Phụ nữ giải khuây hay phụ nữ mua vui (tiếng Trung: 慰安婦; Hán-Việt: Ủy an phụ) là những người phụ nữ bị quân đội Đế quốc Nhật Bản hãm hiếp, ép buộc làm nô lệ tình dục khi chiếm đóng đất nước của họ trong Thế chiến II; tiêu biểu như Trung Quốc, Triều TiênĐông Nam Á.[2][3][4][5]

Phụ nữ mua vui
Phụ nữ mua vui Hàn Quốc bị quân đội Hoa Kỳ thẩm vấn sau trận Myitkyina ở Burma vào ngày 14 tháng 8 năm 1944.[1]
Tên tiếng Nhật
Kanji慰安婦
Hiraganaいあんふ
Tên tiếng Nhật thay thế
Kanji従軍慰安婦
Tên tiếng Trung
Phồn thể慰安婦
Giản thể慰安妇
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
위안부
Hanja
慰安婦
Tên tiếng Triều Tiên thay thế
Hangul
일본군 성노예
Hanja
日本軍性奴隸
Nghĩa đenNhật Bản quân sinh nô lệ

Theo ước tính của các học giả Nhật Bản thì ít nhất cũng có khoảng 20.000 người liên quan còn theo phía Trung Quốc thì có đến 410.000 người[6] nhưng con số chính xác vẫn đang được nghiên cứu và tranh cãi. Các nhà sử học và các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng đa số nạn nhân là những người phụ nữ Hàn Quốc-Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Đông Nam Á[7]. Phụ nữ ở những quốc gia-khu vực này bị đưa vào các trạm của quân đội Nhật nằm trên khắp những lãnh thổ mà đế quốc này chiếm được.[8]

Phụ nữ trẻ thường bị lính Nhật bắt cóc khỏi gia đình, một số trường hợp khác được tuyển mộ để "vào làm việc trong quân đội"[9], có tài liệu ghi chép lại rằng quân đội Nhật tuyển dụng những người "phụ nữ giải khuây" thông qua sự ép buộc.[10] Tuy nhiên, lại có một vài người Nhật như nhà sử học Hata Ikuhiko tuyên bố bác bỏ ý kiến cho rằng có sự cấu kết tuyển mộ ép buộc phụ nữ giải khuây có tổ chức giữa chính phủ và quân đội nước này.[11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Psychological Warfare Team Attached to U.S. Army Forces India-Burma Theater APO 689 (1 tháng 10 năm 1944). Japanese Prisoner of War Interrogation Report No. 49 (Bản báo cáo). National Archives and Records Administration – qua exordio.com.
  2. ^ Tessa Morris-Suzuki (ngày 8 tháng 3 năm 2007), Japan’s ‘Comfort Women’: It's time for the truth (in the ordinary, everyday sense of the word), The Asia-Pacific Journal: Japan Focus, Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2009, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008
  3. ^ WCCW 2004.
  4. ^ Molemans, Griselda (12 tháng 5 năm 2020). “Japan forced 500,000 women into prostitution: Will Southeast Asia push for justice?”. ASEAN Today.
  5. ^ Kotler, Mindy (14 tháng 11 năm 2014). “The Comfort Women and Japan's War on Truth”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ Rose 2005, tr. 88.
  7. ^ “Women and World War II: Comfort Women”. About.com Education. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2013. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ Reuters & 2007-03-05.
  9. ^ Yoshimi 2000, tr. 100–101, 105–106, 110–111;
    Fackler & 2007-03-06;
    BBC & 2007-03-02;
    BBC & 2007-03-08.
  10. ^ Ministerie van Buitenlandse zaken 1994, tr. 6–9, 11, 13–14.
  11. ^ Hata Ikuhiko, NO ORGANIZED OR FORCED RECRUITMENT: MISCONCEPTIONS ABOUT COMFORT WOMEN AND THE JAPANESE MILITARY (PDF), hassin.sejp.net, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2008, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008 (First published in Shokun May, 2007 issue in Japanese. Translated by Society for the Dissemination of Historical Fact).