Dai Phat Su 2019 Tap 4

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 443

THERAVĀDA

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY




ĐẠI PHẬT SỬ
TẬP 4
THE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS
(MAHĀ BUDDHAVAṂSA)
VOLUME FOUR

Nguyên tác: Mingun Sayadaw


(Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch
( In lần hai )

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


PL. 2562 - DL. 03-2019
2 Đại Phật Sử - Tập 4

MỤC LỤC
CHƯƠNG 28: Mùa an cư thứ 10 của Đức Phật tại khu rừng
Pālileyyaka .................................................................. 3

CHƯƠNG 29: Hạ thứ 11 của Đức Phật tại làng Bà-la-môn Nāḷa ..... 31

CHƯƠNG 30: Hạ thứ 12 của Đức Phật tại thành phố Verañjā ......... 59

CHƯƠNG 31: Tỳ khưu Sudinna, con trai của thương nhân


Kalanda...................................................................... 95

CHƯƠNG 32: Hạ thứ 13 của Đức Phật tại đồi Calika .................... 131
Hạ thứ 14 của Đức Phật tại Sāvatthi ....................... 138

CHƯƠNG 33: Hạ thứ 15 của Đức Phật tại Kapilavatthu ................ 159

CHƯƠNG 34: Hạ thứ 17 của Đức Phật tại Veḷuvana...................... 203


Hạ thứ 18 của Đức Phật tại đồi Cāliyā ………….. 234
Hạ thứ 19 của Đức Phật tại đồi Cāliya…………….240
Hạ thứ 20 của Đức Phật tại Rājagaha……………. 252

CHƯƠNG 35 : Câu chuyện về Māra ............................................... 257

CHƯƠNG 36 : Chiều cao của Đức Phật được đo bởi một


Bà-la-môn ................................................................ 351

CHƯƠNG 37: Câu chuyện về vủa Ajātasattu .................................. 413


Tỳ khưu Minh Huệ 3

CHƯƠNG 28

MÙA AN CƯ THỨ 10 CỦA ĐỨC PHẬT TẠI KHU RỪNG


PĀLILEYYAKA

Bālakaloṇaka là ngôi làng phong kiến của địa chủ Upāli. Đức
Phật đi đến ngôi làng ấy mà không báo cho vị tỳ khưu nào biết, ngay
cả vị Thượng thủ Thinh văn hay cả đại đức Ānanda, như con voi chúa
rời khỏi đàn. Ngài đi đến đó hoàn toàn một mình cùng y và bát vì sẽ
không có chúng sanh nào để Ngài tế độ trong suốt hạ thứ mười sắp
đến. Sự ra đi một mình của Ngài đến thành phố Kosambi là cách để
khuyến giáo các vị tỳ khưu đang bất hòa với nhau. Ngài bỏ đi vào khu
rừng Pālileyyaka, và trên đường đi Ngài muốn tỏ thái độ ủng hộ
trưởng lão Bhagu làm cho ông hoan hỉ, lúc bấy giờ đang sống độc cư
trong rừng và nuôi mạng bằng cách đi khất thực ở ngôi làng
Bālakaloṇaka.

Năm trăm vị tỳ khưu muốn đi theo Đức Phật

Khi Đức Phật ra đi một mình như vậy, năm trăm vị tỳ khưu nói
với đại đức Ānanda rằng: “Thưa đại đức Ānanda. Đức Phật đã ra đi
một mình, chúng ta hãy đi theo Ngài.” Khi ấy, đại đức Ānanda đáp lại
rằng: “Thưa các tôn giả! Khi Đức Thế Tôn dọn dẹp chỗ ngụ và y bát
rồi một mình ra đi mà không dẫn theo thị giả nào và không báo cho
chư Tăng biết nghĩa là Ngài muốn đi một mình. Đệ tử nên tôn trọng ý
định của thầy mình. Do đó, vào những ngày này các tôn giả không nên
đi theo bậc Đạo-Sư.” Như vậy, đại đức Ānanda đã không cho họ đi,
mà chính vị ấy cũng không đi theo vì biết rõ ý định của Đức Phật.
Khi trưởng lão Bhagu trông thấy Đức Phật từ xa đi đến ngôi làng
Bālakaloṇaka, vị ấy sửa soạn chỗ ngồi và đem nước đến để Ngài rửa
4 Đại Phật Sử - Tập 4

chân, tấm ván để Ngài đặt chân lên và mảnh gấm dùng để chà chân.
Vị ấy cung đón Đức Phật và đỡ lấy y bát của Ngài. Khi ngồi trên chỗ
đã được soạn sẵn, Đức Phật rửa chân và hỏi vị ấy: “Này tỳ khưu! Con
có được an vui không? Có đủ vật thực không? Đi khất thực có thuận
tiện không?” “Bạch Đức Thế Tôn! Con hoàn toàn được an vui, con có
đủ vật thực, con kiếm vật thực không khó khăn.” Ngay khi ấy Đức
Phật ban một thời pháp thoại về lợi ích của đời sống độc cư, rồi Ngài
tiếp tục đi về hướng đông của khu rừng Trúc.

Đức Phật đi đến phía đông của khu rừng Trúc

Lúc bấy giờ, ba vị trưởng lão là Anuruddha, Nandiya và Kimila


đang sống ở khu rừng Trúc. Khi người bảo vệ rừng trông thấy Đức
Phật từ xa đang đi đến, ông ta tưởng Ngài là vị tỳ khưu bình thường
nên chặn Ngài lại và nói rằng: "Thưa ông tỳ khưu! Đừng đi vào khu
rừng này, ba thành viên của thị tộc trú ngụ trong khu rừng này vì lợi
ích của họ. Xin đừng gây bất tiện cho họ.”
(Chú thích: cũng như một người đói bụng thèm ăn, một người
khát nước muốn uống, một người bị lạnh muốn sưởi ấm, một người
nóng nực muốn được mát hay một người buồn muốn được vui. Cũng
vậy, Đức Phật vì chán cảnh các vị tỳ khưu Kosambi bất hòa với nhau,
bèn nghĩ đến những vị tỳ khưu có giới đức sống ở đó. Khi suy xét như
vậy, Đức Phật trông thấy ba thành viên quý tộc này bằng Phật nhãn và
muốn sách tấn ba nhân vật cao quý này, Ngài suy xét như vầy: “Nếu
Ta làm như vậy thì đó là cách tốt nhất để khuyến giáo các vị tỳ khưu
xứ Kosambi mãi mãi về sau.” Vì vậy Ngài đi về phía đông của khu
rừng Trúc, chỗ ngụ của ba nhân vật cao quý).
Khu rừng nơi mà trưởng lão Anuruddha và hai vị trưởng lão kia
đang sống có hàng rào được canh giữ nên hoa trái và những căn nhà
bằng gỗ ở trong đó được an toàn không bị quấy phá bởi bất cứ người
nào. Khi người bảo vệ trông thấy Đức Phật đi đến từ xa, ông ta suy
nghĩ: “Ở đây trong khu rừng này có ba nhân vật cao quý đang sống
hòa hợp với nhau. Sự bất hòa và xung đột có thể xảy ra ở bất cứ chỗ
Tỳ khưu Minh Huệ 5

nào nếu có người khác đến. Một người có thể đi chỗ này chỗ kia để
quấy phá và tấn công như những con bò rừng có cặp sừng nhọn và sự
phá hoại như vậy có thể gây ra sự chia rẽ khiến cho hai người không
thể đi chung với nhau trên cùng một con đường. Vị đại Sa-môn này
đến viếng thăm có thể gây ra sự bất hòa lúc này hoặc lúc khác rồi phá
hoại sự nương tựa đầy hạnh phúc và gắn bó của ba nhân vật cao quý
này. Xem ra ông ta có ấn tượng với nước da vàng ròng và giống như
người ưa thích vật thực thượng vị. Ông ta đến đây, với sự khen ngợi
những tín đồ của ông ta là những người sẽ dâng cúng đến ông ấy
những bữa ăn ngon và bằng cách làm điều này hay điều khác, ông ta
có thể phá hoại đời sống phạm hạnh đầy chánh niệm của ba nhân vật
cao quý thánh thiện này.
Ngoài ra, chỗ ngụ chỉ đủ cho ba người, chỉ có ba thảo am, ba
đường đi kinh hành, ba chỗ ẩn cư vào ban ngày, ba chiếc giường và ba
tấm ván, không có gì dư thừa cả. Vị đại Sa-môn này là người mới đến,
có thân cao lớn, có lẽ vị ấy là vị Sa-môn đã tu lâu năm, ông ta có thể
chóang chỗ những người cư ngụ hiện tại khiến họ không được an vui
về mọi phương diện.” Suy nghĩ như vậy, người bảo vệ ngăn không
cho Đức Phật đi vào rừng bằng cách nói rằng: "Đừng quấy rầy sự an
vui của họ.”
(Người ta có thể nói rằng phải chăng người bảo vệ rừng ngăn
chặn bậc Đạo sư vì ông biết Ngài hay là ông ta làm như vậy vì không
biết? Câu trả lời là ông làm như vậy vì không biết.
Giải thích: Khi Đức Phật xuất hiện như vậy, với oai lực của một
vị Phật giữa hội chúng tỳ khưu người ta có thể nhận biết Đức Phật mà
không cần hỏi: “Người đàn ông này là ai?” Nhưng Ngài đi về hướng
đông của khu rừng Trúc với ước muốn rằng: “Đừng ai biết rằng Ta là
Đức Phật” nên Ngài đã thu hết hào quang và những oai lực của một vị
Phật bằng phương tiện thần thông của Ngài tựa như Ngài che dấu
chúng dưới tấm vải. Ngài đi lại trong tướng mạo của người bình
thường như mặt trăng tròn to lớn bị che khuất bởi những đám mây, tự
mình mang y bát. Người bảo vệ ngăn chặn Đức Phật vì ông ta không
biết Ngài là một vị Phật Toàn Giác).
6 Đại Phật Sử - Tập 4

Trong khi đang ngụ ở chỗ ẩn cư ban ngày, trưởng lão Anuruddha
nghe câu nói của người bảo vệ ‘Này tỳ khưu! Đừng đi vào khu rừng
này.’ Trưởng lão tự nghĩ rằng: “Chỉ có ba chúng ta cư ngụ trong khu
rừng này, không có ai khác đang cư ngụ ở đây. Người bảo vệ nói tựa
như ông ta đang nói chuyện với một vị tỳ khưu, người ấy là ai?” Rồi
vị ấy ngồi dậy, đứng ở cửa và nhìn khắp con đường, vị ấy trông thấy
Đức Phật.
Về phần Đức Phật, vừa khi Ngài nhìn lướt qua trưởng lão
Anuruddha và Ngài phát ra hào quang với ba mươi hai tướng hảo và
tám mươi tướng phụ rực rỡ như dải lụa vàng được trải rộng. Khi ấy,
trưởng lão nghĩ rằng: “Như người duỗi cánh tay ra để tóm lấy cổ của
con rắn độc và cái mang dựng đứng của nó, người đàn ông tội nghiệp
không biết đó là Đức Phật dầu ông ta đang nói chuyện với bậc tôn quý
nhất trong thế gian. Ông ta nói chuyện tựa như ông ta đang nói chuyện
với một vị tỳ khưu bình thường.” Bởi vậy, trưởng lão nói với người
bảo vệ: “Này ông bảo vệ! Đừng chặn đường Đức Phật, đây là bậc Đạo
sư, Đức Thế Tôn của chúng ta!”

Ba vị Trưởng lão đón tiếp Đức Phật

Trưởng lão Anuruddha không đi một mình để đón tiếp Đức Phật,
vì trưởng lão nghĩ rằng: “Ba chúng ta hiện đang sống hòa hợp với
nhau. Nếu một mình ta đi đón tiếp Đức Phật thì không đúng với đời
sống hòa hợp. Ta sẽ dẫn hai người bạn của ta cùng đi đón tiếp Ngài.
Hai bạn của ta cũng tôn kính Ngài giống như ta.” Ước muốn cùng hai
bạn đi yết kiến Đức Phật, vị ấy đi đến chỗ ẩn tu ban ngày của hai vị và
gọi họ: “Nào! Các hiền giả, hãy đến đây. Bậc Đạo sư của chúng ta,
Đức Phật đã đến.” Rồi ba vị trưởng lão với tâm đầy ý hợp cùng đón
tiếp Đức Phật. Người thì cầm y bát, người kia sửa soạn chỗ ngồi và
người kia thì sắp sẵn nước, tấm ván và miếng sành để Đức Phật rửa
chân.

Khi ngồi trên chỗ đã được soạn sẵn, Đức Phật rửa chân của Ngài.
Tỳ khưu Minh Huệ 7

(Ở đây, hai bàn tay của Ngài đỏ như hoa sen mới nở. Đức Phật múc
một ít nước trong như pha lê và rưới xuống hai lòng bàn chân màu
vàng ròng và lấy bàn chân này chà vào bàn chân kia để rửa chân của
Ngài.
Người ta có thể nói rằng tại sao Đức Phật phải rửa chân của Ngài
dầu rằng thân của Ngài hoàn toàn không dính bụi? Câu trả lời là Ngài
rửa chân để làm mát chân và đồng thời làm hoan hỷ ba vị trưởng lão.
Lý do sau cần được giải thích. Qua việc Đức Phật rửa chân như vậy,
Ngài có thể khiến cho ba vị trưởng lão vô cùng hoan hỷ với ý nghĩ
rằng: “Nước do chúng ta mang đến, bậc Đạo sư đã dùng để rửa chân
và như vậy Ngài đã dùng đến nó.” Vì lý do như vậy mà Đức Phật rửa
chân dầu thân của Ngài không hề dính chút bụi nào).
Sau khi đảnh lễ Đức Phật, ba vị trưởng lão bèn ngồi xuống một
nơi hợp lẽ. Rồi Đức Phật hỏi: “Này các con! Các con có được an vui
không? Các con có hoàn toàn khỏe mạnh không? Các con có được an
vui trong các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi không? Các con có được
thoải mái trong việc nuôi mạng không?” Trưởng lão Anuruddha đáp
lại: “Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con luôn được an vui. Chúng con
hoàn toàn an vui trong bốn oai nghi. Chúng con không gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm vật thực.”
(Ở đây, trong số ba vị trưởng lão, Ngài Anuruddha là vị tỳ khưu
cao hạ nhất. Nếu vinh dự được ban đến trưởng lão Anuruddha, vị
trưởng lão cao hạ nhất thì có nghĩa là vinh dự cũng được ban đến cho
hai vị trưởng lão nhỏ hạ hơn. Đó là lý do khiến Đức Phật gọi tên
Anuruddha. Nói cách khác, trong kinh tạng Pāḷi, tên Anuruddha ở
dạng số nhiều, nghĩa đen là ‘Này Anuruddha! Các con…’ Trong câu
nói của Ngài, Đức Phật dùng phương pháp gọi tắc (Virupekasesa) bao
hàm cả hai vị trưởng lão còn lại).
Lại nữa, Đức Phật hỏi: “Này Anuruddha! Các con sống với
nhau có được hòa hợp và hạnh phúc, không tranh cãi, và giống như
nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt thân ái không.” Trưởng lão
Anuruddha trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con quả thật có sự hòa
hợp và hạnh phúc, không tranh cãi bất hoà, và chúng con nhìn nhau
8 Đại Phật Sử - Tập 4

với cặp mắt thân ái.” Đức Phật hỏi tiếp: “Này Anuruddha! Làm sao
các con làm được như vậy?” Trưởng lão giải thích: “Bạch Đức Thế
Tôn! Sống trong khu rừng này, con tự xét rằng: “Lợi đắc của ta quả
thật to lớn. Ta đã thành đạt sự may mắn to lớn, vì sống chung với hai
người bạn này có cùng bản tánh như vậy. Bạch Đức Thế Tôn! Đối với
hai người bạn này con đã cư xử bằng thân từ ái, lời nói từ ái và ý nghĩ
từ ái ngay cả trước mặt cũng như lúc vắng mặt họ. Bạch Đức Thế
Tôn! Khi nghĩ rằng: ‘Khi làm điều gì, ta gạt lại ý riêng của ta mà làm
theo ý kiến của họ, ta phải tôn trọng ý của họ hơn ý của ta. Bạch Đức
Thế Tôn! Dầu ba chúng con có thân khác nhau nhưng tâm tính chúng
con giống tựa như một.”
Sau đó, trưởng lão Nandiya và trưởng lão Kimila bạch với Đức
Phật với nội dung giống như trưởng lão Anuruddha.
(Ở đây, liên quan đến những lời được nói về sự thực hành của
thân, lời nói và ý nghĩ có từ ái (metta) đi kèm dù trước mặt hay sau
lưng kẻ khác. Hành động về thân và lời nói trước mặt kẻ khác được
thể hiện khi đang sống với nhau. Chúng được thể hiện ở sau lưng kẻ
khác khi đang ở cách xa nhau. Tuy nhiên, hành động về ý nghĩ xảy ra
trong khi đang sống chung với nhau hay trong khi đang ở riêng biệt).
Giải rõ: Khi một vị tỳ khưu đồng cư trông thấy một chiếc
giường, một tấm ván, một vật bằng gỗ hay một thứ đồ gốm để sai chỗ
bởi một vị tỳ khưu khác, vị ấy không nên hỏi một cách hình sự rằng:
“Ai đã dùng đến cái này?” Thay vào đó, vị ấy nên cầm nó lên rồi để
lại đúng vị trí của nó tựa như chính vị ấy đã đặt sai vị trí và bây giờ vị
ấy phải đặt lại cho đúng chỗ. Hơn nữa, vị ấy nên làm sạch sẽ bất cứ
chỗ nào cần làm sạch sẽ. Như vậy, hành động về thân của vị tỳ khưu
ấy được xem là đã được làm bằng tâm từ trước mặt những người khác.
Khi có một vị tỳ khưu đồng cư đi vắng, thì một vị tỳ khưu nào
đó trong số còn lại cũng nên trả về lại vị trí cũ những vật dùng trong
tịnh xá đã bị bỏ lại một cách bề bộn bởi vị tỳ khưu đi vắng. Vị ấy nên
làm sạch bất cứ chỗ nào nên được làm sạch. Hành động của thân như
vậy được gọi là hành động được làm với tâm từ khi người khác đi
vắng.
Tỳ khưu Minh Huệ 9

Sống chung với những vị trưởng lão khác, vị tỳ khưu nên nói
bằng những lời từ ái và dịu ngọt, những lời khẩn khoản, những lời
đáng ghi nhớ lâu dài, những lời nói của Giáo pháp, nên nói Pháp, luận
Pháp và đặt ra những câu hỏi và trả lời trong Giáo pháp. Mọi hành
động về lời nói như vậy là lời nói có tâm từ trước mặt những người
khác.
Khi những vị khác đi đến một nơi nào đó, thì vị tỳ khưu ở lại
(như trưởng lão Anuruddha chẳng hạn) tán dương những đức tính của
họ như nói rằng: “Trưởng lão Nandiya (hay trưởng lão Kimila) có
những đức tánh như vậy và những hạnh đức như vậy. Hành động về
lời nói như vậy được gọi là lời nói từ hòa được nói ra khi vị khác đi
vắng. Cầu mong cho trưởng lão Nandiya, bạn thân của ta (hay trưởng
lão Kimila) không gặp những điều rủi ro tai hại. Cầu mong cho bạn
của ta không sân hận, không thù nghịch, cầu mong cho bạn của ta thân
tâm hằng được an vui.” Hành động về ý nghĩ của vị ấy như vậy tập
trung vào những ý tưởng chúc lành cho kẻ khác ở trước mặt cũng như
sau lưng của họ được gọi là ý từ ái trong cả hai trường hợp.
(Bằng cách nào mà ba vị trưởng lão gác lại ý muốn của riêng
mình và hành động theo ý của người khác? Giả sử cái bát của vị này
có dấu hiệu cũ sét, cái y của vị kia dơ và thiền thất của vị thứ ba cũng
bị dơ và cần được dọn sạch. Trong khi ba thứ này cùng xảy ra, nếu
chủ nhân của cái bát nói trước rằng ‘Cái bát của tôi đã bị cũ sét, tôi
phải đốt nó để làm mới lại.’ Khi ấy, hai vị kia sẽ không nói ‘Y của tôi
bị dơ và tôi phải giặt nó’ hay ‘Tôi phải làm sạch bụi rác trong thiền
thất của tôi.’ Thay vào đó, họ đi vào rừng và cùng phụ giúp vào việc
đốt bát. Chỉ sau khi đốt bát xong họ mới giặt y hoặc quét dọn thiền
thất. Nếu vị tỳ khưu thứ hai nói trước ‘Tôi phải giặt y’ hay vị tỳ khưu
thứ ba nói trước ‘Tôi phải quét dọn thiền thất’ thì hai vị còn lại phụ
giúp vào công việc của vị ấy. Và chỉ sau khi làm xong công việc của
vị thứ hai rồi, họ mới trở về công việc riêng của họ. Đây là cách vị tỳ
khưu ưu tiên ước muốn của người khác, gác lại ước muốn của riêng
mình).
10 Đại Phật Sử - Tập 4

Sau khi hỏi về nội dung của sự hòa hợp (sāmaggī-rasa) của ba
người, và sau khi đã biết đầy đủ nội dung của họ. Đức Phật muốn biết
về những dấu hiệu Chánh niệm của họ (appamāda-lakkhaṇa). Ngài
hỏi: “Này Anuruddha! Các con hướng đến Niết Bàn bằng nỗ lực tinh
tấn như thế nào?” Trưởng lão trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con
quả thật sống với tâm hướng đến Niết Bàn bằng sự nỗ lực tinh tấn lớn,
không dể duôi”. Đức Phật hỏi tiếp: “Các con đã sống hướng đến Niết
Bàn với sự nỗ lực tinh tấn không dể duôi như thế nào?” Trưởng lão
đáp lại: “Bạch Đức Thế Tôn! Một người trong số ba chúng con khi đi
trước vào làng khất thực thì hai vị kia bèn sắp xếp các chỗ ngồi, để
sẵn nước và tấm ván rửa chân và đặt những miếng gốm để cọ chân. Vị
ấy đặt sẵn cái hủ để bơ, những phần vật thực đầu tiên vào trong đó, vị
ấy đi lấy nước uống và nước dùng trong những mục đích khác. Vị tỳ
khưu nào đi vào làng khất thực muộn hơn thì có thể ăn thêm phần vật
thực của vị trước nếu vị ấy muốn. Nếu không thích vị ấy có thể đem
đổ nó ở chỗ không có cây cỏ xanh hoặc đổ nó xuống ở những chỗ
nước không có sinh vật nhỏ. Vị ấy xếp dọn các chỗ ngồi, tấm ván,
nước và những miếng sứ để lại chỗ cũ của chúng. Vị ấy cũng làm như
vậy với các hủ đựng vật thực sau khi rửa sạch nó. Vị ấy quét dọn
phòng ăn. Nếu thấy cạn nước trong một cái lu nào đó, như lu nước
uống, lu nước rửa hoặc lu nước tắm, vị ấy châm đầy nước. Nếu công
việc nặng nhọc cần có người khác giúp thì vị ấy gọi một vị tỳ khưu
khác bằng cách đưa tay ra hiệu và hai người cùng nhau làm công việc
ấy. Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con không nói một lời nào liên quan
đến việc mang nước. Bạch Đức Thế Tôn! Cứ năm ngày một lần,
chúng con ngồi lại với nhau một đêm để luận bàn giáo pháp.
Bạch Đức Thế Tôn bằng cách như vậy chúng con sống hoan hỷ
trong Niết Bàn, bằng cách thể thiện những sự tinh tấn lớn, không dể
duôi.”
(Ở đây, một điều đáng tôn kính và đáng lưu ý là ba vị trưởng
lão này không đi khất thực chung với nhau, họ chỉ vui thích trong
thiền quả, họ xuất thiền, họ làm vệ sinh thân thể, làm tròn các phận sự
Tỳ khưu Minh Huệ 11

của họ rồi trở về thiền thất riêng của họ và trú quả định trong một thời
gian nhất định nào đó).
Trong ba vị trưởng lão này, vị nào trú quả định trước thì đi khất
thực trước. Khi trở về vị ấy biết rằng hai vị kia đi trễ còn ta về trước.
Rồi vị ấy đậy nắp bát, sắp xếp chỗ ngồi và làm những công việc khác;
nếu vị ấy có đủ vật thực trong bát thì ngồi xuống và đem vật thực ra
ăn. Nếu vật thực hơi nhiều ăn không hết thì vị ấy múc ra bỏ vào trong
cái hủ đựng vật thực, đậy lại rồi ăn phần trong bát. Sau khi đổ vật thực
xong vị ấy rửa bát, phơi khô và đặt nó vào trong cái túi vải đựng bát,
rồi mang y và bát, vị ấy đi về chỗ ngụ ban ngày của mình.
Khi vị tỳ khưu thứ hai đi đến phòng ăn, vị ấy hiểu rằng ‘đã có
một vị tỳ khưu đi trước ta,’ vị kia vẫn còn sau ta. Nếu vị ấy thấy đủ
vật thực trong bát thì ngồi xuống độ thực. Nếu vị ấy thấy vật thực
trong bát của mình không đủ no thì vị ấy lấy thêm một ít vật thực
đựng trong cái hủ (do vị tỳ khưu trước để lại). Nếu vị ấy thấy ăn
không hết vật thực trong bát của mình thì vị ấy sớt một phần vào trong
cái hủ đựng vật thực rồi ăn phần vật thực vừa đủ trong bát của mình.
Và giống như vị tỳ khưu trước, vị ấy đi về chỗ ẩn cư ban ngày của
mình.
Khi vị tỳ khưu thứ ba đi đến phòng ăn, vị ấy nhận thấy ‘hai vị
kia đã đến và đi trước ta.’ Ta là người cuối cùng, và vị ấy độ thực
giống như vị tỳ khưu thứ hai. Sau khi độ thực xong, vị ấy rửa bát rồi
đem phơi khô, xong rồi bỏ vào túi đựng bát và dọn dẹp chỗ ngồi. Đổ
bỏ nước uống và nước dùng, đoạn úp lại những cái hủ đựng nước. Nếu
còn vật thực trong hủ vị ấy đem đổ bỏ ở trên những chỗ đất không có
cỏ xanh hay những chỗ nước không có những sinh vật bé nhỏ rồi rửa
hủ và đem cất nó. Sau khi quét dọn phòng ăn, vị ấy lắc cho cái chổi
sạch bụi rồi để nó ở chỗ không có mối. Đoạn mang bát trở về chỗ ngụ
riêng. Đó là sinh hoạt thường nhựt của các vị trưởng lão tại phòng ăn
ở bên ngoài chỗ ngụ trong rừng.
Việc lấy nước uống và nước sinh hoạt là phận sự được làm
trong chỗ ngụ. Nếu một trong những ba vị Thánh trưởng lão trông
thấy một cái hủ nào đó bị cạn nước, vị ấy mang cái hủ đi đến hồ
12 Đại Phật Sử - Tập 4

nước, rửa sạch cả trong lẫn ngoài rồi đổ nước vào qua cái lọc; (nếu hủ
nước nặng quá không mang nổi) vị ấy đặt nó ở một chỗ gần bờ và đi
gọi một vị tỳ khưu khác bằng một cử chỉ nào đó để nhờ sự giúp đỡ. Vị
ấy không bao giờ gọi tên vị kia cũng không lên tiếng gợi ý.
Vì nếu vị ấy lên tiếng cần sự giúp đỡ bằng cách gọi tên thì sẽ
làm nhiễu loạn pháp thiền của vị tỳ khưu kia. Đó là lý do khiến vị ấy
không gọi tên. Nếu vị ấy lên tiếng gọi một vị tỳ khưu nào đó mà
không nói tên thì hai vị tỳ khưu sẽ ra khỏi thiền thất của mình, tranh
nhau đi đến chỗ vị tỳ khưu đã gọi. Trong trường hợp ấy, vì công việc
chỉ cần hai người là có thể thực hiện được, người thứ ba tự thấy mình
dư thừa và sự chuyên tâm hành thiền của vị ấy bị gián đoạn một cách
không cần thiết. Vì lý do này mà người gọi không lên tiếng, thậm chí
cũng không gọi tên.
Nếu vị tỳ khưu không lên tiếng thì bằng cách nào vị ấy làm cho
người khác đến phụ giúp? Sau khi đổ đầy hủ nước, vị ấy đi đến chỗ
ngụ của một vị tỳ khưu khác không để cho bước chân phát ra tiếng
động. Và khi thấy vị kia, vị ấy dùng tay để gây sự chú ý của vị tỳ
khưu kia. Sau đó hai vị tỳ khưu khiêng hủ nước và đổ đầy nước dùng
để uống và dùng trong những sinh hoạt khác.
Về câu nói ‘Cứ năm ngày một lần chúng con dành một đêm để
cùng nhau luận đạo.’ Ngày thứ mười bốn, ngày thứ mười lăm và ngày
thứ mười tám của nửa tháng thượng huyền và hạ huyền, Pháp thường
được nghe trong ba ngày này. Giữ đúng thông lệ của ba ngày này, cứ
năm ngày một lần, hai vị trưởng lão Nandiya và Kimila sau buổi trưa
đều tắm nhanh rồi đi đến trưởng lão Anuruddha. Họ gặp nhau và hội
họp ở chỗ của vị ấy và bắt đầu luận bàn về Giáo pháp trong Tam
Tạng. Và họ cùng nhau luận đạo cho đến khi mặt trời mọc.
Như vậy, trưởng lão Anuruddha sau khi được Đức Phật hỏi về
những ví dụ của sự Chánh niệm của họ, trưởng lão đã trả lời đầy đủ
nhất tới mức họ không dể duôi ngay cả trong những trường hợp
thường làm khởi sanh sự dể duôi cho những vị kia.
Giải thích: Đối với những vị kia, thời gian đi khất thực, thời
gian rời khỏi chỗ ngụ để khất thực, thời gian mặc y nội, đắp y vai trái
Tỳ khưu Minh Huệ 13

hay lum y (đắp y kín người), đang đi khất thực, thuyết pháp, tụng kinh
chúc phúc, độ thực từ khi trở về từ thị trấn hay làng mạc, rửa bát, đặt
bát vào túi vải, và xếp dọn y bát. Đây là mười một trường hợp để họ
kéo dài thời gian chuyện trò mà không cần đến Chánh niệm và nhờ đó
họ dể duôi đối với những phận sự về pháp thiền của họ. Do đó, trưởng
lão Anuruddha nói rằng: “Về phần chúng con ngay cả trong trường
hợp này có thể khiến miệt mài trong những cuộc chuyện trò dây dưa
làm xao lãng pháp thiền. Chúng con chẳng bao giờ làm một điều gì
như nói chuyện dông dài ở bên ngoài pháp thiền và đối nghịch với
pháp thiền.” Qua đó, vị ấy đã giải thích những dấu hiệu về Chánh
niệm của họ ở đỉnh cao của nó ngay cả những lúc mà những người
khác thường dể duôi.

Đức Phật đến Pālileyyaka

Như đã nói ở trên, Đức Phật sau khi giảng giải lợi ích của đời
sống ẩn dật đến trưởng lão Bhagu tại ngôi làng Bālakaloṇaka trong
nữa ngày và suốt đêm, Ngài đi đến ngôi làng Bālakaloṇaka để khất
thực vào ngày hôm sau với trưởng lão Bhagu. Sau khi để trưởng lão
về lại nơi ấy, Đức Phật đi đến khu rừng Trúc với ý nghĩ: “Như Lai sẽ
gặp ba người quý tộc đang sống trong pháp hòa hợp.” Ngài nói
chuyện với ba vị trưởng lão Anuruddha, Nandiya và Kimila về lợi ích
của đời sống hòa hợp. Sau khi bảo họ ở lại khu rừng Trúc, Ngài tiếp
tục lên đường đến ngôi làng Pālileyyaka.
Khi ấy dân làng đón tiếp Đức Phật và cúng dường đến Ngài.
Sau khi xây cất một chỗ ngụ dành cho Đức Phật tại khu rừng có tên
Rakkhita gần ngôi làng. Họ thỉnh cầu Đức Phật ở lại trong khu rừng
Rakkhita này.
Tại khu rừng Rakkhita có cây Sāla đại thọ tên Bhadda gần chỗ
ngụ của Đức Phật. Đức Phật trú ngụ gần cây ấy và đi khất thực tại
ngôi làng Pālileyyaka. Và trong khi trú ngụ tại nơi ẩn dật ấy, Đức Phật
khởi lên ý nghĩ rằng: “Ta không thể thoải mái vì phải gần gũi những
vị tỳ khưu Kosambi đang mãi tranh chấp nhau trước mặt hoặc sau
14 Đại Phật Sử - Tập 4

lưng Như Lai, và tạo ra những cuộc tranh cãi trong Tăng chúng. Giờ
đây Như Lai sống một mình, xa rời những vị tỳ khưu đang xung đột
cãi vã nhau, thời gian này của Như Lai thật là hạnh phúc.”

Câu chuyện về voi Pālileyyaka

Lúc bấy giờ, có một con voi đực to lớn cường tráng, là voi chúa
trong đàn đang sống chung với những con voi trẻ đực và cái, những
con voi đực thích ve vãn và những con voi còn bú. Sống như thế này
nó phải ăn những đọt cỏ không được non. Tất cả những nhánh cây và
túm lá mà nó kéo xuống đều bị những con voi khác đã ăn trước rồi.
Nó cũng phải uống nước bị vẫn đục. Ngoài ra, khi nó đứng lên từ chỗ
sông cạn thì những con voi cái đi qua và chen lấn nó.
Khi ấy, nó khởi lên ý nghĩ như vầy: “Sống với những con voi
như vậy trong đàn khiến ta phải ăn những thứ cỏ mà đọt mềm của nó
đã bị những con voi khác đã ăn trước rồi, tất cả những gì mà ta kéo
xuống từ cây đều bị chúng ngốn sạch. Nước mà ta uống bị vẫn đục.
Mỗi lần ta đi từ dưới nước lên đều bị những con voi cái đến cọ qua cọ
lại. Thật tốt thay nếu ta sống tách biệt ra khỏi đàn!” Nghĩ vậy, nó rời
khỏi đàn tình cờ đi đến Đức Phật gần cây Sāla đại thọ trong khu rừng
Pālileyyaka Rakkhita.
(Ở đây, nguồn gốc của chữ Pālileyyaka là tên của ngôi làng.
Tên gốc của khu rừng là Rakkhita. Vì khu rừng Rakkhita ở gần ngôi
làng Pālileyyaka, nó được gọi là Pālileyyaka. Con voi đến khu rừng
ấy cũng được nói đến là voi chúa Pālileyyaka).

Voi Pālileyyaka hầu hạ Đức Phật

Khi voi Pālileyyaka chán cảnh sống chung với đàn của nó, nó
đi vào khu rừng và trông thấy Đức Phật đang ngồi dưới gốc cây Sāla.
Trông thấy Đức Phật, thân tâm của nó trở nên mát dịu, nguôi ngoai
nỗi sầu muộn như vừa được rưới lên người bởi trăm ngàn thùng nước.
Với tâm đầy tịnh tín, nó cảm thấy kính mến Đức Phật và đứng gần
Tỳ khưu Minh Huệ 15

Ngài. Từ đó trở đi nó làm công việc phục vụ Đức Phật mỗi ngày.
Trước hết, nó dùng vòi quấn lấy chùm lá quét sạch lá và rác quanh cây
Bhaddasāla và chỗ ngụ của Đức Phật rồi nó đem nước đến để Ngài
rửa mặt. Đoạn nó lấy nước để Ngài tắm, rồi nó dâng cây chùi răng đến
Ngài. Xong xuôi, nó dâng các loại trái cây để Ngài độ thực.
(Con voi dùng vòi gom củi thành đống, rồi nó cọ hai cây củi lại
với nhau để tạo ra lửa. Khi lửa cháy, nó bỏ vào những cục đá để nung
nóng. Khi những cục đá đã nóng nó dùng một khúc cây hất những cục
đá vào cái bể bằng đá rồi nó thử để biết chắc nước đã nóng hay chưa,
nếu nó biết nước đã đủ nóng thì nó đi đến Đức Phật và đứng gần Ngài.
Khi biết rằng: “Con voi muốn Như Lai đi tắm.” Đức Phật bèn đi đến
bể đá và tắm. Con voi cũng tạo ra nước uống theo cách đó. ( Điều
đáng chú ý là ở đây Đức Phật uống nước sôi đã được nấu). (Tất cả
điều này đều được trích ra từ bộ Nikaya Mahāvagga Aṭṭhakathā và bộ
Sāratthapakāsanī Ṭikā).
Sau đây là phần trích dẫn từ câu chuyện Kosambaka trong bộ
Chú giải Pháp cú, cuốn I.
Khi Đức Phật đi vào làng để khất thực, voi Pālileyyaka mang y
và bát trên đầu của nó và đi theo Đức Phật. Khi Đức Phật đến đầu
làng, Ngài nói với con voi rằng: “Này Pālileyyaka! Thật không thích
hợp để con đi với Như Lai ra khỏi chỗ này. Con hãy trao lại y bát cho
Như Lai.” Như vậy, Ngài khiến con voi để xuống những vật dụng của
Ngài từ trên đầu của nó, và tự Ngài mang lấy y bát đi vào làng.
Con voi đứng yên ở tại chỗ ấy chờ Đức Phật trở lại. Khi Ngài
trở lại, nó chào đón Ngài và theo cách như trước, nó lại mang y bát
của Ngài. Khi đến tại chỗ ngụ của Đức Phật trong rừng, nó đặt y bát
vào đúng chỗ cũ của chúng. Và khi hầu hạ bậc Đạo sư nó quạt cho
Ngài bằng nhánh lá. Đêm xuống, với ý định khởi lên trong tâm: “Ta sẽ
bảo vệ Đức Phật” bằng cách dùng vòi quấn một khúc cây to và rảo đi
trong khu rừng cho đến khi trời sáng để ngăn chặn mọi nguy hiểm đến
từ sư tử, cọp, beo, v.v…
16 Đại Phật Sử - Tập 4

Và cũng như mọi ngày, nó làm tất cả mọi phận sự để phục vụ


Đức Phật, bắt đầu bằng việc dâng nước đến Ngài rửa mặt vào lúc
hừng sáng.
Bằng cách này, Đức Phật trải qua mùa an cư thứ mười trong
khu rừng Pālileyyaka, nhận lãnh sự phục vụ của voi Pālilkeyyaka.

Sự chỉ trích hành động của chư Tăng ở Kosambi

Trong khi Đức Phật trải qua mùa an cư như vậy tại khi rừng
Pālileyyaka, thì trưởng giả Ghosaka và những vị thiện tín, thí chủ khác
tại Kosambi đi đến tịnh xá Ghositārāma. Không thấy Đức Phật, họ
hỏi: “Bạch chư đại đức! Bậc Đạo sư bây giờ đang trú ngụ ở đâu?” Các
vị tỳ khưu buồn bả trả lời: “Này các vị thí chủ! Bậc Đạo sư đã đi đến
khu rừng Pālileyyaka rồi.” Họ hỏi: “Tại sao?” Các vị tỳ khưu trả lời:
“Bậc Đạo sư đã cố gắng đem lại sự hòa hợp cho chúng tôi vì chúng tôi
đã chia rẽ nhau. Nhưng sau khi nỗi hận thù lẫn nhau trong chúng tôi
đã trở nên căng thẳng. Chúng tôi đã từ chối không hòa hợp nên bậc
Đạo sư đã bỏ đi đến khu rừng Pālileyyaka.” Các vị thiện tín hỏi:
“Thưa các Ngài! Tại sao như vậy? Dù các Ngài đã xuất gia theo Đức
Phật, và dù Đức Phật đã cố gắng đem đến sự đoàn kết cho các Ngài
thế mà tại sao các Ngài vẫn khăng khăng không chịu hòa hợp?” Các vị
tỳ khưu thú nhận rằng đó là sự thật.
Thế rồi, các thiện nam, tín nữ và dân cư thành Kosambi họ bàn
bạc với nhau và đi đến kết luận rằng: “Những vị tỳ khưu Kosambi này
mặc dù đã xuất gia theo Đức Phật nhưng lại không chịu hòa hợp với
nhau bất chấp sự khuyên giải của Đức Phật. Vì họ mà đã lâu chúng ta
không được gặp bậc Đạo sư. Chúng ta sẽ không mời họ ngồi và không
đảnh lễ họ nữa.” Từ lúc đó trở đi, những vị tỳ khưu hay tranh chấp ở
thành Kosambi không còn nhận được sự tôn kính của Phật tử (nói chi
đến bốn món vật dụng).
Do thiếu thốn vật thực và đói khát, các vị tỳ khưu ngày càng
tiều tụy, gầy ốm và bắt đầu tỉnh ngộ sau vài ngày. Họ bắt đầu sám hối
lẫn nhau và xin lỗi những thiện nam tín nữ. “Chúng tôi đã hòa hợp
Tỳ khưu Minh Huệ 17

với nhau rồi thưa các thí chủ, xin hãy cư xử với chúng tôi như trước
kia.” “Các Ngài đã sám hối với bậc Đạo sư chưa?” Các thiện tín hỏi.
“Chưa, thưa các thí chủ.” Các thiện tín đáp lại: “Thế thì các Ngài nên
sám hối với bậc Đạo sư và sau khi làm như thế thì chúng tôi sẽ cư xử
với các Ngài như trước.” Thực ra, lúc ấy nhằm mùa an cư kiết hạ nên
các vị tỳ khưu không dám đi yết kiến Đức Phật; vì vậy họ phải trải
qua ba tháng mùa an cư trong cảnh khốn đốn.

Con khỉ cảm kích sự hầu hạ của voi Pālileyyaka

Với sự hầu hạ của voi Pālileyyaka, Đức Phật sống an lạc trong
khu rừng Pālileyyaka suốt ba tháng của mùa mưa.
Lúc bấy giờ, có con khỉ nọ trông thấy voi Pālileyyaka làm
những phận sự hằng ngày siêng năng và đầy nhiệt tâm. Khỉ lấy làm
cảm kích và tự nghĩ: “Ta cũng sẽ làm một việc phước nào đó đến bậc
Đạo-sư.” Một hôm, khỉ dạo chơi trong khu rừng trông thấy một tổ ong
của những con ong bỏ lại trên một cành cây, nó bèn bẻ lấy và đem
dâng lên Đức Phật. Nó ngắt một tàu lá chuối và đặt tổ mật ong lên rồi
đem dâng đến Đức Phật. Ngài nhận lấy.
Con khỉ nhìn dõi xem Đức Phật có ăn mật ong không, và nó
thấy rằng Ngài chỉ ngồi yên nhìn vào tổ mật mà không ăn. Con khỉ dò
xét tìm hiểu lý do, rồi nó cầm tổ mật lật qua lật lại và trông thấy
những trứng nhộng còn dính trong tổ ong. Nó nhẹ nhàng nhặt ra và
dâng lại tổ mật đến Đức Phật. Chỉ khi ấy, Đức Phật mới cầm mật lên
ăn.
Đầy hoan hỷ và vui sướng, con khỉ nhảy chuyền từ cành cây
này sang cành cây khác. Trong khi đang nhảy chuyền như vậy, nó với
nhằm một cành cây khô; cành cây gãy lìa và nó rơi xuống gốc cây, bị
đầu nhọn của ụ cây đâm xuyên qua thân. Trong tâm trạng đầy tịnh tín
với Đức Phật, nó chết và được tái sanh lên cõi trời Ba-mươi-ba
(Tāvatiṃsa) trong cung điện bằng vàng rộng ba mươi do tuần tại, làm
một vị thiên tên Makkata deva (vị thiên khỉ) có một ngàn tiên nữ ngày
đêm hầu hạ phục vụ.
18 Đại Phật Sử - Tập 4

Ý nghĩ của voi Pālileyyaka và cảm hứng kệ của Đức Phật

Voi Pālileyyaka, trong khi đang làm những phận sự hằng ngày
đối với Đức Phật, nó suy nghĩ như vầy: “Sống chung với những con
voi đực và cái, những con voi đực hay ve vãn những con voi cái khiến
ta không thể sống an lạc. Ta phải ăn cỏ già. Tất cả những nhánh cây
được kéo xuống từ trên cây đã bị những con voi khác ăn trước rồi. Khi
khát ta phải uống nước đục.
Hơn thế nữa, những con voi cái không tôn trọng ta, lúc ta từ
dưới nước đi lên bị chúng chen lấn một cách thô bạo. Giờ đây lìa bỏ
tất cả chúng, ta có thể sống trong an bình.”
Do tự Ngài biết rõ đời sống an lạc của chính Ngài xa lìa những
người xung quanh và cũng biết rõ ý nghĩ của voi Pālileyyaka. Đức
Phật đọc lên bài kệ cảm hứng này:

Etaṃ nāgassa nāgena.


īsādantassa hatthino.
sameti cittaṃ cittena.
yad’eko ramatī vane.
Có nghĩa là: sống một mình trong khu rừng Rakkhita này, Ta -
Đức Phật, bậc Đạo sư của ba cõi (nhân loại, chư thiên và Phạm thiên)
được an lạc. Cũng thế, con voi Pālileyyaka này cũng vui thích sống
một mình trong khu rừng này. Do đó, ý nghĩ của voi Pālileyyaka, kẻ
có cặp ngà như cái sào, Ta cũng vậy, bậc có danh hiệu Buddha-nāga,
Đức Phật như tượng vương sống trong chốn ẩn dật của sơn lâm.

Ānanda thỉnh cầu Đức Phật

Việc Đức Phật an cư kiết hạ trong khu rừng Pālileyyaka, có voi


Pālileyyaka hầu hạ, phục dịch đã nổi tiếng khắp xứ Jambudīpa.
Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp-cô-độc), đại tín nữ Visakhā và những
người dân thượng sanh khác của thành phố Sāvatthi đã gửi tin nhắn
Tỳ khưu Minh Huệ 19

của họ đến đại đức Ānanda với nội dung rằng: “Kính bạch đại đức!
Xin đại đức hãy bi mẫn giúp chúng con có được cơ hội yết kiến Đức
Thế Tôn.”
Rồi trưởng lão Ānanda đi đến khu rừng Pālileyyaka dẫn theo
năm trăm vị tỳ khưu, nhưng trưởng lão nghĩ lại rằng: “Sẽ không thích
hợp để năm trăm vị tỳ khưu cùng đi với trưởng lão đến chỗ Đức Phật
vì Ngài đang sống cuộc sống ẩn dật suốt mùa mưa.” Do đó, trưởng
lão để năm trăm vị tỳ khưu dừng lại một nơi nào đó và một mình đi
đến gặp Đức Phật.
Khi trông thấy đại đức Ānanda, voi Pālileyyaka chạy xộc đến
vị ấy với cây gậy quấn chặt trong cái vòi của nó (vị trưởng lão ấy là kẻ
thù). Đức Phật trông thấy vậy, Ngài cảnh báo với voi rằng: “Hãy tránh
ra, này Pālileyyaka! Đừng chặn đường vị ấy. Vị tỳ khưu này là thị giả
của Như Lai.” Rồi voi Pālileyyaka thả cây gậy xuống đất và bày tỏ ý
muốn mang y bát của trưởng lão nhưng trưởng lão từ chối không giao
chúng.
Khi ấy, voi Pālileyyaka nghĩ rằng: “Nếu vị tỳ khưu này rành
mạch bổn phận của một vị thị giả thì vị ấy sẽ không để vật dụng của
mình trên tảng đá nơi mà bậc Đạo-Sư ngồi.” Trưởng lão Ānanda để y
bát của vị ấy xuống đất (một người có hạnh kiểm tốt hay một người
biết rành mạch về phận sự thì không bao giờ để những đồ dùng của
mình trên chỗ ngồi hay trên giường của đạo sư đáng kính của mình).
Sau khi đảnh lễ Đức Phật, trưởng lão ngồi xuống ở một nơi
phải lẽ. Đức Phật hỏi: “Này Ānanda! Có phải chăng con đến một
mình?” Khi được trả lời rằng trưởng lão đến đây cùng với năm trăm vị
tỳ khưu. Đức Phật hỏi thêm: “Năm trăm vị tỳ khưu bây giờ đang ở
đâu?” Trưởng lão trả lời: “Sau khi bảo họ dừng lại ở một nơi nọ, con
đến đây một vì con không biết được ý của Đức Thế Tôn.” Rồi Đức
Thế Tôn bảo đại đức Ānanda: “Này Ānanda! Hãy đưa họ đến đây.”
Sau khi được Đức Thế Tôn cho phép, trưởng lão Ānanda gọi
năm trăm vị tỳ khưu đến đảnh lễ Đức Phật rồi ngồi xuống một nơi hợp
lẽ. Khi Đức Phật đã trao đổi những lời thân mật với họ, các vị tỳ khưu
bèn bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Ngài vốn là bậc
20 Đại Phật Sử - Tập 4

thanh nhã, một phần vì Ngài đã là một vị Phật và một phần là do Ngài
xuất thân từ dòng tộc Khattiya (Sát-đế-lỵ). Ngài đã làm một việc khó
làm bằng cách sống một mình suốt mùa mưa. Xem ra không có ai hầu
hạ bên Ngài. Không có ai dâng nước rửa mặt và những thứ khác.” Rồi
Đức Thế Tôn nói với họ rằng: “Này các tỳ khưu! Voi Pālileyyaka đã
làm tất cả mọi phận sự phục vụ Như Lai. Thực ra, một người ở chung
có bản tánh tốt như vậy thì nên kết bạn. Nếu không có một người bạn
đồng hành như thế mà chỉ có đời sống độc cư thì cũng đáng khen
ngợi.” Rồi Ngài đọc lên ba câu kệ sau đây:

Sace labhetha nipakam sahāyaṃ.


Saddhiṃ caraṃ sādhuvihāri dhīraṃ.
abhibhuyya sabbāni parissayāni.
careyya tenattamano satimā.

No ce labhetha nipakaṃ sahāyaṃ


saddhim caraṃ sādhuvihāri dhīraṃ.
rājā’va ratthaṃ vijitaṃ pahāya.
eko care mātaṅgaraññeva nāgo.

Ekassa caritaṃ seyyo.


n’atthi bāle sahāyatā.
eko care na ca pāpāni kariyā.
appossukho mātaṅgaraññe’va nāgo.
(Ý nghĩa của ba câu kệ này đã được nêu ra ở chương thứ 27 của
cuốn 3. Vào lúc kết thúc ba câu kệ này, năm trăm vị tỳ khưu được an
trú trong đạo quả A-la-hán).
Rồi trưởng lão Ānanda trình lên Đức Thế Tôn lời thỉnh mời của
trưởng giả Anāthapiṇḍika và thí chủ dâng tịnh xá Visakhā, cùng tất cả
những thí chủ khác rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Năm Koṭi (năm chục
triệu) thí chủ cao quý, nam cư sĩ và nữ cư sĩ cùng dân cư của thành
phố Sāvatthi, dẫn đầu là trưởng giả Anāthapiṇḍika đang mong mỏi
chờ đợi Đức Thế Tôn đến với họ.” “Này Ānanda! Nếu vậy thì hãy
Tỳ khưu Minh Huệ 21

mang y bát của Như Lai.” Khi nói vậy, Đức Phật lên đường rời khỏi
khu rừng Pālileyyaka.
Lúc bấy giờ, voi Pālileyyaka đến và nằm chắn ngang con
đường mà Đức Phật sẽ đi qua. Khi ấy, các vị tỳ khưu hỏi: “Bạch Đức
Thế Tôn! Con voi đang làm gì thế?” Đức Phật nói: “Này các tỳ khưu!
Con voi muốn cúng dường vật thực chúng tỳ khưu các con. Thực ra,
con voi này đã đặc biệt phục vụ Như Lai trong một thời gian dài đáng
để Như Lai tri ân. Không nên để cho nó buồn lòng. Này các tỳ khưu!
Chúng ta hãy quay lại.” Với những lời này, Đức Phật cùng với các tỳ
khưu quay lại.
Voi Pālileyyaka đi vào rừng hái nhiều loại trái cây như mít,
chuối, v.v… và đem chúng về để thành đống để cúng dường các tỳ
khưu vào ngày hôm sau. Năm trăm vị tỳ khưu mà không thể ăn hết
lượng trái cây ấy.
Sau khi Đức Phật thọ thực xong món trái cây ấy, Ngài để đại
đức Ānanda mang y bát và rời khỏi khu rừng. Voi Pālileyyaka đi qua
trước mặt các vị tỳ khưu và đứng chặn ngang trước mặt Đức Thế Tôn.
“Bạch Đức Thế Tôn! Con voi có chuyện gì thế?” “Con voi muốn Như
Lai quay lại và cho các con ra đi.” Đức Phật trả lời như vậy rồi Ngài
nói với voi Pālileyyaka: “Lần này Như Lai nhất định sẽ đi và không
quay lại. Với thân này con không thể chứng đắc các tầng thiền hoặc
Tuệ quán, Đạo và Quả. Con hãy ở lại.” Khi nghe những lời này, con
voi đưa cái vòi vào miệng vừa khóc vừa đi theo hội chúng tỳ khưu do
Đức Phật dẫn đầu. Thật vậy, nếu nó có khả năng khiến Đức Phật quay
lại và sống như vậy thì nó cũng chỉ làm công việc phục vụ bậc Đạo sư
như trước đây.
Khi đến vùng ngoại biên của ngôi làng Pālileyyaka, Đức Phật
nói những lời cuối cùng đến con voi: “Này Pālileyyaka! Ở bên kia
vùng này không phải là nơi đi lại, sinh sống của con, đó là chỗ trú ngụ
của loài người nên sẽ nguy hiểm cho con. Con nên ở lại!” Con voi sầu
muộn chăm chú đứng nhìn Đức Phật đến chừng nào nó còn trông thấy.
Khi không còn có thể trông thấy Ngài, nó liền vỡ tim và chết ngay tại
chỗ ấy. Do oai lực của tâm tịnh tín đối với Đức Phật nên nó được tái
22 Đại Phật Sử - Tập 4

sanh làm một vị thiên trong một thiên cung bằng vàng rộng ba mươi
do tuần với tùy tùng gồm một ngàn chư thiên. Ở đó, vị ấy tên là vị
thiên Pālileyyaka.

Các tỳ khưu Kosambi đến sám hối với Đức Phật

Đức Phật tiếp tục lên đường và cuối cùng đến tại tịnh xá Kỳ
viên ở Sāvatthi. Hay tin rằng Đức Phật đã trở về, các vị tỳ khưu ở
Kosambi bèn đi đến Sāvatthi để sám hối với Đức Phật (trích dẫn từ bộ
chú giải Pháp Cú).

Mười tám cách để phân biệt người nói chánh pháp (Dhammavādi)
và mười tám cách để phân biệt người nói phi pháp
(Adhammavādi)

(Bài này trích dẫn từ bộ Vinaya Mahāvaggapāli).


Lúc bấy giờ, đại đức Sāriputta Mahāthera sau khi nghe tin các
vị tỳ khưu Kosambi đã đến bèn đi đến Đức Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi
xuống một nơi hợp lẽ. Rồi trưởng lão bạch với Đức Phật: “Bạch Đức
Thế Tôn! Nghe nói rằng các vị tỳ khưu xung đột ở Kosambi đã đến tại
Sāvatthi. Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con nên cư xử với họ như thế
nào?” Đức Phật nói: “Này Sāriputta! Trong trường hợp ấy con nên trú
trong Chánh pháp.” Đại đức Sāriputta hỏi:“Bạch Đức Thế Tôn! Làm
sao con có thể biết được điều gì là chánh pháp và điều gì là phi chánh
pháp?” Câu hỏi này là nguyên nhân khiến Đức Phật thuyết giảng mười
tám đặc tánh của phi chánh pháp (adhamma) và mười tám đặc tánh
của chánh pháp (dhamma).

Mười tám đặc tánh của phi chánh pháp (Adhamma-vatthu)

Này Sāriputta! Con có thể biết được người thuyết phi chánh
pháp qua mười tám đặc tánh ở đây trong chánh pháp này. Vị tỳ khưu
cho rằng:
Tỳ khưu Minh Huệ 23

1. Điều phi pháp cho là chánh pháp.


2. Chánh pháp cho là phi pháp.
3. Không phải luật cho là luật.
4. Đúng luật cho là phi luật.
5. Phi Phật ngôn cho là Phật ngôn.
6. Phật ngôn cho là phi Phật ngôn.
7. Pháp hành của Đức Phật cho là không phải của Đức Phật
8. Điều Đức Phật không thực hành cho là pháp hành của Đức Phật.
9. Điều Đức Phật không ban hành cho là điều học do Đức Phật dạy.
10. Điều học do Đức Phật dạy cho rằng không phải của Đức Phật.
11. Không phải tội cho là tội.
12. Tội cho là không phải tội.
13. Tội nhỏ cho là tội lớn.
14. Tội lớn cho là tội nhỏ.
15. Tội có thể sám hối cho là không thể sám hối.
16. Tội không thể sám hối cho là có thể sám hối.
17. Trọng tội cho là không phải trọng tội.
18. Không phải trọng tội cho là trọng tội.
“Này Sāriputta! Qua mười tám đặc tánh này con có thể biết được
thuyết phi chánh pháp.”

Mười tám đặc tính của người thuyết chánh pháp


(Dhamma-vatthu)

“Này Sāriputta! Người thuyết chánh pháp có thể biết được qua
mười tám đặc tánh. Ở đây, trong giáo pháp này, vị tỳ khưu thuyết
giảng rằng:
1. Điều không phải chánh pháp là phi chánh pháp.
2. Điều đúng pháp là chánh pháp.
3. Điều không phải luật là phi luật.
4. Điều đúng luật là luật.
5. Điều không phải do Đức Phật thuyết cho là không phải giáo pháp
của Đức Phật.
24 Đại Phật Sử - Tập 4

6. Điều Đức Phật thuyết cho là giáo pháp của Đức Phật.
7. Điều gì Đức Phật không làm thì cho là không phải pháp hành của
Đức Phật.
8. Điều gì Đức Phật thực hành thì cho là pháp hành của Đức Phật.
9. Điều gì Đức Phật không ban hành thì cho là không phải điều học
Đức Phật dạy.
10. Điều gì Đức Phật ban hành thì cho là điều học Đức Phật dạy.
11. Không có tội cho là không có tội.
12. Có tội cho là có tội.
13. Tội nhỏ cho là tội nhỏ.
14. Tội lớn cho là tội lớn.
15. Tội có thể sám hối cho là có thể sám hối.
16. Tội không thể sám hối cho là không thể sám hối.
17. Trọng tội cho là trọng tội.
18. Không phải trọng tội cho là không phải trọng tội.
“Này Sāriputta! Qua mười tám đặc tánh này con có thể biết được
người thuyết giảng chánh pháp.” Đức Phật dạy như vậy.
(Ở đây, lời khuyến giáo này được thuyết giảng liên quan đến các
nhân vật (puggalā-diṭṭhāna dhamma-desanā). Về mười tám điểm như:
(1) thuyết giảng điều không phải chánh pháp là chánh pháp. (2) thuyết
giảng cho rằng chánh pháp là phi chánh pháp. (17) thuyết giảng cho
rằng … .(18) … Được gọi là mười tám điểm của phi chánh pháp
(adhamma-vatthu). Người có một trong mười tám đặc điểm này được
xem là người thuyết giảng phi chánh pháp (adhamma-vādī).
Tương tự, về phía người thuyết chánh pháp, mười tám đặc điểm
sau đây như: (1) thuyết giảng không phải là chánh pháp là phi chánh
pháp. (2) thuyết giảng điều thuộc về chánh pháp là chánh pháp. … .
(18) … . Được gọi là mười tám đặc tánh của chánh pháp (dhamma-
vatthu). Người có một trong mười tám đặc điểm này được gọi là người
thuyết chánh pháp (dhamma-vādī). Như vậy, ngụ ý của Đức Phật nên
được hiểu tóm tắt như thế).

Sự khác biệt giữa những điểm khẳng định và


Tỳ khưu Minh Huệ 25

những điểm phủ định

(Trong hai phần chánh pháp và phi chánh pháp này, mỗi bên
gồm mười tám điều. Xét theo tạng Kinh thì mười tám thiện nghiệp
(kusalakamma-patha) là chánh pháp. Mười bất thiện nghiệp
(akusalakamma-patha) là phi chánh pháp. Cũng vậy, 37 phẩm Trợ
đạo (Bodhipakkhiya-dhamma): bốn Niệm xứ (Satipaṭṭhāna), bốn
Chánh cần (Sammappadhāna), v.v… là Chánh pháp. (Sự liệt kê sai lạc
các Pháp trên như ba Niệm xứ, ba Chánh cần, ba Thần túc
(iddhipāda), sáu Căn (indriya), sáu Lực (bala), tám Giác chi
(bojjhaṇga), chín Chánh đạo (maggaṇga), cũng như bốn thủ
(upādāna), năm triền cái (nīvaraṇa), bảy pháp ngủ ngầm (anusaya) và
tám tà kiến (micchādiṭṭhi). Tất cả những nhóm này là phi chánh pháp.
Nếu một người nào đó trong khi chấp theo một trong những
nhóm phi chánh pháp này. Sau khi luận với những người khác và đi
đến thống nhất rằng: “Chúng ta hãy cho rằng những nhóm này là
chánh pháp. Nếu chúng ta làm như vậy thì chúng ta sẽ có đẳng cấp
cao hơn trong những người thuyết pháp và chúng ta sẽ được nổi tiếng
trong xã hội.” Họ công bố rằng: “Đây đúng là chánh pháp,” (1) Vị ấy
khẳng định điều phi chánh pháp là chánh pháp.
Tương tự, nếu vị ấy nghĩ về những nhóm chánh pháp mà cho
rằng: “Đây quả thật là phi chánh pháp,” (2) vị ấy công bố điều chánh
pháp là phi chánh pháp.
Xét theo tạng Luật, nếu một người hỏi một người khác khiến
cho người ấy nhận ra tội và sám hối, sửa sai lỗi lầm của mình. Đó là
hành động đúng pháp (dhamma-kamma). Nếu một người không hỏi
tội, không làm cho người ấy nhận ra tội và không khiến cho người ấy
nhận ra tội. Đó là hành động phi chánh pháp (adhamma-kamma). Nếu
một người nói về một hành động đúng pháp là phi chánh pháp. Khi
đó, người ấy thuyết giảng chánh pháp là phi chánh pháp.
Về tạng Kinh, sự đoạn trừ tham (raga), sự đoạn trừ sân (dosa),
sự đoạn trừ si (moha), năm pháp nhiếp hộ đó là: Giới nhiếp hộ (sīla-
saṃvara), Niệm nhiếp hộ (sāti-saṃvara), Trí nhiếp hộ (ñāṇa-
26 Đại Phật Sử - Tập 4

saṃvara), Nhẫn nhiếp hộ (khantī-saṃvara), Tinh tấn nhiếp hộ (vīriya-


saṃvara).
Năm pháp đoạn trừ (pahāna) đó là: đoạn ác bằng Chánh kiến
(tadaṅga-pahāna), đoạn ác bằng Định (samādhi-pahāna), đoạn ác
bằng Xả (samuccheda-pahāna), đoạn ác bằng Chỉ tịnh
(patipassaddhi-pahāna), đoạn trừ bằng sự chứng ngộ Niết bàn
(nissaraṇa-pahāna), và sự quán niệm đến tham, sân và si không thể
sanh khởi. Những nhóm pháp này gồm: trừ diệt, nhiếp hộ, đoạn trừ và
quán niệm hình thành chánh pháp. Ngược lại, các nhóm phi đoạn diệt,
phi nhiếp hộ và phi quán niệm về tham, sân và si, v.v… hình thành
nhóm phi chánh pháp.
Xét theo tạng Luật, sự hoàn thành năm yếu tố đó là: sự
(vatthu), khu vực tăng sự (sīma), hội chúng (parisā), sự tụng đọc
(ñatti), tuyên ngôn (kamma-vācā) là chánh pháp, Giáo pháp. Sự bất
toàn hay khiếm khuyết trong năm yếu tố này là phi chánh cháp, phi
giáo pháp.
Theo Tạng Kinh, tứ Niệm xứ, tứ Chánh cần, tứ Thần túc, ngũ
Căn, ngũ Lực, thất Giác chi và bát Chánh đạo. Những nhóm này là
pháp do Đức Phật thuyết. Chư Phật chẳng bao giờ thuyết rằng có ba
Niệm xứ, ba Chánh cần, ba Thần túc, sáu Căn, sáu Lực, tám Giác chi
hay chín Chánh đạo.
Theo Tạng Luật, có bốn điều luật Bất cộng trụ (Pārājika), 13
Tăng tàn (Saṅghādisesa), 2 Bất định (Aniyata), 30 Ưng xả đối trị
(Nissaggiya), v.v… tất cả đều do Đức Phật giảng dạy. Đức Phật
không bao giờ thuyết rằng có 3 Bất cộng trụ, 3 Bất định, 31 Ưng xả
đối trị, v.v…
Theo tạng Kinh, sự nhập định hằng ngày trong quả định (Phala-
samāpatti), sự nhập định trong pháp Đại bi định (Mahākuraṇā-
samāpatti), sự dò xét thế giới hữu hình chúng sanh qua Phật nhãn
(Buddha-cakkhu), bao gồm Ý lạc tùy miên trí (Āsayānusaya-ñāna: trí
biết rõ tính khí và thiên hướng ngủ ngầm của chúng sanh), Căn
thượng hạ trí (Indriya Paropariyatti-ñāṇa: trí biết rõ sự trì độn và tánh
mẫn tiệp của các căn tín, tấn, niệm, định, tuệ), sự thuyết giảng những
Tỳ khưu Minh Huệ 27

bài pháp thích hợp và sự kể lại thích hợp những câu chuyện liên quan
theo sự thỉnh cầu, những phận sự này tạo nên pháp hành của Đức
Phật. Không nhập định trong thiền quả, không phải sự nhập định trong
pháp Đại bi, v.v… thì không phải là pháp hành của Đức Phật.
Theo tạng Luật, sự nhập hạ tại một thị trấn hay một ngôi làng
nào đó theo sự thỉnh cầu của thí chủ, sự lên đường du hành sau khi
mãn hạ có báo trước với thiện tín ở đó hay lên đường sau khi làm lễ
Tự tứ, sự chào hỏi các vị Tăng khác bằng những lời như: “Các con có
được an lạc không? Các con có khỏe không?” v.v… những điều như
vậy là pháp hành của Đức Phật. Nếu không phải những điều như thế
thì không phải là pháp hành của Đức Phật.
Trong một số điều Luật có một số câu như: “Người phạm luật
không có ý thì không có tội. Người phạm luật không cố ý trộm cắp thì
thì không có tội, v.v… Những điều luật như thế này là chương nói về
những điều vô tội. “Người cố ý phạm luật thì có tội. Người vi phạm cố
ý giết người thì phạm tội, v.v… Những điều luật như vậy là chương
nói về các tội.
Trong bảy loại tội, là tội Pārājika, tội Saṅghādisesa, tội
Thullaccaya, tội Pācittiya, tội Pātidesaniya, tội Dukkata và tội
Dubbhāsī, năm loại sau là những tội nhẹ. Trong khi hai loại trước
(những tội Pārājika và Saṅghādisesa) là những tội nặng.
Trong bảy loại tội này, sáu loại sau có thể sám hối được
(Sāvasesa āpatti) vì hạnh Sa-môn của người phạm tội vẫn còn (nghĩa
là nếu vị tỳ khưu ấy phạm tội nào đó trong sáu loại tội thì địa vị tỳ
khưu của vị ấy vẫn còn có giá trị dầu vị ấy đã phạm tội). Tội Pārājika
(Bất cộng trụ) không thể sám hối được (nghĩa là nếu vị ấy phạm một
điều Bất cộng trụ thì phẩm hạnh tỳ khưu của vị ấy mất giá trị).
Như vậy, mười tám đặc tánh của người thuyết Chánh pháp và
mười tám đặc tánh của người thuyết Phi chánh pháp nên được hiểu chi
tiết như vậy. Bài giải thích này trích từ Chú giải bộ Saṅghā
bhedakakhandhaka, Vinaya Cūḷa-Vagga.
Giống như đại đức Sāriputta, các vị đại đức Mahā Moggalāna,
Mahā Kassapa, Mahā Kaccāyana, Mahā Kotthika, Mahā Kappina,
28 Đại Phật Sử - Tập 4

Mahā Cunda, Anuruddha, Revata, Upāli, Ānanda và Rāhula cũng


nghe nói các vị tỳ khưu Kosambi đang đi đến Sāvatthi bèn đi đến yết
kiến Đức Phật và hỏi Ngài như đại đức Sāriputta đã hỏi. Khi ấy, Đức
Phật cũng giảng dạy họ mười tám điều Chánh pháp và mười tám điều
Phi chánh pháp theo cách như Ngài đã giảng dạy cho đại đức
Sāriputta.
Di mẫu Mahā Pajapati Gotamī của Đức Phật cũng thế, bà cũng
nghe nói các vị tỳ khưu Kosambi đang đi đến nên bà đến viếng Đức
Phật. Đảnh lễ Đức Phật rồi đứng ở một nơi hợp lẽ và đưa ra những câu
hỏi giống như đại đức Sāriputta. Rồi Đức Phật cũng nói với bà như
vầy: “Thưa di mẫu! Trong trường hợp ấy, hãy lắng nghe những câu
sau đây của cả hai hội chúng. Sau khi đã nghe rồi, di mẫu nên ưa thích
quan điểm của những người nói chánh pháp trong hai nhóm. Tất cả
những gì Ni chúng mong mỏi nơi Tăng chúng chỉ từ những vị tỳ khưu
thuyết chánh pháp.
Khi nhận được tin, trưởng giả Anāthapiṇḍika là thí chủ dâng
cúng Jetavana tịnh xá, và bà Visākhā là thí chủ dâng tịnh xá Đông
phương (Pubbārāma) cũng đi đến Đức Phật và đặt ra câu hỏi. Đức
Phật cũng trả lời với họ rằng: “Này trưởng giả Anāthapiṇḍika,
(Visākhā) trong trường hợp ấy hãy cúng dường vật thực đến cả hai
nhóm, sau khi đã cúng dường vật thực, hãy nghe pháp từ hai nhóm.
Sau khi đã nghe pháp hãy hoan hỷ ưa thích quan điểm ước muốn, sở
thích và sự chấp nhận của những vị tỳ khưu chơn chánh!” (Đây là
đoạn được trích từ bộ Vinaya Mahāvagga, Chú giải và Phụ chú giải
của tạng ấy).
Tuy nhiên, phần trích dẫn sau đây được rút ra từ bộ Chú giải
Dhammapada). Khi nghe tin các vị tỳ khưu xung đột ở thành Kosambi
đi đến yết kiến Đức Phật ở thành Sāvatthi. Đức vua Pasenadi xứ
Kosala đi đến yết kiến Đức Phật và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn!
Con không muốn các vị tỳ khưu Kosambi đi vào vương quốc của
con.” Đức Phật đáp lại: “Tâu bệ hạ! Những vị tỳ khưu Kosambi là
những vị tỳ khưu có giới đức. Chỉ do xung đột khiến họ không nghe
Tỳ khưu Minh Huệ 29

lời Như Lai. Giờ đây họ đã đến để sám hối với Như Lai. Hãy để họ
đến.”
“Bạch Đức Thế Tôn! Con không muốn họ đi vào tịnh xá.” Và
Đức Phật từ chối ước muốn của đức vua nên vị ấy chỉ biết làm thinh.
Khi các vị tỳ khưu Kosambi đi đến Sāvatthi, Đức Phật vận
dụng sự cố gắng để các tỳ khưu im lặng và bố trí cho họ trong những
nơi nằm ngoài rìa của tịnh xá. Không riêng gì các vị tỳ khưu khác
tránh xa họ mà các vị tỳ khưu khiêm tốn cũng đã hỏi Đức Phật như
vậy: “Bạch Đức Thế Tôn! Những vị tỳ khưu Kosambi xung đột là ai
vậy?” Đức Phật chỉ về phía những vị tỳ khưu ấy và nói rằng: "Họ ở
đây.” Khi các vị tỳ khưu có giới đức nói rằng: "Thì ra chính họ là
những vị tỳ khưu Kosambi hay gây gỗ và tranh cãi với nhau! Chúng
con cũng nghe nói rằng họ là những vị tỳ khưu Kosambi đã coi
thường lời dạy của Đức Phật!” Và chỉ ngón tay về phía họ. Các vị tỳ
khưu Kosambi hổ thẹn đến nỗi họ không dám ngẩng đầu lên, chỉ biết
phủ phục dưới chân Đức Phật và xin sám hối tội. Khi ấy Đức Phật nói
rằng: “Này các tỳ khưu! Các thầy đã trở thành đệ tử của một bậc Toàn
Giác như Như Lai đây và dầu Như Lai đã cố gắng đem đến sự hòa
hợp, các thầy đã không nghe lời Như Lai, đó quả thật là lỗi lầm to lớn
của các thầy.”
“Vào một thuở nọ, có một vị Bồ Tát lắng nghe lời khuyên của
cha mẹ khi họ sắp bị giết chết, và nhờ làm theo lời khuyên của cha mẹ
mà vị ấy củng cố được vương quyền của hai nước lớn bất chấp việc
cha mẹ của vị ấy bị giết.”
Rồi Đức Phật kể lại bổn sanh Kosambaka Jātaka (câu chuyện
về Dīghavu) đầy đủ chi tiết. Sau đó Đức Phật dạy thêm rằng: “Như
vậy, này các tỳ khưu! Dầu cha mẹ của vị ấy bị giết, hoàng tử Bồ Tát
Dīghavu đã cẩn trọng nghe lời khuyên của cha mẹ nên cuối cùng đã
lấy được con gái vua Brahamadatta và trở thành đấng cai trị hai vương
quốc lớn là Kāsi và Kosala. Tuy vậy, này các tỳ khưu! Các con đã
không nghe theo lời khuyên của Như Lai và đã phạm một lỗi lầm rất
to lớn.”
Rồi Đức Phật đọc lên câu kệ sau:
30 Đại Phật Sử - Tập 4

Pare ca na vijānanti, mayam ettha yamāmase.


Ye ca tatha vijānanti, tato sammanti’medhagā.
Ở đây, giữa đông đảo chúng tỳ khưu, những kẻ ngu si và hay
sinh sự không biết rằng chúng ta đang tiến gần đến với tử thần trong
từng giây phút vì họ thiếu trí tuệ. Cũng trong hội chúng ấy, những vị
tỳ khưu có trí tuệ sáng suốt thì nhận biết rằng họ đang tiến gần đến tử
thần trong từng ‘sát na’. Nhờ nhận biết như vậy mà sự xung đột chấm
dứt bởi Chánh Đạo.
Vào lúc kết thúc câu kệ, tất cả hội chúng được an trú trong quả
thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala) và các tầng thánh cao hơn.
Bằng những bài pháp này, Đức Phật đã hóa độ cho nhân loại,
chư thiên và Phạm thiên (trong khu rừng Pālileyyaka suốt thời từ cuối
mùa hạ thứ mười đến đầu hạ thứ mười một).

KẾT THÚC CHƯƠNG 28

MÙA AN CƯ THỨ 10 CỦA ĐỨC PHẬT TẠI KHU RỪNG


PĀLILEYYAKA


Tỳ khưu Minh Huệ 31

CHƯƠNG 29

HẠ THỨ MƯỜI MỘT CỦA ĐỨC PHẬT TẠI LÀNG CỦA


BÀ-LA-MÔN NĀḶA

Như đã trình bày ở phần trước, sau khi lưu lại tịnh xá Jetavana,
tại Sāvatthi để tế độ những chúng sanh đủ duyên còn lại, Đức Phật
tiếp tục lên đường và cuối cùng đến tại làng của người Bà-la-môn tên
Ekanāḷa ở huyện Dakkhiṇāgiri, gọi như vậy vì huyện ấy nằm ở phía
nam của ngọn đồi gần kinh thành Rājagaha thuộc nước Magadha. Nơi
đây, Ngài trải qua mùa an cư kiết hạ thứ mười một và mỗi ngày đến
ngôi làng Bà-la-môn ấy khất thực.
Khi ngự tại tịnh xá Dakkhiṇāgiri, Đức Phật thường làm hai công
việc:
(1) Công việc buổi sáng (pure-bhatta-kicca), nghĩa là công việc
trước buổi độ ngọ).
(2) Công việc sau bữa ăn (pacchā-bhatta-kicca). Sau khi làm xong
công việc buổi sáng, Ngài làm những việc sau bữa ăn gồm có bốn
phần. Khi làm hết bốn phần công việc, Ngài dùng Phật nhãn dò xét thế
giới hữu tình. Phật nhãn (Buddha-cakkhu) bao gồm Āsayānusaya-
ñāṇa (Ý lạc tùy miên trí) và Indriya Paropariyatti-ñāṇa (Căn thượng
hạ trí) và trông thấy Bà-la-môn Kasibhāradvāja là người có đủ duyên
lành để chứng đắc thánh quả A-la-hán do những việc phước đã được
tích trữ trong quá khứ của ông. Đức Phật cũng biết rõ: “Nhân duyên
viếng thăm của Ta đến nông trại Bà-la-môn này, cuộc đàm thoại giữa
Như Lai và ông ta sẽ diễn ra. Khi cuộc đàm thoại kết thúc, sau khi
nghe thời pháp thì Bà-la-môn Kasibhāradvāja sẽ chứng đắc đạo quả
A-la-hán.”
Do vậy, Đức Phật đi đến nông trại của ông Bà-la-môn trò
chuyện rồi thuyết giảng bài kinh Kasibhāradvāja ( Bài kinh
32 Đại Phật Sử - Tập 4

Kasibhāradvāja được kết tập trong bộ Saṃyutta Nikāya). Trong bộ


Đại Phật Sử này, những bài kinh và Chú giải sẽ dựa vào bộ Sutta
Nipāta.

Năm phần công việc của Đức Phật

Nói về những công việc hay những sở hành của Đức Phật, bộ
Chú giải Saṃyutta Nikāya và những bộ Chú giải khác nêu ra năm
phận sự; bộ Chú giải Sutta Nipāta kết hợp với bốn phận sự sau chỉ nêu
ra hai loại phận sự đó là phận sự buổi sáng và phận sự sau bữa ăn trưa.
Tuy nhiên, quan niệm thì giống nhau. Cho nên, nói hai phận sự theo
bộ Chú giải Sutta Nipāta và năm loại phận sự theo những bộ Chú giải
khác. Đó những công việc trong canh đầu của đêm (purima-yāma-
kicca), những công việc trong canh giữa (majjhima-yāma-kicca),
những công việc vào canh cuối (pacchima-yāma-kicca). Năm loại
phận sự này sẽ được mô tả lần lượt theo thứ tự để độc giả khởi tâm
tịnh tín.

