Bước tới nội dung

Battir

31°43′29″B 35°08′12″Đ / 31,72472°B 35,13667°Đ / 31.72472; 35.13667
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Battir
—  Đô thị loại C  —
Chuyển tự Arabic
 • Ả Rậpبتير
 • LatinhBateer (Chính thức)
Battir
Battir trên bản đồ Nhà nước Palestine
Battir
Battir
Vị trí của Battir tại Palestine
Lưới tọa độ Palestine163/126
Nhà nướcNhà nước Palestine
TỉnhBethlehem
Đặt tên theoBetar
Chính quyền
 • KiểuThành phố
 • Người đứng đầu thành phốAkram Bader
Diện tích
 • Tổng cộng7.419 dunam (7,4 km2 hay 29 mi2)
Dân số (2007)[1]
 • Tổng cộng3,967
 • Mật độ54/km2 (140/mi2)
Múi giờUTC+2, UTC+3
Ý nghĩa của tênBether[2]
Tên chính thứcPalestine: Vùng đất của Ô liu và rượu vang — Cảnh quan văn hóa Nam Jerusalem, Battir
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩniv, v
Đề cử2014 (Kỳ họp 38)
Số tham khảo1492
Quốc gia Palestine
VùngChâu Á và châu Đại Dương
Bị đe dọa2014-nay

Battir (tiếng Ả Rập: بتير) là một ngôi làng của người PalestineBờ Tây, cách Bethlehem khoảng 6,4 km về phía Tây, và Tây nam của Jerusalem.

Trước đây, nó là làng pháo đài Betar, được xây dựng vào thế kỷ thứ hai của những người Do Thái. Khu vực từng là nơi diễn ra các trận chiến cuối cùng của cuộc nổi dậy Bar Kokhba. Trong thời kỳ Byzantine và Hồi giáo nơi đây là một khu vực định cư, và dưới thời Ottoman chủ yếu người Hồi giáo sinh sống tại đây. Battir nằm ngay trên tuyến đường sắt Jaffa-Jerusalem, phục vụ như là đường ranh giới đình chiến giữa IsraelJordan từ năm 1949 cho đến cuộc Chiến tranh Sáu ngày, khi nó thuộc về Israel. Trong thời gian trước đây, ngôi làng nằm dọc theo tuyến đường từ Jerusalem tới Bayt Jibrin. Trong năm 2007, ước tính Battir có dân số khoảng 4.000 người và được đặt dưới sự kiểm soát của Chính quyền Nhà nước Palestine.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quá khứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Battir đã được xác định là vị trí cũ của Betar cổ (còn gọi là Beiter). Làng Palestine hiện đại được xây dựng xung quanh các địa điểm khảo cổ Khirbet el-Yahud (tiếng Ả Rập có nghĩa là "tàn tích của người Do Thái") và "được xác định đồng nhất với Betar, thành lũy cuối cùng của cuộc nổi dậy thứ hai chống lại người La Mã, nơi nhà lãnh đạo của cuộc chiến Simon bar Kokhba qua đời vào năm 135.[3][4][5] Ngôi làng hiện nay là một cảnh quan nông nghiệp với những thửa ruộng bậc thang và những ngôi nhà dọc theo đường của các bức tường pháo đài cổ.[4] Có một ngôi mộ của học giả Eleazar của Modi'im trong thời kỳ Tannaic hiền cũng nằm tại đây.[6]

Hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1596, Battir xuất hiện trong bộ sổ thuế Ottoman như một ngôi làng ở Nahiyah (bộ phận hành chính bao gồm các ngôi làng và thị trấn nhỏ) trong Liwa (huyện) của Quds. Nó có khoảng 24 hộ và hai người Hồi giáo, nộp thuế bằng lúa mì, hoa quả, dê hoặc mật ong.[7]

Năm 1806, nhà thám hiểm người Pháp Victor Guérin đã tới khu vực này.[8] Đến năm 1883, Quỹ thăm dò Palestine đã tiến hành cuộc khảo sát phía Tây Palestine, mô tả Battir như một ngôi làng có kích thước làng vừa phải, nằm trên sườn dốc của một thung lũng sâu.[9]

Trong thế kỷ 20, Battir phát triển nhờ vào vị trí của nó nằm bên cạnh tuyến đường sắt Jaffa–Jerusalem, cung cấp việc truy cập vào các đô thị khác cũng như là một nhà ga cho các hành khách trên tuyến đường.[10] Trong cuộc chiến tranh năm 1948, hầu hết dân làng đã bỏ chạy, nhưng Mustafa Hassan và một vài người khác ở lại. Vào ban đêm họ vẫn thắp sáng nến trong nhà, và vào buổi sáng họ chăn thả gia súc. Khi gần tới ngôi làng, Israel nghĩ Battir vẫn còn có người sinh sống nên đã từ bỏ tấn công.[11] Các Hiệp ước đình chiến đã phân ranh giới cắm mốc, tuyến đường sắt và làng Battir chỉ cách về phía đông biên giới Jordan với Israel có vài mét. Ít nhất 30% diện tích đất của Battir của nằm về phía Israel theo ranh giới cắm mốc, nhưng dân làng được phép giữ nó nếu họ giữ an toàn tuyến đường sắt,[12][13], do đó người dân làng này là những người Palestine duy nhất được phép vào lãnh thổ Israel để canh tác đất của họ trong thời điểm trước Chiến tranh Sáu ngày.[14]

Sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày vào năm năm 1967, Battir nằm dưới sự kiểm soát của Israel, nhưng kể từ khi ký kết Hiệp định tạm thời về Bờ Tây và Dải Gaza (Hiệp định Oslo II, hiệp định Taba) vào năm 1995, nó đã được quản lý bởi Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA). Battir được quản lý bởi một hội đồng làng bao gồm 9 thành viên do PNA bổ nhiệm.[15]

Tại thời điểm điều tra dân số năm 1931, đã có 172 hộ với dân số 755 người Hồi giáo, 2 người Kitô giáo và một người Do Thái.[16] Nó đã tăng lên 1.050 người Hồi giáo năm 1945.[17] Năm 2007, Battir có dân số 3.967 người,[1] và vào năm 2012 dân số ước tính khoảng 4.500 người.[18]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Battir nằm cách Bethlehem 6,4 km về phía tây bắc. Nó nằm trên một ngọn đồi ở Wadi el-Jundi (dịch nghĩa là "Thung lũng của những người lính"), chạy về phía tây nam qua những ngọn đồi Judean đến đồng bằng ven biển. Ngôi làng nằm ở cao khoảng 760 mét so với mực nước biển,[15]. Battir có mùa hè ôn đới mát mẻ và mùa đông ít lạnh hơn, thỉnh thoảng có tuyết rơi. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 16 độ C.

Hệ thống thủy lợi và ruộng bậc thang cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Battir có một hệ thống thủy lợi độc đáo sử dụng để tưới tiêu qua các cống dẫn thủ công cho các thửa ruộng bậc thang nhân tạo.[13] Các mạng lưới tưới tiêu thời La Mã vẫn được sử dụng cho tới ngày nay, cung cấp nước sạch trong hơn 2.000 năm qua.[13][19][20] Hệ thống thủy lợi này chảy qua một thung lũng dốc gần ranh giới cắm mốc, nơi một phần của tuyến đường sắt Hejaz dưới thời Ottoman. Tám gia tộc chính của Battir thay phiên nhau tưới nước cho cây trồng của làng mỗi ngày. Do đó, có một câu nói địa phương tại Battir như sau, "một tuần kéo dài tám ngày, chứ không phải là bảy".[19] Theo nhà nhân chủng học Giovanni Sontana của UNESCO đã khẳng định có rất ít những nơi còn lại trong khu vực có truyền thống nông nghiệp địa phương vẫn còn tồn tại tới ngày này, tuy không còn nguyên vẹn, nhưng đó là một phần hoạt động sinh hoạt của làng kéo dài hơn 2000 năm qua.[13]

Ruộng bậc thang cổ Battir, 1893.

Trong năm 2007, Battir kiện Bộ Quốc phòng Israel để cố gắng buộc họ phải thay đổi tuyến đường quy hoạch của hàng rào Bờ Tây của Israel, trong đó sẽ cắt giảm một phần của hệ thống thủy lợi 2.000 tuổi của Battir vẫn còn đang được sử dụng.[12][13] Cơ quan Tự nhiên và Công viên Israel (INPA) cơ quan thông qua tuyến đường ban đầu của hàng rào vào năm 2005, đã đổi ý và viết trong một bài báo chính sách dài 13 trang thể hiện rằng, ruộng bậc thang Battir cũng là một di sản của Israel cần được giữ gìn bảo vệ.[14] Đây là lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Israel bày tỏ phản đối việc xây dựng một phân đoạn của hàng rào. Bản báo cáo này là một trong bốn ý kiến chuyên gia thể hiện rằng, việc xây dựng hàng rào là hủy hoại hệ thống canh tác độc đáo này. Và vào đầu tháng năm 2013, Tòa án Tư pháp tối cao Israel đã ra phán quyết rằng, Bộ Quốc phòng nước này phải giải thích tại sao các tuyến đường của hàng rào ngăn cách khu vực làng Battir không bị dừng lại hoặc hay đổi lại hình dạng. Bộ Quốc phòng phải nộp kế hoạch mới để đảm bảo hàng rào biên giới sẽ không phá hủy Battir trước ngày 2 tháng 7 năm 2013.[21] Một đơn yêu cầu khác về việc đặt lại hàng rào phân chia cũng đã được đệ trình bởi những khu định cư người Do Thái Beitar Illit gần đó, vì họ lo ngại hàng rào sẽ ngăn cản sự mở rộng của khu định cư.[22]

