Cổng thông tin:COVID-19
Cổng thông tin Bệnh virus corona 2019
Triệu chứng | % |
---|---|
Sốt | 87,9 |
Ho khan | 67,7 |
Mệt mỏi | 38,1 |
Ho có đờm | 33,4 |
Mất khứu giác | 15 đến 30 |
Khó thở | 18,6 |
Đau cơ hoặc khớp | 14,8 |
Đau họng | 13,9 |
Đau đầu | 13,6 |
Ớn lạnh | 11,4 |
Buồn nôn hoặc nôn | 5,0 |
Nghẹt mũi | 4,8 |
Tiêu chảy | 3,7 đến 31 |
Ho ra máu | 0,9 |
Viêm kết mạc | 0,8 |
COVID-19 (từ tiếng Anh: coronavirus disease 2019 nghĩa là bệnh virus corona 2019) là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-2 và các biến thể của nó. Đây là một loại virus được phát hiện điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Virus gây viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Ngoài chủng virus corona mới phát hiện này, đã có 6 chủng virus corona khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người sang người. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong đại dịch COVID-19 năm 2019–2020.
Phương thức lây truyền chủ yếu của nó hiện nay là lây truyền từ người sang người, thường được truyền thông qua các giọt dịch hô hấp mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra. Một người nhiễm bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày, trong thời gian đó nó vẫn có thể truyền nhiễm. Cần thận trọng để giúp hạn chế lây truyền bệnh, bao gồm vệ sinh cá nhân tốt và rửa tay thường xuyên. Những người nghĩ rằng họ đã bị nhiễm bệnh nên đeo khẩu trang y tế và liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn.
Virus chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (cũng có các triệu chứng ở đường hô hấp trên nhưng ít gặp hơn) và dẫn đến một loạt các triệu chứng được mô tả giống như cúm, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ và mệt mỏi, với sự phát triển cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Các phản ứng y tế đối với căn bệnh này thường là cố gắng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng vì hiện tại[khi nào?] chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả nào. (Đọc thêm...)Đại dịch
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ buôn bán hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu". (Đọc thêm...)Về virus
Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt là SARS-CoV-2 (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome corona virus 2), trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019 (HCoV-19 hoặc hCoV-19), là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona RNA liên kết đơn chính hiệu. Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19, các nhân viên nghiên cứu đã phát hiện chủng virus này sau khi họ tiến hành đo lường kiểm tra axit nucleic và dò tra trình tự bộ gen ở mẫu vật lấy từ người bệnh. (Đọc thêm...)
Tiến trình đại dịch
|
Tham khảo
|
---|
|
Hình ảnh
-
Ảnh kính hiển vi điện tử quét cho thấy virus đang nổi lên từ bề mặt tế bào
-
Ảnh mô tả hình thái siêu cấu trúc của virus
-
Ảnh chụp kính hiển vi điện tử cho thấy virus được lấy từ một bệnh nhân đang nổi lên từ bề mặt tế bào (hồng)
-
Minh họa virus SARS-CoV-2 trong dòng máu
-
GIF hoạt hình về đường cong truyền nhiễm của COVID-19 ở xứ Basque
-
Người dân mua sắm trước giờ cách ly toàn dân vì dịch Covid 19
Ảnh hưởng kinh tế
Nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự bùng phát của dịch coronavirus 2019. Tác động của nó cao hơn nhiều so với tác động của virus SARS năm 2003. Nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân đã tăng lên, theo Tổng Giám đốc của WHO Tedros Ghebreyesus. Điều này đã dẫn đến việc tăng giá, gấp hai mươi lần so với giá bình thường và nhu cầu này đã gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp từ bốn đến sáu tháng.
Nơi làm việc
Kiểm soát nguy cơ nơi làm việc với COVID-19 là việc ứng dụng các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động trong kiểm soát các nguy cơ nhằm phòng ngừa bệnh virus corona 2019 (COVID-19). Các biện pháp kiểm soát nguy cơ được thực hiện tùy theo nhiệm vụ và nơi làm việc, dựa trên việc đánh giá mối nguy đối với các nguồn lây nhiễm, tình hình dịch bệnh trong cộng đồng, và các nhân tố rủi ro của từng nhân viên làm việc có thể khiến họ dễ bị nhiễm COVID-19.
OSHA coi các nhân viên phụ trách y tế và mai táng phải tiếp xúc với những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm cao, thậm chí rất cao nếu phải thực hiện các phương pháp tạo aerosol, hoặc phải lấy/mang mẫu bệnh phẩm từ những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19. Các biện pháp kiểm soát với những nhân viên này bao gồm việc sử dụng các phòng áp lực âm và các thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với nhiệm vụ công việc. (Đọc thêm...)
Thông tin sai lệch
Sau khi bệnh COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra bắt đầu bùng phát, các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch về nguồn gốc và quy mô của dịch bệnh đã lan tỏa trên mạng. Nhiều bài đăng trên các trang mạng xã hội cho rằng virus này là một vũ khí sinh học có vaccine đã được cấp bằng sáng chế, âm mưu kiểm soát quần thể, hoặc là kết quả của một hoạt động gián điệp. Facebook, Twitter và Google nói rằng họ đang cố gắng xử lý các thông tin sai lệch. Trong một bài đăng, Facebook khẳng định rằng họ sẽ gỡ bỏ mọi nội dung bị các tổ chức y tế toàn cầu hàng đầu và chính quyền địa phương gắn cờ vi phạm chính sách nội dung của họ về thông tin sai lệch dẫn đến "thiệt hại vật chất". (Đọc thêm...)
Xét nghiệm
Xét nghiệm COVID-19 bao gồm việc phân tích các mẫu để đánh giá sự hiện diện hiện tại hoặc trong quá khứ của SARS-CoV-2. Hai nhánh chính phát hiện sự hiện diện của virus hoặc của các kháng thể được tạo ra để phản ứng với việc nhiễm virus. Các xét nghiệm phân tử về sự hiện diện của virus thông qua các thành phần phân tử của nó được sử dụng để chẩn đoán các trường hợp riêng lẻ và cho phép các cơ quan y tế công cộng theo dõi và ngăn chặn các đợt bùng phát. Thay vào đó, các xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm miễn dịch huyết thanh) cho biết ai đó đã từng mắc bệnh hay chưa. Các xét nghiệm kháng thể là ít hữu ích hơn để chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng hiện tại vì các kháng thể có thể chưa phát triển trong nhiều tuần sau khi nhiễm virus. Xét nghiệm được sử dụng để đánh giá tỷ lệ hiện mắc bệnh, giúp ước tính tỷ lệ tử vong do nhiễm bệnh.
Các khu vực pháp lý riêng lẻ đã áp dụng các giao thức xét nghiệm khác nhau, bao gồm kiểm tra ai, tần suất kiểm tra, quy trình phân tích, thu thập mẫu và sử dụng kết quả kiểm tra ra sao. Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đáng kể đến các số liệu thống kê được báo cáo, bao gồm số ca bệnh và số thử nghiệm, tỷ lệ tử vong theo số ca bệnh và nhân khẩu học. Vì sự lây truyền SARS-CoV-2 xảy ra vài ngày sau khi phơi nhiễm (và trước khi khởi phát các triệu chứng) nên cần phải giám sát thường xuyên và nhanh chóng để có kết quả. (Đọc thêm...)
Nghiên cứu vắc-xin
Việt Nam
Tin tức
Lỗi Lua: bad argument #2 to 'formatDate': invalid timestamp 'bây giờ - 0 ngày'.
Bạn có biết?
Lỗi Lua: bad argument #2 to 'formatDate': invalid timestamp 'bây giờ'.
Nghiên cứu thuốc
Vấn đề
Thể loại
Nhấn [►] để xem các thể loại con
Chủ đề liên quan
Dự án Wikimedia khác
</references>