(1) Những công việc buổi sáng của Đức Phật


(Pure-bhatta Buddha-kicca)
Đức Phật dậy sớm và để ban phước cho vị tỳ khưu thị giả của
Ngài cũng như sự chăm lo sự an lạc về thân của Ngài, Ngài làm vệ
sinh thân thể rồi nhập vào Quả Định (phala-samāpatti) cho đến giờ đi
khất thực. Khi đến giờ, Ngài sửa soạn y nội cho ngay ngắn, buộc lại
dây thắt lưng đắp y vai trái rồi mang bát đi vào làng. Có khi Ngài đi
khất thực một mình, và có khi Ngài đi cùng với chúng tỳ khưu.
Phương tiện đi lại của Ngài có khi đi bộ và đôi khi Ngài đi bằng thần
thông.
Ví dụ: Khi Đức Phật đi khất thực, những làn gió nhẹ thổi qua
làm sạch những chỗ phía trước con đường đi của Ngài, những đám
mây phun xuống những giọt nước li ti làm lắng dịu bụi bặm trên lối đi
của Ngài. Những đám mưa ấy theo sát Đức Phật giống như cái lọng
che trên đầu Ngài. Những ngọn gió thổi qua chở theo những bông hoa
Tỳ khưu Minh Huệ 33

từ khắp nơi và rải chúng xuống đất tạo thành tấm thảm hoa trên khắp
lối đi. Những chỗ đất cao tự hạ thấp xuống và trở nên bằng phẳng.
Những chỗ đất hõm xuống thì tự nó cao lên và ngang bằng với đất
xung quanh. Sỏi đá, những mảnh vụn sành sứ, ụ cây đều tự động dời
đi chỗ khác.
Khi Đức Phật đặt bàn chân xuống đất thì mặt đất trở nên bằng
phẳng, hoặc những hoa sen lớn bằng bánh xe bò khi chạm vào đem lại
cảm xúc khả ái, chúng nỗi lên và đỡ lấy bàn chân của Đức Phật.
Ngay khi Đức Phật đặt bàn chân phải của mình xuống ngưỡng
cửa của ngôi làng, thị trấn thì hào quang sáu màu từ thân Ngài phát
sáng ra. Tựa như có nước vàng hòa tan đổ lên tòa lâu đài mái vuông
góc nhọn, hay như toà nhà đang được che phủ bằng những tấm vải lụa
nhiều màu xinh xắn. Những tia hào quang ấy tỏa ra làm khắp nơi sáng
rực lên. Những con ngựa, voi, chim chóc và những loài thú khác đều
cất lên những âm thanh khả ái khi đang ở trong khu vực của chúng.
Tương tự, những cây đàn Beluva và những loại nhạc cụ khác đều phát
ra những tiếng nhạc khả ái mà không cần đến nhạc công. Những đồ
trang sức như vòng đeo cổ, khuyên tai, vòng đeo tay, đeo chân, bằng
tay, v.v… được mang trên thân của mọi người tự động ngân lên những
âm thanh khả ái. Từ những hiện tượng này, người ta biết rằng: “Hôm
nay Đức Phật đi vào làng (hay thị trấn) của chúng ta để khất thực.”
Mọi người ăn mặc xinh đẹp và trang sức lộng lẫy đi ra khỏi nhà
mang theo những vật thơm như tràng hoa và những vật cúng dường
khác. Họ tụ họp trên con đường chính, trong trung tâm của thành phố
và thành kính dâng lên Đức Phật những lễ vật cúng dường. Họ hỏi có
bao nhiêu vị tỳ khưu, tùy theo khả năng họ cúng dường vật thực
“Bạch chư đại đức! Chúng con xin thỉnh mời mười vị tỳ khưu.”
“Chúng con xin thỉnh hai chục vị tỳ khưu.” “Chúng con xin thỉnh một
trăm vị tỳ khưu,” v.v … họ cũng thỉnh lấy bát của Đức Phật và sắp
đặt những chỗ ngồi để dâng cúng vật thực đến chư Tăng.
Sau khi thọ thực xong, Đức Phật thuyết pháp đến chư thiện tín
phù hợp với căn tánh của họ để giúp họ an trú trong Tam quy, Ngũ
giới và những tầng thánh nào đó trong bốn tầng Thánh quả. Như vậy,
34 Đại Phật Sử - Tập 4

Đức Phật đã nâng cao tâm linh cho họ bằng cách thuyết pháp đến họ
rồi sau đó Ngài trở về tịnh xá.
Về đến tịnh xá, Đức Phật ngồi xuống Phật tọa đã được soạn sẵn
trong giả ốc hình tròn ngát hương và đợi đến khi các vị tỳ khưu thọ
thực xong. Khi bữa ăn của họ đã xong, vị tỳ khưu thị giả bèn báo tin
này đến Đức Phật và Ngài đi vào Hương Phòng.
(Tất cả những công việc này là những sở hành của Đức
Phật trong buổi sáng. Ngoài ra còn có những công việc chi tiết khác
nhưng không được kể ra ở đây. Những công việc chi tiết ấy được ghi
lại trong bài kinh Brahmāya của bộ kinh Majjhima Paṇṇāsa Pāḷi).

(2) Những công việc sau bữa ăn trưa của Đức Phật
(Pacchā-bhatta Buddha-kicca)

Khi công việc độ thực đã xong, Đức Phật ngồi vào chỗ đã được
vị thị giả soạn sẵn gần Hương phòng (tại chỗ hội họp của các vị tỳ
khưu) và rửa chân của Ngài. Khi đứng trên tấm ván rửa chân, Ngài
khuyến giáo các vị tỳ khưu như vầy:
“Này các tỳ khưu! Hãy cố gắng hoàn thành ba học pháp bằng
Chánh niệm. Quả thật là hy hữu khi được sống trong thời kỳ có Đức
Phật xuất hiện trong thế gian. Khó thay được sanh làm người. Khó
thay có được đức tin. Khó thay có được đời sống Sa-môn. Khó thay
được nghe Chánh Pháp.”
Trong những trường hợp như vậy, một số tỳ khưu hỏi Đức Phật
về pháp môn Thiền, và Đức Phật bèn chỉ dạy cho họ những đề mục
thiền thích hợp với căn tánh của họ. Sau đó tất cả đảnh lễ rồi đi đến
chỗ ngụ riêng của họ, một số đi vào rừng, một số đi đến cội cây, một
số đi đến những ngọn đồi, trong khi những vị tỳ khưu khác thì đi đến
cõi Tứ đại thiên vương (catummahārājikā), Đạo lợi (tāvatiṃsā), Dạ
ma (yāmā), Đâu suất (tusitā), Hóa lạc thiên (nimmānarati) và Tha hóa
tự tại thiên (paranimmitavasavattī).
Sau đó Ngài đi vào Hương phòng, và nếu muốn Ngài sẽ nằm
nghỉ một lát bằng cách nghiêng mình về bên phải mà không hề xa rời
Tỳ khưu Minh Huệ 35

Chánh Niệm. Khi thân đã được thư giãn, Ngài ngồi dậy và dò xét thế
giới hữu tình trong bước thời gian thứ hai của ngày. Tuy nhiên, phần
thời gian thứ ba của ngày, dân chúng nơi các làng mạc hay thị trấn nơi
mà Đức Phật đến khất thực, họ đi đến tịnh xá mang theo vật thơm,
tràng hoa và những thứ cúng dường khác để nghe Ngài thuyết pháp
vào buổi chiều. Khi Đức Phật đi vào hội chúng bằng phương tiện siêu
phàm và ngồi vào Phật tọa đã được soạn sẵn trong Chánh pháp đường
(đó là một giả ốc hình tròn làm nơi để thuyết pháp). Nơi đây, Đức
Phật thuyết pháp trong thời gian thích hợp rồi cho thính chúng ra về
khi Ngài biết thời gian đã hết. Dân chúng đảnh lễ Đức Phật rồi kính
cẩn cáo từ ra về. (Tất cả những công việc này được Đức Phật thực
hiện sau bữa ăn).

(3) Những sở hành của Đức Phật trong canh đầu của đêm
(Purima-yāma Buddha-kicca)

Sau khi làm xong mọi phận sự ban ngày sau bữa ăn. Nếu muốn,
Đức Phật có thể đi tắm, Ngài đi đến chỗ mà vị thị giả đã chuẩn bị sẵn
nước tắm, lấy chiếc y tắm từ tay của vị thị giả rồi đi vào phòng tắm.
Trong khi Đức Phật đang tắm như vậy, vị thị giả bèn khiêng
một cái ghế cho Đức Phật và đặt vào một nơi nào đó trong Hương
phòng. Sau khi tắm xong, Đức Phật mặc y nội, buộc dây thắt lưng,
đắp y vai trái và đắp y Tăng-già-lê rồi Ngài ngồi một mình trên Phật
tọa đã được soạn sẵn trong Hương phòng trong chốc lát.
Một lát sau, các vị tỳ khưu từ những chỗ ngụ riêng của họ đi
đến hầu Đức Phật. Trong những lúc hội họp như vậy, một số tỳ khưu
xin Đức Phật chỉ dạy đề mục thiền, trong khi những vị khác thì thỉnh
Ngài thuyết pháp. Đức Phật giúp các tỳ khưu viên mãn ước muốn và
trải qua thời kỳ đầu của đêm.
(Đây là sở hành của Đức Phật trong canh đầu của đêm).

(4) Những sở hành của Đức Phật trong canh giữa của đêm
(Majjhima-yāma Buddha-kicca)
36 Đại Phật Sử - Tập 4

Các vị tỳ khưu ra về sau khi đảnh lễ Đức Phật trong canh đầu
của đêm, các chư thiên và Phạm thiên trong mười ngàn thế giới tranh
thủ đi đến Đức Phật để đặt ra những câu hỏi mà họ ấp ủ trong tâm. Họ
cũng đưa ra những thắc mắc mà trong đó tối thiểu là bốn mẫu tự. Đức
Phật giải đáp tất cả những nghi vấn và thắc mắc của họ không bỏ sót
một vấn nạn nào. Như vậy, Đức Phật trải qua canh giữa của đêm theo
cách như thế.
(Đây là sở hành của Đức Phật trong canh giữa của đêm)

(5) Sở hành của Đức Phật trong canh cuối của đêm
(Pacchima-yāma Buddha-kicca

Canh cuối của đêm được chia làm ba phần: giai đoạn đầu Đức
Phật đi kinh hành để thư giãn cơ thể vì Ngài đã ngồi liên tục suốt đêm;
giai đoạn hai Ngài nằm nghỉ nghiêng mình về bên phải trong Hương
phòng mà không xa rời chánh niệm; giai đoạn ba, sau khi ngồi dậy
Ngài dò xét thế gian hữu tình bằng Phật nhãn để tìm xem những nhân
vật đã từng làm những việc đặc biệt như là Bố thí, giữ Giới trong thời
gian những vị Phật quá khứ. Đây là bài Chú giải được nêu ra trong các
bài Chú giải Saṃyutta, Sīlakkhandha và những tác phẩm khác.
Trích dẫn trong Chú giải Sutta Nipāta như sau:
Thời gian buổi sáng được chia làm bốn giai đoạn. Giai đoạn
thứ nhất Đức Phật đi kinh hành; giai đoạn thứ hai Đức Phật nằm nghỉ
với tư thế nghiêng mình bên phải trong Hương phòng mà không rời xa
chánh niệm; giai đoạn thứ ba được Ngài sử dụng để nhập thiền quả
(arahatta-phala-samāpatti); giai đoạn thứ tư, Ngài nhập vào Đại bi
định (mahākaruṇā-samāpatti) và dò xét thế giới hữu tình của Ngài
bằng Phật nhãn để xem chúng sanh nào có ít ‘bụi’ trong mắt và chúng
sanh nào có nhiều ‘bụi’ trong mắt…
(Đây là sở hành trong canh cuối của Đức Phật).
Chấm dứt năm loại phận sự của Đức Phật

*************
Tỳ khưu Minh Huệ 37

Như vậy, theo thông lệ chư Phật hằng ngày thường làm năm
phận sự dù ở bất cứ nơi nào mà các Ngài ngự đến. Theo đúng thông lệ
nên Đức Phật của chúng ta cũng vậy. Khi Ngài trải qua mùa an cư thứ
mười một, hằng ngày Ngài làm năm phận sự. Một hôm, khi Ngài dò
xét thế giới hữu tình bằng Phật nhãn, Ngài trông thấy ông Bà-la-môn
Kasibhāradvāja là người có phước adhikara đặc biệt giúp ông ta
chứng đắc đạo quả A-la-hán. Khi suy xét thêm, Ngài biết trước như
vầy: “Ông Bà-la-môn ngày hôm nay sẽ tổ chức lễ canh điền. Khi Như
Lai đến mảnh ruộng đang cày của ông ấy thì cuộc đàm đạo giữa Như
Lai và ông ta sẽ xảy ra. Vào lúc kết thúc buổi pháp đàm, nhờ nghe
thời pháp của Như Lai, ông ta sẽ đắp y và trở thành vị thánh A-la-
hán.” Rồi Đức Phật ở lại tịnh xá Dakkhiṇagiri và chờ cơ hội ấy.

Lễ canh điền của Bà-la-môn Kasibhāradvāja

Ngày hôm ấy diễn ra lễ canh điền của Bà-la-môn


Kasibhāradvāja, một cư dân của ngôi làng Ekaṇāla (ông có tên như
vậy là vì ông thuộc bộ tộc Bhāradvāja và làm nghề nông).
Chương trình lễ cày ruộng và gieo hạt ngày thứ nhất của ông ta
như sau: ba ngàn con bò kéo được sắp xếp sẵn sàng. Tất cả những
chiếc sừng của chúng đều được bịt bằng vàng và móng của chúng
được gắn bằng bạc. Tất cả chúng đều được trang sức bằng bông hoa
trắng và trên thân có in hình năm ngón tay bằng vật liệu thơm. Tất cả
chúng đều là giống bò tốt nhất, đầu và bốn chân chúng tuyệt đẹp. Một
số có màu nâu đậm, một số có màu trắng tuyết, một số có màu đỏ của
san hô, trong khi những con khác thì có màu đốm trông những viên
ngọc māsaragalla.
Cũng thế, năm trăm công nhân đều mặc y phục màu trắng và
trang sức trên người bằng những tràng hoa thơm, vai phải của họ
mang một vòng hoa lớn, toàn thân của họ sáng chói rực rỡ. Họ đi
thành từng nhóm, mỗi nhóm có mười cái cày. Ngay trước những cái
cày là những cái ách và những gậy hích được bịt vàng. Trong năm
38 Đại Phật Sử - Tập 4

trăm chiếc cày này, chiếc cày thứ nhất do tám con bò kéo, mỗi chiếc
cày còn lại được kéo bởi bốn con. Những con bò còn lại sẵn sàng để
thay thế những con bị mệt. Mỗi nhóm có mười chiếc cày và có một cỗ
xe hạt giống đi kèm. Việc cày ruộng được thực hiện do từng người
nông dân thay phiên nhau. Việc gieo giống cũng được thực hiện như
thế.
Về phần của điền chủ Bà-la-môn Kasibhāradvāja, ông tỉa râu
mép và râu cằm thật gọn gàng. Ông tắm rửa sạch sẽ và thoa lên người
loại hương liệu có mùi thơm đặc biệt. Sau đó ông mặc bộ y trị giá năm
trăm ngàn đồng tiền vàng và chiếc áo choàng trị giá một ngàn đồng
tiền vàng ở bên vai trái của ông. Hai lỗ tai của ông ta được đính vào
hai vật trang sức có hình miệng của con sư tử. Đầu của ông được vấn
bằng chiếc khăn xếp như chiếc khăn vấn đầu của vị Phạm thiên. Một
vật trang sức bằng vàng như tràng hoa đeo quanh cổ. Đứng giữa nhóm
người Bà-la-môn, ông giám sát cuộc lễ.
Sau đó, vợ của ông cho người chở đến những chiếc bình đựng
các món ăn được nấu bằng sữa bằng những chiếc xe bò. Bà tắm gội
bằng nước thơm, trang phục lộng lẫy rồi đi đến nông trang cùng với
những nữ Bà-la-môn khác.
Trong nhà của Bà-la-môn cũng vậy, nơi nào cũng có mùi
hương thơm ngát. Hột nổ được rải khắp nơi. Những cái lu đựng đầy
nước, những cây chuối, cờ xí và cờ phướn được trang hoàng cho buổi
lễ. Và bằng hương hoa và các lễ vật khác, lễ cúng dường được tiến
hành. Trong cánh đồng, những lá cờ hình khối và dẹp được treo khắp
nơi. Những người trợ giúp, người làm công và những người tụ họp lại
số lượng lên đến hai ngàn năm trăm người. Mọi người đều mặc quần
áo mới và món ăn bằng sữa đã được bày sẵn sàng cho họ.
Khi mọi sự đã sẵn sàng để tiến hành lễ hội ở nông trại, Bà-la-
môn Kasibhāradvāja sai rửa sạch cái bát vàng mà ông thường dùng ăn
cơm và cho vào bát món cơm sữa thêm bơ, mật ong và mật đường.
Ông cho người cúng dường món cơm sữa đến Thần Nông. Vợ ông sai
phân phối các bát bằng vàng, bạc, đồng trắng và đồng đỏ cho năm
trăm nông dân, đích thân bà sớt món cơm sữa, bằng cái giá hình thù
Tỳ khưu Minh Huệ 39

như cái tách, vào bát của họ lần lượt từ người này đến người khác.
Tuy nhiên, sau khi cúng lễ các thần linh xong, Bà-la-môn đi đôi giày
buộc bằng những sợi dây màu đỏ và cầm chiếc gậy bằng vàng, ông đi
từ nơi này đến nơi khác để giám sát công việc và nói: “Hãy cho món
cơm sữa vào bát của người đàn ông này! Hãy bỏ bơ vào bát này! Hãy
múc một ít mật đường cho vào bát ông này!”
Đây là cách thức về lễ canh điền của chủ điền Bà-la-môn
Kasibhāradvāja.

Đức Phật viếng lễ canh điền

Bấy giờ đang ở Hương phòng, Đức Phật biết rằng bữa tiệc món
cơm sữa đang diễn ra và Ngài quyết định rằng: “Đã đến lúc Như Lai
tế độ Bà-la-môn Kasibhāradvāja!” Thế nên, Ngài sửa lại chiếc y nội,
buộc dây lưng, đắp y vai trái, mang bát và đi đến nơi mà lễ canh điền
đang diễn ra sôi động nhất.
(Ở đây, bất cứ khi nào Đức Phật muốn nhận lãnh vật thực thì
cái bát bằng đá màu xanh inda-nila (do bốn vị Thiên vương dâng
cúng) tự động xuất hiện giữa hai tay của Đức Phật. Đức Phật không
cần thiết đem bát đi theo. Như con ong đến nơi nhiều bông hoa, cũng
vậy cái bát tự hiện ra dành cho Đức Phật.
Người ta có thể hỏi rằng: “Tại sao các tỳ khưu không đi theo
Đức Phật?” Câu trả lời là: “ Khi muốn đi một mình, Đức Phật đi vào
Hương phòng vào giờ khất thực buổi sáng và đóng cửa phòng, ở lại
trong đó. Từ dấu hiệu đó, các tỳ khưu biết rằng: “Ngày hôm nay, Bậc
Đạo sư muốn đi vào làng hay thị trấn một mình. Chắc chắn là bậc Đạo
sư đã thấy một người nào đó cần tế độ.” Do biết vậy, họ mang bát tìm
con đường riêng đi khất thực sau khi nhiễu quanh Hương phòng.
Trong ngày hôm ấy, để tiếp độ Bà-la-môn Kasibhāradvāja, Đức Phật
đã hành xử y như cách đã được nêu trên. Đó là lý do mà các tỳ khưu
không đi theo Đức Phật).
Vào lúc Đức Phật đến viếng thì Bà-la-môn Kasibhāradvāja
đang chủ trì bữa tiệc món cơm sữa dành cho các thành viên trong
40 Đại Phật Sử - Tập 4

nhóm tùy tùng của ông. Đức Phật đi đến bữa tiệc và đứng ở một nơi
thích hợp.
(Ở đây Đức Phật đi đến và đứng nơi buổi tiệc đang diễn ra là
chỉ để ban phúc lành cho Bà-la-môn Kasibhāradvāja. Thực ra, Ngài đi
đến đó không phải để xin vật thực như những người ăn xin. Giải rộng:
Quyến thuộc của Đức Phật số lượng một trăm sáu chục ngàn người,
tám chục ngàn bên cha và tám chục ngàn bên mẹ. Những quyến thuộc
này đủ khả năng để cung cấp vật thực thường xuyên. Quả vậy, Đức
Phật khoác vào chiếc y không vì vật thực. Thực ra, Ngài trở thành Sa-
môn với chí nguyện là: “ Trong vô số kiếp Ta đã tạo ra năm loại đại
thí và thực hành viên mãn các pháp Ba-la-mật. Sau khi tự mình thoát
khỏi sanh tử luân hồi, Ta sẽ độ thoát cho những chúng sanh nào xứng
đáng được độ thoát như Ta. Sau khi nhiếp phục bản thân bằng sự thu
thúc lục căn, Ta sẽ nhiếp phục những chúng sanh đáng được nhiếp
phục như Ta vậy. Sau khi làm thanh tịnh bản thân bằng sự dập tắt tất
cả hơi nóng của phiền não, Ta sẽ đem lại thanh tịnh cho những chúng
sanh xứng đáng giống như Ta. Sau khi tự mình đạt đến chỗ tịch tịnh
đối với thân và phiền não, Ta sẽ dạy cho những chúng sanh xứng đáng
đạt đến chỗ tịch tịnh đối với thân và các phiền não giống như Ta vậy.
Do đó, chính vì Ngài muốn độ thoát cho những chúng sanh này giống
như Ngài đã tự mình giải thoát khỏi vòng luân hồi. Chính vì Ngài
muốn điều phục chúng sanh giống như Ngài đã điều phục chính mình
bằng sự thu thúc lục căn. Chính vì Ngài muốn đem lại thanh tịnh cho
những chúng sanh ấy giống như Ngài đã thanh tịnh chính mình bằng
sự dập tắt tất cả những ngọn lửa phiền não. Chính vì Ngài muốn đạt
đến chỗ tịch tịnh về thân và các phiền não mà Ngài đã đi khắp thế
gian. Trong chuyến du hành hôm nay, Ngài đi đến và đứng đó, nơi mà
bữa cơm sữa đang diễn ra sôi động nhất để tế độ Bà-la-môn
Kasibhāradvāja).
Sau khi Đức Phật đứng ở chỗ đủ cao để Bà-la-môn
Kasibhāradvāja có thể trông thấy và nghe Ngài nói. Từ thân Ngài phát
ra hào quang có màu pīta giống như sự pha trộn màu sắc của vàng
lỏng và bột đá vàng. Sáng chói hơn ánh sáng của một ngàn mặt trời
Tỳ khưu Minh Huệ 41

và một ngàn mặt trăng, các tia hào quang đi xa tám mươi hắc tay,
khắp các hướng đều thấm nhuần hào quang từ thân Đức Phật, những
bức vách trong chỗ làm việc của Bà-la-môn, những cây cối chung
quanh và những cục đất đã được lật lên và những vật khác đều trông
như những khối vàng rắn.
Lúc bấy giờ những người tham dự bữa tiệc cơm sữa trông thấy
Đức Phật vô song trong tướng mạo uy nghi rực rỡ của một vị Phật. Do
vậy, họ vội vàng rửa tay chân rồi cung kính chắp tay đứng quanh
Ngài. Bà-la-môn Kasibhāradvāja trông thấy mọi người vây quanh Đức
Phật, ông ta không hài lòng, nghĩ rằng: “ Công việc của ta đã bị phá
vỡ có chủ tâm!” Khi chú ý đến các tướng chánh và tướng phụ, ông ta
đã nhận xét sai lầm rằng: “ Vị Sa-môn Gotama này, nếu mà chịu làm
việc để kiếm của cải thì chắc vị ấy đã kiếm được cái gì đó như cái kẹp
tóc bằng hồng ngọc cho tất cả người trong khắp cõi Diêm phù đề này.
Vị ấy có thể thành tựu bất cứ điều hạnh phúc nào! Tuy nhiên, vì lười
biếng không làm gì cả, chỉ ăn vật thực kiếm được ở các buổi lễ canh
điền và các buổi lễ khác; vị ấy đi lại chỗ này chỗ kia để chăm lo cái
thân của vị ấy mà thôi.” Do tâm trạng khó chịu và suy nghĩ sai lầm
của mình nên ông đã nói với Đức Phật những lời khinh miệt sau: “
Này ông Sa-môn, tôi làm công việc cày cấy và gieo trồng. Tôi kiếm
sống nhờ vậy (dù tôi không có những tướng hảo như ông, nhưng công
việc của tôi cũng không bị ảnh hưởng bất lợi). Này ông Sa-môn, ông
cũng nên cày bừa và gieo trồng như tôi. Nhờ làm vậy, ông sẽ sống
cuộc đời hạnh phúc như tôi. (Đối với ông, người có những tướng của
bậc đại nhân, lợi ích nào sẽ xảy đến?)
(Bà-la-môn Kasibhāradvāja vốn biết rằng: “Thái tử Siddhattha
ra đời trong cung điện của dòng tộc Thích ca, trong kinh thành
Kapilavatthu! Vị thái tử ấy đã trở thành một vị Sa-môn sau khi từ bỏ
đời sống vương giả của một vị Chuyển luân vương!” Ông nhận ra
Thái tử Siddhattha chính là vị Sa-môn này. Ông nói với Đức Phật theo
cách trên vì ông muốn chỉ trích Ngài: “Sau khi từ bỏ đời sống xa hoa
của một vị Chuyển luân vương, giờ đây ông có thấy mỏi mệt không?”
Hoặc, là một Bà-la-môn thông minh sắc bén, ông ta nói như vậy vì
42 Đại Phật Sử - Tập 4

không muốn phản đối Ngài mà vì ông đã tự mình chứng kiến tướng
hảo thù thắng của Đức Phật nên muốn tán dương trí tuệ của Ngài và
bắt chuyện với Ngài).
Lúc bấy giờ vì Bà-la-môn Kasibhāradvāja, một người chủ nông
trại, là người xứng đáng để nói chuyện nên Đức Phật muốn giáo giới
cho ông tùy theo căn cơ của ông. Để ban ra một thời pháp thoại, khi
biểu lộ chính Ngài là chúa tể của những người trồng trọt trong thế giới
hữu tình, có chư thiên và Phạm thiên, Đức Phật nói rằng: “ Này Bà-la-
môn Kasibhāradvāja, giống như ông, Như Lai cũng cày ruộng, gieo
hạt và nhờ đó sống hạnh phúc.”
Khi ấy ý nghĩ sau đây sanh đến với Bà-la-môn Kasibhāradvāja:
“Vị Sa-môn Gotama này nói rằng: ‘Ta cũng cày ruộng và gieo hạt,’
nhưng ta không thấy những dụng cụ của vị ấy như cái ách, gậy hích,
v.v… Vị ấy có nói dối ta không?” Rồi ông Bà-la-môn nhìn Đức Phật
và quan sát Ngài từ chân lên đến đầu và thấy rằng Ngài có đầy đủ
tướng hảo của một bậc Đại nhân. Thế nên ông suy nghĩ: “Không có lý
do gì mà một người có đầy đủ hảo tướng như vầy lại nói lời không
thật.” Ngay khi ấy ông cảm thấy kính trọng Đức Phật và từ bỏ lời nói
khiếm nhã như ‘ông Sa-môn’ và gọi Ngài bằng tên của bộ tộc của
Ngài như vầy:
“Chúng tôi không thấy cái ách, cái cày, lưỡi cày, gậy hích và
những con bò kéo của Ngài Gotama. Dù ông đã quả quyết khi nói
rằng: ‘ Này ông Bà-la-môn, giống như ông Như Lai cũng cày ruộng,
gieo hạt và nhờ đó sống hạnh phúc.’ ”
Rồi ông hỏi bằng câu kệ sau đây:

1) Kassako paṭijānāsi
na ca passāmi te kasim.
Kasim no pucchito brūhi
yathā jānemu te kasiṁ.
(Thưa Ngài Gotama), Ngài công bố rằng Ngài là nông dân.
Nhưng tôi không thấy những công cụ của Ngài, là cái ách, cái cày và
những thứ khác cần thiết cho việc đồng áng. Vì giờ đây chúng tôi xin
Tỳ khưu Minh Huệ 43

hỏi Ngài, hãy nói cho chúng tôi biết bằng cách nào đó để có thể nhìn
thấy tất cả những công cụ (của Ngài, thưa Ngài Gotama) để làm nông.
Đối với câu hỏi đầy đủ do Bà-la-môn nêu ra, Đức Phật đã cho câu trả
lời bằng bốn câu kệ, ba câu tự nó là những câu trả lời và câu thứ tư là
câu kết luận. Những câu kệ và bản dịch của chúng như sau:

Câu trả lời bằng kệ ngôn (1)

2) Saddhā bījaṁ tapo vuṭṭhi


paññā me yuga-nañgalaṁ
Hirī tsā mano yuttaṁ
sati me phālapācanaṁ
(a) (Này Bà-la-môn Kasibhāradvāja!) Niềm tin của Như Lai là hạt
giống, niềm tin có bốn loại: Lai tín (āgamana-sadhā), Chứng tín
(adhigama-sadhā), Xác tín (okappana-sadhā), và Tịnh tín (pasāda-
sadhā). (Đọc Chú giải Pāthika-vagga và những tác phẩm khác để biết
rõ hơn về bốn loại đức tin này).
Chú thích:
(1) Lai tín (āgamana-sadhā) là đức tin sanh lên do sự phát nguyện
thành Phật.
(2) Chứng tín (adhigama-sadhā) là đức tin sanh lên do sự chứng đắc
Đạo và Quả.
(3) Xác tín (okappana-sadhā) là đức tin sanh lên do sự hiểu rõ các ân
đức của Tam bảo.
(4) Tịnh tín (pasāda-sadhā) là đức tin sanh lên do bởi đối tượng hình
sắc hay âm thanh đáng ưa thích.

(b) Sự thu thúc lục căn của Như Lai là đám mưa giúp cho sự phát triển
những cây con.
(c) Tuệ quán (vipassana-paññā) và bốn Đạo tuệ (magga-paññā) của
Như Lai là cái ách và khúc gỗ của cái bừa.
(d) Tàm (hiri) và Quý (ottapa) của Như Lai là cặp sào của cái bừa.
44 Đại Phật Sử - Tập 4

(e) Tâm sản sanh ra Định (samādhi) của Như Lai là những sợi dây
thừng, gồm có 3 loại: một sợi dùng để buộc, một sợi dùng để gắn
giữ và sợi thứ ba dùng để kết nối.
(f) Chánh niệm của Như Lai (sati) có Tuệ quán đi kèm và có Tuệ đạo
đi kèm là những cái răng của cái bừa và cây gậy hích.
(Chú thích: Bà-la-môn hỏi riêng về cái ách, cái bừa và những
công cụ khác. Nhưng Đức Phật trả lời bằng cách thêm vào các sự kiện
cần thiết (dù chúng không được đề cập trong câu hỏi). Ngài làm như
vậy do sự giống nhau của hai nguyên tắc gốc (đức tin và hạt giống).
Cách thuyết giảng như vậy là phương tiện vốn có của các Đấng Giác
Ngộ. Đức Phật, vì muốn thuyết giảng bằng cách mở ra phương tiện ấy
để bổ túc những yếu tố cần thiết khác trong cùng một sự kiện tương
đồng nên đã nói rằng đức tin của Ngài là hạt giống.
Ở đây, câu nói “Sự tương đồng giữa hai căn nhân” có ý nghĩa
gì? Không phải ông Bà-la-môn chỉ hỏi câu hỏi liên quan đến những
thứ như cái ách, cái bừa và những thứ tương tự? Như thế tại sao Đức
Phật nói về niềm tin của Ngài bằng cách so sánh nó với hạt giống và
đưa nó vào câu trả lời của Ngài dù không được nêu ra trong câu hỏi
của ông ta? Nếu câu trả lời không liên quan đến câu hỏi thì có thích
hợp không? Dù ông ta đã giới hạn câu hỏi trong những công cụ nông
nghiệp, như cái ách, cái bừa và những thứ tương tự, tại sao Đức Phật
lại đưa vào câu trả lời của Ngài như đức tin ngang hàng với hạt giống,
v.v…? Phải chăng điều này khiến cho câu trả lời của Ngài trở nên
không thích hợp?
Câu trả lời: Đức Phật không bao giờ nói điều gì không thích
hợp. Chư Phật có truyền thống thuyết giảng bằng cách giới thiệu
những sự kiện mới bằng phép loại suy.
Ở đây, cần chú ý những điều sau: Bà-la-môn Kasibhāradvāja
hỏi về nghề nông liên quan đến cái cày, cái ách và các công cụ khác.
Nhưng Đức Phật khi được hỏi như vậy, đã không bỏ sót bất cứ điều gì
trong câu trả lời của Ngài khi nói rằng: “Điều này ông ta không hỏi”.
Đối với Đức Phật, sự quan tâm đến ông ta như vậy là do lòng bi mẫn.
Vì muốn nói về nghề nông ngay từ đầu để ông ta có thể biết toàn thể
Tỳ khưu Minh Huệ 45

công việc cùng với bốn điểm là (1) căn nguyên (mūla), (2) trợ thành
(upakāra), (3) tư lương (sambhāra), và (4) quả (phala) đã không được
đề cập đến trong những câu hỏi của ông ta. Tuy ông không hỏi vì kiến
thức và trí tuệ của ông không đủ thâm sâu, Đức Phật đã trả lời tất cả
những điểm không được hỏi đến nhưng cần thiết do bởi tâm bi mẫn
quảng đại của Ngài.
Giải rộng: Hạt giống là nhu cầu cơ bản trong nông nghiệp.
Không có hạt giống thì không có công việc trồng trọt. Số lượng hạt
giống quyết định số lượng công việc làm nông. Công việc trồng trọt
được làm nhiều hay ít tùy thuộc hạt giống. Cho nên hạt giống là căn
nguyên của nghề nông. Về vấn đề này, Đức Phật muốn mô tả công
việc làm nông bắt đầu từ căn nguyên ấy. Vì hạt giống là căn nguyên
của ngành nông nghiệp muôn thuở, nên chủ đề của ông ta tương tự
như căn nguyên của việc trồng trọt trong tâm của Đức Phật. Ngài
thêm vào việc loại suy nên Ngài mới nói rằng: “Đức tin của Như Lai
là hạt giống.” (Như đã nói ở trên, căn nguyên của công việc là nông
tức là hạt giống và căn nguyên của việc gieo trồng trong tâm là đức
tin. Ý nghĩa thâm sâu của câu nói này nên hiểu như vậy.)
Lại nữa, người ta cũng có thể tranh biện rằng: “Bà-la-môn hỏi
điều gì thì nên trả lời điều đó trước, tại sao Đức Phật trả lời trước điều
mà ông ta không hỏi đến?”
Câu trả lời tóm gọn: (1) Dù đức tin như hạt giống lẽ ra được trả
lời sau nhưng Đức Phật trả lời trước vì muốn đem lại nhiều lợi ích cho
ông ấy. (2) Sự thu thúc lục căn giống như đám mưa và đức tin như hạt
giống có liên hệ với nhau như nhân và quả, cho nên sự thu thúc lục
căn giống như đám mưa được đề cập ngay sau đức tin như hạt giống.
Giải rộng:
(1) Ông Bà-la-môn bản chất thông minh. Nhưng vì ông sanh ra
trong một gia đình tà kiến nên niềm tin của ông rất yếu. Người mạnh
về thông minh mà yếu về đức tin thì chẳng tin ai cả (ngay cả những vị
thầy của mình), người ấy không thực hành pháp cần được thực hành
và vì thế không thể chứng đắc đạo quả siêu phàm. Niềm tin trong sạch
của ông ta còn yếu. Thế nên, đức tin yếu kết hợp với trí thông minh
46 Đại Phật Sử - Tập 4

mạnh mẽ không thể giúp ông ta chứng đắc đạo quả. Sự kết hợp ấy có
phần giống như con bò kéo được thắng ách chung với con voi. Chính
niềm tin sẽ dẫn dắt ông Bà-la-môn chứng đắc đạo quả. Vì vậy để ông
ta an trú trong đức tin là điều rất cần thiết. Đức Phật bằng phương
pháp thuyết giảng vô song, đã giảng dạy về đức tin trước tiên dù nó
nên được đề cập đến về sau.
(2) Mưa có lợi ích vô cùng cho hạt giống. Mối liên hệ giữa
nhân và quả có thể đánh giá đầy đủ chỉ khi nào Đức Phật nói về đám
mưa ngay sau phần nói về hạt giống. Cho nên câu trả lời của Đức Phật
liên quan đến đám mưa được nêu ra trước mà đúng ra phải trả lời sau
(tức là kế tiếp câu trả lời liên quan đến đức tin như hạt giống). Không
riêng đám mưa, mà cái cày, dây thừng, v.v… Đức Phật cũng nói đến
những chỗ thích hợp riêng biệt của chúng. Những đặc tánh và những
đặc điểm của đức tin có thể được biết rõ từ những bộ kinh có liên
quan.
(Sự giống nhau giữa đức tin và hạt giống là như vầy: hạt giống
tự nhiên - nguyên nhân cơ bản trong việc trồng trọt của ông Bà-la-
môn làm hai việc: (1) đâm rễ xuống dưới và (2) đâm chồi lên trên.
Tương tự, đức tin như hạt giống, nguyên nhân cơ bản của công việc
trồng trọt trong tâm cũng làm hai việc: (1) đâm rễ Giới (sīla) xuống
dưới đất và (2) đâm chồi Định và Tuệ Quán (samatha vipassanā) lên
trên.
Giống như hạt giống hấp thụ những thành phần dinh dưỡng của
đất và nước từ rễ vào thân của chúng để đem lại kết quả dồi dào cho
vụ mùa. Cũng vậy, đức tin giống như hạt giống hấp thụ những thành
phần Định và Tuệ từ rễ Giới để mọc lên và nhờ vào thân cây Thánh
Đạo (ariya-magga) đem lại kết quả cho Thánh Quả (ariya-phala).

(a) Giống như hạt giống nằm trong vùng đất màu mỡ phát triển
rễ, chồi, thân và bông của chúng làm sản sanh ra vụ mùa đầy hạt.
Cũng vậy, đức tin giống như hạt giống nằm trong vùng đất phì nhiêu
Quả, quá trình tâm đạt đến sự phát triển về Giới thanh tịnh (sīla-
visuddhi) sản sanh ra chất nhựa của Thánh đạo (ariya-magga) và vụ
Tỳ khưu Minh Huệ 47

mùa hoa trái là Đạo Quả A-la-hán với tuệ Phân tích (paṭisambhidā) và
trí Vô-ngại-giải (abhiññā). Cho nên Đức Phật mới dạy rằng: “Đức tin
của Như Lai là hạt giống.”
Liên quan đến câu nói ‘Sự chế ngự lục căn của Như Lai là đám
mưa’. Cũng như những cây lúa của ông Bà-la-môn từ hạt giống mọc
lên luôn tăng trưởng tốt tươi mà không bị héo úa vì chúng nhận được
sự hỗ trợ của mưa. Cũng vậy, Giới (sīla), Định (samādhi) và Tuệ
(paññā) của Đức Phật có nguyên nhân gần là đức tin như hạt giống
thường xuyên phát triển không suy giảm.
(b) Qua câu nói này của Đức Phật chỉ ra ý nghĩa thâm sâu như
sau: “Này ông Bà-la-môn! Nếu trận mưa rơi xuống sau khi ông gieo
hạt thì ấy là điều tốt. Nếu không, ông phải tự tưới nước cho chúng.
Còn phần Như Lai, Như Lai gắn chiếc cày Tàm (hirika) và Quý
(ottappa) vào cái ách Tuệ quán (vipassana-paññā) và Tuệ Đạo
(magga-paññā), bằng sợi dây thừng là Định (samādhi) rồi khi thắng
ách vào những con bò kéo là Tinh tấn (viriya), Như Lai điều khiển
chúng bằng chiếc gậy hích là Chánh niệm (sāti). Như vậy, Như Lai đã
cày mảnh ruộng phì nhiêu là quá trình tâm và gieo hạt giống là đức
tin. Chẳng giây phút nào đức tin như hạt giống thiếu nước mưa (là sự
thu thúc lục căn). Nước dưới hình thức chế ngự lục căn luôn luôn tưới
lên mảnh ruộng màu mỡ là quá trình tâm của Như Lai.
Liên quan đến câu nói của Đức Phật ‘Tuệ quán và Đạo Tuệ của
Như Lai là cái ách và cái bừa’. Cái ách và cái bừa của ông Bà-la-môn
giống như Tuệ quán và Đạo tuệ của Đức Phật. Cái ách là vật nâng đỡ
cho cái bừa, nó ở trước cái bừa. Nó cũng là cái để dây cương dựa vào.
Nó cũng được dùng để khiến những con bò kéo đi chung với nhau.
Tương tự như vậy, Trí tuệ là pháp nâng đỡ chính yếu của các Giới đức
do Tàm và Quý mở đường. Nó cũng là kẻ dẫn đầu của Giới đức và nó
không thể tồn tại mà không có Tàm và Quý như hai cái cán của cái
bừa. Và cái bừa được buộc chung với cái ách là Trí tuệ. Vì nó là pháp
mà sợi dây thừng là Định nương tựa vào. Tuệ hỗ trợ cho Định, vì trí
tuệ kiểm soát sự tinh tấn quá mạnh hay quá yếu và nó hoạt động bằng
cách điều hòa sự chuyển động song hành của cặp bò kéo là Tinh tấn.
48 Đại Phật Sử - Tập 4

(c) Khi việc bừa đất được thực hiện, khúc gỗ có gắn những cái
răng làm nhuyễn đất, đánh tan những rễ cây lớn và nhỏ. Tương tự, khi
khúc gỗ trí tuệ của Đức Phật gắn những chiếc răng chánh niệm làm
tan tác bốn khối lớn (ghana). Đó là: khối tương tục (santati), khối
tương tập (samūha), khối phận sự (kicca) và khối cảnh (ārammaṇa).
Nó cũng đoạn diệt tất cả những cội rễ lớn nhỏ của phiền não (kilesa)
cho nên Đức Phật mới nói rằng: “Tuệ quán và Tuệ đạo của Như Lai là
cái ách và cái bừa.”
Liên quan đến câu nói ‘Tàm và Quý của Như Lai là cặp cán
bừa.’ Tàm và quý cùng sanh cùng tồn tại với nhau, khi có tàm thì quý
cũng có mặt. Cho nên mới có câu: “Tàm và Quý của Như Lai là cặp
cán bừa.”
(d) Cũng như cặp cán bừa của ông Bà-la-môn, một đầu được gắn
vào cái ách và một đầu được gắn vào khúc gỗ. Cũng vậy, cặp cán bừa
của Đức Phật là Tàm và Quý được đi kèm với cái ách và khúc gỗ là
thế gian Tuệ quán (lokiya vipassanā-paññā) và siêu thế gian Tuệ đạo
(lokuttara magga-paññā) (vì sự hiện hữu của hai loại Tuệ tùy thuộc
vào sự hiện hữu của hai pháp Tàm và Quý. Cái ách và khúc gỗ làm
những chức năng riêng của chúng như đã đề cập ở trên). Khi chúng
được gắn liền với cặp cán bừa. Chỉ khi ấy chúng mới không bị lúc lắc
hay lỏng lẻo. Cũng vậy, hai loại Trí tuệ kể trên làm những phận sự
riêng của chúng khi chúng được liên kết chặt chẽ với nhau hai pháp là
Tàm và Quý. Chỉ khi ấy chúng mới không bị yếu hoặc lỏng lẻo, mà
vẫn giữ tình trạng chặt chẽ, khắng khít và không bị nhiễm các pháp
bất thiện mà có thể sanh lên do vô tàm (ahirika) và vô quý
(anottappa). Cho nên, Đức Phật nói: “Tàm và Quý của Như Lai là cặp
cán bừa.”
(Liên quan đến câu nói ‘Tâm của Như Lai là sợi dây thừng’.
Tâm ở đây có nghĩa là sự tập trung cho nên câu diễn dịch ‘Tâm của
Như Lai sanh ra định là những sợi dây thừng, gồm có ba loại: một sợi
dùng để buộc, một sợi dùng để gắn giữ và sợi thứ ba dùng để kết nối).
(e) Có ba loại dây thừng: Một sợi dùng để buộc có nghĩa là
buộc cặp cán và cái ách. Một sợi dùng để gắn giữ có nghĩa là gắn giữ
Tỳ khưu Minh Huệ 49

cái ách vào cổ của con bò. Và sợi dây thứ ba dùng để kết nối có nghĩa
là kết nối người điều khiển với những con bò kéo. Cũng như ba sợi
dây thừng của ông Bà-la-môn giữ chặt cái bừa. Cái ách và những con
bò kéo dính liền nhau và giúp chúng hoàn thành những phận sự riêng
của chúng. Cũng vậy, sợi dây thừng chú tâm của Đức Phật giúp Ngài
tập trung tàm và quý, tuệ và tinh tấn vào một đối tượng và làm cho
chúng thực hiện những phận sự riêng của chúng. Cho nên Đức Phật
mới dạy rằng: “Tâm sanh sản ra Định của Như Lai là những sợi dây
thừng.”
Liên quan đến câu nói ‘Chánh niệm của Như Lai có Tuệ Đạo
và Tuệ quán đi kèm là những cái răng của cái bừa và cái gậy hích’.
Cũng như cái răng bừa bảo vệ và hướng dẫn khúc gỗ của cái bừa.
Cũng vậy, chánh niệm bảo vệ trí tuệ bằng cách thăm dò cảnh trông xa
của những thiện pháp và đem chúng về một điểm tập trung. Cho nên
trong nhiều bộ kinh Pāḷi, Đức Phật dạy Chánh niệm và pháp bảo vệ.
Do không bao giờ xao lãng, lưỡi bừa Chánh niệm đi trước khúc gỗ
bừa và Trí tuệ. Quả thật vậy, những yếu tố pháp mà đã được thăm dò
bởi Chánh niệm, chúng được thâm nhập bởi Trí tuệ đi sau.
(f) Cũng như cái gậy hích, cảnh báo cho những con bò biết mối
nguy hiểm sẽ bị hích hoặc bị đánh, không cho chúng cơ hội rút lui hay
dừng lại, mà giữ chúng không đi sai đường. Cũng vậy, cái gậy hích
Chánh niệm cảnh báo con bò Tinh tấn về mối nguy hiểm bị rơi xuống
khổ cảnh, không cho nó cơ hội lười biếng, thối thất hoặc dừng lại. Và
nhờ đó mà giữ tâm không đi lang thang trong các cảnh dục không
đáng ưa thích, buộc nó vào pháp hành thiền quán, nó cũng ngăn cản
không cho tinh tấn đi vào tà đạo. Cho nên Đức Phật mới dạy rằng:
“Chánh niệm của Như Lai có Tuệ đạo và Tuệ quán đi kèm là những
răng bừa và gậy hích.”

Câu trả lời bằng kệ ngôn (2)

3) Kāyagutto vacīgutto.
āhāre udare yato.
50 Đại Phật Sử - Tập 4

Saccaṃ karomi niddānaṃ.


saraccaṃ ma pamocanaṃ.
“Này ông Bà-la-môn của bộ tộc Bhāradvāja! Cũng như ông bảo
vệ an toàn mảnh ruộng của ông bằng những hàng rào. Cũng vậy, Như
Lai (Đạo sư của ba cõi) bảo vệ an toàn mảnh ruộng tâm bằng hàng rào
của ba thân thiện hạnh và bốn ngữ thiện hạnh.
(Qua câu trả lời này Đức Phật dạy về Pātimokkha-saṃvara-sīla
- Sự thu thúc bằng giới Patimokkha). Về cách sử dụng bốn món vật
dụng, Như Lai kiềm chế chính mình để tránh 21 cách kiếm lợi bất
chánh (điều này ám chỉ đến Hoạt mạng Biến tịnh giới –
Ājivapārisuddhi-sīla). Nói về cái bụng, Như Lai chế ngự bản thân
bằng cách ẩm thực độ lượng ( Điều này dạy về Tư Cụ Y Giới –
Paccaya-sannissita-sīla). Qua tám loại thánh ngữ (ariya-vohāra), Như
Lai đã đoạn tận tám loại ngôn ngữ hèn hạ, phi thánh ngữ (anariya-
vohāra) là những rong rêu của sự dối trá. A-la-hán đạo quả là sự an
lạc trong trạng thái gọi là Niết bàn, là sự đoạn tận, sự phá tan hoàn
toàn cái bừa, sự viễn ly hoàn toàn mảnh ruộng và sự rút lui vĩnh viễn
thuộc về Như Lai, bậc Đạo-sư của ba cõi).
Ý nghĩa ở đây là ‘Này ông Bà-la-môn! Cũng như ông, sau khi đã
gieo hạt bèn dựng lên một hàng rào gai, một hàng rào cây, một hàng
rào bằng những khúc gỗ hay bằng tre để gia súc, trâu bò, nai không
vào phá hoại hoa màu được. Cũng vậy, Như Lai sau khi gieo xuống
hạt giống đức tin bèn xây nên ba bức tường thành lớn là pātimokkha-
saṃvara-sīla, ājiva-pāsuddhi-sīla và paccaya-sannissita-sīla khiến
những gia súc, trâu bò, nai dưới dạng pháp bất thiện như tham, sân, si,
v.v … không có đường để vào phá hoại hoa màu là những công đức,
những điều phước mà Như Lai (người nông dân vĩ đại) sở hữu.
“Này ông Bà-la-môn! Cũng như ông, sau khi làm công việc
bên ngoài (bahira) như cày ruộng bằng đôi tay hoặc bằng cái liềm bèn
nhổ hoặc cắt sạch cỏ dại vốn có hại cho vụ mùa. Cũng vậy, Như Lai,
sau khi làm công việc bên trong (ajjhattika) là cày thửa ruộng tâm bèn
nhổ lên và đoạn sạch tám loại phi thánh ngữ, là những rong rêu cỏ dại
của sự dối trá:
Tỳ khưu Minh Huệ 51

1. Không thấy mà nói là “ tôi thấy.”


2. Không nghe mà nói là “ tôi nghe.”
3. Không chứng mà nói là “tôi chứng.”
4. Không biết mà nói là “tôi biết.”
5. Thấy mà nói là “ tôi không thấy.”
6. Nghe mà nói là “ tôi không nghe.”
7. Chứng mà nói là “ tôi không chứng.”
8. Biết mà nói là “ tôi không biết.”
Trong tám loại phi thánh ngữ này là những loại cỏ dại của sự dối trá.
Như Lai đã làm công việc đào bứng, cắt đứt và đoạn tận bằng đôi tay
hay bằng cái liềm Bát thánh ngữ như:
1. Khi không thấy nói rằng “tôi không thấy.”
2. Khi không nghe nói rằng “tôi không nghe.”
3. Khi không chứng nói rằng “tôi không chứng.”
4. Khi không biết nói rằng “tôi không biết.”
5. Khi thấy nói rằng “tôi thấy.”
6. Khi nghe nói rằng “tôi nghe.”
7. Khi chứng nói rằng “tôi chứng.”
8. Khi biết nói rằng “tôi biết.”
“Này ông Bà-la-môn! Việc dẹp bỏ cái bừa của ông, việc trừ bỏ mảnh
ruộng cũ và việc ngừng nghỉ của ông không phải là vĩnh viễn vì ông
còn phải cày bừa lại vào buổi chiều, ngày hôm sau hoặc năm sau. Việc
tháo bỏ cái bừa của Như Lai, việc từ bỏ mảnh ruộng của Như Lai và
sự ngừng nghỉ của Như Lai không giống như ông. Quả thật vậy, này
ông Bà-la-môn! Khi Như Lai đã chứng đắc Đạo Quả A-la-hán. Trước
đó, Như Lai chẳng hề biết thế nào là dẹp bỏ cái bừa, thế nào là từ bỏ
mảnh ruộng và sự quy ẩn. Như Lai sẽ giải thích cụ thể hơn. Này ông
Bà-la-môn! Vào thời của Đức Phật Dīpankara, Như Lai chưa dẹp bỏ
cái bừa, chưa từ bỏ mảnh ruộng và quy ẩn cho đến khi Như Lai chứng
đắc A-la-hán đạo tuệ, Nhất thiết trí. Suốt thời gian bốn A-tăng-kỳ và
một trăm ngàn đại kiếp Như Lai phải làm việc bên trong là trồng trọt
trên mảnh đất tâm bằng sự thắng yên cương bốn con bò lớn là Chánh
tinh tấn hay duy trì sự tinh tấn để nung nóng cái bừa Trí tuệ.
52 Đại Phật Sử - Tập 4

“Này ông Bà-la-môn! Sau khi làm công việc cày xới mảnh ruộng
tâm không ngừng nghỉ suốt bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp,
chỉ đến khi Như Lai chứng đắc đạo quả A-la-hán với tất cả ân đức của
một vị Phật khi đang ngồi trên bồ đoàn bằng vàng dưới cội cây Bồ đề
là trạng thái thực sự an lạc, chấm dứt mọi phiền não. Khi ấy Như Lai
mới tháo bỏ bốn con bò tinh tấn từ cái cày Trí tuệ, từ bỏ mảnh ruộng
quá trình tâm và quy ẩn vĩnh viễn bằng sự an trú trong Đạo Quả A-la-
hán. Giờ đây Như Lai chẳng còn gì để làm đối với công việc trồng
trọt.”
Trả lời bằng câu kệ (3)

4) Vīriyaṃ me dhuradhorayhaṃ.
yogakkhemādhivāhanaṃ.
Gacchāti anivattantaṁ
yattha gantvā na socati.
‘Này ông Bà-la-môn của bộ tộc Bhāradvāja! Hai loại tinh tấn (vīriya)
của Như Lai thuộc về thân (kāyika) và thuộc về tâm (cetasika) hình
thành một cặp bò lớn được buộc vào ngay trước cái cày hay bốn loại
chánh tinh tấn của Như Lai (sammappadhāna) là hai cặp bò kéo (cặp
bò gồm thân tinh tấn và tâm tinh tấn hay hai cặp bò Chánh tinh tấn của
Như Lai) có khả năng dẫn đến Niết bàn, thoát khỏi mọi đau khổ gây
ra bởi bốn loại phiền trược đó là: dục phiền trược (kāma-yoga), v.v…
Sau khi đã đến Niết bàn nơi mà một nông dân giống như Như Lai
không còn phiền não sẽ không quay lại nữa do nhờ năng lực của Trí
tuệ.
(Giải thích: Cũng như khúc gỗ nơi mà cái bừa của ông Bà-la-
môn được kéo đi bởi cặp bò làm bể vụn những khối đất và tiêu diệt
những rễ cây lớn và nhỏ. Cũng vậy, khúc gỗ trí tuệ của Đức Phật được
kéo đi một cách mạnh mẽ bởi cặp bò là thân tinh tấn và tâm tinh tấn,
nghiền nát bốn loại khối đất đó là khối tương tục (santati), khối hợp
thành (samūha), khối phận sự (kicca), khối cảnh duyên (ārammana),
Như Lai cũng đoạn diệt những rễ cây lớn và nhỏ là những pháp ô
nhiễm.
Tỳ khưu Minh Huệ 53

Hay nói cách khác, cũng như hai cặp bò để kéo của ông Bà-la-
môn, một cặp được thắng vào cái ách thứ nhất và cặp kia được thắng
vào cái ách thứ hai. Cũng vậy, trong cái bừa chánh pháp của Đức Phật
có bốn pháp tinh tấn giống như hai cặp bò của ông Bà-la-môn được
gắn vào cái bừa của ông ta. Chúng phấn đấu nỗ lực và hoàn thành hai
phận sự, đó là phận sự tiêu diệt cỏ dại đã mọc rồi và cỏ dại sắp mọc
lên và phận sự làm sanh ra những cây lúa. Cũng vậy, bốn pháp tinh
tấn của Đức Phật tương ứng với hai cặp bò của ông Bà-la-môn, chúng
phấn đấu nỗ lực và hoàn thành nhiệm vụ. Đó là nhiệm vụ đoạn trừ các
bất thiện pháp đã sanh cũng như sẽ sanh và phận sự làm sanh khởi các
thiện pháp.
“Này ông Bà-la-môn! Cũng như hai cặp bò của ông đi về
hướng đông, hướng tây, v.v… khi ông điều khiển chúng. Cũng vậy
hai cặp bò tinh tấn của Như Lai đi thẳng đến Niết bàn khi Như Lai
điều khiển chúng đi về hướng ấy. Sự khác biệt về hướng đi của ông và
hướng đi của Như Lai là thế này: khi hai cặp bò của ông tiến đến đầu
kia của mảnh ruộng thì chúng quay lại, nhưng cặp bò tinh tấn của Như
Lai đi thẳng đến Niết bàn mà không quay trở lại kể từ thời kỳ Đức
Phật Dīpankara.
Hai cặp bò của ông không thể đến chỗ mà một người nông dân
như ông có thể thoát khỏi phiền não. Còn hai cặp bò của Như Lai
dưới dạng Chánh tinh tấn, chúng đã được điều khiển để đến chỗ Niết
bàn thoát khỏi mọi sầu khổ của một người nông dân giống như Như
Lai).
Kết luận bằng câu kệ

5) Evaṃ esa kasi kuttha,


sa hoti amatapphala.
Etam kasim kasitvāna
sabbadukkha pamuccati.
“Này ông Bà-la-môn của bộ tộc Bhāradvāja! Như Lai (bậc
Thiên nhân sư của ba cõi) đã làm công việc cày ruộng Chánh pháp
liên tục không gián đoạn suốt bốn A-tăng-kỳ (asaṇkhyeyya) và một
54 Đại Phật Sử - Tập 4

trăm ngàn đại kiếp. Việc cày ruộng Chánh pháp của Như Lai cho quả
Niết bàn, hương vị này không chỉ giành riêng cho Như Lai mà dành
cho bất cứ ai dù là Phạm thiên, chư thiên hay nhân loại. Khi việc
thắng ách cặp bò Chánh tinh tấn và việc cày ruộng Pháp được người
đó thực hiện một cách liên tục không gián đoạn thoát khỏi mọi khổ
đau và chứng đắc Niết bàn.
Với cách này, Đức Phật qua việc thuyết pháp đến Bà-la-môn
Kasibhāradvāja. Kết thúc bài pháp bằng cách đưa nó lên tới đỉnh cao
là đạo quả A-la-hán và Niết bàn.
Sau khi lắng nghe bài pháp thâm diệu, Bà-la-môn
Kasibhāradvāja giác ngộ được rằng: ‘ Dù ta ăn ngũ cốc có được từ
công lao trồng trọt của mình nhưng hôm sau ta vẫn bị đói. Việc trồng
trọt trên mảnh ruộng Chánh pháp của Sa-môn Gotama đã cho Quả Bất
tử gọi là Niết bàn. Sau khi hưởng Quả Bất tử từ việc trồng trọt trên
mảnh ruộng chánh pháp, người ta có thể giải thoát bản thân khỏi đau
khổ vĩnh viễn.’ Như vậy, ông Bà-la-môn đã phát triển tâm tịnh tín,
hiểu thấu đáo và muốn làm những việc mà một cận sự nam hằng làm.
Ông ta đã đặt món cơm sữa vào cái bát bằng vàng của ông, trị giá một
trăm ngàn đồng tiền vàng. Rồi ông ta đặt thêm vào bơ, mật ong, mật
đường, v.v… để món ăn ngon hơn. Cuối cùng ông đậy bát bằng một
tấm vải trắng và tự tay dâng đến Đức Phật và những lời tác bạch rằng:
“Cầu xin Sa-môn Gotama hãy thọ dụng món cơm sữa! Sa-môn
Gotama quả thật là người cày ruộng, vì người đã làm công việc cày
ruộng Chánh pháp mà kết quả của vụ mùa là Niết bàn.”
Rồi Đức Phật thuyết hai câu kệ sau đến Bà-la-môn:

6) Gāthābhigītaṁ me abhojaneyyaṁ.
sampassataṃ Brāhmana n‘esa Dhammo.
Gāthābhigītaṃ panudanti Buddhā.
dhamme sati Brāhmaṇa vuttiresā.
“Này ông Bà-la-môn của bộ tộc Bhāradvāja! Vật thực có được
do đọc lên những câu kệ thì không đáng cho Như Lai thọ dụng chút
nào cả. Sự thọ dụng vật thực có được như vậy không phải là tục lệ của
Tỳ khưu Minh Huệ 55

chư Phật là những bậc hằng thọ trì Pháp nuôi mạng thanh tịnh. (Cho
nên) tất cả chư Phật đều từ chối vật thực kiếm được do đọc lên những
câu kệ. Này Bà-la-môn của bộ tộc Bhāradvāja! Khi một người thọ trì
Pháp thanh tịnh về sự nuôi mạng, người ấy tầm cầu bốn món vật dụng
đúng pháp mà không bị luyến ái với bất cứ gia đình nào như mở rộng
bàn tay của mình trong không trung. Đó là cách sống thanh tịnh của
tất cả chư Phật”.
(Ở đây, câu hỏi được nêu ra là “Phải chăng Đức Phật đọc lên
những câu kệ để được nhận được món cơm sữa, vì vật thực kiếm được
do đọc lên những câu kệ đã được nêu ra? ” Câu trả lời là “Không, Đức
Phật đọc lên những câu kệ không phải để nhận vật thực.” Đúng vậy,
Ngài đã không nhận dù một vá vật thực tuy Ngài đã đứng gần mảnh
ruộng từ sáng sớm. Ngài thốt lên ba câu kệ một cách rõ ràng để mô tả
cách Ngài thực hiện việc cày ruộng Chánh pháp và nhờ đó Ngài đã
giải thích đầy đủ những ân đức của một vị Phật; vật thực phát sanh
như vậy có vẻ giống như những người ca múa kiếm được một cái gì
đó do múa và hát. Cho nên câu nói: “Vật thực có được do đọc lên
những câu kệ.” Vật thực như vậy không đáng để chư Phật thọ dụng,
cho nên Ngài mới nói: “Nó không đáng được thọ dụng chút nào cả.”
Câu kệ bốn dòng, ba câu kệ đầu chỉ ra sự thanh tịnh của thời
pháp để ngăn chận sự chê bai và chỉ trích của những kẻ thiểu trí có thể
nói rằng: “Nhờ hát một bảng nhạc mà Sa-môn Gotama đã khiến cho
Bà-la-môn Kasibhāradvāja, người không có niềm tin mà hoan hỷ bố
thí vật thực. Thời pháp này của Sa-môn Gotama nhằm mục đích kiếm
vật thực cúng dường.” Dòng kệ thứ tư chỉ rõ sự thanh tịnh trong việc
nuôi mạng của Đức Phật.
Khi Đức Phật nói lên như vậy thì ông Bà-la-môn buồn bã nghĩ
rằng: “Đức Gotama đã từ chối món cơm sữa của ta. Ngài nói nó không
đáng được ăn. Ta thật không may. Ta đã bị tước mất cơ hội bố thí vật
thực.” Ông nghĩ thêm: “Nếu Đức Gotama không nhận món cơm sữa
này thì thật tốt thay nếu Ngài nhận một món khác.” Khi ấy, Đức Phật
chợt nghĩ: “Sau khi bỏ qua thời khất thực, Như Lai đã đến đây với ý
nghĩ rằng Như Lai sẽ làm khởi dậy niềm tin nơi ông Bà-la-môn này
56 Đại Phật Sử - Tập 4

trong một thời gian giới hạn. Giờ ông ta đã bị từ chối. Nếu do bị từ
chối, ông Bà-la-môn có thái độ không tốt với Như Lai thì ông ta sẽ
không thể chứng đắc thông tuệ liễu ngộ Niết bàn tối thượng.” Vì
muốn giúp ông Bà-la-môn được toại nguyện, để ông ta khởi dậy niềm
tin đối với Ngài, Đức Phật bèn đọc lên câu kệ sau:

7) Aññena ca kevalinaṁ mahesiṁ.


khīṇāsavaṁ kukkucca-vupasantaṁ.
Aññena pānena upaṭṭhahassu.
khettaṁ hi tam puññapekkhassa hoti.
“Này ông Bà-la-môn của bộ tộc Bhāradvāja! Với vật thực và
thức uống, ngoài món ăn này mà được dâng đến các bậc A-la-hán đã
thoát khỏi các lậu hoặc (āsava), bậc có tất cả những ân đức của một
vị Phật, bậc tầm cầu những ân đức như giới bậc cao. Bậc đã hoàn toàn
tự tại (tuy Đức Phật cố ý làm khởi dậy ước muốn bố thí đối với ông
Bà-la-môn nhưng Ngài chỉ nói một cách đơn giản, không nói trực
tiếp). Chỉ có Giáo pháp của một vị Phật và tám đặc tánh kỳ diệu mới
là mảnh ruộng vĩ đại, đất đai phì nhiêu giành cho ông - người có
khuynh hướng làm những việc phước.”
Rồi ông Bà-la-môn suy nghĩ: “Ta đã mang món cơm sữa này
dành cho Đức Phật. Vì thế, ý ta không muốn cho đến ai khác.” Bởi
vậy, ông ta hỏi: “Kính bạch Đức Gotama! Như vậy con nên cúng
dường món cơm sữa này đến ai?” Đức Phật đáp lại: “Này ông Bà-la-
môn! Như Lai không thấy ai trong cõi chư thiên gồm chư thiên, ma
vương, Phạm thiên hay trong cõi nhân loại này gồm Sa-môn, Bà-la-
môn, vua chúa và thường dân, ngoài Như Lai và Thinh văn đệ tử của
Như Lai có thể tiêu hóa được món cơm sữa ấy. Do đó, này ông Bà-la-
môn! Ông nên đổ nó ở một nơi không có cỏ xanh hoặc đổ vào trong
nước không có côn trùng.”
Tại sao trong cả chư thiên và nhân loại không ai có thể tiêu hóa
được món cơm sữa này? Nó không thể tiêu hóa bởi vì vật thực thô này
của loài người đã trộn chung với vật thực vi tế mềm (ambrosia) của
chư thiên. Khi vị Phạm thiên đang cho vào vật thực dành cho Đức
Tỳ khưu Minh Huệ 57

Phật, chư thiên cũng đặt thêm vật thực của họ vào trong đó. (Nó có thể
tiêu hóa được nếu đó chỉ thuần túy là vật thực của chư thiên và được
chư thiên ăn ; tương tự như vậy nếu món cơm sữa này loài người tiêu
hóa được mà không trộn chung với vật thực của chư thiên).
Món cơm sữa là loại vật thực thô, chư thiên có cơ thể vi tế nên
khi trộn chung với vật thực của chư thiên, chư thiên cũng không thể
tiêu hóa được. Đối với loài người cũng vậy, vì thân thô thiển nên
không thể tiêu hóa được vật thực của chư thiên.
Đối với Đức Phật, Ngài có thể tiêu hóa được vì Ngài có sự biến
thể tự nhiên (một số vị A-la-hán rành mạch Tam Tạng thì cho rằng
khả năng này là do năng lực của thân và tâm của Đức Phật). Đối với
các vị A-la-hán đệ tử của Đức Phật cũng vậy, vật thực ấy có thể tiêu
hóa do định lực và trí quán khi thọ dụng có độ lượng. Đối với những
người khác thì không thể được ngay cả những người có năng lực thần
thông. Đây là điều bất khả tư nghì - chỉ liên quan đến Đức Phật.
Bà-la-môn Kasibhāradvāja bèn đổ món cơm sữa ấy vào trong
chỗ nước không có côn trùng. Ngay tức thì nó phát ra tiếng kêu xèo
xèo, nhiều hơi nước bốc lên từ bốn phía giống như cái lưỡi cày đã
được nung nóng trong lò lửa suốt ngày và hơi bốc lên khi nó được
nhúng vào trong nước.
Thấy vậy Bà-la-môn đứng sững trong sợ hãi, rồi ông ta đi đến
Đức Phật, quỳ xuống ôm chân Ngài bạch rằng: “Thưa Đức Gotama!
Giáo pháp của Ngài quả thật là khả ái, cũng như một vật đang nằm sấp
được lật ngữa lên, hay một vật đang đậy kín được mở ra, hay một
người đi lạc được chỉ đúng đường, hay một ngọn đuốc được thắp sáng
trong đêm tối để mọi người có mắt có thể trông thấy và phân biệt các
đồ vật. Dường thế ấy, Đức Gotama thuyết giảng cho con về Chánh
pháp một cách tường tận bằng nhiều cách. Bạch Đức Gotama! Con
xin quy y Đức Phật, quy y đức Pháp và quy y đức Tăng.
Thưa Đức Gotama! Xin cho con được toại nguyện, xin cho con
được xuất gia theo Ngài.”
Ông Bà-la-môn được Đức Phật truyền pháp xuất gia. Và sau khi
xuất gia trở thành Sa-môn không bao lâu, đại đức Kasibhāradvāja một
58 Đại Phật Sử - Tập 4

mình đi vào nơi vắng vẻ. Nơi đây, vị ấy thực hành pháp chuyên cần
tinh tấn với tâm hướng đến Niết bàn. Cuối cùng đại đức
Kasibhāradvāja chứng đắc được quả vị A-la-hán và trở thành bậc Ứng
cúng.
(Bài viết này về ông Bà-la-môn Kasibhāradvāja được dựa trên
bài kinh Kasibhāradvāja sutta, cuốn thứ nhất của bộ Chú giải Sutta
Nipāta).

KẾT THÚC CHƯƠNG 29

HẠ THỨ MƯỜI MỘT CỦA ĐỨC PHẬT TẠI LÀNG CỦA


BÀ-LA-MÔN NĀḶA


Tỳ khưu Minh Huệ 59

CHƯƠNG 30

HẠ THỨ MƯỜI HAI CỦA ĐỨC PHẬT


TẠI THÀNH PHỐ VERAÑJĀ

Sau khi trải qua mùa an cư kiết hạ thứ mười một tại làng của
Bà-la-môn Ekanāla, thuyết giảng các bài pháp như kinh
Kasibhāradvāja và những bài pháp khác đến những người hữu duyên
nên tế độ gồm có Bà-la-môn Kasibhāradvāja. Khi mãn hạn mùa an cư
tại ngôi làng đó, Đức Phật bèn lên đường tiếp tục tế độ chúng sanh,
phân phát nước mát bất tử đến chư thiên và nhân loại. Và cuối cùng,
Ngài đến thành phố Verañjā, cùng với năm trăm hộ chúng tỳ khưu cư
ngụ gần cây Nimba, chỗ ở của Dạ Xoa Naḷeru cách xa thành phố
Verañjā.

