Bước tới nội dung

CoRoT-1

Tọa độ: Sky map 06h 48m 19.17s, −03° 06′ 07.68″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CoRoT-1

Hình cảm hứng nghệ sĩ của CoRoT-1 và ngoại hành tinh "Sao Mộc nóng" của nó.
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0
Chòm sao Kỳ Lân
Xích kinh 06h 48m 19,1724s[1]
Xích vĩ −03° 06′ 07,7104″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 13,6[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổG0V[2]
Cấp sao biểu kiến (V)~13,6[2]
Cấp sao biểu kiến (I)12,88 ± 0.04[2]
Cấp sao biểu kiến (J)12,462 ± 0,029[2]
Cấp sao biểu kiến (H)12,218 ± 0,026[2]
Cấp sao biểu kiến (K)12,149 ± 0,027[2]
Kiểu biến quangBiến quang dao động[3]
Trắc lượng học thiên thể
Chuyển động riêng (μ) RA: −6,015 ± 0,047[1] mas/năm
Dec.: 0,547 ± 0,041[1] mas/năm
Thị sai (π)1,2418 ± 0,0375[1] mas
Khoảng cách2.630 ± 80 ly
(806 ± 25 pc)
Chi tiết
Khối lượng1,22 ± 0,03[4] M
Bán kính1,23 ± 0,02[4] R
Nhiệt độ6.298 ± 66[4] K
Độ kim loại0,06 ± 0,07[4]
Tốc độ tự quay (v sin i)5,2 ± 1,0[4] km/s
Tuổi1,6 ± 0,5 tỷ[4] năm
Tên gọi khác
GSC 04804-02268, DENIS-P J064819.1-030607, 2MASS J06481917-0306077, USNO-B1.0 0868-00112004, CoRoT-Exo-1, GSC2 S1002112279, UCAC2 30655657[2]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
Extrasolar
Planets
Encyclopaedia
dữ liệu

CoRoT-1 là một sao lùn vàng dãy chính, tương tự như Mặt Trời. Ngôi sao này cách hệ Mặt Trời khoảng 2.630 năm ánh sáng trong chòm sao Kỳ Lân. Cấp sao biểu kiến của ngôi sao này là 13,6, nghĩa là không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường; tuy nhiên, có thể nhìn thấy nó thông qua một kính viễn vọng nghiệp dư kích thước trung bình trong đêm tối quang mây.[2] Hành tinh đầu tiên của nó là CoRoT-1b được phát hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CORoT; nó được coi là một "Sao Mộc nóng", và nặng xấp xỉ như Sao Mộc.

Danh pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi "CoRoT" là kết quả từ sự quan sát nó của kính viễn vọng không gian thuộc nhiệm vụ Convection, Rotation et Transits Planétaires (Đối lưu, Tự quay và Quá cảnh hành tinh) của Pháp, được phóng lên vào cuối tháng 12 năm 2006, với một mục tiêu liên quan đến việc tìm kiếm các ngoại hành tinh bằng cách đo độ sáng biến đổi của các sao ứng viên khi xảy ra quá cảnh do bất kỳ ngoại hành tinh nào của nó gây ra.[5] Mục tiêu thứ hai của CoRoT liên quan đến việc nghiên cứu phần bên trong của các sao, được thực hiện bằng cách phân tích các đặc tính và diễn biến ánh sáng phát ra từ sao.[6] Định danh số 1 được gán cho nó là do ngoại hành tinh đầu tiên được kính viễn vọng CoRoT phát hiện đã được tìm thấy trên quỹ đạo của sao này.[7] CoRoT-1 không có tên gọi phổ biến hay tên gọi thông thường, không giống như Sirius/Sao Thiên Lang/Tishtrya hay Procyon/Nam Hà ba.

Đặc tính

[sửa | sửa mã nguồn]

CoRoT-1 là sao loại G, nghĩa là ánh sáng phát ra của nó tương tự như của Mặt Trời. Tương tự, ngôi sao này có nhiệt độ và khối lượng tương đương như của Mặt Trời. Với cấp sao biểu kiến gần +13,6,[2] mờ hơn 2 lần so với ngôi sao mờ nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường, CoRoT-1 không thể nhìn thấy từ Trái Đất mà không có thiết bị khuếch đại, như kính viễn vọng.[8]

Tìm kiếm sao đôi đồng hành sử dụng các quan sát chụp hình may mắn bằng kính viễn vọng 1,54 m của Đan Mạch tại Đài thiên văn La SillaChile đã không tìm thấy bất kỳ ứng viên sao đồng hành nào.[9]

Sự biến quang

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi CoRoT-1 được kính viễn vọng CoRoT quan sát trong suốt 60 ngày liên tục kể từ khi kết quả sơ bộ được công bố vào ngày 23 tháng 5 năm 2007 thì ánh sáng của sao này thể hiện các mô hình giống như của các sao biến quang dao động, với đặc trưng tương tự như của Mặt Trời.[3]

Hệ thống hành tinh

[sửa | sửa mã nguồn]
Phương pháp quá cảnh, có thể khảo chứng khi các hành tinh thực (che khuất) ngôi sao của chúng trong tương ứng với vị trí quan sát từ Trái Đất, được sử dụng để phát hiện CoRoT-1b.

Sao này là sao chủ của ngoại hành tinh được phát hiện bằng phương pháp quá cảnh có tên gọi CoRot-1b, ngoại hành tinh đầu tiên mà tàu vũ trụ của nhiệm vụ CoRoT phát hiện.[10] Hành tinh này, tương tự như Sao Mộc về mặt khối lượng, có quỹ đạo khoảng 0,02 AU từ sao chủ của nó.[6] Để so sánh, Sao Thủy quay quanh Mặt Trời trên quỹ đạo khoảng 0,387 AU.[11] CoRoT-1b được cho là bị khóa thủy triều với sao chủ của nó.[12]

Hành tinh này được quan sát lần đầu tiên bằng thiết bị quang học chứ không phải thông qua các thiết bị hồng ngoại.[13] Không giống như các "Sao Mộc nóng" khác, sự xuất hiện này dường như ngụ ý rằng sự truyền nhiệt giữa bán cầu đối diện với ngôi sao và bán cầu còn lại là không đáng kể.[12]

Hệ hành tinh CoRoT-1 [4][10][14]
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượng Bán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm Độ nghiêng Bán kính
b 1,23 ± 0,10 MJ 0,02752+0,00022
−0,00023
1,5089682 ± 0,0000005 <0,036 85,10 ± 0,50° 1,715 ± 0,030 RJ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051. Hồ sơ Gaia DR2 cho nguồn này tại VizieR.
  2. ^ a b c d e f g h i j “CoRoT-1”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2009.
  3. ^ a b “Success of the First CoRoT Satellite Observation: First Exoplanet and First Stellar Oscillations” (PDF). Centre National d'Études Spatiales. Centre National de la Recherche Scientifique. ngày 23 tháng 5 năm 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2009.
  4. ^ a b c d e f g Bonomo, A. S.; và đồng nghiệp (2017). “The GAPS Programme with HARPS-N at TNG. XIV. Investigating giant planet migration history via improved eccentricity and mass determination for 231 transiting planets”. Astronomy and Astrophysics. 602. A107. arXiv:1704.00373. Bibcode:2017A&A...602A.107B. doi:10.1051/0004-6361/201629882.
  5. ^ “COROT Home Page”. Convection, Rotation, and Planetary Transits Mission. Centre National D'Études Spatiales (CNES). 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.
  6. ^ a b “COROT discovers its first exoplanet and catches scientists by surprise”. European Space Agency. European Space Agency. ngày 3 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.
  7. ^ “Corot detecta un nuevo planeta más grande que Júpiter”. PortalCiencia: Noticias en Astronomía (bằng tiếng Tây Ban Nha). PortalCiencia.com. 2007. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.
  8. ^ “Stellar Magnitudes”. Astrophysics 162 Unit. University of Tennessee. 2008. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2009.
  9. ^ Evans, D. F; và đồng nghiệp (2016). “High-resolution Imaging of Transiting Extrasolar Planetary systems (HITEP)”. Astronomy and Astrophysics. 589. A58. arXiv:1603.03274. Bibcode:2016A&A...589A..58E. doi:10.1051/0004-6361/201527970.
  10. ^ a b Barge, P.; và đồng nghiệp (2008). “Transiting exoplanets from the CoRoT space mission I. CoRoT-Exo-1b: a low-density short-period planet around a G0V star”. Astronomy and Astrophysics. 482 (3): L17–L20. arXiv:0803.3202. Bibcode:2008A&A...482L..17B. doi:10.1051/0004-6361:200809353.
  11. ^ “Mercury Statistics”. Windows to the Universe program. University Corporation for Atmospheric Research (UCAR). 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.
  12. ^ a b Andrea Thompson (ngày 27 tháng 5 năm 2009). “Exoplanet Phases Seen in Optical Light”. Space.com. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.
  13. ^ Ignas A. G. Snellen; Ernst J. W. de Mooij; Simon Albrecht (ngày 29 tháng 5 năm 2009). “The changing phases of extrasolar planet CoRoT-1b”. Nature. 459 (7246): 543–545. arXiv:0904.1208. Bibcode:2009Natur.459..543S. doi:10.1038/nature08045. PMID 19478779.
  14. ^ Sada, Pedro V.; và đồng nghiệp (2012). “Extrasolar Planet Transits Observed at Kitt Peak National Observatory”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 124 (913): 212–229. arXiv:1202.2799. Bibcode:2012PASP..124..212S. doi:10.1086/665043.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]