Bộ Đa man (Hyracoidea) (từ tiếng Hy Lạp cổ đại: ὕραξ: hýrax, "shrewmouse", nghĩa là "chuột chù") gồm những loài động vật có vú ăn thực vật nhỏ gọi là đa man, thỏ đá hay chuột đá (tiếng Anh: Hyrax hay Dassie).[1][2] Đa man là loài động vật có thân hình tròn trịa, lông dày và đuôi ngắn. Thông thường, chúng có chiều dài từ 30 đến 70 cm và nặng từ 2 đến 5 kg. Chúng thường hay bị nhầm lẫn với loài thỏ cộc pika (Bộ Thỏ) và các loài gặm nhấm (Bộ Gặm nhấm), nhưng có họ hàng gần gũi với voilợn biển hơn.

Đa man
Thời điểm hóa thạch: Thế Eocen–Gần đây 55.8–0 triệu năm trước đây
Đa man đá (Procavia capensis)
Erongo, Namibia
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Phân thứ lớp (infraclass)Placentalia
Liên bộ (superordo)Afrotheria
Bộ (ordo)Hyracoidea
Nhánh (clade)Paenungulata
Các họ

Năm loài còn sinh tồn được công nhận; đa man đá (Procavia capensis) và đa man đá đốm vàng (Heterohyrax brucei), cả hai loài này đều sống trên các mỏm đá, bao gồm các vách đá ở Ethiopia, và các mỏm đá hoa cương bị cô lập ở Nam Phi;[3] đa man cây phương Tây (Dendrohyrax dorsalis), đa man cây phương Nam (D. arboreus), và đa man cây phương Đông (D, validus).[4] Khu vực phân bố của chúng giới hạn ở Châu Phi, ngoại trừ loài đa man đá, chúng cũng được tìm thấy ở Trung Đông.

Tập tính

sửa

Đa man thường làm hang ở những vùng núi đá, trông giống như động vật gặm nhấm, song lại có họ hàng gần với voi hơn. Chúng thích làm hang gần vùng dân cư sinh sống là do các đống đổ nát gạch, đá do con người tạo ra vì đa man rất thích nằm sưởi dưới ánh mặt trời ở gần cửa hang. Những đống đổ nát này tạo điều kiện lý tưởng cho chúng. Hiện nay, chúng không còn làm hang ở vùng núi đá mà đang di chuyển vào các khu vực dân cư Ga-li-lê, phá hủy mùa màng, ăn bất kỳ thừ gì chúng tìm thấy và còn truyền cả bệnh về da cho con người. Đa man đang làm gia tăng lo ngại cho người dân. Tuy nhiên không cần phải diệt trừ đa man, chỉ cần lấp các hang, kẽ hở trong đống đá, gạch đổ nát thì chúng sẽ tự động quay trở về hang đá.[5]

Các loài còn sinh tồn

sửa

Cây phát sinh loài

sửa
Phát sinh chủng loài đa man
Hyracoidea

Seggeurius

Microhyrax

Saghatheriinae

Bunohyrax

Pachyhyrax

Thyrohyrax

Selenohyrax

Saghatherium

Titanohyrax

Antilohyrax

Megalohyrax

Geniohyiinae

Geniohyus

Proboscidea

Perissodactyla[a]

Phenacodontidae

Phát sinh chủng loài đa man đã biết từ Eocen sớm tới Oligocen giữa. Các lòi đa man còn sinh tồn (trong họ Procaviidae) có thể đã tiến hóa từ các thành viên nhỏ mà tại đây coi là thuộc về Saghatheriinae.[6]
  1. ^ Mối quan hệ của đa man với Perissodactyla là mâu thuẫn, và không được các dữ liệu phân tử hỗ trợ.

Ghi chú

sửa
  1. ^ "Hyracoidea" in Grzimek's Animal Life Encyclopedia, Vol. 15: Mammals. Gale Publishing. Online version accessed April 2014.
  2. ^ "Dassie, n." Dictionary of South African English. Dictionary Unit for South African English, 2018. Web. ngày 25 tháng 2 năm 2019.
  3. ^ Encyclopedia of Deserts
  4. ^ Hoeck, H.; Rovero, F.; Cordeiro, N.; Butynski, T.; Perkin, A.; Jones, T. (2015). Dendrohyrax validus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2015: e.T136599A21288090. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-2.RLTS.T136599A21288090.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Tại sao thỏ đá thích sống gần người?
  6. ^ E Gheerbrant & D. Donming & P. Tassy (2005). “Paenungulata (Sirenia, Proboscidea, Hyracoidea, and Relatives)”. Trong Kenneth D. Rose, J. David Archibald (biên tập). The Rise of Placental Mammals: Origins and Relationships of the Major Extant Clades. Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins. tr. 84–105. ISBN 080188022X.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)