Cuộc viếng thăm của Bà-la-môn Verañjā đến Đức Phật

Khi Bà-la-môn Verañjā nghe tin lành như sau: “Thưa các vị!
Sa-môn Gotama, thái tử dòng Thích Ca đã xuất gia Sa-môn cùng với
năm trăm vị tỳ khưu có giới đức cao thượng, đang trú ngụ gần cây
Nimba chỗ ngụ của dạ xoa Naḷeru gần thành phố Verañjā của chúng
ta. Danh tiếng của Đức Gotama thấu đến Hữu đỉnh thiên (bhavagga)
lan truyền khắp nơi như vậy: ‘Đức Phật được gọi là: Bậc A-la-hán vì
Ngài xứng đáng được tôn kính, cúng dường.
Ngài là bậc Chánh Biến Tri (Sammāsambuddha) vì Ngài hiểu
biết hoàn toàn tất cả các pháp.
Ngài được gọi là bậc Minh Hạnh Túc (Vijjācaraṇa-sampaññā),
vì Ngài đã có đầy đủ trí tuệ và pháp hành.
Ngài được gọi là bậc Thiện Thệ (Sugata), vì Ngài nói ra những
lời thiện lành.
60 Đại Phật Sử - Tập 4

Ngài được gọi là bậc Thế Gian Giải (Lokavidū), vì Ngài biết
tường tận về Tam giới.
Ngài được gọi là bậc Điều ngự Vô song (Anuttaro purisa-
dammasārathi), vì Ngài là bậc Điều ngự Vô song những kẻ đáng được
điều ngự.
Ngài được gọi là Thiên Nhân sư (Satthā deva-manussānaṃ), vì
Ngài là thầy của chư thiên và nhân loại.
Ngài được gọi là Phật (Buddha), vì Ngài giác ngộ Tứ Diệu Đế
và hướng dẫn cho người khác giác ngộ Tứ Diệu Đế.
Ngài được gọi là Thế Tôn (Bhagavā), vì Ngài có sáu oai đức.
Đức Phật biết rõ hư không thế giới (okāsa-loka) cùng với chư
thiên, ma vương và Phạm thiên của nó, cũng như thế giới chúng sanh
(satta-loka) cùng với Sa-môn, Bà-la-môn, vua chúa và dân thường của
nó qua trí tuệ đặc biệt của Ngài và giảng dạy chúng.
Đức Phật công bố Chánh pháp thiện hiền trong cả ba giai đoạn:
giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối và cũng hoàn hảo về
văn và nghĩa (không cần phải thêm bớt gì nữa). Ngài đã giảng dạy
pháp hành cao quý hoàn hảo và thanh tịnh tuyệt đối (không có chút
khuyết điểm nào phải loại bỏ). Hình ảnh của một bậc thánh A-la-hán
như vậy quả thật là kỳ diệu.” Ông Bà-la-môn đã nghe được tất cả điều
ấy.
Như vậy, ông Bà-la-môn Verañjā đã viếng thăm Đức Phật và
trao đổi những lời thân thiện với Ngài. Sau khi đã trao đổi những lời
thân thiện và những lời chúc lành, ông Bà-la-môn ngồi xuống ở một
chỗ không có sáu khuyết điểm. Sau đó, ông ta bắt đầu công kích Đức
Phật :
“Thưa Đức Gotama! Tôi đã nghe rằng Sa-môn Gotama không
cúi chào, không đón tiếp cũng như không mời ngồi đối với những vị
Bà-la-môn già cả, lớn tuổi của những thế hệ khác đang gần đất xa trời.
Thưa Đức Gotama! Điều mà tôi đã nghe là đúng. Quả thật vậy, thưa
Đức Gotama! Ngài đã không cúi chào, không đón tiếp, cũng như
không mời ngồi đối với Bà-la-môn già cả, lớn tuổi của những thế hệ
Tỳ khưu Minh Huệ 61

trước đang gần đất xa trời. Thưa Đức Gotama! Không có hành động
tôn kính, cúi chào, v.v… quả thật hoàn toàn không đúng.”
Do không bị ô nhiễm bởi hai khuyết điểm là tự tán (atthukkaṃ
sana) và hủy tán (paravambhana), lại có tâm thanh tịnh được rưới mát
bởi nước đại bi (mahā-karunā) và với ý muốn đoạn trừ vô minh cho
ông Bà-la-môn và để chỉ ra sự đúng đắn của Ngài, Đức Phật bèn đáp
lại rằng: “Này ông Bà-la-môn! Trong hư không thế giới gồm có chư
thiên, ma vương và Phạm thiên. Và trong thế giới chúng sanh gồm có
Sa-môn, Bà-la-môn, vua quan và thường dân của nó, Như Lai không
thấy có ai đáng được Như Lai tôn kính, đón tiếp hay mời ngồi. Nếu
Như Lai chỉ tình cờ cúi chào hay đón tiếp hay mời ngồi một ai đó thì
khi ấy cái đầu của người ấy sẽ vỡ ra và rơi xuống đất.”
Dù Đức Phật trả lời như vậy, nhưng ông Bà-la-môn Verañjā do
thiếu trí nên không hiểu rõ lời của Đức Phật, Bậc vĩ đại nhất thế gian.
Thay vào đó, ông ta tỏ ra tức giận khi nghe những lời nói của Đức
Phật, vì vậy ông cáo buộc rằng:

(1) “Samôn Gotama là con người có tánh cách bất nhã”

Để làm nguôi dịu tâm nóng nảy của ông Bà-la-môn, Đức Phật
không trực tiếp phản bác lời buộc tội của ông ta, mà để cho thấy rằng
việc gọi Ngài là ‘con người bất nhã’ là có lý do nên Ngài đáp lại rằng:
“Này ông Bà-la-môn! Quả là có lý do để người ta nói Như Lai là
‘Sa-môn Gotama là người có tánh cách bất nhã.” Lý do là như thế
này, này ông Bà-la-môn! Khoái lạc trong các sắc, khoái lạc trong
các âm thanh, khoái lạc trong các hương, khoái lạc trong các vị,
khoái lạc trong các xúc. Tất cả những khoái lạc này Như Lai đã từ
bỏ rồi. Này ông Bà-la-môn vì lý do này mà người ta nói về Như
Lai nếu họ muốn như vầy ‘Sa-môn Gotama là người có tánh bất
nhã,’ nhưng chư Phật hoàn toàn không có lý do mà ông muốn nói
đến.”
(Ở đây, điều mà ông Bà-la-môn muốn nói là sự cúi mình chào
đón, sự chắp tay và đảnh lễ trong thế gian gọi là sāmaggī-rasa (cách
62 Đại Phật Sử - Tập 4

tạo ra sự hòa hợp giữa người này với người kia). Sāmaggī-rasa hoàn
toàn vắng mặt trong người của Đức Gotama. Đó là lý do khiến ông
Bà-la-môn chỉ trích Đức Phật khi nói rằng: " Đức Gotama là người có
tánh cách vô vị, tức là Ngài không có tánh cách hòa hợp (sāmaggī-
rasa).
Nói cách khác, Đức Phật có ý nói rằng khoái lạc trong các sắc,
khoái lạc trong các âm thanh, khoái lạc trong các hương, khoái lạc
trong các vị, khoái lạc trong các xúc, mỗi loại khoái lạc như vậy được
gọi là sāmaggī-rasa, vì mỗi loại khoái lạc chỉ tồn tại khi nào các yếu
tố căn, cảnh, tâm, v.v… kết hợp với nhau một cách hòa hợp. Vì tất cả
vị hòa hợp này đã bị Ngài đoạn tận. Ngài đã thoát khỏi năm loại hòa
hợp này. Với ý nghĩ trong tâm người ta có thể gán cho Ngài là ‘con
người có tánh cách bất nhã’ nếu họ muốn như vậy, nhưng Ngài tuyên
bố rằng: “Chư Phật hoàn toàn không có lý do mà ông Bà-la-môn nhắm
đến.”
Về vấn đề này, tại sao Đức Phật quả quyết rằng “Chư Phật
hoàn toàn không có lý do mà ông Bà-la-môn nhắm đến.” Phải chăng
điều này chung quy không thừa nhận giả thuyết rằng: “Đức Phật nên
thọ trì vị hòa hợp (sāmaggī-rasa như: cúi chào, đón tiếp, mời ngồi,
v.v…). Theo như điều mà ông Bà-la-môn nhắm đến câu hỏi như vậy
có thể sanh lên. Câu trả lời là : Không.
Giải thích: Người nên thọ trì sāmaggī-rasa mà không thọ trì sự
cúi chào, đón tiếp, mời người, v.v… như ông Bà-la-môn nhắm đến thì
đáng bị gọi là ‘người không có tánh tốt’, vì người ấy không thể hiện
sāmaggī-rasa dù người ấy có bổn phận làm như vậy. Còn đối với Đức
Phật, Ngài không có gì phải làm về sāmaggī-rasa như ý ông Bà-la-
môn nhắm đến (vì Ngài là bậc Vĩ đại nhất trong Tam giới). Cho nên,
để chỉ rõ sự kiện rằng Ngài đã vượt lên trên sự thọ trì như vậy. Đức
Phật tuyên bố rằng: “Chư Phật hoàn toàn không có lý do mà ông nhắm
đến.”
Vì không thể gán lời chê trách Đức Phật như vậy về việc Ngài
không có sāmaggī-rasa mà Bà-la-môn nhắm đến và muốn tạo ra một
lời chỉ trích khác bèn nói rằng:
Tỳ khưu Minh Huệ 63

(2) " Sa-môn Gotama là người vô dụng”

Để cho thấy rằng có một lý do khác để gọi Ngài như vậy, Đức
Phật bèn nói rằng:
“Này ông Bà-la-môn! Quả thật có lý do để nói về Như Lai là
‘Sa-môn Gotama vô dụng.’” Lý do là như thế này, này ông Bà-
la-môn! Sự thọ dụng các sắc (paribhoga), sự thọ dụng các âm
thanh, sự thọ dụng mùi hương, sự thọ dụng vị, sự thọ dụng các
xúc với tâm tham ái. Tất cả những sự thọ dụng này Như Lai đã
từ bỏ. Này ông Bà-la-môn! Vì lý do này (sự vắng mặt của
paribhoga - sự thọ dụng năm cảnh dục với tâm tham ái), cứ để
người ta nói về Như Lai nếu họ muốn nói rằng ‘Sa-môn Gotama
là người vô dụng’. Nhưng Chư Phật tuyệt đối không có lý do mà
ông ám chỉ đến.”
Ở đây, điều mà ông Bà-la-môn ám chỉ đến là sự cúi mình và
những hành động tôn kính khác được hiện đến những bậc trưởng
thượng được thế gian công nhận là sāmaggī-paribhoga, sự thọ dụng vì
sự hòa hợp vì Đức Phật không có sự thọ dụng như vậy nên Ngài bị chỉ
trích là ‘người vô dụng’.
Theo Đức Phật, Ngài đã đoạn trừ sự thọ dụng năm loại cảnh
dục đó là sắc, thinh, hương, vị và xúc với tâm tham ái. Và như vậy
Ngài đã thoát khỏi sự thọ dụng như vậy. Do đó, Ngài xác nhận rằng,
với ý nghĩ này trong tâm người ta có thể nói về Ngài là ‘người vô
dụng’
Lần thứ hai, Bà-la-môn cũng không thể chỉ trích Đức Phật theo
cách như thế này, ông muốn gán một lời buộc tội khác, bèn nói rằng:

(3) “Sa-môn Gotama là người tin theo thuyết phi tác nghiệp”

Cũng như trước, để cho thấy rằng một lý khác để gọi Ngài là
như vậy, Đức Phật nói:
64 Đại Phật Sử - Tập 4

“Này ông Bà-la-môn! Có lý do để nói về Như Lai rằng: “Sa-môn


Gotama là người tin theo thuyết phi tác nghiệp.” Lý do là như thế
này, này ông Bà-la-môn! Như Lai tuyên bố rằng: “Ba thân ác
nghiệp, bốn khẩu ác nghiệp, ba ý ác nghiệp và tất cả những bất
thiện nghiệp khác đều không nên làm. Vì lý do này, về lời tuyên
bố của Như Lai rằng không nên làm những ác nghiệp, là niềm tin
trong thuyết phi tác nghiệp. Cứ để người ta nói về Như Lai nếu
người ta muốn nói rằng ‘Sa-môn Gotama là người tin theo
thuyết phi tác nghiệp.’ Nhưng chư Phật không có loại lý do ông
ám chỉ đến.
Ở đây, điều mà ông Bà-la-môn muốn nói là ‘Tất cả mọi trong
thế gian đều thực hành hạnh gia tộc (kulacāritta) như là cúi chào
trước các vị trưởng thượng, v.v… vì Đức Phật không thực hành điều
như thế nên Ngài bị chỉ trích là ‘người tin vào thuyết phi tác nghiệp.’
Tuy nhiên, Đức Phật đã ám chỉ rằng Ngài thuyết giảng những
ác nghiệp thì không nên làm, và vì thế có thể được xem là ‘vô tác
luận.’
Vì cũng không thể chê trách Đức Phật như vậy, Bà-la-môn lại
đưa ra một lời buộc tội khác, bèn nói rằng:

(4) " Sa-môn Gotama là người tin theo thuyết Đoạn kiến”

Để làm nguôi dịu tâm của ông Bà-la-môn. Cũng như những
trường hợp trước, Đức Phật muốn chỉ rõ rằng có một nguyên nhân
khác để gọi Ngài như vậy, Ngài nói:
“Này ông Bà-la-môn! Có lý do để nói về Như Lai rằng ‘Sa-môn
Gotama là người tin theo thuyết đoạn kiến.’ Lý do là như thế
này, này ông Bà-la-môn! Như Lai thuyết pháp đoạn diệt về tham
(rāga), đoạn diệt sân (dosa), đoạn diệt si (moha) và đoạn diệt
những ác nghiệp khác. Này ông Bà-la-môn vì lý do này (sự
thuyết pháp về đoạn diệt tham, diệt sân, diệt si và những ác
nghiệp khác vốn là đoạn kiến) người ta có thể nói về Như Lai
nếu họ muốn nói rằng ‘Sa-môn Gotama là người tin theo thuyết
Tỳ khưu Minh Huệ 65

Đoạn kiến.’ Còn lý do mà ông nói đến thì chư Phật hoàn toàn
không có.”
(Ở đây, ông Bà-la-môn vì thấy Đức Phật không có pháp tôn
kính như cúi đầu chào, mời ngồi, v.v… đến những người già cả nên
ông ta nghĩ rằng ‘truyền thống bày tỏ sự tôn kính trong thế gian đã bị
đoạn diệt do bởi Sa-môn Gotama’ và ông chỉ danh Ngài là ‘người theo
thuyết Đoạn kiến.’)
Tuy nhiên, Đức Phật dạy mọi người đoạn diệt tham, sân, si và
những ác nghiệp ác bằng những loại đạo Tuệ riêng của họ. Do đó,
Ngài công nhận rằng với ý nghĩ ấy trong tâm người ta có thể gọi Ngài
là ‘người theo thuyết Đoạn kiến.’
Vì không thể buộc tội Đức Phật theo cách như vậy, ông Bà-la-
môn lại đưa ra một lời buộc tội khác và nói rằng:

(6) “Sa-môn Gotama là người có tánh hay ghê tởm”

Cũng như trước, để chỉ rõ rằng có một lý do khác để gọi Ngài


như vậy, Đức Phật nói:
“Này ông Bà-la-môn! Quả thật là có duyên cớ để nói về Như Lai
là ‘Sa-môn Gotama là người có tánh hay ghê tởm’. Lý do là như
thế này: “Này ông Bà-la-môn! Như Lai ghê tởm về ba thân ác
nghiệp, bốn khẩu ác nghiệp, ba ý ác nghiệp và những ác nghiệp
khác. Này ông Bà-la-môn! Vì lý do này (sự ghê tởm các ác
nghiệp) mà người ta có thể nói về Như Lai. Nếu họ muốn nói
rằng ‘Sa-môn Gotama là người có tánh hay ghê tởm.’ Nhưng chư
Phật hoàn toàn không có lý do mà ông muốn nói đến.”
Ở đây, ông Bà-la-môn nghĩ rằng Đức Phật không thực hành
hạnh gia tộc (kula-cāritta), như cúi chào trước các bậc trưởng thượng
(vuddhapacāyana), v.v… chỉ vì Ngài ghê tởm họ cho nên ông Bà-la-
môn đã gán cho Ngài là ‘người có tánh hay ghê tởm’.
Tuy nhiên, Đức Phật có ý nói rằng Ngài ghê tởm các ác nghiệp
và do đó công nhận rằng với ý nghĩ trong tâm người ta có thể nói về
Ngài là ‘người có tánh hay ghê tởm’.
66 Đại Phật Sử - Tập 4

Vì không thể cáo buộc được Đức Phật như vậy, ông Bà-la-môn
lại đưa ra một lời cáo buộc khác, bèn nói:

(7) “Sa-môn Gotama là kẻ hủy diệt”

Cũng như trước, để chỉ rõ rằng cũng có một lý do khác để nói


Ngài như vậy. Đức Phật nói:
“Này ông Bà-la-môn! Có lý do để nói về Như Lai rằng ‘Sa-môn
Gotama là kẻ hủy diệt’. Lý do là như thế này, này ông Bà-la-
môn! Sự thuyết giảng pháp hủy diệt tham, hủy diệt sân, hủy diệt
si và những điều ác khác. Này ông Bà-la-môn vì lý do này, cứ để
người ta nói về Như Lai nếu họ muốn nói rằng ‘Sa-môn Gotama
là kẻ hủy diệt’. Nhưng chư Phật hoàn toàn không có lý do mà
ông ám chỉ đến.”
Ở đây, ông Bà-la-môn vì không thấy ở Đức Phật có hành động
tôn kính đến những người già cả nên ông ta nghĩ rằng Đức Phật là
người đại hủy diệt pháp hành to lớn nhất này và sự tôn kính những
người lớn tuổi (vuddhapacāyana) và gán cho Ngài là ‘kẻ hủy diệt’.
Tuy nhiên, Đức Phật dạy hàng đệ tử diệt tham, diệt sân, diệt si
và các pháp bất thiện khác. Ngài công nhận rằng với ý nghĩ như vậy
trong tâm người ta có thể gọi Ngài là ‘người hủy diệt’.
Vì không thể cáo buộc Đức Phật theo cách như vậy, ông Bà-la-
môn lại đưa ra một lời cáo buộc khác, ông nói:

(8) “Sa-môn Gotama là người khổ hạnh”

Cũng như trước, để cho thấy rằng để có một lý do khác để gọi


Ngài như vậy, Đức Phật nói:
“Này ông Bà-la-môn! Có lý do để nói về Như Lai rằng ‘Sa-môn
Gotama là người khổ hạnh (tapassi), người đoạn diệt các pháp
khổ hạnh. Lý do là như thế này, này ông Bà-la-môn! Như Lai
tuyên bố rằng: ba thân ác nghiệp, bốn khẩu ác nghiệp, ba ý ác
nghiệp và tất cả những bất thiện pháp khác là những pháp đau
Tỳ khưu Minh Huệ 67

khổ (tapaniya dhamma - những pháp gây sầu khổ cho tất cả nhân
loại và những loài chúng sanh khác). Này ông Bà-la-môn! Như
Lai tuyên bố rằng người đoạn diệt những ác nghiệp ấy là người
khổ hạnh đối với các pháp đau khổ. Này ông Bà-la-môn! Như
Lai, bậc Thiện thệ, giống như chư Phật quá khứ đoạn diệt tất cả
những ác nghiệp ấy. Này ông Bà-la-môn! Vì lý do này (về sự
diệt trừ tất cả các pháp gây đau khổ được gọi là tapa), cứ để
người ta nói về Như Lai như vậy nếu họ muốn nói rằng ‘Sa-môn
Gotama là người khổ hạnh.’ Nhưng chư Phật hoàn toàn không
có lý do mà ông muốn ám chỉ đến.”
Ở đây, điều mà ông Bà-la-môn muốn nói là như thế này: những
người biểu lộ hành động tôn kính như cúi chào, mời ngồi, v.v… đối
với những người già cả, trưởng thượng. Những người không biểu lộ
hành động tôn kính như vậy là làm khổ tâm những người già cả,
trưởng thượng. Đức Phật không làm điều ấy. Do đó, ông Bà-la-môn
cho rằng Sa-môn Gotama là người làm khổ đối với những người già
cả, trưởng thượng.
Tuy nhiên, Đức Phật gọi những điều ác là những yếu tố gây
đau khổ (tapa-dhamma). Vì chúng thường làm khổ thế giới hữu tình.
Sự đoạn trừ những điều ác đã được làm xong đối với Ngài. Người đã
đoạn trừ những điều ác là bậc Tapassi. Bởi vậy, có định nghĩa rằng :
“Tape assī ti tapassī. ” Cho nên Ngài tán đồng với danh hiệu được gán
cho Ngài rằng ‘Sa-môn Gotama là người đoạn trừ những kẻ làm khổ
mình, hay nói đúng hơn là ‘kẻ hành hạ tất cả những điều ác được gọi
Tapa.’
Vì không thể đưa ra lời chỉ trích Đức Phật như vậy, ông Bà-la-
môn đưa ra một lời chỉ trích khác, ông ta nói :

(9) “Sa-môn Gotama hầu như không thể sanh về thiên giới”

Vì Đức Phật đã đoạn trừ bốn hình thức tái sanh trong tương lai,
Ngài muốn cho thấy một cách khác rằng Ngài đã thoát khỏi sự tái
sanh (apagabbha). Ngài nói:
68 Đại Phật Sử - Tập 4

“Quả thật có lý do để nói về Như Lai rằng ‘Sa-môn Gotama hầu


như không thể sanh về cõi chư thiên.” Lý do là, này ông Bà-la-
môn! Như Lai tuyên bố rằng Như Lai, bậc A-la-hán đã viễn ly
bốn điều kiện tái sanh trong tương lai là bậc apagabbha, người
đã vượt qua sự tái sanh. Này ông Bà-la-môn! Như Lai, bậc Thiện
Thệ như chư Phật quá khứ đã đoạn tận bốn cách tái sanh. Này
ông Bà-la-môn! Vì lý do này ( lý do đoạn tận bốn hình thức tái
sanh trong tương lai), nên người ta có thể nói về Như Lai nếu họ
muốn nói rằng ‘Sa-môn Gotama hầu như không thể tái sanh về
cõi Chư thiên.’ Nhưng chư Phật hoàn toàn không có lý do mà
ông muốn ám chỉ đến.”
Ở đây, điều mà ông Bà-la-môn muốn nói là như thế này ‘sự
kính lễ đến những người lớn tuổi như chào, đón tiếp, mời ngồi, v.v…
là việc phước dẫn đến tái sanh trong cõi chư thiên. Do tin tưởng như
vậy, ông ta gán cho Đức Phật là người ‘hầu như không thể tái sanh
vào cõi chư thiên,’ vì ông ta thấy Ngài không có những hành động tôn
kính. Nghĩa là Đức Phật không có cơ hội đạt đến cõi chư thiên, thay
vào đó Ngài phải trú trong bào thai nhờm gớm của người mẹ trong
tương lai.
Tuy nhiên, Đức Phật muốn nói rằng Ngài không còn sự tái sanh
nào cả cho nên tán đồng với danh hiệu được gán cho Ngài là ‘người
hầu như không thể tái sanh vào cõi chư thiên’.
Dầu ông gán cho Đức Phật tám lời buộc tội như ‘người có tánh
bất nhã,’ v.v… từ lúc bắt đầu gặp gỡ Đức Phật. Tuy nhiên, Đức Phật
với tâm bi mẫn đã nhìn ông ta với ánh mắt thanh tịnh giống như trăng
rằm nổi lên giữa bầu trời trong xanh không có đám mây đen, như mặt
trời chiếu sáng trên cao giữa mùa thu. Cũng vậy, Đức Phật, bậc Chánh
đẳng giác vì muốn đoạn diệt bóng tối vô minh trong tâm ông Bà-la-
môn nên Ngài biến những lời buộc tội của ông Bà-la-môn thành
những lời tôn vinh của ông ta.
Bấy giờ chư Phật cho thấy sự vi diệu của tâm đại bi, tâm bất
động như đại địa trước tám pháp thế gian và tâm yên lặng không nhiễu
loạn dù nhiều người lăng mạ Ngài. Ngài suy xét: “Này ông Bà-la-
Tỳ khưu Minh Huệ 69

môn! Tin tưởng một cách khinh xuất rằng ông ta là bậc trưởng thượng
(trước một vị Phật) chỉ vì những tướng của thế tục trên người của ông
ta như: tóc bạc, răng rụng, da nhăn, v.v… Ông ta chẳng biết chút gì
rằng ông ta gần kề với sự tái sanh, đang bị hành hạ bởi cái khổ của
tuổi già, sức yếu, bị đe dọa bởi cái chết, cũng không biết rằng ông ta
sẽ chết ngay hôm nay và trở thành một đứa bé trong ngày mai. Tuy
nhiên, ông ta đã đến với Như Lai bằng sự cố gắng to lớn. Mong rằng
chuyến viếng thăm của Như Lai đến ông là một chuyến viếng thăm có
nhiều lợi ích.”
Để làm sáng tỏ điều này, rằng Ngài là Bậc Vô song tối thượng
trong chúng sanh. Đức Phật đã thuyết pháp một cách chi tiết như sau:
“Này ông Bà-la-môn! Giả sử có một con gà mái có tám trứng,
mười trứng hay mười hai trứng. Con gà mái ấy có ba công việc để làm
là ấp trứng, truyền hơi nóng cho trứng và tỏa mùi của nó trên trứng
(trong tất cả con gà được nằm trong trứng được chăm sóc như vậy),
con đầu tiên chui ra khá dễ dàng sau khi làm bung vỏ trứng mỏng
bằng cái mỏ của nó. Vậy ông sẽ gọi nó là con lớn hay con nhỏ?” Ông
Bà-la-môn đáp: “Thưa Sa-môn Gotama! Nó nên được gọi là con lớn.
Trong tất cả những con gà con, con chui ra đầu tiên là con gà lớn nhất
vì nó xuất hiện trước nhất.”
Khi ấy Đức Phật dạy: “Này ông Bà-la-môn! Cũng vậy, tất cả
chúng sanh nằm trong cái vỏ của vô minh, bị che kín bởi lớp vỏ vô
minh. Một mình Như Lai trong khắp thế gian này đã giác ngộ đầu tiên
Đạo Tuệ A-la-hán, Chánh đẳng giác Vô thượng vô song sau khi phá
vỡ lớp vô minh. Này ông Bà-la-môn! Như vậy, Như Lai là bậc Tối
thượng Vô song trong thế giới chúng sanh này.”
Ở đây, để giải thích về ví dụ so sánh như sau liên quan đến
phần upamāna, phần thứ hai của sự so sánh là những con gà con,
những cái trứng không bị thối vì gà mẹ đã chăm sóc bằng ba cách đó
là ấp trứng, truyền hơi nóng và truyền mùi của nó cho chúng. Những
lớp màng mỏng bên ngoài khi ấy sẽ khô ráo, vỏ trứng mỗi ngày một
mỏng hơn, móng và mỏ của những con gà con ngày càng trở nên lớn
và cứng hơn, và gà con trong trứng cũng mạnh hơn. Từ đó, vỏ trứng
70 Đại Phật Sử - Tập 4

cứ mỏng dần theo thời gian, ánh sáng bên ngoài cái vỏ đi vào bên
trong trứng. Rồi những con gà con suy nghĩ ‘Ta đã bị giam cầm trong
cái vỏ này thật là lâu. Ánh sáng xuất hiện bên ngoài, chúng ta sẽ sống
thoải mái bên ngoài có ánh sáng.’ Do ước muốn thoát ra ngoài, chúng
dùng chân tống cái vỏ, cố gắng vươn cái cổ lên. Do đó, vỏ trứng bị vỡ
thành hai mảnh. Khi ấy những con gà con thoát ra ngoài cái vỏ, nhúc
nhích đôi cánh và kêu chíp chíp. Trong những chú gà con này, con gà
ra khỏi đầu tiên nên được gọi là con gà con lớn nhất.
Liên quan đến upameyya, nhân vật đầu tiên của sự so sánh là
Đức Phật. Ba hình thức chăm sóc của gà mẹ là ấp, truyền hơi nóng và
truyền mùi của nó có thể ví như ba hành động Minh sát (anupassanā)
của Đức Phật là quán sát vô thường (annica), khổ (dukkha), và vô ngã
(anatta) dưới cội cây Bồ đề khi vẫn còn là vị Bồ tát trong kiếp chót.
Những cái trứng không bị thối nhờ ba hình thức chăm sóc của gà mẹ
có thể được ví như ba Tuệ quán (vipassanā-ñāṇa) không suy giảm của
Bồ tát do bởi ba phép quán của Ngài. Sự làm khô màng mỏng bên
ngoài do bởi ba công việc chăm sóc của gà mẹ có thể ví như sự diệt
tận ái dục của Bồ tát (nikanta-taṇhā) đối với ba hữu lậu do bởi ba
phép quán của Ngài. Những vỏ trứng mỗi ngày một mỏng dần do
hành động chăm sóc của gà mẹ có thể ví như mỏng dần lớp vỏ vô
minh do bởi ba pháp quán của Bồ tát. Sự lớn dần mà cứng dần của cái
mỏ và móng chân nơi những con gà con do bởi ba hình thức chăm sóc
của gà mẹ có thể ví như Tuệ quán của Bồ tát đang ngày trở nên sắc
bén, kiến cố và sáng tỏ hơn do nhờ ba pháp quán của Ngài. Thời gian
trưởng thành của những cái móng và mỏ của con gà con do bởi hành
động chăm sóc của gà mẹ có thể ví như thời gian chín muồi, thời gian
phát triển và thời gian hoàn hảo Tuệ Quán của Bồ tát do nhờ ba pháp
quán của Ngài. Giây phút hạnh phúc của con gà con được vỗ cánh sau
khi phá được cái vỏ nhờ những cái móng và cái mỏ nhờ ba hành động
chăm sóc của gà mẹ có thể ví như giây phút Bồ tát giác ngộ những ân
đức của một vị Phật một cách dễ dàng sau chứng đắc Tuệ quán và phá
vỡ cái vỏ vô minh bằng Đạo Tuệ A-la-hán và vươn mình vỗ đôi cánh
Tỳ khưu Minh Huệ 71

của các pháp thần thông. Tất cả những điều này do ba pháp quán của
Ngài.
Do đó, để tiếp tục cho thấy rằng “Bằng phương tiện thực tiễn
này cho thấy rằng Như Lai đã đạt đến địa vị tối thượng vô song.” Đức
Phật kể lại chi tiết cách Ngài chuyên tâm trong pháp hành thiền qua
bốn pháp tinh tấn dưới cội cây Bồ Đề (Mahābodhi mandala), cách
Ngài chứng đắc các tầng thiền hiệp thế, cách Ngài chứng đắc Túc
mạng thông (pubbenivāsañāṇa) vào canh đầu (đêm rằm tháng
Vesakha năm 103 Māha Era). Cách Ngài trở thành bậc Thánh sanh
đầu tiên (ariya-jāti) sau khi phá lớp vỏ vô minh mà đã bao trùm trong
vô số kiếp quá khứ của Ngài. Cách Ngài chứng đắc Thiên nhãn thông
(dibba-cakkhu) vào canh giữa của đêm ấy sau khi phá tan lớp vỏ vô
minh che chắn những kiếp tái sanh của Ngài sau khi chết (cuti-
paṭisandhi). Cách Ngài chứng đắc A-la-hán Đạo Tuệ (Trí giác ngộ lần
thứ ba) gọi là asavakkhaya vào canh cuối sau khi phá tan lớp vô minh
che kín bốn chân lý vi diệu.

Sự quy y của Bà la môn Verañjā

Như vậy, với tâm đại bi của Đức Phật đối với ông Bà-la-môn
Verañja sau khi kể lại sự thánh sanh của Ngài qua bài pháp thoại, mô
tả rõ ràng ba loại tuệ thì ông Bà-la-môn cảm thấy sung sướng cả thân
tâm. Ông biết được tánh chất vĩ đại của Đức Phật và tự trách mình
rằng: “Ta đã lầm lạc chỉ trích Đức Phật, bậc Tối thượng trong ba cõi
chúng sanh, bậc có đầy đủ tất cả những ân đức bằng những lời như
‘Sa-môn Gotama không có sự tôn kính đến những người già cả.’ Ôi!
Thưa các vị! Vô minh thật là ghê tởm.” Do đã tin rằng “Đức Gotama
là bậc Tối thượng, vì Ngài là bậc Thánh sanh đầu tiên trong thế gian.
Ngài là bậc Tối thắng trong tất cả các ân đức.” Ông Bà-la-môn bèn
khẩn cầu Đức Phật: “Sa-môn Gotama quả thật là vĩ đại nhất trong thế
gian. Sa-môn Gotama quả thật là bậc Tối hảo nhất trong thế gian. Thật
hoan hỷ thay, thưa Sa-môn Gotama! Qua ví dụ trong thế gian, giống
như một vật gì đó bị úp xuống lại được giở lên, như vật bị che kín
72 Đại Phật Sử - Tập 4

được mô tả, như người lạc đường được chỉ đúng lối, như cây đuốc
được thắp sáng trong đêm tối để những người có mắt sáng được nhìn
thấy mọi vật xung quanh. Cũng vậy, Sa-môn Gotama đã giảng dạy
Giáo Pháp cho con bằng nhiều cách. Thưa Sa-môn Gotama! Con xin
quy y Phật, Pháp và Tăng từ nay cho đến trọn đời. Thưa Sa-môn
Gotama! Xin hãy bi mẫn chấp nhận con là người cận sự nam
(upāsaka) quy y Tam Bảo trọn đời.”
Sau khi đã quy y, ông Bà-la-môn nói lời thỉnh cầu rằng: “Cầu
xin Đức Gotama cùng với hội chúng tỳ khưu hãy an cư kiết hạ tại ngôi
làng Verañjā này để cho chúng con được tạo phước.” Đức Phật im
lặng tỏ ý nhận lời thỉnh cầu của ông Bà-la-môn. Vốn rành mạch trong
ứng xử, ông Bà-la-môn suy xét: “Nếu Sa-môn Gotama không nhận lời
thỉnh cầu của ta thì ắt hẳn Ngài đã từ chối qua lời nói hoặc cử chỉ. Xét
thấy rằng Ngài không có sự biểu hiện của sự từ chối, chỉ có đồng ý.
Như vậy, trong tâm của Ngài, Ngài đã nhận lời thỉnh cầu của ta rồi”.
Sau khi biết được ý định chấp nhận của Đức Phật, ông Bà-la-môn
đứng dậy và đảnh lễ Đức Phật từ bốn phía và nhiễu quanh Đức Phật
ba vòng với thân bên phải của ông ta hướng về Đức Thế Tôn. Tuy ông
ta trách Đức Phật ngay từ khi ông ta mới đến yết kiến Ngài là không
có sự tôn kính đến các vị trưởng thượng, giờ đây ông ta hết mực tôn
kính Đức Phật bằng hành vi của thân, lời nói và ý nghĩ nhiều lần lập đi
lập lại mà không biết thỏa mãn một khi ông ta hiểu được các oai đức
của Đức Phật. Ông ta chắp hai tay lên trán hướng về Đức Phật đi lùi
dần và cuối cùng đến khi không còn thấy Đức Phật nữa. Ông ta đem
hết sự tôn kính của mình đảnh lễ Đức Phật rồi ra đi.
Theo lời thỉnh cầu của ông Bà-la-môn Verañjā, Đức Phật trải
qua mùa an cư thứ mười hai tại thị trấn Verañjā cùng với năm trăm vị
tỳ khưu.
Nạn đói ở thành phố Verañjā

Lúc bấy giờ, ở thành phố Verañjā bị cạn kiệt về lương thực,
kiếm miếng ăn ở đó thật rất là khó khăn. Khắp thành phố đâu đâu
cũng thấy những bộ xương trắng nằm la liệt. Dân chúng kiếm miếng
Tỳ khưu Minh Huệ 73

ăn bằng việc rút thăm. Do đó, thật không dễ dàng kiếm được một ít
vật thực dành cho những vị tỳ khưu đi khất thực. Những thương nhân
buôn ngựa của miền bắc Uttarāpatha lúc bấy giờ đang ở chung với
năm trăm con ngựa tại thành phố Verañjā đang trú ẩn qua mùa mưa.
Tại những bãi nuôi ngựa, những lái buôn thường bố thí một pattha
lúa mạch đến một tỳ khưu. Khi các vị tỳ khưu vào buổi sáng đi vào
thành phố để khất thực mà không kiếm được gì thì họ đi đến chỗ nuôi
ngựa và nhận một pattha lúa mạch rồi đem về tịnh xá giả thành bột để
ăn. Tại Verañjā khó có thể đi xa vì những cơn mưa nặng hạt kéo dài
suốt bốn tháng mùa mưa. Vì vậy, những người buôn ngựa phải cho
ngựa trú lại ở đó để tránh mưa. Họ dựng lên những chuồng ngựa và
những chỗ ngụ ở những chỗ đất cao bên ngoài thành phố để trú ngụ.
Những chỗ này của những lái buôn ngựa được gọi là bãi ngựa.
Họ đem theo lúa mạch đã được xấy khô và bóc vỏ để giữ lâu
dài tránh sâu mọt và làm thức ăn cho ngựa phòng khi không có cỏ tươi
và cỏ khô. Những thương buôn này (của xứ Uttarāpatha) không phải
không có niềm tin như những người Dakkhināpattha. Họ có đức tin và
niềm tịnh tín đối với Tam Bảo. Một buổi sáng nọ, họ đi vào thành phố
để sinh hoạt buôn bán, họ thấy những vị tỳ khưu đi từng nhóm bảy
tám vị để khất thực nhưng chẳng có chút vật thực nào và họ đã bàn
luận với nhau rằng: “Những vị tỳ khưu thánh thiện này đang an cư
kiết hạ, sống dựa vào thành phố Verañjā này. Nhưng ở đây đang bị
nạn đói. Do không kiếm được vật thực chắc các Ngài gặp không ít khó
khăn. Vì chúng ta là những người khách đến đây, chúng ta không có
khả năng để cúng dường đến các Ngài món cơm dẻo và vật thực đầy
đặn mỗi ngày được. Nhưng những con ngựa của chúng ta thì được ăn
hai lần mỗi ngày, ban ngày và buổi tối. Do đó, vấn đề cấp thiết là
chúng ta nên sớt ra một pattha từ khẩu phần của mỗi con ngựa để
dâng cúng đến một vị tỳ khưu. Nếu chúng ta làm nhưng thế thì các vị
tỳ khưu sẽ bớt khó khăn trong việc nuôi mạng mà những con ngựa
vẫn có đủ vật thực sống qua ngày.” Do đó, họ đi đến các vị tỳ khưu và
đưa ra lời đề nghị của họ với các Ngài rồi thỉnh cầu các Ngài: “Kính
bạch chư đại đức! Xin hãy thọ lãnh một pattha lúa mạch và dùng nó
74 Đại Phật Sử - Tập 4

làm ra thức ăn theo ý thích của các Ngài.” Và như vậy, mỗi ngày họ
dâng cúng đều đặn một pattha lúa mạch đến một vị tỳ khưu.
Khi các Ngài đã đi vào thành phố Verañjā để khất thực, các Ngài
không những không nhận được chút vật thực nào mà ngay cả một lời
thối thác tế nhị cũng không có. Chỉ khi nào họ đến bãi ngựa ở bên
ngoài thành phố, khi ấy mỗi vị tỳ khưu mới nhận được một pattha lúa
mạch và đem về tịnh xá để chế biến thành vật thực. Bởi vì không có
những người cận sự giúp đỡ các Ngài nấu thành món cơm dẻo hay chế
biến ra một loại bánh bột mì nào đó. Lại nữa, giới luật tỳ khưu không
cho phép nấu nướng nên các Ngài ngồi lại thành từng nhóm tám vị ,
mười vị hoặc đem lúa mạch bỏ vào trong những cái cối nhỏ rồi giả ra
thành bột, sau đó mỗi vị lấy một phần của mình đem trộn với nước
lạnh và ăn như vậy. Vì các Ngài nghĩ rằng: “Bằng cách này chúng ta
sẽ có sự nuôi mạng nhẹ nhàng (sallahukavutti) và không bị phạm tội
nấu nướng là tội Tác ác (samāpaka-dukkaṭa āpatti). Sau khi đã độ
xong món vật thực như vậy, các Ngài thanh thản và chuyên tâm vào
pháp tu.
Đặc biệt, đối với Đức Phật thì những người buôn ngựa đã cúng
dường đến Ngài một pattha lúa mạch và một lượng bơ, mật ong, và
mật đường tương xứng. Đại đức Ānanda đem lúa mạch xay thành bột
rồi trộn với mật ong, bơ và đường rồi đem dâng dến Đức Phật. Khi ấy,
chư thiên cũng trộn vật thực chư thiên (ambrosia) vào trong phần ăn
của Đức Phật. Đức Phật độ món ăn ấy và sau đó Ngài nhập vào thiền
quả. Từ khi có nạn đói thì Đức Phật không đi khất thực.
Ở đây, điều thắc mắc là phải chăng đại đức Ānanda là thị giả
(upatthaka) của Đức Phật suốt thời gian an cư kiết hạ tại thành phố
Verañjā? Câu trả lời là: Đúng vậy, nhưng đại đức chưa giữ địa vị ấy.
Giải thích: Vào sơ giác thời (hai mươi năm hoằng pháp đầu tiên
của Đức Phật, Ngài chưa có thị giả nhất định. Khi thì trưởng lão
Nāgasamāla, khi thì trưởng lão Nāgita, khi thì trưởng lão Meghiya,
khi thì trưởng lão Upavana, khi thì trưởng lão Sāgata, đôi khi do một
vị hoàng tử Liccavī tên Sunakkhatta hầu hạ và về sau vị hoàng tử này
Tỳ khưu Minh Huệ 75

xuất gia. Những vị tỳ khưu này tình nguyện hầu hạ Đức Phật và họ rời
khỏi Đức Phật khi họ muốn.
Khi các vị tỳ khưu nói trên hầu hạ Đức Phật thì đại đức Ānanda
không can dự vào công việc của họ, nhưng khi họ ra đi thì đại đức làm
hết mọi phận sự lớn nhỏ của mình. Đức Phật chấp nhận đại đức
Ānanda bởi vì Ngài nghĩ rằng: “Ānanda, người quyến thuộc xứng
đáng này của ta là người tốt nhất để hầu hạ ta trong tất cả những vấn
đề này dù người này chưa đạt được địa vị thị giả của ta.” Vì thế mới
có việc đại đức Ānanda sửa soạn và cúng dường món lúa mạch trộn
với mật ong, bơ và mật đường khi không có vị thị giả nào khác tại
Verañjā trong suốt mùa an cư và sau khi Đức Phật độ thực, Ngài an
trú vào quả định (phala-samāpatti). Về vấn đề này, những câu hỏi và
trả lời sau đây đặc biệt cần được lưu ý.
Câu hỏi: Có phải rằng mọi người thường có khuynh hướng
phấn đấu nhiều để làm những việc phước trong thời kỳ mà vật thực
khan hiếm? Có phải họ nghĩ rằng họ không nên hưởng thụ mà nên bố
thí đến các vị tỳ khưu? Tại sao khi ấy không một ai dâng cúng dù chỉ
một vá vật thực trong khi Đức Phật đang nhập hạ tại Verañjā? Tại sao
ông Bà-la-môn không quan tâm đến sự hiện diện của Đức Phật dù
trước đó ông ta đã tha thiết thỉnh cầu Đức Phật nhập hạ tại đó?
Câu trả lời: Sự lãnh đạm của dân chúng và Bà-la-môn là do sự
kiểm soát vô hình của ma vương.
Giải thích: Ma vương dùng năng lực che ám Bà-la-môn
Verañjā ngay khi ông ta rời khỏi Đức Phật. Ma vương cũng làm như
vậy đối với dân chúng Verañjā và dân chúng ở vùng quanh thành
phố, những vùng bao quanh rộng ra một do tuần bao trùm hết sự đi lại
của các vị tỳ khưu khi các Ngài đi khất thực vào buổi sáng. Ma vương
che án khiến họ quên đi sự có mặt của Đức Phật và chúng Tăng. Do
đó, không ai nhớ đến để tôn kính Đức Phật.
Câu hỏi: Phải chăng Đức Phật nhập hạ mà không biết trước sự
quấy phá của Ma vương?
Trả lời: Không, không phải là không biết. Ngài vẫn nhập hạ dù
Ngài biết trước ý đồ của Ma vương.
76 Đại Phật Sử - Tập 4

Câu hỏi: Nếu Đức Phật đã biết trước như vậy thì tại sao Ngài
lại nhập hạ ở Verañjā mà không đến nhập hạ ở Campā hay Sāvatthi
hoặc Rājagaha hay bất cứ một thành phố nào khác?
Trả lời: Vào năm ấy, ngay thời điểm ấy, dù Đức Phật nhập hạ
ở Bắc-cu-lô-châu (Uttara-kuru) hay ở cõi trời Đạo lợi (Tāvatiṁsa) đi
nữa thì Ma vương vẫn làm như vậy chớ nói gì đến Campā, Sāvatthi,
hay Rājagaha hay bất cứ một thành phố khác. Trong năm ấy, Ma
vương rất tức giận thù ghét Đức Phật. Tuy nhiên, tại thành phố
Verañjā, Đức Phật biết trước rằng những người buôn ngựa sẽ đến để
cúng dường vật thực đến chư Tăng và làm giảm khó khăn về vật thực.
Câu hỏi: Có phải Ma vương không thể khống chế những người
buôn ngựa?
Trả lời: Đúng vậy, vì những người buôn ngựa đến sau khi ma
vương khống chế dân chúng và đã bỏ đi.
Câu hỏi: Dù họ đến sau khi ma vương đã bỏ đi rồi, nhưng tại
sao Ma vương không trở lại và dùng năng lực của mình để tác động
đến những người thương buôn?
Trả lời: Vị ấy không làm được vì không có khả năng làm vậy.
Giải thích: Có ba điều mà Ma vương không thể làm hại Đức
Phật: (1) Món ăn đã được nấu và được đem đến để cúng dường, (2)
Vật thực cúng dường được quyết định là phận sự thường ngày của
những người nghĩ rằng ‘Chúng ta sẽ cúng dường đến Đức Phật suốt
thời gian như vậy, (3) Vật được đem đến tịnh xá với lời tác bạch: “Cái
này được dâng cúng để Đức Phật sử dụng như là một trong bốn món
vật dụng.”
(Giải thích chi tiết hơn: sau đây là bốn điều mà không ai có thể
làm hại được: (1) Vật thực được mang đến để dâng cúng và bốn món
vật dụng được quyết định làm vật cúng dường thường xuyên đến Đức
Phật, (2) Mạng sống của Đức Phật thường là 4/5 (bốn phần năm) thọ
mạng của loài người thời kỳ Ngài xuất hiện, nghĩa là không ai có thể
cắt đứt mạng sống của Đức Phật Gotama trước khi Ngài được tám
mươi tuổi, tức là 4/5 của một trăm tuổi (thọ mạng lúc bấy giờ của loài
người là một trăm tuổi), (3) Những hảo tướng chính và hảo tướng phụ
Tỳ khưu Minh Huệ 77

và hào quang từ thân của Ngài thực tế là ánh sáng của mặt trăng, mặt
trời. Hào quang của chư thiên và Phạm thiên đều biến mất khi đến chỗ
mà có hảo tướng và hào quang của Đức Phật chiếu sáng, (4) Nhất thiết
trí của Đức Phật. Do đó, có thể nói rằng Ma vương không thể ngăn lúa
mạch vì nó được dùng bởi Đức Phật và năm trăm vị Thinh văn đệ tử
của Ngài).

Nghiệp quá khứ của Đức Phật khiến Ngài phải gặp nạn đói

Nghiệp quá khứ của Đức Phật khiến Ngài và năm trăm vị tỳ
khưu phải gặp nạn đói như vậy tại Verañjā là thế này: Cách đây chín
mươi hai kiếp (kappa), trong thời kỳ Giáo pháp của Đức Phật Phussa,
Bồ tát là người xấu do chơi chung với bạn ác. Lúc bấy giờ, Bồ tát
dùng lời nói độc ác để nói các vị tỳ khưu Thinh văn đệ tử của Đức
Phật như vầy: “Các ngươi nên ăn món ăn bằng lúa mạch thô. Hãy ăn
nó, đừng ăn món ăn bằng gạo tốt Sāli.” Ác nghiệp ấy là nguyên nhân
khiến Ngài phải gặp nạn đói khi Ngài đang nhập hạ tại Verañjā (câu
chuyện được kể lại từ bộ Apadāna Pāḷi).

Đức Phật ban phúc lành

Đức Phật đã nghe tiếng giả gạo trong những cái cối xay.
Chư Phật vẫn hỏi dù các Ngài đã biết
Các Ngài biết nhưng không hỏi (không có điều gì mà các Ngài
không biết).
Các Ngài biết lúc nào thích hợp để hỏi.
Các Ngài biết thời gian thích hợp và không hỏi.
Các Ngài hỏi điều gì lợi ích; các Ngài không hỏi điều gì không
có lợi ích (Các Ngài không hỏi điều gì sẽ đem lại lợi ích và các Ngài
không hỏi điều gì sẽ không đem lại lợi ích).
Điều không lợi ích các Ngài đoạn tận nó bằng Đạo Tuệ.
Các Ngài hỏi các vị tỳ khưu với hai lý do hoặc để thuyết pháp
hoặc để ban hành luật.
78 Đại Phật Sử - Tập 4

Lúc bấy giờ, Đức Phật hỏi đại đức Ānanda: “Này Ānanda! Âm
thanh phát ra từ những cái cối là gì vậy?” Đại đức Ānanda bèn trình
bày điều đã được kể lại ở trên. Ngay khi ấy, Đức Phật dạy: “Tốt lắm,
này Ānanda! Tốt lắm, này Ānanda! Con là người có phẩm chất đạo
đức tốt, đã khắc phục được món cơm Sāli nấu với thịt (bằng cách
không đầu hàng trước sự khan hiếm của vật thực, bằng cách không
muốn và hoàn toàn không để bản thân rơi vào con đường lầm lạc bởi
những ham muốn bất thiện). Món cơm có thịt mà con đã khắc phục
như vậy cũng sẽ bị các thế hệ sau xem thường.”

Những lời khẳng khái của Trưởng lão Moggallāna

Đại đức Mahā Moggallāna là người đã đạt đến đỉnh cao về sự


hoàn hảo của trí tuệ Thinh văn giác vào ngay thuở sau khi xuất gia Sa-
môn. Trưởng lão cũng được Đức Phật đặt vào địa vị tối thượng về
thần thông. Dựa vào những pháp thần thông của mình, trưởng lão suy
nghĩ như vầy: “Giờ đây thực phẩm đang bị khan hiếm tại Verañjā, các
vị tỳ khưu đang gặp khó khăn. Sẽ thế nào nếu ta lật lớp dưới của quả
đất lên và lấy lớp vật thực tinh túy từ lớp dưới của quả đất.” Rồi
trưởng lão tiếp tục suy xét: “Vì ta đang sống bên cạnh bậc Đạo sư, thật
không thích hợp để ta làm như vậy mà không xin phép Đức Thế Tôn.
Hành động như vậy sẽ tương đương với sự thi thố.” Bởi vậy, trưởng
lão đi đến Đức Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một nơi hợp lẽ, rồi
trưởng lão bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Verañjā hiện
đang khan hiếm về vật thực, thật khó để sống ở đây. Những bộ xương
trắng phơi khắp thành phố. Người ta kiếm sống bằng sự rút thăm, ôm
bát đi khất thực cũng không dễ gì kiếm đủ vật thực. Lớp dưới đáy của
quả đất rất tốt vì vị ngọt của nó giống như mật ong mà không có ong
và trứng ong. Xin Đức Thế Tôn cho phép con lật lên lớp đất này để
các vị tỳ khưu có thể thọ hưởng vị ngọt tinh chất từ lớp đất ở dưới
đây.”
Khi ấy, Đức Phật hỏi: “Này Moggalāna! Con sẽ làm thế nào
với chúng sanh đang sống trên mặt đất.” Đại đức Moggallāna đáp:
Tỳ khưu Minh Huệ 79

“Bạch Đức Thế Tôn! Con sẽ làm một bàn tay của con giống như quả
đất, rồi con sẽ chuyển hết chúng sanh ở trên quả đất sang bàn tay của
con mà đã được hóa thành quả đất như thật, còn bàn tay kia thì con sẽ
lật quả đất lên.”
Khi ấy, Đức Phật nói những lời từ chối: “Này Moggallāna!
Điều ấy không thích hợp, đừng có ý nghĩ lật quả đất lên, nó có thể dẫn
đến sự hiểu lầm giữa chúng sanh.”
Ở đây, điều cần lưu ý liên quan đến câu nói ‘Nó có thể khiến
cho chúng sanh hiểu lầm,’ có nghĩa là: “ nạn đói không những chỉ xảy
ra vào thời bấy giờ. Mà nó có thể xảy ra trong tương lai. Khi ấy các vị
tỳ khưu kiếm đâu ra một vị tỳ khưu có năng lực giống như ngài? Dù
các vị tỳ khưu trong tương lai có những bậc Sotāpanna, Sakadāgāmī,
Anagāmī, những bậc A-la-hán lạc-quán-giả (sukka-vipassanka
arahat), chỉ những bậc chứng đắc các tầng thiền (jhāna) nhưng không
chứng đắc các pháp thần thông và ngay cả những bậc A-la-hán có Trí
tuệ phân tích. Tuy nhiên, vì các vị ấy không có thần thông, nên họ sẽ
phải đi đến nhà của các thiện nam, tín nữ để khất thực. Khi ấy, các
thiện tín có thể nghĩ rằng: “Các vị tỳ khưu trong thời kỳ của Đức Phật
đều thành tựu ba điều học. Trong thời ấy, các Ngài đều có thần thông
(abhiñña) và khi có nạn đói các Ngài có thể lật lên quả đất và thọ
hưởng tinh chất của quả đất làm món vật thực thượng vị. Ngày nay
không có vị tỳ khưu nào có đủ ba điều đó, nếu có những vị tỳ khưu
như vậy thì ắt các Ngài sẽ làm điều như thế (như các vị tỳ khưu trong
thời kỳ Đức Phật). Họ sẽ không cho chúng ta ăn bất cứ thứ gì còn
sống hoặc đã nấu chín (các Ngài sẽ cho chúng ta ăn món vật thực
thượng vị từ lớp đáy của trái đất).” Ý nghĩ này sẽ khiến cho họ hiểu
lầm về các bậc thánh Tăng rằng: “Không có các bậc thánh Tăng.”
Những người nói những lời xúc phạm đến các bậc thánh Tăng do sự
hiểu lầm của họ sẽ bị đọa vào các khổ cảnh. Do đó, Đức Phật cấm
việc lật lên lớp đất dưới đáy của trái đất.
Lúc bấy giờ, đại đức Moggallāna do không được Đức Phật cho
phép, vị ấy muốn thay đổi lời đề nghị rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Xin
hãy cho tất cả những vị tỳ khưu đi đến xứ Bắc-cu-lô-châu để khất
80 Đại Phật Sử - Tập 4

thực.” Đức Phật nói lên những lời ngăn cản như trước: “Này
Moggallāna! Điều ấy không thích hợp, đừng có ý nghĩ khiến tất cả họ
đi đến cõi Bắc-cu-lô-châu.”
Ở đây, dầu không được nói ra trực tiếp là “Điều khiến chúng
sanh hiểu lầm.” Nhưng nó ám chỉ rằng Đức Phật phủ nhận ý tưởng đi
khất thực ở cõi Bắc-cu-lô-châu vì chính lý do ấy, vì nó đã được giải
thích ở trước rồi.
Nếu Đức Phật cho phép thì trưởng lão sẽ hành động như thế
nào? Bằng các phép thần thông của Ngài, trưởng lão sẽ biến đại
dương thành một cái mương nhỏ mà người ta có thể đi qua bằng một
bước dài và bước đi trên một con đường thẳng từ cây Naleru Neem
đến Bắc-cu-lô-châu. Vị ấy cũng biến xứ này thành một ngôi làng với
những con đường để các vị tỳ khưu đi lại được dễ dàng.
Đây quả thật là những lời khẳng khái của đại đức Moggallāna.

Đại đức Sāriputta thỉnh cầu Đức Phật ban hành các điều luật

Lúc bấy giờ, đại đức Sāriputta đang ở một mình trong tịnh cốc
đã khởi lên thắc mắc rằng: “Giáo pháp của bậc Chánh đẳng Chánh
giác nào tồn tại lâu dài và Giáo pháp của bậc Chánh đẳng Chánh giác
nào không được tồn tại lâu dài?” Với ý nghĩ này trong tâm, trưởng lão
ra khỏi cốc vào buổi chiều và đi đến Đức Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi
xuống một nơi hợp lẽ. Sau đó, trưởng lão hỏi Đức Phật rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Trong khi con đang ngụ trong tịnh cốc,
con tự hỏi: ‘Giáo pháp của Bậc Chánh đẳng Chánh giác nào tồn
tại lâu dài và Giáo pháp của bậc Chánh đẳng Chánh giác nào
không được tồn tại lâu dài?”
Ở đây, có thể xảy ra vấn nạn “Phải chăng đại đức Sāriputta
không có khả năng trả lời những câu hỏi như vậy? ”
Trả lời: Trưởng lão có thể làm như vậy trong một số trường
hợp và không thể làm như vậy trong một số trường hợp khác.
Giải thích: Trưởng lão có thể biết được Giáo Pháp của vị Phật
này không tồn tại lâu dài và Giáo Pháp của vị Phật này thì tồn tại lâu
Tỳ khưu Minh Huệ 81

dài. Nhưng trưởng lão không thể khẳng định rằng “Những Giáo pháp
ấy không tồn tại lâu dài vì những lý do này và Giáo Pháp của những vị
Phật nọ tồn tại lâu dài vì những lý do này. ”
Tuy nhiên, trưởng lão Mahā Paduma thì giải thích rằng không
khó cho vị Thượng thủ Thinh văn, bậc đã đạt đến đỉnh cao của mười
sáu loại Tuệ và Trí để khẳng định các lý do. Nhưng việc quyết định,
dù vị ấy đang sống bên cạnh Đức Phật, sẽ giống như việc quăng bỏ cái
cân và dùng tay để ước đoán trọng lượng của một vật nào đó. Vì thế,
câu hỏi của trưởng lão được nêu ra trước Đức Phật.
Lúc bấy giờ, vì muốn trả lời câu hỏi của trưởng lão Sāriputta,
Đức Phật nói: “Này Sāriputta! Giáo Pháp của các vị Phật Vipassī,
Sikhī và Vessabhū không được tồn tại lâu dài (qua các thế hệ Thinh
văn đệ tử nối tiếp nhau). Giáo Pháp của các vị Phật Kakusandha,
Koṇāgamana và Kassapa được tồn tại lâu dài (qua các thế hệ Thinh
văn đệ tử nối tiếp nhau).
Sau đó, đại đức Sāriputta hỏi tiếp:
“Bạch Đức Thế Tôn! Tại sao Giáo Pháp của các vị Phật Vipassī,
Sikhī và Vessabhū không được tồn tại lâu dài?”
Đức Phật nói:
“Này Sāriputta! Chư Phật Vipassī, Sikhī, và Vessabhū không
quan tâm thuyết pháp đến các đệ tử một cách chi tiết. Giáo Pháp
của các vị ấy gồm chín phần như: Sutta, Geyya, v.v… thì rất ít.
Các vị ấy cũng không ban hành các điều luật cho các đệ tử. Họ
cũng không tụng các điều luật Pātimokkha. Khi các vị Phật ấy
viên tịch và các đệ tử thời ấy viên tịch thì các đệ tử thế hệ sau
thuộc các bộ tộc, dòng dõi và danh tánh khác đã để cho Giáo
Pháp bị hoại diệt nhanh chóng.
Này Sāriputta! Cũng như những bông hoa các được đặt trên
những tấm ván mà không được buộc lại, chúng nằm rải rác.
Chúng bị thổi đi, bị tiêu diệt bởi những ngọn gió vì lý do chúng
không được buộc lại. Cũng vậy, này Sāriputta! Khi các vị Phật
ấy và các đệ tử trong thời của họ viên tịch, các đệ tử về sau thuộc
82 Đại Phật Sử - Tập 4

các bộ tộc, dòng dõi và danh tánh khác nhau đã để cho Giáo pháp
bị hoại diệt nhanh chóng.
Này Sāriputta! Ba vị Phật Kakusandha, Konāgamana và Kassapa
do biết tác ý trong tâm của chư Thinh văn đệ tử nên đã quan tâm
giáo giới họ.
Này Sāriputta! Một biến cố nọ xảy ra trong thời kỳ xa xưa. Trong
một khu rừng khủng khiếp nọ, Đức Phật Vessabhū bằng tâm của
vị ấy biết tâm của một ngàn vị tỳ khưu đệ tử và giáo giới họ:
“ Hãy tu tập ba Thiền Tâm (nekkhamma-vitakka), v.v… Không
chất chứa những bất thiện Tầm này là dục tầm (kāma-vitakka),
sân tầm, và hại tầm. Hãy ghi nhớ rằng chúng là vô thường
(anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) và bất tịnh (asubha).
Đừng mang ý nghĩ rằng chúng thường tồn (nicca), lạc (sukha),
ngã (atta) và tịnh (subha). Hãy xa lìa các bất thiện tầm. Hãy trú
trong sự tu tập các thiện tầm.”
Này Sāriputta! Một ngàn vị tỳ khưu đã được Đức Phật Vessabhū
giáo giới như vậy đều trở thành những bậc A-la-hán (arahat),
thoát khỏi các lậu hoặc (āsava). Do đó, tâm của một ngàn vị tỳ
khưu này hoàn toàn thoát khỏi sự chấp thủ bất cứ điều gì do ái
dục và tà kiến rằng: “Đây là Ta, đây là Của Ta.” Họ hoàn toàn
thoát khỏi những lậu hoặc, đã hoàn toàn diệt tận (sự diệt tận
trong ý nghĩa là không còn sanh khởi trở lại nữa) liên quan đến
khu rừng đầy kinh hãi. Sự kinh hãi của khu rừng làm cho những
người chưa thoát khỏi tham ái thường bị nỗi gai ốc khi đi vào
trong đó.
Này Sāriputtā! Điều đã được nói ra là lý do khiến cho Giáo
Pháp của chư Phật Vipassī, Sikhī, và Vessabhū không được tồn
tại lâu dài.
Chú thích: Liên quan đến câu nói rằng ba vị Phật “Không quan
tâm thuyết pháp chi tiết đến các đệ tử của vị ấy.” Các Ngài làm như
vậy không phải là các Ngài dể duôi. Thực ra, không có điều gì gọi là
dể duôi hay thiếu tinh tấn nơi chư Phật.
Tỳ khưu Minh Huệ 83

Giải thích: Khi chư Phật thuyết pháp các Ngài đều thuyết với
mức tinh tấn giống nhau dù các Ngài thuyết đến một người, hai người
hoặc tất cả chúng sanh trong toàn thế giới. Các Ngài không giảm bớt
tinh tấn khi thấy hội chúng ít người, các Ngài cũng không tăng thêm
tinh tấn khi thấy hội chúng đông đảo. Cũng như con sư tử, vua của
muôn thú đi ra ngoài để tìm kiếm vật thực (sau bảy ngày ở trong hang)
nó rượt bắt con mồi với tốc độ như nhau dù lớn hay bé vì nó đã có
quyết tâm về tốc độ của nó. Cũng vậy, khi chư Phật thuyết pháp đến
thính chúng dầu đông đảo hay ít các Ngài đều thuyết pháp với sự tinh
tấn như nhau, vì các Ngài có mục đích cao quý là không làm giảm
thiểu sự tôn kính Pháp.
Không như Đức Phật của chúng ta, bậc đã thuyết pháp chi tiết
tựa như muốn làm đầy đại dương. Thực vậy, ba vị Phật này thuyết
pháp không chi tiết vì vào thời ấy chúng sanh ít bị nhiễm bụi phiền
não trong con mắt trí tuệ của họ.
Giải thích: Vào lúc sinh thời của ba vị Phật này, chúng sanh
sống trường thọ và số bụi che con mắt trí tuệ của họ cũng không đáng
kể. Do đó, chúng sanh vào thời đó giác ngộ ngay sau khi nghe câu kệ
(stanga) liên quan đến Tứ Diệu Đế. Thế nên không cần thiết phải
thuyết pháp chi tiết đến họ. Vì thế giáo pháp của những vị Phật này
trong chín phần rất sơ sài.
Trong thời kỳ của những vị Phật này, các tỳ khưu đệ tử của các
Ngài đều hoàn toàn không phạm những điều sai trái nên những giới
luật (āṇā-pātimokkha) về bảy loại tội không cần thiết phải ban hành.
Chỉ có việc tụng lời chỉ giáo Pātimokkha (Ovāda-pāṭimokkha)
là quen thuộc với họ. Ngay cả Pāṭimokkha ấy các Ngài cũng không
tụng đọc nửa tháng một lần (hai loại Pāṭimokkha đã được giải thích rõ
ở chương 16 của cuốn iii).
Những vị Thinh văn đệ tử có tuổi thọ lâu dài thì có hai đời đệ
tử theo các Ngài: (1) nhóm đệ tử gần nhất của Đức Phật, và (2) nhóm
đệ tử về sau là những vị tỳ khưu do những vị Thinh văn gần nhất ấy
truyền phép xuất gia cho họ. Vào thời kỳ các đệ tử sau này, thuộc thế
hệ thứ hai xuất gia do không có giới luật kể từ lúc ban đầu và vì những
84 Đại Phật Sử - Tập 4

vị đệ tử ấy thuộc các bộ tộc, dòng dõi và danh tánh khác nhau nên họ
không cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ và giữ gìn những bài pháp
mà còn bất cẩn tựa như họ trốn tránh bổn phận, khi nói rằng: “Vị
trưởng lão đó đó sẽ làm điều ấy.” Họ không tổ chức những cuộc kết
tập (Saṅgāyana) để gìn giữ Giáo pháp. Vì thế, Giáo pháp của những vị
Phật ấy bị huỷ diệt nhanh chóng.
Liên quan đến câu nói “Giáo Pháp của những vị Phật mà có
tuổi thọ lâu dài.” Đầu tiên nó hàm ý rằng thời kỳ Giáo pháp của các vị
Phật ấy không được tồn tại lâu dài trong nhiều thế hệ đệ tử. Tuy nhiên,
thọ mạng của Đức Phật Vipassī là tám chục ngàn năm. Thọ mạng của
chư đệ tử gần nhất của vị Phật ấy cũng tám chục ngàn năm. Thọ mạng
của thế hệ cuối cùng về sau cũng vậy, là thế hệ được những vị Thinh
văn gần nhất của Đức Phật cho xuất gia. Do đó, đi theo hai thế hệ
Thinh văn đệ tử kéo dài một trăm sáu chục ngàn năm sau khi Đức
Phật viên tịch. Tuy nhiên, về thế hệ của các vị Thinh văn thì chỉ có hai
và số thế hệ nhỏ nhoi này ám chỉ nói đến thời kỳ ngắn ngủi của Giáo
pháp. Đặc biệt, nó được nói ra không phải về tuổi hay năm.
Sau khi đã nghe những lý do như vậy về những thời kỳ Giáo
Pháp ngắn ngủi (về các thế hệ Thinh văn đệ tử của ba vị Phật Vipassī,
Sikhī, và Vessabhū) thì trưởng lão Sāriputta vì muốn nghe những lý
do khiến Giáo pháp tồn tại lâu dài của ba vị Phật Kakusandha,
Konāgamana và Kassapa nên hỏi tiếp Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn!
Tại sao giáo pháp của ba vị Phật Kakusandha, Konāgamana, và
Kassapa lại được tồn tại lâu dài?”
Đức Phật nói: “Này Sāriputta! Chư Phật Kakusandha,
Konāgamanā và Kassapa quan tâm đến việc thuyết pháp chi tiết đến
các đệ tử của vị ấy. Giáo pháp gồm chín phần của họ như: Sutta,
Geyya, v.v… có số lượng rất nhiều. Các vị ấy ban hành điều luật cho
chúng đệ tử. Họ tụng Pātimokkha. Khi họ viên tịch và chúng đệ tử rất
gần của họ viên tịch thì các thế hệ đệ tử về sau của họ là những vị tỳ
khưu thuộc các bộ tộc, dòng dõi và danh tánh khác nhau giúp cho
Giáo pháp tồn tại lâu dài.
Tỳ khưu Minh Huệ 85

Này Sāriputta! Cũng như các loại hoa khác nhau được kết lại
với nhau bằng một sợi dây rồi để trên tấm ván, chúng không thể bị
phân tán, tiêu diệt bởi những ngọn gió (lý do là chúng đã được xâu kết
lại với nhau). Cũng vậy, này Sāriputta! Những vị Phật này và chúng
đệ tử gần nhất của họ viên tịch thì Giáo pháp của họ tồn tại lâu dài bởi
những thế hệ đệ tử sau này thuộc các bộ tộc, dòng dõi và danh tánh
khác nhau.
Này Sāriputta! Những yếu tố kể trên (Giáo pháp được thuyết
giảng chi tiết, số lượng bài pháp nhiều, sự ban hành các điều luật và sự
tụng đọc Pāṭimokkha) tạo thành những lý do khiến Giáo pháp của ba
vị Phật Kakusandha, Konāgamana, và Kassapa được tồn tại lâu dài.
(Ở đây, liên quan đến sự tồn tại lâu dài của Giáo pháp của ba vị
Phật ấy, thời gian kéo dài của cả thọ mạng và các thế hệ đệ tử cần
được chú ý).
Giải thích: Thọ mạng của Đức Phật Kakusandha là bốn mươi
ngàn năm, thọ mạng của Đức Phật Konāgamana là ba mươi ngàn năm,
thọ mạng của Đức Phật Kassapa là hai mươi ngàn năm. Thế hệ đệ tử
của các Ngài cũng có thọ mạng bằng với thọ mạng của các vị Phật ấy.
Nhiều thế hệ nối tiếp nhau đã vun bồi và giữ gìn Giáo pháp. Bằng
cách này Giáo pháp của ba vị Phật được tồn tại lâu dài về cả thọ mạng
lẫn các thế hệ đệ tử.
Đối với Đức Thế Tôn của chúng ta, lẽ ra Ngài phải sanh ra khi
thọ mạng của loài người là mười ngàn năm, bằng nữa thọ mạng của
Đức Phật Kassapa, nếu không thì cũng sanh ra trong thời kỳ thọ mạng
năm ngàn năm, một ngàn năm hay năm trăm năm. Nhưng thời kỳ ấy
thì trí tuệ của Ngài chưa được chín muồi. Trí tuệ ấy đạt đến trưởng
thục chỉ khi thọ mạng là một trăm năm tuổi, thật là thời gian rất ngắn.
Do đó, điều cần nói rõ là dù Giáo pháp của Đức Phật chúng ta kéo dài
qua nhiều thế hệ đệ tử nhưng không dài như Giáo pháp của các chư
Phật quá khứ tính về năm.
Sau khi nghe được lý do tồn tại của Giáo pháp của ba vị Phật
Kakusandha, Konāgamana và Kassapa, đại đức Sāriputta bèn kết luận
rằng: “Chỉ có việc ban hành giới luật là nguyên nhân để Giáo pháp
86 Đại Phật Sử - Tập 4

của một vị Phật được tồn tại lâu dài.” Vì muốn Giáo pháp của Đức
Phật hiện tại được trường tồn, trưởng lão bèn đứng dậy, sửa lại y
phục, đắp y vai trái và chắp tay tôn kính hướng về Đức Phật, vị ấy
thỉnh cầu Đức Phật bằng những lời thành kính: “Cầu xin Đức Thế
Tôn ban hành giới luật để Giáo pháp được trường tồn. Cầu xin Đức
Thiện thệ tụng Pāṭimokkha. Bạch Đức Thế Tôn! Đã đến lúc để ban
hành những điều luật quan trọng để Giáo pháp được trường tồn và
cũng đến lúc để tụng Pātimokkha. Bạch Đức Thế Tôn! Bậc có Thiện
ngôn, đã đến lúc để ban hành các điều luật và làm cho Pāñimokkha
được ghi nhớ vì sự trường tồn của Giáo pháp.”
Vì muốn nói rằng ‘Thời gian chưa chín muồi để ban hành các
điều luật’ nên Đức Phật nói rằng:
“Hãy đợi, này Sāriputta! Hãy đợi, này Sāriputta! Chỉ có chư
Phật mới biết thời gian thích hợp (để ban hành các điều Luật và tụng
Pāṭimokkha).

(1) “Này Sāriputta! Chừng nào trong Tăng chúng chưa xảy ra một số
tội vốn là nền tảng của các lậu hoặc (āsava) trong Giáo Pháp này
thì Đức Phật vẫn chưa ban hành các điều luật cho chúng đệ tử,
cũng không công bố Pātimokkha. Này Sāriputta! Khi nào xảy ra
một số tội trong Tăng chúng mà vốn là nền tảng của các lậu hoặc
trong Giáo pháp này thì khi ấy Như Lai mới ban hành các điều luật
và công bố Pāṭimokkha, vì lợi ích là đoạn tận những điều ác ấy.
(2) “Này Sāriputta! Chừng nào trong Tăng chúng số lượng tỳ khưu
chưa đông để trụ lâu dài trong chúng Tăng ấy và chưa xảy ra một
số điều phạm tội mà vốn là nền tảng của các lậu hoặc trong Giáo
pháp này. Này Sāriputta! Khi nào trong Tăng chúng có số lượng tỳ
khưu đông đảo trụ lâu dài thì xảy ra trong Tăng chúng một số điều
phạm tội mà vốn là nền tảng của lậu hoặc trong Giáo pháp này.
Chỉ khi ấy, vì lợi ích đoạn trừ những tội lỗi ấy mà vốn là nền tảng
của lậu hoặc, Như Lai sẽ ban hành các điều luật và công bố
Pāṭimokkha.
Tỳ khưu Minh Huệ 87

(3) “Này Sāriputta! Chừng nào Tăng chúng chưa hưng thịnh và trong
Tăng chúng chưa xảy ra một số điều phạm tội vốn là nền tảng của
lậu hoặc trong Giáo pháp. Này Sāriputta! Tuy nhiên, khi Tăng
chúng hưng thịnh thì xảy ra một số điều phạm tội vốn là nền tảng
của lậu hoặc trong Giáo pháp này. Chỉ khi ấy, vì lợi ích là đoạn trừ
những điều phạm tội ấy thì Như Lai mới ban hành các điều luật và
công bố Pāṭimokkha.
(4) “Này Sāriputta! Chừng nào Tăng chúng chưa phát sanh nhiều lợi
lộc thì chưa có xảy ra một số tội mà vốn là nền tảng của lậu hoặc
trong Giáo pháp này. Này Sāriputā! Khi nào trong Tăng Chúng
phát sanh nhiều lợi lộc thì khi ấy sẽ xảy ra trong Tăng chúng một
số tội mà vốn là nên tảng của lậu hoặc trong Giáo pháp này. Chỉ
khi ấy, vì lợi ích là loại trừ những tội như vậy, Như Lai mới ban
hành các điều luật và công bố Pāṭimokkha.
(5) “Này Sāriputta! Chừng nào trong Tăng chúng chưa có nhiều kiến
thức thì trong Tăng chúng chưa xảy ra một số tội vốn là nền tảng
của lậu hoặc trong Giáo pháp này. Này Sāriputta! Khi nào trong
Tăng chúng có nhiều kiến thức thì khi ấy trong Tăng chúng xảy ra
một số tội vốn là nền tảng của lậu hoặc trong Giáo pháp này. Chỉ
khi ấy, vì lợi ích là loại trừ các tội ấy, Như Lai mới ban hành các
điều luật và công bố Pāṭimokkha.
“Này Sāriputta! Bây giờ Tăng chúng đã thoát khỏi những bọt bèo
(tức là những người ác), thoát khỏi các bợn nhơ, thoát khỏi những
điều bất tịnh, được trong sạch và trụ vững (trong Chánh Pháp như
Giới, Định, Tuệ …).
“Này Sāriputta! Trong số năm trăm vị tỳ khưu này, vị tỳ khưu thấp
nhất cũng là bậc Tư-đà-hườn (sotāpanna) là người chắc chắn sẽ
đạt đến tầng thánh đạo cao nhất, vì vị ấy không bao giờ rơi vào các
cảnh khổ.”
(Ở đây, āsava có nghĩa là phiền não và đau khổ như vu khống,
sát hại, sự giam cầm, v.v… bởi những người khác trong cuộc sống này
và đau khổ là sự tái sanh vào các khổ cảnh trong kiếp sau. Bởi vì
những tội như tà dâm, sát sanh, trộm cắp, v.v… tạo thành nền tảng
88 Đại Phật Sử - Tập 4

cho các lậu hoặc nên chúng được gọi là āsavatthaniya (nền tảng của
āsava).
Lúc bấy giờ, khi đại đức Sāriputta thỉnh cầu Đức Phật ban hành
giới luật thì những điều phạm tội chưa xảy ra. Nếu những điều luật
như: 4 Pārājika và những điều luật khác được ban hành trước khi thực
sự xảy ra những điều phạm tội, hành động như vậy ắt sẽ không tránh
khỏi sự chê trách, sự phê phán riêng rẻ và công khai.
Nếu các điều luật được ban hành trước thì tất cả những điều
luật cần thiết ắt đã được làm như vậy. Khi nói rằng nếu một vị tỳ khưu
phạm tội hành dâm, trộm cắp, v.v… ban hành những điều luật trước
khi có người phạm tội, những người khác sẽ quở trách riêng lẻ và
công khai như sau: “Tại sao Sa-môn Gotama lại buộc chúng ta vào
những điều luật này, khi cho rằng việc chúng Tăng gắn bó với vị ấy và
tuân theo lời dạy của vị ấy là đương nhiên? Tại sao vị ấy ban hành các
điều luật Pārājika. Chẳng phải rằng những thành viên quý tộc này đã
trở thành những vị tỳ khưu sau khi từ bỏ những vinh hoa to lớn của
họ, từ bỏ hàng hàng lớp lớp quyến thuộc và tài sản quý báu mà họ
từng sở hữu? Chẳng phải rằng họ vừa lòng với vật thực vừa đủ và y
phục vừa đủ. Và chẳng phải rằng họ đã an trú hết mức tôn kính trong
ba điều học và không có sự quan tâm đến thân thể và đời sống của họ.
Trong số những người thánh thiện như vậy là những người thích lợi
dưỡng của thế tục (loka-āmisa) như hành dâm, trộm cắp, sát hại, khoe
pháp bậc cao nhân để kiếm lợi nuôi mạng. Cho dù bốn điều luật
Pārājika không được ban hành đi nữa thì chẳng phải rằng ai cũng biết
rằng hành dâm, trộm cắp, v.v… là không thích hợp, không xứng pháp
Sa-môn hay sao? Vì ngay cả khi còn là một vị sa-di người ta đã thọ trì
các điều học và lời nguyện rằng “Con xin vâng giữ điều học là cố ý
tránh xa sự sát sanh, v.v…” Những ý kiến như vậy sẽ là sự quở trách,
sự chỉ trích kín đáo và công khai.
Hơn nữa, khả năng của Đức Phật ắt sẽ không được chúng sanh
biết đến. Những điều luật đã được ban hành rồi ắt sẽ bị tiêu diệt,
chúng sẽ không được tồn tại lâu dài. Thử lấy một ví dụ trong thế gian
là một ông thầy thuốc thiếu trí cho gọi đến một người đàn ông mà
Tỳ khưu Minh Huệ 89

chưa bị bệnh loét (nhưng sẽ sớm bị bệnh loét) và nói rằng: “ Này ông!
Những chỗ này trên người của ông sẽ nổi lên những cái mụn nhọt, nó
đe dọa đến tính mạng của ông. Hãy lo chữa trị nó trước đi!” “Dạ, thưa
ông! Nhờ ông chữa giùm.” Khi nói như vậy, người đàn ông để cho
ông thầy thuốc làm phẫu thuật ở chỗ trên người mà không có cái mụn
nhọt nào, và làm cho da liền trở lại. Ông thầy thuốc đắp băng, tẩm
thuốc và làm sạch, v.v… sau đó ông thầy thuốc đòi tiền người đàn ông
kia: “Tôi đã chữa xong cái mụn nhọt của ông rồi, xin ông hãy trả tiền
thuốc men.”
Khi ấy, người đàn ông đã được chữa trị có thể khiển trách kín
đáo và công khai ông thầy giải phẫu thiếu thông minh với lời lẽ rằng:
“Cái ông thầy thuốc điên khùng này đang nói điều gì đây? Thực ra,
không phải ông thầy thuốc ngu dốt đã gây phiền phức cho tôi sao?
Chẳng phải rằng ông ta đã làm cho tôi bị mất máu?” Người đàn ông
này có thể sẽ không biết ơn người thầy thuốc.
Cũng vậy, nếu Đức Phật ban hành các điều luật cho chúng đệ
tử khi những điều phạm tội thực sự chưa xảy ra thì Ngài ắt sẽ không
thoát khỏi sự chỉ trích sau lưng và trước mặt. Sự kỳ diệu của Ngài có
thể không được chúng sanh biết đến. Nhưng điều luật được ban hành
ắt sẽ bị tiêu diệt, chúng sẽ không được dài lâu. Vì thế những lời phủ
nhận của Đức Phật là: “Này Sāriputā! Chừng nào chưa có những điều
phạm tội xảy ra trong Tăng chúng thì Như Lai chưa ban hành các điều
luật cho chúng đệ tử, v.v…”
Ở đây, thời gian mà những điều phạm tội chưa xảy ra nghĩa là
chưa phải thời gian thích hợp để ban hành các điều luật. Thời gian mà
những điều phạm tội xảy ra nghĩa là thời gian thích hợp để ban hành
các điều luật. Sự ban hành điều luật trong thời gian không thích hợp
có thể gây ra sự chê trách như đã nói trên. Hành động như vậy được
xem là cần thiết khi có điều phạm tội xảy ra giống như vị y sĩ thông
minh chữa trị cái mụn nhọt xuất hiện bằng cách giải phẫu trên nó, đắp
thuốc, băng bó, lau sạch, v.v… làm cho cái mụn nhọt đó biến mất và
đồng thời làm cho lớp da lành lặn trở lại. Đức Phật cũng có thể được
ví như ông thầy thuốc kia là người không bị chê trách mà còn được
90 Đại Phật Sử - Tập 4

tôn trọng vì việc làm xuất sắc của ông ta trong nghề chữa bệnh. Tương
tự như vậy, Đức Phật không bị chê trách sau lưng hay trước mặt mà
còn được tôn kính vì khả năng kỳ diệu của Ngài trong phạm vi Nhất
thiết trí của Ngài. Những điều luật được ban hành khi ấy sẽ không bị
suy tàn mà còn được trụ vững lâu dài.
Những lời trong câu nói đầu tiên cho thấy thời gian thích hợp
và thời gian không thích hợp để ban hành các điều luật. Những lời
trong những năm thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm cho thấy thời gian
mà những điều phạm tội đã xảy ra. Có thể ý nghĩa chi tiết của những
câu này từ phẩm Verañjā của bộ Chú giải Pārājika Kaṇḍa.

Sự cáo từ vào lúc mãn hạ

Sau khi Đức Phật đã giải thích chi tiết về vấn đề ban hành các
điều luật đến trưởng lão Sāriputta, bậc tướng quân của Chánh pháp.
Ngài trải qua suốt mùa mưa tại Verañjā và làm lễ Tự tứ vào ngày
Mahā Pavaranā, ngày rằm tháng Assayuja vào cuối mùa an cư. Rồi
Ngài gọi đại đức Ānanda đến và dạy rằng: “Này Ānanda! Khi chư
Phật nhập hạ theo sự thỉnh cầu của người khác thì việc ra đi mà không
nói lời cáo từ họ là không phải tục lệ của chư Phật. Này Ānanda!
Chúng ta hãy đi và cáo từ Bà-la-môn Verañjā.” Sau khi độ thực xong,
Đức Phật cùng với đại đức Ānanda đến viếng nhà của Bà-la-môn
Verañjā lúc xế chiều, chiếu sáng các cổng thành bằng hào quang từ
thân của Ngài.
Khi Đức Phật đứng ở cửa nhà của Bà-la-môn thì những người
nhà của ông trông thấy Đức Phật bèn nhắc nhở ông chủ của họ (chỉ
khi ấy ông Bà-la-môn mới nhớ đến những trách nhiệm của ông). Ông
vội vã đứng dậy để lo sửa soạn chỗ ngồi xứng đáng cho Đức Thế Tôn.
Rồi ông ta đón tiếp và cung kính thỉnh mời Ngài với lời tác bạch: “Xin
thỉnh Đức Thế Tôn vào lối này!” Đức Phật đi vào theo lời thỉnh mời
của Bà-la-môn và ngồi xuống trên chỗ đã được soạn sẵn (vào lúc ấy
thì ma vương đã thâu lại phép thuật của hắn rồi).
Tỳ khưu Minh Huệ 91

Đức Phật nói: “Này Bà-la-môn! Như Lai đã nhập hạ theo lời
thỉnh cầu của ông. Bây giờ Như Lai báo cho ông biết rằng đến lúc
Như Lai phải đi đến nơi khác.”
Ông Bà-la-môn đáp: “Đúng rồi, thưa Đức Gotama! Ngài đã
nhập hạ theo lời thỉnh mời của chúng con, mà con thì chưa cúng
dường vật thực. Lý do là chẳng phải chúng con không có gì để cúng
dường hay chúng con không muốn cúng dường. Những người có cuộc
sống gia đình thường có khá nhiều việc phải làm. Biết tìm đâu cơ hội
để họ bố thí cúng dường? Cầu xin Đức Gotama và hội chúng tỳ khưu
hãy thọ lãnh vật cúng dường của con là việc phước của con vào ngày
mai.”
Bà-la-môn không hề biết ảnh hưởng của ma thuật của ma
vương. Ông ta nghĩ rằng sự đãng trí của ông ta là do công việc bận rộn
và những trở ngại trong đời sống gia đình cho nên ông ta mới thỉnh
cầu Đức Phật như vậy.
Khi ấy, Đức Phật nghĩ rằng: “Nếu Như Lai không nhận lời
thỉnh cầu của ông ta thì tội sẽ phát sanh đến ông ta và đến tất cả dân
cư của thành phố Verañjā này.” Vì họ nghĩ rằng: “Sa-môn Gotama
xem ra tức giận vì vị ấy không nhận được vật cúng dường trong ba
tháng an cư của mùa mưa. Cho nên một bữa ăn mà vị ấy từ chối bất
chấp lời thỉnh mời của ta. Sa-môn Gotama không có lòng nhẫn nại, vị
ấy không phải là bậc Toàn Giác. Đừng nên để tội phát sanh đến họ.”
Do lòng bi mẫn, Đức Phật đã nhận lời thỉnh cầu bằng thái độ im lặng.
Sau đó, Đức Phật bằng một thời pháp thoại vào lúc ấy làm cho Bà-la-
môn biết được tính chất phù phiếm của những công việc và những bận
rộn trong đời sống gia đình. Đức Phật cho thấy hai lợi ích: lợi ích
trong kiếp sống hiện tại và lợi ích trong kiếp sống tương lai. Ngài
cũng khiến cho ông ta chuyên tâm làm những việc thiện, an trú với
tâm đầy nhiệt tâm và vui thích trong những việc thiện ấy. Rồi Ngài
đứng dậy ra đi.

Sự cúng dường vật thực to lớn của Bà la môn Verañjā


92 Đại Phật Sử - Tập 4

Sau khi Đức Phật ra đi, Bà-la-môn Verañjā cho gọi tất cả người
trong gia đình của ông ta đến chỗ họp bàn. Tại đó, ông ta nói: “Mọi
người hãy nghe đây! Trong ba tháng mùa mưa dù ta đã thỉnh mời Đức
Phật nhập hạ ở đây nhưng ta chưa cúng dường một bữa ăn nào đến
Đức Phật. Bây giờ chúng ta hãy lo sửa soạn vật thực cúng dường vào
ngày mai để đền bù ba tháng chúng ta đã không cúng dường.” Sau khi
tuyên bố như vậy, Bà-la-môn Verañjā cho người nấu các món ăn
thượng vị; sáng hôm sau ông ta cho người trang hoàng chỗ ở và sửa
soạn những chỗ ngồi xứng đáng với các bậc Thánh Tăng và đồng thời
cho bày ra những vật cúng dường về hoa và vật thơm. Ông ta cho
người đến thỉnh Đức Phật với lời thỉnh: “Kính bạch Đức Gotama! Đã
đến giờ thọ thực, vật thực đã được sẵn sàng.”
Đức Phật cùng với chúng Tỳ khưu tháp tùng đi đến nhà của Bà-
la-môn và ngồi vào những chỗ ngồi đã được soạn sẵn. Đích thân Bà-
la-môn Verañjā đứng ra phục vụ chúng Tỳ khưu có Đức Phật dẫn đầu
bằng những món ăn thượng vị cho đến khi các Ngài được thỏa mãn và
từ chối không độ thêm nữa. Sau khi Đức Phật thọ thực xong, Bà-la-
môn Verañjā dâng đến Ngài một bộ Tam Y đáng giá ba ngàn (mỗi
chiếc y giá trị một ngàn). Ông ta cũng dâng đến mỗi vị tỳ khưu một bộ
gồm hai tấm vải may y (giá trị một tấm vải là năm trăm, cho nên số
vải mà ông ta dâng cúng đến các vị tỳ khưu trị giá lên đến năm trăm
ngàn. Đây là chi tiết được trích ra từ Tạng Kinh Pāḷi).
Vì Bà-la-môn Verañjā chưa thỏa mãn với bấy nhiêu lễ vật cúng
dường (về y phục trị giá năm trăm ngàn). Ông ta lại dâng cúng thêm
một lượng lớn những tấm thảm, những xấp vải có nguồn gốc từ nước
Pattunna, mỗi tấm trị giá từ bảy đến tám ngàn để chúng có thể được
cắt làm những tấm y hai lớp, những tấm y đắp vai, những sợi dây
lưng, những đồ lọc nước, v.v…
Ông ta cũng dâng cúng đến mỗi vị tỳ khưu một lọ đựng thuốc
mỡ trị giá một ngàn đồng. Ông dâng cúng đến Chư Tăng mà không bỏ
sót món gì từ bốn món vật dụng. Ông ta đã cúng dường tất cả những
thứ cần thiết đến chư Tăng.
Tỳ khưu Minh Huệ 93

Sau khi đã làm việc phước bố thí to lớn như vậy, Bà-la-môn
với vợ và các con ngồi xuống cung kính đảnh lễ Đức Phật. Do bị phép
thuật của ma vương, ông ta đã mất đi cơ hội thưởng thức hương vị của
nước Bất tử qua thời pháp của ba tháng mùa mưa. Để đền bù sự mất
mát cho Bà-la-môn Verañjā và làm thành tựu ước nguyện của ông ta,
Đức Phật bèn tạo ra một đám mưa Bất tử trút xuống tràn trề trong một
ngày. Ngài thuyết giảng về hai lợi ích của đời sống hiện tại và đời
sống tương lai và an trú Bà-la-môn trong những việc phước. Cuối
cùng, Đức Phật thuyết pháp khích lệ cho ông Bà-la-môn Verañjā có sự
nhiệt tâm và vui thích trong các việc phước rồi Ngài ra đi.

