+ Ô nhiễm từ môi trường tự nhiên
+ Ô nhiễm từ môi trường tự nhiên
+ Ô nhiễm từ môi trường tự nhiên
Nước thải sinh hoạt: nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn,
cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con
người. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các
chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung
mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
• Nguyên nhân từ các chất thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp : nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô
thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc
vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế
biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí
nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,… Ngoài
ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác tài nguyên
khoáng sản, rò rỉ dầu do tai nạn, ảnh hưởng của chất phóng xạ, đô thị hóa, chất
thải động vật…
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước
Ở Việt Nam tại các khu công nghiệp có hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng
tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô
nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn
nước.Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất
thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch
nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do
nguồn nước gây ra.Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực
vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các kênh mương, sông hồ bị ô nhiễm ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người…
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng
nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM
2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
của người dân. Tính đến tháng 2/2020, Việt Nam có gần 3,6 triệu xe ô tô và hơn
45 triệu xe máy. Các phương tiện này là nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm
không khí tại nước ta. Từ năm 2019 đến nay, tình trạng cao điểm ô nhiễm khí xảy
ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn cả nước. Điển hình là Thành phố Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên nhân từ tự nhiên
Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng
lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh
sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiên không khí bị ô
nhiêm nghiêm trọng. Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito
Oxit không lô.
Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không
khí.Ô nhiễm không khí do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một
lượng lớn khí COx và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong không
khí.
Nguyên nhân từ con người (nhân tạo)
Con người là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người
cũng chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các
hoạt động hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường
không khí.
Đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí hiện nay. Với một
số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khí
thải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, đối với
những xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng
lớn. Các phương tiện giao thông thải vào không khí các chất độc hại như: CO,
VOC, NO2, SO2,...
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam
Ngày nay, trên các con phố, hình ảnh túi rác thải vứt bừa bãi trở nên phổ
biến, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như chất lượng đất xung
quanh.Ô nhiễm đất không chỉ diễn ra ở các khu vực đô thị đông dân cư như
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mà còn lan rộng ra cả các vùng nông thôn.Tại Hà
Nội, ô nhiễm môi trường đất chủ yếu do hàm lượng kim loại nặng từ quá trình
sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ở những khu vực đô thị và làng nghề như
An Khánh, Làng nghề dệt vải Hà Đông, Khu đô thị Nam Thăng Long,...Tại TP.
Hồ Chí Minh, vấn đề ô nhiễm môi trường đất cũng không hề ít. Lượng chất
thải từ sản xuất, sinh hoạt, và nông nghiệp vẫn còn rất cao. Ví dụ, tại Hóc
Môn, một khảo sát ghi nhận trong một vụ trồng rau, lượng thuốc bảo vệ thực
vật được phun ra ngoài khoảng 10 - 25 lần. Theo tính toán, trong 1 năm,
lượng thuốc sử dụng cho 1 ha đất có thể lên tới 100 - 150 lít. Ở các khu vực
công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh, lượng nước thải mỗi ngày xả ra môi trường
có thể lên tới 600.000 m3.
Sự gia tăng hàm lượng các chất tự nhiên trong đất cùng việc có thêm nhiều
chất độc lạ (vượt quá tiêu chuẩn cho phép). Gây ảnh hưởng độc hại đến môi
trường, nơi ở của nhiều loài sinh vật trong đất và làm xấu đi cảnh quan thiên
nhiên.
Nguyên nhân chính là do nước phèn từ một nơi khác theo mạch nước ngầm
dưới lòng đất di chuyển đến. Chủ yếu là đã bị nhiễm các chất sắt,… Khiến độ
pH môi trường giảm nên gây ngộ độc cho cây, động vật sinh sống và phát
triển ở trong môi trường đó.
Nguyên nhân do lượng muối trong nước biển, nước triều dâng cao hay từ các
mỏ muối. Nồng độ Na, K hoặc Cl cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn
sinh lý cho giới thực vật phát triển.
Thuốc trừ sâu hiện nay thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động nông
nghiệp. Đây là một chất hoặc hỗn hợp của các chất có thể tiêu diệu sâu
bệnh. Mặc dù sử dụng thuốc trừ sâu là có tác dụng tốt. Ngăn sâu bệnh phá
hoại mùa màng. Tuy nhiên đây chỉ là một phần nhỏ. Bởi vì độc tính tiềm tàng
trong hoá chất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, sinh vật và đặc
biệt là con người.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG