Namibia
Namibia (/nəˈmɪbiə/ ⓘ, /næˈ-/),[12][13] tên chính thức là Cộng hòa Namibia (tiếng Đức: ⓘ; tiếng Afrikaans: Republiek van Namibië), là một quốc gia ở miền Nam Phi với bờ biển phía tây giáp Đại Tây Dương. Biên giới trên đất liền giáp Zambia và Angola về phía bắc, Botswana về phía đông và Nam Phi về phía đông và nam. Dù không giáp Zimbabwe, chỉ có một khúc với chiều rộng chưa tới 200 mét của sông Zambezi chia tách hai quốc gia. Namibia giành được độc lập từ Nam Phi vào ngày 21 tháng 3 năm 1990, sau khi Chiến tranh giành độc lập Namibia thắng lợi. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Windhoek. Namibia là thành viên của Liên Hợp Quốc (UN), Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC), Liên minh châu Phi (AU), và Thịnh vượng chung Anh.
Cộng hoà Namibia
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
| |||||
| |||||
Bản đồ | |||||
Tiêu ngữ | |||||
Unity, Liberty, Justice (Tiếng Việt: "Đoàn kết, Tự do, Công lý") | |||||
Quốc ca | |||||
Namibia, Land of the Brave | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa bán tổng thống | ||||
Tổng thống Phó Tổng thống Thủ tướng | Nangolo Mbumba Netumbo Nandi-Ndaitwah Saara Kuugongelwa-Amadhila | ||||
Thủ đô | Windhoek 22°34.2′N 17°5.167′Đ / 22,57°N 17,086117°Đ 22°33′N 17°15′Đ / 22,55°N 17,25°Đ | ||||
Thành phố lớn nhất | Windhoek | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 825.615 km² (hạng 34) | ||||
Diện tích nước | không đáng kể % | ||||
Múi giờ | UTC+1 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 21 tháng 3 năm 1990 | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Anh1 | ||||
Dân số (2019 est.) | 2.458.900 người | ||||
Mật độ | 2,52 người/km² (hạng 235) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2016) | Tổng số: 27,035 tỷ USD[9] Bình quân đầu người: 11.756 USD[9] | ||||
GDP (danh nghĩa) (2016) | Tổng số: 10,183 tỷ USD[9] Bình quân đầu người: 4.427 USD[9] | ||||
HDI (2015) | 0,640[10] trung bình (hạng 125) | ||||
Hệ số Gini (2009) | 59,7[11] | ||||
Đơn vị tiền tệ | Đô la Namibia (NAD ) | ||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .na | ||||
Lái xe bên | trái | ||||
Ghi chú
|
Lịch sử
sửaTên của quốc gia này xuất phát từ sa mạc Namib, sa mạc cổ nhất trên thế giới.[14] Vùng đất khô hạn của Namibia đã có người San, người Damara, và người Nama sinh sống từ thời xưa. Khoảng thế kỷ XIV, người Bantu đến Namibia. Từ khoảng thế kỷ XVIII, người Oorlam từ Cape Colony vượt sông Orange và di chuyển đến miền nam Namibia ngày nay.[15]
Khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, người Bồ Đào Nha rồi đến người Anh, người Đức lần lượt xâm nhập lãnh thổ Tây Nam Phi (Namibia ngày nay). Năm 1883, Đức chiếm đóng và cai trị toàn bộ vùng này. Sau thế chiến thứ nhất, nước Đức bại trận, Hội Quốc liên trao cho Nam Phi quyền quản thác Tây Nam Phi. Lợi dụng tình hình đó, năm 1920 Nam Phi biến lãnh thổ này thành thuộc địa của mình.
Từ thập kỷ 60, 70 Liên Hợp Quốc liên tiếp ra nhiều Nghị quyết lên án Nam Phi, đòi Nam Phi rút hết quân đội và trao trả độc lập cho Tây Nam Phi, nhưng Nam Phi vẫn tiếp tục chiếm đóng trái phép lãnh thổ này.
Từ cuối thập kỷ 50, nhiều tổ chức yêu nước ở Tây Nam Phi ra đời với mục đích đấu tranh giải phóng dân tộc. Tháng 4/1960, ông Sam Nujoma thành lập Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO); tổ chức này phát triển nhanh chóng, được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ và được OUA, Liên Hợp Quốc và Phong trào không liên kết công nhận.
Sau khi Angola, Mozambique năm (1975) và Zimbabwe năm (1980) giành độc lập, cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Nam Phi do SWAPO lãnh đạo bước sang giai đoạn mới. Với việc thực hiện Hiệp định hoà bình về Tây Nam Phi (ký tháng 12 năm 1988), Chính quyền Nam Phi buộc phải thực hiện nghị quuyết 435/78 của Liên Hợp Quốc. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trên lãnh thổ Tây Nam Phi (sau gọi là Namibia) được tổ chức và SWAPO giành thắng lợi áp đảo. Ngày 21 tháng 3 năm 1990, Tây Nam Phi tuyên bố độc lập, đổi tên nước thành nước Cộng hoà Namibia; ông Sam Nujoma, Chủ tịch SWAPO được bầu làm Tổng thống. Năm 1994, Nam Phi trao tra lại vùng lãnh thổ Walvis Bay cho Namibia.
Tổng thống Nujoma tái đắc cử năm 1994 sau khi hiến pháp được sửa đổi, Nujoma tiếp tục nhiệm kì thứ ba năm 1999.
Tháng 9 năm 1999, đã xảy ra cuộc chiến giữa quân đội Namibia và nhóm li khai ở dải Caprivi, một hành lang hẹp nhô ra ở góc Đông Bắc có thể thông ra sông Zambezi.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 11 năm 2004, Hifikepunye Pohamba đã thay thế Sam Nujoma trở thành đại diện của SWAPO và đã trúng cử làm Tổng thống của Namibia. Sau đó Nahas Angul được bổ nhiệm là tân Thủ tướng của nước Cộng hoà này. SWAPO trở thành Đảng chiếm đa số tuyệt đối tại nghị viện Namibia.[16]
Chính trị
sửaNamibia theo chính thể Cộng hoà Tổng thống. Thực hiện dân chủ, đa đảng.
Từ 1990 đến nay, Đảng cầm quyền SWAPO luôn thắng cử. Chính phủ thực hiện chính sách hoà giải dân tộc, chống nghèo đói, bất công, chú trọng phát triển kinh tế nên đã duy trì được sự ổn định chính trị – xã hội. Namibia đang nghiên cứu phương thức cải cách ruộng đất sao cho phù hợp. Đối với các ngành khác, Namibia chưa tiến hành quốc hữu hoá để tránh xáo trộn trong xã hội và tận dụng khả năng quản lý của các nhà tư bản.
Tháng 11 năm 2009, Namibia tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Tổng thống lần thứ 5. Ông Hifikepunye Pohamba đã tái đắc cử Tổng thống với trên 75% phiếu bầu. Đảng SWAPO cầm quyền giành thắng lợi với 54/72 ghế tại Quốc hội.
Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, đồng thời là người đứng đầu Chính phủ. Namibia được chia thành 13 vùng. Quốc hội gồm 72 nghị sĩ được bầu trực tiếp phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm (bắt đầu từ tháng 12 năm 1994) và một Hội đồng Nhà nước gồm 26 nghị sĩ được bầu gián tiếp nhiệm kỳ 6 năm (bắt đầu từ tháng 7 năm 1993), mỗi hội đồng vùng bầu 2 thành viên, cũng với nhiệm kì 6 năm.
Các đảng phái chính trị gồm có:
- Đảng SWAPO (Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi) - Đảng cầm quyền hiện nay Chủ tịch là ông Hifikepunye Pohamba
- Đảng COD (Đại hội Dân chủ);
- Đảng DTA (Liên minh Dân chủ Turnhall);
- Đảng UDF (Mặt trận Dân chủ Thống nhất);
- Đảng MAG (Nhóm Hành động).
Tình hình
sửaTừ 1990 đến nay, Đảng cầm quyền SWAPO luôn thắng cử. Chính phủ thực hiện chính sách hoà giải dân tộc, chống nghèo đói, bất công, chú trọng phát triển kinh tế nên đã duy trì được sự ổn định chính trị – xã hội. Namibia đang nghiên cứu phương thức cải cách ruộng đất sao cho phù hợp. Đối với các ngành khác, Namibia chưa tiến hành quốc hữu hoá để tránh xáo trộn trong xã hội và tận dụng khả năng quản lý của các nhà tư bản.
Tháng 8 năm 2002, Đại hội lần thứ 3 đảng SWAPO tiến hành Đại hội với khẩu hiệu "Đảng SWAPO vì đoàn kết, phát triển và công bằng", thực hiện chính sách cải cách ruộng đất, trao quyền phát triển kinh tế cho người da đen, phát triển lao động, công nghệ thông tin, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện phân cấp quản lý, đề cao vai trò phụ nữa, giải quyết các vấn đề xã hội. Về đối ngoại, Đảng SWAPO khẳng định đảng tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại không liên kết, đoàn kết chống đế quốc, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, coi trọng quan hệ hợp tác với các nước châu Phi, đặc biệt với các nước trong Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC).
Tháng 11 năm 2004, Namibia tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Tổng thống lần thứ 4. Bảy đảng chính trị giới thiệu ứng cử viên tranh chức Tổng thống thay thế Tổng thống Sam Nujoma sau 15 năm cầm quyền. Ông Hifikepunye Pohamba đã đắc cử Tổng thống với 76,4% phiếu bầu. Đảng SWAPO cầm quyền giành thắng lợi với 55/72 ghế tại Quốc hội.
Địa lý
sửaNamibia nằm ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Angola và Zambia, Nam giáp Nam Phi, Đông giáp Botswana và Tây giáp Đại Tây Dương. Lãnh thổ gồm vùng đồng bằng sa mạc Namib ở ven biển phía Tây và vùng cao nguyên trung tâm (trên 2.000 m) thoải dần về vùng chậu bán hoang mạc Kalahari ở phía Đông.
Kinh tế
sửaKhoảng một nửa dân số Namibia sống phụ thuộc vào lãnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, quốc gia này phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực, thực phẩm. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (kim cương, urani, đồng, chì, kẽm, bạc, cadmi) đóng vai trò quan trọng hơn cả ngành chăn nuôi và đánh bắt cá biển. Kinh tế phần lớn dựa vào xuất khẩu kim cương và urani. Namibia thuộc nhóm các nước châu Phi có thu nhập bình quân đầu người cao. Nhưng quốc gia này vẫn còn lệ thuộc vào Nam Phi và bị tác động bởi tình trạng bất bình đẳng cũng như nạn thất nghiệp.
Mức tăng trưởng GDP năm 2000-2001 được cái thiện nhiều nhờ sự tăng giá của hai mặt hàng kim cương và cá. Những thỏa thuận mới đây vừa đạt được nhằm thực hiện tiến trình tư nhân hóa thêm nhiều công ty, xí nghiệp. Điều này sẽ kích thích sự đầu tư dài hạn của nguồn vốn nước ngoài.
Nền kinh tế của Namibia phụ thuộc chặt chẽ vào việc khai thác và sản xuất các khoáng sản để xuất khẩu. Ngành khai khoáng đóng góp cho khoảng 20% GDP. Namibia có nguồn dự trữ giàu có về kim cương và các kim loại quý hiếm. Namibia là nước xuất khẩu khoáng sản (không phải là chất đốt) lớn thứ 4 ở châu Phi và là nước sản xuất vàng lớn thứ năm của thế giới. Ngoài ra Namibia cũng là nhà sản xuất lớn các kim loại như bạc, thiếc, chì, kẽm, wolfram. Ngành công nghiệp khai khoáng chỉ thu hút 3% lực lượng lao động trong khi gần một nửa dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Namibia thường phải nhập khẩu khoảng 50% nhu cầu về ngũ cốc. Trong những năm hạn hán, lương thực trở thành một vấn đề lớn ở khu vực nông thôn. Sự chênh lệch rất lớn về GDP giữa các khu vực cho thấy sự bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập.