KẾT THÚC CHƯƠNG 30

HẠ THỨ MƯỜI HAI CỦA ĐỨC PHẬT


TẠI THÀNH PHỐ VERAÑJĀ


94 Đại Phật Sử - Tập 4
Tỳ khưu Minh Huệ 95

CHƯƠNG 31

TỲ KHƯU SUDINNA, CON TRAI CỦA THƯƠNG NHÂN


KALANDA

Lúc bấy giờ, tại ngôi làng Kalanda gần thành phố Vesāli, có
người con trai của thương nhân Kalanda tên là Sudinna. Cùng với
nhiều bạn bè, Sudinna con trai của thương nhân Kalanda đi đến Vesalī
để buôn bán.
Ngôi làng được gọi là Kalanda vì ở có nhiều con sóc đen. Vị
thương nhân Kalanda có tài sản giá trị bốn mươi Koṭi (1Koṭi = 10
triệu). Do đó, ông ta được đức vua công nhận là người giàu có. Con
trai Sudinna của ông ta đi đến Vesāli để kinh doanh, thâu các khoản
nợ và sắp xếp những công việc khác.
Một số học giả khác thì nói rằng vị ấy đến Vesāli để vui chơi
trong lễ hội chòm sao Kattikā. Thực ra, Đức Phật đến Vesāli vào thời
gian thượng tuần của tháng Kattikā (tháng 10 - tháng11). Lễ hội
Kattikā tại Vesāli đã thu hút nhiều người. Vì muốn tham dự lễ hội này,
Sudinna con trai của vị thương nhân Kalanda đi đến đó.
Khi trông thấy mọi người sau bữa ăn sáng đi ra ở Vesāli, họ
mặc y phục sạch sẽ và mang những bông hoa, nước thơm, dầu xức đến
yết kiến Đức Phật và nghe Ngài thuyết pháp. Sudinna bèn hỏi họ
đang đi đâu và biết được mục đích của họ, vị ấy nghĩ rằng: “Ta cũng
nên đi chung với họ.” Vị ấy gia nhập vào đám đông đang tụ hội để
nghe Đức Phật thuyết pháp. Đức Phật an tọa giữa Tứ chúng và đang
thuyết pháp với giọng êm dịu như tiếng của vị trời Phạm thiên. Cảm
kích trước phong thái khả ái của Đức Phật và được khích động bởi
những thiện nghiệp trong quá khứ của vị ấy, vị ấy tự nghĩ: “Thật tuyệt,
nếu ta cũng được nghe pháp.” Nhưng vì thính chúng rất đông nên vị
96 Đại Phật Sử - Tập 4

ấy không thể đến gần Đức Phật và phải ngồi ở một chỗ ngồi thích hợp
ở mé ngoài thính chúng nhưng chú tâm nghe Đức Phật thuyết giảng.
Trong khi chú tâm nghe Đức Phật thuyết pháp về ba pháp học
là Giới, Định và Tuệ thì vị ấy khởi lên thiện ý như sau: “Khi ta suy xét
bằng nhiều cách về thời pháp của Đức Phật. Ta kết luận rằng thật
không dễ dàng gì để cho một gia chủ thực hành pháp hành cao quý
như vậy (về ba pháp hành), rất thuần khiết và hoàn hảo như cái vỏ xà
cừ mới được đánh bóng. Thật kỳ diệu thay nếu ta rời bỏ đời sống gia
đình để sống đời Sa-môn sau khi cạo bỏ râu tóc và mặc vào chiếc y đã
nhuộm.”
Sau đó, Sudinna đi cùng với đám đông ra về, vì trong đám
đông có nhiều quyến thuộc và bạn bè của vị ấy nên họ có thể cản lối,
nắm tay vị ấy mà nói: “Bạn là con trai duy nhất của cha mẹ bạn, bạn
không được phép trở thành Sa-môn.” Thế nên vị ấy cùng đi một đoạn
ngắn ra về với đám đông. Rồi trong lúc giả vờ đi rửa tay, vị ấy quay
trở lại và đi đến Đức Phật với những lời thỉnh cầu: “Bạch Đức Thế
Tôn! Khi con nghiền ngẫm bài pháp của Ngài qua nhiều cách, con kết
luận rằng thật không dễ dàng gì để cho một người gia chủ thực hành
giáo pháp cao quý như vậy (ba pháp hành) rất thuần khiết và hoàn hảo
như cái vỏ xà cừ mới được đánh bóng. Thật kỳ diệu thay nếu con rời
bỏ đời sống gia đình để sống cuộc đời Sa-môn sau khi cạo bỏ râu tóc
và mặc vào chiếc y đã nhuộm. Bạch Đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy bi
mẫn cho con trở thành một Sa-môn.”
Vì Đức Phật đã từ chối không nhận bất cứ ai vào Tăng chúng
khi chưa được cha mẹ cho phép kể từ khi làm lễ xuất gia cho thái tử
Rāhula nên Ngài hỏi Sudinna: “Này Sudinna! Cha mẹ của con đã cho
phép con rời bỏ đời sống gia đình để sống cuộc đời Sa-môn chưa?”
Sudinna đáp: “Dạ chưa, thưa Đức Thế Tôn! Cha mẹ của con chưa cho
phép.” Khi ấy, Đức Phật nói: “Này Sudinna! Chư Phật không truyền
pháp xuất gia cho người không được sự cho phép của cha mẹ.”
Sudinna thưa với Đức Phật: “Thưa Đức Thế Tôn! Con sẽ xin phép cha
mẹ con.”
Tỳ khưu Minh Huệ 97

Rồi Sudinna lo xong công việc buôn bán ở Vesāli rồi đi đến
cha mẹ của vị ấy ở ngôi làng Kalanda thưa rằng: “Thưa cha mẹ! Khi
con nghiền ngẫm về thời pháp của Đức Thế Tôn bằng nhiều cách. Con
kết luận rằng thật không dễ dàng gì để một người gia chủ thực hành
pháp hành cao quý như vậy (về ba pháp hành) rất thuần khiết và hoàn
hảo như vỏ xà cừ mới được đánh bóng, con muốn rời bỏ đời sống gia
đình để sống cuộc đời Sa-môn sau khi cạo bỏ râu tóc và mặc vào chiếc
y đã nhuộm. Xin cha mẹ hãy cho phép con được làm như vậy.”
Cha mẹ của vị ấy từ chối yêu cầu nói rằng: “Này Sudinna con!
Con là đứa con duy nhất mà cha mẹ rất yêu quý. Con là đứa con mà
cha mẹ nuôi dưỡng trong niềm hạnh phúc. Này con yêu! Con chẳng lo
lắng điều gì, chỉ có cái chết mới tách rời con khỏi cha mẹ ngoài ý
muốn. Làm sao cha mẹ có thể cho phép con rời bỏ đời sống gia đình
và sống cuộc đời Sa-môn trong khi còn sống?”
Sudinna lại nói lời yêu cầu lần thứ hai, nhưng cha mẹ của vị ấy
cũng từ chối tương tự như vậy. Vị ấy lại nói lời yêu cầu lần thứ ba và
lần này họ cũng từ chối lời yêu cầu của vị ấy.
Rồi sau khi biết rằng: “Bằng mọi cách cha mẹ của ta sẽ không
cho phép ta rời bỏ đời sống gia đình.” Vị ấy nằm xuống nền đất ngay
tại chỗ mà vị ấy nói lời yêu cầu, vị ấy nói: “Chỗ này sẽ thấy sự xuất
gia của ta hoặc là cái chết của ta.” Vị ấy không ăn uống gì từ một lần,
hai lần, ba lần … rồi đến bảy lần và bày tỏ ước muốn đầy phước báu
to lớn (bằng cách tuyệt thực).
Rồi cha mẹ của vị ấy nói rằng: “Này Sudinna con yêu! Con là
đứa con duy nhất mà cha mẹ yêu quý. Con là đứa con mà cha mẹ nuôi
nấng dưỡng dục trong niềm hạnh phúc. Này con yêu! Con chẳng lo
lắng điều gì, chỉ có cái chết của con mới tách rời con khỏi cha mẹ một
cách ngoài ý muốn. Làm sao cha mẹ cho phép con rời bỏ đời sống gia
đình để sống cuộc đời Sa-môn trong khi con vẫn còn sống. Hãy ngồi
dậy, này con yêu! Hãy ăn uống và vui chơi. Hãy vui thích làm các
việc phước trong khi vẫn ăn uống và vui chơi. Tuy nhiên, cha mẹ sẽ
không bao giờ cho phép con xuất gia.”
98 Đại Phật Sử - Tập 4

Sudinna làm thinh trong khi cha mẹ của vị ấy nói như vậy. Vị
ấy vẫn làm thinh ngay cả khi cha mẹ nói đến lần thứ hai, lần thứ ba.
Vì không nhận được một lời đáp nào từ con trai của họ dù họ
đã khẩn nài vị ấy đến lần thứ ba. Họ bèn cho gọi bạn bè của vị ấy đến
và nói rằng: “Này các con! Người bạn Sudinna của các con muốn trở
thành Sa-môn. Các con hãy ngăn cản đừng cho nó làm như vậy.”
Những người bạn của Sudinna bèn đi đến vị ấy và khuyên giải theo lời
yêu cầu của cha mẹ vị ấy đến ba lần. Đối với các bạn cũng vậy,
Sudinna vẫn im lặng không trả lời.
Rồi những người bạn suy xét và bàn bạc với nhau rằng: “Nếu
Sudinna mà chết đi vì không được phép trở thành Sa-môn thì chẳng
ích lợi gì từ cái chết của cậu ấy. Nếu cậu ấy trở thành Sa-môn thì mẹ
của cậu ấy mặc sức mà thăm viếng, nhìn ngắm cậu ấy và chúng ta
cũng vậy. Đời sống Sa-môn thật là vất vả. Vị Sa-môn mỗi ngày đi
khất thực mang theo cái bát bằng đất, vị ấy ngủ một mình và ăn uống
buổi sáng. Pháp hành cao thượng như vậy thực khó hành theo và
Sudinna là người thành thị thanh nhã, cậu ta không thể nào sống theo
pháp hành cao thượng mà đòi hỏi người ấy phải ngủ một mình và ăn
một bữa sáng. Cậu ấy nhất định sẽ quay về nhà thôi. Được, chúng ta
sẽ yêu cầu cha mẹ của cậu ấy cho phép.” Sau đó, họ đi đến cha mẹ của
Sudinna và khuyên họ: “Thưa hai bác! Sudinna đang nằm trên đất mà
nói rằng ‘chỗ này là chỗ thấy cái chết của ta hoặc sự xuất gia của ta.’
Nếu hai bác không cho phép cậu ấy rời bỏ đời sống gia đình để sống
cuộc đời Sa-môn thì cậu ấy sẽ chết ngay tại chỗ ấy. Giả sử hai bác cho
cậu ấy đi xuất gia làm Sa-môn thì hai bác còn có cơ hội được gặp mặt
cậu ấy. Sau khi trở thành Sa-môn, nếu cậu ấy không vui thích đời sống
Sa-môn nữa thì cậu ấy sẽ đi đâu ngoài cha mẹ của cậu ấy? Cậu ấy sẽ
trở lại ngôi nhà này. Hai bác nên cho phép Sudinna đi xuất gia trở
thành Sa-môn.”
Khi ấy, cha mẹ Sudinna đáp: “Này các cháu! Chúng ta cho
phép nó xuất gia và sống đời Sa-môn.” Rồi những người bạn của
Sudinna nói rằng: “Hãy đứng dậy, này Sudinna! Bạn đã được cha mẹ
bạn cho phép rồi.”
Tỳ khưu Minh Huệ 99

Vị ấy rất hạnh phúc và phấn khởi khi nghe tin cha mẹ của mình
cho phép mình được xuất gia trở thành Sa-môn. Sudinna đứng dậy,
phủi sạch bụi trên thân và cố gắng lấy lại sức lực trong một hai ngày.
Sau đó, vị ấy đi đến Đức Phật, vị ấy cúi đầu đảnh lễ Đức Phật và ngồi
một nơi hợp lẽ rồi thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Con đã được cha mẹ
con cho phép rồi, xin Đức Thế Tôn làm cho con được trở thành Sa-
môn.”
Đức Phật bảo vị tỳ khưu ngồi gần đó, là người đang thực hành
pháp Đầu đà (piṇḍapātika-dhutaṅga) rằng: “Này tỳ khưu! Theo lời
thỉnh cầu của Sudinna như vậy, con hãy truyền phép xuất gia Sa-di
cho cậu ấy và sau đó truyền Cụ-túc-giới.” Vị tỳ khưu thực hành pháp
Đầu đà đáp lại: “Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn!” Khi dẫn Sudinna,
người cộng trú đệ tử của vị ấy (saddhivihārika-dhutaṅga) được ký
thác bởi Đức Phật bèn truyền phép xuất gia Sa-di và sau đó truyền
phép Cụ-túc-giới.
Ngay sau khi trở thành vị tỳ khưu, đại đức Sudinna bèn chuyên
tâm thực hành các pháp Đầu đà như là trú ngụ ở tịnh xá trong rừng
(āraññika-dhutaṅga), ăn vật thực trong bát (piṇḍapātika-dhutaṅga),
mặc những chiếc y được may bằng vải vụn (paṁsukūlika-dhutaṅga)
đi khất thực theo tuần tự từng nhà (sapadānacārika-dhutaṅga). Như
vậy, vị ấy trú ngụ và đi khất thực tại một ngôi nhà vô danh.
Lúc bấy giờ, xứ Vajjī bị khan hiếm về vật thực, kiếm sống rất
khó khăn, có nhiều bộ xương trắng nằm rải rác khắp nơi. Dân chúng
phải sống bằng sự nhận lãnh phiếu vật thực. Đối với các vị tỳ khưu thì
không dễ gì kiếm đủ vật thực khi ôm bát đi khất thực. Khi ấy, đại đức
Sudinna khởi lên ý nghĩ như vầy: “Hiện nay nước Vajjī khan hiếm về
vật thực. Thật khó để kiếm sống, có rất nhiều bộ xương trắng rải rác
khắp nơi, dân chúng phải sống bằng những thẻ được phân phát. Đối
với các vị tỳ khưu thì không thể kiếm đủ vật thực bằng cách ôm bát đi
khất thực. Ta có đông đảo quyến thuộc ở Vesāli, họ có tài sản, nhiều
của cải, nhiều vàng bạc ngọc ngà và nhiều hàng hóa, nhiều ngũ cốc.
Sẽ thế nào nếu ta sống nương tựa vào quyến thuộc của ta? Do sự có
100 Đại Phật Sử - Tập 4

mặt của ta họ sẽ cúng dường và làm những việc phước, và lợi lộc sẽ
phát sanh đến các tỳ khưu. Và ta sẽ không gặp khó khăn về vật thực.”
Sau khi suy nghĩ như vậy, đại đức Sudinna xếp dọn giường
chiếu và vật dụng của vị ấy và đi đến thành phố Vesāli mang theo y
bát. Khi đến Vesāli vị ấy trú ngụ ở một tịnh xá có mái nóc nhọn
(kūṭagāra) tại khu rừng Đại lâm (Mahāvana) gần Vesāli.
Khi hay tin rằng Sudinna con trai của thương nhân Kalanda
đang trú ngụ tại Vesāli thì quyến thuộc của vị ấy gửi đến cho sáu
mươi hủ vật thực để cúng dường vị ấy (mỗi hủ vật thực chứa vật thực
dành cho mười vị tỳ khưu). Y theo dự định, vị ấy bèn dâng sáu mươi
hủ vật thực ấy đến sáu trăm vị tỳ khưu. Còn về phần mình, vì là người
thọ trì pháp Đầu đà (đi khất thực từng nhà - sapadānacārika-
dhutaṅga) cao thượng nên vị ấy mang bát và đắp y Tăng-già-lê rồi đi
vào làng Kalanda để khất thực. Trong khi đang khất thực tuần tự từng
nhà, vô tình vị ấy dừng lại ngay nhà của cha mẹ vị ấy.
Chú thích: Những sự kiện xảy ra sau khi vị ấy từ nước Vajjī
trở về, lúc ấy vị ấy đã trải qua tám hạ tỳ khưu (tức là khi Đức Phật đã
truyền bá Giáo pháp được hai mươi năm). Ở đây, những sự kiện được
kể lại liên tục để giữ cho sự nối tiếp của các sự kiện không bị gián
đoạn.
Lúc bấy giờ, một nữ nô lệ của những quyến thuộc của đại đức
Sudinna đang đi ra khỏi nhà để đổ những các bánh bằng lúa mạch mà
đã bị hư thiu do để qua đêm (hư thiu đến nỗi mà các người nô lệ,
những người làm công và gia súc không thể ăn được). Khi ấy, đại đức
Sudinna bèn nói với cô ta rằng: “Này cô! Nếu cô quăng bỏ những cái
bánh ấy, thì tốt hơn nên bỏ bát của bần Tăng.”
Trong khi cô ta đang cầm những cái bánh hư thiu bỏ vào trong
bát của đại đức Sudinna, cô ta không nhận ra đại đức là con trai của
ông chủ Kalanda, vì vị ấy đã đi được tám năm rồi. Nhưng khi chú ý
đến đặc điểm ở đôi tay, hai bàn chân và giọng nói của vị ấy, cô ta bèn
đi đến mẹ của đại đức Sudinna và nói với bà rằng: “Thưa bà chủ! Bà
biết không, đứa con trai Sudinna của bà đã trở về.” Mẹ của đại đức
Tỳ khưu Minh Huệ 101

Sudinna đáp lại rằng: “Này người kia! Nếu những lời của ngươi là
đúng sự thật thì ta sẽ miễn thân phận nô lệ cho ngươi.”
Trong khi đó, đại đức Sudinna đang tựa dưới chân tường (trong
nhà ăn của vị thương nhân Kalanda) và độ món bánh hư thiu ấy một
cách ngon lành.
Một số thí chủ trong một số vùng có cho xây những nhà ăn.
Trong những nhà ăn này họ sắp xếp những chỗ ngồi, những bình nước
uống và có cả giấm chua. Sau khi thọ lãnh vật thực, các vị tỳ khưu đi
vào và ngồi thọ thực trong những nhà ăn này. Nếu cần thiết thì họ có
thể dùng những vật thực mà thí chủ để sẵn ở đó. Cho nên chân vách
tường ở đây có nghĩa là dưới chân bức vách của nhà ăn do thí chủ xây
dựng nên. Các vị tỳ khưu không bao giờ ăn khi ngồi những chỗ không
thích hợp trông giống như những người nghèo khổ (hãy xem Chú
giải).
Người cha giàu có của đại đức Sudinna trở về sau khi xong
công việc và trông thấy vị ấy đang ngồi ăn món bánh hư thiu một cách
ngon lành. Ông ta đến gần và nói những lời chê trách: “Này Sudinna
yêu quý! Thật tội nghiệp khi phải ăn món bánh thiu bằng lúa mạch.
Thật ra, không phải trở về nhà đó sao?” Khi ấy, đại đức Sudinna đáp
lại: “Thưa thí chủ! Bần Tăng đã đến nhà của ông rồi và bần Tăng đã
nhận món bánh thiu từ đó.” Người cha nắm lấy tay đại đức Sudinna và
nói rằng:“Nào, Sudinna con! Chúng ta hãy đi về nhà.” Là một người
con biết vâng lời và có tình thương đối với cha, đại đức Sudinna bèn
đi đến nhà cha của vị ấy và ngồi vào chỗ đã được soạn sẵn.
Người cha giàu có bèn bảo vị ấy: “Hãy tự giúp mình đi, này
con!” Đại đức Sudinna đáp lại: “Đủ rồi, thưa cha! Con đã ăn xong bữa
ăn của một ngày rồi” Khi người cha mời vị ấy nói rằng: “Hãy thọ lãnh
sự cúng dường vật thực của ta vào ngày mai.” Dù vị ấy sẽ phạm vào
pháp hành Đầu đà bậc thượng (piṇḍapātika-dhutaṅga) nhưng vị ấy
vẫn nhận lời bằng cách im lặng. Vị ấy rời khỏi chỗ ngồi và ra đi vì vị
ấy nghĩ rằng: “Nếu một bữa ăn mà ta từ chối không nhận thì đó là nỗi
đau buồn lớn cho cha mẹ và quyến thuộc của ta.”
102 Đại Phật Sử - Tập 4

Khi đêm đã mãn, người mẹ của đại đức Sudinna đã cho người
trét phân bò trên nền đất và hai đống của cải được bày ra, một đống
bằng vàng và đống kia là bạc. Đống của cải to lớn đến nỗi một người
đứng bên này không thể thấy người đứng ở bên kia. Hai đống của cải
quả thật to lớn và cao ngất. Sau khi cho người đậy những tấm chiếu
lên đó, một chỗ ngồi được bày ra và những tấm màng được treo lên.
Rồi bà gọi người vợ cũ của đại đức Sudinna lại và nói: “Này con dâu!
Ta muốn con ăn mặc và trang điểm thế nào đó để quyến rũ Sudinna
đứa con trai yêu quý của ta.” Cô ta đáp: “Vâng, thưa mẹ.”
Khi trời sáng, đại đức Sudinna sau khi đắp y Tăng-già-lê rồi
mang bát đi đến nhà của cha mẹ vị ấy và ngồi ở chỗ đã được soạn sẵn
(ở giữa hai đống châu báu). Người cha đi đến Sudinna cho người giở
chiếc chiếu đậy hai đống của cải rồi nói: “Này Sudinna con yêu! Số
vàng bạc này đến từ bên ngoại của con. Bấy nhiêu đây chỉ để dùng
vào việc của phụ nữ (dùng để mua bột phấn và hoa). Còn kho báu của
ta, những kho báu của ông nội và ông cố nội được để riêng. Này con
yêu! Chúng được để dành cho con sống đời xa hoa và làm các việc
phước khi con rời bỏ đời sống Sa-môn. Nào, Sudinna! Con hãy thọ
hưởng tài sản và làm các việc thiện.”
Thưa thí chủ! Tôi không thể trở thành người tại gia. Tôi rất
hạnh phúc trong việc thực hành các pháp cao thượng (Giới, Định, và
Tuệ).
Người cha lặp lại lời nói của ông ta đến lần thứ nhì, và đại đức
Sudinna vẫn trả lời tương tự. Tuy nhiên, khi người cha lặp lại lời nói
đến thứ ba thì đại đức Sudinna trả lời rằng: “Thưa thí chủ! Nếu ông
không giận thì tôi xin nói điều này.” Khi nghĩ rằng con trai của ta sẽ
nói điều thuận ý mình nên ông ta vui vẻ nói: “Con cứ nói đi.”
Rồi đại đức Sudinna nói lời quyết định với người cha rằng:
“Thưa cha! Trong trường hợp ấy hãy cho người bỏ đầy vàng vào trong
năm cái bao dùng những chiếc xe bò chở chúng đi rồi đổ chúng xuống
giữa dòng sông Hằng. Bởi vì, thưa thí chủ! Do sở hữu số của cải này
mà ông sẽ có sự sợ hãi run rẫy, nỗi gai ốc, lông tóc dựng ngược và cần
Tỳ khưu Minh Huệ 103

sự bảo vệ. Nếu không sở hữu số của cải này thì không sợ hãi, không
run rẫy và không sợ những hình thức phiền toái khác. Lý do là thế!”
Điều này khiến người cha buồn phiền và tự hỏi: “Tại sao đứa
trai của ta lại đành lòng nói như vậy?”

Sự cám dỗ của người vợ

Vì không thể dụ dỗ được đại đức Sudinna trở về đời sống gia
đình bằng những đống của cải to lớn. Người cha suy nghĩ: “Không có
gì xiềng xích trói buộc người đàn ông bằng người đàn bà.” Ông ta cho
gọi người vợ cũ của đại đức Sudinna đến và nói với cô ấy rằng: “Này
con dâu! Ta cầu xin con, đứa con trai Sudinna của ta nó yêu con, nó
thích con, nó có thể nghe con nói.” Do đó, người vợ của đại đức liền
ôm ghì lấy chân của đại đức mà nói rằng: “Thưa chàng yêu quý!
Chàng đã hành những pháp cao thượng để được những tiên nữ. Vậy
họ trông như thế nào?”
Giải thích: Vào thời ấy có nhiều vương tôn công tử, con trai
của các Bà-la-môn và con trai của các vị thương nhân phú hộ từ bỏ sự
vinh hoa phú quý của họ để trở thành những vị Sa-môn. Khi trông
thấy họ, những người không biết lợi ích của đời sống Sa-môn thì
thường hỏi rằng: “Tại sao những người này lại đi tu?” Và câu trả lời
mà họ nhận được từ những người mà làm ra vẻ hiểu biết là “Bởi vì họ
muốn có những nàng tiên nữ.” Những câu hỏi và những câu trả lời của
những người thiếu hiểu biết này thường được truyền như vậy. Hiểu
biết như thế, người vợ cũ của đại đức Sudinna đã hỏi như trên.
Đại đức Sudinna đáp: “Này cô em! Không phải tôi thực hành
pháp cao thượng đây là để có được những nàng tiên nữ.” Câu trả lời
này khiến người vợ cũ nghĩ rằng: “Ông chồng Sudinna của ta bây giờ
gọi ta là cô em. Bây giờ chàng không còn thích ta nữa, chàng không
thích ta trong khi ta là vợ, là một phần trong cuộc đời của vị ấy, vì vậy
vị ấy mới xem ta là em gái, là người sanh cùng một mẹ.” Ý nghĩ của
nàng đem lại sự sầu khổ và khiến nàng té xỉu ngay tại đó.
104 Đại Phật Sử - Tập 4

Rồi đại đức Sudinna nói với người cha: “Thưa thí chủ! Nếu ông
muốn bố thí vật thực đến bần Tăng thì hãy làm đi. Đừng đem của cải
và nữ nhân để làm phiền tôi. Sự dụ dỗ bằng cách phô trương như vậy
tức là hành hạ các vị Sa-môn.” Sau đó, cha mẹ của vị ấy đích thân
dâng những món vật thực thượng vị đến vị ấy; khi ăn no vị ấy không
nhận lãnh thêm vật thực của họ nữa.

Việc yêu cầu cho hạt giống kế tự

Khi việc dâng vật thực đã xong, người mẹ của đại đức Sudinna
nói với vị ấy rằng: “Này con thân Sudinna! Gia đình của chúng ta giàu
có. Chúng ta có rất nhiều của cải, có nhiều hàng xa xỉ và những thứ
khác để dùng trong ngày, có nhiều vật khả ái và châu báu. Cũng có vô
số hàng hóa và ngũ cốc để buôn bán và trao đổi. Này Sudinna! Con
hãy trở về với đời sống thế tục để thọ hưởng tài sản châu báu và làm
các việc thiện.”
Đại đức Sudinna từ chối lời yêu cầu của người mẹ bằng những
lời giống như đã trả lời với người cha: “Thưa mẹ! Con không thể trở
về đời sống cư sĩ. Con không làm như vậy, con đang chuyên tâm vào
pháp hành cao thượng rất hạnh phúc.” Người mẹ lặp lại câu nói ấy lần
thứ hai và đại đức Sudinna cũng trả lời như vậy. Nhưng lần thứ ba thì
người mẹ của đại đức Sudinna yêu cầu đại đức truyền lại tinh giống
với lời rằng: “Này Sudinna con thân! Gia đình của chúng ta có rất
nhiều của cải châu báu, có nhiều hàng xa xỉ và những thứ khác để
dùng hàng ngày. Có nhiều vật khả ái và châu báu, cũng có vô số hàng
hóa và ngũ cốc để buôn bán và trao đổi. Này con Sudinna! Trong
trường hợp ấy (nếu con cảm thấy hạnh phúc trong Giáo pháp của Đức
Phật) thì con hãy cho tinh giống. Đừng để các vị Liccavī tiếp quản tài
sản của chúng ta vì chúng ta không có những đứa con trai để kế thừa.”
Khi ấy, đại đức Sudinna suy xét: “Ta là người thừa kế tài sản
duy nhất của cha mẹ, không có ai khác. Ngày nào mà ta chưa cho họ
tinh giống thì họ đeo bám ta vì sự bảo vệ tài sản của họ. Nếu họ làm
như vậy thì ta không được tự do thực hành pháp Sa-môn. Cha mẹ ta
Tỳ khưu Minh Huệ 105

chỉ buông tha khi nào họ có được đứa cháu để làm người thừa kế. Chỉ
khi ấy ta mới có thể làm các phận sự của mình một cách thoải mái và
hạnh phúc.” Vị ấy đáp lại: “Thưa cha mẹ! Con làm gì để có thể cho
tinh giống?” (mà không biết rằng vị ấy sẽ bị phạm tội do hành động
như vậy).
Người mẹ hỏi: “Này Sudinna! Hiện giờ con đang sống ở đâu?”
“Thưa mẹ, tại Mahāvana.” Sau khi đã trả lời như vậy, đại đức đứng
dậy và ra đi.
Người mẹ của đại đức Sudinna gọi người con dâu lại và nói
rằng: " Này con dâu! Ta muốn con sanh ra một đứa con trai. Hãy cho
ta biết khi nào con đến kỳ kinh nguyệt.” Cô ấy đáp: “Vâng, thưa mẹ!”

Việc cung cấp tinh giống

Chẳng bao lâu, người vợ cũ của đại đức Sudinna đến thời kỳ
kinh nguyệt và nàng báo tin cho người mẹ của đại đức Sudinna biết.
Người mẹ nói: “Này con! Vậy thì con hãy mặc những y phục mà trước
kia con trai ta từng yêu thích.” Cô ta đáp: “Vâng, thưa mẹ.” Rồi người
vợ cũ đại đức Sudinna làm theo lời căn dặn của người mẹ.
Dẫn theo nàng dâu, người mẹ của đại đức Sudinna bèn đi đến
Mahāvana và nói với đại đức Sudinna hai lần như trước là hãy ra khỏi
đời sống Sa-môn và hưởng sự vinh hoa phú quý và làm những việc
thiện. Đại đức Sudinna từ chối lời yêu cầu ấy giống như trước là vị ấy
không trở về đời sống thế tục và vị ấy không làm như vậy. Vị ấy nói
thêm rằng vị ấy đang sống và thực hành pháp cao thượng được an lạc.
Tuy nhiên, đến lần thứ ba thì người mẹ yêu cầu đại đức cho tinh
giống. Khi ấy đại đức Sudinna nói: “Thưa mẹ! Đây là điều mà con có
thể làm được.” Vị ấy nắm tay người vợ cũ và đi vào Mahāvana. Vì lúc
bấy giờ điều luật Pārājika thứ nhất chưa được ban hành, nên vị ấy
không biết rằng hành động hành dâm là phạm tội. Cho nên vị ấy đã
hành dâm với người vợ cũ liên tục ba lần ở trong rừng. Và kết quả là
người vợ đã có thai.
106 Đại Phật Sử - Tập 4

Tám nguyên nhân làm cho thụ thai

Người đàn bà có thể mang thai bằng cách:


1. Giao cấu.
2. Bằng sự xúc chạm trên thân thể.
3. Ấn (nhét cái y nội (khố) của người đàn ông vào trong âm hộ).
4. Nuốt tinh của người nam.
5. Sờ vào cái rốn.
6. Nhìn thấy hình tướng của người đàn ông.
7. Nghe tiếng kêu của con đực.
8. Ngửi mùi của con đực.
Trong những nguyên nhân này:
Giải thích:
1. Sự mang thai do giao cấu rõ ràng (bà vợ cũ của đại đức Sudinna
có thai bằng cách này).
2. Một số người nữ khởi sanh dục tình mạnh mẽ khi đến thời kỳ
kinh nguyệt bèn kéo tay và kéo tóc của người đàn ông, sờ nắm các chỗ
lớn nhỏ trên tứ chi và cảm thọ khoái lạc bằng cách ấy, và nhờ đó khiến
cho người đàn bà có thai. Như vậy, qua sự xúc chạm trên thân thể mà
sự thụ thai xảy ra.
3. Trong thời kỳ Đức Phật, vị tỳ khưu Udāyī đã nhìn chăm chú vào
chỗ kín của người vợ cũ của vị ấy và đã bị xuất tinh. Vị ấy bảo nàng ta
giặt chiếc y bị lấm bẩn. Nàng ta nuốt một ít tinh trùng ấy và nhét một
phần của chiếc y còn dính tinh trùng ấy vào trong âm hộ của nàng. Do
làm như vậy mà nàng đã có thai. Như vậy, qua việc ấn nhét cái y
(khố) của người đàn ông vào trong âm hộ khiến người phụ nữ thụ thai.
4. Một câu chuyện bổn sanh kể về con nai cái, mẹ của ẩn sĩ
Migasiṅga. Khi con nai cái đến thời kỳ động đực, nó đi đến chỗ ẫn sĩ
già là cha của Migasiṅga đã tiểu ra và nó uống nước tiểu cùng với tinh
của vị ẩn sĩ già. Do làm như vậy mà nó có thai và sanh ra đứa bé
Migasiṅga. Như vậy, do nuốt tinh mà sự thụ thai xảy ra.
5. Trong Bổn sanh Suvaṇṇasāma, Sakka biết trước rằng cha mẹ của
Bồ tát sẽ bị mù và muốn họ có một đứa con trai nên Sakka bèn hỏi vị
Tỳ khưu Minh Huệ 107

ẩn sĩ trí tuệ Dukūla liệu sự hành dâm của các vị ẩn sĩ có được hay
không. Khi nghe câu trả lời rằng: “Dù có được phép hay không, vấn
đề là chúng tôi trở thành ẩn sĩ vì chúng tôi không muốn làm điều ấy.”
Sakka bèn bảo vị ẩn sĩ sờ vào rốn của nữ ẩn sĩ Pārikā khi trong thời kỳ
có kinh nguyệt. Ẩn sĩ Dukūta làm đúng như vậy và kết quả là nữ ẩn sĩ
Pārikā mang thai và hạ sanh Bồ tát Suvaṇṇasāma. Như vậy, việc sờ
vào rốn của người đàn bà là một nguyên nhân khác khiến phụ nữ thụ
thai.
Cũng trong một trường hợp khác, khi thời kỳ kinh nguyệt xảy
ra với người con gái Diṭṭhamaṅgatika của một vị trưởng giả, ẩn sĩ Bồ
tát Mātaṅga đã sờ vào rốn của nàng khiến nàng có thai, và đứa con trai
Mādavga của nàng được sanh ra. Người mẹ của thái tử Canda Pajjota
trong thời kỳ kinh nguyệt cảm thấy có con bò cạp bò ngang qua rốn
nàng khiến nàng khoái lạc và nàng đã thụ thai và hạ sanh thái tử.
6. Do không được quan hệ tình ái với người đàn ông, một số phụ
nữ trong thế giới này nhìn ngắm một cách say đắm vào những người
đàn ông trong thời kỳ có kinh nguyệt và ngay cả khi đang ở nhà cũng
có thể mang thai (tại Ceylon có một trường hợp mang thai theo cách
này). Như vậy, do nhìn ngắm hình tướng của người đàn ông một cách
say đắm làm cho sự thụ thai xảy ra.
7. Không có con đực nào được biết đến trong số những con diệt hồ.
Khi chúng nghe tiếng của con đực trong thời kỳ động đực thì chúng tự
nhiên có thai. Đôi khi có sự đậu thai xảy đến với những con gà mái
như khi nghe tiếng gáy của con gà trống. Tương tự, sự đậu thai đến
với những con bò cái khi nghe tiếng rống của con bò đực. Như vậy,
khi nghe tiếng kêu của con đực mà sự thụ thai xảy ra.
8. Đôi khi những con bò cái mang thai do ngửi mùi của con bò đực.
Như vậy, do ngửi mùi của loài giống đực mà sự thụ thai xảy ra.
Tám nguyên nhân mang thai này nên được đặc biệt lưu ý.
(Trích từ bộ Vinaya Parajika Kaṇḍa, cuốn I).

Sự phản đối ầm ĩ của chư thiên và Phạm thiên


108 Đại Phật Sử - Tập 4

Trong thế gian này không có chỗ nào gọi là kín đáo để người ta
làm điều sái quấy. Thực ra, người làm điều sái quấy tức là người đầu
tiên biết điều sái quấy của mình. Rồi đến vị thần bảo vệ của vị ấy và
đến những vị thần bảo hộ của núi rừng biết đến điều đó. Rồi đến cả
chư thiên và Phạm thiên biết đến điều ấy. Do đó, khi đại đức Sudinna
hành dâm với người vợ cũ của vị ấy thì những vị thần linh địa cầu
sống quanh khắp khu rừng Mahāvana trông thấy tội lỗi và la vang đến
nỗi chư thiên và Phạm thiên nghe được.
“Này các bạn! Quả thật Chư Tăng trong quá khứ không có
những kẻ phá giới (dussīla). Quả thật vậy, chư Tăng trong quá khứ
không có những kẻ phá giới, nhưng bây giờ Sudinna con trai của
thương nhân Kalanda đã gây ra sự phá giới (dussīla).”
Khi nghe tiếng của chư thiên địa cầu, những vị chư thiên ở cõi
trời Dục giới như Catumahārajika deva, Tāvatiṃsa deva, Yāma deva,
Tusita deva, Nimmānarati deva, Paranimmitavasavattī deva và chư
Phạm thiên cũng lần lượt la lên như vậy. Như vậy, trong chốc lát
những tiếng la chê trách được lan truyền thấu đến cõi trời Phạm thiên.
Khi bà vợ cũ cũa đại đức Sudinna mang thai đã đến thời sanh
nở, và nàng hạ sanh một đứa bé trai. Rồi những người bạn của
Sudinna đặt tên cho đứa bé là Bījaka chứ không phải cái tên nào khác
(vì ai cũng biết rằng mẹ của đại đức Sudinna nói lời yêu cầu là
“Bajakaṃ pi dehi - hãy cho chúng tôi tinh giống.” Người ta cũng gọi
tên bà vợ Sudinna là Bījaka-mata (mẹ của Bījaka), và Sudinna là
Bījaka-pitā (cha của Bījaka).
Sau bảy hoặc tám năm, cả hai mẹ con tức là Bījaka và Bījaka-
mata xuất gia và gia nhập vào Tăng và Ni đoàn. Họ chứng đắc đạo
quả A-la-hán nhờ những người thầy và những người bạn tốt.
Như vậy, cuộc đời xuất gia của hai mẹ con quả thật là đời sống
có lợi ích. Tuy nhiên, người cha (đại đức Sudinna) thì bị sự sầu khổ
giày xé.
Về vấn đề này, Chú giải giải thích rằng “pitā pana
vippatisārābhibhūto-vihāsi, đại đức Sudinna sống với nỗi ân hận buồn
Tỳ khưu Minh Huệ 109

khổ to lớn.” Do đó, đại đức hoàn toàn không chứng đắc đạo quả A-la-
hán trong kiếp sống ấy – theo Sārattha Tīkā.
Trong Chú giải nói rằng đại đức Sudinna trước kia con trai của
thương nhân Kalanda đi nghe pháp, là bhabba kulaputta - vị thiện
nam tử xứng đáng chứng đắc Đạo Quả . Dù vị ấy là người có nhiều
phước báu dẫn đến chứng đắc pháp chứng cao, nhưng việc chứng đắc
Đạo Quả sẽ không xảy đến cho vị ấy, như trường hợp của vua
Ajātasatthu, và chướng ngại đã xảy đến vì vị ấy bị dằn vặt do hành
động phạm tội (hành dâm với người vợ cũ). Các vị A-xà-lê giải thích
như vậy.
Ở đây có câu hỏi được nêu ra là “Phải chăng chướng ngại như
vậy có thể xảy ra với người mà có những tiềm năng chứng đắc những
pháp chứng cao, ngay cả trong cuộc đời của một vị Phật?”
Câu trả lời: Đúng như vậy, nhưng chướng ngại không phải xuất
phát từ Đức Phật. Thực ra, chư Phật là những bậc nỗ lực giúp đỡ
chúng sanh chứng đắc Đạo Quả. Các Ngài thường xuyên ra sức nâng
cao tâm linh cho kẻ khác. Do đó, không có chướng ngại nào có thể
gây ra bởi Ngài đối với những người có nhiều phước báu trong quá
khứ.
Trên thực tế, chướng ngại cho sự tiến bộ tâm linh là do (1) sự
thực hành không đúng, (2) thân cận với bạn xấu.
Trong hai nguyên nhân này, nguyên nhân đầu tiên (1) có hai
loại:
-Thiếu sự cố gắng trong giảng dạy để đưa đến Đạo Quả là phần
thuộc về vị thầy.
- Thiếu sự thực hành để dẫn đến Đạo Quả là phần của người đệ
tử, là người có tích lũy nhiều phước báu trong quá khứ.
Trong hai loại này, loại đầu tiên là phần thuộc về ông thầy nghĩa
là nơi vị thầy của đại đức Sudinna là vị Thinh văn đệ tử của Đức Phật
chứ không phải là Đức Phật.
Giải thích: Trong phẩm Brahmana vagga thuộc Majjhima
Pannāsa sutta, bài kinh kể rằng trong khi Bà-la-môn Dhanañjāni đang
hấp hối thì đại đức Sāriputā dạy ông về giáo lý Tứ vô lượng tâm
110 Đại Phật Sử - Tập 4

(Brahmavihāra) có thể đưa người ta đến cõi Phạm thiên. Khi Bà-la-
môn Dhanañjāni chết, ông ta được tái sanh vào cõi Phạm thiên ấy.
Nếu trưởng lão Sāriputā biết được những khả năng tiềm ẩn của Bà-la-
môn và nếu trưởng lão giảng bài pháp đúng với khả năng của ông ta
thì ắt hẳn ông ta đã trở thành bậc Nhập lưu (sotāpanna). Sự thực hành
không tương xứng về phần ông thầy có thể gây ra trở ngại khiến cho
cho người đệ tử không đạt được Đạo Quả
Loại thứ hai: một ví dụ nói về sự thực hành không tương xứng
về phần người đệ tử mà có nhiều khả năng tiềm ẩn có thể được thấy
trong những bài kinh Kadaraka sutta, Gahapati vagga, Majjhima
Paṇṇāsa, Majjhima Nikāya. Theo bài kinh này, có một du sĩ tên
Kandaraka và con trai của người huấn luyện voi tên Pessa đã đi đến
Đức Phật trong một dịp nọ. Ngài thuyết pháp cho họ về bốn nhân vật,
thứ nhất là hạng attantapa (người tự làm khổ mình). Khi Đức Phật
giảng xong phần khái quát của bài pháp và trước khi Ngài có thể đi
sâu vào chi tiết thì Pessa, con trai của người huấn luyện voi bèn ra về
trong sự thỏa mãn. Nếu vị ấy ngồi lại lắng nghe phần chi tiết của bài
pháp thì vị ấy chắc chắn sẽ chứng đắc quả thánh Nhập lưu. Vì vị ấy ra
đi sau khi nghe phần khái lượt của bài pháp nên vị ấy chỉ được hai lợi
ích là niềm tin vào chư Tăng và một phương pháp mới về sự thực
hành Tứ Niệm xứ (muốn biết thêm chi tiết thì hãy tham khảo bài kinh
này). Nếu vị ấy đợi thêm một lát nữa để nghe phần chi tiết về phần
bốn hạng người thì chắc hẳn vị ấy sẽ đạt đến giai đoạn đầu tiên trên
bước đến đạo quả A-la-hán. Sự thiếu nhẫn nại khiến vị ấy bị trượt
khỏi con đường Đạo Quả. Sự thực hành không đúng đắn nơi người đệ
tử có những khả năng để đạt đến những pháp chứng bậc cao là nguyên
nhân thất bại của vị ấy.
(2) Chướng ngại về đạo quả do thân cận với bạn xấu có thể
được hiểu như sau, nếu đức vua Ajatasatthu không thân cận với
Devadatta và không làm theo lời của ông ta là giết chết phụ vương của
mình là đức vua Bimbisara thì vị ấy sẽ chứng đắc quả thánh Nhập lưu
sau khi nghe Đức Phật thuyết bài pháp Samanaphala ( kinh Sa Môn
Quả). Do đức vua đã nghe lời xúi giục của người bạn ác và đã làm
Tỳ khưu Minh Huệ 111

điều sái quấy là giết cha nên vị ấy không thể chứng đắc được quả
thánh Nhập lưu. Sự thân cận bạn ác tạo ra chướng ngại trên con đường
đến đạo quả.
Ở đây cũng vậy, nên hiểu rằng Sudinna chịu sự mất mát tương
tự do thân cận với người xấu. Nếu vị ấy không làm theo lời khuyên
của cha mẹ và tránh xa sự hành dâm với người cợ cũ thì chắc chắn sẽ
không xảy ra sự chướng ngại đột biến đối với những triển vọng tốt đẹp
của vị ấy về các pháp chứng. Sự ăn năn và sự dằn vặt khiến vị ấy thất
bại trên con đường thành đạt đạo quả A-la-hán (Sārattha Dīpanī Tīkā,
cuốn II).
Sự hối hận của đại đức Sudinna

Lúc bấy giờ, một nỗi ăn năn đã khởi lên trong tâm của đại đức
Sudinna: “Ta đã không tạo ra những pháp thành tựu như Thiền Định,
v.v… cuộc đời Sa-môn của ta đã trở nên vô giá trị. Ta thọ trì Giáo
pháp của Đức Phật một cách không tốt đẹp. Ta đã không thể thực
hành pháp học cho cuộc đời hoàn thiện và thanh tịnh sau khi đã thọ
phép xuất gia trong Pháp và Luật được khéo giảng dạy.” Nỗi ân hận
của vị ấy to lớn đến nỗi vị ấy mỗi ngày trở nên gầy mòn, da khô khốc
và xuống sắc, tướng hảo của vị ấy xấu đi, và nước da xanh xao nhợt
nhạt như tàu lá úa, thân của vị ấy nổi đầy gân. Nỗi đau buồn âm ĩ
trong lòng và những ý nghĩ nội tâm cứ dần dần lớn mạnh, vị ấy bị
hành hạ bởi nỗi đau khổ của thân tâm. Vị ấy rơi vào tâm trạng sầu
khổ.
Những người bạn của đại đức Sudinna bèn nói với vị ấy rằng:
“Này bạn! Trước kia bạn đẹp trai, các căn của bạn minh mẫn, sắc mặt
tươi sáng và nước da của bạn đặc biệt đẹp đẽ. Bây giờ bạn càng ngày
càng gầy mòn, da khô khốc và xuống sắc, tướng hảo của bạn xấu đi và
nước da của bạn trở nên xanh xao nhợt nhạt như tàu lá úa, thân của
bạn nổi đầy gân. Nỗi đau của bạn âm ỉ trong lòng và những ý nghĩ nội
tâm của bạn dần dần lớn mạnh. Bạn bị hành hạ bởi nỗi đau khổ của
thân và tâm. Bạn rơi vào tâm trạng buồn khổ. Vì sao vậy Sudinna?
112 Đại Phật Sử - Tập 4

Phải chăng bạn đang thực hành pháp cao thượng về ba pháp học trong
sự đau khổ trong Giáo pháp của Đức Phật?”
Đại đức Sudinna trả lời: “Này các bạn! Tôi đang thực hành
pháp cao thượng về ba pháp học trong Giáo pháp của Đức Thế Tôn
không phải trong sự đau khổ. Do tôi đã tạo một ác nghiệp. Tôi đã
phạm tội hành dâm với người vợ cũ của tôi khiến tôi cảm thấy ân hận
khi nghĩ rằng: “Ta đã không tạo ra các pháp thành tựu như Thiền định,
v.v… đời sống Sa-môn mà ta có đã trở nên vô giá trị. Ta đến với Giáo
pháp của Đức Phật không phải trong tính cách tốt đẹp. Ta không có
khả năng thực hành pháp cao thượng về ba pháp học một cách hoàn
hảo và thanh tịnh trong cuộc đời sau khi thọ phép xuất gia trong Pháp
và Luật được khéo thuyết giảng.”
Rồi những người bạn chê bai vị ấy bằng cách đưa ra nhiều ví
dụ: “Này Sudinna! Vì bạn không có khả năng thực hành pháp cao
thượng cho cuộc đời hoàn hảo và thanh tịnh sau khi thọ phép xuất gia
trong Pháp và Luật được khéo thuyết giảng. Bạn ân hận là phải. Này
bạn Sudinna! Chẳng phải bậc Đạo-Sư đã dạy chúng ta bằng nhiều
cách để xa lìa tình dục chứ không phải để kết hợp với tình dục? Chẳng
phải Ngài dạy chúng ta tránh xa nhục dục chứ không phải kết hợp với
nhục dục? Chẳng phải Ngài dạy chúng ta viễn ly ái dục và tà kiến?
Này bạn Sudinna! Bất chấp sự giảng dạy của bậc Đạo-Sư là xa lìa
tình dục, thế mà bạn lại cố gắng kết hợp với tình dục. Bất chấp lời dạy
của bậc Đạo sư là tránh xa nhục dục, thế mà bạn lại cố gắng kết hợp
với nhục dục. Bất chấp lời dạy của bậc Đạo-Sư là viễn ly ái dục và tà
kiến, nhưng bạn lại đeo níu ái dục và tà kiến.
Này bạn Sudinna! Không phải rằng bậc Đạo sư đã dạy chúng ta
bằng nhiều cách để xa lìa tình dục, để từ bỏ kiêu mạn, để đoạn trừ đói
và khát mà vốn là phiền não, để loại trừ tham ái, để cắt đứt nguồn đau
khổ, để chấm dứt ái dục, để không còn các tham muốn và để dập tắt
phiền não.
Này bạn! Ác nghiệp mà bạn đã làm khiến cho người không có
đức tin không thể có được niềm tin, nó cũng khiến cho người có đức
tin không thể tăng trưởng. Thực ra, này bạn! Ác nghiệp của bạn sẽ
Tỳ khưu Minh Huệ 113

khiến cho người chưa có đức tin không sanh khởi niềm tin và sẽ làm
thay đổi niềm tin đối với những người đã có đức tin.”
Rồi họ trình bạch vấn đề ấy lên Đức Thế Tôn.
Do sự kiện này, Đức Phật triệu Tăng chúng lại và hỏi đại đức
Sudinna: “Này Sudinna! Có thật chăng ngươi đã hành dâm với người
vợ cũ của ngươi?” Đại đức Sudinna đáp: “Thưa vâng, bạch Đức Thế
Tôn.”
Đức Phật quở trách đại đức Sudinna như sau:
“Này kẻ cuồng si (mogha purisa), kẻ không chứng đắc đạo quả,
không thành tựu được điều gì, điều này (điều mà ngươi đã hành dâm)
không thích hợp với một vị tỳ khưu. Đó không phải là sở hành của vị
Sa-môn, nó không thích hợp, nó không nên làm. Này kẻ cuồng si! Tại
sao ngươi không thể thực hành về ba pháp học cho một cuộc sống
hoàn hảo và thanh tịnh sau khi đã thọ phép xuất gia trong Pháp và
Luật được khéo thuyết giảng?
Này kẻ cuồng si! Chẳng phải Như Lai đã dạy ngươi bằng nhiều
cách để tránh xa tình dục, chứ không phải kết hợp với tình dục? Chẳng
phải Như Lai bằng nhiều cách dạy trách xa nhục dục chứ không phải
kết hợp với nhục dục? Chẳng phải Như Lai bằng nhiều cách dạy
ngươi viễn ly ái dục và tà kiến chứ không phải đeo níu vào ái dục Và
tà kiến? Dù Như Lai bằng nhiều cách đã dạy ngươi xa lìa tình dục, thế
mà ngươi vẫn cố gắng kết hợp với tình dục. Dù Như Lai bằng nhiều
cách dạy ngươi tránh xa nhục dục thế mà ngươi vẫn cố gắng kết hợp
với nhục dục. Dù Như Lai bằng nhiều cách dạy ngươi viễn ly ái dục
và tà kiến thế mà ngươi vẫn đeo níu ái dục và tà kiến.
Này kẻ cuồng si! Chẳng phải Như Lai đã dạy ngươi bằng
nhiều cách để xa lìa tình dục, để từ bỏ kiêu mạn, để đoạn trừ đói và
khát mà vốn là phiền não, để loại trừ tham ái, để cắt đứt nguồn đau
khổ, để chấm dứt ái dục, để không còn các tham muốn và để dập tắt
phiền não.
Này kẻ cuồng si! Chẳng phải Như Lai đã dạy ngươi bằng nhiều
cách đoạn trừ dục lạc. Chẳng phải Như Lai đã dạy ngươi trí phân tích
về tướng liên quan đến dục lạc? Chẳng phải Như Lai đã dạy ngươi sự
114 Đại Phật Sử - Tập 4

đoạn trừ ái luyến của dục lạc? Chẳng phải Như Lai đã dạy ngươi đoạn
tuyệt những ý nghĩ liên quan đến dục lạc? Chẳng phải Như Lai đã dạy
ngươi sự dập tắt hơi nóng của dục lạc?
Này kẻ cuồng si! Thà ngươi để dương vật của ngươi vào trong
miệng của con rắn độc, chứ chẳng tốt đẹp gì để đặt nó vào trong âm
hộ của người nữ.
Này kẻ cuồng si! Thà ngươi để dương vật của ngươi vào trong
đống than hồng đang cháy đỏ rực, chứ chẳng tốt đẹp gì để đặt nó vào
trong âm hộ của người nữ.
Này kẻ cuồng si! Vì nếu để dương vật của ngươi vào trong
miệng con rắn độc hay đống than hồng thì ngươi chỉ đi đến cái chết
hoặc bị đau đớn gần như chết. Đặt dương vật vào trong miệng con rắn
độc hoặc trong đống than hồng, ngươi không thể sanh vào bốn khổ
cảnh sau khi chết. Này kẻ cuồng si! Nhưng nếu ngươi làm như vậy với
âm hộ của người nữ thì ngươi có thể đọa vào bốn khổ cảnh sau khi
chết.
Này kẻ cuồng si! Ngay khi ấy người đã phạm tội hành dâm thì
không phải là sở hành của các bậc thánh nhân mà là sở hành của
những người trong xóm làng, là hành động thô thiển kết thúc bằng sự
rửa sạch được làm ở chỗ vắng vẻ (do cảnh khó coi của nó), được làm
bởi đôi nam nữ. Này kẻ cuồng si! Ngươi là kẻ đầu tiên trong ý nghĩa
này, ngươi đã làm điều bất thiện trước những người khác.
Này kẻ cuồng si! Điều mà ngươi đã làm khiến cho người không
có đức tin không thể có được niềm tin, nó cũng khiến cho người có
đức tin không thể tăng trưởng. Thực ra, này kẻ cuồng si! Ác nghiệp
của ngươi sẽ khiến cho người chưa có đức tin không sanh khởi niềm
tin và sẽ làm thay đổi niềm tin đối với những người đã có đức tin.”
Khi ấy, Đức Phật khiển trách đại đức Sudinna bằng nhiều cách
và giảng dạy về những điều bất lợi, những điều không thích hợp như
khó giữ mình, khó bảo quản bởi những người khác, tánh tham lam, sự
bất mãn, thích có nhiều bạn bè và lười biếng. Ngài cũng dạy về những
điều lợi ích và thích hợp như dễ giữ mình, dễ bảo quản bởi những kẻ
khác, thiểu dục, tri túc, dể duôi, bớt phiền não, sự rủ bỏ phiền não, có
Tỳ khưu Minh Huệ 115

sắc thân khả ái, sự đoạn diệt phiền não và sự tinh cần. Đức Phật cũng
thuyết giảng về pháp thoại đến vị tỳ khưu thích hợp với sự kiện ấy và
nói với họ như sau.

Mười mục đích để ban hành các điều luật

“Này các tỳ khưu! Trong trường hợp ấy, Như Lai sẽ ban hành
các điều luật với mười mục đích sau đây:
1. Để chư Tăng thọ trì và thừa nhận tánh thiện của nó.
2. Vì lợi ích của Tăng chúng.
3. Để áp chế những kẻ phá giới.
4. Để những tỳ khưu tôn kính Giới được an vui.
5. Để ngăn chặn các khổ đặc biệt trong đời sống hiện tại.
6. Để đoạn trừ các khổ bất thường có thể sanh lên trong tương lai.
7. Làm cho những người chưa có đức tin trở nên có đức tin.
8. Làm cho những người đã có đức tin càng thêm tăng trưởng.
9. Để cho Chánh pháp được bền vững lâu dài.
10. Để thánh hóa các điều luật.
Này các tỳ khưu! Vị tỳ khưu phạm tội hành dâm thì bị tổn thất
trong Giáo pháp này (tức phạm tội Bất cộng trụ - Pārājika). Vị ấy
không còn sống chung với các vị tỳ khưu có giới khác trong sinh họat
của Chư Tăng.”
Bằng cách này, Đức Phật ban hành điều luật Pārājika thứ nhất.
Chấm dứt câu chuyện của Sundinna, con trai của
thương nhân Kalandaka

**********************

Đức Phật kể lại truyện Bổn sanh Vālodaka Jātaka nhân lúc Ngài
đến thành Sāvatthi

(Bài trình bày về Sudinna con trai của thương nhân Kalanda
chứa những biến cố xảy ra từ cuối mùa an cư của Đức Phật tại Verañjā
116 Đại Phật Sử - Tập 4

cho đến khi vị ấy xuất gia vào lúc Đức Phật đến thành phố Vesāli.
Những biến cố dẫn đến ban hành điều luật Pārājika thứ nhất xảy ra
vào năm thứ tám sau khi Sudinna xuất gia. Độc giả nên cẩn thận lưu ý
điều này).
Sau khi đã lưu trú như vậy tại Mahāvana, Vesāli, thuyết pháp
đến những người hữu duyên nên tế độ, Ngài rời khỏi thành phố ấy và
đi đến Sāvatthi trong thời điểm thích hợp và trú ngụ tại tịnh xá
Jetavana.
Bấy giờ, một biến cố xảy ra là nguyên nhân để Đức Phật kể lại
bổn sanh Vālodaka Jātaka. Năm trăm cư sĩ của thành phố Sāvatthi đã
gác lại công việc để cùng vợ đi thành một đoàn đến nghe Đức Phật
thuyết pháp. Kết quả là một số chứng đắc đạo quả Nhập lưu
(sotāpanna), một số chứng đắc đạo quả Nhất lai (sakadāgāmi), một số
chứng đạo quả A-na-hàm (anāgāmi), tất cả thính chúng đều chứng đắc
đạo quả thánh. Những người thỉnh mời Đức Phật bao gồm năm trăm
cư sĩ trong danh sách những vị tỳ khưu được thỉnh mời.
Cũng có năm trăm người hầu trẻ, trong khi đang hầu hạ năm
trăm cư sĩ đã ăn được những vật thực dư thừa. Sau bữa ăn trưa bằng
vật thực dư thừa ấy, họ lăn ra ngủ vì không có việc gì làm; thức dậy,
họ đi đến con sông Aciravātī vật lộn đùa giỡn với nhau trên bờ sông
và la hét ầm ĩ. Còn chủ nhân của họ là năm trăm cư sĩ thì không đùa
giỡn la hét mà giữ im lặng và nhập vào thiền quả (phala-samāpatti) ở
nơi thanh vắng.
Khi ấy, Đức Phật nghe tiếng ồn từ những người hầu của năm
trăm cư sĩ, Ngài bèn hỏi đại đức Ānanda: “Này Ānanda! Những tiếng
ồn ấy là gì vậy.” “Bạch Đức Thế Tôn! Những tiếng ồn này xuất phát
từ những người hầu của năm trăm vị cư sĩ.”
Khi ấy, Đức Phật bèn dạy rằng: “Này Ānanda! Không phải chỉ
có bây giờ những người hầu ấy ăn vật thực dư thừa và la hét ầm ỹ như
vậy mà trong những kiếp quá khứ họ cũng đã làm như vậy rồi. Không
phải chỉ có bây giờ năm trăm vị cư sĩ giữ im lặng mà trong những
kiếp quá khứ họ cũng đã làm như vậy rồi.” Và theo lời thỉnh cầu của
trưởng lão Ānanda, Đức Phật kể lại câu chuyện quá khứ như sau:
Tỳ khưu Minh Huệ 117

Vào thời xa xưa, khi đức vua Brahmadatta trị vì xứ Bārāṇasī.


Bồ tát sanh vào một gia đình cao quý, và khi đến tuổi trưởng thành, vị
ấy làm người cố vấn (Quốc sư) cho đức vua.
Một hôm nọ, khi nghe tin ở vùng biên giới có cuộc nỗi loạn, vị
ấy bèn cho xuất chuồng năm trăm con ngựa thuộc giống Sindhava và
lên đường với đoàn quân gồm bốn binh chủng. Sau khi dẹp loạn được
vùng biên giới, vị ấy trở về Bārāṇasī và bảo các quan đem nước trái
nho cho những con ngựa, nói rằng: "Những con ngựa này đã bị đuối
sức. Hãy cho chúng uống nước nho.” Các quan đã làm theo lệnh
truyền của đức vua.
Năm trăm con ngựa uống nước nho có hương thơm ngon rồi đi
vào chuồng của chúng và yên lặng nghỉ ngơi trong chuồng. Sau khi
cho nước nho đến những con ngựa, vẫn còn một lượng lớn trái nho
không có hương vị. Các quan bèn hỏi đức vua: “Tâu đại vương!
Chúng thần phải làm gì đối với số nho còn lại?” “Này các khanh! Hãy
nhào trộn chúng với nước rồi đem lược chúng bằng những tấm vải thô
và lấy nước ấy cho những con la thường chở vật thực đến những con
ngựa.” Các quan làm theo lời căn dặn của đức vua.
Những con la làm công việc mang chở vật thực ấy được uống
nước nho được lược lại lần thứ hai, chúng đã trở nên ngông nghênh,
chúng đùa giỡn kêu be be, chạy nhảy ở trong sân. Đức vua mở cửa sổ
cung điện và khi nhìn xuống sân, vị ấy hỏi vị Quốc sư: “Hãy nhìn kìa!
Thưa bậc trí tuệ! Sau khi uống nước nho loại hai, năm trăm con la này
trở nên ngông nghênh và đùa giỡn kêu be be, chạy nhảy lung tung.
Nhưng những con ngựa Sindhava sau khi uống nước nho có hương vị
thơm ngon đã không phát ra tiếng kêu, không biểu lộ hành vi đùa
giỡn, chúng giữ im lặng. Lý do là thế nào?” Bởi vậy, đức vua đã đọc
lên một câu kệ:

(1) Vālodakaṃ apparasaṃ nihīnaṃ


pitvā mado jāyati gadrabhānam
Imaṃ ca pitavāna rasaṃ paṇītaṃ
mado na sañjāyati sindhayānaṃ.
118 Đại Phật Sử - Tập 4

(Thưa bậc trí tuệ!) Đối với những con la đã uống nước nho loại
hai có ít hương vị và thiếu chất mà được lọc bằng tấm vải thô, sự say
sưa với ngã mạn đã xảy đến với những con la. Sự say sưa như thế
không xảy đến với những con ngựa Sindhava tuy chúng được uống
loại nho có hương vị thơm ngon. (Lý do là thế nào?)
Vị quốc sư bèn đọc lên một câu kệ sau đây để trả lời :

(2) Appaṃ pivitvāna nihīnajucco.


so majjatī tena janida phuṭṭho.
Dhorayhasīlī ca kulamhi jāto.
na majjatī aggarasaṃ pivitvā.
“Tâu bệ hạ! Con la thấp hèn đã bị ảnh hưởng bởi giống thấp
hèn của nó trở nên say sưa sau khi uống nước nho loại hai nhạt nhẽo.
Những con ngựa Sindhava siêng năng phục vụ cho đất nước, dầu nó
được uống loại nước nho có hương vị ngọt nhất nhưng chúng vẫn
không say sưa do bởi nó được sanh ra từ giống cao quý.”
(Điều muốn nói là những con la thuộc giống thấp nên chúng bị
say sau khi uống nước nho loại hai nhạt nhẽo. Ngược lại, những con
ngựa chiến Sindhava, do bởi giống cao quý của chúng, chúng không
tỏ ra kiêu mạn hoặc không say sưa với sự kiêu ngạo dù chúng đã được
uống loại nước nho có hương vị ngọt nhất).
Khi nghe vị Quốc sư nói như vậy, đức vua truyền lệnh lùa
những con la ra khỏi sân sau khi nghe lời giải thích của Quốc sư. Đức
vua bắt đầu làm các việc phước bắt đầu bằng sự bố thí và rồi vị ấy
mạng chung vào một kiếp sống khác theo nghiệp của vị ấy.
Sau khi thuyết thời pháp bổn sanh Vālodaka Jātaka, Đức Phật
kết thức câu chuyện bằng sự nhận định rằng: “Năm trăm con la lúc ấy
là năm trăm người hầu ăn vật thực dư thừa, năm trăm con ngựa
Sindhava lúc ấy là năm trăm vị Thánh cư sĩ, vị Quốc sư trí tuệ ấy là
Như Lai.”

*************************
Tỳ khưu Minh Huệ 119

Sự thuyết giảng bài kinh Rahulovada đến Rāhula

Khi Đức Phật đang ngụ tại tịnh xá Jetavana, tại Sāvatthi.
Rāhula, con trai của Đức Phật, là vị Sa-di mười tám tuổi. Bấy giờ, vị
ấy đã trải qua mười một năm thọ phép Sa-di.
Một hôm, Đức Phật đi vào thành Sāvatthi để khất thực, Sa-di
Rāhula đi sát theo sau Đức Phật.
Khi Đức Phật và Sa-di Rāhula đang đi trên đường như vậy,
người sau theo sát người trước, Đức Phật trông thật rực rỡ như voi
chúa đi ra khỏi khu rừng để đi đến một chỗ khả ái trong rừng cây Sāla
đang nở rộ. Sa-di Rāhula cũng rực rỡ như voi con theo sau voi chúa.
Đức Phật rực rỡ như sư tử chúa đi ra khỏi hang hồng ngọc để tìm kiếm
vật thực vào buổi chiều; Rāhula cũng rực rỡ như sư tử con theo sau sư
tử chúa. Đức Phật rực rỡ như cọp chúa ra khỏi khu rừng giống như
hang ngọc bích; Rāhula cũng rực rỡ như cọp con theo sau cọp chúa.
Đức Phật rực rỡ như điểu vương Gāruda bay ra khỏi rừng cây
bông vải, trong khi Sa-di Rāhula cũng rực rỡ như Gāruda con bay
theo điểu vương. Đức Phật rực rỡ như thiên nga chúa bay lên bầu trời
từ ngọn núi Cittakūta, trong khi ấy Sa-di Rāhula cũng rực rỡ như thiên
nga con bay theo sau thiên nga chúa. Đức Phật rực rỡ như chiếc
thuyền bằng vàng to lớn lướt đi trong hồ Chaddanta, trong khi ấy Sa-
di Rāhula cũng rực rỡ như chiếc thuyền vàng nhỏ lướt theo sau chiếc
thuyền vàng lớn. Đức Phật rực rỡ như vị Chuyển luân vương đi trên
hư không bằng năng lực của xe báu, trong khi ấy Sa-di Rāhula cũng
rực rỡ như đứa con trai đầu đi theo sau vị Chuyển luân vương. Đức
Phật rực rỡ như mặt trăng, chúa của các vì sao đi trong bầu thời quang
đãng, trong khi ấy Sa-di Rāhula cũng rực rỡ như sao Mai đi sau mặt
trăng.
Đức Phật xuất thân từ dòng dõi Okkāta, thuộc dòng tộc
Mahāsammāta, Sa-di Rāhula cũng vậy. Đức Phật thuộc dòng Khattiya
thuần túy như sữa được đổ vào cái vỏ sò, Rāhula cũng vậy. Thân của
Đức Phật được tô điểm bởi ba mươi hai tướng hảo của bậc đại nhân và
hấp dẫn người khác như cái cột trụ bằng châu báu được dựng lên ở
120 Đại Phật Sử - Tập 4

cồng thành của chư thiên hay như cổng Pārichattaka đang nở rộ hoa,
thân của Rāhula cũng vậy.
Bằng cách này, hai con người cao quý, những bậc đã giác ngộ,
những nguyện vọng vô song trong quá khứ của Ngài, những bậc đã trở
thành Sa-môn từ giai cấp vua chúa, đức tánh hòa nhã của bậc vương
tôn, của bậc đại nhân đi cùng con đường rực rỡ chói lọi tựa như các
Ngài vượt trội sự chói lọi của hai mặt trăng, hai mặt trời, và các cặp
chư thiên như Sakka, Suyāma, Santusita, Sunimmita, Vasavatī, Mahā-
Brahmā, v.v…
Trong khi Sa-di Rāhula đang theo sát Đức Phật như vậy, vị ấy
nhìn cha chăm chú từng chi tiết từ bàn chân lên đến đỉnh đầu và thấy
sự rực rỡ của cha mình phát ra từ oai lực của một vị Phật. Đầy ngạc
nhiên, vị ấy suy nghĩ: “Kim thân của Ngài cực kỳ đẹp với ba mươi hai
tướng hảo chính và được bao quanh bởi hào quang chói sáng, Ngài
rực rỡ tựa như đứng giữa đám bụi vàng. Như núi vàng được bao
quanh bởi những tia chớp, như cái trụ cổng bằng vàng rực rỡ bởi bảy
loại châu báu được trang trí trên đó. Như những ngọn núi vàng được
che phủ trên đó bằng những tấm thảm đỏ dù Ngài đang mặc chiếc y
phấn tảo màu đỏ sẫm. Như cái cổng bằng vàng được nạm và trang trí
bằng những dây leo san hô, như bảo tháp bằng vàng được tô điểm bột
son, như cái cột tế lễ bằng vàng được quét lên lớp nước sơn, như mặt
trăng thình lình nổi lên giữa đám mây màu đỏ. Đức Phật có được sự
rực rỡ như vậy là do năng lực ba mươi pháp Ba-la-mật của Ngài.”
Sau đó, vị ấy nhìn vào thân của mình và khởi dậy ái dục kết
hợp bởi đời sống gia đình do bởi tấm thân của mình. Vị ấy nghĩ: “Ta
cũng đẹp, nếu Đức Phật là vị Chuyển luân của bốn châu thì ắt Ngài sẽ
chỉ định ta làm tướng quân báu (pari nāyaka) địa vị dành cho đứa con
trai đầu. Trong trường hợp ấy, toàn cõi Jambudita sẽ trở nên rực rỡ.”
Trong khi Đức Phật đang đi trước như vậy, Ngài chợt nghĩ:
“Xét thấy rằng thân của Rāhula, con trai của Như Lai đã lớn lên với
thịt và máu. Lúc mà tâm của con người trôi lăn không ngừng suy nghĩ
tất cả những vật hấp dẫn như: cảnh sắc, cảnh thinh, v.v… Như Lai sẽ
tự hỏi người ấy sẽ sanh khởi ý nghĩ nào vào lúc mạng chung!” Trong
Tỳ khưu Minh Huệ 121

khi Đức Phật đang suy xét như vậy, Ngài thấy rõ những ý nghĩ của
con trai Ngài đang xu hướng theo sự tham đắm đối với đời sống gia
đình (gehassita taṇhālobha). Ngài thấy những ý nghĩ của Sa-di Rāhula
tựa như Ngài thấy con cá đang bơi lội dưới dòng nước trong và tựa
như Ngài thấy hình ảnh của mình trong tấm gương tròn. Điều này
khiến Ngài quyết định rằng: “Trong khi đang theo sau Như Lai,
Rāhula đã khởi dậy ái dục đối với đời sống gia đình do bởi tấm thân
của nó với ý nghĩ ‘Ta xinh đẹp, tướng mạo của ta thanh tịnh.’ Vì
không hướng đúng cảnh mà đi sai đường, nó đã hướng tâm đến những
cảnh dục không xứng đáng giống như người lữ hành bị lạc đường,
không đến chỗ mà xứng đáng đến. Nếu tham phiền não mà ngự trị
trong tâm của nó tăng trưởng, điều này sẽ không cho nó thấy rõ lợi
lạc của chính mình cũng như của người khác. Điều này sẽ đưa nó đến
bốn cảnh khổ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và A-tu-la và thọ sanh
trong bào thai chật hẹp. Như vậy, nó sẽ bị ném vào vòng luân hồi mà
không biết điểm khởi đầu.
Thực ra, tham này sản sanh ra cái không có kết quả. Nó tiêu
diệt tâm thiện. Do bởi tham, mối tai họa kinh khủng có thể xảy ra
trong dòng tâm của con người. Điều này loài người không thấy được.
Người đang tham luyến không thấy rõ nguyên nhân và hậu quả
của nó. Khi một chúng sanh tham luyến thì chỉ có sự tối tăm ngự trị.
Một chiếc thuyền lớn chở đầy châu báu không thể không chú ý
dầu trong một giây lát, một khi nước thấm qua những chỗ rạng nứt của
những tấm ván, những chỗ nứt cần được trám kín nhanh chóng. Cũng
vậy, không nên để mặc Sa-di Rāhula này trước khi tham phiền não kịp
huỷ hoại những kho báu của bậc thiện trí như Giới, Định, v.v… đã
phát sanh đến nó. Như Lai sẽ dập tắt những phiền não này.”
Trong biến cố như vậy, Đức Phật thường nhìn lui bằng cách
quay người, như con voi chúa được gọi là nāga-vilokana, cái nhìn của
voi chúa. Đức Phật đứng sau khi quay lại, toàn thân của Ngài giống
như người ta xoay một pho tượng vàng. Ngài dạy Sa-di Rāhula: “Này
Rāhula! Có sắc trong quá khứ, sắc trong hiện tại và sắc trong tương lai
(3), sắc trong thân và sắc ngoài thân (2), sắc thô và sắc vi tế (2), sắc
122 Đại Phật Sử - Tập 4

xấu và sắc tốt (2), sắc xa và sắc gần (2). Tất cả mười một loại sắc này
không phải là ‘sắc của ta’, không phải là ‘Ta’, không phải là ‘tự ngã
của Ta’. Như vậy, sắc phải được quán như thật qua Tuệ quán
Vipassanā.”
Khi ấy Rāhula hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn! Phải chăng sắc chỉ
được quán như vậy? Bạch bậc Thiện ngôn! Phải chăng chỉ riêng sắc
phải được quán như vậy?” Đức Phật trả lời: “Này Rāhula! Sắc (rūpa)
phải được quán như vậy, thọ (vedanā) phải được quán như vậy, tưởng
(saññā) phải được quán như vậy, hành (saṅkhāra) phải được quán như
vậy, và thức (viññāṇa) phải được quán như vậy.”
Ở đây, lý do mà Sa-di Rāhula hỏi câu hỏi ‘Phải chăng sắc phải
được quán như vậy?’ là như sau: Khi nghe lời giáo huấn của Đức
Phật, tất cả mười một loại sắc này không phải là sắc ‘của ta’, không
phải là ‘ta’, không phải là ‘tự ngã của ta’. Như vậy, sắc phải được
quán như thật bằng Trí và Tuệ Vipassanā. Rāhula, người đang tu tập
loại trí nayakusala-ñāna chợt nảy lên ý nghĩ như vầy: “ Đức Thế Tôn
nói tất cả sắc phải được quán như thật bằng Trí và Tuệ Vipassanā”.
Vậy thì bốn uẩn còn lại như thọ, tưởng, hành và thức như thế nào?
Nên suy ra rằng chúng cũng được quán như trường hợp của sắc uẩn.
Cho nên câu hỏi của Sa-di Rāhula dựa vào trí tuệ nayakusala-ñāṇa
của vị ấy.
Quả thật, Sa-di Rāhula có trí thông minh bậc cao (nayakusala –
ñāṇa). Khi được dạy chỉ một pháp như ‘điều này không nên làm.’ Khi
ấy, vị ấy cũng sẽ suy nghĩ ‘điều này không nên làm, điều này cũng
không nên làm’ và cứ tiếp tục như vậy bằng hàng trăm ngàn cách.
Tương tự, khi chỉ được dạy một pháp như “điều này nên làm, điều này
cũng nên làm”, vị ấy có khả năng thâm nhập bằng cả trăm ngàn cách.
Ngoài ra, Sa-di Rāhula rất yêu thích ba học pháp. Vào lúc sáng
sớm, trong khu vực có Hương phòng của Đức Phật, cứ mỗi ngày như
vậy vị ấy thường tung lên một nắm cát và nguyện rằng: “Nguyện rằng
ngày hôm nay ta sẽ nhận được lời giáo huấn của Đức Thế Tôn hoặc từ
trưởng lão Sāriputta nhiều như số cát này.” (Vị ấy đặt ra những câu
Tỳ khưu Minh Huệ 123

hỏi bởi vì vị ấy muốn thực hành một cách đầy đủ, vì vị ấy có trí thông
minh bậc cao và ưa thích ba học pháp).
Khi nghe câu trả lời của Đức Phật, Sa-di Rāhula bèn suy nghĩ
như vầy: “Sau khi biết ái dục đang sanh khởi trong tâm của ta, Đức
Thế Tôn không khuyên răn ta một cách trực tiếp rằng “Vị tỳ khưu
không nên có những ý nghĩ như vậy,” mà Ngài cũng không bảo người
khác đến nói với ta rằng “Này tỳ khưu! Hãy đi nói với Sa-di Rāhula
không nên có những ý nghĩ như vậy.” Thực ra, Ngài đứng đối diện với
ta và cho ta lời giáo huấn ngay trong hiện tại tựa như Ngài bắt tên
trộm cùng với tang vật bằng cách túm lấy tóc của hắn. Thật khó mà
nghe được lời khuyên của một vị Phật dù trải qua một A-tăng-kỳ
kiếp! Khi người nào đã nhận được lời giáo huấn trực tiếp từ Đức Phật
mà còn muốn đi vào làng mạc hay châu quận để khất thực thì người
ấy thực sự không có trí.”
Do đó, Sa-di Rāhula bỏ việc đi khất thực và quay lui ngay từ
chỗ mà vị ấy nghe lời giáo huấn của Đức Phật (vị ấy không đi theo
Đức Phật thêm một chút nào nữa), vị ấy ngồi xuống ở một cội cây.
Tuy Đức Phật trông thấy Rāhula quay lui nhưng Ngài không
ngăn cản, nói rằng: “ Này Rāhula! Đừng vội trở về, đây là lúc mà con
nên đi khất thực.” Vì Ngài đã có ý định rằng “Hãy để Rāhula thọ
hưởng vật thực là pháp Bất Tử (kāyagatā-sati) cả ngày. ”

Các phận sự Trưởng lão Sāriputta

Các phận sự của trưởng lão Sāriputta khi sống một mình khác
với những phận sự khi sống cùng với Đức Phật.
Giải thích: Khi hai vị Thượng thủ Thinh văn đang trú ngụ một
mình, họ thường quét dọn chỗ ngụ vào lúc sáng sớm, làm sạch thân
thể, nhập vào thiền chứng, ngồi lặng lẽ, và đi vào làng khất thực. Mỗi
vị làm theo ước muốn của mình. Những khi trú ngụ chung với Đức
Phật thì hai vị thường không làm như vậy.
Trích dẫn: Những khi trú ngụ chung với Đức Phật, Đức Phật
cùng với chúng Tỳ khưu trước hết là đi khất thực. Khi Đức Phật đã đi
124 Đại Phật Sử - Tập 4

khất thực như vậy thì trưởng lão Sāriputta ra khỏi cốc, và ý thức rằng:
“Chỗ ngụ của các vị tỳ khưu có những lúc được quét dọn sạch sẽ và
có những lúc không được quét dọn sạch sẽ.” Trưởng lão thường đi
quanh khu vực và quét dọn những chỗ chưa được quét dọn sạch rác,
chưa được đặt những hủ đựng nước vào đúng chỗ. Khi viếng thăm
những tỳ khưu bị bệnh, trưởng lão thường hỏi thăm rằng: “Này hiền
giả! Hiền giả muốn tôi đem đến cho hiền giả món ăn nào đây? Hiền
giả muốn ăn món nào?” Trưởng giả đi đến những vị tỳ khưu chưa
nhập hạ nào và khuyên họ: “Này các hiền giả! Hãy vui thích trong
Giáo pháp của Đức Phật! Đừng nên dể duôi, Giáo pháp của Đức Phật
chứa pháp hành là chính.” Sau khi làm tất cả những điều này, trưởng
lão mới theo sau các vị tỳ khưu đi khất thực.
Ví dụ: Khi vị Chuyển luân vương, chúa tể của bốn châu muốn
đi đến một nơi nào đó, vị ấy bước ra đầu tiên với bốn đội quân binh,
thì người con trai đầu tiên của vị ấy là vị phó vương đi theo vị ấy để
giám sát các đoàn quân. Dường thế ấy, Đức Thế Tôn, vị Chánh pháp
Chuyển luân vương, Bậc chuyển bánh xe Chánh pháp, đi cùng với
chúng tỳ khưu trước hết là trưởng lão Mahā Sāriputta, người con cả
của Đức Phật, bậc tướng quân của Chánh pháp đi khất thực sau tất cả
những vị tỳ khưu khác sau khi làm xong tất cả những phận sự đã nêu
ra ở trên.
Vào ngày hôm ấy, khi trưởng lão Sāriputta là người cuối cùng
đi khất thực sau khi làm xong những công việc của mình tại tịnh xá
Jetavana, trưởng lão trông thấy Sa-di Rāhula đang ngồi kiết già với
lưng thẳng, chánh niệm. Trưởng lão động viên vị ấy những lời khuyến
khích thực hành pháp thiền ānāpānassati-bhāvanā - pháp niệm hơi
thở.
Trưởng lão nói: “Này Rāhula! Con hãy tu tập ānāpānassati-
bhāvanā. Khi ānāpānassati-bhāvanā được tu tập nhiều lần lập đi lập
lại thì sẽ đem lại lợi ích to lớn.”
Ở đây, có thể đặt ra câu hỏi là tại sao trưởng lão khuyến khích
Sa-di Rāhula tu tập pháp thiền ānāpānassati-bhāvanā?
Tỳ khưu Minh Huệ 125

Trả lời: Vì ānāpānassati-bhāvanā thích hợp với căn tánh của


Rāhula.
Giải thích: Vì trưởng lão không biết rằng Đức Phật đã dạy Sa-
di Rāhula pháp thiền quán tưởng về sắc, trưởng lão lưu ý rằng cách
mà Rāhula ngồi bất động sẽ trở nên tốt nhất với pháp thiền
ānāpānassati-bhāvanā cho nên trưởng lão mới có những lời sách tấn
như vậy.
Liên quan đến những từ “Khi ānāpānassati-bhāvanā được tu
tập nhiều lần lập đi lập lại sẽ đem đến lợi ích to lớn.” Cách mà lợi ích
phát sanh là như sau:
Một vị tỳ khưu tu pháp thiền ānāpānassati-bhāvanā có thể
chứng đắc đạo quả A-la-hán ngay trong tư thế ngồi. Cho dù vị ấy
không thể chứng đắc đạo quả A-la-hán ngay trong hiện tại thì vị ấy
cũng có thể trở thành samasīsī arahat khi sắp lâm chung. Nếu không,
thì khi tái sanh vào cõi chư thiên, vị ấy có thể chứng đắc đạo quả A-la-
hán sau khi một bài pháp từ một vị thiên. Nếu không thì vị ấy có thể
trở thành vị Phật Độc Giác trong thời kỳ không có Đức Phật Toàn
Giác. Nếu không, vị ấy có thể trở thành một vị A-la-hán có
khippabhiññā (mẫn tiệp trí) như Bāhiya Dārujiya Thera vào thời kỳ
của Đức Phật tương lai. Như vậy, ānāpānassati-bhāvanā có lợi ích to
lớn.
Nhận thức rõ lợi ích to lớn như vậy, trưởng lão Sāriputta đã
động viên và khuyến khích Sa-di Rāhula, người đã nhận trưởng lão là
thầy tế độ nên thực hành pháp thiền ānāpānassati-bhāvanā.
Như vậy, Đức Phật và trưởng lão Sāriputta đã dạy cho Sa-di
Rāhula pháp thiền quán về sắc và pháp thiền về ‘hơi thở vô, hơi thở
ra’ rồi ra đi. Rāhula một mình ở lại tịnh xá.
Dầu biết rằng Rāhula bị bỏ lại, nhưng Đức Phật không đem vật
thực đến cho vị ấy, Ngài cũng không gửi vật thực thông qua đại đức
Ānanda, Ngài cũng không báo cho các nam nữ thí của vị ấy như vua
Pasenadī, Anāthapiṇḍika, v.v… về vấn đề ấy, (nếu họ biết rằng, họ sẽ
cho gánh những hủ vật thực đến).
126 Đại Phật Sử - Tập 4

“Đúng thật sắc là vô thường vì lý do như vậy, như vậy. Đúng


thật sắc là khổ vì lý do như thế, như thế. Đúng thật sắc là không khả
ái, bất tịnh vì lý do như thế, như thế. Đúng thật sắc là vô ngã vì lý do
như thế, như thế.”
Vị ấy quán xét như vậy một cách không ngừng nghỉ như một
người cấp bách đốt lên ngọn lửa, và đến chiều tối, vị ấy suy xét: “Ta
đã được thầy Tế độ dạy nên tu tập ānāpānassati-bhāvanā, ta sẽ thọ trì
lời chỉ dạy của Ngài. Thật ra, người không làm theo lời dạy của thầy
tế độ của mình là người khó dạy (dubbaca), không có sự áp bức nào
dành cho ta tệ hơn là sự chê trách của các vị đồng phạm hạnh khi nói
rằng: ‘Rāhula khó dạy, ngay cả lời của vị thầy tế độ vị ấy cũng không
làm theo!’” Vì muốn hỏi về pháp tu tập ānāpānassati-bhāvanā, vị ấy
ra khỏi tịnh thất và đi đến Đức Phật, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một
nơi hợp lẽ. Vị ấy hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn! Ānāpānassati-bhāvanā
nên được tu tập như thế nào? Nó được tu tập nhiều lần lập đi lập lại
như thế nào để trở nên có lợi ích to lớn?”
Khi ấy, Đức Phật trả lời Rāhula một cách chi tiết:
(1). Cách tu thiền:
a. 20 phần (koṭṭhāsa) của yếu tố đất.
b. 12 phần (koṭṭhāsa) của yếu tố nước.
c. 4 phần (koṭṭhāsa) của yếu tố lửa.
d. 6 phần (koṭṭhāsa) của yếu tố gió, tất cả là những đại chủng
(Mahābhūta)
e. yếu tố hư không do sắc sanh (upādā-rūpa).
(2). Cách niệm về tādibhava-lakkhaṇa, những đặc tánh của chúng
giống như những đặc tánh của năm yếu tố đất, nước, lửa, gió và hư
không.
(3) Từ (mettā).
(4) Bi (kuraṇā).
(5) Hỉ (muditā).
(6) Xả (upekkhā).
(7) Bất tịnh (abhusa).
Tỳ khưu Minh Huệ 127

(8) Vô thường tưởng (anicca-saññā), Đức Phật ban bố thời pháp


(bao gồm những lợi ích), khuyến khích vị ấy thực hành tất cả những
pháp quán niệm này.
(9) Hơi thở vô ra (ānāpānassati) là câu hỏi ban đầu do Rāhula đặt ra,
Đức Phật giải rõ chi tiết, chỉ rõ lợi ích bắt nguồn từ đó (bài pháp chi
tiết của Đức Phật có thể đọc trong phần Majjhima Paṇṇāsa của bộ
kinh Trung Bộ).

Những bài pháp do Đức Phật thuyết liên quan đến đại đức Rāhula

Nhiều bài pháp Đức Phật thuyết đến đại đức Rāhula: (1)
Sāmaṇera-pañha - Những câu hỏi dành cho vị Sa di, (2) Kinh
Ambalaṭṭhika Rāhulovāsa – Giáo giới Rāhula, được thuyết tại khu
vườn Ambalaṭṭhika, (3) Rāhula-Saṁyutta - Bài pháp liên quan đến
Rāhula, (4) Mahā-Rāhulalovāda Sutta – Đại kinh Giáo giới Rāhula,
(5) Cūla Rāhula sutta – Tiểu kinh Giáo giới Rāhula.
Nguyên nhân chính của những bài kinh này: Vào lúc Đức Phật
viếng hoàng cung Kapilavatthu lần đầu tiên và gặp thái tử Rāhula, lúc
đó thái tử được bảy tuổi, thái tử hỏi xin của thừa tự, tay nắm chặt chéo
y của Đức Phật “Thưa cha! Cha là người đã đoạn diệt phiền não! Xin
hãy cho con di sản của cha!” Khi ấy Đức Phật giao thái tử cho trưởng
lão Sāriputta để truyền phép xuất gia Sa di cho vị ấy.
(1) Sau đó, Đức Phật quyết định ban vài lời giáo huấn đến Rāhula vì
Ngài nghĩ rằng: “Trẻ con có khuynh hướng nói ra những điều thích
hợp, cũng như không thích hợp.” Rồi Ngài gọi con trai đến và nói
rằng: " Này Rāhula! Sa-di không nên đắm chìm trong súc sanh
luận (tiracchāna-kathā) như những chuyện về các vị quân vương,
v.v… là những điều không dẫn đến Đạo quả. Này con trai! Nếu
con muốn nói chuyện thì hãy nói về Giáo pháp như thế như thế.”
Và Đức Phật thuyết đến Rāhulā một thời pháp có tên là sāmanera-
pañha chứa mười câu hỏi và năm mươi lăm câu trả lời mà không
bao giờ bị bỏ sót bởi tất cả chư Phật từ Giáo pháp của các Ngài
(Khuddaka-pāṭha, cuốn đầu của bộ Khuddaka Nikāya).
128 Đại Phật Sử - Tập 4

(2) Đức Phật suy xét: “Trẻ con ưa thích nói dối. Chúng có thể nói ‘tôi
thấy’ khi mà chúng không thấy, hoặc nói ‘tôi không thấy’ khi mà
chúng thấy. Do đó, ta sẽ tiếp tục giáo huấn Rāhula.” Vì vậy, Ngài
đã thuyết bài pháp Ambalaṭṭhika Rāhulovāda gồm có bảy ví dụ
theo thứ tự. Trước hết, có bốn ví dụ về ly nước có thể thấy dễ dàng
bằng mắt, hai ví dụ về con voi chiến, và một ví dụ về chiếc gương
soi (Ambalaṭṭhika Rāhulovada sutta, Bhikkhu-Vagga, Majjhima-
Paṇṇāsa, trong Majjhima Nikāya).
Ngoài ra, Đức Phật còn dạy Rāhula một bài kinh khác nhằm ngăn
ngừa không cho sanh khởi tham luyến đối với bốn món vật dụng,
nhằm đoạn trừ tham muốn đối với ngũ dục, và cũng giảng giải
những lợi ích có ý nghĩa do thân cận với bạn tốt (Sutta Nipāta I,
bài kinh đặc biệt này được gọi là Abhiṇha Rāhulovāda).
(3) Bài kinh Rāhula Samyutta dạy không nên phát triển tham luyến
đối với ba cõi, nơi mà người ta sanh vào (Saṁyutta Nikāya).
(4) Bài kinh Mahā Rāhulovada được thuyết giảng để ngăn chặn
gehassita chandarāga, khi nghĩ rằng: “Tôi đẹp, nét mặt của tôi
rạng rỡ liên quan đến thân của con người. (Majjhima Paṇṇāsa
trong Majjhima Nikāya).
(5) Vào năm thứ mười bốn sau khi Đức Phật thành đạo ( Rāhula mới
thọ Cụ Túc giới trở thành vị tỳ khưu nhưng chưa có hạ nào), bài
pháp Cūla Rāhulavāda được thuyết giảng để Rāhula có thể chứng
đắc ngay đạo quả. (Uppari-Paṇṇāsa trong Majjhima Nikāya).

Trong những bài pháp kể trên:


Không có chi tiết chính xác về ngày tháng năm thuyết giảng bài
kinh Rāhula ( Kinh Abhiññā Rāhulovāda). Thực ra, bài kinh ấy thỉnh
thoảng được Đức Phật thuyết.
(1 & 2) Hai bài kinh Sāmaṇera Pañha và Ambalaṭṭhika Rāhulovāda
được thuyết giảng khi Rāhula là vị Sa-di còn bảy tuổi.
(3) Bài kinh Rāhula Saṁyutta được thuyết thỉnh thoảng thời gian giữa
thời kỳ Sa-di Rāhula bắt đầu lên bảy tuổi và đến lúc vị ấy thọ Đại
giới tỳ khưu, nhưng chưa có hạ lạp nào.
Tỳ khưu Minh Huệ 129

(4) Bài kinh Mahā Rāhulovāda được thuyết giảng khi Rāhula được
mười tám tuổi.
(5) Bài kinh Cūla Rāhulovada được thuyết giảng khi Rāhula vửa trở
thành tỳ khưu nhưng chưa có hạ lạp nào.

Trong những bài pháp này, bài kinh Rāhula Sutta ( Kinh Aphiñha
Rāhulovāda) được thuyết giảng để liên tục khuyến giáo Rāhula.
(1) Bài kinh Sāmaṇera Pañha được thuyết để khiến cho Rāhula
tránh xa những việc nói những điều không thích hợp.
(2) Bài kinh Ambalatthika Rahulovāda nhằm mục đích hướng dẫn
vị ấy không nói dối.
(3) Bài kinh Rāhula Saṁyutta được thuyết giảng để Rāhula thọ nhận
giáo lý liên quan đến Tuệ quán Vipassanā.
(4) Bài kinh Mahā Rāhulovāda được thuyết giảng để đoạn tận
gechassita chanda-rāga (ngũ dục tham ái đối với đời sống gia
đình).
(5) Bài kinh Cūla Rāhulovāda được thuyết giảng để Rāhula chứng
đắc đạo quả A-la-hán khi mười lăm đặc tánh vimutti-
paripācanīya đã đạt đến sự chín muồi (lúc bấy giờ Rāhula là một
thành viên mới trong hội chúng tỳ khưu). Liên quan đến điểm
này, đại đức Rāhula vì muốn tán dương ân đức của Đức Phật, đã
nói giữa chúng tỳ khưu như sau:

Kikī va bijaṃ rakkheyya,camarī valam uttamaṃ,


nipako sīlasampanno, mamaṃ rakkhe tathāgato.
Con chim trĩ cái bảo vệ cái trứng của nó, con bò yak bảo vệ cái
đuôi quý báu của nó. Cũng vậy, Đức Thế Tôn! Cha của ta, bậc được
ba hạng chúng sanh ái kính đã che chở cho ta, là thịt và máu của chính
Ngài, tư cách ấy có thể sánh với tư cách của con chim trĩ hoặc con bò
yak để tôi có thể chứng đắc đạo quả A-la-hán.”
Như vậy, có nhiều bài kinh được Đức Phật thuyết liên quan
đến đại đức Rāhula.
130 Đại Phật Sử - Tập 4

KẾT THÚC CHƯƠNG 31

TỲ KHƯU SUDINNA CON TRAI CỦA THƯƠNG NHÂN


KALANDA


Tỳ khưu Minh Huệ 131

CHƯƠNG 32

HẠ THỨ MƯỜI BA CỦA ĐỨC PHẬT TẠI ĐỒI CALIKA

Sau khi lưu trú tại tịnh xá Jetavana, ở Sāvatthi suốt thời gian
sau mùa an cư thứ mười hai và giáo hóa cho các hàng chúng sanh như
nhân loại, chư thiên và Phạm thiên qua bài kinh Mahā Rāhulovāda và
những bài kinh khác. Đức Phật lên đường đến thị trấn Cālika, trải qua
mùa an cư thứ mười ba tại nơi đây.
Ở đây, ở quanh thị trấn đều có đất chuồi, ngoại trừ khu vực ở
công viên của thị trấn. Vì đất không ổn định, nên thị trấn ở giữa dãi
đất ấy cho ấn tượng chông chênh đối với những người nhìn nó từ xa.
Do đó, thị trấn này được gọi là Cālika.
Có một ngọn đồi ở gần thị trấn, vì toàn thể ngọn đồi có màu
trắng nên nó cũng tạo ra một ảo tưởng chông chênh cho những người
nhìn nó vào những ngày Uposatha của tháng hạ huyền, do đó nó cũng
có tên là Cālika.
Ở trên đỉnh của ngọn đồi là một tịnh xá lớn được xây dựng
dành cho Đức Phật do các thiện nam tín nữ xây dựng. Đức Phật trải
qua mùa an cư thứ mười ba tại tịnh xá Cālika trên ngọn đồi Cālika.

Bài pháp được thuyết đến Trưởng lão Meghiya,


thị giả của Đức Phật

Khi Đức Phật trải qua mùa an cư như vậy tại tịnh xá trên đồi
Cātika, Meghiya là thị giả tạm thời làm các phận sự lớn nhỏ hầu hạ
Đức Phật.
Giải thích: Đức Phật không có thị giả thường trực (upaṭṭhāka)
suốt hai mươi hạ đầu tiên gọi là Sơ giác thời ( patthana bodhi). Lúc thì
trưởng lão Nāgasamāla, lúc thì trưởng lão Nāgita, lúc khác thì trưởng
132 Đại Phật Sử - Tập 4

lão Upavāna, lúc khác nữa thì tỳ khưu Sunakkhatta là một hoàng tử
Liccavī trước kia, có khi là trưởng lão Cunda (em trai của đại đức
Sāriputta), có khi là trưởng lão Sāgata và có khi là trưởng lão Meghiya
hầu hạ Đức Phật. Thời gian mùa an cư kiết hạ tại tịnh xá trên ngọn đồi
Cātika do đại đức Meghiya tạm thời hầu hạ Đức Phật.
Lúc bấy giờ, một hôm nọ đại đức Meghiya đi đến Đức Phật
cung kính phủ phục dưới chân rồi đứng lên và bạch rằng: “Bạch Đức
Thế Tôn! Con muốn vào làng Jantu để khất thực.” Đức Phật đáp:
“Này Meghiya! Bây giờ ngươi biết lúc ngươi nên đi,” tức là có thể đi
tùy ý.
Thế nên, đại đức Meghiya đi vào làng Jantu để khất thực và sau
khi độ thực xong, vị ấy rời khỏi làng Jantu để đến bờ sông Kimikāḷā
và đi kinh hành ở đó. Khi đang đi như vậy, vị ấy trông thấy một khu
rừng xoài hấp dẫn, các cây được trồng cách nhau không xa, chúng
chìa ra những tán lá xanh mướt đầy khả ái với bóng im mát và phong
cảnh tuyệt vời của nó, trông đáng ưa thích vì nó làm vui lòng những ai
tình cờ đến đó. Thấy vậy, vị ấy khởi lên ý nghĩ sau: “Khu rừng xoài
này thật hấp dẫn, dễ chịu và thú vị. Thật là nơi thích hợp cho những
thiện nam tử nào muốn hành thiền, nếu Đức Thế Tôn cho phép thì ta
sẽ trở lại đây để hành thiền.”
Khu rừng xoài ấy là nơi mà một vị vua đã từng hưởng khoái lạc
đế vương khi vị ấy tái sanh trong năm trăm kiếp liên tục trong quá
khứ. Đó là lý do khiến ước muốn đến đó khởi sanh trong tâm, khi vị
ấy vừa trông thấy vườn xoài.
Rồi đại đức Meghiya trở về với Đức Phật và đảnh lễ Ngài, vị
ấy bạch lại vấn đề một cách chi tiết từ khi bắt đầu đi vào làng khất
thực cho đến khi khởi lên ý nghĩ muốn trở lại khu rừng xoài để hành
thiền. Cuối cùng vị ấy thỉnh cầu Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu Đức Thế Tôn cho phép thì con sẽ trở lại khu rừng xoài để hành
thiền.”
Khi được thỉnh cầu như vậy, Đức Phật đáp lại là cấm vị ấy
không được đến đó, Ngài nói: “Hãy đợi, này Meghiya! Lúc này Như
Lai ở một mình, vậy con hãy đợi cho đến khi có ai đó đến thay thế!”
Tỳ khưu Minh Huệ 133

(Khi đại đức Meghiya nói lời thỉnh cầu, Đức Phật suy xét và
biết rằng “Trí tuệ của đại đức Meghiya chưa đạt đến mức chín muồi.”
Đây là lý do khiến Ngài ngăn cản. Nhưng Ngài nói rằng: “Lúc này
Như Lai chỉ ở một mình.” Vì Ngài nghĩ rằng: “ Nếu Như Lai nói như
vậy, và việc hành thiền của vị ấy ở rừng xoài kết thúc trong thất bại
thì khi trở lại vị ấy hoàn toàn sẽ không có sự lúng túng mà chỉ có sự
quý mến Như Lai,” và Đức Phật nói vậy để xoa dịu tâm của vị ấy.
Lần thứ hai, đại đức Meghiya thỉnh cầu: “Bạch Đức Thế Tôn!
Vì Đức Thế Tôn đã hoàn thành mười sáu phận sự của Đạo, Ngài
không còn gì khác để thành tựu hay tăng trưởng những gì đã thành
tựu. Còn về phần con, Bạch Đức Thế Tôn! Con phải hoàn thành mười
sáu phận sự của Đạo một cách cẩn trọng, con cũng chưa phát triển
thêm những gì đã thành tựu. Nếu Đức Thế Tôn cho phép thì con sẽ đi
đến hành thiền ở khu rừng xoài.” Lần thứ hai, Đức Phật cũng từ chối
lời thỉnh cầu bằng câu trả lời như trước rằng: “Hãy đợi, này Meghiya!
Lúc này Như Lai ở một mình, thế nên con hãy đợi cho đến khi có ai
thay thế.”
Lần thứ ba, đại đức Meghiya cũng nói lời thỉnh cầu như vậy.
Lần này Đức Phật không ngăn cản mà nói rằng: “Này Meghiya! Làm
sao chư Phật có thể ngăn cản một người nào đó xin phép đi hành
thiền? Này Meghiya! Con hãy làm những gì mà con thấy là thích
hợp.”
Đại đức Meghiya đảnh lễ Đức Phật, rời khỏi chỗ ngồi rồi đi đến
khu rừng xoài. Sau khi đi vào khu rừng xoài, vị ấy ngồi xuống dưới
một cội cây và trải qua thời gian một ngày.

Sự sanh khởi những ý nghĩ bất thiện trong tâm


Trưởng lão Meghiya

Tảng đá ở dưới cội cây mà trưởng lão Meghiya đang ngồi cũng
là tảng đá mà vị ấy đã từng ngồi để hưởng khoái lạc, được vây quanh
bởi nhiều cung nữ khi vị ấy làm hoàng đế năm trăm kiếp liên tục
trong quá khứ.
134 Đại Phật Sử - Tập 4

Trong thời gian trưởng lão ngồi như vậy thì có vẻ như đời sống
Sa-môn của vị ấy trôi đi mất. Vị ấy cảm thấy rằng (trong giấc mơ)
mình đang nắm vương quyền, có nhiều cung nữ theo hầu và đang ngồi
dưới một cái lọng trắng và trên chiếc ngai xứng đáng với những nhân
vật cao quý.
Rồi với tâm luyến ái vào sự cao sang hoa lệ của đời sống vua
chúa, tâm vị ấy dần dần khởi sanh những ý nghĩ bất thiện về dục
(kāma-vitakka) liên quan đến dục trần (vatthu-vitakka).
Vào lúc đó, vị ấy thấy (trong giấc mơ) có hai tên trộm bị bắt
quả tang được dẫn đến trước mặt vị ấy. Những ý nghĩ nóng giận
(vyāpāda-vitakka) dần dần khởi sanh trong tâm của vị ấy như sắp ban
lệnh chém đầu một trong hai tên trộm ấy. Những ý nghĩ não hại
(vihimsa-vitakka) dần dần sanh khởi trong tâm tựa như vị ấy sắp
truyền lệnh tống giam tên trộm thứ hai vậy.
Bằng cách này, ba loại bất thiện tầm là: dục tầm, sân tầm và
hại tầm đã vây chặt tâm vị ấy, không cho vị ấy có cơ hội để thoát ra,
giống như cây to bị vây hãm bởi những cây dây leo hay như người lấy
mật ong bị chích bởi đàn ong.
Rồi trưởng lão Meghiya suy xét: “Ôi! Thật là lạ kỳ. Ôi! Thật là
khác thường. Ta đã từ bỏ thế gian và đã gia nhập vào Tăng chúng
bằng đức tin (saddhā) thế mà ta còn bị quấy nhiễu bởi ba loại bất thiện
tầm gồm dục tầm, sân tầm và hại tầm.”
Vì bị vây hãm bởi ba loại bất thiện tầm khắp các phía, nên
trưởng lão không thể làm điều thích hợp với pháp thiền. Trưởng lão tự
nghĩ: “Chắc chắn do thấy trước điều này mà Đức Thế Tôn đã ngăn cản
ta. Ta phải bạch lại vấn đề này với bậc Đạo sư.” Vị ấy đứng dậy rồi đi
đến tịnh xá trên ngọn đồi Cātika nơi Đức Phật đang cư ngụ. Sau khi
đảnh lễ Đức Phật rồi ngồi xuống một nơi thích hợp và kể lại những
điều đã xảy ra với vị ấy rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Ba loại ác, bất
thiện tầm gồm dục tầm, sân tầm và hại tầm đã sanh khởi nhiều lần liên
tục trong tâm của con khi con đang ngồi trong khu rừng xoài ấy (do
những bất thiện tầm này luôn khởi sanh nên con mới suy xét: “Ôi!
Thật là kỳ lạ! Ôi! Thật là khác thường. Ta là người đã từ bỏ thế gian
Tỳ khưu Minh Huệ 135

và gia nhập Tăng chúng bằng đức tin, thế mà ta lại bị quấy nhiễu bởi
ba loại ác, bất thiện tầm là dục tầm, sân tầm và hại tầm.” )
Ở đây, một câu hỏi có thể được nêu lên: “Tại sao Đức Phật cho
phép đại đức Meghiya đi đến khu rừng xoài?” Vì Ngài biết rằng đại
đức Meghiya cũng sẽ đi dù Ngài không cho phép. Nếu bị ngăn cản, vị
ấy sẽ nghĩ sai và hiểu lầm rằng: “Đức Phật không cho phép ta vì Ngài
chỉ muốn một điều là sự hầu hạ của ta.” Đức Phật cũng biết rằng:
“Nếu Meghiya hiểu lầm như vậy thì đó là sự tổn thất và đau khổ lâu
dài cho vị ấy.” Vì vậy mà Ngài cho phép.
Khi trưởng lão Meghiya kể xong điều đã xảy đến với mình, vị ấy
ngồi xuống. Đức Phật muốn thuyết cho vị ấy một thời pháp thích hợp
bèn nói rằng (theo nguyên văn của bài kinh) “Aparipakkāya Meghiya
ceto vimuttiyā pañca dhammā paripakkāya saṃvattanti - Này
Meghiya! Có năm yếu tố dẫn đến giải thoát tâm khỏi các phiền não
đã chín muồi,” v.v… (Bài kinh đầy đủ về pháp thoại này có thể được
tìm thấy trong bộ Udāna. Tuy nhiên, trong bộ sách này chỉ nêu ra
điểm chính mà thôi).
“Này Meghiya! Năm yếu tố sau đây làm cho tâm giải thoát chưa
chín muồi được chín muồi:
(1) Thân cận bạn tốt.
(2) Có giới trong sạch.
(3) Lắng nghe và quán xét về mười loại lời nói:
(a) lời nói liên quan đến thiểu dục,
(b) lời nói liên quan đến tri túc,
(c) lời nói liên quan đến sự yên tĩnh,
(d) lời nói liên quan đến sự viễn ly,
(e) lời nói liên quan đến tinh tấn,
(f) lời nói liên quan đến giới,
(g) lời nói liên quan đến định,
(h) lời nói liên quan đến Tuệ,
(i) lời nói liên quan đến Đạo, Quả và Niết bàn,
(j) lời nói liên quan đến Tuệ Minh Sát.
(4) Có sự tu tập tinh tấn.
136 Đại Phật Sử - Tập 4

(5) Có trí tuệ về tánh chất sanh diệt của các pháp.
“Này Meghiya! Đây là năm yếu tố, mà chỉ khi nào người ta kết hợp
với bạn tốt là yếu tố thứ nhất thì người ấy mới có thể đạt được bốn yếu
tố còn lại.
Này Meghiya! Sau khi tự mình an trú trong năm yếu tố kể trên,
thì vị hành giả tỳ khưu (yogāvacara) phải đi đến giai đoạn kế để tu tập
bốn pháp: (a) vị ấy phải tu tập pháp niệm về các pháp bất tịnh
(asubha) để đoạn diệt tham ái (rāga), (b) vị ấy phải tu tập về pháp
niệm về hơi thở vô, hơi thở ra (ānāpānassati) để đoạn diệt các tầm, và
(d) vị ấy phải tu tập tưởng vô thường (anicca-sañña) để đoạn diệt ngã
mạn (māna).
Thực vậy, này Meghiya! Đối với người tưởng vô thường, thì vô
ngã tưởng (anatta-sañña) sẽ hiện bày, người tu tập vô ngã tưởng có
thể loại trừ ngã mạn và chứng ngộ Niết bàn ngay trong kiếp hiện tại
này.”
Khi biết rõ điều này, Đức Phật bèn thốt lên hai câu kệ cảm
hứng:
1) Khuddā vitakkā sukhumā vittakkā.
anugatā manaso uppilāvā.
Ete avidvā manaso vitakke.
hurā huraṃ dhāvāti bhantacitto.
Những ý nghĩ nhỏ nhặt và những ý nghĩ vi tế theo tâm và làm
cho nó nghịch ngợm. Người không hiểu được những ý nghĩ này thì
tâm không ổn định và trôi lăn từ cảnh này đến cảnh khác.

2) Ete ca vidvā manaso vitakke.


ātāpiyo saṃvarati satimā.
Anugate manaso uppitāve.
asesam ete pajahāsi Buddho.
Khi biết rõ những ý nghĩ này, vị Thánh đệ tử (Sutabuddhu) có
tinh tấn để đốt cháy các phiền não và có chánh niệm, khả năng ngăn
chặn các ý nghĩ đi theo tâm đã khiến tâm rối rắm. Vị thánh đệ tử thấu
hiểu Tứ Đế, có khả năng đoạn tận dục tầm và những ý nghĩ khác.
Tỳ khưu Minh Huệ 137

Bài kinh này thuộc bộ Chú giải Pháp cú như sau: Trưởng lão
Meghiya quay về với Đức Phật vì vị ấy bị vướng phải ba bất thiện tầm
và không thể hành thiền trong khu rừng xoài ấy.
Đức Phật dạy rằng: “Ngươi đã làm điều sái quấy trầm trọng,
ngươi đã bỏ Như Lai ở lại một mình dù Như Lai đã yêu cầu ngươi
‘Hãy đợi, này Meghiya! Lúc này Như Lai ở một mình, vậy hãy đợi
đến khi có người khác đến thay thế.’ Một vị tỳ khưu không nên buông
xuôi theo ước muốn của tâm. Tâm rất nhẹ và nhanh. Ngươi nên cố
gắng giữ nó trong sự kiểm soát của mình”.
Đức Phật đọc lên hai câu kệ:

Phandānaṃ capalaṃ cittaṃ, dūrakkhaṃ dunnivārayaṃ.


Ujuṃ karoti medhāvī, usukāro’ va tejanaṃ.
“Này Meghiya! Giống như người thợ làm tên dũng cảm, làm cho
cây tên được ngay thẳng bằng cách hơ nóng nó. Cũng vậy, người có
tuệ quán có thể làm cho tâm được thẳng bằng cách hơ nóng nó trên
ngọn lửa tinh tấn, cả thân lẫn tâm. Tâm có thể bị kích thích bởi sáu
cảnh như sắc, thinh, v.v… nó không ổn định, lại hay thay đổi trong
một cảnh, không thể ở yên trong một cảnh thích hợp và như vậy khó
kiểm soát, khó có thể ngăn chặn để nó đừng trôi lăn trong những cảnh
không thích hợp. ”

Vāriyo’va thale khito, okamokata ubbhato,


Pariphundi’ daṃ cittaṃ, māradheyyaṃ pahātave.
“Này Meghiya! Cũng như con cá ở dưới nước khi bị đem ra khỏi
nước và bị ném lên đất khô, nó không ngừng nhảy lung tung. Cũng
vậy, tâm tìm kiếm khoái lạc trong năm cảnh (khi bị đem ra khỏi
khoảng rộng mênh mông của dục lạc và bị ném lên đất khô là pháp
thiền Vipassanā) nó trôi lăn không ngừng cho đến chết vì nó bị đặt ra
ngoài năm cảnh dục và bị hơ nóng bởi bốn loại tinh tấn trong pháp
thiền thiêu đốt.”
138 Đại Phật Sử - Tập 4

Vào lúc kết thúc những câu kệ này, đại đức Meghiya được an trú
trong quả thánh Nhập Lưu. Nhiều chúng sanh khác cũng chứng đắc
các tầng thánh tương tự hoặc cao hơn.

HẠ THỨ MƯỜI BỐN CỦA ĐỨC PHẬT TẠI SĀVATTHI

Sau khi trải qua mùa an cư kiết hạ thứ mười ba tại tịnh xá trên
đồi Cālika gần thị trấn Cālika và tế độ cho những chúng sanh hữu
duyên bằng những bài pháp thoại như Meghiya sutta, v.v… giống như
đã được trình bày ở trên, và Ngài ở lại đó sau mùa an cư chừng nào
còn những chúng sanh hữu duyên để tế độ. Đức Phật lên đường để
mang nước mát Bất Tử đến cho nhân loại, chư thiên và Phạm thiên.
Cuối cùng, Ngài an cư hạ thứ mười bốn ở tịnh xá Jetavana, kinh thành
Sāvatthi.

Câu chuyện về Trưởng lão Sāriputta

Lúc bấy giờ, đại đức Sāriputta cùng với những tỳ khưu tùy tùng
đi đến đại tịnh xá nọ trong huyện lỵ và trải qua mùa an cư. Dân chúng
đến viếng đại trưởng lão (Mahāthera) và hứa với ngài sẽ dâng cúng
nhiều y cho mùa an cư (vassa).
Sau khi làm lễ Pavāraṇā vào cuối mùa an cư, vì muốn viếng
Đức Phật ngay cả trước khi vassa chưa kết thúc, trưởng lão bèn nói
với các vị tỳ khưu rằng: “Thưa các hiền giả! Khi các vị thiện tín đem y
đến cho các vị Sa-di và những tỳ khưu trẻ thì hãy nhận lãnh và gửi đến
cho tôi. Hoặc cất kỹ chúng và nhắn tin cho tôi.” Sau khi nói như vậy,
trưởng lão lên đường đến viếng thăm Đức Phật.
Khi trưởng lão đến Sāvatthi, nhiều vị tỳ khưu xì xào bán tán
với nhau rằng: “Thưa các hiền giả! Trưởng lão Sāriputta xem ra vẫn
còn tham? Đó là lý do khiến vị ấy đi đến Đức Thế Tôn chỉ sau khi nói
với các vị tỳ khưu ở đó rằng ‘Thưa các hiền giả! Khi các vị thiện tín
đem y cho các vị Sa-di và những tỳ khưu trẻ thì hãy nhận và gửi đến
cho tôi. Hoặc cất kỹ chúng và nhắn tin cho tôi.’ ”
Tỳ khưu Minh Huệ 139

Khi Đức Phật đi đến chỗ hội họp của các vị tỳ khưu, Ngài hỏi
rằng: “Này các tỳ khưu! Các người đang bàn chuyện gì thế?” Khi các
vị tỳ khưu trả lời rằng họ đang bàn luận về vấn đề như vậy thì Đức
Phật nói rằng: "Này các tỳ khưu! Con trai của Như Lai là Sāriputta
không còn chút tham nhỏ nhặt nào. Quả vậy, vị ấy căn dặn những đệ
tử của vị ấy, vì vị ấy tự nghĩ rằng ‘Mong rằng các việc phước của
thiện tín không bị suy giảm, mong rằng sự có được y một cách chân
chánh dành cho những vị tỳ khưu trẻ và Sa di không suy giảm.’” Sau
đó Ngài đọc lên câu kệ sau:

Āsā yassa na vijjanti, asmim loke paramhi ca


Nirāsāsaṃ visaṃyuttaṃ, tam ahaṃ brūmi brāhmaṇaṁ.
“Này các tỳ khưu! Trong dòng tâm của bậc A-la-hán, lậu hoặc đã
đoạn tận, ái dục đeo bám theo các pháp không tồn tại, ngay cả ít chút
cũng không có. Trong thế gian này cũng như trong thế gian tới, vì nó
đã bị phá tan và đoạn tận bằng trí tuệ của bốn Đạo theo cách
samuccheda-pahāna. Vị A-la-hán lậu hoặc đã hết, hoàn toàn thoát
khỏi 108 ái dục và xa lìa hết thảy phiền não. Người ấy Như Lai gọi là
Bà-la-môn thật sự.”
Vào lúc kết thúc thời pháp, có rất nhiều chúng sanh được
chứng đắc quả thánh Nhập Lưu và những tầng thánh khác.
Đây là câu chuyện về trưởng lão Sāriputta (được trích từ phẩm
Brahmana vagga của bộ Chú giải Pháp cú).
Cũng như đại đức Sāriputta bị các vị tỳ khưu hiểu lầm khi cho
rằng trưởng lão xem ra vẫn còn tham. Đại đức Moggalāna có lần cũng
bị hiểu lầm như vậy. Câu chuyện của đại đức Moggallāna cũng tương
tự như câu chuyện của trưởng lão Sāriputta. Điều khác biệt trong
trường hợp của đại đức Moggallāna là sau khi quả quyết rằng trong vị
ấy không còn tham, Đức Phật đã đọc lên một câu kệ khác:

Yassālayā na vijjanti aññāya akatham kathī.


Amatogadham anuppattaṁ, tam ahaṃ brūhi brāhmaṇaṁ.
140 Đại Phật Sử - Tập 4

(Này các tỳ khưu!) Trong dòng tâm của bậc A-la-hán, lậu hoặc
đã đoạn tận, ái dục đeo bám theo các pháp không còn tồn tại, ngay cả
chút xíu cũng không có. Trong thế gian này cũng như trongg thế gian
tới, vì nó đã bị phá tan và đoạn tận bằng trí tuệ của bốn Đạo theo cách
samuccheda-pahāna. Sau khi hiểu rõ Tam Bảo, ba pháp học và mười
hai nhân duyên trong bản chất chân thật của chúng, vị ấy thoát khỏi
hoài nghi.Vị A-la-hán lậu hoặc đã hết, đã tiến sâu vào Niết bàn bất tử
và đã chứng đắc Đạo quả A-la-hán. Người ấy Như Lai gọi là Bà-la-
môn thật sự.
Vào lúc kết thúc thời pháp, có rất nhiều chúng sanh được chứng
đắc quả thánh Nhập lưu và những tầng thánh khác (Dhammapāda).

Sự an trú của Rāhula trong đạo quả A-la-hán do nhờ bài kinh
Cūla-Rāhulovāda

Đức Phật khi đang trú ngụ tại Jetavana, Sāvatthi sau khi trải
qua mùa an cư hạ thứ mười bốn trong kinh thành ấy. Lúc bấy giờ,
Rāhula vừa tròn hai mươi tuổi và mới trở thành vị tỳ khưu chưa trải
qua hạ nào.
Một hôm, vào lúc sáng sớm khi Đức Phật dò xét thế giới chúng
sanh thì một ý nghĩ xảy đến với Ngài như vậy: “Mười lăm yếu tố dẫn
đến Đạo quả A-la-hán (Vimutti-paripācañya-dhamma) giờ đây đã
chín muồi trong Rāhula. Nếu Như Lai giáo giới tế độ cho Rāhula thì
nó sẽ tiến một bước xa hơn là chứng đắc Đạo quả A-la-hán.”
Ở đây, mười lăm yếu tố dẫn đến Đạo quả A-la-hán là:
1. Tránh xa những người không có đức tin.
2. Thân cận với những người có đức tin.
3. Suy xét về những bài kinh làm khởi sanh đức tin (ba yếu tố liên
quan đến saddhā).
4. Tránh xa những kẻ lười biếng.
5. Thân cận với những người siêng năng, tinh tấn.
6. Quán xét những bài kinh làm khởi sanh tinh tấn (ba yếu tố liên
quan đến viriya).
Tỳ khưu Minh Huệ 141

7. Không thân cận với những người không có Chánh niệm.


8. Thân cận với những người có Chánh niệm.
9. Quán xét những bài kinh làm khởi sanh Niệm xứ. (ba yếu tố liên
quan đến sati).
10. Không thân cận với những người có tâm không tập trung.
11. Thân cận với những người có tâm tập trung.
12. Quán xét những bài kinh bàn đến việc làm khởi sanh định ( ba yếu
tố liên quan đến samādhi).
13. Không thân cận với những người thiểu trí.
14. Thân cận với những người có trí.
15. Quán xét những bài pháp cao siêu (có ba yếu tố liên quan đến
paññā).
Ngoài ra, năm quyền (indriya) đó là : tín (saddhā), tấn (vīriya),
niệm (sati), định (samādhi), tuệ (paññā). Ngũ thuận quyết trạch phần
tưởng, năm pháp tưởng về sự nhàm chán (nibbedhahāgiya-saññā), Xả
ly tưởng (pahāna-saññā), Ly tham tưởng (virāga-saññā), Vô thường
tưởng (anicca-saññā), Khổ tưởng (dukkha-saññā), Vô ngã tưởng
(anatta-saññā). Năm yếu tố thuyết trong bài kinh được thuyết đến đại
đức Meghiya đó là: thân cận với bạn tốt, có giới, nghe và quán về
mười loại lời nói chơn chánh, tinh tấn đã được tu tập, và có trí tuệ về
tính chất sanh diệt của các pháp (udayabbhaya-saññā). Đây cũng là
mười lăm yếu tố của sự giải thoát .
Sau khi nuôi dưỡng ý nghĩ này, Đức Phật bèn đi vào kinh thành
Sāvatthi vào buồi sáng để khất thực, và khi độ thực xong Ngài ra đi
khỏi chỗ thí thực và nói với Rāhula: “Này Rāhula! Hãy đem theo tọa
cụ và chúng ta đi đến khu rừng Andha để nghỉ ngơi ở đó trong ngày
hôm nay.” Đại đức Rāhula đáp: “Vâng, thưa Đức Thế Tôn.” Rồi vị ấy
mang tọa cụ đi theo Đức Phật.
Lúc bấy giờ, hàng ngàn chư thiên và Phạm thiên (đã có nguyện
vọng thành đạt những pháp chứng cùng với Palita, chúa rồng (hiện tại
là Rāhula) trước mặt Đức Phật Padumuttara cách đây một trăm ngàn
đại kiếp) cũng xếp hàng theo sát Đức Phật với niềm tin rằng: “Đức
142 Đại Phật Sử - Tập 4

Thế Tôn sẽ giáo hóa đến Rāhula để vị ấy tiến một bước xa hơn đến
chỗ chứng đắc đạo quả A-la-hán.”
Ở đây, hàng ngàn chư thiên và Phạm thiên ấy đã phát nguyện
cách đây một trăm ngàn đại kiếp, họ chờ đợi và hỏi nhau rằng: “Khi
nào sự giáo hóa của Đức Thế Tôn sẽ xảy ra đến Rāhula chứng đắc đạo
quả A-la-hán như là một bước tiến xa hơn?” Đức Phật nghĩ sẽ giáo
huấn Rāhula vì Ngũ quyền của vị ấy: tín, tấn, v.v… đã thuần thục.

Khu rừng Andha

Ở đây, một bài giới thiệu ngắn về khu rừng Andha gần kinh
thành Sāvatthi sẽ được tái tạo từ bài kinh Vammika của cuốn II bộ
Mūlapaṇṇāsa.
Khu rừng nổi danh là Andhavana vào những thời kỳ của hai vị
Phật, Phật Kassapa và Đức Phật của chúng ta.
Giải thích: Xá lợi của những vị Phật có thọ mạng ngắn không
thành một khối. Theo nguyện vọng của các Ngài, những Xá lợi ấy
được phân tán ra. Đức Phật của chúng ta, bậc có thọ mạng ngắn đã
suy xét như vầy: “Ta sẽ không tồn tại lâu, vì thọ mạng của Ta ngắn
nên chỉ có một số ít chúng sanh có khả năng gặp được. Chúng sanh có
số lượng nhiều hơn không kể xiết thì không có cơ hội gặp được Ta.
Họ sẽ mang Xá lợi của Ta đến nhiều nơi khác nhau để tôn thờ và được
sanh về thiên giới.” Đức Phật đã nguyện ngay trước khi Ngài viên tịch
Parinibbāna: “Nguyện cho Xá lợi của Ta được phân tán đi nhiều nơi.”
(Thế nên Xá lợi của Đức Phật mới được phân tán như vậy).
Tuy nhiên, Xá lợi của những vị Phật có thọ mạng lâu dài thì
thành một khối như vàng rắn. Đức Phật Kassapa (ra đời trong thời kỳ
thọ mạng chúng sanh là hai mươi ngàn tuổi) có thọ mạng lâu dài, Xá
lợi của Ngài tụ lại thành khối cứng. Khi ấy mọi người bàn với nhau
rằng: “Xá lợi tụ lại thành khối cứng, không thể phân tán ra, chúng ta
phải làm sao với Xá lợi ấy?” Sau khi bàn bạc với nhau, họ quyết định
xây dựng một bảo tháp đặc biệt. Họ nhất trí rằng nên làm bảo tháp cao
một do tuần và chu vi của bảo tháp cũng vậy. Khi bàn về gạch và xi
Tỳ khưu Minh Huệ 143

măng, họ quyết định lát những viên gạch bằng vàng, mỗi viên trị giá
một trăm ngàn ở mặt ngoài, những viên gạch bằng vàng trị giá năm
chục ngàn ở mặt bên trong. Vật liệu lỏng làm bằng realger và
orpiment và dầu. Có bốn cổng, (1) một cổng dành cho đức vua, (2)
một cổng dành cho thái tử Pathavindhara, (3) một cổng dành cho các
quan, và (4) một cổng dành cho mọi người do vị thương nhân dẫn đầu
để xây dựng bảo tháp.
Trong bốn nhóm này, ba nhóm đầu là những người có tài sản,
bởi vậy họ lấy vàng của họ và khởi công ba công trình này. Nhưng có
sự chậm trễ trong công việc của nhóm cuối cùng, bởi vì những thành
viên trong nhóm ấy không đủ tài sản. Khi ấy, một người thiện nam
thông thuộc Tam Tạng và đã chứng đắc tầng Thánh A-na-hàm tên
Yasorata; khi biết sự chậm trễ của công trình, vị ấy bèn sửa soạn năm
trăm cỗ xe và đi quanh khắp nước kêu gọi dân chúng tham gia vào
việc phước.
“Thưa bà con cô bác! Đức Phật Kassapa đã viên tịch Đại Niết
Bàn sau khi tồn tại như ngọn núi vàng vĩ đại trải qua hai mươi ngàn
năm. Đại bảo tháp có kích thước lớn một do tuần để tôn trí Xá lợi của
Đức Phật đang được xây dựng. Xin bà con hãy đóng góp bất cứ thứ gì
mà bà con có thể đóng góp được dù là vàng bạc, ngọc thuộc bảy loại
realgar hoặc orpiment”.
Dân chúng hoan hỷ đóng góp vàng bạc và những thứ khác theo
khả năng của họ. Những người không có khả năng thì đóng góp bằng
cách cho gạo, dầu, v.v…
Vị thiện nam A-na-hàm Yasorata cho gửi đi các thứ gạo, dầu, các
loại đậu, v.v… để làm lương thực dự trữ cho công nhân, vị ấy mua
vàng bằng những thứ còn lại, mua bán trao đổi. Bằng cách này, trong
khi rảo quanh khắp xứ Jambudīpa, vị ấy nhận được những sự bố thí và
gửi về xây dựng bảo tháp.
Khi công trình được xây dựng xong, các vị bô lão nơi xây dựng
bảo tháp nhắn tin đến vị ấy rằng: “Công trình xây dựng bảo tháp đã
được hoàn tất, thưa ông chủ! Xin ông hãy đến làm lễ cúng dường bảo
tháp.” Vị thiện nam cũng gửi lại một bức thư với nội dung là: “Tôi đã
144 Đại Phật Sử - Tập 4

động viên và làm cho toàn xứ Jambudīpa được an trú trong thiện
phước. Hãy cố gắng hoàn thành bảo tháp bằng cách dùng bất cứ cái gì
có thể làm được.” Hai bức thư gặp nhau ở giữa đường, nhưng bức thư
từ chỗ bảo tháp đến vị thiện nam chậm hơn.
Sau khi đọc lá thư, vị thiện nam nghĩ rằng: “Ta sẽ đến làm lễ
bảo tháp.” Và một mình lên đường đi đến bảo tháp. Trên đường đi,
năm trăm tên cướp đang gây khiếp sợ trong một khu rừng, một số
trong bọn chúng thấy vị thiện nam và nói với những tên cướp khác:
“Ông già này đã quyên góp vàng và bạc từ khắp xứ Jambudīpa.
Những hủ vàng giờ đây đang tiếp tục gởi đến,” và chúng bắt lấy vị
thiện nam.
Số phận của vị thiện nam

Khi ấy, vị thiện nam hỏi: “Này các cậu ! Tại sao các cậu lại bắt
tôi ?” Các tên cướp đáp lại: “Ông đã quyên góp rất nhiều vàng và bạc
từ khắp xứ Jambudīpa. Ông hãy cho chúng tôi mỗi thứ một ít từ số
vàng bạc ấy.”
“Này các chàng trai! Vậy các ngươi không biết rằng Đức Phật
Kassapa đã viên tịch Đại Niết Bàn rồi sao? Một đại bảo tháp kích
thước một do tuần được xây dựng để tôn trí Xá lợi của Đức Phật. Vì
bảo tháp to lớn ấy mà tôi đã cố gắng khuyến khích mọi người tham gia
vào việc phước, bất cứ thứ gì ta nhận được đều gửi đến cho công trình
xây bảo tháp. Ta chẳng có gì cả dù một vật chỉ đáng một xu ngoài bộ
y phục trên thân ta.” Khi ấy, một số tên cướp nói rằng: " Điều người
thiện lành này nói đúng, chúng ta hãy thả ông ta.” Nhưng những tên
khác quả quyết rằng: “Người này được vua cũng như các quan tôn
kính, nếu ông ta gặp bất cứ ai trên đường phố mà kể lại vấn đề thì
chúng ta sẽ bị họa.” Đó là ý kiến của những tên cướp không muốn cho
ông ta đi.
Yasorata, vị thiện nam chứng quả A-na-hàm bèn cam kết với
họ rằng: “Này các bạn trẻ! Ta sẽ không gây phiền phức đến các bạn
đâu.” (Vị ấy nói như vậy vì lòng bi mẫn đối với những tên cướp chứ
vì không tham luyến cuộc sống của ông ta). Một cuộc tranh cãi xảy ra,
Tỳ khưu Minh Huệ 145

một bên muốn tiếp tục giam giữ vị ấy, một bên muốn thả vị ấy đi.
Cuối cùng, ý kiến của phe trước chiếm ưu thế, áp đảo ý kiến của phe
sau và vị thiện nam bị giết chết.
Ngay lúc ấy chúng đã phạm một trọng tội là giết chết một
người có giới đức to lớn là bậc thánh A-na-hàm nên đôi mắt của
những tên cướp bỗng nhiên bị mù như ngọn đèn cũ bị tắt. Năm trăm
tên cướp đi lại dùng tay sờ soạn chỗ này chỗ kia và mỗi người trong
bọn chúng kêu than rằng: “Đôi mắt của tôi đâu rồi.” Một số người thì
được quyến thuộc dẫn về nhà của chúng. Còn số còn lại không có
quyến thuộc thì sống trong sự đau khổ dưới những chòi lá, những cội
cây trong rừng.
Những người đi rừng đem lòng thương xót những tên cướp bị
mù và đem cho chúng cơm, những gói đồ ăn và những loại vật thực
(tùy theo khả năng của họ). Một số đi hái rau và khi trở về, người ta
hỏi: “Này các bạn đã đi đâu vậy?” Họ đáp: “Chúng tôi đã đến khu
rừng của những người mù (andhavana).”
Do vậy, khu rừng nổi danh là andhavana suốt thời gian của hai
vị Phật. Điểm đặc biệt là nó ở gần một châu quận hoang vắng trong
thời của Đức Phật Kassapa. Tuy nhiên, trong thời kỳ của Đức Phật
chúng ta, khu rừng này nằm ở sau lưng của tịnh xá Jetavana gần kinh
đô Sāvatthi, giống như một khu vực để tu thiền nơi mà các thiện nam
tử muốn tránh xa năm cảnh dục. Đây là bài nói về khu rừng của những
tên cướp mù.
Bấy giờ, Đức Phật đi vào khu rừng Andhavana và ngồi trên chỗ
đã được soạn sẵn bởi đại đức Rāhula dưới một cội cây. Và đại đức
Rāhula sau khi đảnh lễ Đức Phật cũng ngồi xuống một nơi thích hợp.
Khi đại đức Rāhula đã ngồi xuống, Đức Phật bèn thuyết bài pháp sau
đây.
Bài pháp về Cha-pañcaka

1) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Sắc được gọi là con mắt, vô thường hay
146 Đại Phật Sử - Tập 4

thường?”
Rāhula: “Bạch Đức Thế Tôn! Là Vô thường.”
Đức Phật: “Sắc là vô thường được gọi con mắt ấy là bất toại
nguyện hay toại nguyện?”
Rāhula: “Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện.”
Đức Phật: “Sắc được gọi là con mắt có tánh chất hay thay đổi, vô
thường và bất toại nguyện ấy có nên lầm lạc (bởi ái
dục) mà cho rằng là ‘của ta’ (etam mama), ‘ta’
(eso’ham asmi), và (do tà kiến) mà cho rằng ‘ngã của
ta’ (eso me attā) không?”
Rāhula: “Thưa không, bạch Đức Thế Tôn.”
2) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Sắc này hoặc sắc kia được gọi là ‘cảnh sắc’ là
thường hay vô thường?”
Rāhula: “Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường!”
Đức Phật: “Sắc vô thường mà được gọi là ‘cảnh sắc’ là toại
nguyện hay bất toại nguyện?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Sắc này hay sắc kia có tánh vô thường
hay thay đổi mà được gọi là ‘cảnh sắc’ có nên (do ái
dục) mà lầm lạc cho rằng là ‘của ta’, (do ngã mạn) cho
là ‘ta’, (do tà kiến) mà cho rằng là ‘tự ngã của ta?”
Rāhula: “Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!”
3) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Nhãn thức (cakkhu-viññāna) là vô thường hay
thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường!”
Đức Phật: “Nhãn thức vô thường là toại nguyện hay bất toại
nguyện?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện.”
Đức Phật: “Nhãn thức là vô thường, có tánh cách thay đổi và bất
toại nguyện có nên (do ái dục) làm lạc cho đó là ‘ta’,
Tỳ khưu Minh Huệ 147

(do mạn) cho là ‘của ta’, (do tà kiến) cho là ‘tự ngã của
ta’ không?”
Rāhula: “Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!”
4) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Nhãn xúc (cakkhu-samphassa) là thường hay
vô thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Nhãn xúc là vô thường có tánh cách toại
nguyện hay bất toại nguyện?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Nhãn xúc vô thường, có tánh cách hay
thay đổi và bất toại nguyện có nên (do ái dục) cho là
‘ta’, (do mạn) cho là ‘của ta’, (do tà kiến) cho là ‘tự
ngã của ta’ không?”
Rāhula: “Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!”
5) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Bốn uẩn là thọ uẩn (vedanā), tưởng uẩn
(saññā), hành uẩn (saṇkhārā), và thức uẩn (viññāna)
nương vào nhãn xúc mà sanh lên là vô thường hay
thường?”
Rāhula: “Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Bốn uẩn có tánh cách vô thường là bất
toại nguyện hay toại nguyện?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Bốn uẩn là vô thường, có tánh hay thay
đổi và bất toại nguyện có nên (do ái dục) cho là ‘ta’,
(do mạn) cho là ‘của ta’, (do tà kiến) cho là ‘tự ngã của
ta’ không?”
Rāhula: “Thưa không, bạch Đức Thế Tôn.”
148 Đại Phật Sử - Tập 4

Đây là giáo lý về năm chi pháp liên quan đến con mắt (cakkhu-
pañcaka)
1) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Sắc thần kinh nhĩ là vô thường hay thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường”. Đây là giáo lý
nói về năm chi pháp liên quan đến tai (sota-pañcaka).
Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Sắc thần kinh tỷ là vô thường hay thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường”. Đây là giáo lý về
năm chi pháp liên quan đến mũi (ghāna-pañcaka).
Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Sắc thần kinh thiệt là thường hay vô thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường”. Đây là giáo lý về
năm chi pháp liên quan đến lưỡi (jivhā-pañcaka).
Đức Phật: Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp hỏi
con? Sắc thần kinh thân là thường hay vô thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường”. Đây là giáo lý về
năm chi pháp liên quan đến thân (kāya-pañcaka).
Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Ý là thường hay vô thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường.”
Đức Phật: “Ý có tánh vô thường là toại nguyện hay bất toại
nguyện?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Ý có tánh vô thường, hay thay đổi và bất
toại nguyện có nên (do ái dục) cho là ‘ta’, (do mạn)
cho là ‘của ta’, (do tà kiến) cho là ‘tự ngã của ta’
không?”
Rāhula: “Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!”
2) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Danh sắc được gọi là cảnh pháp (dhammā
rammaṇa) là thường hay vô thường?”
Tỳ khưu Minh Huệ 149

Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường.”


Đức Phật: “Này Rāhula! Cảnh pháp vô thường là toại nguyện hay
bất toại nguyện?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Cảnh pháp vô thường, hay thay đổi và
bất toại nguyện có nên (do ái dục) cho là ‘ta’, (do mạn)
cho là ‘của ta’, (do tà kiến) cho là ‘tự ngã của ta’
không?”
Rāhula: “Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!”
3) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Ý thức (mano-viññāna) là vô thường hay
thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Ý thức có tánh vô thường là toại nguyện
hay bất toại nguyện?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Ý thức có tánh vô thường, hay thay đổi
và bất toại nguyện có nên (do ái dục) cho là ‘ta’, (do
mạn) cho là ‘của ta’, (do tà kiến) cho là ‘tự ngã của ta’
không?”
Rāhula: “Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!”
4) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Ý xúc (mano-samphassa) là thường hay vô
thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường.”
Đức Phật: “Này Rāhula! Ý xúc có tánh vô thường là toại nguyện
hay bất toại nguyện?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện. ”
Đức Phật: “Này Rāhula! Ý xúc có tánh vô thường, hay thay đổi có
nên (do ái dục) cho là ‘ta’, (do mạn) cho là ‘của ta’, (do
tà kiến) cho là ‘tự ngã của ta’ không?”
Rāhula: “ Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!”
150 Đại Phật Sử - Tập 4

5) Đức Phật: “Này Rāhula! Con nghĩ thế nào về điều Như Lai sắp
hỏi con? Bốn Danh uẩn là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn
và thức uẩn sanh lên từ ý xúc là thường hay vô
thường?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là vô thường”.
Đức Phật: “Này Rāhula! Bốn Danh uẩn có tánh vô thường là bất
toại nguyện hay toại nguyện?”
Rāhula: “ Bạch Đức Thế Tôn! Là bất toại nguyện”.
Đức Phật: “Này Rāhula! Nếu bốn Danh uẩn có tánh vô thường,
hay thay đổi và bất toại nguyện thì có nên (do ái dục)
cho là ‘ta’, (do mạn) cho là ‘của ta’, (do tà kiến) cho là
‘tự ngã của ta’ không?”
Rāhula: “Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!” Đây là giáo lý về
năm chi pháp liên quan đến ý (mano-mañcaka).
Bài pháp được thuyết bằng cách hỏi ba lần để ba tánh chất vô
thường, khổ và vô ngã có thể trở nên rõ ràng, bài pháp như vậy gọi là
‘Teparivaṭṭa dhamma desanā’.
Kết luận: “Này Rāhula! Khi một vị đệ tử có trí của Như Lai
nhìn thấy như vậy, người ấy trở nên nhàm chán sắc thần kinh thân,
người ấy nhàm chán cảnh sắc, người ấy nhàm chán nhãn thức, người
ấy nhàm chán nhãn xúc, người ấy nhàm chán bốn danh uẩn như thọ,
tưởng, hành, thức sanh lên từ nhãn xúc, người ấy nhàm chán thần kinh
nhĩ, người ấy nhàm chán các âm thanh, … người ấy nhàm chán sắc
thần kinh tỷ, người ấy nhàm chán các mùi, … người ấy nhàm chán sắc
thần kinh thiệt, người ấy nhàm chán các loại vị,… người ấy nhàm
chán sắc thần kinh thân, người ấy nhàm chán các loại xúc,… người ấy
nhàm chán ý, người ấy nhàm chán các cảnh pháp, người ấy nhàm chán
ý thức, người ấy nhàm chán ý xúc, người ấy nhàm chán bốn loại danh
uẩn sanh lên từ ý xúc. Do nhàm chán, người ấy hết luyến ái, do hết
luyến ái người ấy thoát khỏi phiền não. Do thoát khỏi phiền não
người ấy biết bằng sự suy xét rằng ‘Ta đã thoát khỏi phiền não.’
Người ấy có được trí tuệ qua sự quán xét liên tục như vầy: ‘Sự tái
sanh đối với ta đã hết, pháp hành cao quý đã được làm xong, phận sự
Tỳ khưu Minh Huệ 151

đối với đạo đã được làm rồi. Chẳng còn điều gì phải làm đối với đạo.”
Khi Đức Phật thuyết xong bài kinh Cūla Rāhulovada thì đại đức
Rāhula được an trú trong đạo quả A-la-hán.
Trong số hàng ngàn chư thiên và Phạm thiên có một số chứng
đắc đạo quả Nhập lưu, một số chứng đắc Nhất lai, một số chứng đắc
Bất lai, một số chứng đắc A-la-hán (tùy theo Pāramī của họ).

Ma vương khủng bố Rāhula

Một hôm, khi đêm xuống, một số đông trưởng lão đi vào Kỳ
viên tịnh xá thăm viếng chỗ ngụ của đại đức Rāhula và ngồi vào chỗ
của họ. Vì Rāhula là một vị tỳ khưu nhỏ hạ nên vị ấy không thể ngăn
cản các vị trưởng lão đừng ngồi trong chỗ ngụ của vị ấy; đại đức phải
tìm kiếm một chỗ ngụ khác. Cuối cùng không tìm thấy chỗ ngụ nào,
đại đức đành phải nằm ở lối vào Hương phòng của Đức Phật. Lúc bấy
giờ vị tỳ khưu trẻ Rāhula vừa mới chứng đắc đạo quả A-la-hán nhưng
chưa hoàn tất mùa an cư của một vị tỳ khưu.
Từ cõi trời Tha hoá tự tại (Vasavatti), nơi ngụ của Ma vương
(Māra). Ma vương trông thấy đại đức Rāhula đang nằm ở lối ra vào
Hương phòng của Đức Phật, vị ấy khởi lên ý nghĩ như vầy: “Ngón tay
nhỏ của Sa-môn Gotama (nghĩa là Rāhula) sẽ bị thương tổn khi đang
nằm bên ngoài Hương phòng, trong khi Sa-môn Gotama thì đang nằm
bên trong. Nếu ta làm thương tổn ngón tay nhỏ tức là ta làm thương
tổn đến Sa-môn Gotama. Thế nên, ma vương hóa thành con voi lớn và
đi đến Rāhula dùng cái vòi ôm chặt cái đầu của vị ấy; thêm nữa, hắn
còn kêu lớn như tiếng kêu của con cò.
Ngồi trong Hương phòng, Đức Phật biết đó là ma vương, Ngài
nói rằng: "Này ma vương! Cho dù cả một trăm ngàn ma vương như
ngươi cũng không thể làm cho con trai Rāhula của Như Lai sợ hãi.
Thật vậy, con trai của Như Lai chẳng còn chút sợ hãi nào. Con trai
Như Lai đã hết ái dục, rất dõng mãnh và có trí tuệ cao siêu.’ Để in
đậm lời nói của Ngài bằng dấu ấn của Pháp, Đức Phật bèn đọc lên hai
câu kệ:
152 Đại Phật Sử - Tập 4

Niṭṭhangato asamtasi.
vītataṇho anaṇgato.
Acchindi bhavasallāni.
antimo’yaṃ samussayo.
“Này ác ma, kẻ hay quấy rối! Đứa con trai yêu quý của Như
Lai là người đã giác ngộ được mục tiêu tức là đạo quả A-la-hán được
gọi là Brahmacariya pariyosāna. Vị ấy hoàn toàn hết sợ hãi vì đã
được tẩy sạch hết 108 loại ái dục, không còn một ngàn năm trăm
phiền não. Vị ấy đã nhổ lên những cái gai sanh hữu như là dục hữu
(kāma), sắc hữu (rūpa) và vô hữu ái (arūpa). Thân của con trai của
Như Lai trong kiếp hiện tại là thân cuối cùng.

Vītataṇha anādāno.
niruttipada-kovido.
Akkharānaṃ sannipātaṃ.
jaññā pubbāparām ca.
Sa ve antimasārīro.
mahāpañño mahāpuriso ti vuccati.
“Người đã tẩy sạch hết 108 loại ái dục không còn chút tí tham
luyến. không chấp thủ năm uẩn gồm danh sắc là ‘ta’, là ‘của ta’, là ‘tự
ngã của ta’; người ấy có Tứ tuệ phân tích, thấy những sự kết hợp của
các chữ cái được gọi là ngôn ngữ tự nhiên (tự tánh từ - sabhāva
nirutti), đúng như thật nếu người ta không biết ngôn ngữ tự nhiên này
mà nói sai là phusso về sở hữu phassa (xúc). Người ấy biết nó là
phasso, chữ đúng của ngôn ngữ tự nhiên (tự tánh từ - sabhāva nirutti)
vị ấy biết rõ âm tiết đứng trước, và biết rõ âm tiết theo sau. Trong chữ
ba âm tiết là cetanā, nếu riêng âm tiết đầu tiên rõ ràng, từ đó vị ấy biết
hai âm tiết chính xác giữa và ở cuối. Nếu riêng âm tiết đứng giữa rõ
ràng thì từ nó vị ấy biết chính xác âm đầu và âm cuối theo cách tương
tự. Nếu riêng âm tiết cuối rõ ràng thì từ nó vị ấy biết chính xác âm tiết
đầu và âm tiết giữa theo cách tương tự, người ấy đáng được gọi là bậc
Trí, bậc Đại nhân đã thoát khỏi một ngàn năm trăm phiền não.”
Tỳ khưu Minh Huệ 153

Vào lúc kết thúc bài pháp, nhiều chúng sanh chứng quả thánh
Nhập lưu (sotapatti-phala) và những quả thánh khác.
Do biết rằng Đức Phật đã biết rõ chân tướng của mình, ma
vương bèn biến mất ngay tại chỗ.

Sự thuyết giảng bài kinh Suciloma

Bài kinh Suciloma nằm trong phần Sutta Nipāta và Sagāthā-


vagga của bộ Saṁyutta Nikāya. Trong bộ Đại Phật Sử này, bài kinh sẽ
được tái tạo theo Chú giải.
Một hôm, Đức Phật xuất thiền Đại bi định (mahā-kuraṇā-
samāpatti) ngay trước khi mặt trời mọc và dò xét thế gian hữu tình
bằng Phật nhãn (bao gồm asayanusaya-ñāṇa và indriya-paropriyatti-
ñāṇa) Ngài trông thấy việc phước trong quá khứ của hai người bạn dạ
xoa là Suciloma và Karaloma và sẽ giúp họ chứng quả thánh Nhập lưu
(sotāpatti-phala). Do vậy, Ngài mang y và bát rồi lên đường ngay lúc
mặt trời mọc và ngồi trên một tảng đá gọi là Taṃkita tại lâu đài của dạ
xoa Suciloma gần ngôi làng Gayā.
(Chiếc trường kỷ bằng đá Taṃkita là một tảng đá được đặt trên
bốn cục đá, nó dùng làm chỗ ngồi).
Lúc bấy giờ, hai người bạn dạ xoa đi ra ngoài để kiếm thức ăn,
lang thang gần nơi Đức Phật.

Câu chuyện về dạ xoa Kharaloma

Trong hai dạ xoa, có một dạ xoa trong kiếp quá khứ đã lấy dầu
của chư Tăng (Sangha) mà không xin phép để thoa lên thân của mình.
Do nghiệp bất thiện ấy, vị ấy chịu khổ trong cảnh địa ngục và tái sanh
vào một gia đình dạ xoa gần một bờ hồ tại Gayā. Do dư báo của ác
nghiệp ấy khiến tay chân lớn nhỏ của vị ấy bị méo mó trông thật đáng
sợ. Da của vị ấy như mái ngói (giống như vảy cá) và thô nhám kinh
khủng.
154 Đại Phật Sử - Tập 4

Khi muốn đe dọa người khác, vị ấy làm da vảy cá của mình


phình lên. Vì vị ấy có thân thô nhám nên được gọi là dạ xoa Khara.

Câu chuyện về dạ xoa Suciloma

Dạ xoa kia là một cận sự nam trong thời quá khứ của Đức Phật
Kassapa. Vị ấy thường hay đi đến tịnh xá và nghe pháp vào những
ngày pháp lệ, tám ngày trong một tháng. Một hôm, khi người ta rao
mời đi nghe pháp, vị ấy nghe lời rao từ cổng trại trong lúc đang dọn
sạch cỏ khu vườn; không tắm rửa vì sợ mất thời giờ, vị ấy đi vào nhà
giảng Uposatha với thân đầy bụi đất và nằm trên tấm thảm rất đắt giá
được trải trên đất mà không quan tâm.
Do bởi ác nghiệp này và những ác nghiệp khác vị ấy chịu khổ
trong địa ngục (niraya) và tái sanh làm thành viên trong một gia đình
dạ xoa gần hồ tại Gayā.
Do dư báo của ác nghiệp, vị ấy có tướng mạo xấu xí đáng sợ.
Lông trên thân của vị ấy nhọn bén và châm chích như kim. Khi gây sợ
hãi đến người khác, vị ấy làm như đang đâm thủng họ bằng cây kim.
Do vị ấy có lông giống như cây kim nên vị ấy được gọi là Suciloma.
Khi ra khỏi chỗ ngụ để tìm kiếm thức ăn, hai dạ xoa đôi lúc trở
lại con đường cũ. Trong khi viếng thăm chỗ khác, họ tình cờ đến gần
nơi Đức Phật ngự.
Rồi Kharaloma nói với Suciloma điều mà vị ấy nghĩ: “Người
đàn ông ấy là vị Sa-môn.” Suciloma đáp: “Người đàn ông ấy không
phải là Sa-môn thật sự, chỉ là giả mạo. Tôi sẽ điều tra để biết chắc vị
ấy có phải là Sa-môn thật hay không.”
(Ở đây, khi trông thấy sự xuất hiện của vị Sa-môn, Kharaloma
thành thật nói “Người đàn ông ấy là vị Sa-môn.” “ Suciloma có ý kiến
rằng “Nếu người kia sợ hãi thì vị ấy không phải là Sa-môn chân
chánh, người ấy chỉ là Sa-môn giả mạo.” Và sai lầm nghĩ rằng Đức
Phật sẽ sợ hãi nên hồ đồ nói rằng: “Người đàn ông ấy không phải là
Sa-môn chân chánh, người ấy chỉ là một Sa-môn giả mạo,” và muốn
Tỳ khưu Minh Huệ 155

thực hiện một cuộc điều tra. Thế nên, vị ấy nói thêm rằng “Ta sẽ điều
tra để biết chắc liệu vị ấy có phải là Sa-môn thật hay không? ”
Sau đó, Suciloma đi đến Đức Phật, cúi chào Ngài với thân hình
đồ sộ xấu xí và đầy lông nhọn của vị ấy. Đức Phật bất ngờ di chuyển
thân của Ngài qua một bên. Điều này khiến Suciloma đặt câu hỏi:
“Thưa Sa-môn! Phải chăng ông sợ tôi?” “Như Lai không bị ngươi làm
sợ hãi dù hình dáng của ngươi quả thật là thô thiển và xấu xí.”
Khi Đức Phật không tỏ vẻ có chút sợ hãi, Suciloma tự nghĩ:
“Dù đã trông thấy thân xác thô xấu của ta, người đàn ông này là người
đàn ông thật sự không sợ hãi. Bây giờ ta sẽ đưa ra trước vị ấy một vài
vấn đề có giá trị thuộc phạm vi trí tuệ của một vị Phật Toàn Giác
(Buddha-visaya). Vị ấy sẽ không thể giải đáp chúng một cách đầy đủ.
Rồi ta sẽ hành hạ vị ấy bằng cách như thế như thế.” Bởi vậy, dạ xoa
nói một cách bất lịch sự rằng: “Này ông Sa-môn kia! Ta sẽ hỏi ông
một câu hỏi nếu ông trả lời không thông suốt thì ta sẽ làm cho ông bị
điên, hoặc ta sẽ làm vỡ quả tim của ông, hoặc ta sẽ nắm chân của ông
và quăng sang bờ bên kia sông.”
Vì tâm đại bi, Đức Phật nói với giọng từ ái: “Này Dạ xoa!
Trong cõi chư thiên gồm chư thiên và Phạm thiên và trong cõi địa cầu
gồm Sa-môn, Bà-la-môn và quân vương, Như Lai không thấy ai có
khả năng làm cho Như Lai bị điên, hoặc làm vỡ tim Như Lai, hoặc
nắm chân của Như Lai mà ném Như Lai qua bên kia bờ sông. Này dạ
xoa! Nếu có thể, cứ hỏi Như Lai bất cứ câu hỏi nào mà ngươi muốn.
Như Lai sẽ trả lời những câu hỏi của ngươi một cách thông suốt và
không thiếu sót.” Khi Đức Phật bảo dạ xoa đưa ra câu hỏi theo cách
mời đón của Đức Phật thì Suciloma đặt ra câu hỏi dưới dạng kệ ngôn:

Rāgo ca doso ca kutonidānā.


aratī ratī lomahāmso kutojā.
Kuto samuṭṭhāya mano vitakkā.
kumrakā dhaṅkam ivossajanti.
(Này ông Sa-môn!) Nguồn gốc của tham và sân ở đâu? Sự bất
mãn trong các thiện pháp thuộc tịnh xá ở trong rừng vắng, sự vui thích
156 Đại Phật Sử - Tập 4

trong năm cảnh dục và sự nổi da gà (cittutrāsa dhamma - dấu hiệu của
tâm bị khiếp đảm) ba loại cảm xúc này sanh lên từ cái gì? Cũng như
những đứa trẻ trong làng tung lên một con quạ để vui chơi (sau khi
làm dây buộc chân nó), từ cái gì mà chín loại ý nghĩ xuất hiện và lấn
át tâm thiện?
Khi ấy, Đức Phật đưa ra câu trả lời của Ngài để thuyết pháp
đến Suciloma bằng câu kệ sau:

1) Rāgo ca doso ca itonidānā.


aratī ratī lomahāṁso itojā.
Ito samutthāya mano vitakkā.
kumārakā dhaṅkam iv’ossajanti.
(Này dạ xoa!) Tham và sân có nguồn gốc ở trong thân này. (Ba
loại cảm xúc đó là) sự bất mãn trong những thiện pháp thuộc tịnh xá ở
trong rừng vắng, sự thích thú trong năm dục lạc và sự nổi da gà sanh
lên từ thân này. Cũng như, những đứa trẻ ném một con quạ lên không
trung để vui chơi (sau khi đã buộc chân của nó bằng sợi dây), chín loại
ý nghĩ xuất hiện từ thân này và lấn át tâm thiện.”

2) Suchajā attasambhutā.
nigrodhass’eva khandhajā.
Puthū visattā kāmesu.
māluvā va vitatā vane.

(Này dạ xoa!) Như những chồi non xuất hiện trên thân cây đa.
Cũng vậy, tham, sân, v.v… được gây ra bởi loại nhựa ái dục xuất hiện
trên chính thân này. Như những cây dây leo trong rừng bao bọc lấy
thân cây mà chúng đang bám quanh. Cũng vậy, vô số phiền não tự
chúng bám vào các cảnh và các dục lạc một cách kỳ lạ.

3) Ye naṃ pajānanti yato nidānaṁ


te naṁ vinodeni suṇohi yakkha.
Te duttaram ogham imaṁ taranti.
Tỳ khưu Minh Huệ 157

atinnapubbaṁ apunabbhavāya.
Này dạ xoa! Hãy lắng nghe, có một số người biết rành mạch rằng
tấm thân này là hiện hữu của năm uẩn, và tạo thành Khổ đế, nguồn
gốc của nó ở tham và ái, là chân lý về nguyên nhân của khổ (Tập đế).
Họ đoạn diệt tham và ái ấy, chân lý nguyên nhân của Khổ đế bằng
chân lý Bát thánh đạo (dẫn đến sự chấm dứt khổ). Những bậc cao quý
này đã đoạn tận tham ái, nguyên nhân của khổ, vượt qua cơn lũ lớn
gồm bốn loại phiền não - cơn lũ khó vượt qua, cơn lũ mà chưa vượt
qua được qua nhiều kiếp luân hồi trong quá khứ, ngay cả trong giấc
mơ cũng không - khiến cho sự tái sanh không còn sanh lên nữa, tức là
Chân lý về sự Diệt khổ.
Khi hai người bạn dạ xoa nghe những lời kệ này, cả hai đều chứng
đắc quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala) ngay khi những câu kệ kết
thúc.
Vừa chứng đắc quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala) thì diện mạo
xấu xí vốn có của hai dạ xoa liền biến mất. Thay vào đó, với nước da
màu vàng tươi sáng và được trang điểm với những vật trang sức của
chư thiên, họ có một diện mạo khiến mọi người thấy hài lòng.

KẾT THÚC CHƯƠNG 32

HẠ THỨ MƯỜI BA CỦA ĐỨC PHẬT TẠI ĐỒI CALIKA


158 Đại Phật Sử - Tập 4
Tỳ khưu Minh Huệ 159

CHƯƠNG 33

HẠ THỨ MƯỜI LĂM CỦA ĐỨC PHẬT TẠI KAPILAVATTHU

Sau khi lưu trú tại Sāvatthi để trải qua an cư mùa mưa thứ mười
bốn như đã được trình bày trong phần trước. Sau khi kết thúc mùa an
cư, Đức Phật lưu lại trong thành phố này chừng nào còn chúng sanh
hữu duyên nên tế độ. Sau đó, Ngài lên đường để đem pháp Bất tử đến
cho tất cả chúng sanh, nhân loại, chư thiên và Phạm thiên. Ngài đến
kinh thành Kapilavatthu và cùng với nhiều vị tỳ khưu trải qua mùa an
cư thứ mười lăm tại tịnh xá Nigrodhārāma (tịnh xá được xây dựng và
dâng đến Ngài trong chuyến viếng thăm đầu tiên của Ngài do bởi
hoàng tử Nigrodha của dòng Thích ca và được mọi người biết đến là
Nigrodhārāma.)

Sự thuyết giảng đến hoàng tử dòng Thích Ca Mahānāma,


về pháp của cận sự nam (upāsaka)

Khi Đức Phật đang cư ngụ tại tịnh xá Nigrodhārāma trong nước
của những vị Sakya, thì hoàng tử dòng Thích Ca Mahānāma đến yết
kiến Đức Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một nơi hợp lẽ. Rồi hoàng
tử hỏi Đức Phật:
1) Hoàng tử : “Bạch Đức Thế Tôn! Do thực hành gì khiến người
trở thành một cận sự nam (upāsaka)?
Đức Phật: “Này Mahānāma! Quy y (Saraṇa-gamana), Phật quy y
Pháp, quy y Tăng. Này Mahānāma! Làm như vậy,
người ta trở thành người cận sự nam.”
(Nghĩa là, quy y Tam bảo thành người cận sự nam)
2) Hoàng tử: “Bạch Đức Thế Tôn! Do thực hành gì khiến người cận
sự nam có giới?”
160 Đại Phật Sử - Tập 4

Đức Phật: “Này Mahānāma! Kiên tránh sát sanh, kiên tránh lấy
của không cho, kiên tránh tà dâm, kiên tránh nói dối,
và kiên tránh uống các chất say là nguyên nhân của sự
thất niệm. Này Mahānāma! Làm như vậy người cận sự
nam trở nên có giới.”
(Tức là do quy y Tam Bảo và thọ trì Ngũ Giới
người ta trở thành một thiện nam có giới).
3) Hoàng tử: “Bạch Đức Thế Tôn! Do thực hành gì khiến người cận
sự nam có đức tin?”
Đức Phật: “Này Mahānāma! Trong Giáo Pháp này người cận sự
nam tin Đức Phật là bậc A-la-hán (Arahaṃ) vì Ngài
đáng được tôn kính cúng dường, tin Ngài là bậc Thế
Tôn (Bhagavā) vì Ngài có danh tiếng lớn đúng với
nghĩa của sự Giác Ngộ. Này Mahānāma! Do tin như
vậy mà vị cận sự nam trở nên có đức tin.”
(Ở đây chỉ nói về chín Ân đức của Đức Phật là cách thuyết giảng tóm
lượt (upalukkhana-nava). Vị cận sự nam tin chín Ân Đức Phật, sáu Ân
Đức Pháp và chín Ân Đức Tăng. Do đó, có nghĩa rằng vị cận sự nam
tin vào những ân đức của Tam bảo tức là vị ấy có đức tin).
4) Hoàng tử: “Bạch Đức Thế Tôn! Do thực hành gì khiến người
cận sự nam có pháp dứt bỏ (cāga)?”
Đức Phật: “Này Mahānāma! Trong Giáo Pháp này, vị thiện nam
cư trú tại gia đình với tâm không bỏn xẻn (macchera),
vị ấy cho đi với sự ly tham hoàn toàn, vị ấy rửa tay để
trao tặng (tay vị ấy ướt), vị ấy vui thích trong sự bố
thí, vị ấy phù hợp với những người tầm cầu vật thí vì
không mang vẻ mặt dữ dằn, vị ấy vui thích trong sự
cúng dường và phân phát vật thí. Này Mahānāma! Do
làm như vậy mà người cận sự nam có pháp dứt bỏ.”
5) Hoàng tử: “Bạch Đức Thế Tôn! Do thực hành gì khiến người cận
sự nam có trí tuệ (paññā)?”
Đức Phật: “Này Mahānāma! Trong Giáo pháp này vị cận sự na
Tỳ khưu Minh Huệ 161

sáng suốt, vị ấy có trí tuệ thanh tịnh và cao quý, đoạn


diệt phiền não dẫn đến Niết Bàn, chấm dứt đau khổ và
giúp vị ấy thấy rõ sự sanh diệt (udayabbaya-ñāṇa) của
danh và sắc. Tất cả điều này làm cho vị ấy có trí tuệ.”
(Mahāvagga Saṁyutta Pāḷi)
(Những chi tiết về vị vua dòng Thích ca Mahānāma này sẽ được
nêu ra trong phần Tăng Bảo).

Suppabuddha, vị vua dòng Thích Ca bị đất rút

Khi đang ngự tại tịnh xá Nigrodhārāma, tại kinh thành


Kapilavatthu nước Sakya, Đức Phật thuyết bài pháp bắt đầu: “Na
antalikkhe na samuddamajjhe” liên quan đến người cậu ruột và đồng
thời là cha vợ của Ngài, vị vua của dòng Thích ca.
Giải thích: Cậu của Đức Phật, vua Suppabuddha nuôi lòng thù
hận với Ngài vì hai lý do. Vị ấy suy nghĩ: “Đứa cháu trai này và cũng
là con rễ của ta, thái tử Siddhattha, Đức Phật Gotama đã bỏ con gái
của ta mà đi xuất gia, và sau khi cho con trai của ta là Devadatta xuất
gia, Siddhattha đã đối xử với nó như kẻ thù.” Một hôm, khi nghĩ rằng:
“Ta sẽ không cho vị ấy cơ hội để đi khất thực,” đức vua bèn chặn lối
đi của Đức Phật trong khi đang uống rượu giữa đường.
Bấy giờ khi Đức Phật cùng với hội chúng Tỳ khưu đi đến nơi
ấy, người của đức vua báo cho vị ấy biết rằng Đức Phật đã đến. Đức
vua bèn nói một cách chua cay rằng: “Này các khanh! Các khanh hãy
nói với Siddhattha, ông Phật cháu của ta rằng hãy đi con đường khác,
vị ấy nhỏ tuổi hơn ta vì thế ta không thể nhường đường cho vị ấy đi. ”
Bất chấp sự trình báo nhiều lần của các quan, đức vua vẫn nói như vậy
và tiếp tục uống rượu. Vì không được sự cho phép của đức vua
Suppabuddha, Đức Phật bèn quay về. Vua Suppabuddha sai thám tử
đi theo với lời dặn rằng: “Ngươi phải chú ý đến những lời mà đứa
cháu trai của ta nói rồi trở về đây.”
Khi đang quay lui, Đức Phật mỉm cười, và trưởng lão Ānanda
hỏi Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Lý do gì mà khiến Ngài mỉm
162 Đại Phật Sử - Tập 4

cười?” Đức Phật nói: “Này Ānanda! Con có thấy cậu của Như Lai
không?” “Thưa có, bạch Đức Thế Tôn!” Trưởng lão Ānanda đáp. Đức
Phật tiên đoán như sau: “Này Ānanda! Cậu Suppabuddha của Như
Lai, người đã từ chối không nhường đường cho Như Lai đi qua, ông
ấy đã phạm một tội rất trầm trọng. Bảy ngày kể từ bây giờ ông ta sẽ bị
đất rút tại chân cầu thang từ sân thượng đi xuống.”
Sau khi nghe những lời này, người thám tử bèn trở về gặp đức
vua Suppabuddha và đức vua hỏi rằng: “Thế nào? Đứa cháu trai của
trẫm sau khi quay về đã nói gì?” Người thám tử bèn kể lại mọi chuyện
mà anh ta nghe được. Khi ấy, đức vua khởi lên ý nghĩ như vầy:
“Những gì mà cháu trai của ta nói ra không thể sai lầm. Bất cứ điều gì
vị ấy nói ra điều đúng sự thật. Bất chấp điều này, ta sẽ tố cáo vị ấy về
sự dối trá. Vị ấy nói rằng ta sẽ bị đất rút trong bảy ngày nữa kể từ hôm
nay. Vị ấy không đề cập ở chỗ nào nhưng vị ấy đã nói rằng ta sẽ bị đất
rút ở chân cầu thang. Từ nay trở đi ta sẽ không đi đến chân cầu thang.
Nếu ta không đi đến đó thì ta sẽ không bị đất rút ở chỗ đó. Nếu đến
ngày thứ bảy mà ta không bị đất rút thì ta sẽ tố cáo ông Phật cháu của
ta, thái tử Siddhattha về tội nói dối.”
Sau khi nói như vậy, đức vua cho người đặt tất cả những vật
dụng của vị ấy lên trên gác thượng, dời đi chiếc cầu thang và khóa hết
các cánh cửa ở những lối ra vào. Đức vua bố trí hai vị lực sĩ và ra lệnh
cho họ rằng: “Trong trường hợp trẫm bị đãng trí mà đi xuống thì các
ngươi phải ngăn chặn trẫm lại.” Đức vua ở lại trong vương phòng cao
sang của vị ấy vào ngày thứ bảy trên gác thượng.
Khi nghe chuyện về đức vua Suppabuddha như vậy, Đức Phật
bèn nói: “Này các tỳ khưu! Lời của một vị Phật luôn rõ ràng, nó chỉ có
một ý nghĩa là đúng sự thật bất kể rằng người cậu của Như Lai là vua
Suppabuddha chỉ ở trên gác thượng hay bỏ chạy hoặc ở trên không
trung, hoặc ở trong chiếc thuyền nằm ngoài đại dương, hoặc trú bên
trong một ngọn núi. Tại chính chỗ mà Như Lai đã nêu ra (tại chân cầu
thang), vị ấy sẽ bị đất rút.” Vì muốn thuyết pháp bằng cách nối kết lời
trước với lời sau, Đức Phật bèn đọc lên câu kệ sau:
Tỳ khưu Minh Huệ 163

Na antalikkhe na samuddamajjhe.
na pabbatānaṃ vivaram pavissa.
Na vijjati so jagatippadeso.
yattha ṭhitaṃ nappasaheyya maccu.
Này các tỳ khưu! Người đứng trên hư không cũng không thể
thoát khỏi cái chết; người nằm giữa đại dương cũng vậy; người đi vào
hang sâu hoặc kẻ núi và sống ở đó cũng không thể thoát khỏi cái chết;
không có chỗ nào trên đất dầu chỉ bằng một sợi tóc mà không bị cái
chết tìm đến.
Vào lúc kết thúc bài kệ, vô số chúng sanh chứng đắc quả thánh
Nhập lưu (sotāpatti-phala) và những thánh quả khác.
Vào ngày thứ bảy, khi con đường dẫn đến hoàng cung, nơi mà
Đức Phật đi độ thực đang bị chặn lại, con tuấn mã của vua
Suppabuddha được giữ ở dưới lâu đài thoát ra khỏi sợi dây được buộc
vào một cái cột, nó đá vào quanh bức tường và hí vang trời, không ai
có thể làm quy phục hay bắt được nó. Khi đang ở trên gác thượng của
cung điện, vua Suppabuddha nghe tiếng kêu của con tuấn mã và hỏi lý
do. Những người hầu nói rằng con ngựa chiến của vua bị sẩy chuồng.
Vừa trông thấy đức vua, con tuấn mã bèn đứng yên. Khi ấy,
vua Suppabuddha không thể không ngăn con ngựa, vị ấy đứng dậy
khỏi chỗ ngồi và đi ra cửa, cánh cửa tự động mở ra. Chiếc cầu thang
được dời đi lúc trước lại đứng ở ngay chỗ cũ cũa nó. Những lực sĩ của
đức vua bèn nắm cổ của đức vua và vật vị ấy xuống. Những cánh cửa
trên tất cả bảy tầng lầu đều đồng loạt mở tung. Những chiếc cầu thang
tự động trở về vị trí cũ. Những vệ sỉ ở mỗi tầng lầu đều lần lượt nắm
cổ vị ấy ném xuống.
Khi vị ấy bị ném xuống chân cầu thang ở mặt đất, thì đại địa nứt
ra phát ra tiếng gầm vang và nuốt chửng vua Suppabuddha của dòng
Thích ca. Sau khi bị đất rút, đức vua mạng chung và rơi vào địa ngục
Avīci (A-tỳ).

Đức Phật trả lời bốn câu hỏi của Sakka


164 Đại Phật Sử - Tập 4

Sau khi đã lưu trú ở tịnh xá Nigrodhārāma tại Kapilavatthu và


trải qua mùa an cư thứ mười lăm ở đó như đã được trình bày ở trên.
Đức Phật đã ban phát nước mát của Chánh pháp, nước Bất tử đến
những chúng sanh hữu duyên. Khi hạ thứ mười lăm kết thúc Ngài bèn
lên đường, đi từ Kapilavatthu theo thông lệ của chư Phật và đến
Jetavana trong kinh thành Sāvatthi tuyệt hảo.
Khi Đức Phật ngự tại đây, Ngài thuyết bài pháp bắt đầu bằng
‘Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti’ theo câu hỏi của Sakka, vua của
chư thiên đã hỏi Ngài. Chi tiết của bài pháp như sau:
Một hôm, chư thiên ở cõi trời Đạo Lợi cu hội lại và nêu ra bốn câu
hỏi:
1. Vật thí nào tốt nhất trong tất cả vật thí?
2. Vị nào tốt nhất trong tất cả các vị?
3. Hỉ lạc nào thù thắng nhất trong tất cả các hỉ lạc?
4. Tại sao đạo quả A-la-hán, sự chấm dứt ái dục được gọi là thù
thắng nhất?
Không có một vị thiên nào có khả năng trả lời bốn câu hỏi này.
Thực ra, thì vị thiên này hỏi vị thiên kia, rồi vị thiên kia hỏi vị thiên
khác và cứ tiếp tục như thế. Khi đem câu hỏi ra hỏi nhau như vậy, họ
đi khắp mười ngàn thế giới suốt mười hai năm (mà không có được câu
trả lời).
Vì không biết được ý nghĩa của những câu hỏi dù mười hai
năm đã trôi qua. Chư thiên trong mười ngàn thế giới bèn cu hội lại và
đi đến Tứ đại Thiên vương. Khi Tứ đại Thiên vương hỏi về lý do có
hội chúng như vậy. Chư thiên bèn nói rằng: " Chúng tôi đi đến đại
vương vì có bốn câu hỏi được nêu ra mà trong số chúng tôi không ai
trả lời được.” “Này các bạn! Bốn câu hỏi ấy là gì?” Các vị thiên
vương hỏi. Chư thiên nói : “Trong vô số vật thí, trong vô số vị, trong
vô số hỉ lạc. Vật thí nào là thù thắng nhất, Vị nào là thù thắng nhất, hỉ
lạc nào là thù thắng nhất ? Tại sao Đạo quả A-la-hán, sự chấm dứt ái
dục được gọi là thù thắng nhất? Vì không tìm ra câu trả lời cho câu
hỏi này, chúng tôi bèn tìm đến đại vương.”
Tỳ khưu Minh Huệ 165

Khi ấy, Tứ đại Thiên vương bèn nói rằng: " Chúng tôi cũng
không biết ý nghĩa của những câu hỏi này, nhưng thiên chủ Sakka của
chúng ta có khả năng hiểu biết một cách mau lẹ khi vị ấy suy xét về ý
nghĩa của những câu hỏi mà có thể được suy xét trước bởi một ngàn
người. Sakka xuất sắc hơn chúng ta về thông minh, trí tuệ và oai lực.
Nào! Chúng ta hãy đi đến gặp Sakka.” Khi bốn vị thiên vương đưa họ
đến gặp Sakka và khi được vị ấy hỏi về lý do tụ họp đông đúc như
vậy, chư thiên bèn giải thích vấn đề với vị ấy.
“Này chư thiên! Ý nghĩa của bốn câu hỏi này không ai có thể
trả lời được (ngoại trừ Đức Phật). Thực ra, bốn câu hỏi này dành cho
Đức Phật trả lời. Bây giờ Đức Phật đang ở đâu? Nào! Chúng ta hãy đi
đến yết kiến Đức Phật và hỏi Ngài.” Rồi Sakka cùng với hội chúng
chư thiên này chiếu sáng toàn thể tịnh xá Jetavana vào lúc đêm khuya
và đi đến Đức Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một nơi hợp lẽ. Khi
Đức Phật hỏi lý do nào khiến họ đi đến đây với hội chúng đông đảo
như vậy. Sakka đáp: “Bạch Đức Thế Tôn! Chư thiên muốn hỏi những
câu hỏi này. Chỉ Đức Thế Tôn mới có khả năng trả lời những câu hỏi
ấy, mới có thể biết được ý nghĩa của những câu hỏi. Bạch Đức Thế
Tôn! Xin Ngài bi mẫn giảng giải ý nghĩa cho chúng con.”
Đức Phật nói: “Lành thay, này Sakka! Sau khi thực hành viên
mãn các pháp Ba-la-mật và năm pháp Đại thí một cách bất thối, Như
Lai chứng đắc Nhất thiết trí để đoạn diệt hoài nghi trong những người
như các vị đây. Câu trả lời cho bốn câu hỏi của các vị là:
1. Trong tất cả vật thí, Pháp thí là thù thắng nhất.
2. Trong tất cả các vị, Pháp vị là thù thắng nhất.
3. Trong tất cả các hỉ lạc, hỉ lạc trong Pháp là thù thắng nhất.
4. Đạo quả A-la-hán, sự chấm dứt ái dục là thù thắng vì nó chấm
dứt tất cả đau khổ.”
Sau khi nói như vậy bằng văn xuôi, Đức Phật bèn đọc lên câu
kệ sau:

Sabbadānaṃ Dhammadānaṃ jināti.


sabbarassaṃ Dhammarasaṃ jināti.
166 Đại Phật Sử - Tập 4

Sabbaratiṃ Dhammarati jināti.


taṇhakkhayo sabba dukkhaṃ jināti.
“Này Sakka, vua của chư thiên! Pháp thí, sự thuyết pháp thù
thắng hơn tất cả những vật thí khác. Vị của Pháp gồm 37 Bồ đề phần
và chín pháp chứng siêu thế thù thắng hơn tất cả những vị khác.
Sự hỉ lạc trong Pháp thù thắng hơn tất cả hỉ lạc khác.
Đạo quả A-la-hán chấm dứt hoàn toàn ái dục, diệt tận tất cả đau
khổ.
Giải thích ý nghĩa

(1) Cho dù những chiếc y mềm như những lớp bẹ chuối được cúng
đường đến chư Phật, chư Độc Giác Phật và chư Thinh văn A-la-hán
ngồi đầy cả thế giới lên đến cõi Phạm thiên mà không có khoảng hở
giữa các vị này với vị kia - một câu kệ gồm bốn dòng được thuyết
giảng trong hội chúng ấy để tán dương sự bố thí ấy thì thù thắng hơn
nhiều. Thực ra, giá trị của sự bố thí vô số y phục như vậy không bằng
1/256 giá trị của một câu pháp kệ được thuyết để tán dương sự bố thí
y phục. Như vậy, việc thuyết giảng và học thuộc lòng Giáo Pháp là
tối thắng.
Ngay cả đối với những người bỏ công sức tổ chức và sắp xếp
để nhiều người có thể nghe Pháp thì lợi ích phát sanh đến những
người ấy là vô số kể.
Về sự bố thí vật thực được đặt vào trong những cái bát, mỗi
một cái bát được bỏ đầy bằng những món ăn thượng vị. Về sự bố thí
thuốc chữa bệnh trong những cái bát, mỗi cái bát được bỏ đầy bơ, dầu
và những thứ tương tự. Về sự bố thí năm trăm ngàn chỗ ngụ như
Mahāvihāra, về sự bố thí hàng trăm ngàn cung điện có tháp nhọn như
Lohapāsāda. Ngay cả đến những sự bố thí bao gồm Jetavana tịnh xá
được dâng cúng bởi ông Anāthapiṇḍika và những thí chủ khác đến
Đức Phật, chư Phật Độc Giác (Paccheka Buddha) và chư Thinh văn
A-la-hán ngồi đầy cả thế giới không có khoảng hở giữa vị này với vị
kia - đối với tất cả những sự bố thí này, thì Pháp thí được thuyết giảng
Tỳ khưu Minh Huệ 167

chỉ bằng một câu kệ bốn dòng để tán dương sự bố thí tài vật thì thù
thắng hơn nhiều.
Tại sao? Tại vì những người làm việc phước bố thí bốn món
vật dụng gồm y phục, vật thực, chỗ ngụ và thuốc chữa bệnh, họ làm
như vậy sau khi được nghe Pháp. Nếu họ chưa nghe Pháp thì chắc hẳn
họ sẽ không bố thí dầu một vá cơm hay một muỗng thức ăn. Vì lý do
này mà sự bố thí Pháp là thù thắng hơn tất cả những sự bố thí khác.
Để làm cho vấn đề được rõ ràng hơn : Không kể đến chư Phật
Toàn Giác và chư Phật Độc Giác, ngay cả đại đức Sāriputta và những
vị Thinh văn khác, họ có trí tuệ và có khả năng đếm những giọt mưa
khi trời mưa nặng hạt và bất tận suốt cả thọ kiếp (āyu-kappa) cũng
không thể tạo ra những pháp chứng như Nhập lưu quả (sotapatti-
phala) và những Thánh quả cao hơn (mà không nghe Pháp). Thực ra,
chính sau khi nghe pháp được giảng bởi trưởng lão Assaji và những vị
Thinh văn khác họ mới chứng đắc quả thánh Nhập lưu (sotapatti-
phala), chính do nghe Đức Phật thuyết pháp (về bài kinh Dīghanakha
và những bài kinh khác) khiến họ chứng đắc Thinh văn Ba-la-mật Trí
(Sāvaka-pāramī-ñāṇa). “Cũng vậy, này Sakka! Chỉ Pháp thí thì đáng
kính phục hơn sự bố thí về tứ sự (paccaya-dāna)”. Vì vậy, Đức Phật
mới dạy rằng: “Bố thí Pháp thù thắng hơn tất cả những sự bố thí.”
(2) Tất cả những loại vị, bao gồm vị trái cây, vị của các loại hoa, vị
của các món ăn. Ngay cả những vật thực của chư thiên đều là nguyên
nhân của sự tái sanh trong luân hồi (samsāra) và nguyên nhân dẫn đến
đau khổ. Tuy nhiên, vị của chín pháp Siêu Thế cùng với 37 Bồ Đề
phần và bốn cặp Đạo Quả cộng thêm Niết bàn đáng tán dương hơn tất
cả các vị trong thế gian. Cho nên Đức Phật mới dạy rằng: “Pháp vị
(Dhamma-rasa) thù thắng hơn tất cả các vị.”
(3) Tất cả những loại hỉ lạc trong những vật thuộc về thế gian như là
con trai, con gái, của cải, đàn bà, sự múa hát, nhạc, v.v… là nguyên
nhân cả sự tái sanh trong vòng luân hồi và đau khổ. Tuy nhiên, Hỉ
(pīti) mà khởi sanh trong một người do sự chú tâm của người ấy đến
Pháp trong khi nói, giảng dạy hoặc nghe, nó tạo ra sự phấn chấn, ngay
cả chảy nước mắt hay nổi ốc. Sự vui thích như vậy mới có thế chấm
168 Đại Phật Sử - Tập 4

dứt khổ trong vòng luân hồi và đem lại lợi ích đến chứng ngộ đạo quả
Nhập lưu. Và hỉ lạc như vậy đáng được tán dương hơn tất cả các pháp
trong thế gian. Cho nên Đức Phật mới dạy rằng: “Hỉ lạc trong Pháp
(Dhamma-rati) thù thắng hơn tất cả các loại hỉ lạc.”
(4) Tất cả các loại ái dục đều biến mất vào lúc A-la-hán Đạo được
chứng đắc. A-la-hán Quả theo liền ngay sau A-la-hán Đạo. Vì A-la-
hán Quả sanh khởi vào lúc chấm dứt ái dục nên gọi là Ái diệt tận
(Taṇhakkhaya). A-la-hán Quả được gọi là Taṇhakkhaya - chấm dứt tất
cả đau khổ. Chính Pháp thù thắng và đáng được tán dương hơn tất cả
những pháp khác. Cho nên Đức Phật mới dạy rằng: “A-la-hán Quả
(Arahatta-phala), sự chấm dứt ái dục, đoạn tận tất cả khổ đau.”

Sự khai ngộ tám mươi bốn ngàn chúng sanh

Khi Đức Phật đã giảng giải đầy đủ chi tiết về câu kệ thì tám
mươi ngàn chúng sanh được giác ngộ Tứ diệu đế.
Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp chi tiết, Sakka bèn thành
kính đảnh lễ Ngài và đưa ra lời thỉnh cầu: “Bạch Đức Thế Tôn! Dù
Pháp thí rất to lớn và đáng được tán dương như vậy, nhưng tại sao
chúng con không được chia sẻ phước từ Pháp thí. Từ nay trở đi, xin
hãy bảo Chư Tăng chia sẻ cho chúng con những phần phước từ sự bố
thí pháp.”
Sau khi nghe lời thỉnh cầu của Sakka, Đức Phật bèn triệu tập
hội chúng lại và dạy rằng: “Này các tỳ khưu! Từ nay trở đi, sau khi bố
thí Pháp dầu to lớn hay bình thường, hoặc thời pháp được thuyết đến
những người đến gặp các ngươi hoặc (ít ra) bài pháp được nói để tán
dương về một sự bố thí vật thực nào đó. Hãy chia phước mà đã phát
sanh đến các ngươi từ sự bố thí Pháp đến cho tất cả chúng sanh.” (Chú
giải kinh Pháp Cú)

Sự nhiếp phục dạ xoa Āḷavaka


Tỳ khưu Minh Huệ 169

Vua Āḷavaka của kinh đô Āḷavī có thói quen săn trong khu
rừng nai mỗi tuần một lần, bỏ lại tất cả những khoái lạc ở hoàng cung
cùng với những cung nữ. Để ngăn ngừa tai họa từ những kẻ phản loạn,
kẻ thù và trộm cướp, để ngăn ngừa những kẻ cai trị đương thời tấn
công vị ấy, đức vua chọn việc săn bắn để nâng cao vương quyền của
vị ấy.
Một hôm, trước khi lên đường đi săn bắn, đức vua cùng với các
quan lập một cam kết rằng: “Ai mà ở trong phạm vi săn bắn của mình
mà để con nai trốn thoát thì phải chịu trách nhiệm,” và khi họ đi vào
rừng thì có một con nai chạy khỏi phạm vi săn bắn của đức vua.
Vì đức vua là người có sức mạnh và chạy nhanh, với cây cung
trong tay vị ấy ngay lập tức chạy bộ đuổi theo con nai đến ba do tuần
(yojanas). Những con nai thuộc giống enī chỉ có thể chạy liên tục
trong ba do tuần. Do đó, khi đức vua đi hết khoảng xa ấy thì trông
thấy con nai nằm kiệt sức trong một cái hồ, bèn giết nó bằng một mũi
tên. Vị ấy chặt con nai thành hai phần. Dù đức vua không muốn ăn thịt
nai nhưng vị ấy vẫn mang nó trên một cái sào vì e rằng sẽ bị nói xấu là
‘người không thể bắt được con nai.’ Trên đường quay về, trông thấy
một cây đa có bóng mát tại nơi không quá xa cũng không quá gần
kinh đô, vị ấy đi đến gốc cây và nghỉ ngơi một lát.
Bấy giờ, dạ xoa Āḷavaka được vua Vessavaṇa, vua của chư
thiên ban cho một đặc ân là bất cứ ai đi vào khu vực của cây đa trong
phạm vi bóng râm của nó đổ xuống vào lúc giữa trưa thì sẽ là con mồi
của dạ xoa. (Ở đây không phải những kẻ đi đến vào giữa trưa mới bị
dạ xoa bắt ăn thịt. Sự thật là những ai đi vào khu vực bóng râm bao
trùm của cây đa thì họ sẽ bị bắt ăn thịt dù ban ngày hoặc ban đêm).
Khi dạ xoa trông thấy đức vua đi đến dưới cây đa của mình, vị
ấy bèn hiện hình ra để ăn thịt của đức vua (đức vua bèn đưa cho dạ
xoa hai phần thịt của con nai vì muốn dạ xoa thả đi, nhưng dạ xoa
không làm như vậy, mà nói rằng: " Nó đã vào tay của ta, vậy nó không
phải là của ta hay sao? Này đại vương! Làm sao đại vương có thể tìm
được sự tự do bằng cách cho ta thịt của con nai?” Phần này của câu
chuyện chỉ được nêu ra trong một số bản dịch).
170 Đại Phật Sử - Tập 4

Khi ấy, đức vua bèn hứa với dạ xoa rằng: “Hãy tha cho ta, ta sẽ
gửi đến cho ngươi mỗi ngày một người đàn ông và một nồi cơm.” Tuy
nhiên, dạ xoa vẫn không chịu thả đức vua mà nói rằng: " Đại vương có
thể quên điều ấy do say mê với những xa hoa vương giả. Còn về phần
tôi, tôi không thể ăn thịt những người không đi đến chỗ ngụ của tôi.
Tôi sẽ không ăn thịt những người không tự nguyện hy sinh. Tôi có thể
sống thế nào nếu đại vương được thả ra?” Khi ấy, đức vua làm hài
lòng dạ xoa bằng cách nói rằng: " Ngày nào mà ta không gửi vật thực
đến ngươi thì ngươi có thể ăn thịt ta.” Đức vua được thả tự do và trở
về kinh Āḷavī.
Trong khi chờ đợi đức vua, các quan dựng tạm một chòi lá ở
giữa đường. Thấy đức vua trở về, họ chào đón và tâu rằng: “Tâu đại
vương! Tại sao đại vương lại mất quá nhiều công sức để bắt con nai
chỉ vì sợ mất uy tín?” Đức vua không kể lại điều gì về biến cố xảy ra
mà lên đường trở về kinh, dùng cơm trưa, rồi gọi vị quan điều hành
kinh đô đến và kể riêng cho ông ta nghe về lời hứa mà đức vua đã hứa
với dạ xoa.
Vị quan hỏi: “Tâu đại vương! Đại vương có thỏa thuận về thời
gian không?” Đức vua trả lời: “Không, trẫm không thỏa thuận về thời
gian.” ‘Tâu đại vương! Đại vương đã phạm một lỗi lầm. Các dạ xoa
chỉ đến gần các thứ trong giới hạn. Vì đại vương không đặt ra giới hạn
nên khắp vùng sẽ bị tai họa về bệnh tật. Thôi thì đành vậy, tâu đại
vương! Dù đại vương làm sai nhưng chớ lo lắng mà hãy vui hưởng
khoái lạc vương giả. Hạ thần sẽ làm những việc cần làm liên quan đến
việc này.” Vào lúc sáng sớm, vị quan thức dậy và đi đến nhà tù và
công bố với những tội nhân bị kết án tử hình rằng: “Những ai muốn
tìm con đường sống thì có thể đi ra ngoài.”
Vị quan đón nhận tên tù bước ra đầu tiên và bảo quân hầu tắm
rửa cho hắn và cho ăn no. Rồi vị ấy sai hắn đi với lời căn dặn rằng:
“Hãy đem nồi cơm này đến cho dạ xoa.” Ngay khi tên tù đi vào bóng
râm của cây đa thì dạ xoa hiện hình tướng ghê sợ và ăn thịt tên tù như
ăn một cọng ngó sen.
Tỳ khưu Minh Huệ 171

Chú thích: Bằng thần thông của loài dạ xoa, thân người gồm
tóc, v.v… đều biến thành một cục bơ.
Những người áp tải tù phạm và vật thực trông thấy dạ xoa
Āḷavaka ăn thịt người đàn ông, lấy làm khiếp sợ và đem sự việc ấy kể
lại cho những người bạn thân thiết của họ. Từ đó trở đi có tin đồn:
“Đức vua bắt những tên trộm và đem chúng nộp cho dạ xoa,” lan
truyền và mọi người không ai dám trộm cắp nữa.
Về sau, khi không có những tên trộm mới và cả những tên trộm
cũ, tất cả đã làm mồi cho dạ xoa nên những nhà tù đều trống rỗng. Vị
quan tâu vấn đề ấy lên đức vua. Đức vua bèn cho người đem vàng và
bạc rải trên những con đường chính của kinh đô, nghĩ rằng sẽ có một
số người muốn lượm nó. Nhưng không ai nhặt vì họ e rằng sẽ bị buộc
tội trộm cắp.
Vua Āḷavaka bị thất bại trong việc bắt những tên trộm mới theo
cách này, vua bèn đem vấn đề này bàn luận với các quan và họ đưa ra
ý kiến rằng: “Tâu đại vương! Mỗi nhà nộp một người già lần lượt
theo thứ tự nghĩa là những người lớn tuổi sắp chết.” Nhưng đức vua
bác bỏ lời đề nghị ấy vì cho rằng mọi người sẽ khiếp đảm với ý nghĩ
rằng: “Đức vua có tâm muốn đem nộp cha của ta cho dạ xoa. Không
nên chọn phương cách ấy.”
Rồi các quan thay nhau đưa ra ý kiến như vầy: “Tâu đại vương!
Hãy bắt mọi người đem nộp con cái của họ mà vẫn còn mang trên
lưng của họ. Những đứa trẻ như vậy không có cảm nghĩ rằng ‘Đây là
mẹ của ta’ hay ‘Đây là cha của ta.’ Đức vua chấp nhận ý kiến này và
để vị quan kia làm như vậy. Vị quan bắt đầu hành động bằng cách ấy.
Trong kinh thành, những bà mẹ dẫn con của họ ra đi và những
người đàn bà có thai cũng chạy trốn. Sau khi nuôi những đứa con của
họ trong một nước khác, họ lại dẫn đứa con của họ trở về kinh đô.
Như vậy, việc dâng vật thực và con nít đến dạ xoa Āḷavaka đã
xảy ra suốt mười hai năm. Một hôm, khi những người hầu rảo quanh
khắp kinh thành để tìm những đứa trẻ con nhưng họ không tìm thấy
một đứa nào. Bởi vậy, họ tâu lại với đức vua rằng: “Tâu đại vương!
Không kể thái tử Āḷavaka trong cung của đại vương, ngoài ra không
172 Đại Phật Sử - Tập 4

còn một đứa trẻ nào trong kinh đô.” Đức vua nói: “Trẫm thương con
của trẫm như thế nào thì những người này cũng thương con của họ
như thế ấy, nhưng trong thế gian này không có ai đáng thương hơn
chính bản thân của mình. Này các khanh! Hãy đi, hãy cứu mạng của
trẫm bằng cách cống nạp đứa con trai của trẫm cho Dạ xoa.”
Lúc bấy giờ, hoàng hậu mẹ của thái tử Āḷavaka cho người tắm
cho con trai của bà bằng nước thơm và trang điểm những vật trang sức
khác. Rồi hoàng hậu bế con trai được đắp trong những tấm vải trắng
mềm mại đặt vào lòng bà để thái tử yên giấc. Theo lệnh truyền của
đức vua, những người hầu đi đến và trong khi hoàng hậu cùng với
mười sáu ngàn cung nữ đang kêu khóc, họ dẫn đi bà vú nuôi chính
thức với thái tử, và công bố rằng thái tử sẽ trở thành món ăn cho dạ
xoa.
Đức Phật viếng kinh đô Āḷavī

Ngày hôm ấy, Đức Phật thức dậy sớm và nhập vào Đại bi định
trong Hương phòng bên trong Kỳ viên tịnh xá. Và khi Ngài dò xét thế
gian bằng Phật Nhãn (gồm có āsayānusaya-ñāṇa và indriya-
paropariyatti-ñāna) Ngài trông thấy trong võng trí của Ngài ba điều
quan trọng:
1. Phước quá khứ của thái tử Āḷavaka sẽ dẫn thái tử đến Thánh quả
anāgāmī-phala.
2. Phước quá khứ của dạ xoa Āḷavaka sẽ dẫn dạ xoa đến Thánh quả
sotāpatti-phala.
3. Phước quá khứ của tám mươi bốn ngàn chúng sanh sẽ dẫn họ
đến chỗ giác ngộ Pháp nhãn (dhamma-cakkhu) là sự thông đạt Tứ
diệu đế vào lúc kết thúc thời pháp của Ngài.
Do đó, sáng sớm Ngài hoàn tất công việc buổi sáng. Trước khi
Ngài hoàn tất những công việc buổi chiều của Ngài, vào lúc mặt trời
lặn và mặt trăng vừa xuất hiện, Ngài lên đường đi một mình mang
theo y và bát, chuyến đi dài ba mươi do tuần từ Sāvatthi đến chỗ ở
của dạ xoa Āḷavaka.
Tỳ khưu Minh Huệ 173

Hiện giờ Đức Phật ngự ở đâu? Phải chăng Ngài ngự trong lâu
đài của dạ xoa mà người bình thường không thấy được và ở gần cây
đa? Hay Ngài ngồi dưới gốc cây đa ? Ngài ngồi trong cung điện của
dạ xoa.
Giải thích: Dạ xoa trông thấy nhà của chúng, Đức Phật cũng
trông thấy như vậy. Do đó, Ngài đi đến chỗ ở của dạ xoa và đứng ở
cổng.
Lúc bấy giờ, dạ xoa Āḷavaka đang dự cuộc họp dạ xoa ở núi
Hy-mã-lạp-sơn. Tên gác cửa của dạ xoa Āḷavaka là dạ xoa tên
Gadrabha, đi đến Đức Phật và đảnh lễ Ngài. Và một cuộc đàm thoại
xảy ra giữa dạ xoa Gadrabha với Đức Phật:
Gadrabha: “Bạch Đức Thế Tôn! Phải chăng Ngài chỉ đến vào lúc
mặt trời lặn?”
Đức Phật: “Này Gadrabha! Đúng vậy, Như Lai chỉ đi đến vào lúc
mặt trời lặn. Nếu không có gì phiền hà, Như Lai muốn
ngụ qua đêm trong lâu đài của dạ xoa Āḷavaka.”
Gadrabha: “Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng có gì phiền hà cho con cả,
nhưng dạ xoa Āḷavaka rất hung dữ. Vị ấy chẳng biết tôn
kính ai ngay cả cha mẹ của vị ấy. Thế nên tốt hơn là Ngài
đừng trú ngụ ở đây?”
Đức Phật: “Này Gadrabha! Như Lai biết tánh hung dữ của dạ xoa
Āḷavaka. Không có chút tai hại nào đến với Như Lai đâu.
Như Lai muốn ngụ qua đêm trong lâu đài của dạ xoa
Āḷavaka nếu ngươi cảm thấy việc trú ngụ của Như Lai
không bất tiện.”
Gadrabha: “Bạch Đức Thế Tôn! Āḷavaka giống như cái chảo sắt
được nung đỏ bằng ngọn lửa. Vị ấy hoàn toàn không biết
đến cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và Chánh pháp
(dhamma). Ai đi đến chỗ này, vị ấy có khả năng làm cho
họ bị điên, hoặc vỡ tim, hoặc nắm chân ném họ qua bên
kia đại dương hoặc bên kia của thế giới. ”
Đức Phật: “Này Gadrabha! Như Lai biết tất cả điều này. Nếu không
174 Đại Phật Sử - Tập 4

có gì phiền hà cho ngươi thì Như Lai sẽ ngụ qua đêm


trong lâu đài của dạ xoa Āḷavaka.”
Gadrabha: “Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng phiền hà gì đến con cả,
nhưng dạ xoa Āḷavaka sẽ giết con nếu con cho phép Ngài
vào mà không báo cho vị ấy biết. Thế nên, bạch Đức Thế
Tôn! Xin hãy để cho con báo cho vị ấy biết trước đã.”
Đức Phật: “Này Gadrabha! Hãy báo cho vị ấy biết như thế.”
Gadrabha: “Vậy thì, bạch Đức Thế Tôn! Hãy suy nghĩ xem Ngài có
nên ở lại đây hay không?”
Sau khi nói vậy, dạ xoa Gadrabha đảnh lễ Đức Phật rồi đi đến
Hy-mã-lạp-sơn. Cửa lâu đài của dạ xoa Āḷavaka tự động mở ra. Đức
Phật đi vào lâu đài và ngồi trên bồ đoàn bằng châu báu của chư thiên
mà Āḷavaka thường ngồi vào những ngày quan trọng và kiết tường,
hưởng khoái lạc của chư thiên. Sau khi ngồi, Đức Phật phát ra hào
quang màu vàng.
Trông thấy hào quang màu vàng, những nữ thần của dạ xoa
Āḷavaka bèn hội lại đảnh lễ và ngồi quanh Ngài. Đức Phật bèn thuyết
pháp đến họ, nói rằng: " Này các nữ dạ xoa! Vì trong quá khứ các
ngươi đã bố thí vật thực, thọ trì giới và tôn kính những bậc đáng tôn
kính nên các ngươi mới đạt được những khoái lạc cao sang. Bây giờ
cũng vậy, hãy làm như các ngươi đã làm trước kia. Đừng bị dể duôi
bởi các ác pháp như ganh tỵ (issā) và bỏn xẻn (maccariya), v.v… Sau
khi nghe pháp thoại ngọt ngào, họ nói ngàn lời tung hô và vẫn ngồi
quanh Đức Phật.
Đến Hy-mã-lạp-sơn, dạ xoa Gadrabha kính cẩn trình báo với
Āḷavaka: “Thưa ngài Āḷavaka, vua của loài dạ xoa, người chẳng biết
khổ là gì. Xin cho phép tôi được trình báo với ngài. Đức Phật đã đến
và ngồi trong lâu đài của ngài.” Khi ấy, Āḷavaka biểu lộ cử chỉ ý muốn
nói rằng: " Hãy im lặng! Ta sẽ trở về ngay và bất cứ điều gì cần làm.”
Ở đây, Āḷavaka rất mạnh mẽ trong việc suy nghĩ sái quấy, vị ấy
cho rằng việc Đức Phật vào trú ngụ trong lâu đài của vị ấy là một sự sỉ
nhục. Và do bản tánh ngã mạn của một vị dạ xoa, vị ấy dấu nhẹm tin
ấy và nghĩ rằng: “Đừng để ai giữa hội chúng này nghe được tin ấy.”
Tỳ khưu Minh Huệ 175

Khi ấy, hai vị thiên cao quý, Sātāgira và Hemavata rủ nhau đi


đến yết kiến Đức Phật tại Jetavana trước khi đi dự hội chư thiên. Mỗi
vị đi xe của mình, họ lên đường trong hư không cùng với tùy tùng của
họ.
Chú thích: Trong không trung không có đường dành cho loài
dạ xoa. Họ chỉ phải tìm đường đi để tránh những cung điện của chư
thiên. Tuy nhiên, lâu đài của dạ xoa Āḷavaka nằm trên đất.
Tòa lâu đài khá an toàn, có những bức thành kiên cố bao
quanh, tháp pháo và cổng tò vò. Ở trên lâu đài có giăng một tấm lưới
được làm bằng đồng thau trắng, trông nó giống như cái hộp. Nó cao
ba do tuần, phía trên hình thành một con đường hư không dành cho
các vị dạ xoa thiên.
Khi hai người bạn là hai vị dạ xoa thiên Sātāgira và Hemavata
tình cờ đi đến ngay trên lâu đài qua con đường hư không của họ để yết
kiến Đức Phật nhưng họ không thể đi tiếp.
Thực ra, phía trên từ chỗ Đức Phật đang ngồi lên đến cõi
Bhavagga, không có ai vượt qua được.
Do đó, khi suy nghĩ nguyên nhân làm cho họ không thể đi thêm
được, họ trông thấy Đức Phật và đáp xuống đất, giống như cục đá
được ném lên trên phải rơi xuống đất. Sau khi đảnh lễ Đức Phật, họ
nghe một thời pháp rồi nhiễu quanh Đức Phật và xin cáo từ: “Bạch
Đức Thế Tôn! Chúng con phải đi dự hội của các vị dạ xoa thiên.” Sau
khi nói vài lời tán dương Tam Bảo, họ đi về phía Hy-mã-lạp-sơn, nơi
hội họp của họ.
Khi trông thấy hai người bạn (chư thiên bậc thánh) Āḷavaka
bèn đứng dậy và mời họ: “Xin mời ngồi ở đây.”

Sự giận dữ của dạ xoa Āḷavaka

Hai người bạn báo tin với Āḷavaka rằng: “Này bạn Āḷalvaka!
Đức Thế Tôn vẫn còn ngồi trong lâu đài của bạn. Bạn thật may mắn.
Này bạn Āḷavaka! Bạn hãy đi hầu hạ Đức Thế Tôn.”
176 Đại Phật Sử - Tập 4

(Đối với người không có niềm tin thì lời nói liên quan đến niềm
tin làm cho người ta không thể chịu nổi; lời nói liên quan giới đối với
người không có giới cũng vậy; lời nói liên quan đến trí tuệ đối với
người ngu si cũng vậy và lời nói liên quan đến bố thí đối với người
keo kiệt ).
Lời nói của hai người bạn kích thích niềm tin liên quan đến
Đức Phật làm cho Āḷavaka vốn không có niềm tin, không thể không
tức giận. Do đó, khi nghe những lời tán dương Đức Phật, dạ xoa
Āḷavaka trở nên giận dữ. Tim của vị ấy kêu lốp bốp bởi cơn giận dữ
như những cục muối được ném vào trong đống lửa. Vị ấy hỏi trong
cơn giận: “Kẻ được gọi là Phật mà ngồi trong lâu đài của ta là loại
người nào?”
Hai người bạn chư thiên bậc Thánh nói với dạ xoa Āḷavaka
rằng: “Này bạn Āḷavaka! Phải chăng bạn không biết Đức Thế Tôn,
bậc Đạo-Sư của chúng tôi? (Ngài là một nhân vật cao quý và rất nổi
tiếng). Ngay cả khi ở trong Đâu suất đà thiên, Ngài đã thực hiện năm
điều suy xét.” (Và họ kể lại tiểu sử của Đức Phật cho đến khi Ngài
thuyết giảng bài kinh Chuyển pháp luân. Họ cũng kể cho Āḷavaka
nghe về ba mươi hai điềm tướng vào lúc Bồ tát nhập thai, v.v…). Này
bạn Āḷavaka! Phải chăng bạn chưa từng thấy những điềm tướng kỳ
diệu ấy?” Dù vị ấy đã trông thấy chúng nhưng vì bị cơn giận chế ngự
nên che dấu sự thật, đáp lại: “Chưa, tôi chưa thấy.”
Hai vị thiên cảm thấy không hài lòng và nói rằng: " Dù bạn đã
thấy hoặc chưa thấy chúng thì có lợi ích gì cho bạn? Này bạn! Bạn
định làm gì bậc Đạo sư của chúng tôi? Nếu so sánh với Ngài thì (a)
bạn giống như một con bê mới sanh ngày hôm nay đứng gần con bò
đực có cục bướu lắc lư, (b) giống như voi con mới sanh ra ngày hôm
nay đứng gần con voi chúa dũng mãnh, (c) giống con chồn già xấu xí
đứng gần sư tử chúa đầy oai vệ với cái lưng tròn, đôi vai và cái bờm
dài sáng bóng, (d) giống như con quạ con gãy cánh đứng gần đại bàng
Kim-xí-điểu (garuḍa) mà thân của nó có kích thước một trăm năm
mươi do tuần. Hãy đi và làm điều gì cần làm.” Do giận dữ, dạ xoa
Āḷavaka đứng dậy khỏi chỗ ngồi và đứng vững chắc với bàn chân trái
Tỳ khưu Minh Huệ 177

đặt trên một tảng đá bằng phẳng, vị ấy hét lên: “Phải chăng Đức Phật,
bậc Đạo-sư của các bạn hùng mạnh? Hay là ta mới là người hùng
mạnh? Các bạn sẽ thấy ai hùng mạnh hơn!” Khi hét lên như vậy, vị ấy
đạp bàn chân phải của vị ấy xuống ngọn núi Kelasa cao sáu mươi do
tuần. Giống như những hạt lửa rơi tung tóe từ thanh sắt nóng đỏ đã
được nung nóng quá mức trong cái lò rèn rồi được đặt trên cái đe và
được đập bằng cái búa. Như vậy, núi Kelasa vỡ ra thành những lớp đá.
Khi đứng trên đỉnh núi dạ xoa tuyên bố vang xa: “Ta đích thực
là Āḷavaka đây.” Tiếng vang thấu đến toàn xứ Jambudīpa.

Bốn tiếng gầm lớn

Có bốn tiếng gầm lớn mà toàn xứ Jambudīpa đều nghe rõ:


(1) Tiếng gầm ‘Ta đã thắng! Ta đã thắng!’ của tướng quân dạ xoa
Puṇṇadha khi vị ấy đánh bại Dhanañjaya Korabya trong trò chơi
súc sắc như được kể trong truyện Bổn sanh Vudhūra Jātaka.
(2) Tiếng gầm ‘Ta sẽ ăn thịt tất cả tỳ khưu và tỳ khưu ni ác, cận sự
nam và cận sự nữ ác và những kẻ bất chánh’ của Visukamma trong
hình tướng của con chó mực to lớn theo lệnh của Sakka, vua của
chư thiên khi Giáo pháp của Đức Phật Kassapa bị suy yếu.
(3) Tiếng gầm ‘Vua Kusa, người Sīhassara, có giọng nói hùng dũng
và xuyên thấu như tiếng sư tử vương, ta đây’ của Bồ tát Kusa khi
đi ra khỏi kinh đô với công chúa Pabhāvatī ở trên lưng của con voi
của vị ấy khi bảy vị vua muốn dành lấy công chúa, đã bao vây kinh
đô. Và
(4) Tiếng gầm hiện tại ‘Ta đích thực là Āḷavaka’ của dạ xoa Āḷavaka
khi đang đứng trên đỉnh núi Kelasa. Khi những tiếng la hét ấy
được phát ra có vẻ như chúng xuất phát trước mỗi cổng thành và
mỗi cổng làng toàn xứ Jambudīpa.
Do sức mạnh của Āḷavaka, dãy núi Hy-mã-lạp-sơn rộng ba
ngàn do tuần phải rung chuyển.
Sau đó, dạ xoa tấn công Đức Phật bằng chín loại vật phóng
(giống như đã được mô tả trong phần nói về sự hàng phục Vassavati
178 Đại Phật Sử - Tập 4

Devaputta Māra, cuốn II). Mặc dù tấn công với những vật phóng như
vậy, Āḷavaka cũng không thể khiến Đức Phật bỏ chạy. Vì vậy, vị ấy
tiến đến Đức Phật dẫn theo quân binh đáng sợ gồm bốn binh chủng là
tượng binh, mã binh, xa binh và bộ binh với nhiều hình thức ghê sợ và
nhiều loại khí giới.
Đoàn binh ma hóa ra đủ loại binh tướng hăm dọa và la hét ‘Hãy
tóm bắt vị ấy! Hãy giết chết vị ấy!’ Chúng xuất hiện tựa như chúng
đang ồ ạt đến từ khoảng không bên trên Đức Phật. Nhưng chúng
không dám đến gần Đức Phật giống như bầy ruồi không dám đến gần
cục sắc nóng đỏ.
Dù chúng không dám đến gần nhưng chúng cũng không dám
rút lui trong thời gian ngắn giống như Ma vương và binh ma của vị ấy
đã từng làm, là quay lui ngay sau khi bị đánh bại vào lúc Bồ tát sắp
giác ngộ tại Mahā Bodhi. Thay vào đó, Āḷavaka cùng quan binh của vị
ấy trải qua cả đêm làm những điều nhũng nhiễu.

Cuộc tấn công cuối cùng bằng binh khí hình chiếc áo choàng
màu trắng của chư thiên

Sau khi thất bại trong sự nỗ lực gây kinh sợ cho Đức Phật bằng
cách phô trương nhiều thứ khủng khiếp như vậy suốt nữa đêm, vị ấy
khởi lên ý nghĩ rằng: “Thật là tuyệt vời nếu ta phóng binh khí hình
chiếc áo choàng màu trắng, là loại binh khí vô địch.”

Bốn loại binh khí vĩ đại

Có bốn loại binh khí hùng mạnh nhất trong thế gian:
1. Cái chày sấm sét của Sakka.
2. Cái gậy sắt của Vessavaṇa.
3. Cái liếc nhìn một bên của Yama.
4. Chiếc áo choàng trắng của Āḷavaka
Giải thích:
Tỳ khưu Minh Huệ 179

(1) Nếu Sakka mà trong cơn giận dữ ném cái chày sấm sét của vị ấy
xuống núi Tudi thì nó sẽ xuyên thủng ngọn núi cao 168.000 do
tuần, tạo ra một lỗ hổng ngay khi nó đi qua và đi ra từ dưới đáy.
(2) Cái dùi sắt của Vessavaṇa khi được vị ấy rút ra trong lúc giận dữ
khi vị ấy còn phàm nhân thì nó sẽ chặt lìa hàng ngàn cái đầu của
dạ xoa và nó sẽ nằm lại vị trí cũ sau khi trở về.
(3) Khi vị Yama, vua của địa ngục tức giận mà liếc nhìn một bên thì
hằng ngàn Cưu-Bàn-Trà (kumbhanda) bị tiêu diệt thì tạo ra tiếng
lách tách như những hạt mè được bỏ vào trong cái chảo nóng đỏ.
(4) Nếu dạ xoa Āḷavaka trong lúc tức giận mà quăng chiếc áo khoác
của vị ấy lên không trung thì sẽ gây ra nạn hạn hán trong mười hai
năm. Nếu nó được ném xuống đất thì cây cối thảo mộc và những
thứ khác sẽ bị khô héo và đất sẽ không còn màu mỡ trong mười hai
năm. Nếu nó được ném vào đại dương thì nước ở đó sẽ bị khô cạn
giống như nước trong cái nồi nóng đỏ. Một ngọn núi như Tudi sơn
khi bị ném chiếc áo khoác vào sẽ vỡ ra thành từng mãnh.
Đây là bốn loại binh khí vĩ đại.
Với ý nghĩ ấy, Āḷavaka cởi ra chiếc áo khoác của mình, một loại
khí giới rất hùng mạnh và khi đứng vị ấy xuống tấn để ném nó.
Lúc bấy giờ, chư thiên trong mười ngàn thế giới đều cu hội về đó
một cách nhanh chóng, vì họ biết rằng: “Đức Thế Tôn sẽ nhiếp phục
dạ xoa Āḷavaka hung ác. Tại chỗ nhiếp phục ấy chúng ta sẽ nghe Đức
Phật thuyết pháp.” Ngoài chư thiên muốn nghe Đức Phật thuyết pháp
còn có chư thiên muốn xem một cuộc so tài, tất cả cu hội ở đó. Bằng
cách này toàn thể bầu trời dày đặc chư thiên.
Dạ xoa Āḷavaka nổi lên đi quanh Đức Phật, ném chiếc áo choàng
trắng của vị ấy đến Đức Phật. Phát ra một âm thanh khủng khiếp trong
bầu trời như tiếng sấm sét rồi khói bốc lên cuồn cuộn khắp nơi với
những ngọn lửa rực cháy, chiếc áo choàng bay đến Đức Phật, khi bay
đến Ngài thì nó biến thành chiếc khăn lau chân và rơi xuống trên bàn
chân của Ngài, tiêu diệt tánh ngã mạn của dạ xoa.
Nhìn thấy điều này, dạ xoa bất lực và cảm thấy mình mất đi sự
kiêu hãnh như con bò bị gãy cặp sừng hay như con rắn độc bị nhổ hết
180 Đại Phật Sử - Tập 4

răng. Rồi vị ấy suy xét: “Chiếc áo choàng trắng đã không thắng nổi
Sa-môn Gotama. Tại sao ?” Rồi lại phỏng đoán: “Sa-môn Gotama trú
trong pháp từ ái. Đây chắc là lý do. Giờ ta sẽ tước mất pháp từ ái của
vị ấy bằng những lời khiêu khích.” Dạ xoa nói rằng: “Này Sa-môn
Gotama! Chưa được phép của ta tại sao ông đi vào lâu đài của ta và
ngồi giữa đám nữ hầu như một gia chủ vậy? Chẳng phải một vị Sa-
môn mà thọ lãnh cái không được cho và trà trộn trong các nữ nhân là
điều không thích hợp sao? Do đó, nếu ông trú trong các điều luật của
vị Sa-môn. (Này Sa-môn! Hãy ra khỏi lâu đài của ta ngay!)”
(Liên quan đến câu nói của Āḷavaka chỉ phần chính được nêu ra
trong ngoặc đơn được tụng thành bài kinh trong các cuộc kết tập, phần
còn lại được rút ra đầy đủ từ bộ Chú giải).
Khi ấy Đức Phật chấp nhận mệnh lệnh của dạ xoa và đi ra bên
ngoài lâu đài sau khi cho một lời đáp khả ái: “Lành thay! Này
Āḷavaka!” (Một người thù địch không thể được nguôi ngoai bởi sự thù
địch. Đúng như vậy! Chỉ một miếng mật gấu được đặt vào lỗ mũi con
chó hoang hung dữ sẽ làm cho nó trở nên tệ hơn. Cũng vậy, một người
hung dữ khi bị trả thù bằng sự hung dữ sẽ trở nên hung bạo hơn. Thực
ra, người như vậy nên được nhiếp phục bằng sự quảng đại. Hiện tượng
tự nhiên này Đức Phật hiểu thông suốt, cho nên Ngài dùng lời nói dịu
dàng và hành xử nhân nhượng).
Khi ấy, dạ xoa suy nghĩ: “Sa-môn Gotama quả thật vâng lời. Vị
ấy ra ngoài theo mệnh lệnh của ta mà đưa ra chỉ một lần. Ta đã đối
đầu với vị ấy suốt đêm mà không có nguyên nhân nào. Sa-môn
Gotama, người rất dễ bảo đi ra ngoài.” Tâm của dạ xoa Āḷavaka bắt
đầu nguôi ngoai, vị ấy suy nghĩ tiếp: “Nhưng ta không chắc rằng vị ấy
đi ra ngoài do vâng lời hay tức giận. Bấy giờ ta sẽ tìm hiểu xem.” Bởi
vậy, vị ấy lại hỏi Đức Phật: “Này Sa-môn Gotama! Hãy đi vào.”
Đức Phật, để làm cho dạ xoa trở nên mềm mỏng và tin chắc vào
sự dễ bảo của Ngài bèn nói một cách rất khả ái: “Lành thay! Này bạn
Āḷavaka!” và đi vào lâu đài.
Bằng cách này, dạ xoa thử Đức Phật bằng cách ra lệnh nhiều lần
lập đi lập lại để biết chắc rằng Ngài có vâng lời hay không, lần thứ hai
Tỳ khưu Minh Huệ 181

và lần thứ ba vị ấy nói: “Hãy vào” rồi nói “Hãy ra”. Đức Phật làm
theo sự ra lệnh của dạ xoa khiến cho dạ xoa càng trở nên mềm dịu hơn
(lòng bi mẫn của Đức Phật quả thật rất vĩ đại). Nếu Đức Phật không
vâng lời dạ xoa, kẻ có tánh hung ác thì tâm thô bạo của vị ấy sẽ càng
trở nên hung dữ và không thể tín thọ Giáo pháp. Có một ví dụ trong
thế gian như sau: cũng như những đứa con trai còn nhỏ nghịch ngợm
và hay khóc, người mẹ làm cho nó ngoan bằng cách cho nó cái gì nó
muốn và điều gì nó thích. Cũng vậy, Đức Phật (người mẹ vĩ đại của ba
cõi) hành động theo mệnh lệnh của dạ xoa để cho vị ấy trở nên mềm
dịu hơn.
Một ví dụ khác: như bà vú nuôi dùng món đồ chơi và vỗ về để
làm cho đứa bé bướng bỉnh chịu uống sữa. Cũng vậy, Đức Phật (người
vú nuôi vĩ đại của ba cõi) làm theo bất cứ điều gì dạ xoa ra lệnh (đứa
bé bướng bỉnh) chịu uống món sữa ngọt là Pháp siêu thế.
Một ví dụ so sánh khác nữa: cũng như một người muốn đổ đầy
món Catumadhu vào trong một cái bình thủy tinh (vật thực hay thuốc
chữa bệnh chứa bốn loại gia vị) bèn chùi sạch bên trong của cái bình.
Cũng vậy, Đức Phật muốn làm đầy tâm như cái bình của dạ xoa bằng
Pháp siêu thế giống như món Catumadhu nên đã phải tẩy sạch đi tâm
nóng giận như bụi nhơ của Āḷavaka. Do đó, Ngài đã vâng lời dạ xoa
ba lần bằng cách đi ra và đi vào lâu đài của dạ xoa (sự vâng lời của
Ngài không phải do sợ hãi).
Sau đó, dạ xoa khởi lên ước muốn ác như vầy: “Vị Sa-môn này
thật sự dễ bảo. Khi được ra lệnh chỉ một lần ‘Hãy đi vào’ vị ấy đi vào.
Khi được ra lệnh chỉ một lần ‘Hãy đi ra’ vị ấy liền đi ra. Bằng cách
truyền lệnh hãy đi ra đi vào như vậy ta sẽ làm cho vị ấy mệt mỏi trải
qua suốt đêm. Sau khi làm cho vị ấy mệt mỏi như vậy ta sẽ nắm chân
của vị ấy ném sang bên kia bờ sông Hằng.” Do đó, lần thứ tư dạ xoa
yêu cầu Đức Phật: “Hãy đi ra, này Sa-môn!”
Khi ấy Đức Phật biết ý định độc ác của dạ xoa, Ngài cũng thấy
trước dạ xoa sẽ làm gì nếu Ngài nói một điều gì đó với vị ấy. Āḷavaka
sẽ khởi lên ý nghĩ hỏi Đức Phật một số câu hỏi, và điều ấy sẽ tạo ra
một cơ hội vàng để Đức Phật thuyết pháp.
182 Đại Phật Sử - Tập 4

Do đó, Đức Phật trả lời: “Như Lai biết kế hoạch ác trong tâm của
ngươi. Bởi vậy, Như Lai sẽ không đi ra hay làm bất cứ điều gì mà
ngươi thích.”
Trong những ngày, trước cuộc gặp gỡ giữa Đức Phật và dạ xoa
Āḷavaka, có những đạo sĩ và những du sĩ có thần thông đi đến bằng
con đường hư không, họ viếng thăm lâu đài do tò mò muốn tìm hiểu
xem nó bằng vàng, bằng bạc hay bằng ngọc. Với những vị khách này
dạ xoa thường đặt câu hỏi. Nếu họ không trả lời được thì dạ xoa làm
hại họ bằng cách khiến cho họ bị điên hoặc vỡ tim hoặc nắm chân
ném họ qua bên kia bờ sông Hằng.
Sau đây là cách làm hại của dạ xoa: làm cho người ta bị điên
bằng hai cách (1) cho người ấy thấy tướng mạo của chúng, (2) nắm
chặt và bóp quả tim của người ấy. Khi biết rằng cách thứ nhất không
làm cho các ẩn sĩ và các du sĩ bị điên thì Āḷavaka không áp dụng.
Thay vào đó, dạ xoa bằng thần thông thu nhỏ thân của mình đến mức
vi tế rồi đi vào thân của người đạo sĩ ấy và bóp chặt quả tim của họ,
khi ấy dòng tâm của họ không ổn định và họ trở nên điên dại. Vị ấy
cũng làm vỡ tim những vị đạo sĩ bị điên dại khi họ không thể trả lời
những câu hỏi. Vị ấy bảo họ đừng trở lại đó nữa và cầm hai chân của
họ ném qua bên kia bờ sông Hằng.
Bởi vậy dạ xoa nhớ lại những câu hỏi mà vị ấy đã hỏi trong
những lần trước và nghĩ rằng: “Bây giờ ta sẽ hỏi Sa-môn Gotama theo
cách này và sau đó nếu vị ấy không trả lời những câu hỏi của ta một
cách thỏa đáng thì ta sẽ làm cho vị ấy điên, hoặc làm vỡ tim hay nắm
chân của vị ấy ném qua bên kia bờ sông Hằng. Ta sẽ hành hạ vị ấy
như vậy.”
Bởi vậy, dạ xoa nói một cách thô lỗ: “Này Sa-môn Gotama! Ta
sẽ đặt ra một số câu hỏi đối với người. Nếu người không trả lời được
thì ta sẽ làm cho người bị điên, hoặc làm vỡ tim hay nắm chân người
và quăng sang bên kia bờ sông Hằng.”
(Những câu hỏi của dạ xoa Āḷavaka có từ đâu? Trả lời: Cha mẹ
của dạ xoa đã học thuộc tám câu hỏi và cùng những câu trả lời của
Tỳ khưu Minh Huệ 183

Đức Phật Kassapa, bậc mà họ sùng kính. Cha mẹ của vị ấy dạy cho vị
ấy những câu hỏi và những câu trả lời này khi vị ấy còn trẻ).
(Thời gian trôi qua, Āḷavaka quên đi những câu trả lời. Rồi vị ấy
sai viết những câu hỏi này bằng chữ son lên những cái đĩa bằng vàng
và gắn cái đĩa ấy ở cổng của lâu đài. Như vậy, những câu hỏi của dạ
xoa Āḷavaka có nguồn gốc từ Đức Phật Kassapa và chỉ có chư Phật
mới trả lời được những câu hỏi ấy vì chúng thuộc về phạm vi của chư
Phật (Buddhavisaya).
Khi nghe những lời của dạ xoa, Đức Phật muốn thể hiện năng
lực vô song của chư Phật trong ý nghĩa rằng năng lực ấy trong thế
gian này không ai có được. Vì không thể làm hại đến bốn điều trong
quyền sở hữu của chư Phật: lợi lộc phát sanh đến Ngài, mạng sống của
Ngài, Nhất thiết trí của Ngài và hào quang từ kim thân của Ngài. Thế
nên, Đức Phật nói: “Này dạ xoa Āḷavaka! Khắp cả hai cõi gồm chư
thiên, ma vương và Phạm thiên và cõi nhân loại gồm Sa-môn, Bà-la-
môn, vua quan và thường dân, Như Lai không thấy ai có thể làm Như
Lai bị điên, làm vỡ tim Như Lai hay nắm chân Như Lai quăng sang
bên kia bờ sông Hằng.” (Sau khi ngăn chặn ý định độc ác của dạ xoa,
Đức Phật nói thêm để vị ấy nêu ra câu hỏi).
“Này dạ xoa Āḷavaka! Dù thế nào chăng nữa bạn có thể nêu ra bất
cứ câu hỏi nào bạn thích.”
Như vậy, Đức Phật đưa ra lời mời của Ngài, tư cách mà chư Phật
Chánh đẳng Chánh giác áp dụng.
(Ở đây, có hai cách mời, một cách được thực hiện bởi chư Phật
Chánh đẳng Chánh giác và chư Bồ tát, và cách thứ hai được thể hiện
bởi những người khác. Chư Phật và chư Bồ tát nêu ra câu hỏi với đầy
đủ sự tự tin: “Hãy hỏi bất cứ điều gì mà ngươi thích! Như Lai sẽ trả
lời những câu hỏi của ngươi, không bỏ sót điều gì!”
Những người khác làm như vậy nhưng thiếu tự tin: “Hãy hỏi!
Này bạn, khi nghe câu hỏi của bạn, tôi sẽ trả lời nếu tôi biết.”)

Những câu hỏi của Āḷavaka và những câu trả lời của Đức Phật
184 Đại Phật Sử - Tập 4

Khi Đức Phật thực hiện cách mời được áp dụng bởi chư Phật
như vậy, Āḷavaka bèn đặt ra câu hỏi dưới dạng kệ ngôn:

Kiṃ su’dha vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ?


Kiṃ su suciṇṇaṃ sukhaṃ āvahati?
Kiṃ su have sādutaraṃ rasānaṃ?
Kathaṃ jīviṃ jīvitaṃ ahu seṭṭhaṃ?
(Này Sa-môn Gotama!) Cái gì là tài sản đáng ca ngợi nhất của
chúng sanh trong thế gian này? Cái gì có thể thực hành ngày này qua
ngày khác một cách liên tục mà đem lại ba sự an lạc trong nhân loại,
chư thiên và Niết bàn? Trong tất cả các vị, vị nào là tốt nhất cho chúng
sanh? Đời sống con người như thế nào đáng ca ngợi nhất trong chúng
sanh mà nhiều bậc giới đức như chư Phật và các bậc khác hằng tuyên
thuyết?”
Theo cách này, câu hỏi thứ nhất là: “Cái gì là tài sản đáng ca
ngợi nhất của chúng sanh trong thế gian này? Được hỏi bằng cách
dùng từ có tính chất dẫn đầu, cách nói như vậy được gọi là phương
pháp ukaṭṭha. Do đó, cần lưu ý rằng chữ ‘chúng sanh’ ở đây tượng
trưng cho cả đàn ông và đàn bà. Câu hỏi có ý nghĩa rằng: “Cái gì là
điều tốt nhất trong tất cả người nam và người nữ?”
Qua câu kệ này, bốn câu hỏi sau đây được hàm ý rằng:
1. Tài sản quý báu nhất trong thế gian này là gì?
2. Điều gì khi được thực hành từ ngày này sang ngày khác có thể dẫn
đến ba trạng thái hạnh phúc thuộc nhân loại, chư thiên và Niết
bàn?
3. Vị nào là ngọt ngào nhất trong các vị?
4. Sống như thế nào là cao quý nhất?
Khi ấy, Đức Phật vì muốn trả lời theo cách như Đức Phật
Kassapa đã trả lời, Ngài bèn trả lời bằng cách thuyết lên những câu kệ:

Saddh’īdha vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ.


Dhammo suciṇṇo sukhaṃ āvahati.
Saccaṃ have sādutaram rasānaṃ
Tỳ khưu Minh Huệ 185

Paññājīvim jīvitaṃ āhu seṭṭham.


(Này Āḷavaka!) Trong thế gian này tài sản đáng ca ngợi nhất của
mỗi người nam và người nữ là đức tin (saddhā), phàm phu cũng như
bậc thánh.
Mười điều phước hay ba thiện sự là Bố thí, Giới và Thiền quán
mà khi được thực hành liên tục cả ngày lẫn đêm có thể đem đến ba
điều hạnh phúc (sukha) thuộc nhân loại, chư thiên và Niết bàn.
Trong tất cả các vị, chân lý (sacca) của Niết bàn là sự thật trong
ý nghĩa cùng tột (Đệ nhất nghĩa đế - Paramattha-sacca) hay lời nói
chân thật thuộc ngữ hạnh phúc (vaci-mangata) đạt được do kiên tránh
nói dối (virati-sacca) quả thật là vị tối thắng nhất trong tất cả chúng
sanh.
Những bậc có giới như chư Phật và những nhân vật khác hằng
tuyên bố rằng đời sống của một chúng sanh mà sống thực hành theo
chánh hạnh một cách liên tục là đáng tán dương nhất.
(1) Đây là ý nghĩa, cũng như tất cả tài sản trong thế gian như vàng,
bạc, châu báu, v.v… dầu hữu ích của chúng là đem lại hạnh phúc
cho cả thân (kāyika-sukha) và tâm (cetasika-sukha) vì chúng ngăn
ngừa sự đói khát và những cái khổ khác, cũng như chúng làm hết
nghèo, cũng như chúng là nguyên nhân để có được ngọc trai, hồng
ngọc, v.v… cũng như chúng thu hút sự ngưỡng mộ từ những người
khác. Cũng vậy, hai loại đức tin của phàm phu và của bậc thánh
đem lại hạnh phúc cả thế tục lẫn tâm linh. Cũng vậy, đức tin là giới
(pháp) dẫn đầu cho những người thực hành chánh hạnh để ngăn
chặn những cái khổ trong luân hồi như sanh, già, bịnh, chết, v.v…
Cũng vậy, nó làm chấm dứt trình trạng thiếu thốn các giới đức
(thiện pháp). Cũng vậy, nó là nguyên nhân để thành đạt Pháp bảo
như Thất Giác Chi (Bojjhanga).

Saddho sīlena sampanno, yaso bhogasamappito,


Yaṃ yaṃ padesaṁ bhajati, tattha tatth’eva pūjito.
(Người có đầy đủ đức tin (saddhā) và giới (sīla), cũng có tùy tùng
và của cải người ấy đi đâu cũng được vinh danh. Vì Đức Phật cũng
186 Đại Phật Sử - Tập 4

từng dạy như vậy (trong chuyện về Cittagahapati, 21 Pakinnaka-


vagga thuộc Dhammapada), một bậc có đầy đủ đức tin được tôn
trọng bởi tất cả chư thiên và nhân loại. Do đó, đức tin phàm và
thánh được Đức Phật thuyết ra là hai tài sản của con người).
Tài sản về đức tin là nguyên nhân của ba loại hạnh phúc vô song
của con người, chư thiên và Niết bàn. Hơn nữa, nó là nguyên nhân
để hoạch đắc những của báu trong thế gian như vàng, bạc, v.v…
chỉ có người nào có đức tin và thực hành bố thí mới có được châu
báu trong thế gian. Người không có đức tin không có quả báu tài
sản. Do đó, đức tin là tài sản đáng khen ngợi nhất trong thế gian.
(2) Khi mười việc thiện (hay nói cách khác là ba việc làm bố thí
(dāna), trì giới (sīla) và tham thiền (bhāvanā) được thực hành
ngày này qua ngày khác, chúng đem lại hạnh phúc nhân loại cho
người thực hành, như chúng mang lại cho Sona, Ratthapala và
những trưởng giả khác. Chúng đem lại hạnh phúc chư thiên, cho
người thực hành như Sakka, vua của chư thiên, và chư thiên khác;
chúng đem lại Niết bàn như đem lại cho hoàng tử Mahāpaduma và
các vị khác.
(3) Cái để nếm và thưởng thức gọi là vị. Có nhiều loại vị, như vị của
các loại củ, vị của thân hay vị của cọng rau, v.v… và những phần
khác của cây thảo mộc đóng góp vào sự phát triển trên thân của
người. Nhưng chúng chỉ đem lại hạnh phúc trong thế gian. Vị của
pháp chân thật do kiên tránh nói dối (virati-sacca) và vị của chân
thật ngữ (vaci-sacca) đóng góp vào sự phát triển trong tâm của con
người nhờ thiền Chỉ (samatha) và thiền Quán (vipassanā) và
những pháp thiền khác. Chúng dẫn đến hạnh phúc của tâm linh.
Đạo quả A-la-hán được gọi là Giải thoát vị (vimutti-rasa) vì được
thành đạt nhờ vị của Niết bàn, là chân lý trong ý nghĩa chân đế
(paramattha-sacca) rất ngọt ngào. Do đó, ba vị này gồm
paramattha-sacca, virati-sacca, và vaci-sacca là những vị tối
thắng nhất trong các vị.
(4) Một người mà thiếu cả hai con mắt tức là mắt trí tuệ tu tập trong
lĩnh vực thế gian và con mắt trí tuệ trong lĩnh vực tu tập xuất thế
Tỳ khưu Minh Huệ 187

gian thì được gọi là Andha-puggala (người bị mù cả hai mắt).


Người chỉ có một con mắt trong tu tập thuộc lĩnh vực thế gian và
thiếu con mắt trí tuệ trong Pháp (Dhamma) thì được gọi là Eka-
cakkhu (một mắt). Người có cả hai con mắt trí tuệ thì được mệnh
danh là Dvi-cakkhu-puggala (người có hai mắt sáng).
Trong ba hạng người này, thì người cư sĩ có hai mắt sống bằng
cách làm các công việc trong gia đình, quy y Tam Bảo , thọ trì ngũ
giới, bát quan trai giới và làm những phận sự khác trong xã hội
loài người nhờ vào trí tuệ. Một tỳ khưu sống bằng cách làm tròn
phận sự Sa-môn như Giới thanh tịnh (sīla-visuddhi), Tâm thanh
tịnh (citta-visuddhi) và những pháp khác nhờ trí tuệ. “Chỉ đời sống
của người trú bằng trí tuệ là đáng khen ngợi.” Các bậc Thánh nhân
như chư Phật, v.v… hằng tuyên bố như vậy. (Các Ngài không nói
rằng lối sống của người chỉ biết hít thở là đáng khen ngợi). Như
vậy cần được lưu ý một số chi tiết của ý nghĩa.

Khi nghe Đức Phật trả lời bốn câu hỏi của mình, dạ xoa Āḷavaka
rất hoan hỷ, và muốn đặt bốn câu hỏi còn lại, vị ấy bèn đọc lên câu kệ
sau:
Katthaṃ su tarati oghaṃ, katthaṃ su tarati aṇṇavaṃ
Katthaṃ su dukkham acceti, katthaṃ su parisujjhati.
(Bạch Đức Thế Tôn!) Bằng cách nào hay do điều gì mà người ta
vượt qua bốn dòng bộc lưu? Làm thế nào hay do điều gì mà người ta
vượt qua đại dương luân hồi (saṁsāra)? Làm thế nào hay do điều gì
mà người ta vượt qua vòng đau khổ? Bằng cách nào hay do điều gì mà
người ta tẩy sạch các pháp ô nhiễm trong chính mình?
Khi dạ xoa đã hỏi như vậy, Đức Phật bèn trả lời bằng cách đọc lên
câu kệ:
Saddhāga tarati oghaṃ, appamādena aṇṇavaṃ
Viriyena dukkham acceti, Paññāya parisujjhati.
(Này Āḷavaka!) Do đức tin (saddhā) người ta vượt qua bốn dòng
bộc lưu. Do pháp không dể duôi (appamāda) là sự thực hành lập đi
lập lại mười điều phước mà người ta vượt qua đại dương luân hồi. Do
188 Đại Phật Sử - Tập 4

tinh tấn (viriya) người ta vượt qua vòng đau khổ. Do trí tuệ (paññā)
mà người ta thanh lọc các pháp ô nhiễm trong tâm.
(Ở đây, người vượt qua bốn dòng bộc lưu đại dương luân hồi, có
thể vượt qua vòng khổ đau và xa lìa các pháp ô nhiễm, nhưng (1)
người thiếu đức tin (saddhā), người không tin vào pháp hành cao quý
để vượt qua bốn dòng bộc lưu thì người ấy không thể hành thiền, là
pháp vượt qua. Do vậy, người ấy không thể vượt qua được bốn dòng
bộc lưu. (2) Người xao lãng, dể duôi, do đắm chìm trong dục lạc vì
người ấy bám chắc vào những dục lạc này nên không thể vượt qua đại
dương luân hồi. (3) Người lười biếng không tinh tấn, sống chung với
những người bất thiện thì sống trong đau khổ. (4) Kẻ ngu do không
biết đường lối thực hành dẫn đến sự thanh lọc các pháp ô nhiễm thì
không thể dứt khỏi phiền não trong tâm. Cho nên câu trả lời của Đức
Phật cho thấy rằng đức tin (saddhā) đối trị với thiếu đức tin
(asaddhā), không dể duôi (appamāda) đối trị với dể duôi (pamāda),
tinh tấn (viriya) đối trị với biếng nhác (kosajja), và trí tuệ (paññā) đối
trị với si mê (moha).
Lại nữa, trong bài kệ trả lời bốn dòng này thì đức tin hay Tín
quyền là nguyên nhân cơ bản của bốn yếu tố của sự Nhập lưu
(sotāpattiyaṅga) đó là (a) sappurisa-saṃseva - thân cận với những bậc
có giới đức. (b) saddhamma-savana - nghe pháp của những bậc có
giới đức. (c) yoniso-manasikara - quán xét đúng pháp (như lý tác ý).
(d) dhammānudhamma-paṭipaṭṭi - chuyên tâm vào pháp thiền Chỉ và
thiền Quán phù hợp với chín pháp siêu thế. Chỉ khi nào có được đức
tin mới dẫn đến sự tu tập bốn yếu tố Nhập lưu. Và chỉ có sự tu tập
bốn yếu tố này mới dẫn đến Đạo quả Nhập lưu (sotāpatti). Cho nên,
qua câu trả lời đầu tiên của Đức Phật trong bài kệ: “Saddhāya tarati
ogham - do đức tin mà người ta vượt qua bốn dòng bộc lưu,” Nhập
lưu đạo - Sotāpatti-magga, sự vượt ra khỏi kiến bộc lưu (ditth’ogha),
ám chỉ đến Bậc Thánh Dự lưu.
(Bậc thánh Dự lưu - Sotāpanna, vì vị ấy có sự cần mẫn, tương
đương với những việc phước được lập đi lập lại, hoàn thành Đạo thứ
hai và chỉ tái sanh một lần nữa trong cõi người. Vị ấy vượt qua đại
Tỳ khưu Minh Huệ 189

dương luân hồi (saṁsāra), cho nên câu trả lời thứ hai trong câu kệ:
“appamādena aṇṇavam - do chuyên cần người ta vượt qua được đại
dương luân hồi.” Nhất Lai đạo (sakadāgāmi-magga) sự vượt qua Hữu
bộc lưu (bhav’ogha), ám chỉ đến bậc Thánh Nhất Lai.
Bậc thánh Nhất Lai hoàn thành Đạo thứ ba do tinh tấn và vượt
qua khổ liên quan đến tham ái, có nguồn gốc ở Dục bộc lưu
(kām’ogha) – việc mà Nhất Lai đạo chưa làm được. Cho nên câu trả
lời thứ ba “viriyena dukkham acceti - do tinh tấn người ta vượt qua
vòng đau khổ”. Bất lai đạo (anāgāmi-magga) là sự vượt qua Dục bộc
lưu (kam’ogha), ám chỉ đến bậc thánh Bất lai.
Vị thánh Bất lai, vì vượt qua vũng lầy của dục lạc, hoàn thành
Đạo thứ tư do Tuệ quán và đoạn trừ pháp ô nhiễm Vô minh (mà Bất
lai đạo chưa đoạn diệt được). Cho nên câu trả lời thứ tư trong bài kệ:
“paññāya parisujjhati - do trí tuệ người ta thanh lọc các ô nhiễm trong
chính mình”. A-la-hán đạo (arahatta-magga), sự vượt qua vô minh
bộc lưu (avijj’ogha), ám chỉ đến bậc thánh A-la-hán.
Câu kệ được giảng dạy kết thúc với đỉnh cao là đạo quả A-la-hán
thì dạ xoa Āḷavaka được an trú trong Thánh quả Nhập Lưu.

