Bước tới nội dung

Chi Đậu Hà Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pisum
P. sativum
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Faboideae
Tông (tribus)Fabeae
Chi (genus)Pisum
L.
Các loài
Xem văn bản.

Chi Đậu Hà Lan (danh pháp khoa học: Pisum) là một chi trong họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc ở vùng tây nam châu Á và đông bắc châu Phi. Chi này chứa từ một tới năm loài, phụ thuộc vào các diễn giải trong phân loại học; Cơ sở dữ liệu đậu quốc tế (ILDIS) chấp nhận ba loài, trong đó một loài có hai phân loài[1]:

Pisum sativum (đậu Hà Lan), được con người đưa vào trồng từ lâu và là một trong những nguồn cung cấp thức ăn của loài người. Nó cũng được Mendel sử dụng trong các nghiên cứu ban đầu của mình về tính di truyền và thừa kế. Chúng là các loài cây thân thảo sống một năm, với thân leo yếu và lá hình lông chim, ở đầu cuống lá là các sợi dây leo để chúng có thể quấn vào thân cây khác để leo lên. Hạt của chúng chứa nhiều protit (20-26%).

Các loài trong chi Pisum bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hại, bao gồm Bucculatrix pyrivorella, Mamestra brassicae, Korscheltellus lupulina, Hepialus humuli, Hypercompe indecisa, Agrotis segetum, Xestia c-nigrumDiscestra trifolii.

Sản xuất đậu Hà Lan tươi theo từng năm (FAOSTAT)[liên kết hỏng]
ngàn tấn
Quốc gia 1985 1995 2005
Ấn Độ 1.380 2.500 3.200
Trung Quốc 300 739 2.209
Hoa Kỳ 1.310 1.112 885
Pháp 427 557 428
Vương quốc Anh 500 447 322
Ai Cập 79 219 290
Bỉ 0 0 170
Maroc 25 21 145
Hungary 349 179 100
Tây Ban Nha 55 58 97
Sản xuất đậu Hà Lan khô theo từng năm (FAOSTAT)[liên kết hỏng]
ngàn tấn
Quốc gia 1985 1995 2005
Canada 169 1.455 3.170
Pháp 961 2.701 1.332
Nga 0 1.212 1.290
Trung Quốc 1.670 1.025 1.200
Ấn Độ 331 667 800
Hoa Kỳ 131 269 667
Ukraina 0 1.376 600
Đức 50 216 464
Úc 241 530 401
Vương quốc Anh 215 286 200

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]