Chlor nitrat
Giao diện
Chlor nitrat | |||
---|---|---|---|
| |||
Tên hệ thống | Chloro nitrat | ||
Tên khác | Nitryl hipochlorit | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
InChI | đầy đủ
| ||
Thuộc tính | |||
Công thức phân tử | ClNO3 ClONO2 | ||
Khối lượng mol | 97.46 | ||
Khối lượng riêng | 1.65 g/cm³ | ||
Điểm nóng chảy | |||
Điểm sôi | |||
Các nguy hiểm | |||
NFPA 704 |
| ||
Ký hiệu GHS | |||
Báo hiệu GHS | Danger | ||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Chlor nitrat có công thức hóa học là ClNO3 (ClONO2) là một loại khí trong khí quyển có trong tầng bình lưu. Nó là một trong những loại khí làm suy giảm và phá hủy tầng ôzôn.
Hợp chất này phản ứng rất mạnh và có thể gây nổ với kim loại, muối chloride kim loại, rượu, ete và hầu hết các hợp chất hữu cơ. Khi đun nóng, chlor nitrat bị phân hủy, giải phóng hỗn hợp các khí độc gồm Cl2 và NOx(các oxide nitơ).
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Chlor nitrat có thể được điều chế bằng phản ứng của dichlor monoxide và dinitơ pentoxide ở nhiệt độ 0 °C:[1]
- Cl2O + N2O5 → 2ClONO2
hoặc bằng phản ứng của chlor monofluoride với acid nitric:[2]
- ClF + HNO 3 → HF + ClONO 2
Tính chất
[sửa | sửa mã nguồn]Chlor nitrat phản ứng với hợp chất hữu cơ, ví dụ anken:
- (CH3)2C=CH2 + ClONO 2 → O2NOC(CH3)2CH2Cl
Chlor nitrat cũng phản ứng với muối chloride kim loại, ví dụ titani(IV) chloride:[3]
- 4ClONO2 + TiCl4 → Ti(NO3)4 + 4Cl2
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Schmeisser, M.; Ruff, J. K. & Lustig, M. Chlorine(1) Nitrate Inorganic Syntheses, Wiley-Blackwell, https://doi.org/10.1002/9780470132401.ch34, 1967, 127-130
- ^ Schack, Carl J. (1 tháng 10 năm 1967). “New synthesis of chlorine nitrate”. Inorganic Chemistry. 6 (10): 1938–1939. doi:10.1021/ic50056a047. ISSN 0020-1669.
- ^ 张青莲 (1991). 《无机化学丛书》第六卷:卤素、铜分族、锌分族. 北京: 科学出版社. tr. P338-341. ISBN 7-03-002238-6.