Năm 2011 UNESCO trao một giải thưởng trị giá 15.000 đôla cho Battir về việc "Bảo vệ và quản lý cảnh quan văn hóa" cho các thửa ruộng bậc thang và hệ thống thủy lợi cổ xưa.[12] Tháng 5 năm 2012, Chính quyền Quốc gia Palestine đã gửi một phái đoàn đến trụ sở chính của UNESCO tại Paris để thảo luận về khả năng đưa Battir vào Danh sách Di sản Thế giới. Thứ trưởng Du lịch của PNA là Hamadan Taha nói rằng, tổ chức này muốn duy trì và bảo vệ nó như là một di sản của người Palestine.[23] Tuy nhiên, đề cử của Battir đã quá muộn.[19] Trong một tài liệu liên quan, INPA lưu ý rằng Israel nên hợp tác với Palestine để bảo vệ cảnh quan Battir.[14]

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b 2007 PCBS Census Palestinian Central Bureau of Statistics. p.116.
  2. ^ Palmer, 1881, p. 292
  3. ^ David Ussishkin, "Soundings in Betar, Bar-Kochba's Last Stronghold"
  4. ^ a b D. Ussishkin, Archaeological Soundings at Betar, Bar-Kochba's Last Stronghold, Tel Aviv 20, 1993, pp. 66-97.
  5. ^ K. Singer, Pottery of the Early Roman Period from Betar, Tel Aviv 20, 1993, pp. 98-103.
  6. ^ אוצר מסעות - יהודה דוד אייזענשטיין
  7. ^ Wolf-Dieter Hütteroth and Kamal Abdulfattah (1977). Historical Geography of Palestine, Transjordan and Southern Syria in the Late 16th Century. Erlanger Geographische Arbeiten, Sonderband 5. Erlangen, Germany: Vorstand der Fränkischen Geographischen Gesellschaft. tr. 115.
  8. ^ Guérin, 1869, p. 387 ff
  9. ^ Conder and Kitchener, 1883, p. 20-21
  10. ^ A Window on the West Bank, by Bret Wallach
  11. ^ Hans-Christian Rößler (ngày 21 tháng 6 năm 2012). “Palästinenserdorf Battir: Widerstand durch Denkmalschutz”. Frankfurter Allgemeine Zeitung (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  12. ^ a b c Daniella Cheslow (ngày 14 tháng 5 năm 2012). “West Bank Barrier Threatens Farms”. Pittsburgh Post-Gazette. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.
  13. ^ a b c d e West Bank barrier threatens villagers' way of life. BBC News. 2012-05-09.
  14. ^ a b c Zafrir Rinat (ngày 13 tháng 9 năm 2012). “For first time, Israeli state agency opposes segment of West Bank separation fence”. Haaretz. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  15. ^ a b “Battir Village Profile” (PDF). The Applied Research Institute – Jerusalem. 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  16. ^ E. Mills biên tập (1932). Census of Palestine 1931. Population of Villages, Towns and Administrative Areas. Jerusalem: Government of Palestine. tr. 37.
  17. ^ Bản mẫu:VillageStatistics1945
  18. ^ “Palestine readying to propose Battir for UNESCO protection”. Ma'an News Agency. 4 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  19. ^ a b c A Palestinian Village Tries to Protect a Terraced Ancient Wonder of Agriculture. New York Times. 2012-06-25.
  20. ^ Ngôi làng bị đe dọa được đề cử Di sản thế giới UNESCO Lưu trữ 2012-12-12 tại Wayback Machine. Thông tấn xã Ma'an.
  21. ^ Daniella Cheslow (ngày 10 tháng 6 năm 2013). “Land for Peace in the Battle Over Millennia-Old Palestinian Farming Terraces”. Tablet Magazine. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  22. ^ Ruth Michaelson (ngày 12 tháng 3 năm 2013). “Historic Palestinian village fights Israel's separation wall”. Radio France Internationale. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  23. ^ “PNA intensifies efforts to add more sites to World Heritage list”. Xinhua News Agency. ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]