Những câu hỏi khác của Āḷavaka sau khi chứng đắc
Thánh quả Nhập lưu - Sotāpatti

Giờ đây Āḷavaka đã khắc nghi trong tâm chữ Paññā (Trí tuệ)
trong câu trả lời thứ tư của bài kệ, “paññāya parisujjhati - do trí tuệ
người ta thanh lọc các pháp ô nhiễm trong chính mình” được Đức
Phật đọc lên. Dạ xoa (vị ấy đã là bậc thánh Nhập lưu) ước muốn hỏi
thêm những câu kệ khác, sự pha trộn các vấn đề khác thuộc thế gian
và xuất thế gian, bằng trí thông minh của mình, vị ấy đọc lên sáu dòng
kệ sau:

Kathaṃ su labhate paññaṃ?


Kathaṃ su vindate dhanaṃ?
Katham su kiṭṭiṃ pappoti?
190 Đại Phật Sử - Tập 4

Katham mittāni ganthati?


Asmā lokā paraṃ lokaṃ
kathaṃ pecca na socati?
(Bạch Đức Thế Tôn!) Bằng cách nào để đạt được hai loại trí là
hiệp thế và siêu thế? Làm thế nào để đạt được hai loại tài sản là hiệp
thế và siêu thế? Làm thế nào để đạt được danh tiếng? Làm thế nào để
thân cận với bạn bè? Bằng cách nào mà người ta không sầu khổ khi
mạng chung từ thế giới này sang thế giới khác?
Qua câu kệ này, dạ xoa Āḷavaka muốn hỏi những vấn đề liên
quan đến năm điều sau đây:
1. Phương cách để có được trí tuệ.
2. Phương cách để có được tài sản.
3. Phương cách để có được danh tiếng.
4. Phương cách để có được bạn bè.
5. Phương cách để thoát khỏi sầu khổ trong kiếp sau.
Vì muốn giảng cho dạ xoa một cách đúng pháp rằng có bốn pháp
giúp thành tựu hai loại trí hiệp thế và siêu thế ( muốn trả lời câu hỏi
thứ nhất), Đức Phật tuyên thuyết câu kệ sau:

Saddhāno aroahataṃ,dhammaṃ nibbānapattiyā.


sussūsaṃ labhate paññaṃ, appamatto vicakkhaṇo.
(Này Āḷavaka!) Người có niềm tin sâu đậm trong mười việc
phước và ba mươi bảy Bồ đề phần là những pháp giúp chứng đắc Niết
bàn, do chư Phật Toàn giác, chư Phật Độc giác và Thinh văn A-la-hán
giảng dạy; người tôn kính lắng nghe bậc trí, có chánh niệm và nhất
tâm, và suy xét tường tận về hai loại lời nói thiện ngữ (subhāsita) và
ác ngữ (asubhāsita) thì sẽ có được hai loại trí là hiệp thế và siêu thế.
Qua câu trả lời này, Đức Phật muốn nói rằng:
1. Đức tin (saddhā)
2. Sự chú ý (sussūsā)
3. Chánh niệm (appamāda)
4. Sự suy xét (vicakkhanā) là những phương tiện để có được trí tuệ.
Tỳ khưu Minh Huệ 191

Giải thích: Chư Phật Toàn giác, chư Phật Độc giác và chư Thinh
văn Phật chứng ngộ Niết bàn là nhờ mười điều phước đầu tiên và ba
mươi bảy pháp Bồ đề phần, được gọi phương tiện dẫn đến Niết bàn.
Chỉ người nào có niềm tin sâu sắc (saddhā) mới có thể sở hữu được
hai loại trí hiệp thế và siêu thế này.
Tuy nhiên, sự sở hữu trí tuệ không thể có được chỉ bằng đức tin.
Chỉ khi nào những bậc có đức tin trau dồi (sussūsā) bằng cách đến gần
các bậc trí, hầu hạ các Ngài, lắng nghe các Ngài nói pháp, như vậy
người ấy mới có thể đạt được hai loại trí tuệ này (tức là niềm tin dẫn
đến Niết bàn), người ấy phải đi đến người thầy tế độ (upajjahāya) và
làm tròn bổn phận của mình đối với thầy.
Khi vị thầy hài lòng việc làm tròn bổn phận của người đệ tử sẽ
giảng dạy. Người đệ tử phải chăm chú lắng nghe. Việc đến gần thầy tế
độ, chăm chú lắng nghe lời giảng - tất cả những điều này tạo nên từ
sussūsā, cung kính vâng lời. Chỉ người nào có sussūsā mới có thể đạt
được trí hiệp thế và siêu thế.
Chỉ khi nào người nghe có đức tin, sự tôn kính và tu tập thêm,
appamāda (không dể duôi) và vicakkhaṇā (thẩm xét) về thiện ngữ
(subhāsita) và ác ngữ (asubhāsita) người ấy mới có thể đạt được hai
loại trí hiệp thế và siêu thế. Người thiếu bốn pháp, saddhā, sussūsā,
appamāda và vicakkhaṇā thì không thể.
Xét về sự liên hệ giữa bốn pháp và trí siêu thế, (1) do saddhā
người ta đi vào pháp hành dẫn đến trí tuệ, (2) do sussūsā người ấy
cung kính lắng nghe pháp dẫn đến trí tuệ, (3) do appamāda người ấy
không quên những điều đã học được, (4) do vicakkhaṇā người ấy suy
xét sâu xa về những điều đã nghe, đã học khiến cho nó nguyên vẹn,
không thay đổi sai lạc, mở rộng kiến thức và trí tuệ của người ấy.
Hoặc (2) do sussūsa người ta cung kính dẫn đến trí tuệ, (3) do
appamāda người ta ghi nhớ điều đã học khiến nó không bị quên lãng,
(4) do vicakkhaṇā người ta suy gẫm sâu xa điều đã được ghi nhớ trong
tâm. Sự thực hành lập đi lập lại bốn điều này giúp người ta giác ngộ ý
nghĩa cùng tột của Niết bàn nhờ Đạo quả A-la-hán. Theo cách này, sự
tu tập Trí tuệ siêu thế của Đạo và của Quả cần được lưu ý.
192 Đại Phật Sử - Tập 4

Sau khi trả lời câu hỏi đầu tiên như vậy, Đức Thế Tôn trả lời câu
hỏi thứ hai, thứ ba và thứ tư Ngài bèn tuyên đọc câu kệ sau:

Patirūpa-kāri dhuravā, uṭṭhātā vindate dhanaṃ


saccena kittiṃ pappoti dadaṃ mittāni ganthāti.
(Này Āḷavaka!) Người thực hiện hai điều này dẫn đến tài sản thế
tục lẫn tâm linh phù hợp với nơi chốn và thời gian; người do tinh tấn
không từ bỏ phận sự của mình, và cũng như năng động về thể chất,
chắc chắn có được hai loại tài sản. (Nửa câu kệ đầu, Đức Phật trả lời
rằng hai loại tài sản có thể đạt được qua ba yếu tố: theo pháp hành phù
hợp với thời gian và nơi chốn, dẫn đến tài sản, có sự tinh tấn của thân
và tâm). Qua lời nói chân thực an lành, người ta có thể đạt đến danh
tiếng tốt rằng “Đây là người nói sự thật” (hay) do sự chứng đắc ý
nghĩa cùng tột của Niết bàn mà người ta đạt đến danh tiếng, mọi người
sẽ nói rằng: " Người ấy là Đức Phật.” “Người ấy là Phật Độc Giác.”
“Người ấy là Thinh văn đệ tử Phật.” (Dòng kệ thứ ba này trả lời cho
câu hỏi thứ ba). Người không bỏn xẻn mà toàn tâm toàn ý bố thí đến
một người nào đó cái mà người ấy cần thì sẽ tạo được nhiều bạn bè
(Qua dòng kệ thứ tư này, câu hỏi thứ tư được trả lời).
Ở đây, phương pháp để đạt đến tài sản trong thế gian qua sự thực
hành đúng pháp, sự tinh tấn của tâm và thân có thể được lưu ý từ câu
truyện Bổn sanh nổi tiếng - Cūḷa-seṭṭhi Jātaka , kể về một người trở
nên giàu có trong vòng bốn tháng bằng cách lấy con chuột chết làm
vốn và lợi tức thu được là 200 ngàn.
Nói về sự thành tựu tài sản tinh thần, cần tìm hiểu về câu chuyện
của trưởng lão Mahā Tissa.
Giải thích: Vị trưởng lão cao tuổi Mahā Tissa ở Ceylon, nguyện
thực hành pháp Đầu đà với ba oai nghi - đi, đứng và ngồi và ngài thực
hiện viên mãn. Bất cứ khi nào cảm thấy uể oải thì Ngài nhúng cái nệm
bằng rơm trong nước rồi đặt nó trên đầu và lội xuống nước đến ngang
cổ để diệt trạng thái hôn trầm (thina-middha) của mình. Sau mười hai
năm, Ngài chứng đắc Đạo quả A-la-hán.
Tỳ khưu Minh Huệ 193

Sau khi trả lời bốn câu hỏi đầu tiên như vậy, trong đó những
pháp thuộc thế tục và tinh thần dành cho người tại gia và người xuất
gia được kể chung. Giờ đây Đức Phật muốn giải đáp câu hỏi thứ năm.
Do đó, Ngài đọc lên câu kệ sau:

Yass’ete caturo dhammā, saddhassa gharaṁ esino.


Saccaṃ dhammo dhīti cāgo, sa ve peccan socati.
Người có đức tin và tầm cầu lợi ích cho gia đình, trong người ấy
có hiện hữu bốn pháp đó là chân thật (sacca), trí tuệ (dhamma), sự
tinh tấn của thân và tâm (dhīti), xả thí (cāga), thật vậy, người này
không lo buồn cho sự ra đi của mình sang thế giới bên kia.
Sau khi trả lời câu hỏi thứ năm như vậy, Đức Phật muốn sách tấn
dạ xoa Āḷavaka và đọc lên câu kệ rằng:

Ingha aññe’pi pucchassu,


puthū samāṇa brāhmaṇe.
Yadi saccā damā cāgā,
khantyā bhiyyo’dha vijjati.
(Này dạ xoa Āḷavaka!) Trong thế gian này nếu có đức tánh nào
thù thắng hơn sacca (hai loại chân thật) để thành đạt danh tiếng; nếu
có đức tánh nào thù thắng hơn dama (tự chế) qua sự thận trọng là một
phần của sự vâng lời khôn ngoan để thành đạt trí thế tục và tâm linh;
nếu có đức tánh nào thù thắng hơn cāga (xả thí) để kết bạn; nếu có
đức tánh nào thù thắng hơn khantī (nhẫn nại) dưới dạng tinh tấn nơi
thân và tâm để tạo ra tài sản thuộc thế tục và tâm linh. Nếu có đức
tánh nào thù thắng hơn các pháp sacca, dama, cāga, và khantī để loại
trừ sầu khổ cho đời sau, hoặc nếu ngươi nghĩ có những đức tánh thù
thắng hơn bốn pháp này, để thỏa mãn ngươi nên hỏi những người
khác, những vị Sa-môn và Bà-la-môn như Purāna Kassapa, v.v…
những kẻ lầm lạc cho rằng họ là những vị Phật Chánh đẳng Chánh
giác.
Khi Đức Phật đọc xong câu kệ thì dạ xoa Āḷavaka bạch với Đức
Thế Tôn bằng câu kệ, nửa câu kệ đầu giải thích rằng vị ấy đã đoạn diệt
194 Đại Phật Sử - Tập 4

hoài nghi (do chứng đắc Đạo Tuệ), hoài nghi rằng liệu vị ấy có nên
hỏi Purāma Kassapa, v.v… hay không và câu kệ thứ hai giải thích lý
do khiến vị ấy không có ý định hỏi:

Kathaṃ nu dāmi puccheyyam


puthū samaṇa-brahmaṇe.
Yo’haṃ ajja pajānāmi
yo attho samparāyiko.
(Bạch Đức Thế Tôn!) Giờ đây (đệ tử của Ngài tên Āḷavaka) đã
cắt đứt tất cả hoài nghi bằng lưỡi dao của Đạo trí Nhập lưu (sotāpatti-
magga-ñāna), tại sao con còn phải hỏi những Sa-môn và Bà-la-môn
mà tự cho mình là Đức Phật Toàn Giác (Thực vậy, con không nên hỏi
họ vì con đã thoát khỏi phiền não trói buộc của hoài nghi (vicikicchā).
Vì Đức Thế Tôn đã khuyến giáo con, con tên Āḷavaka là đệ tử của
người, ngày hôm nay đã tự thân biết rõ, tất cả những lời khuyến giáo
của Đức Thế Tôn về sự thành tựu trí tuệ, thành tựu tài sản và thành
tựu danh tiếng và sự kết bạn, những đức tánh dẫn đến không khổ ưu
trong kiếp sau. (Thế nên, con không cần phải hỏi những người khác để
được thỏa mãn).
Giờ đây, dạ xoa Āḷavaka đọc lên bài kệ sau đây để cho thấy rằng
trí tuệ mà vị ấy đạt được có nguồn gốc từ Đức Phật:

Atthāya vata me Buddho


vāsāy’āḷaviṃ āgāmā.
Yo’haṃ ajja pajānāmi,
yattha dinnaṃ Mahāppahalaṃ.
Đức Thế Tôn, Đức Phật Toàn Giác do lòng bi mẫn đã đi đến
kinh đô Alavi để trải qua suốt mùa an cư để đem lại lợi ích thế tục và
tinh thần cùa con. Vật thí với tâm tịnh tín được cúng dường đến Đức
Phật Toàn Giác có những phước báu to lớn trong cõi trời, cõi người
cho đến Niết bàn. Đức Phật Toàn Giác xứng đáng được thọ lãnh
những vật thí quý báu nhất, mà giờ đây con được biết một cách thấu
đáo.
Tỳ khưu Minh Huệ 195

Sau khi đã đọc lên câu kệ nói rằng bây giờ vị ấy đã có được
phương tiện phát triển lợi ích cho mình. Āḷavaka lại đọc lên câu kệ
này để bày tỏ mong ước muốn đem lại lợi ích cho những kẻ khác:

So aham vicrissāmi,
gāmā gāmaṃ purā puraṃ.
Namassamāno sambuddhaṃ,
Dhammassa ca suddhammataṃ.
(Bạch Đức Thế Tôn!) Bậc có hào quang chiếu sáng rực rỡ như
mặt trời. Con Āḷavaka, đệ tử của Ngài (từ hôm nay trở đi vào ngày
mà con gặp bậc Đạo sư), thành kính chấp tay đưa lên đầu, sẽ đi từ cõi
trời này đến cõi trời khác, từ thành phố chư thiên này đến thành phố
chư thiên khác công bố vang khắp về những ân đức của Đức Phật,
Chúa tể của ba cõi, và ân đức của Pháp gồm có mười thành phần là
bốn Đạo, bốn Quả, Niết bàn và toàn thể Giáo pháp của Ngài, chứa
những phương cách thiện xảo để giải thoát khỏi vòng đau khổ (và
những ân đức của Tăng , tám hạng Thánh Tăng, những bậc cẩn trọng
đi theo pháp hành quý báu của ba pháp học).
Đó là lúc mà bốn biến cố sau đây đồng thời xảy ra:
1. Kết thúc câu kệ của Āḷavaka.
2. Trời vừa rạng sáng.
3. Câu kệ của Āḷavaka được đón nhận bằng sự hoan hô vang dội.
4. Những người hầu của vua giao nộp hoàng tử Āḷavaka đến lâu đài
của dạ xoa Āḷavaka.
Khi những người hầu của đức vua (từ kinh đô Āḷavi) nghe tiếng
hoan hô vang rền, họ tự nghĩ rằng: “Tiếng vang như vậy không thể
xảy ra với bất cứ nhân vật nào ngoài Đức Phật. Có thể rằng Đức Phật
đã đến rồi chăng?” Nhìn thấy ánh hào quang của Đức Phật, họ đi vào
lâu đài của dạ xoa không chút sợ hãi. Vào trong lâu đài, họ gặp Đức
Phật đang ngồi còn dạ xoa Āḷavaka đang đứng chấp hai tay chấp trong
thái độ tôn kính.
Sau khi thấy vậy, những người hầu của đức vua mạnh dạn trao
hoàng tử cho dạ xoa Āḷavaka nói rằng: " Thưa đại dạ xoa! Chúng tôi
196 Đại Phật Sử - Tập 4

mang hoàng tử Āḷavaka bé nhỏ này để dâng nộp cho ngài. Bây giờ
ngài có thể ăn hoàng tử nếu ngài muốn.” Vì dạ xoa Āḷavaka đã trở
thành bậc thánh Nhập lưu rồi nên cảm thấy hổ thẹn.
Āḷavaka dịu dàng bồng lấy hoàng tử bé nhỏ rồi dâng hoàng tử
đến Đức Phật bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Con xin dâng vị hoàng
tử đến Ngài. Con xin bố thí hoàng tử này đến Ngài. Chư Phật hằng
nhân từ và bảo vệ chúng sanh vì lợi lạc của họ. Bạch Đức Thế Tôn!
Xin Ngài hãy tiếp nhận đứa bé này, vì hạnh phúc và lợi ích cho cậu
ấy.” Dạ xoa đọc lên câu kệ này:

Imaṃ kumāraṃ satapuññalakkhaṇaṃ


sabba’ṅgupetaṃ paripuṇṇavyañjanaṃ
Udaggacitto sumano dadāmi te.
paṭiggaha lokahitāya cakkhuma.
Bạch Đức Thế Tôn! Bậc Ngũ nhãn! Phấn chấn và hạnh phúc,
con Āḷavaka với tâm tịnh tín xin dâng Đức Thế Tôn hoàng tử
Āḷavaka, người có hơn một trăm tướng do bởi những việc phước trong
quá khứ, người có đầy đủ tứ chi lớn nhỏ và thân tướng được phát
triển. Chư Phật chăm sóc chúng sanh hằng đem lại lợi ích cho họ. Xin
Ngài bi mẫn nhận lấy hoàng tử để đem lại lợi ích cho cậu ấy.
Đức Phật đón nhận lấy hoàng tử Āḷavaka. Ngài thọ nhận như vậy
để ban phước và sự lợi ích là trường thọ và khỏe mạnh cho dạ xoa và
hoàng tử. Đức Phật đọc lên ba câu kệ, mỗi câu bỏ bớt một dòng (để
dành cho người khác điền vào). Chỗ trống trong mỗi câu kệ được dạ
xoa điền ba lần thành dòng kệ thứ tư để an trú hoàng tử trong Tam
Quy. Những câu kệ chưa đầy đủ được đọc lên bởi Đức Phật và được
điền vào đầy đủ bởi Dạ xoa như sau:

(1) Đức Phật: Dīghāyuko hotu ayaṃ kumāro.


tuvañ ca yakkha sukhito bhavāhi.
Avyādhitā lokahitāya tiṭṭhatha
Yakkha: ayaṃ kumāro saranam upeti Buddhaṃ.
Tỳ khưu Minh Huệ 197

(2) Đức Phật: Dīghāyuko hotu ayaṃ kumāro.


tuvañ ca yakkha sukhito bhavāhi.
Avyādhita lokahitāya tiṭṭhatha.
Yakkha: ayaṃ kumāro saranam upeti Dhammaṁ.

(3) Đức Phật : Dīghāyuko hotu ayaṃ kumāro.


tuvañ ca yakkha sukhito bhavāhi.
Avyādhitā lokahitāya tiṭṭhatha.
Yakkha: ayaṃ kumāro saraṇam upeti Saṅghaṁ.

(1) Đức Phật: Cầu cho hoàng tử Āḷavaka này được sống lâu. Này
dạ xoa Āḷavaka! Cầu cho ngươi cũng được hạnh
phúc cả thân lẫn tâm! Cầu cho cả hai được sống lâu,
thoát khỏi chín mươi sáu loại bịnh, vì lợi ích của
nhiều người.
Yakkha: Bạch Đức Thế Tôn! Hoàng tử Āḷavaka xin quy y
Đức Phật, Thế Tôn, bậc Chánh Biến Tri.

(2) Đức Phật: Cầu cho hoàng tử Āḷavaka này được sống lâu. Này
dạ xoa Āḷavaka! Cầu cho ngươi cũng được hạnh
phúc cả thân lẫn tâm! Cầu cho cả hai được sống lâu,
thoát khỏi chín mươi sáu loại bịnh, vì lợi ích của
nhiều người.
Yakkha: Bạch Đức Thế Tôn! Hoàng tử Āḷavaka xin quy y
Pháp gồm mười đặc tính như bốn Đạo, bốn Quả,
Niết bàn và toàn bộ Giáo Pháp của Ngài.

(3) Đức Phật: Cầu cho hoàng tử Āḷavaka này được sống lâu. Này
dạ xoa Āḷavaka! Cầu cho ngươi cũng được hạnh
phúc cả thân lẫn tâm! Cầu cho cả hai được sống lâu,
thoát khỏi chín mươi sáu loại bịnh, vì lợi ích của
198 Đại Phật Sử - Tập 4

nhiều người.
Yakkha: Bạch Đức Thế Tôn! Hoàng tử Āḷavaka này xin quy y
Tăng gồm những bậc thánh Tăng trong ý nghĩa cùng
tột (Paramattha Ariya).
Rồi Đức Phật trao hoàng tử lại cho các quan và bảo rằng: “Hãy
nuôi dưỡng vị hoàng tử này rồi trả vị ấy về với Như Lai.”

Đặt tên hoàng tử Hatthaka Āḷavaka

Tên gốc của hoàng tử là Āḷavaka. Như đã trình bày, ngày dạ xoa
được nhiếp phục, hoàng tử được chuyển giao từ tay của các vị quan
đến tay của dạ xoa, rồi từ tay của dạ xoa đến tay Đức Phật, và từ tay
Đức Phật trở về lại tay của các quan. Vì thế, hoàng tử được gọi là
Hatthaka Āḷavaka (hay Hatthakā-lavaka - Āḷavaka là người được
chuyền từ tay người này đến tay người khác).
Khi các quan đem hoàng tử trở về, những người nông dân, thợ
rừng và những người khác đều trông thấy, họ rụt rè hỏi: “Thế là thế
nào? Không phải dạ xoa không muốn ăn thịt hoàng tử vì hoàng tử quá
nhỏ chăng?” Các quan bèn đáp: “Này các bạn! Đừng sợ hãi. Đức Thế
Tôn đã làm cho hoàng tử thoát khỏi nguy hiểm rồi,” và kể cho họ
nghe về toàn thể câu chuyện.
Sau đó, toàn thể kinh đô Āḷavi hô vang: “Lành thay! Lành thay!”
Dân chúng hướng đến nơi dạ xoa Āḷavaka hô vang dội “Đức Thế Tôn
đã tạo ra sự an lành! Đức Thế Tôn đã tạo ra sự an lành!” Đến giờ Đức
Phật đi vào thành khất thực, dạ xoa đi theo mang theo y và bát của
Đức Phật, được nửa đường thì dừng lại nhìn Đức Phật đi khuất, vị ấy
trở về cung điện của mình.

Sự hóa độ vĩ đại (Dhammābhisamaya)

Sau khi Đức Phật đi khất thực trong thành Āḷavī và khi độ thực
xong, Ngài ngồi trên trang nghiêm dưới một cội cây đã được soạn sẵn
ở một nơi vắng vẻ tại cổng thành. Khi ấy, vua Āḷavaka cùng đông đảo
Tỳ khưu Minh Huệ 199

quần thần và dân cư thành Āḷavī đến đảnh lễ Đức Phật rồi ngồi quanh
Ngài và hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn! Bằng cách nào Ngài nhiếp phục
được tên dạ xoa hung ác như thế?”
Khi ấy, Đức Phật thuyết bài kinh Āḷavaka đã được trình bày
bằng mười hai câu kệ trên, bắt đầu bằng việc kể lại cuộc tấn công của
Dạ xoa và chi tiết: “Bằng cách này vị ấy cho đổ xuống cơn mưa bằng
chín loại khí giới, bằng cách này vị ấy đã thị hiện nhiều hình tướng
ghê sợ, bằng cách này vị ấy đặt nhiều câu hỏi với Như Lai, bằng cách
này Như Lai đã trả lời những câu hỏi của vị ấy”. Vào lúc kết thúc thời
pháp có tám mươi bốn ngàn chúng sanh giác ngộ Tứ Diệu Đế và tìm
thấy sự giải thoát .

Những sự cúng dường đều đặn đến dạ xoa

Bấy giờ, vua Āḷavaka và cư dân thành Āḷavī dựng lên một cái
miếu dành cho dạ xoa Āḷavaka gần bảo tháp của vua trời Vessavana.
Họ thường xuyên cúng dường đến dạ xoa những lễ vật xứng đáng với
chư thiên như hoa, nước thơm, v.v…
Khi hoàng tử đã lớn lên trở thành chàng trai thông minh, người
ta đưa vị ấy đến Đức Phật với những lời này: “Thưa hoàng tử! Ngài đã
được Đức Phật cứu mạng. Ngài hãy đi hầu hạ bậc Đạo sư và chúng
Tăng”. Hoàng tử đi đến Đức Phật và chúng Tăng hầu hạ các Ngài,
thực hành pháp và an trú trong quả Thánh Bất lai (anāgāmi-phala).
Hoàng tử cũng học thuộc lòng Tam Tạng và có hội chúng gồm năm
trăm cận sự của Đức Phật. Sau một thời gian, Đức Phật cho triệu tập
chúng Tăng và công bố hoàng tử là vị Thánh Bất lai. Hoàng tử
Hatthaka Āḷavaka là vị Tối thắng trong những người đem đến cho
thính chúng bốn Nhiếp sự (Saṅgaha-vatthu).

KẾT THÚC CHƯƠNG 33

HẠ THỨ MƯỜI LĂM CỦA ĐỨC PHẬT TẠI KAPILAVATTHU



200 Đại Phật Sử - Tập 4
Tỳ khưu Minh Huệ 201

CHƯƠNG 34

HẠ THỨ MƯỜI BẢY CỦA ĐỨC PHẬT TẠI VEḶUVANA

Như đã trình bày ở trên, sau khi nhiếp phục và hóa độ dạ xoa
Āḷavaka trong mùa an cư thứ mười sáu tại kinh đô Āḷavī. Đức Phật
sách tấn và giáo hóa cho nhiều chúng sanh hữu duyên. Mùa an cư kết
thúc, Ngài du hành từ kinh đô Āḷavī đến tịnh xá Veḷuvana tại kinh
thành Rājagaha và an cư mùa mưa thứ mười bảy tại đó.

Câu chuyện về kiều nữ Sirimā

Sau đây là phần tóm lượt về câu chuyện kỹ nữ Sirimā. Những


thương nhân của kinh thành Rājagaha, sau khi tự mình chứng kiến sự
lộng lẫy của kinh thành Vesālī nhờ sự hiện hữu của kỹ nữ Ambapāli,
nhân chuyến trở về Rājagaha họ tâu lên đức vua Bimbisāra rằng trong
kinh thành cũng nên có một kỹ nữ xinh đẹp. Khi được đức vua cho
phép, họ bèn bầu chọn một thiếu nữ xinh đẹp tên là Sālavatī, là một kỹ
nữ được ngưỡng mộ nhất bằng những biểu tượng nghi lễ thích hợp và
được đức vua chính thức công nhận. Những ai muốn hưởng dục với
nàng trong một đêm phải trả một trăm đồng tiền vàng.
Khi kỹ nữ sanh đứa con trai đầu tiên, đứa bé bị đem bỏ bên vệ
đường, được thái tử Abhaya nhặt nuôi và đặt tên là Jīvaka. Khi lớn
lên, Jīvaka đi đến Takkasilā và học nghề thuốc với một vị thầy nổi
tiếng. Jīvaka trở thành một y sĩ nổi tiếng đến ngày hôm nay.
Một thời gian sau, Sālavatī sanh ra một bé gái, vì con gái có thể
theo nghề kỹ nữ của mẹ nên đứa bé gái ấy được giữ lại (không giống
như trường hợp của Jīvaka) mà được nuôi dưỡng chu đáo. Đứa bé gái
được đặt tên là Sirimā. Khi Sālavatī chết đi, nàng kế thừa nghề của mẹ
và được công nhận là một kỹ nữ đáng ngưỡng mộ nhất do đức vua phê
202 Đại Phật Sử - Tập 4

chuẩn. Những ai muốn tìm khoái lạc với nàng trong một đêm thì phải
trả một ngàn đồng tiền vàng. Đây là bài kệ tóm tắt về kỹ nữ Sirimā.

Thời pháp của Đức Phật liên quan đến Sirimā

Trong khi Đức Phật đang trải qua mùa an cư hạ thứ mười bảy tại
tịnh xá Veḷuvana trong thành Rājagaha, Sirimā là một thiếu nữ xinh
đẹp. Điểm đặc biệt về nàng là như thế này: Trong mùa mưa ấy nàng
đã xúc phạm điều gì đó đến một cận sự nữ (upāsikā) của Đức Phật tên
Uttarā, con dâu của trưởng giả Puṇṇa và là bậc thánh sotāpanna. Để tạ
lỗi với Uttarā, nàng sám hối với Đức Phật khi Ngài thọ thực xong
cùng với Tăng chúng tại nhà của Uttarā. Vào ngày hôm ấy, sau khi
nghe Đức Phật thuyết pháp tán dương sự cúng dường vật thực, nàng
chứng đắc quả thánh sotāpatti-phala khi Đức Phật đọc lên câu kệ bắt
đầu bằng ‘Akkodena jine kodhaṃ’ đi đến chỗ kết thúc. Bài mô tả chi
tiết sẽ được nêu ra khi chúng ta đến phần nói về Nandamātā Uttarā
Upāsikā trong phần tiểu sử của các cận sự nữ ở chương Tam Bảo.
Vào ngày sau khi chứng đắc Thánh quả Nhập lưu (sotāpatti-
phala), kỹ nữ Sirimā đã thỉnh mời Tăng chúng có Đức Phật đứng đầu
dự một buổi lễ cúng dường to lớn. Từ ngày ấy trở đi, nàng cúng
dường vật thực đều đặn đến nhóm tám vị tỳ khưu. Theo sự thỉnh mời
của nàng, ngày đầu tiên có tám vị tỳ khưu đến nhà của Sirimā để nhận
vật thực cúng dường. Khi tác bạch rằng: “Thưa chư đại đức! Xin các
Ngài hãy nhận lãnh món bơ! Xin hãy nhận lãnh món sữa,” nàng đặt
các món cúng dường lên miệng bát của tám vị tỳ khưu. Vật thực được
thọ lãnh bởi một vị tỳ khưu (từ nhà của Sirimā) đủ cho ba người hoặc
bốn người ăn. Mỗi ngày nàng Sirimā bỏ ra mười sáu ngàn đồng tiền
vàng cho việc cúng dường vật thực.
Một hôm, có một vị tỳ khưu trong nhóm tám vị tỳ khưu đến nhà
của Sirimā thọ lãnh vật thực rồi một mình đi đến một tịnh xá khác,
cách vương thành Rājagaha trên ba do tuần. Vào buổi chiều nọ, trong
khi vị Tăng khách đang ngồi ở chỗ dành cho vị Mahāthera của tịnh xá,
thì những vị tỳ khưu đồng phạm hạnh đi đến đón tiếp với lời lẽ thế
Tỳ khưu Minh Huệ 203

này: “Này hiền giả! Hiền giả đã độ thực ở đâu mà đến đây vậy?” Vị tỳ
khưu khách đáp: “Thưa các tôn giả! Tôi đến đây sau khi độ vật thực ở
nhà nàng Sirimā trong nhóm tám vị.” Các vị tỳ khưu lại hỏi: “Này
hiền giả! Có phải nàng Sirimā đã cúng dường vật thực rất hấp dẫn
không?” Vị ấy nói: “Thưa các tôn giả! Tôi không thể dùng lời lẽ để ca
ngợi vật thực cúng dường của nàng cho đầy đủ được. Nàng cúng
dường vật thực đến chúng tôi khi đã chuẩn bị một cách tốt nhất. Vật
thực được nhận lãnh bởi một vị tỳ khưu từ nàng đủ cho ba hoặc bốn vị
ăn. Tuy nhiên, thật may mắn cho người nào được nhìn thấy sắc đẹp
của nàng hơn là nhìn thấy vật thực cúng dường của nàng. Người phụ
nữ đó, Sirimā quả thật là người có mỹ tướng như thế như thế và vẻ
đẹp của tứ chi lớn nhỏ.”
Khi ấy, có một vị tỳ khưu trong nhóm tỳ khưu ấy, sau khi nghe
những lời khen ngợi những phẩm cách của nàng Sirimā bèn đem lòng
thương thầm nhớ trộm nàng dù trên thực tế chưa thấy con người thật
của nàng. Vị này nghĩ rằng: “Ta sẽ đi xem nàng.” Vị ấy thông báo với
vị Tăng khách về hạ lạp của mình và hỏi những tỳ khưu nào hiện đang
có mặt tại nhà của Sirimā. Vị Tăng khách đáp: “Thưa tôn giả! Nếu tôn
giả đi ngay bây giờ thì tôn giả sẽ là một trong những vị tỳ khưu được
đến nhà của Sirimā vào ngày mai và thọ lãnh aṭṭhaka-bhaṭṭa (vật thực
được dâng cúng đến tám vị tỳ khưu).” Khi nghe như vậy, vị tỳ khưu
bèn lên đường đi ngay mang theo y và bát (dù vị ấy không thể đến
Rājagaha trong đêm ấy, nhưng vẫn cố gắng tiếp tục cuộc hành trình.
Và vị ấy đến Rājagaha khi trời vừa rạng sáng). Khi đi vào phòng rút
thăm và đứng ở đó, và cái thăm được phát đến cho vị ấy, rồi vị ấy
cùng với nhóm tỳ khưu đi đến thọ lãnh vật thực tại nhà của nàng
Sirimā.
Nhưng nàng Sirimā đã bị một cơn bịnh nặng thập tử nhất sinh kể
từ ngày mà vị tỳ khưu trước ra về sau khi độ thực tại nhà của nàng. Do
đó, nàng phải cởi bỏ tất cả nữ trang mà nàng thường đeo trên người
hàng ngày và nằm trên chiếc trường kỷ. Khi những người hầu của
nàng trông thấy tám vị tỳ khưu đi đến, họ báo cho nàng biết. Nhưng
nàng không thể mời ngồi và cũng không thể tự tay thỉnh bát của các tỳ
204 Đại Phật Sử - Tập 4

khưu giống như những ngày trước. Bởi vậy, khi đang nằm nàng dặn
những người hầu: “Hãy thỉnh bát từ các vị tỳ khưu! Hãy sắp xếp chỗ
ngồi và cúng dường món cơm dẻo trước tiên. Sau đó dâng món bánh
và khi giờ thọ thực đến hãy đặt đầy vật thực vào bát và dâng chúng
đến các Ngài.”
Những người hầu đáp: “Vâng, thưa bà chủ!” Sau khi đưa các vị
tỳ khưu vào nhà, các nữ hầu bèn dâng món cơm dẻo đến các tỳ khưu.
Sau đó họ dâng món bánh, đến giờ ăn họ đặt đầy cơm và vật thực vào
bát của các tỳ khưu. Khi họ trình với Sirimā những việc mà họ đã làm
xong, nàng bèn nói với họ rằng: “Này các cô! Các cô hãy đưa ta đến
yết kiến các Ngài. Ta muốn đảnh lễ các Ngài.” Khi các nữ hầu đưa
nàng đến đảnh lễ các tỳ khưu, nàng thành khẩn đảnh lễ các vị ấy với
tấm thân run rẫy của nàng vì nàng không thể đứng vững được.
Vị tỳ khưu mà đem lòng say đắm Sirimā dù trước kia chưa thấy
nàng, giờ đây chăm chăm nhìn nàng và suy nghĩ: “Nàng Sirimā dù bị
bịnh nhưng trông vẫn xinh đẹp. Nếu nàng khỏe mạnh và trang điểm
nữa thì nàng đẹp đến dường nào.” Rồi tại nơi đó, khát ái khởi sanh
mãnh liệt trong tâm của vị ấy tựa như nó đã được tích tập từ hàng triệu
năm. Vị ấy không còn biết bất cứ điều gì khác và không thể độ thực
được. Vị ấy mang bát trở về tịnh xá, đậy bát và để nó vào một chỗ, trải
y ra rồi nằm dài trên đó. Không một vị tỳ khưu đồng phạm hạnh nào
có thể khuyên vị ấy ngồi dậy để độ thực.
Chiều hôm ấy, nàng Sirimā qua đời. Vua Bimbisāra đem tin ấy
bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Sirimā, em gái của y sĩ
Jīvaka đã chết.” Nghe tin này, Đức Phật căn dặn đức vua rằng: “Tâu
bệ hạ! Khoan thiêu xác của Sirimā. Hãy đặt xác của nàng nằm ở giữa
bãi tha ma và bảo vệ nó ngăn ngừa quạ, chó, chồn, v.v…” Đức vua
làm y như lời Đức Phật căn dặn.
Ba ngày trôi qua, đến ngày thứ tư, xác của Sirimā trương phồng
lên, những con dòi bò ra từ chín lỗ trên thân. Toàn thân vỡ ra giống
như cái nồi đang sôi sục. Đức vua Bimbisara sai người đánh trống đi
khắp thành Rājagaha để ban bố lịnh truyền của vị ấy: “Tất cả dân cư,
ngoại trừ trẻ con trông nhà, phải đi đến bãi tha ma để xem xác của
Tỳ khưu Minh Huệ 205

Sirimā. Những ai không đi sẽ bị phạt tám đồng tiền vàng mỗi người.”
Vị ấy cũng cho người thỉnh Đức Phật đến bãi tha ma và quan sát nhục
thân của nàng Sirimā.
Khi ấy, Đức Phật bảo các tỳ khưu rằng: “Chúng ta hãy đi xem
xác của nàng Sirimā.” Vị tỳ khưu trẻ lụy tình không nghe lời khuyên
của những tỳ khưu khác chỉ nhịn đói và nằm như vậy. Vật thực để
trong bát cách đây đã bốn ngày đã hư thiu. Cái bát cũng trở nên nhơ
bẩn. Rồi một vị tỳ khưu thân thiết nói với vị ấy rằng: “Này hiền giả!
Đức Thế Tôn chuẩn bị đi xem xác của nàng Sirimā.” Tuy đang bị cơn
đói bức bách nặng nề, vị ấy vùng dậy khi nghe tên Sirimā. Vị ấy hỏi:
“Hiền giả nói gì vậy?” Vị tỳ khưu kia đáp: “Đức Phật chuẩn bị đi xem
xác của Sirimā, hiền giả có đi không?” Vị ấy trả lời: “Đi, tôi đi với.”
Vị ấy quăng bỏ vật thực thiu thối, rửa bát bỏ vào trong túi và đi cùng
với vị tỳ khưu kia.
Đức Phật đứng ở một bên tại bãi tha ma có các tỳ khưu xung
quanh. Nhóm tỳ khưu ni, vua quan, cận sự nam, cận sự nữ đang đứng
ở phía bên kia. Khi tất cả đã cu hội lại rồi, Đức Phật bèn hỏi đức vua:
“Tâu đại vương! Người đàn bà này là ai vậy?” Đức vua trả lời: “Bạch
Đức Thế Tôn! Nàng là thiếu nữ tên Sirimā, em gái của y sĩ Jīvaka.”
Đức Phật hỏi tiếp: “Nàng ta có phải là Sirimā không? Tâu đại
vương?” Đức vua khẳng định đúng như vậy, Đức Phật bèn nói rằng: "
Tâu đại vương! Nếu vậy thì hãy cho người đánh trống loan truyền
rằng ‘Những ai ước muốn nàng Sirimā có thể lấy nàng với giá một
ngàn đồng tiền vàng.’” Đức vua làm theo lời chỉ bảo của Đức Phật,
nhưng chẳng ai thốt ra lời nào dầu chỉ vài tiếng ‘hừ’, ‘hè’. Khi đức
vua bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Không ai muốn lấy
nàng cả.” Đức Phật bèn nói: “Tâu đại vương! Nếu không ai muốn lấy
nàng với giá một ngàn đồng tiền vàng thì hãy giảm giá.” Khi ấy, đức
vua công bố rằng những ai muốn lấy nàng Sirimā thì chỉ trả năm trăm
đồng thôi. Nhưng cũng không thấy ai lấy nàng với giá đó. Và như vậy
mức giá được giảm xuống còn hai trăm năm mươi, hai trăm, một trăm,
năm mươi, hai mươi lăm, năm đồng, một đồng, nửa đồng, một phần tư
đồng, một phần mười sáu đồng, chỉ một hạt gunja, nhưng không có ai
206 Đại Phật Sử - Tập 4

bước ra nhận lãnh xác của nàng Sirimā. Cuối cùng, người ta công bố
rằng xác thân của nàng được cho không, nhưng chẳng ai lên tiếng ‘hí,
hố’ gì cả.
Đức vua bạch lại vấn đề với Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn!
Chẳng ai chịu lấy thân xác cả khi được cho không ấy.” Khi ấy, Đức
Phật nói: “Này các tỳ khưu! Hãy xem người đàn bà này (Sirimā) là
người vốn rất được yêu quý bởi rất nhiều người. Trước đây, trong kinh
thành Rājagaha này, người ta có thể hưởng khoái lạc với nàng bằng
cách phải trả một ngàn đồng tiền vàng trong một đêm. Bây giờ chẳng
ai muốn lấy nàng dù không trả một đồng nào cả! Sắc đẹp được đánh
giá rất cao vậy mà giờ đây đi đến chỗ hoại vong. Này các tỳ khưu!
Qua con mắt trí tuệ của ngươi, hãy quán xét thân này luôn bị đớn đau
khó chịu.”
Rồi Đức Phật tuyên câu kệ sau:

Passa cittakatam bimbaṃ,


arukāyaṃ samussitam
Āturaṃ bahusankappaṃ,
yassa u’atthi dhuvaṃ ṭhiti.
(Này các tỳ khưu!) Chẳng có cái gì bền vững trong tấm thân này
dù chỉ chút ít. Tấm thân được làm cho trở nên khả ái và thanh lịch
bằng y phục, vật trang sức, bông hoa, vật thơm và những hình thức
trang điểm khác. Tấm thân bao gồm tứ chi lớn nhỏ xinh đẹp và cân
đối tạo ấn tượng sai lầm về sự lộng lẫy, nó có thể đứng thẳng nhờ ba
trăm đốt xương, thường xuyên bị đau đớn và khó chịu lại được nhiều
kẻ phàm phu mê mờ cho là khả ái, thích hợp và may mắn, vì họ không
biết sự thật và không có trí tuệ, nó không khả ái vì toàn thể tấm thân
đầy sự gớm ghiếc chúng tiết ra từ chín lỗ như chín vết thương. Bằng
con mắt thông tuệ của các vị, hãy nhìn vào tấm thân như thế này và
thường xuyên quán niệm.
Vào lúc kết thúc thời pháp, tám mươi bốn ngàn chúng sanh giác
ngộ Tứ diệu đế và chứng đắc giải thoát . Vị tỳ khưu mà đã đem lòng
say đắm nàng Sirimā cũng được an trú trong quả thánh Nhập Lưu.
Tỳ khưu Minh Huệ 207

Bài trình bày ở trên được rút ra từ câu chuyện về nàng Sirimā,
Jara-vagga, cuốn II của bộ Chú giải Dhammapada.
Liên quan đến câu chuyện Sirimā, một bài được mô tả trong bài
kinh Vijaya, Uraga vagga của cuốn I trong bộ Chú giải Sutta Nipāta
sẽ được tái tạo như sau, vì bài kinh có nhiều điều thú vị.
Khi vị tỳ khưu trẻ đang đói khát, thì Sirimā chết và tái sanh làm
chánh hậu của thiên vương Suyāma, cõi trời Yāma. Đức Phật cùng với
chúng tỳ khưu dẫn vị tỳ khưu trẻ đi xem thi hài của Sirimā tại bãi tha
ma do đức vua Bimbisara gìn giữ chưa thiêu (theo lời chỉ dạy của Đức
Phật). Tương tự, đức vua cùng với dân chúng có mặt ở đó. Tại bãi tha
ma, dân chúng bàn bạc với nhau rằng: “Này các bạn! Trong quá khứ
thật khó để có được cơ hội xem và hưởng lạc với nàng cho dù bỏ ra
một ngàn đồng tiền vàng. Nhưng bây giờ thì chẳng có ai muốn làm
như vậy dầu chỉ trả một hạt guñja.”
Thiên hậu Sirimā cùng với năm trăm chiếc thiên xa đi đến bãi
tha ma, ở đó Đức Phật thuyết pháp bài kinh Vijaya đến các vị tỳ khưu
và hàng cư sĩ, còn vị tỳ khưu trẻ, Ngài khuyến khích bằng cách đọc
lên câu kệ bắt đầu bằng: “Passa cittakataṃ bimbaṃ” được ghi lại
trong bộ Dhammapada.

Bài kinh Vijaya và bản dịch của bài kinh

(1) Caraṃ vā yadi vā ḷiṭṭhaṃ,


nissinno vā sayaṃ
samiñjeti pasāreti
esā kāyassa iñjanā
Sự đi, đứng, ngồi hoặc nằm, sự co cúi hoặc duỗi thẳng, tất cả
những tư thế gồm đi, đứng, nằm, ngồi, bước tới, bước lui, khom
xuống và ngữa lên đều là những chuyển động của thân.
Câu kệ sau hàm ý như sau:
Trong thân này không có người đi, không có người đứng, v.v…
không có người duỗi ra. Thực ra, ta nên hiểu rằng:
a) Chính tâm muốn đi, đứng, nằm hoặc ngồi.
208 Đại Phật Sử - Tập 4

b) Chính tâm làm duyên để yếu tố gió lan tràn khắp thân.
c) Khi yếu tố gió lan tràn khắp thân thì sắc mới sanh khởi, và chính
sắc đi.
d) Nên biết bằng trí tuệ rằng cái đang đi không phải là người hay
ngã (ta), mà chính sắc làm công việc đi.
e) Nên biết bằng trí tuệ rằng cái đang đứng không phải là người hay
ngã (ta), mà chính sắc làm công việc đứng.
f) Nên biết bằng trí tuệ rằng cái đang ngồi không phải là người hay
ngã (ta), mà chính sắc làm công việc ngồi.
g) Nên biết bằng trí tuệ rằng cái đang nằm không phải là người hay
ngã (ta), mà chính sắc làm công việc nằm.
h) Nên biết bằng trí tuệ rằng cái đang khom xuống không phải là
người hay ngã (ta), mà chính sắc làm công việc khom xuống.
i) Nên biết bằng trí tuệ rằng cái đang duỗi ra không phải là người
hay ngã (ta), mà chính sắc làm công việc duỗi ra.
Theo những dòng kể trên:
1. Khi tâm muốn đi thì yếu tố gió do tâm làm duyên tràn lan khắp
thân. Do sự tràn ngập của yếu tố gió, có xuất hiện động tác bước tới
của thân. Nghĩa là loại sắc đặc biệt khởi sanh liên tục qua động tác
bước tới một chỗ khác như mong muốn. Do động tác bước tới của
sắc khởi sanh liên tục này, động tác ấy được gọi là ‘đi’ theo cách
nói thông thường.
2. Tương tự, khi tâm muốn đứng thì yếu tố gió do tâm làm duyên tràn
lan khắp thân. Do sự tràn ngập của yếu tố gió, xuất hiện động tác
bước tới của thân. Nghĩa là loại sắc đặc biệt khởi sanh liên tục qua
tư thế đứng thẳng. Do tư thế đứng thẳng của những sắc khởi sanh
liên tục này trong việc kết nối phần trên và phần dưới của thân, tư
thế như vậy được gọi là ‘đứng’ theo cách nói thông thường.
3. Tương tự, khi tâm muốn ngồi thì yếu tố gió do tâm làm duyên tràn
lan khắp thân. Do sự tràn ngập của yếu tố gió, có xuất hiện tư thế co
lại của phần dưới và duỗi thẳng của phần trên thân. Nghĩa là loại
sắc đặc biệt khởi sanh liên tục qua tư thế co lại của phần dưới và
duỗi thẳng của phần trên thân. Do tư thế một phần co lại và một
Tỳ khưu Minh Huệ 209

phần đứng thẳng của những sắc khởi sanh liên tục này, tư thế như
vậy được gọi là ‘ngồi’ theo cách nói thông thường.
4. Tương tự, khi tâm muốn nằm thì yếu tố gió do tâm làm duyên tràn
lan khắp thân. Do sự tràn ngập của yếu tố gió, có xuất hiện động tác
duỗi ngang của thân. Nghĩa là loại sắc đặc biệt khởi sanh liên tục
qua duỗi ngang của thân. Do động tác duỗi ngang của những sắc
khởi sanh liên tục này, tư thế như vậy được gọi là ‘nằm’ theo cách
nói thông thường.
Trong trường hợp cúi xuống hoặc duỗi ra cũng vậy, vì tâm muốn
cúi xuống hoặc duỗi ra nên yếu tố làm duyên tràn ngập khắp các đốt
xương. Do sự tràn ngập của các yếu tố gió, động tác cúi xuống hoặc
duỗi ra xuất hiện. Nghĩa là những sắc đặc biệt khởi sanh liên tục qua
động tác cúi xuống hoặc duỗi ra. Do động tác cúi xuống hoặc duỗi ra
của những sắc khởi sanh liên tục này, động tác như vậy được gọi là
‘cúi xuống, ‘duỗi ra’ theo các nói thông thường.
Cho nên, tất cả những động tác đi, đứng, nằm, ngồi, co hoặc duỗi
đều thuộc về thân. Nghĩa là những sắc đặc biệt khởi sanh qua những
động tác riêng biệt ấy. Trong thân này, không có nhân vật nào, không
có thực thể nào, không có linh hồn nào đi, đứng, nằm ngồi, co hoặc
duỗi. Thân này không có bất cứ nhân vật nào, thực thể nào, linh hồn
nào làm công việc đi, đứng, nằm, ngồi, co hoặc duỗi. Thực thể ấy là:

cittanānataṃ āgamma, nānattaṃ hoti vāyuno.


vāyunānattato nānā, hoti kāyassa iñjanā.
Do trạng thái đặc biệt của tâm, trạng thái đặc biệt của yếu tố gió
khởi sanh. Do trạng thái đặc biệt của yếu tố gió, trạng thái đặc biệt của
sự chuyển động của thân khởi sanh. Đây là ý nghĩa rốt ráo của câu kệ.
Qua câu kệ đầu tiên này, Đức Phật dạy về ba đặc tánh: đặc tánh
vô thường (anicca-lakkhaṇa), đặc tánh khổ (dukkha-lakkhaṇa), đặc
tánh vô ngã (anatta-lakkhaṇa). Cách mà Ngài giảng dạy như sau:
Khi một người ở lâu trong bất cứ oai nghi nào của bốn oai nghi
đi, đứng, nằm, và ngồi thì người ấy sẽ bị đau nhức khó chịu. Để diệt
trừ sự đau nhức và khó chịu ấy người ta phải thay đổi oai nghi (đặc
210 Đại Phật Sử - Tập 4

tánh khổ bị che đậy bởi oai nghi. Để ngăn không cho đặc tánh khổ
xuất hiện, nó được ẩn dấu bởi một oai nghi khác. Đó là lý do khiến
các bậc trí tuệ nói rằng: “Oai nghi (iriyāpattha) che lấp đặc tánh
khổ”).
Như vậy, qua ba dòng kệ (pada) bắt đầu bằng “caraṃ vā yadi vā
tiṭṭhaṃ” đặc tánh khổ bị che khuất bởi sự thay đổi oai nghi được giảng
dạy (sự thay đổi từ oai nghi này đến oai nghi khác là do sự đau đớn
của thân. Nguyên nhân sự đau đớn của thân, đặc tánh khổ được biết từ
kết quả nêu trên. Kết quả ấy là sự thay đổi oai nghi.
Cũng vậy, vì không có oai nghi đứng, v.v… trong khi người ta đi
nên đặc tánh vô thường bị che khuất bởi tính liên tục (santati) được
giảng dạy bởi Đức Phật qua câu kệ “esā kāyassa iñjanā - tất cả những
oai nghi gồm đi, đứng, nằm, ngồi, bước tới, bước lui, khom xuống,
duỗi ra là những chuyển động của thân.”
Giải thích: Sự khởi sanh không gián đoạn của danh và sắc gọi là
santati. Do bởi santati này, sự khởi sanh liên tục của danh và sắc, sự
chấm dứt và biến mất của danh và sắc, tức là đặc tánh vô thường,
không được trông thấy. Đó là lý do khiến các bậc trí nói rằng: "Tính
liên tục che khuất đặc tánh vô thường.” Qua lời dạy của Ngài “esā
kāyassa iñjanā”, Đức Phật muốn nói rằng tất cả những oai nghi này là
những chuyển động của thân.
Trong những oai nghi, một nhóm danh sắc phù hợp với oai nghi
ấy khởi sanh không gián đoạn. Qua sự thay đổi của mỗi oai nghi,
nhóm danh sắc cũng thay đổi hoặc biến mất. Do đó, cần hiểu rằng qua
dòng kệ thứ tư và cũng là dòng kệ cuối cùng Đức Phật dạy đặc tánh vô
thường bị che khuất bởi tính liên tục (santati).
Như đã nói trên, trong sự thật tối thượng, chính do tâm muốn đi
đứng nằm ngồi, nguyên tố gió do tâm làm duyên khởi sanh. Do
nguyên tố gió tràn ngập khắp thân, những sắc đặc biệt như động tác
đi, đứng, nằm, ngồi khởi sanh. Liên quan đến những động tác này
người ta nói rằng: "Người ta đi, người ta đứng, người ta nằm, người ta
ngồi, người ta bước tới, người ta bước lui, người ta cúi xuống, hoặc
người ta duỗi ra”. Tuy nhiên, theo sự thật tối thượng, đây chỉ là những
Tỳ khưu Minh Huệ 211

khởi sanh của những sắc đặc biệt vì chúng được làm cho khởi sanh
bởi những nguyên nhân được kết hợp thích ứng. Nghĩa là, đây chỉ là
sự khởi sanh của những sắc đặc biệt của những oai nghi đi, đứng,
nằm, ngồi, v.v… đã được thúc đẩy bởi sự kết hợp mà phù hợp với
những nguyên nhân thuộc về cả sắc lẫn danh trong thân. Những người
theo thuyết Linh hồn (attavāda) vì không có kiến thức thâm sâu về
điều này nên họ cho rằng “Chính linh hồn đi, đứng, nằm, ngồi.”
Ngược lại, Đức Phật tuyên bố rằng không phải linh hồn làm công việc
đi, đứng, nằm, ngồi. “Esā kāyassa iñjanā” tất cả những oai nghi này
chỉ là những chuyển động của thân xuất hiện qua những động tác
riêng của chúng, được thành lập bởi một số nguyên nhân kết hợp trong
sự hòa hợp.

Bốn khối (Ghana)

Ở đây có bốn khối (ghana): (1) khối liên tục (santati-ghana), (2)
(samūha-ghana khối kết dính), (3) khối phận sự (kicca-ghana), (4)
khối cảnh duyên (ārammaṇa-ghana).
Trong bốn khối này:
1. Sự sanh khởi của các yếu tố về thân với tâm bằng sự hợp nhất, sự
kết hợp và kết dính nhau để chúng xuất hiện như một tổng thể mà
không có kẻ hở nào thì gọi là khối liên tục (santati-ghana).
Ở đây, ‘không có kẻ hở nào’ nghĩa là sự chấm dứt của nguyên tố đi
trước xảy ra đồng thời với sự khởi sanh của nguyên tố đi sau. Hoặc
nguyên tố vừa diệt thì nguyên tố theo sau vừa sanh lên. Những nhà
biên soạn bộ Tika cho là ‘purima paccimānaṃ nirantaratā – không
có kẻ hở giữa nguyên tố này với nguyên tố kế tiếp.’ Do sự sanh
khởi mà không có kẻ hở như vậy, dường như những nguyên tố sanh
khởi mạnh hơn và vượt trội và những nguyên tố diệt hiện bày yếu
hơn; thế vậy người ta có ấn tượng sai lầm rằng ‘Cái gì chúng ta thấy
bây giờ là cái mà chúng ta thấy khi trước.’ Điều này được chứng tỏ
bởi sự thật rằng khi một cây nhang đang cháy được quay vòng tròn
212 Đại Phật Sử - Tập 4

thì người ta nhìn thấy đó là một vòng lửa. (Đây thật sự là khối liên
tục).
2. Sự sanh khởi của các yếu tố thuộc tâm như xúc (phassa), v.v… và
các yếu tố thuộc về thân như yếu tố đất (pathavī), v.v… bằng sự hợp
nhất, sự kết hợp và kết dính nhau đến nỗi tất cả chúng cho người ta
một ấn tượng rằng chúng là một thì gọi là khối kết dính (samūha-
ghana).
Khi các yếu tố của thân và tâm sanh khởi, chúng sanh khởi không
phải vì đặc tánh tự nhiên (sabhāvassati). Về phía tâm, có tối thiểu
tám yếu tố như: nhãn thức (cakkhu-viññāṇa) và bảy Sở hữu biến
hành (sabba-citta-sādhāraṇa-cetasika). Về mặt thân cũng vậy, có tối
thiểu tám yếu tố (qua đó tám loại sắc được ám chỉ đến). Như vậy, tối
thiểu tám đặc tánh tự nhiên hoặc thuộc danh pháp hoặc sắc pháp cho
ấn tượng rằng chúng chỉ là sự hợp nhất, kết hợp và kết dính nhau.
Đây quả thật là khối kết dính (samūha-ghana).
3. Các yếu tố thuộc đơn vị danh và sắc khởi sanh làm những phận sự
riêng của chúng. Khi chúng khởi sanh, thật khó khăn cho những
người không có kiến thức Abhidhamma để hiểu ‘đây là phận sự của
xúc (phassa), đây là phận sự của thọ (vedanā), đây là phận sự của
tưởng (saññā), v.v… Cũng vậy, thật khó khăn để họ hiểu ‘đây là
phận sự của nguyên tố đất (pathavī), đây là phận sự của nguyên tố
nước (āpo), đây là phận sự của nguyên tố gió (vāyo), đây là phận sự
của nguyên tố lửa (tejo), v.v…’ Như vậy, những phận sự của các
nguyên tố do khó thấu hiểu, chúng xuất hiện như một tổng thể do
sự hợp nhất, sự kết hợp và sự kết dính nhau. Như vậy, nó được gọi
là khối phận sự (kicca-ghana).
4. Các yếu tố thuộc mỗi đơn vị danh pháp đều chú ý hướng về hoặc
các yếu tố thuộc về mỗi đơn vị sắc pháp tạo thành một đối tượng chú
ý bằng sự hợp nhất, sự kết hợp và sự kết dính nhau, khiến người ta
có cảm tưởng rằng chúng chỉ là một (đặc tánh tự nhiên). Trên thực tế
là khối cảnh duyên (ārammaṇa-ghana).
Nói tóm lại, nhiều yếu tố thuộc danh pháp và sắc pháp khởi sanh như
là kết quả (paccay uppaññā) của một nhân (paccaya); nhưng thật khó
Tỳ khưu Minh Huệ 213

phân biệt được những điểm khác biệt của chúng về thời gian, đặc tánh,
phận sự và sự chú ý. Và như vậy chúng tạo ra một ấn tượng sai lầm
rằng chúng chỉ là một đơn vị. Chúng có những tên gọi là santati-
ghana, samūha-ghana, kicca-ghana, ārammaṇa-ghana (Bài mô tả về
bốn khối này được tái tạo từ bộ Dhammasaṅganī Mūla Ṭīkā và Anu
Ṭīkī).
Khi bàn về sự thật tối thượng thì đặc tánh của một yếu tố sẽ được
phân biệt rõ. Ví dụ: nói về hạt ớt, tâm chỉ tập trung vào vị của nó. Chỉ
khi nào đặc tánh tự nhiên của một yếu tố được phân biệt rõ bằng con
mắt của trí tuệ thì sự thật tối thượng mới có thể thông đạt. Chỉ khi nào
sự thật tối thượng được thông đạt thì khi đó khối (ghana) mới bị tan
rã. Chỉ khi nào khối bị tan rã, thì trí tuệ Vô ngã (anatta) mới đạt được.
Nếu đặc tánh tự nhiên không được phân biệt rõ bằng con mắt trí tuệ
thì sự thật tối thượng không thể được thông đạt. Nếu sự thật tối
thượng không thể thông đạt thì khối không bị tan rã. Nếu khối không
bị tan rã thì sự hiểu biết về Vô ngã không đạt được. Đó là lý do khiến
các bậc trí nói rằng: “Khối (ghana) che khuất đặc tánh Vô ngã
(anatta).”
Qua dòng kệ thứ tư của câu kệ đầu tiên Đức Phật lột tả đặc tánh
Vô ngã bị che lấp bởi các khối vì Ngài nói rằng ở đó: “esā kāyasā
iñjana - tất cả tư thế này không thuộc về linh hồn hay một thực thể mà
thực ra chúng chỉ là những chuyển động của các yếu tố danh sắc hoàn
tất những phận sự tương ứng của chúng”. Giáo pháp quả thật thâm sâu
mà sự hiểu biết thông thường không thể đạt được.

Kết thúc bài kệ đầu tiên

********************

Sau khi đã thuyết giảng về ba đặc tướng, là sự trống vắng


(suññāta) của sự thường tồn (nicca), lạc (sukha) và ngã (atta), và để
thuyết giảng hai loại bất tịnh tướng, hữu thức bất tịnh tướng
214 Đại Phật Sử - Tập 4

(saviññāṇaka-asubha) và vô thức bất tịnh tướng (aviññāṇaka-asubha),


Đức Phật đọc lên câu kệ sau:

(2) Aṭṭhinahāru-saṁyutto.
tacamaṃsāva lepano.
chaviyā kāyo paticchanno.
yathābhūtaṃ na dissati.
Cơ thể sống gồm có ba trăm đốt xương, chín trăm sợi gân buộc
giữ các đốt xương, và bảy ngàn mao mạch giúp cảm thọ các vị. Nó
được đắp lên bởi lớp da dày bên trong màu trắng và chín trăm cục thịt
(vô cùng hôi hám và nhờm gớm). Cơ thể sống này được bao bọc bởi
lớp da mỏng ở bên ngoài có nhiều màu sắc khác nhau như những vách
nhà được sơn quét. Do đó, thực chất của sự gớm ghiếc hoàn toàn
không thể nhận ra được bởi những kẻ ngu si mù quáng vì thiếu trí tuệ.
(Bản chất của thân được nói như sau: giống như trong căn nhà có
những cái xà ngang, đòn tay, những cái rui chính và những cái rui phụ
và những cái quan trọng khác được kết buộc lại và giữ cho không
được lay chuyển bởi những sợi mây. Cũng vậy, trong thân này có ba
trăm sáu mươi đốt xương được buộc lại và được giữ chặt bởi chín
trăm sợi gân. Giống như những bức vách bằng phên tre được trét lên
bằng phân trâu và đất mịn, cũng vậy những đốt xương và những sợi
gân được trét lên bởi chín trăm cục thịt. Như những vách nhà được trét
bằng xi măng, cũng vậy tấm thân này được đắp lên nhờ lớp da dày
đặc. Những đốt xương, những sợi gân, những cục thịt và lớp da dày có
đặc tánh là có mùi hôi hám. Nhưng những bức vách được sơn phết bởi
những màu sắc khác nhau như màu nâu, màu vàng, màu lục, màu đỏ,
v.v… để làm cho căn nhà trông xinh đẹp. Cũng vậy, những đốt xương,
những sợi gân, những cục thịt, và lớp da dày được bao bọc bởi lớp da
ngoài mỏng như cánh của con ruồi có màu nâu, màu vàng, màu đỏ
hoặc màu trắng (rất mỏng manh đến nỗi khi nó được lột ra khỏi thân
và được vo loại thành cục tròn thì kích thước của nó nhỏ bằng hạt
mận). Do đó, những người không có trí tuệ thì không thể nhìn thấy
bản chất gớm ghiếc vốn thật của nó.
Tỳ khưu Minh Huệ 215

Để thuyết giảng rằng nhiều bộ phận bên trong không khả ái phải
được trông thấy bằng cách xuyên suốt chúng với con mắt trí tuệ -
những bộ phận rất nhơ bẩn, hôi tanh, nhờm gớm nhưng không được
mọi người nhìn thấy vì chúng được bao bọc bởi lớp da dày và lớp da
mỏng ở ngoài phủ nhiều màu sắc. Đức Phật tiếp tục đọc lên những câu
kệ sau:
(3) Antapūro udarapūro.
yakanapeḷassa vatthino.
hadayassa papphāsassa.
vakassa pihakassa ca.

(4) Singhānikāya kheḷassa.


sedassa ca medassa ca.
lohitassa lasikāya.
pittassa ca vasāya ca.
(3) Cơ thể sống này không chứa hương thơm của gỗ chiên đàn, v.v…
Thực vậy, thân này chứa đầy lòng ruột, vật thực mới được ăn vào,
gan, nước tiểu, tim, hai lá phổi, cặp thận và lá lách.
(4) Cơ thể sống chứa đầy chất nhờn từ lỗ mũi, nước miếng, mồ hôi,
mỡ, máu, mật, đàm và tủy.
Sau khi thuyết giảng như vậy với hai câu kệ này rằng trong thân
này không có gì đáng ưa thích để gìn giữ như ngọc trai, hồng ngọc,
v.v… mà thực ra thân này chứa đầy những vật bất tịnh. Đức Phật bèn
đọc lên hai câu kệ sau đây để lột tả những vật bất tịnh bên trong tương
phản với những thứ bên ngoài và để kết hợp những thứ đã được kể ra
với những thứ chưa được kể ra:

(5) Athassa navahi sotehi.


asucī savati sabbadā.
Akkhimhā akkhigūthako.
kaṇṇamhā kaṇṇagūthako.

(6) Siṅghānikā ca nāsato.


216 Đại Phật Sử - Tập 4

mukhena vamatekadā.
Pittaṃ semhañ ca vamati.
kāyamhā sedajallikā.
(5) Ngoài ra, từ chín lỗ trên thân hằng tuôn chảy trong mọi lúc mà
không thể kiểm soát được, cả ngày lẫn đêm, những yếu tố như
nhờm gớm. (Bằng cách nào?) Từ hai con mắt chảy ra chất bài tiết
nhơ bẩn, từ hai lỗ tai chảy ra chất sáp nhơ bẩn.
(6) Nước mũi hôi hám chảy ra từ hai lỗ mũi; đồ ăn có bọt khi bị nôn ra
qua miệng. Đôi khi mật như là cơ quan (baddha) và như là chất
lỏng (abaddha) và đàm đi ra từ miệng. Từ thân này mọi lúc ngày và
đêm tuôn chảy mồ hôi, chất muối, chất ẩm, chất cặn và những vật
bất tịnh khác.
(Ở đây, vì phần chảy ra từ hậu môn và nước tiểu chảy ra từ chỗ
kín, điều này ai cũng biết, vì Đức Phật muốn cho thấy sự quan tâm của
Ngài đối với nguyên nhân, cá nhân và người nghe có liên quan nên
Ngài đề cập đến chúng một cách rõ ràng, và vì Ngài chỉ muốn nói
rằng có những vật bất tịnh chảy ra qua những phương tiện khác nữa
nên Ngài gom tất cả trong câu nói: “kāyamhā sedajallikā.”
Qua hai câu kệ này Đức Phật cho một ví dụ: giống như cơm
được nấu, bọt nổi lên và chảy tràn ra ngoài miệng nồi. Cũng vậy, khi
vật thực ăn vào được nấu và thiêu đốt bởi ngọn lửa tiêu hóa sanh ra do
nghiệp quá khứ của con người (kammaja tejodhātu), những vật bất
tịnh như ghèn, nước mắt, v.v… trồi lên và chảy ra ngoài thân).
Đầu được công nhận là phần thiêng liêng nhất của thân trong thế
gian này. Do bởi tánh chất thiêng liêng (hoặc đôi khi do ngã mạn), đầu
không cúi xuống để tỏ sự tôn kính đến những người đáng tôn kính. Để
cho thấy rằng tấm thân là bất tịnh và nhờm gớm bởi sự thật rằng ngay
cả đầu (là phần cao nhất của thân) cũng không có sự trong sạch và
thực chất nên Đức Phật đọc lên câu kệ này:

(7) Athassa susiraṃ sīsam


matthaluṅgassa pūritam
Subbhato naṃ maññāti bālo
Tỳ khưu Minh Huệ 217

avijjāya purakkhato.
Ngoài ra, cái đầu trống rỗng của cơ thể sống này chứa đầy não
rất nhờm gớm. Kẻ ngu mù quán đối với thực tại do ái dục, ngã mạn
và tà kiến, vì người này bị che lấp bởi vô minh nên lầm lạc cho thân
này là ‘Thân của ta quả thật xinh đẹp. Sự xinh đẹp là thường tồn.’
Kết thúc phần nói về sự nhờm gớm của thân.

Sau khi thuyết giảng tánh chất nhờm gớm của thân, bây giờ để
thuyết giảng về tánh chất nhờm gớm khi đời sống bị hoại diệt. Nói
cách khác, sau khi thuyết giảng rằng ngay cả thân của vị Chuyển luân
vương cũng chứa đầy những thứ hôi hám và ngay cả đời sống xa hoa
cũng không khả ái. Bây giờ, để thuyết giảng về tánh chất nhờm gớm
khi đời sống bị hoại diệt, Đức Phật đã đọc lên câu kệ này:

(8) Yadā ca so mato seti.


uddhumāto vinīlako
Apaviddho susānasmiṃ
anapekkhā honti ñātayo.
Khi thân này chết đi (do sự vắng mặt của ba yếu tố đó là thọ
mạng (āyu), hay danh sắc mạng quyền (jīvita), thân nhiệt (usmā) hay
nguyên tố lửa do nghiệp quá khứ sanh (kammaja-tejo) và thức
(viññāṇa), nó trở nên cương phồng giống như cái bị da chứa đầy
không khí, nó chuyển sang màu đen do nước da vốn có đã biến mất và
nó nằm trong quan tài bị bỏ hoang ở bãi tha ma. Khi ấy tất cả quyến
thuộc và bạn bè không quan tâm đến người ấy vì nghĩ rằng “Điều chắc
chắn là xác chết không bao giờ sống lại.”
(Trong câu kệ này, qua chữ mato - chết, chỉ ‘tính chất vô
thường’; chữ seti - nằm trong quan tài chỉ sự thiếu vắng sức sống. Qua
cả hai nhóm chữ, ý khuyên rằng hai loại ngã mạn: ngã mạn về mạng
sống (jīvita māna) và ngã mạn về sức mạnh (bala-māna) cần phải từ
bỏ.
Qua chữ uddhumāto - sưng phồng chỉ ‘sự hoại diệt của hình
tướng’; chữ vinīlako - chuyển qua màu đen chỉ ‘sự mất mát màu da
218 Đại Phật Sử - Tập 4

gốc’. Qua hai chữ, ý khuyên rằng ‘sự ngã mạn về sắc đẹp và sự ngã
mạn về hình tướng nên được loại bỏ.’
Qua chữ āpaviddho - bị bỏ rơi chỉ ‘sự vắng mặt hoàn toàn cái
cần được lấy lại’; qua chữ susānasmiṃ - ở bãi tha ma chỉ ‘tánh chất
nhờm gớm không thể chịu đựng được đến nỗi cái thân chẳng còn giá
trị gì để giữ nó trong nhà.’ Qua hai chữ, ý khuyên rằng ‘sự chấp thủ
với ý nghĩ rằng ‘Đây là của ta’ và ấn tượng rằng ‘Nó đáng ưa thích’
cần được loại bỏ.
Qua những từ anapekkhā honti ñātayo - tất cả quyến thuộc và
bạn bè không quan tâm đến nó chỉ rằng ‘những người mà trước kia
thường yêu kính người chết ấy bây giờ không còn như vậy nữa.’ Như
vậy, câu ấy khuyên chúng ta rằng ‘Sự ngã mạn ỷ vào nhiều bạn bè và
người thân ở quanh ta’ cần được loại bỏ.
Qua câu kệ này Đức Phật chỉ ra tấm thân không có sự sống dầu
nó chưa bị tan rã).
Bây giờ, để lột tả tánh chất nhờm gớm của thân không có sự
sống mà chưa bị tan rã, Đức Phật thuyết lên câu kệ này:

(9) Khādanti nam suvānā ca


siṅgāla ca vakā kimī
kākā gijjhā ca khādanti
ye ca’ññe, santi pāṇino.
Cái thân xác bị quăng bỏ ở bãi tha ma, những con chó nhà và giả
can (chó rừng), chó sói và sâu bọ ăn thịt, những con quạ và những con
kên kên cũng đến xâu xé, những loài ăn thịt sống khác như hổ, báo,
diều hâu v.v… cũng cắn xé nó.
Kết thúc phần nói về tánh chất nhờm gớm của thân không có sự sống.