Nền kinh tế Namibia có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế Nam Phi và đồng dollar Namibia thường có tỷ lệ trao đổi 1/1 với đồng rand Nam Phi.
Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội của Namibia là 7,781 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đạt 3,3%. Và GDP bình quân đầu người là 5.400 USD. Tỷ lệ lạm phát được duy trì ở mức khá thấp là 2,7% trong giai đoạn 2001 đến 2006, tuy nhiên năm 2008, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, tỉ lệ lạm phát của Namibia lên đến 10,3%.
Nông nghiệp thu hút 47% lao động và đóng góp vào 10,4% GDP. Các nông sản chính của Namibia là kê, đậu phộng, lúa miến, vật nuôi, nho, cá… Dịch vụ thu hút 33% lao động và đóng góp vào 53,4% GDP.
Về ngoại thương, năm 2008, Namibia xuất khẩu 2,98 tỷ USD (theo giá FOB) các loại hàng hoá. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này là: kim cương, đồng đỏ, vàng, kẽm, thiếc, uranium, cá, gia súc, lông cừu.. Các bạn hàng xuất khẩu chính của Namibia là Nam Phi và Mỹ.
Kim ngạch nhập khẩu của Namibia năm 2008 đạt 3,56 tỷ USD. Nước này nhập khẩu phần lớn là: thực phẩm, sản phẩm xăng dầu, thiết bị máy móc, sản phẩm hoá học… Các đối tác chính mà Namibia nhập khẩu hàng hoá là Nam Phi và Mỹ.
a) Những thế mạnh và tài nguyên: Khai thác mỏ, đánh cá, chăn nuôi gia súc, du lịch và 4 ngành kinh tế mũi nhọn của Namibia.
Namibia có tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như kim cương (đứng thứ 5 thế giới), uranium, đồng, kẽm. Ngành khai mỏ chiếm 40% GDP (gồm khai thác kim cương, manggan, đồng, sắt, uranium). Thủy sản là ngành đứng thứ 2 sau khai khoáng, chiếm ¼ GDP. Đánh bắt cá phát triển vào bậc nhất châu Phi. Hàng năm có khoảng nửa triệu du lịch nước ngoài sang Namibia.
Namibia xuất chủ yếu quặng mỏ (chiếm 20% GDP) và là nước sản xuất lớn thứ 5 thế giới về Uranium. Ngoài ra Namibia còn xuất khẩu thịt gia súc, cá; Nhập lương thực và hàng chế biến. Các ngành kinh tế chủ yếu, đất đai vẫn do người da trắng (chiếm 5% dân số) nắm giữ. Trong khi đó 60 – 65% người da đen vẫn sống trong nghèo khổ. Chính phủ Namibia có ý định cải cách ruộng đất và đang tìm con đường phù hợp. Về các ngành kinh tế khách Chính phủ Namibia không có ý định quốc hữu hoá ngay để tránh xáo trộn lớn và tận dụng khả năng quản lý của nhà tư sản.
b) Một vài số liệu về kinh tế:
- Tăng trưởng GDP: 4,5% (2007)
- GDP đầu người:2.400 (2006)
Chính sách đối ngoại
sửaTừ khi giành độc lập (tháng 3 năm 1990) đến nay, Namibia thực hiện đường lối đối ngoại không liên kết, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, tiếp tục duy trì quan hệ mọi mặt với Nam Phi. Coi trọng quan hệ với các nước châu Phi, đặc biệt các nước miền Nam châu Phi (SADC), chú trọng quan hệ với Mỹ, phương Tây, tranh thủ Trung Quốc, Nhật Bản. Namibia thi hành chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn nhằm tranh thủ viện trợ, vốn, kỹ thuật.
Namibia đóng góp tích cực vào việc thành lập Liên minh châu Phi (AU) vào quá trình tìm giải pháp cho các cuộc xung đột tại châu Phi. Namibia là thành viên của Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, AU, Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Khối Liên hiệp Anh và thành viên của các Tổ chức quốc tế IMF, WB v.v.
