Thiên Vương Cổ Sát 1958 – 1995 Tên khác: Chùa Tàu 385 đường Khe Sanh [33]
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt 1993 – 1994 Núi Phụng Hoàng [33]
Thánh thất Đa Phước 2005 – 2010 Tên khác: Thánh thất Đà Lạt 330 đường Tự Phước [34]
Công trình khác
XQ Sử quán Khánh thành 2001 258 đường Mai Anh Đào [35]
Lăng Nguyễn Hữu Hào 1939 – 0000 Đường Hoàng Văn Thụ [36]
Biệt thự Hằng Nga 1989 – 1990 Tên khác: Ngôi nhà quái dị, Lâu đài mạng nhện 3 đường Huỳnh Thúc Kháng [37]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 2008, tr. 196
  2. ^ 1993, tr. 167
  3. ^ 2008, tr. 313
  4. ^ 2008, tr. 314
  5. ^ Tam Thái 2009, tr. 66
  6. ^ 2008, tr. 318
  7. ^ 2008, tr. 413
  8. ^ a b 2008, tr. 315
  9. ^ Tam Thái 2009, tr. 63
  10. ^ Tam Thái 2009, tr. 64
  11. ^ 2008, tr. 317
  12. ^ 2008, tr. 320
  13. ^ 2008, tr. 321
  14. ^ a b 2008, tr. 322
  15. ^ 2008, tr. 324
  16. ^ 2008, tr. 323
  17. ^ 2008, tr. 325
  18. ^ 2008, tr. 326
  19. ^ Tam Thái 2009, tr. 70
  20. ^ 2008, tr. 328
  21. ^ 2008, tr. 329
  22. ^ Lâm Viên (29 tháng 3 năm 2019). “Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm?”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ 2012, tr. 156
  24. ^ 2012, tr. 54
  25. ^ 2008, tr. 403
  26. ^ “Công trình kiến trúc tôn giáo”. Thông tin du lịch Lâm Đồng. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
  27. ^ 2008, tr. 404
  28. ^ 2008, tr. 394
  29. ^ “Lễ tấn phong mục sư tại Nhà thờ Tin Lành Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng”. Hội thánh Tin Lành Việt Nam. 23 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  30. ^ 2008, tr. 399
  31. ^ a b 2008, tr. 400
  32. ^ 2008, tr. 401
  33. ^ a b 2008, tr. 402
  34. ^ “Thánh Thất Đa Phước”. Trang Thông tin và Truyền giáo Cao Đài Hải ngoại. ngày 30 tháng 7 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  35. ^ 2008, tr. 194
  36. ^ 2008, tr. 190
  37. ^ 2008, tr. 195

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Sỹ Thứ; nhiều tác giả (2008), Địa chí Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014, truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2011
  • Tam Thái (2009), Ngày xưa Langbian... Đà Lạt, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
  • Hoàng Anh Phi (2010), Đà Lạt: Bản đồ và cẩm nang du lịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Bản Đồ
  • Trương Trổ; nhiều tác giả (1993), Đà Lạt: Thành phố cao nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2012, truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2011
  • Nguyễn Văn Hùng; nhiều tác giả (2012), Cẩm nang hướng dẫn du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, Đà Lạt: Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]