Đào Trọng Lịch
Đào Trọng Lịch | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | tháng 12 năm 1997 – 25 tháng 5 năm 1998 |
Tiền nhiệm | Phạm Văn Trà |
Kế nhiệm | Lê Văn Dũng |
Nhiệm kỳ | tháng 12 năm 1997 – 25 tháng 5 năm 1998 |
Bộ trưởng | Phạm Văn Trà |
Kế nhiệm | Nguyễn Huy Hiệu |
Nhiệm kỳ | tháng 4 năm 1997 – tháng 12 năm 1997 |
Tổng Tham mưu trưởng | Phạm Văn Trà |
Nhiệm kỳ | tháng 2 năm 1992 – tháng 4 năm 1997 |
Bộ trưởng | Đoàn Khuê |
Nhiệm kỳ | tháng 1 năm 1994 – 25 tháng 5 năm 1998 |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 5 tháng 12 năm 1939 Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, Liên bang Đông Dương |
Mất | 25 tháng 5, 1998 Xiengkhuang, Lào | (58 tuổi)
Nghề nghiệp | Tướng lĩnh |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tặng thưởng | Huân chương Quân công hạng Ba Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Ba Huân chương Kháng chiến hạng Nhất Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba Huy chương Quân kỳ quyết thắng |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1957-1998 |
Cấp bậc | |
Tham chiến | Cánh đồng Chum Chiến dịch Hồ Chí Minh |
Đào Trọng Lịch (1939–1998) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, VIII, Tổng Tham mưu trưởng thứ 8 của Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Đào Trọng Lịch sinh ngày 5 tháng 12 năm 1939, trong một gia đình nông dân tại thôn Hòa Loan, xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Sự nghiệp quân sự của ông bắt đầu từ việc tham gia đội du kích xã Lũng Hòa và đến tháng 11 năm 1957 thì nhập ngũ. Tháng 10 năm 1960, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.
Tháng 11 năm 1961, ông được cử đi học tại Trường Sĩ quan Lục quân.
Từ tháng 5 năm 1964 đến tháng 5 năm 1973, ông lần lượt được phân công giữ các chức vụ Trung đội trưởng, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng và Tham mưu phó Trung đoàn thuộc Sư đoàn 316. Trên các cương vị đấy, ông đã tham gia các chiến dịch của sư đoàn 316 tại Lào như:
- Chiến dịch Thượng Lào (Cánh đồng Chum) 1964-1965
- Chiến dịch Quyết Thắng (Nậm Bạc, Bắc Lào) 1968-1969
- Chiến dịch Toàn Thắng (Cánh đồng Chum) 1969-1970
- Mặt trận 31 (Cánh đồng Chum) 1970-1971
- Chiến dịch 74B (Cánh đồng Chum) 1971-1972
Tháng 5 năm 1973, ông được cử đi học tại Học viện Quân sự. Sau khi học xong, từ tháng 9 năm 1974, ông được phân công giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, tham gia chiến đấu ở Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Tháng 8 năm 1979, ông lại được cử đi đào tạo tại Học viện Quân sự cấp cao. Từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 7 năm 1987, ông lần lượt được phân công giữ các cương vị Phó sư đoàn trưởng, kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 316 thuộc Quân đoàn 29, rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2.
Tháng 8 năm 1987, ông là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lai Châu, Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu.
Từ tháng 9 năm 1991, ông được cử giữ chức Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2
Tháng 2 năm 1992, là Tư lệnh Quân khu 2, Phó bí thư Đảng ủy Quân khu.
Từ tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng và Đại hội Đảng lần thứ VIII[1], ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và được phân công chức vụ Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương.
Từ tháng 4 năm 1997, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 11 năm 1997, ông được cử làm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương.
Tháng 12 năm 1997, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 5 năm 1998, trong một chuyến công tác tại Lào, chiếc máy bay trực thăng của Lào chở ông và đoàn công tác, gồm 20 sĩ quan và tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam và Lào, bay từ Viêng Chăn về Xiêng Khoảng do sương mù đã bị rơi tại địa phận Xiêng Khoảng làm tử nạn toàn bộ những người đi trên máy bay. Sau khi ông tử nạn, Nhà nước Việt Nam đã truy tặng ông Huân chương Quân công hạng ba.
Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1990, Trung tướng năm 1998.
Phong tặng
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Quân công hạng Ba (truy tặng năm 1998);
- Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Ba;
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất;
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;
- Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.
Lịch sử thụ phong quân hàm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm thụ phong | 1990 | 1998 |
---|---|---|
Quân hàm | ||
Thiếu tướng | Trung tướng |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ [1][liên kết hỏng] Đồng chí Đào Trọng Lịch - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam Lưu trữ 2009-11-16 tại Wayback Machine
- [2] Lưu trữ 2007-10-21 tại Wayback Machine Bay qua đỉnh Phy Phả Xây - Tuổi trẻ Online, Thứ Hai, 06/06/2005, 00:38 (GMT+7).