Khác biệt giữa bản sửa đổi của “NGC 5468”
n Sao chép từ Category:Thiên thể NGC đến Category:Được phát hiện bởi William Herschel dùng Cat-a-lot |
n Di chuyển từ Category:Chòm sao Thất Nữ đến Category:Chòm sao Xử Nữ dùng Cat-a-lot |
||
Dòng 49: | Dòng 49: | ||
{{Ngc55}} |
{{Ngc55}} |
||
[[Thể loại:Chòm sao |
[[Thể loại:Chòm sao Xử Nữ]] |
||
[[Thể loại:Thiên thể NGC]] |
[[Thể loại:Thiên thể NGC]] |
||
[[Thể loại:Được phát hiện bởi William Herschel]] |
[[Thể loại:Được phát hiện bởi William Herschel]] |
Phiên bản lúc 13:56, ngày 5 tháng 3 năm 2021
NGC 5468 | |
---|---|
NGC 5468 chụp bởi kính viễn vọng Hubble | |
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000) | |
Chòm sao | Xử Nữ |
Xích kinh | 14h 06m 34.9s[1] |
Xích vĩ | −05° 27′ 11″[1] |
Dịch chuyển đỏ | 0.009480 ± 0.000013 [1] |
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời | 2842 ± 4 km/s[1] |
Khoảng cách | 138 ± 22.7 Mly (42.5 ± 7.0 Mpc)[1] |
Cấp sao biểu kiến (V) | 12.5[2] |
Đặc tính | |
Kiểu | SAB(rs)cd [1] |
Kích thước biểu kiến (V) | 2′.6 × 2′.4[1] |
Tên gọi khác | |
UGCA 384, MCG -01-36-007, PGC 50323[1] |
NGC 5468 là tên của một thiên hà xoắn ốc trung gian nằm trong chòm sao Xử Nữ. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 140 triệu năm ánh sáng. Kích thước biểu kiến của nó là khoảng 110000 năm ánh sáng. Vào ngày 5 tháng 3 năm 1785, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã phát hiện ra thiên hà này.[3]
Có đến 5 siêu tân tinh được quan sát là nằm trong thiên hà xoắn ốc này trong 20 năm gần đây. Đó là SN 1999cp (loại Ia, độ sáng cao nhất: 18,2), SN 2002cr (loại Ia, độ sáng cao nhất: 16,5), SN 2002ed (loại IIP, độ sáng cao nhất: 16,5), SN 2005P (loại Ia-pec, độ sáng cao nhất: 18,1) và gần đây nhất là siêu tân tinh SN 2018dfg (loại IIb)[4][5]. NGC 5468 đối mặt với chúng ta, do vậy, cấu trúc xoắn ốc của nó như mở ngỏ. Có hai nhánh xoắn ốc chính bắt nguồn từ một thanh chắn nhỏ và bắt đầu tỏa vào trong các mảng thiên hà mỏng. Với hình ảnh của bản đồ thiên hà Carnegie, ta có thể thấy ba vùng H II lớn và một vài vùng nhỏ mờ nhạt hơn[6]. Những vùng này là đại diện cho sự hình thành sao diễn ra một cách dày đặc ở đây. Siêu tân tinh SN 2005P nằm ở rìa của một trong số các vùng này.[7]
Gần thiên hà NGC 5468 tạo thành một cặp thiên hà không tương tác với NGC 5472, khoảng cách của nó là 5,1'. Ngoài ra thiên hà này còn nằm trong nhóm NGC 5493. Các thành viên khác của nó là cặp thiên hà tương tác Arp 271 (bao gồm NGC 5426 và NGC 5427), NGC 5476 và cuối cùng là NGC 5493.[8]
Dữ liệu hiện tại
Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Xử Nữ và dưới đây là một số dữ liệu khác:
Xích kinh 14h 06m 34.9s[1]
Độ nghiêng −05° 27′ 11″[1]
Giá trị dịch chuyển đỏ 0.009480 +/- 0.000013 [1]
Cấp sao biểu kiến 12.5[2]
Vận tốc xuyên tâm 2842 ± 4 km/s[1]
Kích thước biểu kiến 2′.6 × 2′.4[1]
Loại thiên hà SAB(rs)cd [1]
Tham khảo
- ^ a b c d e f g h i j k l m n “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 5468. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
- ^ a b “Revised NGC Data for NGC 5468”. spider.seds.org. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
- ^ Seligman, Courtney. “NGC 5468 (= PGC 50323)”. Celestial Atlas. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
- ^ List of Supernovae IAU Central Bureau for Astronomical Telegrams. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2015.
- ^ “Bright Supernova pages - Most prolific galaxies”. www.rochesterastronomy.org.
- ^ Sandage, A., Bedke, J. (1994), The Carnegie Atlas of Galaxies. Volume I, Carnegie Institution of Washington
- ^ Lyman, J. D.; James, P. A.; Perets, H. B.; Anderson, J. P.; Gal-Yam, A.; Mazzali, P.; Percival, S. M. (tháng 9 năm 2013). “Environment-derived constraints on the progenitors of low-luminosity Type I supernovae”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 434 (1): 527–541. arXiv:1306.2474. Bibcode:2013MNRAS.434..527L. doi:10.1093/mnras/stt1038.
- ^ Makarov, Dmitry; Karachentsev, Igor (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x.
Liên kết ngoài
- NGC 5468 trên WikiSky: DSS2, SDSS, IRAS, Hydrogen α, X-Ray, Astrophoto, Sky Map, Bài viết và hình ảnh