Năm 2000, Namibia là một trong 35 nước được hưởng ưu đãi của Đạo luật cơ hội và tăng trưởng châu Phi (AGOA) của Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa Namibia và Trung Quốc khá phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 240 triệu USD (tính đến hết tháng 11 năm 2006) tăng 103% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2006, Trung Quốc đầu tư vào Namibia đạt 33,5 triệu USD. Hiện Trung Quốc có khoảng 1500 người đang làm việc tại Namibia.
Xã hội
sửaDân số
sửaDân tộc
sửaĐô thị
sửaTôn giáo
sửaCộng đồng Cơ đốc giáo chiếm từ 80% đến 90% dân số Namibia, trong đó 75% là tín đồ Kháng Cách và 50% trong số đó thuộc Giáo hội Luther. Giáo hội Luther có số tín hữu lớn nhất, là di sản của sự truyền giáo bởi người Đức và Phần Lan trong thời kì thuộc địa. 10% - 20% dân cư Namibia giữ tín ngưỡng bản địa.[17]
Theo thống kê có khoảng 9000 người dân Namibia theo đạo Hồi [18] và cũng có một cộng đồng Đạo Do Thái nhỏ khoảng 100 người tại nước này.[19]
Ngôn ngữ
sửaY tế
sửaGiáo dục
sửaNamibia có nền giáo dục miễn phí cho bậc phổ thông. Bậc tiểu học gồm lớp 1 đến lớp 7, bậc trung học gồm lớp 8 đến 12. Vào năm 1998, số học sinh tiểu học ở Namibia là 400.325 học sinh và số học sinh bậc trung học là 115.237. Tỉ lệ học sinh trên giáo viên năm 1999 là 32: 1 và trong năm đó 8% GDP được chi cho giáo dục.[20]
Phần lớn trường học tại Namibia là trường công lập, tuy nhiên hệ thống giáo dục ở đây có một số trường tư. Namibia có 4 trường đào tạo giáo viên, 3 học viện Nông nghiệp, 1 trường đào tạo cảnh sát, và ba trường đại học sau: Đại học Namibia, Đại học Quản lí Quốc tế và Đại học Khoa học và Công nghệ Namibia.
Văn hóa
sửaThể thao
sửaTruyền thống
sửaXem thêm
sửa- ^ “Communal Land Reform Act, Afrikaans” (PDF). Government of Namibia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Communal Land Reform Act, Khoekhoegowab” (PDF). Government of Namibia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Communal Land Reform Act, German” (PDF). Government of Namibia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Communal Land Reform Act, Otjiherero” (PDF). Government of Namibia. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.[liên kết hỏng]
- ^ “Communal Land Reform Act, Oshiwambo” (PDF). Government of Namibia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Communal Land Reform Act, Rukwangali” (PDF). Government of Namibia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Communal Land Reform Act, Setswana” (PDF). Government of Namibia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Communal Land Reform Act, Lozi” (PDF). Government of Namibia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2016.
- ^ a b c d “Namibia”. International Monetary Fund.
- ^ “2016 Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. 2016. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Economic Policy and Poverty Unit”. UNDP Namibia. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
- ^ Wells, John C. (2008), Longman Pronunciation Dictionary (ấn bản thứ 3), Longman, ISBN 9781405881180
- ^ Roach, Peter (2011), Cambridge English Pronouncing Dictionary (ấn bản thứ 18), Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 9780521152532
- ^ Spriggs, A. (2001) “Africa: Namibia”. Khu vực sinh thái lục địa. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.
- ^ Dierks, Klaus. “Biographies of Namibian Personalities, A”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2010.
- ^ http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/166/tai-lieu/22775/gioi-thieu-thi-truong-namibia.aspx[liên kết hỏng]
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênCIA
- ^ “Table: Muslim Population by Country”. Pew Research Center. ngày 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Namibia: Virtual Jewish History Tour”. Jewishvirtuallibrary.org. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2013.
- ^ “Namibia – Education”. Encyclopedia of Nations.