Bước tới nội dung

Thiên hoàng Minh Trị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do DVN01 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 09:51, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (sai chỗ nào???). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Minh Trị Thiên hoàng
明治天皇
Meiji-tennō
Nhật hoàng thứ 122
Tại vị3 tháng 2 năm 186730 tháng 7 năm 1912
Đăng quang3 tháng 2 năm 1867
Thủ tướngHirobumi Itō
Kiyotaka Kuroda
Sanetomi Sanjō
Aritomo Yamagata
Masayoshi Matsukata
Shigenobu Ōkuma
Tarō Katsura
Kinmochi Saionji
Tiền nhiệmHiếu Minh Thiên hoàng
Kế nhiệmĐại Chính Thiên hoàng
Thông tin chung
Sinh3 tháng 11, 1852
Mất30 tháng 7, 1912
Thê thiếpChiêu Hiến Hoàng thái hậu
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Mutsuhito (睦仁?)
Hoàng tộcYamato
Hoàng gia caKimi ga Yo
Thân phụHiếu Minh Thiên hoàng
Thân mẫuNakayama Yoshiko

Thiên hoàng Minh Trị (明治天皇 (Minh Trị Thiên hoàng) Meiji-tennō?) (11 tháng 3 năm 185230 tháng 7 năm 1912) là vị Nhật hoàng thứ 122 theo danh sách truyền thống, trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời.

Tên thật của ông là Mutsuhito (睦仁 (Mục Nhân)?). Giống như các tiên đế, từ khi mất ông chỉ được nhắc đến bằng thuỵ hiệu, dù thỉnh thoảng ông được gọi là Nhật hoàng Mutsuhito hoặc đơn giản là Mutsuhito ở ngoài Nhật Bản. Ngoài trường hợp là người thân trong hoàng tộc, ai nói tên thật của Nhật hoàng sẽ bị xem là phạm huý. Khi hoàng đế qua đời, người kế vị ông sẽ đặt cho mình niên hiệu mới. Vốn đã cai trị trong thời kỳ Minh Trị (sự cai trị sáng suốt), ngày nay người ta gọi ông là Thiên hoàng Minh Trị.

Khi ông ra đời năm 1852, Nhật Bản là một nước nông nghiệp với quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, thực hiện chính sách "bế quan toả cảng" với nước ngoài, nằm dưới quyền các Mạc phủ Tokugawa (Đức Xuyên) và các Đại danh cát cứ ở 250 phiên. Nhờ cuộc Minh Trị duy tân của ông, khi ông qua đời năm 1912 Nhật có nền chính trị, kinh tế - xã hội phát triển mạnh, đứng hàng ngũ các cường quốc thế giới.

Tuổi trẻ của Mutsuhito

Mutshuhito là con của Hiếu Minh Thiên hoàng và hoàng phi Nakayama Yoshiko (中山慶子, 1834–1907),[1] con gái của lãnh chúa Nakayama Tadayasu thuộc gia tộc Fujiwara, đã có lúc làm Tả đại thần. Ông ra đời 8 tháng trước khi Thiếu tướng hải quân Matthew Calbraith Perry và đội "Chiến Hạm Đen" cũa Mỹ đến vịnh Edo và 2 năm trước những hiệp ước Mạc phủ Tokugawa ký với Perry, gồm những điều khoản không có lợi cho Nhật Bản. Thiếu thời, Mutsuhito, vốn có tước hiệu ban đầu là Sachi-no-miya (Hoàng tử Sachi), thường sống tại nhà của Nakayama ở Kyoto.

Lên ngôi

Năm Khánh Ứng thứ ba (1867), Hiếu Minh Thiên hoàng mất. Thái tử Mutsuhito lên kế vị ngày 3 tháng 2, khi ông 14 tuổi. Tháng 9 năm 1868, ông đặt niên hiệuMinh Trị, tức “sự cai trị sáng suốt”, sau Minh Trị cũng là thuỵ hiệu của ông. Điều này đã mở đầu một truyền thống mới: hoàng đế chỉ đặt duy nhất một niên hiệu, sau khi ông qua đời nó cũng trở thành thuỵ hiệu của ông.

Ngày 11 tháng 1 năm 1869, Thiên hoàng Minh Trị cưới Masako (sau đổi tên là Haruko) (9 tháng 5 năm 1849–19 tháng 4 năm 1914), con gái thứ ba của ông Ichijō Tadaka, có thời làm Tả đại thần (sadaijin).

Duy tân Minh Trị

Sau khi chế độ Mạc phủ bị lật đổ, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một cuộc cải cách lớn về mọi mặt từ chính trị, kinh tế, giáo dục cho đến quân sự. Những cải cách này đã khiến kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX biến Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi việc trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Thiên hoàng Minh Trị 16 tuổi dời đô từ Kyoto về Tokyo, cuối năm 1868.

Cuộc cải cách Minh Trị được xem là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì tuy nó đã xóa bỏ những hạn chế của phong kiến, tiếp thu nền văn minh phương Tây, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhưng chính quyền và chỉ huy quân đội vẫn thuộc về tay giai cấp quý tộc (daimyo) và võ sĩ (samurai), vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến đồng thời với sự xuất hiện của các công ty độc quyền khiến Nhật Bản trở thành một đế quốc phong kiến quân phiệt. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sức mạnh quân sự của Nhật Bản cũng phát triển cùng với tư tưởng xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự của tầng lớp quý tộc võ sĩ nên Nhật Bản đã chiến thắng trong hàng loạt cuộc chiến tranh trong suốt thời Minh Trị, trong đó tiêu biểu là cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894-1895 và cuộc chiến tranh Nga-Nhật vào năm 1904-1905. Với những thắng lợi này, Nhật Bản bước vào hàng ngũ các nước đế quốc.

Minh Trị Thiên hoàng ở ngôi được 45 năm, qua đời ngày 30 tháng 7 năm 1912. Ông là Nhật hoàng đầu tiên tại vị qua tuổi 50, kể từ khi Chính Thân Đinh Thiên hoàng thoái vị năm 1586. Lễ đại tang cử hành ngày 13 tháng 9, tới tối hôm đó thì vợ chồng Đại tướng Lục quân Maresuke Nogi (Nãi Mộc Kỳ Điển) đã tự sát bằng dao để chết theo.

Gia quyến

Thiên hoàng Minh Trị trong phim ảnh

Nam diễn viên Shichiosuke Nakamura vào vai Thiên hoàng Minh Trị trong phim Võ sĩ đạo cuối cùng của Hollywood, công chiếu năm năm 2003.

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài