Bước tới nội dung

Dục Tú

Dục Tú
Xã Dục Tú
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnĐông Anh
Địa lý
Tọa độ: 21°06′54″B 105°53′47″Đ / 21,1149°B 105,8964°Đ / 21.1149; 105.8964
Dục Tú trên bản đồ Hà Nội
Dục Tú
Dục Tú
Vị trí xã Dục Tú trên bản đồ Hà Nội
Dục Tú trên bản đồ Việt Nam
Dục Tú
Dục Tú
Vị trí xã Dục Tú trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,69 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng19.615 người
Mật độ2.257 người/km²
Khác
Mã hành chính00496[1]

Dục Tú là một thuộc huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Dục Tú nằm ở phía đông huyện Đông Anh, cách trung tâm thành phố Hà Nội 15 km về phía đông bắc có vị trí địa lý:

Xã Dục Tú có diện tích 8,69 km², dân số năm 2022 là 19.615 người,[2] mật độ dân số đạt 2.257 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Dục Tú được chia thành 11 thôn: Ngọc Lôi, Đình Tràng, Thạc Quả, Dục Tú 1, Dục Tú 2, Dục Tú 3, Phúc Hậu 1, Phúc Hậu 2, Lý Nhân, Đồng Dầu, Nghĩa Vũ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu thế kỷ XIX, xã Dục Tú là một tổng thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).

Năm 1903, xã Dục Tú là một tổng với 4 xã, 8 thôn.

Năm 1946, xã Dục Tú gồm 8 thôn của tổng Dục Tú cũ là: Ngọc Lôi, Đình Tràng, Thạc Quả, Dục Tú, Phúc Hậu, Lý Nhân, Đồng Dầu, Nghĩa Vũ.[3]

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành 78-CP[4] về việc sáp nhập xã Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh về huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội quản lý.

Năm 1976, hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp ở các thôn thành hợp tác xã quy mô toàn xã, xã Dục Tú phân cụm dân cư gắn với 11 đội sản xuất (tương ứng với 11 thôn).[2]

Xã Dục Tú là xã nông nghiệp kết hợp với nghề thủ công. Về nông nghiệp hầu khắp các thôn là cấy lúa và chăn nuôi nhỏ. Tiểu thủ công nghiệp và nghề phụ cũng đang phát triển với nghề sơ chế gỗ ở khu vực Đồng Dầu, nghề cơ kim khí sắt thép phát triển nhất ở khu vực đường Dục Tú (đoạn cắt đường sắt đến trạm y tế). Một số có nghề làm thợ phụ mộc làm ở làng nghề xã Vân Hà. Lao động trẻ làm việc tại các khu công nghiệp, làng nghề lân cận.

Đặc sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Rượu gạo nếp cái hoa vàng độ cao.

Xã Dục Tú có rất nhiều di tích đình, chùa, đền đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố. Tiêu biểu là các di tích:

  • Đình Dục Tú thờ Sỹ Nhiếp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
  • Chùa Tiên Cảnh thờ Phật và Sỹ Nhiếp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
  • Đình Thạc Quả thờ Thành hoàng làng có công giúp vua dẹp giặc phương Bắc. Di tích kiến trúc và nghệ thuật cấp quốc gia.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng đi qua xã Dục Tú:

Danh nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Dục Tú là đất hiếu học có nhiều người đỗ đạt làm quan và có truyền thống yêu nước tiêu biểu như:

  • Chu Mậu Lâm là vị tướng theo giúp vua Lê Lợi
  • Nguyễn Huy Tân đỗ cử nhân làm giám sát ngự sử triều đình Huế
  • Đào Xuân Tạn đỗ cử nhân, làm tri phủ Điện Biên
  • Nguyễn Huy Túc người tham giao phong trào Đông Kinh nghĩa thục
  • Chu Doãn Lệ đỗ tiến sĩ làm quan tuần phủ Hưng Yên, quan ngự sử ở Nghệ An
  • Đào Đình Nghiêm đỗ hương cống, làm quan huấn đạo.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b UBND huyện Đông Anh (2023). Dự thảo Đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh, thành phố Hà Nội (PDF). Đông Anh, Hà Nội. tr. 65-66. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I năm 1946 xác lập hệ thống Nhà nước có 4 cấp và chuyển cấp phủ thành huyện, cấp tổng thành xã.
  4. ^ “Quyết định số 78-CP năm 1961 chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]