Bòn bon
Lansium domesticum | |
---|---|
Bòn bon Philippin | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Sapindales |
Họ (familia) | Meliaceae |
Chi (genus) | Lansium |
Loài (species) | L. domesticum |
Danh pháp hai phần | |
Lansium domesticum (Osbeck) Sahni & Bennet | |
Danh pháp đồng nghĩa[1] | |
Danh sách
|
Bòn bon (phương ngữ miền Nam), dâu da đất (phương ngữ miền Bắc) hay lòn bon (phương ngữ Quảng Nam), danh pháp hai phần: Lansium domesticum, là loài cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Xoan. Bản địa bòn bon là bán đảo Mã Lai nhưng nay cây này phổ biến trồng khắp vùng Đông Nam Á và Nam Á. Cây bòn bon là dạng cây trung bình, cao khoảng 10-15 m. Hoa bòn bon lưỡng tính, màu vàng nhạt mọc thành chùm (inflorescence) hay dây (raceme). Các bạn chú ý không nên nhầm lẫn với quả dâu da.
Cây kết trái hình tròn, đường kính khoảng 5 cm, vỏ dẻo. Cơm bòn bon màu trắng đục, có khi gần như trong suốt, chia thành 5-6 múi. Mỗi múi có một hột. Vị bòn bon hơi chua, khi chín thì ngọt hơn. Hột bòn bon rất đắng, khó tách khỏi cơm nên người ăn có khi nuốt luôn cả múi để tránh nhằn hột. Bòn bon chín vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Bòn bon có tên gọi khác nhau ở mỗi địa phương:[2][3][4]
- Balinese: ceruring
- Bengal: latka, bhubi
- Miến Điện: langsak, duku
- Cebu: buahan, lansones
- Anh: langsat, lanzones
- Khmer: long kong
- Indonesia: duku, langsat, kokosan
- Malay: langsat, lansa, langseh, langsep, duku
- Sinhala: gadu guda
- Philippine Spanish: lanzón (số nhiều: lanzonés)
- Tagalog: lansones, buwa-buwa
- Thái: langsad (quả vỏ mỏng), longkong (quả vỏ dày)
Tại Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Trái bòn bon còn có hai tên quý phái hơn do vua nhà Nguyễn ban: trái nam trân, tức "(trái) quý ở phương nam" và trái trung quân, tương truyền vì trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa mới cầm cự được. Ưu ái này còn được biểu hiện qua việc chạm hình bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì trong Cửu Đỉnh ở sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Trước năm 1854 triều đình có đặt quan trông coi việc thu hoạch bòn bon ở thượng nguồn sông Ô Gia, tỉnh Quảng Nam để tiến kinh. Ba huyện Đại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước nay vẫn nổi tiếng là xuất xứ bòn bon ngon và ngọt.[cần dẫn nguồn]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2014.
- ^ Morton, Julia F. (1987). Fruits of warm climates. Miami, FL.: Florida Flair Books. tr. 201–203. ISBN 978-0-9610184-1-2.
- ^ “Lansium domesticum”. ICRAF AgroforestryTree Database. World Agroforestry Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2011..
- ^ Heyne, K. (1987). Tumbuhan Berguna Indonesia [Useful Indonesian Plants] (bằng tiếng Indonesia). 2. Jakarta: Yayasan Sarana Wana Jaya. tr. 1126–1128. OCLC 21826488.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bòn bon. |
- Bòn bon
- Trái bòn trong méo ngoài tròn Lưu trữ 2009-09-12 tại Wayback Machine