**********************

Bằng cách này Đức Phật đã giảng dạy bản chất của tấm thân này
bởi pháp thiền suññata qua câu kệ đầu tiên bắt đầu bằng “caraṃ vā
yadi vā tiṭṭhaṃ” về tánh chất nhờm gớm của thân đang sống qua sáu
Tỳ khưu Minh Huệ 219

câu kệ bắt đầu bằng “aṭṭhi nahāru saṃyutto” và về tánh chất nhờm
gớm của thân đã chết qua hai câu kệ bắt đầu bằng “yadā ca so mato
seti”. Ngoài ra, Đức Phật cũng lột tả bản chất của kẻ ngu khi họ cho
rằng xác thân đáng ưa thích, vì người ấy bị vô minh che mờ không
thấy rằng tấm thân này thực sự không thường tồn (nicca), không lạc
(subha), và không có ngã (atta). Bằng cách làm này, Đức Phật mở ra
sự thật rằng đau khổ (vaṭṭa dukkha) quả thật do vô minh (avijjā) dẫn
đầu. Bây giờ, để chi ra trạng thái của bậc trí xem tấm thân có đặc tánh
như vậy và sự thật rằng sự chấm dứt đau khổ (vivaṭṭa) do ba giai đoạn
biến tri (pariñña) dẫn đầu, Đức Phật bèn đọc lên câu kệ sau:

(10) Sutvāna Buddha-vacanaṁ


bhikkhu paññāṇavā idha
so kho naṃ parijānāti
yathābhūtañ hi passati.
Trong Giáo Pháp này của Đức Phật có tám điều kỳ diệu, vị tỳ
khưu là phàm phu (putthujjana), bậc hữu học (sekha) hay một hành
giả (yogāvacara) có Trí tuệ Minh sát (Vipassanā), sau khi nghe thời
pháp này của Đức Phật là kinh Vijaya (hay kinh Kāya-vicchandanika)
thấy bằng con mắt Tuệ quán, thân này trong bản chất thực của nó. Do
đó, vị ấy thấy rõ thân này qua ba giai đoạn biến tri (pariññā) đó là sở
tri (ñāta), sự phán quyết (tīraṇa) và sự đoạn trừ (pahāna).
Cách phân biệt thân này qua ba giai đoạn biến tri như sau:
Sau khi xét kỹ lưỡng hàng hóa các loại, vị thương nhân suy xét
rằng “Nếu ta mua nó chừng này thì tiền lãi sẽ được chừng này” chỉ khi
ấy vị thương nhân mới mua hàng hóa và bán lấy lãi. Cũng vậy, vị tỳ
khưu phàm phu, hữu học, vị hành giả xem xét thân này bằng con mắt
trí tuệ và hiểu thân này bằng sở tri (ñāta-pariññā) rằng: “Những thứ
cấu tạo nên thân này chỉ là xương, gân, v.v…” (đã được nêu ra trực
tiếp trong bài kinh). Khi đó vị ấy quán xét và quyết định thân bằng
con mắt của tuệ Minh sát và hiểu thấu bằng tīrana-pariññā: “Các hiện
tượng xảy ra trong thân là vô thường, khổ, và vô ngã.” Cuối cùng vị
ấy đạt đến Thánh đạo (Ariya-magga) và thông hiểu bằng pahāna-
220 Đại Phật Sử - Tập 4

pariññā và đoạn trừ sự luyến ái của vị ấy đối với thân này hay sự tham
muốn của vị ấy đối với thân.
(Ở đây, vì thân này mọi người đều thấy được, sẽ không hiểu thấu
qua ba giai đoạn biến tri (pariññā) nếu không có cơ hội nghe Giáo
pháp của Đức Phật (mặc dù thân này có thể thấy được) vì sự hiểu thấu
như vậy có thể xảy ra chỉ khi nào được nghe Giáo pháp của Đức Phật ,
và chỉ ra rằng cũng có cách để hiểu biết các đặc tánh của suññata và
chỉ ra rằng những người ở bên ngoài Giáo pháp của Đức Phật thì
không thể phân biệt được theo cách này, Đức Phật đã tuyên câu kệ
“Sutvāna Buddha-vacanaṃ-idha.”
Vì các tỳ khưu và tỳ khưu ni có tâm tham luyến sắc đẹp của nàng
Sirimā nên bài kinh Vijaya sutta (hay kinh Kāyavicchandanika) được
tuyên thuyết. Trong bốn hội chúng, địa vị của chúng Tăng là cao nhất,
chỉ có chúng Tăng mới hằng gần gũi Đức Phật. Bất cứ ai hoặc là tỳ
khưu hay cư sĩ mà quán niệm về vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô
ngã (anatta) đều có thể được gọi là tỳ khưu. Để chỉ ra những điều này,
Đức Phật dùng từ ‘bhikkhu’ không vì ba giai đoạn pariññā được giới
hạn trong các vị tỳ khưu. Nội dung này cũng còn được đặc biệt lưu ý).
Bây giờ, để chỉ ra cách nhìn thấy các pháp đúng như thật phù hợp
với câu nói “yathā bhūtañ hi passati,” Đức Phật đọc lên câu kệ này:

(11) Yathā idaṃ tathā etaṃ


yathā etaṃ tathā idaṃ
Ajjhattañ ca bahiddhā ca
kāye chandaṃ virājaye.
Cũng như cơ thể sống đầy nhờm gớm này đi, đứng, nằm, ngồi vì
nó có ba yếu tố: mạng quyền (āyu), hơi nóng do nghiệp sanh (usmā),
và thức (viññāṇa). Cũng vậy, thân không có sự sống cũng đầy nhờm
gớm (mà trước khi chết có thể đi, đứng nằm, ngồi) và khi ấy nó có ba
yếu tố ấy.
Như xác chết bây giờ (không thể đi, đứng, nằm và ngồi do sự
chấm dứt của ba yếu tố ấy). Cũng vậy, cái thân này của ta sẽ không
thể đi, đứng, nằm, ngồi do sự chấm dứt của ba yếu tố ấy.
Tỳ khưu Minh Huệ 221

Như vậy, bậc trí thực hành suy xét và thấy rõ các biến cố của thân
bị đe dọa bởi sự hiểm nguy của luân hồi nên dốc hết khả năng để đoạn
tận tham luyến đối với nội thân cũng như ngoại thân bằng bốn Đạo trí,
trong cách đoạn diệt samuccheda -phāna.
(Trong câu kệ này, qua sự đối chiếu chính mỉnh với cái thân
không có sự sống, người ta đoạn trừ sân phiền não (dosa-kilesa) (mà
sẽ khởi sanh) đối với ngoài thân khi người ấy suy xét “yathā idaṃ
tathā etaṃ - cũng như thân đang sống này của ta như thế nào thì cái
thân không có sự sống đầy nhờm gớm trong quá khứ cũng như thế
ấy.”
Bằng cách đối chiếu cái thân không có sự sống với chính mình,
người ta đoạn trừ tham phiền não (rāga-kilesa) (mà sẽ khởi sanh) đối
với ngoài thân khi người ấy suy xét “yathā etaṃ tathā idaṃ - cái xác
chết này như thế nào thì cơ thể sống của ta trong tương lai cũng như
thế ấy.
Khi người ta quán xét bằng trí tuệ biết đối chiếu qua lại của hai
thân là nội thân và ngoại thân, hay thân sống và xác chết người ta
đoạn trừ si phiền não (moha-kilesa) tức là sự không biết bản chất của
hai thân.
Ngay vào lúc sát na khởi sanh Tuệ quán, trước tiên người ta biết
các pháp như thật và đoạn trừ ba nhân bất thiện là tham (lobha), sân
(dosa), và si (moha). Vào sát na khởi sanh sau của Tuệ quán, qua bốn
giai đoạn của Đạo, người ta có thể đoạn trừ tất cả tham ái, không còn
lại chút tàn dư nào của chúng bằng cách chánh đoạn (samuccheda-
pahāna). Nội dung này cần được lưu ý).
Sau khi chỉ ra trình độ của các bậc Hữu học (sekha-bhūmi, hữu
học địa), bây giờ Đức Phật muốn chỉ ra trình độ của các bậc Vô học
(asekha-bhūmi, vô học địa) và thuyết giảng câu kệ này:

(12) Chanda-rāga vivatto so


bhikkhu paññāṇavā idha
Ajjhagā amataṃ santiṃ
Nibbānaṃ padam accutaṃ
222 Đại Phật Sử - Tập 4

Trong Giáo pháp này có tám điều kỳ diệu, đối với thân còn sống
hoặc đã chết, bên trong hoặc bên ngoài, vị tỳ khưu đã đoạn trừ hoàn
toàn tất cả ái dục và tham muốn, bậc có A-la-hán Đạo tuệ, bậc đã đắc
Quả ngay sau Đạo và trở thành bậc A-la-hán, đạt đến Niết bàn bất tử
tối thắng, chấm dứt tất cả hành (saṇkhāra) hay đặc tánh tịnh lạc, giải
thoát khỏi ái dục, mục tiêu có thể đạt được bởi Đạo tuệ.
Qua câu kệ này Đức Phật muốn nói rằng người mà đã thực hành
theo cách đã được nêu ra trước đây, đã đoạn diệt ái dục và tham muốn
(hay tất cả phiền não do ái dục và tham muốn dẫn đầu) và đạt được hai
yếu tố của Niết bàn.
Sau khi đã giảng về pháp quán bất tịnh như vậy
(asubhakammaṭṭhāna) bằng thân đang sống (saviññāṇaka) và xác thân
đã chết (aviññāṇaka) cùng với đỉnh cao của nó là Đạo, Quả và Niết
bàn. Đức Phật đọc lên hai câu kệ cuối cùng để khiển trách những
người sống dể duôi (pamādavihāra) vốn rất nguy hiểm cho pháp thiền
đầy kết quả to lớn như vậy:

(13) Dvipādako’yaṃ asuci


Duggandho-parihārati
Nānākuṇapa-paripūro
vissavanto tato tato.

(14) Etādisena kāyena


yo maññe uṇṇametave
Paraṃ vā avajāneyya
kim aññatra adassanā.
Thân người, có hai chân, đầy những vật bất tịnh, nhờm gớm và
hôi hám, phải trải qua sự chăm sóc hằng ngày như tắm rửa, xức dầu
thơm, v.v… (Mặc dù chăm sóc hàng ngày như vậy) nó chứa đầy mùi
hôi thối, từ chín lỗ và những lỗ chân lông trên thân chảy ra liên tục
những thứ đáng nhờm gớm như nước miếng, nước mắt, mồ hôi, nước
mũi, ráy từ lỗ tai, dù luôn cố gắng che phủ chúng bằng cách trang
điểm tràng hoa và dầu thơm.
Tỳ khưu Minh Huệ 223

(Do tấm thân hay vì tấm thân bất tịnh đầy những vật nhờm gớm,
kẻ ngu, hoặc nam hoặc nữ, qua ái dục có thể nghĩ rằng “Đây là thân
của ta!” , do ngã mạn nghĩ rằng “Đích thực thân này là ta”, do tà kiến
nghĩ rằng “Thân này thì trường tồn” chỉ làm tăng thêm vô minh mà
thôi. Nói cách khác, vị ấy có thể xem thường kẻ khác vì dòng dõi,
danh tính, dòng tộc và những thứ như vậy. Trong việc tán hủy tha như
vậy, lý do nào có được ngoài việc không hiểu Tứ Đế mới có sự khen
mình chê người.
Vào lúc kết thúc thời pháp, tám mươi bốn ngàn chúng sanh được
giác ngộ Tứ Diệu đế và được giải thoát. Thiên hậu Sirimā chứng đắc
Quả thánh Bất lai (anāgāmi-phala), vị tỳ khưu luyến ái nàng Srimā
được chứng đắc Quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala).
Kết thúc bài kinh Vujaya

PHẦN BỔ SUNG CHO BẢN DỊCH CỦA BÀI KINH VIJAYA


SUTTA

Bài kinh có ba tên


Bài Pháp này có ba cái tên: (1) Kinh Vijaya, (2) kinh
Kāyavicchandanika, (3) Kinh Nanda. Lý do của chúng là:
(1) Bài kinh dẫn đến sự chiến thắng (vijaya) vượt qua tham ái
(chanda-rāga hay taṅhā-lobha) đối với thân, vì vậy nó được gọi
là kinh Vijaya.
(2) Bài kinh dạy cách đoạn trừ tham ái đối với thân; nên có tên là
kinh Kāya-vicchandanika hay Kāya-vicchindanika.
(3) Câu chuyện về kỹ nữ Sirimā là sự giới thiệu cho việc thuyết giảng
lần thứ hai của bài kinh. Chính bài pháp này trước kia đã được
thuyết giảng đến Trưởng lão Ni Janapada Kalayānī Nandā tại
Sāvathi; nên mới có tên là kinh Nanda.
Giải thích:
(1) Bài kinh Vijayā đầu tiên được thuyết giảng liên quan đến Trưởng
lão Ni Janapada Kalayānī Nandā tại Sāvatthī.
224 Đại Phật Sử - Tập 4

(2) Bài kinh được thuyết giảng liên quan đến kỹ nữ Sirimā tại
Rājagaha. Bài trình bày sự thuyết giảng lần thứ hai đã được kể ra.
Bài nói về sự thuyết giảng lần thứ nhất như sau:
Trong khi viếng thăm kinh đô Kapilavatthu lần đầu tiên (sau khi
Ngài chứng đắc quả Phật Toàn Giác). Đức Phật khuyến giáo hoàng tử
Sakyan và truyền phép xuất gia cho hoàng tử Nandā và những vị khác.
Sau đó (năm năm sau), khi Ngài cho phép người nữ xuất gia làm tỳ
khưu ni thì ba vị công chúa:
1. Nanda, chị gái của trưởng lão Ānanda,
2. Abhirūpanandā, con gái của vua Khemaka dòng Thích ca,
3. Janapada-Kalyāṇī Nandā, vợ chưa cưới của hoàng tử Nandā.
Vào lúc họ xuất gia, Đức Phật đang ngự tại Sāvatthi. Trong số ba
nàng công chúa này, Abhirūpanandā sở dĩ có tên như vậy là vì nàng
có sắc đẹp thù thắng. Janapada-Kalyānī Nandā cũng không thấy ai có
sắc đẹp như nàng. Vì cả hai rất ngã mạn về sắc đẹp của họ nên họ
không bao giờ đi đến Đức Phật hay muốn gặp Ngài; vì họ nghĩ rằng:
“Đức Phật chê bai sắc đẹp. Ngài chỉ ra những khuyết điểm trong sắc
đẹp bằng nhiều cách.”
[“Thế thì tại sao họ trở thành tỳ khưu ni?” Có thể hỏi như vậy.
Câu trả lời là “Họ không có ai để nương tựa trong xã hội, vì thế họ trở
thành tỳ khưu ni.”
Giải thích: Người chồng của công chúa dòng Thích ca
Abhirūpanandā, chết vào ngày họ cưới nhau. Rồi cha mẹ buộc nàng
xuất gia làm tỳ khưu ni.
Janapada Kalyānī trở thành tỳ khưu ni vì nàng mất hy vọng
giành lại người chồng chưa cưới khi ấy là đại đức Nandā đã chứng
đắc đạo quả A-la-hán, nàng suy nghĩ rằng: “Thái tử Nandā chồng của
ta, mẹ của ta Mahāpajāpati Gotamī và những quyến thuộc khác đều đi
tu. Quả thật bất hạnh nếu sống không có quyến thuộc trong đời sống
thế tục này,” và không tìm thấy sự an ủi nào trong đời sống gia đình.
Cả hai xuất gia không vì đức tin (sadhā).]
Khi biết rõ sự chín muồi trí tuệ của cả hai, Đức Phật bèn nhắn tin
đến trưởng lão ni Mahāpajāpati Gotamī với nội dung rằng: “Tất cả tỳ
Tỳ khưu Minh Huệ 225

khưu ni đều phải đến nghe Như Lai khuyến giáo.” Khi đến lượt của
hai vị tỳ khưu ni ấy, họ nhờ người khác đi thay. Điều này khiến Đức
Phật đưa ra một quyết định khác: “Không được cử người khác đi thế.
Đến phiên người nào thì người ấy bắt buộc đích thân đến.”
Một hôm nọ, trưởng lão ni Abhirūpanandā đi đến Đức Phật để
nghe giáo huấn của Ngài. Khi ấy Đức Phật khuấy động tâm của nàng
bằng cách tạo ra hình tướng của một người nữ khác và giáo huấn bằng
câu kệ sau:
Aṭṭhīnaṃ nagaraṃ kataṃ,
maṃsalohitalepanaṃ
Yattha jarā ca maccu ca,
māno makkho ca ohito.
(Này con gái Abhirūpanandā!) Cũng như cái kho chứa ngũ cốc
được dựng lên bằng gỗ, buộc nó lại bằng những sợi dây mây, và trét
đất lên. Cũng vậy, thân ví như kho thóc được xây lên bởi người thợ ái
dục, bằng các cố định ba trăm đốt xương (giữ nó bằng ba trăm sợi
gân) và đắp lên nó chín trăm cục thịt và một pattha máu. Chất chứa
trong nó là già, chết, ngã mạn và vô ơn.
Câu kệ này thuộc kinh Pháp cú (Dhammapada)

Āturaṃ asucinṃ pūtiṃ


passa nande sarnussayaṃ
Uggharantaṃ paggharaṅtaṃ
bālānaṃ abhipatthitaṃ.
(Này con gái Abhirupanandā!) Hãy nhìn bằng con mắt trí tuệ,
thân này thường xuyên đau đớn, bất tịnh, hôi hám, có dòng chảy (hôi
hám) lên và chảy xuống. Chỉ những kẻ ngu mới đắm say vào thân ấy.”
Nửa phần sau của câu kệ nằm trong bộ Therī Gāthā:

Asubhāya cittaṃ bhāvehi


ekaggaṃ susamāhitaṃ
226 Đại Phật Sử - Tập 4

Hãy tu tập tâm định trong tánh bất tịnh của thân đang sống, tâm
có sự tập trung bởi upacara samādhi và tâm được khéo tập trung bởi
appana-samādhi.

Animittañ ca bhāvehi
mānānusayam ujjaha
Tato mānābhisamayā
upasantā carissasi.
(Này con gái Abhirupanandā!) Hãy tu tập không ngừng về pháp
thiền vô thường (anicca-bhāvanā), pháp thiền về khổ (dukkha-
bhāvanā), pháp thiền về vô Ngã (anatta-bhāvanā) mà được gọi là
animitta (pháp không có tướng thường tồn v.v…). Hãy đoạn tận kiến
chấp về ‘Ta’, nó đã ngấm ngầm đi theo trong luân hồi mà không có
khởi điểm. Bằng cách như vậy, theo phương pháp chánh đoạn
(samuccheda-pahāna) con sẽ sống với tất cả ô nhiễm đã bị đoạn diệt.”
Bằng sự giáo huấn qua những câu kệ này, như đã được nêu ra
trong bộ Therī Gāthā, Đức Phật đã an trú Trưởng lão ni
Abhirūpanandā trong A-la-hán Quả. (Đây là câu chuyện về Trưởng
lão ni Abhirūpanandā).

Sự an trú Trưởng lão Ni Janapada Kalyā trong


Thánh Quả A-la-hán

Một hôm, dân cư trong thành Sāvatthi bố thí vật thực và thọ trì
giới vào buổi sáng. Họ ăn mặc đẹp đẽ và đi đến tịnh xá Jetavana,
mang theo dầu xức, bông hoa và những vật cúng dường khác để tham
dự buổi lễ thuyết pháp của Đức Phật. Khi buổi lễ kết thúc, họ đảnh lễ
Đức Phật và trở vào thành. Sau khi nghe pháp, các tỳ khưu ni cũng trở
về chỗ ngụ.
Trong thành Sāvatthi, các thiện nam tín nữ, cũng như các vị tỳ
khưu ni nói lời tán dương bậc Đạo-Sư như sau:
Không ai không khởi tâm tịnh tín khi nhìn thấy Đức Phật giữa hội
chúng gồm chư thiên và nhân loại, họ đặc biệt bị thu hút bởi bốn pháp:
Tỳ khưu Minh Huệ 227

sắc tướng (rūpa), giọng nói (ghosa), sự mộc mạc (lūkha) và Pháp
(Dhamma) của Ngài (sīla, samādhi, paññā).
Nghĩa là :
(1) Những người thích sắc tướng (rūpappamāṇika) thì trở nên có tịnh
tín với Đức Phật khi họ thấy vẻ đẹp rực rỡ của Ngài với những
tướng chính, tướng phụ và hào quang sáu màu.
(2) Những người thích về danh tiếng và giọng nói (ghosappamāṇika)
thì trở nên tịnh tín đối với Đức Phật khi họ nghe danh tiếng của
Ngài khi Ngài còn là vị Bồ tát trong nhiều câu truyện Bổn sanh và
giọng nói của một vị Phật có tám đặc tánh.
(3) Những người thích sống đơn giản trong bốn món vật dụng và ít
phiền não (lūkhappamāṇika) thì sẽ có đức tin với Ngài khi họ biết
sự thiểu dục của Ngài đối với bốn món vật dụng và sự thực hành
khổ hạnh của Ngài (dukkaracariyā).
(4) Những người khác thích các đức như sīla, samādhi, paññā và
những pháp khác (dhammappamāṇika) sẽ khởi tâm tịnh tín nơi
Đức Phật khi họ quán niệm về năm ân đức của Ngài như Giới đức
(sīla-guṇa), Định đức (samādhi-guṇa), Tuệ đức (paññā-guṇa),
Giải thoát đức (vimutti-guṇa), Giải thoát Tri kiến đức (vimutti-
ñāna-dassana), tất cả năm đức ấy đều vô song.
Bằng cách này, những lời ca ngợi được lan truyền khắp nơi để tán
dương Đức Phật, mọi người không ngớt lời tán thán Ngài.
Chú thích:
(1) Hai phần ba (66%) chúng sanh thuộc loại rūpapppamāṇika.
(2) Bốn phần năm (80%) là ghosappamāṇika.
(3) Chín phần mười (90%) là lūkhappamāṇika.
(4) Một phần trăm ngàn (1/100.000) là dhammappamāṇika.
Dù nhiều đến bao nhiêu họ cũng được xếp vào trong bốn hạng theo
cách này.
Trong bốn hạng chúng sanh này, những người không có tịnh tín đối
với Đức Phật thì rất ít so với những chúng sanh có tịnh tín.
Giải thích:
228 Đại Phật Sử - Tập 4

(1) Đối với chúng sanh rūpapppamāṇika thì không có hảo tướng nào
hấp dẫn hơn hảo tướng của Đức Phật.
(2) Đối với chúng sanh ghosappamāṇika thì không có danh tiếng và
giọng nói nào hay hơn danh tiếng và giọng nói của Đức Phật.
(3) Đối với chúng sanh lūkhappamāṇika, không có sự khổ hạnh nào
hơn sự khổ hạnh của Đức Phật, bậc đã từ bỏ những y phục mịn
màng của nước Kāsi, những hủ vàng, ba cung điện phù hợp với ba
mùa và đầy đủ dục lạc, nhưng Ngài lại mặc y vải vụn, dùng bát
bằng đá, ngụ dưới cội cây, v.v…
(4) Đối với chúng sanh dhammappamāṇika thì không có ân đức nào
trong khắp thế gian mà hấp dẫn hơn ân đức của Đức Phật như sīla,
samādhi, paññā, v.v… Đức Phật đã hiểu rõ tất cả chúng sanh và
Ngài hình thành bốn hạng (catuppamāṇika) Những chữ trong dấu
ngoặc được tái tạo từ bộ Abhidhamma III, phần còn lại từ bộ Chú
giải Sutta Nipāta, cuốn I.
Khi Trưởng lão ni Janapada Kalyānī Nandā trở về nơi ngụ, ni sư
còn nghe những lời tán dương những ân đức của Đức Phật, và ni sư
nghĩ rằng: “Những người này đang nói về những ân đức của anh trai
ta (Đức Phật) cứ như miệng của họ không có khả năng giữ những câu
nói này. Nếu Đức Phật nói xấu về sắc đẹp của ta, Ngài có thể làm
được bao nhiêu trong cả ngày? Nếu ta đi đến Đức Phật đảnh lễ Ngài
và nghe Ngài thuyết pháp nhưng không để Ngài thấy ta thì sao?” Khi
nghĩ như vậy, Ni sư nói với những ni sư khác rằng: “ Tôi sẽ đi với các
ni sư đến nghe Đức Phật thuyết pháp.” Các tỳ khưu ni lấy làm hoan hỷ
và đi đến tịnh xá cùng với Trưởng lão ni Nandā vì họ nghĩ rằng: “Rất
lâu rồi Trưởng lão ni Nandā mới đi nghe Đức Phật thuyết pháp. Chắc
chắn, bậc Đạo-Sư sẽ thuyết pháp một cách kỳ diệu bằng nhiều cách
tinh tế. ”
Đức Phật biết rằng Trưởng lão ni Nandā đến và Ngài dùng thần
thông hóa ra một cô gái tuổi mười lăm hoặc mười sáu rất xinh đẹp
đang quạt hầu cho Ngài để diệt trừ sự ngã mạn về sắc đẹp của
Rūpanandā, ví như một người dùng một cái gai để nhổ đi một cái gai
khác.
Tỳ khưu Minh Huệ 229

Cùng với những tỳ khưu ni khác, Trưởng lão ni Nandā đi đến


Đức Phật và đảnh lễ Ngài, sau khi đó nàng ngồi ở giữa hội chúng tỳ
khưu ni, nhìn ngắm sự rực rỡ của Đức Phật từ bàn chân lên đến đỉnh
tóc. Nàng trông thấy một cô gái xinh đẹp đứng quạt hầu bên cạnh
Ngài, Rūpanandā suy nghĩ rằng: “Ồ! Thiếu nữ này thật xinh đẹp.” Và
ý nghĩ ấy khiến nàng khởi lên sự ưa thích sắc đẹp được tạo ra ấy và sự
khao khát cháy bỏng muốn có được sắc đẹp ấy, nàng đã đánh mất sự
ngã mạn về sắc đẹp của mình.
Khi ấy, Đức Phật đang thuyết pháp, Ngài hóa hiện thiếu nữ ấy
vào tuổi hai mươi. Một thiếu nữ tươi thắm nhất chỉ khi ở tuổi mười
sáu. Qua tuổi ấy nàng sẽ không đẹp như thế. Do đó, khi tuổi của nàng
thiếu nữ được hóa hiện thay đổi thì mắt của Rūpanandā thấy sự suy
giảm về sắc đẹp của thiếu nữ này, và dục tham (chanda-rāga) của
nàng càng lúc càng giảm.
Sau đó, Đức Phật hóa hiện cho nàng thiếu nữ mỗi lúc một già đi
thành một người đàn bà chưa có gia đình, rồi thành một người đàn bà
đã một lần sanh con, rồi thành người đàn bà ở độ tuổi trung niên, một
bà già, một bà lão một trăm tuổi tay chống gậy thân đầy những vết tàn
nhang. Trong khi Rūpanandā đang nhìn bà lão ấy thì Đức Phật biến bà
lão ấy thành một người chết, xác của bà ta trương phình lên, thối rửa
và có mùi hôi thối trước sự nhìn ngắm của Trưởng lão ni ấy.
Trông thấy sự biến hoại của người đàn bà được tạo ra thì Trưởng
lão ni Nandā quán xét: “ Tất cả chúng sanh trong chúng ta đều phải
chịu đựng quá trình mà hiện ta đang nhìn thấy.” Và Vô thường tưởng
(anicca-saññā), Khổ tưởng (dukkha-saññā), và Vô ngã tưởng (anatta-
saññā), lần lượt sanh khởi trong tâm của Trưởng lão ni Nandā. Ba
loại Hữu hiện bày trong tâm của Trưởng lão ni khiến bà cảm thấy như
đang ở trong căn nhà rực cháy.
Khi ấy, Đức Phật biết rằng Trưởng lão ni Nandā đang chuyên tâm
vào trong thiền quán, Ngài bèn đọc lên những câu kệ sau đây mà rất
phù hợp với trưởng lão:
230 Đại Phật Sử - Tập 4

Āturaṃ asuciṃ pūtiṃ


passa Nande samussayaṃ
Uggharantaṃ paggharantaṃ,
bālānaṃ abhipatthitaṃ.

Yathā idaṃ tathā etaṃ,


yathā etam tatha idam
dhātuto suññato passa
mā lokaṃ punar āgami
Bhave chandaṃ virājetvā upasanta carissasi.
(Xem ý nghĩa câu kệ đầu ở phần Bổ sung cho bài dịch kinh
Vijaya).
Này con! Nandā, nội thân này (thân của con) chịu sự vô thường,
v.v… như thế nào thì ngoại thân (thân của người khác) cũng như thế
ấy. Cũng như ngoại thân mà con đã trông thấy, trải qua tất cả các giai
đoạn của tuổi già và đi đến trạng thái bị trương phình, v.v… Này con
gái! Bằng con mắt Minh sát tuệ hãy thấy (cả hai là nội thân và ngoại
thân) là không có những yếu tố như đất hoặc tự ngã và những pháp kết
hợp với tự ngã. Đừng muốn trở lại thế giới chấp thủ của ngũ uẩn. Hãy
đoạn tận (samuccheda-pahāna) ái dục của con đối với ba hữu gồm
kāma, rūpa, arūpa, hoặc nếu con đã đoạn tận như vậy, con sẽ an trú
với tất cả hơi nóng phiền não bị dập tắt.
Lúc kết thúc câu kệ, Trưởng lão ni Janapada Kalyānī Nandā
được an trú trong quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala). Khi ấy, Đức
Phật đem bài kinh Vijaya (như đã được nêu ra ở trước) để thuyết
giảng về pháp thiền Vipassanā kết hợp với suññata để Trưởng lão ni
có thể đạt Đạo Quả cao hơn.
(Đức Phật thuyết bài kinh Vijaya này (1) đầu tiên đến Janapada
Kalyāni vào hạ thứ năm hoặc thứ sáu sau khi Ngài thành đạo. (2)
Chính hạ thứ mười bảy Ngài đã thuyết bài kinh ấy đến vị tỳ khưu
luyến ái kỳ nữ Sirimā.)
Khi bài pháp kết thúc, Trưởng lão ni bị nhiều khuấy động bởi sự
kinh hãi, nghĩ rằng: “Ôi! Ta quả thật là ngu si! Đối với anh của ta
Tỳ khưu Minh Huệ 231

(Đức Phật), người đã dạy cho ta Giáo pháp kỳ diệu như vậy, quan tâm
nhiều đến ta và rất bi mẫn. Vậy mà trước kia ta đã không đến nghe
pháp.” Sau khi kinh hãi như vậy, Trưởng lão ni quán đi quán lại bài
Kinh và siêng năng hành thiền suññata. āliaāāKhoảng thời gian hai
hoặc ba ngày, Trưởng lão ni chứng đắc Đạo quả A-la-hán.

Câu chuyện về một thiện nam

Sau khi trải qua mùa an cư thứ mười bảy tại Veḷuvana thuộc
thành Vương Xá và tế độ cho vô số chư thiên, nhân loại và chư Phạm
thiên hữu duyên, tế độ bằng nhiều bài pháp khác nhau bao gồm bài
kinh Vijaya đã được nêu ở trên. Đức Phật du hành khi mùa an cư đã
mãn và đến thành Sāvatthi, ngụ tại tịnh xá Jetavana.
Rồi một hôm, trong khi ngự trong Hương phòng tại tịnh xá
Jetavana, Ngài đã dò xét thế giới chúng sanh vào lúc bình minh và
thấy một người đàn ông nghèo tại thành phố Āḷavī. Khi biết rằng
phước báu từ kiếp trước của người đàn ông này sẽ đưa ông ta đạt đến
Đạo quả Nhập lưu, Đức Phật bèn đi đến Āḷavī dẫn theo năm trăm vị tỳ
khưu. Dân chúng trong kinh thành Āḷavī, vốn là tín đồ mẫu mực của
Đức Phật, có chánh kiến, cung kính thỉnh mời chúng Tăng do Đức
Phật dẫn đầu tham dự lễ cúng dường vật thực của họ.
Khi người đàn ông nghèo hay tin Đức Phật đến, ông ta vui sướng
nghĩ rằng: “Ta sẽ có cơ hội được nghe Đức Phật thuyết pháp.” Rồi
một biến cố xảy ra vào ngày Đức Phật vào kinh thành. Con bò kéo của
người đàn ông nghèo tuôn chạy vì sợi dây buộc nó bị đứt.
Khi ấy người đàn ông nghèo nghĩ rằng: “Ta sẽ làm gì? Ta sẽ đi tìm
con bò trước hay là đi nghe pháp trước?” Rồi ông ta quyết định đi tìm
con bò trước rồi đi nghe Đức Phật thuyết pháp sau thì mới khỏi lo
lắng. Thế nên, ông ta rời nhà đi tìm con bò.
Dân cư thành Āḷavī dâng chỗ ngồi đến Tăng chúng có Đức Phật
dẫn đầu, dâng vật thực đến các Ngài và sắp xếp để Đức Phật thuyết
pháp để tán thán công đức cúng dường vật thực của họ. Đức Phật suy
xét: “Vì người đàn ông nghèo, Ta đã đi một đoạn đường dài ba mươi
232 Đại Phật Sử - Tập 4

do tuần. Giờ ông ta đi vào rừng tìm con bò bị thất lạc. Bao giờ ông ta
đến ta mới thuyết pháp.” Suy nghĩ như vậy, Đức Phật vẫn im lặng.
Đến xế trưa thì ông ta mới tìm thấy con bò và lùa nó vào đàn.
Rồi ông ta suy nghĩ: “Vào giờ này ta không còn cơ hội để phục vụ dù
bằng bất cứ hình thức nào. Tuy nhiên, ta sẽ đến đảnh lễ Đức Phật.” Dù
bụng đói cồn cào nhưng ông ta không trở về nhà mà chạy thẳng đến
Pháp hội, ông ta đảnh lễ Đức Phật và đứng ở một nơi hợp lẽ.
Khi ông ta đang đứng như vậy, Đức Phật bảo với người trưởng
nhóm bố thí vật thực: “Này thí chủ! Sau khi dâng cúng vật thực đến
chư Tăng rồi, có còn thừa chút ít vật thực nào không?” Vị thí chủ trả
lời: “Dạ còn, bạch Đức Thế Tôn! Còn đủ một bữa ăn.” Khi ấy Đức
Phật bảo vị thí chủ dọn ra cho người đàn ông nghèo.Vị thí chủ bèn
dọn ra trước mặt người đàn ông nghèo món cơm dẻo, vật thực loại
cứng loại mềm. Sau khi ăn một cách no đủ, người đàn ông nghèo rửa
miệng sạch sẽ.
(Không có chỗ nào trong Tam Tạng Piṭaka nói rằng Đức Phật
bảo một người nào đó dọn cơm cho một gia chủ).
Sau khi ăn no, tâm của người đàn ông nghèo trở nên lắng dịu và
nhất tâm. Khi ấy Đức Phật thuyết pháp tuần tự đến ông ta: dāna-kathā
(pháp thoại về bố thí), sīla-kathā (pháp thoại về trì giới), sagga-kathā
(pháp thoại về các cõi trời), kammānaṁādīnava-kathā (pháp thoại về
tội của các dục lạc), nekkhamme anissamsa-kathā (pháp thoại về lợi
ích của sự từ bỏ), và cuối cùng Đức Phật thuyết về Tứ Diệu Đế. Vào
lúc kết thúc thời thuyết giảng tán thán sự cúng dường vật thực, Đức
Phật đứng dậy và ra đi. Ngài trở về tịnh xá và mọi người quay về kinh
đô Āḷavī.
Khi các vị tỳ khưu đi theo bậc Đạo-Sư, họ nói với nhau một cách
mỉa mai rằng: “Thưa các tôn giả! Hãy nhìn xem cách mà bậc Đạo-Sư
đã làm. Trước đây tuyệt đối chưa có nơi nào thấy Ngài sắp xếp đãi ăn
một cư sĩ. Nhưng hôm nay, vừa nhìn thấy gã đàn ông nghèo Ngài đã
bảo người ta dọn ra món cơm dẻo và những món vật thực khác cho
ông ta.” Đức Phật bèn quay lại hỏi họ đang bàn luận về vấn đế gì. Khi
Ngài biết nội dung câu chuyện, Ngài dạy: “Đúng vậy, này các tỳ
Tỳ khưu Minh Huệ 233

khưu! Các thầy đã nhận xét đúng. Như Lai đã đi một quãng đường ba
mươi do tuần chỉ vì Như Lai thấy phước quá khứ của người đàn ông
nghèo khổ kia đủ để dẫn ông chứng đắc Đạo quả Nhập lưu. Ông ta rất
đói bụng. Vì từ sáng sớm ông ta đã đi tìm con bò bị thất lạc đang đi
quanh quẩn trong khu rừng. Nếu Như Lai giảng dạy cho ông ta mà
không cho ông ta ăn cơm, ông ta không thể nào thâm nhập lời dạy của
Như Lai do cái khổ đói của ông ta. Sau khi quán xét như vậy, Như Lai
mới làm điều này. Không có sự đau khổ nào bằng đói bụng.” Rồi Ngài
đọc lên câu kệ sau:

Jighacchā paramā rogā, saṅkhāraparamā dukkhā.


Etaṃ ñatvā yathābhūtaṃ, nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ.
Này các tỳ khưu! Đói vượt trội hơn tất cả mọi đau đớn bức bách
(trong tất cả mọi sự đau đớn, đói là khốc liệt nhất). Đúng vậy, những
chứng bịnh khác thì chỉ cần chữa một lần là khỏi hẳn. Hay chúng dịu
bớt trong nhiều ngày, nhiều tháng hay nhiều năm. Tuy nhiên, với cái
đói thì dầu ăn no một lần không thể dập tắt được. Sự đối trị của nó
bằng cách ăn uống ngày này qua ngày khác. Do đó, trong tất cả mọi
bệnh khổ thì bệnh đói tệ hại nhất.
Các yếu tố hữu vi gồm năm uẩn vượt trội tất cả mọi sự khổ
(chừng nào những yếu tố này còn hiện hữu thì sự khổ vẫn chưa chấm
dứt. Do đó, trong tất cả mọi sự khổ, những yếu tố hữu vi gồm năm uẩn
là tệ hại nhất).
Yếu tố vô vi Niết bàn tuyệt đối là hạnh phúc tối thượng (hạnh
phúc cảm thọ (vedayita-sukha) được người thế gian ưa thích và thọ
hưởng chỉ khi nào nó hiện hữu. Khi nó hoại diệt thì không có sự an
nhàn hay thích thú. Sự an lạc của Niết bàn không bao giờ có tánh hoại
diệt, sự an lạc ấy là vĩnh cửu, cho nên Niết bàn là hạnh phúc tối
thượng.
Khi kết thúc điều này đúng như thật, Bậc trí giác ngộ hạnh phúc
của Niết bàn.
Vào lúc kết thúc thời pháp nhiều chúng sanh chứng quả đắc quả
thánh Nhập lưu và những tầng thánh khác.
234 Đại Phật Sử - Tập 4

Kết thúc câu chuyện về vị thiện nam

*****************

HẠ THỨ MƯỜI TÁM CỦA ĐỨC PHẬT TẠI CĀLIYA

Sau khi độ thoát cho đông đảo chúng sanh hữu duyên theo đúng
căn tánh của họ, bắt đầu từ người đàn ông nghèo xứ Āḷavī, người đi
tìm con bò thất lạc như đã được trình bày. Đức Phật trải qua mùa an
cư thứ mười tám trên một ngọn đồi gần Cāliya, ban phát nước bất tử
đến cho những ai cần được độ thoát .
Vào cuối của mùa an cư thứ mười tám trên đồi Cāliya, Đức Phật
đi du hành từ nơi này đến nơi khác, và khi đến Sāvatthi, Ngài ngụ tại
tịnh xá Jetavana.

Một pháp thoại được thuyết giảng đến con gái người thợ dệt
Câu chuyện con gái người thợ dệt

Khi Đức Phật đang ngụ tại Jetavana, vào lúc kết thúc mùa an cư
thứ mười tám, Ngài đi đến thành phố Āḷavī và dân cư thỉnh mời Ngài
cùng chư Tăng dự lễ cúng dường vật thực to lớn của họ. Sau khi độ
thực xong, Đức Phật ban bố thời pháp thoại để tán thán sự cúng dường
vật thực của dân chúng. Pháp thoại bao gồm những lời khuyến giáo
như sau:
“Này các thí chủ, này các vị! Hãy quán niệm về sự chết như
vầy : ‘Mạng sống của ta không trường tồn, sự chết chắc chắn sẽ đến
với ta. Điều chắc chắn là ta sẽ chết. Đời sống của ta sẽ kết thúc bằng
sự chết ; đời sống không thường hằng nhưng sự chết thì thường
hằng !’
Những lợi ích của việc quán niệm về sự chết là như vầy: Khi
trông thấy một con rắn, người không có cây gậy sẽ khởi sanh sợ hãi,
ông ta và những người không quán niệm về sự chết - nó phát ra những
Tỳ khưu Minh Huệ 235

âm thanh khiếp đảm. Tuy nhiên, người có cây gậy sẽ không sợ hãi mà
giữ tâm bình lặng khi thấy con rắn vì ông có thể chế ngự con rắn và
bắt nó bằng cây gậy của ông rồi đưa nó đi chỗ khác. Cũng vậy, những
người đã thành tựu về pháp thiện quán niệm về sự chết thì không sợ
hãi vào sát na cuối cùng của họ (khi cái chết đang đến gần) họ sẽ
mạng chung với tâm không sợ hãi mà bình thản. Do đó, quý vị nên
quán niệm về sự chết (đã được nói ở trên). ”
Trong khi những người khác đang lưu tâm đến công việc riêng
của họ sau khi nghe pháp thoại của Đức Phật thì có một cô gái mười
sáu tuổi, con gái người thợ dệt lại quan tâm rất tốt đến thời pháp như
thế này: “Ôi! Lời dạy của Đức Phật quả thật là kỳ diệu, ta sẽ quán
niệm về sự chết!” Bởi vậy, nàng quan tâm đến pháp thiền ấy cả ngày
lẫn đêm. Rồi từ thành phố Āḷavī, Đức Phật quay về Jetavana. Về
người con gái, cô ta tiếp tục thực hành pháp thiền ấy suốt ba năm.
Sau ba năm, Đức Phật khi đang ngự tại Jetavana, Ngài dò xét thế
gian hữu tình vào buổi sáng nọ và trông thấy chính người con gái ấy
của người thọ dệt trong võng trí của Ngài.
Khi Ngài quán xét thêm xem có gì xảy ra với nàng thì Ngài thấy
rằng: “Cô gái này đã quán niệm về sự chết trong ba năm kể từ khi cô
gái ấy nghe thời pháp thoại của ta. Bây giờ ta sẽ đi đến Āḷavī và hỏi cô
gái ấy bốn câu hỏi. Khi ấy Như Lai sẽ đọc lên pháp kệ bắt đầu bằng
“Aṇdhī-bhūto ayam loko”. Vào lúc kết thúc pháp thoại cô gái ấy sẽ
chứng đắc Quả Nhập lưu (sotāpatti-phala). Do cô gái ấy mà đông đảo
hội chúng cũng được lợi ích.
Do thấy trước như vậy, Đức Phật cùng năm trăm vị tỳ khưu rời
Jetavana đi đến Āḷavī và ngụ tại tịnh xá Aggāḷava.
Nghe tin Đức Phật đến, người dân xứ Āḷavī đi đến tịnh xá
Aggāḷava và thỉnh mời chúng Tăng có Đức Phật dẫn đầu.
Con gái của người thợ dệt hay tin Đức Phật đến và phát tâm hân
hoan, nghĩ rằng: “Bậc Đạo-sư và người cha tinh thần của ta, Đức Phật
thuộc dòng họ Gotama, bậc có khuôn mặt xinh đẹp ví như trăng rằm,
Ngài đã đến.” Và cô gái tiếp tục suy nghĩ: “Cách đây ba năm ta đã
thấy Đức Phật có nước da màu vàng ròng. Bây giờ ta có thêm một cơ
236 Đại Phật Sử - Tập 4

hội nữa để xem kim thân sáng chói của Ngài và nghe pháp thoại ngọt
ngào đầy bổ ích của Ngài.”
Lúc bấy giờ, cha của cô gái định đi đến xưởng dệt vải, nên trước
khi đi ông dặn con gái rằng: “Này con! Cha đã gắn miếng vải của
người ta trên khung. Còn một khoảng gang tay nữa cha chưa dệt xong,
cha sẽ dệt nó xong ngày hôm nay. Con hãy cuộn nhanh sợi vải rồi
đem đến cho cha.”
Bấy giờ cô gái ở trong trình trạng tiến thoái lưỡng nan, nghĩ
rằng: “Ta muốn đi nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp. Nhưng cha bảo ta
phải làm gấp rút cho xong công việc. Bây giờ ta nên làm gì? Ta nên đi
nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp trước hay quay cuộn chỉ đem đến cho
cha ta trước ?” Sau đó cô gái ấy quyết định : “Nếu ta không làm xong
và đem cuộn chỉ vải đến cho cha thì cha sẽ mắng ta. Do đó, chỉ sau
khi quay xong cuộn vải rồi ta sẽ đi nghe pháp.” Thế nên, cô gái ngồi
vào chiếc ghế và quay cuộn chỉ vải.
Dân cư trong kinh thành Āḷavī sau khi cúng dường vật thực đến
Đức Phật, cầm những cái bát nước dâng cúng để nghe Đức Phật
thuyết pháp phúc chúc cho những việc phước của họ. Tuy nhiên, Đức
Phật vẫn làm thinh, vì Ngài nghĩ rằng: “Vì cô gái con của người thợ
dệt này mà ta đã đi một đoạn đường dài ba mươi do tuần. Cô gái ấy
chưa có cơ hội để nghe Như Lai thuyết pháp. Chỉ khi nào cô gái ấy có
cơ hội nghe pháp thì Như Lai sẽ thuyết pháp phúc chúc.”
(N.B. Khi Đức Phật đang ngồi im lặng, trong hội chúng nghe
pháp cũng không ai dám thỉnh Ngài thuyết pháp).
Cô gái bỏ cuộn chỉ vải vào trong giỏ và trên đường đi đến cha
của cô, cô đứng ở vòng ngoài của hội chúng. Đức Phật nhìn cô gái,
rướn cái cổ của Ngài. Cách nhìn của Ngài khiến cô biết rằng: “Đức
Thế Tôn muốn ta đến gần Ngài hơn vì khi ngồi giữa hội chúng đông
đảo như vậy mà Ngài chỉ nhìn vào ta.”
(Ở đây, có thể đặt ra câu hỏi rằng: “Tại sao Đức Phật rướn cổ
của Ngài và nhìn cô gái?”
Câu trả lời: Vì Đức Phật biết như vầy: “Nếu cô gái ấy đi đến cha
của nàng mà không nghe pháp của Như Lai ngay tại mé ngoài của hội
Tỳ khưu Minh Huệ 237

chúng thì cô ấy sẽ chết trong thân phận của kẻ phàm phu (puthujjana)
và số phận vào lúc chết thì không an toàn. Nhưng nếu cô ấy đi đến cha
sau khi nghe pháp của Như Lai thì số phận của cô ấy sẽ đảm bảo, cô
ấy sẽ chứng đắc thánh quả Nhập lưu (sotāpatti-phala) và tái sanh
trong một thiên cung ở cõi Đâu suất đà (Tusitā). Ngoài ra, sẽ không có
sự giải thoát nào dành cho cô ấy sau cái chết vào ngay ngày hôm
nay.” Đó là lý do khiến Đức Phật rướn cổ nhìn cô gái).
Sau khi nhận được lời gợi ý từ Đức Phật và đi đến Đức Phật xuyên
qua hào quang sáu màu của Ngài. Cô gái đảnh lễ Đức Phật và đứng ở
một nơi thích hợp. Sau đây là những câu hỏi của Đức Phật và những
câu trả lời của cô gái:
Đức Phật: “Này cô gái! Cô từ đâu đến?”
Cô gái: “Bạch Đức Thế Tôn! Con không biết.”
Đức Phật: “Cô đang đi đâu?”
Cô gái: “Bạch Đức Thế Tôn! Con không biết.”
Đức Phật: “Này cô gái! Cô không biết à?”
Cô gái: “Dạ con biết, bạch Đức Thế Tôn.”
Đức Phật: “Này cô gái! Cô biết à?”
Cô gái: “Bạch Đức Thế Tôn! Con không biết.”
Bằng cách này Đức Phật đã hỏi cô gái bốn câu hỏi. Do hiểu được
ý mà Đức Phật muốn hỏi nên cô gái trả lời với ý nghĩa thâm sâu.
Những người không hiểu ý nghĩa, quở trách cô ấy: “Hãy xem cô
gái! Thưa các bạn! Trong cuộc nói chuyện giữa cô ta với Đức Phật, cô
ta đã nói một cách ngẫu nhiên điều mà cô ta muốn nói, chẳng có ý
nghĩa gì cả. Khi được hỏi ‘Ngươi từ đâu đến?’ thì lẽ ra cô ta nên trả
lời là ‘Con đến từ nhà dệt vải của con.’ Khi được hỏi ‘Cô đang đi đâu
vậy?’ thì lẽ ra cô ta nên trả lời là ‘Con đang đi đến xưởng dệt.’ ”
Đức Phật sau khi bảo mọi người im lặng, bèn hỏi cô gái rằng:
(1) “Này cô gái! Khi Như Lai hỏi ‘Cô từ đâu đến?’ Tại sao cô trả lời
là cô không biết?”
Cô gái trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn! Ngài biết rõ là con đến
từ nhà dệt vải của con. Thực ra, câu hỏi ‘Con từ đâu đến?’ Ngài ý
muốn nói là từ kiếp sống nào con đi đến kiếp sống của người thợ
238 Đại Phật Sử - Tập 4

dệt vải này. Con không biết con đến từ kiếp sống nào. Nên con
trả lời là ‘Con không biết.’
Khi ấy Đức Phật tỏ sự tùy hỷ của Ngài lần thứ nhất, nói rằng: "Khéo
nói! Khéo nói! Này cô gái, Cô đã trả lời câu hỏi mà Như Lai đã nêu
ra.” Ngài lại hỏi :
(2) “Này cô gái! Khi Như Lai hỏi cô ‘Cô đang đi đâu?’ Tại sao cô
trả lời không biết?”
Cô gái trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn! Ngài biết rằng con đang
đi đến xưởng dệt vải với giỏ sợi chỉ trong tay. Thật ra, câu hỏi
‘Cô đang đi đâu?’ Ngài ý muốn nói là từ kiếp người này con sẽ
tái sanh đến kiếp sống nào. Nên câu trả lời của con là ‘Con
không biết.’
Đức Phật bày tỏ sự hoan hỷ lần thứ hai, nói rằng: "Cô đã trả lời đúng
câu hỏi của Như Lai.” Ngài hỏi tiếp:
(3) “Này cô gái! Khi Như Lai hỏi cô ‘Cô không biết à?’ Tại sao cô
trả lời là ‘Con biết.’”
Cô gái trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn! Con biết rằng con sẽ phải
chết. Thế nên con trả lời là ‘Con biết.’ ”
Đức Phật bày tỏ sự hoan hỷ lần thứ ba, nói rằng: "Cô đã trả lời đúng
câu hỏi của Như Lai.” Ngài hỏi tiếp:
(4) “Này cô gái! Ngay cả khi ấy Như Lai hỏi cô ‘Cô biết à?’ Tại sao
cô trả lời là cô không biết?”
Cô gái trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn! Con biết rằng con sẽ phải
chết. Nhưng con không biết khi nào con sẽ chết, vào ban ngày
hay ban đêm, vào buổi sáng hay khi nào. Thế nên, con trả lời là
‘Con không biết.’ ”
Đức Phật bày tỏ sự hoan hỷ lần thứ tư, nói rằng: “Cô đã trả lời đúng
câu hỏi của Như Lai.”
Rồi Đức Phật nói với thính chúng rằng: “Ngay cả ý nghĩa trong
các câu trả lời của cô gái quý vị cũng không biết. Hổ thẹn là tất cả
những gì mà quý vị có thể làm. Quả thật, những người thiếu con mắt
trí tuệ tức là những người mù (bất chấp nhục nhãn của họ). Chỉ những
ai có con mắt trí tuệ mới thấy được”.
Tỳ khưu Minh Huệ 239

Sau đó Đức Phật đọc lên pháp thoại này:

Andhībhūto ayaṃ loko


tanuk’ettha vipassati
Sakuṇo jālamutto’va
appo saggāya gacchati.
Này quý vị! Thế gian này có nhiều kẻ phàm phu, những kẻ
không thấy mà chỉ cảm thấy các sự vật qua sự tiếp xúc chúng, giống
như người mù thiếu con mắt trí. Trong hội chúng này có rất nhiều
người phàm phu, chỉ có số ít là người có trí thông minh có thể quán
xét và thấu hiểu bản chất của danh sắc qua ba đặc tánh. Cũng như số
con chim cút thoát khỏi cái bẫy chim thì không đáng kể. Cũng vậy,
chỉ có một số lượng nhỏ người có trí tuệ sắc bén đạt đến cõi chư thiên,
cõi nhân loại và Niết bàn.
Lúc kết thúc thời thuyết pháp, con gái người thợ dệt an trú trong
quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala). Thời pháp cũng đem lại lợi ích
cho nhiều người.

Số phận của cô gái

Cô gái đem cái giỏ đựng chỉ vải đi đến xưởng dệt của cha mình,
ông đang ngồi ngủ gục bên khung cửi. Cô gái đi vào và xê dịch cái giỏ
và tình cờ đụng vào một đầu của con thoi làm nó trở xuống và phát ra
tiếng động.
Cha của nàng tỉnh dậy và kéo con thoi theo thói quen. Do tốc độ
chuyển động quá nhanh, khiến một đầu của con thoi ghim vào ngực cô
gái. Cô ấy chết ngay tại chỗ và tái sanh vào cõi Đâu suất đà (Tusitā).
Người thợ dệt nhìn đứa con gái đã chết, thân đầy máu. Khi ấy
người thợ dệt vô cùng ưu bi đau khổ. Sau đó, ông ta bình tĩnh lại, nghĩ
rằng: “Không có ai khác ngoài Đức Phật có thể dập tắt nỗi sầu khổ của
ta.” Nghĩ như thế, ông ta đi đến Đức Phật khóc lóc thảm thiết, và sau
kể lại câu chuyện, nói rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Xin Ngài từ bi giúp
con bớt sầu khổ. ”
240 Đại Phật Sử - Tập 4

Đức Phật bèn khiến cho người thợ dệt được nguôi ngoai và dạy
rằng: “Đừng buồn, này ông thợ dệt! Nước mắt mà ông đã khóc những
lần con gái ông bị chết trong quá khứ của vòng luân hồi không khởi
điểm, còn nhiều hơn nước trong bốn biển.”
Sau khi nói như vậy, Đức Phật bèn thuyết một thời pháp về
Vòng sanh tử không khởi điểm (anamataggiya saṁsāra)
Lúc ấy, nguôi ngoai phiền não, người thợ dệt xin phép Đức Phật
được xuất gia, và sau khi trở thành vị tỳ khưu ông ta tinh tấn hành
thiền và sớm chứng đắc Đạo quả A-la-hán. (Loka Vagga và Chú giải
Dhammapada).

HẠ THỨ MƯỜI CHÍN CỦA ĐỨC PHẬT TẠI ĐỒI CĀLIYA

Sau khi đi đến thành phố Āḷavī và những nơi khác phân phát
nước mát bất tử đến nhân loại và chư thiên như đã được trình bày,
Đức Phật trải qua mùa an cư thứ mười chín cũng tại tịnh xá trên đồi
Cāliya, Ngài cũng độ thoát cho những chúng sanh xứng đáng được độ
thoát .
Sau khi trải qua mùa an cư thứ mười chín tại Cāliya, Đức Phật
lại lên đường sau khi mãn hạ, Ngài đến Rājagaha và ngụ ở Veḷuvana
khu rừng Trúc.

Câu chuyện người thợ săn Kukkuṭamitta

Trong khi Đức Phật đang an cư lại Veḷuvana, Ngài thuyết thời
Pháp thoại bắt đầu bằng câu: “Pāṇamhi ce vanno nassa” liên quan đến
gia đình của người thợ săn. Nội dung chi tiết của câu chuyện như sau:
Con gái của một vị trưởng giả ở kinh thành Rājagaha đến tuổi
trưởng thành, nàng được cha mẹ cho ở trong một căn phòng sang
trọng ở tầng thượng của tòa lâu đài bảy tầng. Nàng được chăm sóc bởi
một nữ hầu. Vào một buổi chiều, khi đang đứng tựa bên cửa sổ nhìn
xuống đường, nàng trông thấy người thợ săn Kukkuṭamitta làm nghề
giết nai và để bắt chúng, ông ta mang theo năm trăm cái bẫy và năm
Tỳ khưu Minh Huệ 241

trăm cái cọc. Lúc bấy giờ, người thợ rừng sau khi giết chết năm trăm
con nai, ông ta điều khiển chiếc xe chở đầy thịt nai đem bán. Cô gái
đem lòng yêu thương người thợ săn, sau khi trao cho hầu nữ một số
vật tặng và sai nàng ta đi với lời dặn rằng: “Này em! Em hãy đi và đưa
cho người thợ săn ấy những vật tặng này và cố gắng hỏi khi nào anh ta
trở về.”
Người nữ hầu đi rồi trao người thợ săn những vật tặng và hỏi rằng:
“Này anh! Khi nào anh sẽ về nhà?” Anh ta nói: “ Sau khi bán hết thịt
ngày hôm nay. Ngày mai vào lúc sáng sớm tôi sẽ đi qua cổng thành đó
trở về nhà.” Sau khi nhận được câu trả lời của người thợ săn, cô hầu
nữ trở về và báo lại cho cô gái biết.
Cô gái bèn gói lại y phục, nữ trang, vàng bạc mà nàng có thể
mang theo, và mặc vào y phục dơ bẩn. Sáng sớm hôm sau, mang bình
nước trên đầu và cô rời khỏi nhà tựa như đi đến bờ sông. Khi đến chỗ
mà người thợ săn đã cho biết, nàng đứng đợi người thợ săn đến.
Người thợ săn đánh xe ra khỏi thành phố vào buổi sáng sớm. Khi ấy,
cô gái vội vàng đi theo xe của người thợ săn.
Trông thấy cô gái trẻ, người thợ săn nói: “Này cô! Tôi không
biết cô là con gái nhà ai, xin đừng đi theo tôi.” Cô ấy nói: “Anh đã
không bảo tôi đến mà tôi tự ý đến. Hãy lặng lẽ đánh xe đi tiếp.”
Người thợ săn lặp lại lời của anh ta để ngăn cản cô gái đi theo. Khi
ấy, cô gái nói: “Anh ơi! Không ai lại đi từ chối vận may đến với
mình.” Người thợ săn không còn nghi ngờ nữa, bắt đầu hiểu ra lý do
khiến cô gái bám theo anh ta, bèn đưa nàng lên xe và đánh xe đi.
Cha mẹ của cô gái bèn đi tìm con gái của họ ở chỗ này chỗ kia
nhưng không tìm thấy. Cuối cùng họ kết luận rằng chắc ắt hẳn cô đã
chết và làm lễ cúng tưởng nhớ đứa con gái của họ (matakabahatta).
Cô gái sống chung với người thợ săn và sinh được bảy người con
trai và cưới vợ cho chúng khi chúng đến tuổi trưởng thành.

Sự giải thoát trong gia đình người thợ săn


242 Đại Phật Sử - Tập 4

Một buổi sáng nọ, khi dò xét thế giới hữu tình, Đức Phật trông
thấy người thợ săn Kukkutamitta cùng với bảy người con trai và bảy
nàng dâu của ông ta lọt vào võng trí của Ngài. Khi xem xét lý do,
Ngài thấy rõ phước quá khứ của mười lăm người này sẽ dẫn dắt họ
chứng đắc Đạo quả Nhập lưu (sotāpatti-magga). Sáng sớm, Đức Phật
một mình mang y và bát đi đến nơi mà những cái bẫy được đặt sẵn.
Ngày hôm ấy không có một con thú nào dính bẫy.
Rồi Đức Phật để lại dấu chân của Ngài gần chỗ cái bẫy của
người thợ săn và ngồi dưới bóng mát của một gốc cây trước mặt.
Người thợ săn mang cung tên đi đến chỗ đặt bẫy vào lúc sáng sớm và
lần lượt kiểm tra những cái bẫy, ông ta thấy không có con nai nào
dính bẫy, và tất cả những gì ông ta thấy là dấu chân của Đức Phật.
Ông chợt nghĩ như vầy: “Có thể có ai đó đã thả những con thú ra
khỏi bẫy rồi đi?” Mang trong lòng nỗi thù hận đối với Đức Phật (ngay
trước khi ông ta nhìn thấy Ngài) và trong khi đi quanh quẩn ông ta
nhìn thấy Đức Phật đang ngồi dưới gốc cây trước mặt. Khi nghĩ rằng:
“Chắc người này đã thả những con thú trong những cái bẫy của ta. Ta
sẽ giết ông ta bằng cây tên,” ông lắp tên vào cung và dùng hết sức
giương cây cung.
Đức Phật cho phép ông ta giương cung nhưng không cho ông
thả cung tên (Đức Phật dùng thần thông để người thợ săn có thể
giương cung và kéo dây cung nhưng không thể thả cây tên được).
Không những ông ta không thể bắn tên mà thả cung ra cũng không
được. Có vẻ như các xương sườn của ông ta sắp bị gãy và miệng của
ông ta sủi bọt. Ông đứng tê liệt như tượng đá.
Bảy người con trai đến nhà cha và hỏi mẹ trong khi đang nói
chuyện với bà, rằng: “Cha sao đi lâu quá. Không biết cha có chuyện
gì không mà đi lâu vậy?” Khi được mẹ của họ bảo: “Này các con! Các
con hãy đi đến chỗ của cha các con xem sao.” Họ bèn đi đến chỗ
người thợ săn, mỗi người mang theo cung và tên. Khi trông thấy cha
của họ đứng yên như tượng đá (và thấy Đức Phật đang ngồi dưới bóng
râm của cội cây), họ nghĩ : “Người này ắt hẳn là kẻ thù của cha ta.”
Mỗi người đều ra sức giương cung và kéo dây cung. Tuy nhiên, do bởi
Tỳ khưu Minh Huệ 243

năng lực thần thông của Đức Phật, tất cả đều đứng uể oải như những
tượng đá giống người thợ săn.
Khi ấy, người mẹ tự hỏi: “Không biết có chuyện gì mà các con
trai của ta cũng đi quá lâu.” Bà ta cùng với bảy nàng dâu đi đến, và họ
trông thấy tám người : người cha và bảy cậu con trai. Khi ấy bà ta
nhìn quanh và tự hỏi: “Tám người này, người cha và bảy đứa con trai
đang nhắm bắn ai mà đứng như vậy?” Bà ta trông thấy Đức Phật, hai
tay đưa lên trời, bà ta hét lên: “Đừng giết Cha của ta, này các con!”
Nghe tiếng kêu của vợ, người thợ săn Kukkutamitta suy nghĩ:
“Ôi! Ta bị suy tàn rồi, người này là cha của vợ ta. Ôi ! Ta đã phạm
một tội ác tày trời.” Bảy người con trai cũng nghĩ rằng: “Người này là
ông ngoại của chúng ta! Chúng ta đã phạm một lỗi lầm to lớn.” Sau
đó, với ý nghĩ sâu đậm rằng: “Đây là ông ngoại của chúng ta.”
Rồi mẹ của bảy người con trai ấy nói rằng: “Hãy quăng bỏ
những cây cung của các ngươi và đến đảnh lễ Cha của ta”. Vì Đức
Phật đã biết rõ tâm của tám người đàn ông đã trở nên mềm dịu nên
Ngài khiến họ đặt cung xuống. (Khi ấy Ngài thu lại năng lực thấn
thông mà Ngài đã sử dụng để ngăn không cho họ bắn Ngài). Tám
người đến đảnh lễ Đức Phật và thưa rằng: " Bạch Đức Thế Tôn! Xin
Ngài hãy tha thứ lỗi lầm cho chúng con.” Sau đó họ ngồi xuống ở một
nơi hợp lẽ.
Khi họ đã ngồi ngay ngắn rồi, một gia đình mười sáu người, Đức
Phật bèn thuyết tuần tự pháp: Dāna-kathā, Sīla-kathā, Sagga-kathā
(Pháp thoại về cõi trời), Kāmānaṃ ādīnava-kathā (Pháp thoại về tội
của các dục lạc), Nekkhamme-ānissaṁsa-kathā (Pháp thoại về sự từ
bỏ). Vào lúc kết thúc pháp thoại, mười lăm người là người thợ săn,
bảy người con trai và bảy nàng dâu đều được an trú trong quả thánh
Nhập lưu. Sau khi đã giúp họ chứng ngộ Thánh quả, Đức Phật bèn đi
vào kinh thành Rājagaha để khất thực và trở về tịnh xá vào lúc xế trưa.
Bấy giờ, đại đức Ānanda hỏi Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn!
Ngài đã đi đâu ạ!” “Như Lai đã đi đến chỗ của người thợ săn
Kukkutamitta” Đức Phật trả lời. “Bạch Đức Thế Tôn! Có phải Ngài đã
làm cho ông ta từ bỏ các ác nghiệp sát sanh? Có phải Ngài đã giáo
244 Đại Phật Sử - Tập 4

giới và độ thoát cho ông ta?” “Đúng vậy, này Ānanda! Tất cả họ, với
Kukkkutamitta là mười lăm người đều được an trú trong niềm tin bất
động, hoàn toàn hết hoài nghi Tam Bảo và trở thành những người
không làm ác nghiệp sát sanh,” Đức Phật trả lời.
Khi ấy, các vị tỳ khưu xen vào và bạch rằng: “Bạch Đức Thế
Tôn! Cũng có vợ của người thợ săn, phải chăng bà ta không có ở đó?”
Đức Phật trả lời: “Này các tỳ khưu! Bà ta cũng có mặt ở đó. Này các
tỳ khưu! Vợ của người thợ săn đã trở thành bậc thánh Nhập lưu
(sotāpanna) khi còn là con gái sống ở nhà cha mẹ.”
Rồi một cuộc bàn luận xảy ra ở Chánh pháp đường (Dhamma
sala, nơi mà những bài pháp được nghe và được đem đến bàn luận)
“Này các hiền giả ! Vợ của người thợ săn Kukkutamitta (con gái
của vị trưởng giả) đã chứng đắc Đạo quả Nhập lưu trong khi là cô gái
sống với cha mẹ. Sau đó bà ta đi theo người thợ săn về nhà của ông ta
và có được bảy người con trai. Được chồng bảo đi lấy cung tên, lao,
cọc hoặc lưới, bà ta đi lấy đem đến cho ông. Về phần người thợ săn,
ông ta mang những khí giới ấy do bà vợ là bậc thánh Nhập lưu
(sotāpanna) của ông ta đem đến và làm những ác nghiệp sát sanh ngày
này qua ngày khác. Như vậy là thế nào thưa các hiền giả? Phải chăng
những bậc thánh Nhập lưu vẫn còn phạm tội như vậy?”
Đức Phật đi đến chỗ hội họp của các vị tỳ khưu và hỏi: “Này các
tỳ khưu! Các vị đang luận về vấn đề gì trước khi Như Lai đến?” Các
vị tỳ khưu trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con bàn về vấn đề này
(về người vợ của Kukkuta mitta, con gái của vị trưởng giả). Nhân đó
Đức Phật dạy rằng: “Này các tỳ khưu! Những bậc thánh Nhập lưu
không bao giờ phạm tội sát sanh. Vợ của người thợ săn đem đến cho
ông ta những khí giới như cung tên vì bà ta quan tâm đến bổn phận
người vợ phải vâng lời chồng. Ba ta không có ý định khiến người
chồng đi vào rừng với những khí giới trong tay để tạo nghiệp sát sanh,
bà ta không có một ý nghĩ nào như vậy.
Ví dụ, nếu không có vết thương nào trong lòng bàn tay, người
dùng bàn tay ấy để nắm thuốc độc thì không thể bị hại bởi chất độc.
Tương tự, đối với người không làm bất cứ điều ác nào vì người ấy
Tỳ khưu Minh Huệ 245

không có ý nghĩ bất thiện, thì không có quả ác nào sanh đến cho người
ấy dầu người ấy có thể đã lấy khí giới.” Sau khi đã nói như vậy, Đức
Phật bèn đọc lên câu kệ:

Pānimhi ce vaṇo nāssa, hareyya paṇinā visaṃ


Nabbaṇaṃ visaṃ anveti n’atthi pāpaṃ akubbato.
Này các tỳ khưu! Nếu không có vết thương nào trong lòng bàn
tay thì chất độc không thể làm hại nó. Do đó, với bàn tay không có vết
thương ấy người ta có thể cầm chất độc một cách an toàn. Tương tự,
với người chưa thực hiện điều ác vì không có ý nghĩ bất thiện, thì
không khởi sanh ác nghiệp dầu nhỏ nhặt nhất. (Chí có đi lấy cây cung
và những thứ tương tự).
(Vì chất độc không thể làm tổn thương bàn tay không có vết lở
hay mụn nhọt, cũng vậy, người chỉ giao khí giới như cung tên thì
không gieo tạo điều ác vì người ấy không có ý nghĩ bất thiện. Nghĩa
là, cũng như không có chất độc nào ảnh hưởng đến bàn tay khỏe
mạnh. Không có (ước muốn làm) điều ác nào có thể đến với tâm kiên
định của một người).
Vào lúc kết thúc thời pháp, nhiều người chứng đắc quả thánh
Nhập lưu và những Thánh quả khác.

Phước quá khứ của gia đình thợ săn Kukkuṭamitta

Một thời gian sau, trong Chánh pháp đường, các vị tỳ khưu lại
bắt đầu một cuộc bàn luận khác:
“(1) Thưa các tôn giả! Người thợ săn Kukkutamitta đã làm gì trong
quá khứ mà nay được chứng đắc thánh đạo Nhập lưu (sotāpatti-
magga)? (2) Tại sao ông ta sanh vào gia đình thợ săn?”
Nhân đó, Đức Phật đến và hỏi rằng: “Này các tỳ khưu! Các vị
đang bàn luận về vấn đề gì vậy?” Khi biết được đề tài các vị tỳ khưu
bàn luận, Đức Phật bèn kể lại câu chuyện về phước của người thợ săn
như sau:
246 Đại Phật Sử - Tập 4

“Này các tỳ khưu! Trong quá khứ khi mọi người đang tổ chức
một cuộc hội đàm về việc xây dựng một bảo tháp lớn để tôn trí Xá lợi
của Đức Phật Kassapa, họ bàn nên dùng vật gì để làm đất mịn và vật
gì để làm vật liệu lỏng.
Sau đó họ quyết định dùng chất orpiment để làm chất mịn và dầu
mè để làm vật liệu lỏng. Người ta lấy orpiment đem xây thành bột và
trộn nó với dầu mè rồi dùng nó làm chất vữa để kết dính các viên
gạch. Những viên gạch được lát bên trong bảo tháp, chúng được bao
bằng vàng. Còn lớp gạch bên ngoài bảo tháp thì tất cả đều bằng vàng.
Mỗi viên gạch trị giá một ngàn đồng tiền vàng

Sự tuyển chọn người đứng đầu cuộc lễ tôn trí Xá lợi

Khi công việc xây dựng bảo tháp đã hoàn tất để có thể tiến hành
việc tôn trí Xá lợi, một cuộc luận diễn ra: ‘Ai sẽ được tuyển chọn làm
người chủ lễ,’ vì cần một số tiền lớn cho cuộc lễ tôn trí Xá lợi.
Khi ấy, một người thương nhân ở miền quê nghĩ rằng: “Ta sẽ trở
thành người chủ lễ.” Vị ấy bèn bỏ ra một số tiến lớn là một koṭi (10
triệu) vào quỹ tôn trí Xá lợi. Khi thấy sự hào phóng của vị thương
nhân vùng quê, mọi người bèn gièm pha vị thương nhân thành phố:
“Vị thương nhân thành phố này tích lũy của cải như những con kiến
trắng (mối). Vị ấy không đủ tư cách trở thành chủ lễ trong trường hợp
này đối với công trình xây dựng bảo tháp Xá lợi lớn lao như vậy. Còn
vị thương nhân miền quê thì đã bố thí một cách hào phóng đến 10
triệu và đang trở thành chủ lễ.”
Khi mọi người nói như vậy, vị thương nhân thành phố bèn ủng
hộ 20 triệu với hy vọng trở thành người chủ lễ.
“Chỉ có ta mới là người đứng đầu trong cuộc lễ tôn trí Xá lợi,” vị
thương nhân miền quê suy nghĩ và bỏ ra 30 triệu. Bằng cách này,
những sự bố thí của cả hai bên cứ tăng dần cho đến khi sự đóng góp
của vị thương nhân thành phố lên đến 80 triệu.
Nhưng vị thương nhân miền quê chỉ có 90 triệu. Tuy nhiên, tiền
của vị thương nhân thành phố có đến 40 koṭi (400 triệu). Do đó, vị
Tỳ khưu Minh Huệ 247

thương nhân miền quê nảy ra ý định như vầy: “Nếu ta bố thí 9 koṭi thì
vị thương nhân thành phố sẽ bố thí 10 koṭi. Ta không thể ganh đua với
ông ta, tình trạng ta thua sút về của cải sẽ được mọi người biết đến.”
Khi ấy, ông ta bèn nói rằng: "Tôi sẽ bố thí bấy nhiêu đây. Tôi tình
nguyện đem cả chính mình cùng bảy đứa con trai, bảy nàng dâu và vợ
của tôi đến phục vụ bảo tháp.” Khi nói như vậy, ông ta đem những
người trong gia đình và dâng hiến họ cùng với ông ta, tất cả là mười
sáu người cho bảo tháp.
Sự hoạch đắc nhiều tiền quỹ hơn có thể xảy ra, (nhưng sự hoạch
đắc về nhân công được dâng hiến thì không). Người ta nói rằng: “Vị
thương nhân miền quê này đã dâng hiến bảy người con trai, bảy nàng
dâu, vợ của ông ta và cả chính bản thân ông cho bảo tháp. Do đó, hãy
để ông ta làm chủ lễ tôn trí Xá lợi này.” Như vậy, tất cả họ đều tuyển
chọn vị thương nhân miền quê làm chủ lễ.
Bằng cách này, mười sáu người trong gia đình trở thành nô lệ
cho bảo tháp. Nhưng mọi người đồng ý cho họ thoát khỏi trình trạng
nô lệ. Tuy nhiên, gia đình mười sáu người ấy đã chăm lo cho bảo tháp
đến hết cuộc đời của họ. Và lúc mạng chung họ được sanh vào cõi chư
thiên.
Mười sáu người hưởng hạnh phúc ở cõi chư thiên suốt cả trung
gian Phật thời (Buddhantara asaṅkheyya-kappa - tức là thời gian giữa
thời Đức Phật Kassapa và thời Đức Phật chúng ta). Khi đến thời kỳ
Phật xuất thế (Buddhupāda) Đức Phật Gotama của chúng ta xuất hiện,
bà vợ của vị thương nhân miền quê mạng chung từ cõi chư thiên và
sanh làm con gái của vị trưởng giả ở thành phố Rājagaha. Khi chỉ là
một cô gái trẻ, nàng đã chứng đắc Quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-
phala).
“Adiṭṭha-saccassa pana paṭisandhi nāma bhāriyā,” Chú giải như
vậy - “Kiếp sanh làm một kẻ phàm phu mà không thấy được Chân đế
thì thật nặng nề.” (Người ấy có thể tái sanh vào một gia đình thấp hèn
mặc dù sự thật rằng, chính kiếp sống ấy là kiếp cuối cùng của anh ta
(pacchima-bhāvika); vì người ấy chưa vượt qua mối nguy hiểm phải
rơi vào cõi thấp hèn). Do đó, vị thiên đã từng làm chồng của con gái
248 Đại Phật Sử - Tập 4

của vị trưởng giả, khi trở lại cõi người, vị ấy đã tái sanh vào gia đình
săn bắn. Ngay khi trông thấy người thợ săn, tình yêu trong quá khứ xa
xưa của nàng (taṇhā-pema) sống lại. Đó là lý do khiến Đức Phật đọc
lên câu kệ này:

Pubbe’va sannivāsena, paccuppaññā hitena vā.


Evaṃ taṃ jāyate pemaṃ, uppalaṃ va yathodake.
Do từng yêu thương trong quá khứ và cũng do vì lợi ích cho
nhau trong hiện tại, vì hai lý do này mà hai loại tình yêu là taṇhā-
pema và mettā-pema khởi sanh. (Như thế nào?) Giống như hoa sen
vào những loài thủy hoa khác, phát triển mạnh nhờ vào hai yếu tố
nước và bùn.
Chính do tình yêu của nàng trong kiếp quá khứ mà nàng đi theo
người thợ săn đến nhà của anh ta. Những đứa con trai của họ cũng
mạng chung từ cõi chư thiên và sanh vào trong bào thai của người con
gái vị trưởng giả. Những nàng dâu của họ thì sanh trong những gia
đình khác nhau, khi đến tuổi trưởng thành thì tất cả họ đều đến với gia
đình của người thợ săn do tình cảm mà họ đã có trong những kiếp quá
khứ.
Kết quả là sự phục vụ của họ đến bảo tháp của Đức Phật
Kassapa khiến mười sáu người trong gia đình người thợ săn đều được
chứng đắc quả thánh Nhập Lưu trong Giáo pháp của Đức Phật
Gotama.

Câu chuyện về Trưởng giả Ānanda

Sau khi ban phát nước bất tử đến chúng sanh bao gồm gia đình
thợ săn Kukkuṭamitta khi đang ngự tại tịnh xá Veḷuvana, Rājagaha.
Từ đó Đức Phật đi đến Sāvatthi và ngụ tại Jetavana. Trong khi đang
ngụ tại đó, Ngài thuyết bài pháp bắt đầu bằng: “puttā matthi dhanaṃ
matthi ” liên quan đến trưởng giả Ānanda, một cư dân thành Sāvatthi.
Câu chuyện chi tiết như sau:
Tỳ khưu Minh Huệ 249

Tại Sāvatthi có một vị trưởng giả giàu có tên Ānanda, tài sản trị
giá lên đến 40 koṭi, nhưng lại vô cùng keo kiệt. Người đàn ông ấy tổ
chức buổi họp quyến thuộc vào mỗi nửa tháng và khuyên con trai của
ông, Mūrasirī giữa những quyến thuộc của mình ở ba thời điểm khác
nhau, nội dung như vầy: “Này con thân yêu! Đừng nghĩ rằng 40 koṭi
là số tài sản to lớn. Cái gì ở trong tay mình thì không nên cho người
khác. Hãy cố gắng kiếm thêm của cải. Người nào mà xài một đồng
tiền sau một đồng tiền khác chắc chắn một ngày nào đó sẽ bị cạn kiệt
của cải. Do đó, ta khuyên rằng:

Añjanānaṃ khayaṃ disyam disvā upacikānañ ca ācayaṃ


Madhūnañ ca samāhāraṃ paṇḍito gharam āvase.
Này con thân yêu ! Sau khi đã quan sát thấy sự biến mất nửa
viên đá collyrium do chà xát nhiều lần, sự khởi sanh của ổ mối do góp
nhặt đất nhiều lần của những con mối, sự phát triển của một tổ ong do
sự hút mật hoa nhiều lần của những con ong, người có trí nên sống nỗ
lực để gìn giữ tài sản mà mình đã có để nó không bị suy giảm và hãy
tạo ra của cải mới.”
Sau đó, vị trưởng giả chết mà không nói cho đứa con trai
Mūlisirī biết về năm hủ vàng to lớn mà ông ta chôn giấu, do luyến ái
với của cải và làm nhiễm ô chính bản thân bởi những nhơ nhuốc của
sự keo kiệt. Vào lúc lâm chung, ông ta tái sanh vào bào thai của một
phụ nữ Chiên-đà-la (caṇḍāla) trong một ngôi làng gồm một ngàn gia
đình tại cổng thành Sāvatthi.
Hay tin về cái chết của vị trưởng giả, vua Kosala bèn cho triệu
mời người con trai Mūlasirī đến và chỉ định cậu ta làm người kế thừa
tài sản của người cha.
Một ngàn gia đình Chiên-đà-la (caṇḍāla) kiếm sống bằng cách
lao động tập thể đi kiếm tiền hằng ngày, vào lúc thọ sanh kẻ keo kiệt
Ānanda, vị trưởng giả giàu có trước kia, họ không kiếm được tiền
công nhật cũng không kiếm đủ vật thực để ăn. Những người lao động
kết luận rằng: “Giờ đây chúng ta kiếm một miếng cơm thật khó khăn
dù làm việc rất cực nhọc. Chắc chắn trong số chúng ta có một người
250 Đại Phật Sử - Tập 4

ác và bất hạnh.” Thế nên, họ chia những người trong số họ làm hai
nhóm và chia tiếp cho đến khi chỉ còn một gia đình bị cô lập là cha mẹ
của người keo kiệt. Trong tình huống ấy gia đình của Ānanda nói
rằng: “Đây là kẻ xui xẻo trong gia đình của chúng ta,” và họ trục xuất
người mẹ của Ānanda.
Người mẹ vì mang đứa con trong bụng nên gặp rất nhiều khó
khăn để kiếm đủ miếng ăn và bà sanh đứa con trai một cách rất đau
khổ. Tay, chân, mắt, tai, mũi và miệng của đứa bé đều lệch lạc. Với
thân thể méo mó, cậu ta trông rất xấu xí giống như một con quỷ nhỏ.
Dù thế nào chăng nữa, người mẹ cũng không nở lòng vứt bỏ đứa con.
Thực ra, tình thương của người mẹ đối với đứa con rất to lớn ngay khi
nó nằm trong bụng của bà. Sau khi sanh ra đứa con bà ta nuôi dưỡng
nó với nhiều vất vả. Những ngày mà bà ta đi làm mà mang theo cậu ta
thì bà ta không kiếm được gì, và những ngày bà ta bỏ lại nó thì bà ta
kiếm được một ít tiền công nhật.
Về sau, khi đứa con đủ lớn và có thể đi lại chỗ này chỗ kia, và tự
mình có thể tìm kiếm đồ ăn thì người mẹ Chiên-đà-la bèn đặt cái bát
trong bàn tay của nó và nói rằng: " Này con thân! Vì con mà chúng ta
đã chịu nhiều khổ sở. Bây giờ mẹ không còn đủ khả năng để chăm sóc
cho con nữa. Trong thành phố Sāvatthi này có những phần ăn được
nấu sẵn dành cho những kẻ nghèo khổ, khách phương xa, v.v… Con
hãy tự nuôi sống bản thân bằng cách đi đến nơi nào có vật thực mà xin
ăn.” Nói thế xong bà ta bỏ mặc đứa bé.
Khi cậu bé vào thành phố lang thang từ nhà này sang nhà khác,
cậu đi đến nơi mà kiếp trước cậu từng sống làm trưởng giả Ānanda. Vì
cậu ta có jātissarā-ñāna (khả năng nhớ lại kiếp trước) nên cậu ta mạnh
dạn đi vào nhà của cậu, cậu đi qua cổng thứ nhất, thứ hai và thứ ba mà
không ai nhớ hoặc nhận ra cậu ta. Tuy nhiên, ở cổng thứ tư thì những
đứa con của Mūlusirī trông thấy cậu ta và khóc thét lên vì sợ hãi.
Khi ấy, những người hầu của Mūlasirī đánh đập cậu ta, nói rằng:
“Đồ xui xẻo, đồ xấu số!” Họ kéo cậu ta ra khỏi cổng và quăng cậu vào
đống rác. Ngay khi ấy, Đức Phật đang trên đường đi khất thực có
trưởng lão Ānanda theo cùng đã chứng kiến cảnh ấy. Đức Phật nhìn
Tỳ khưu Minh Huệ 251

trưởng lão Ānanda và theo lời thỉnh cầu của trưởng lão, Đức Phật kể
lại câu chuyện quá khứ và những biến cố hiện tại của vị trưởng giả
giàu có Ānanda.
Sau đó, trưởng lão bèn gọi Mūlasirī đến. Mọi người cũng tụ
quanh. Rồi Đức Phật nói với Mūlasirī rằng: “Này thí chủ Mūlasirī!
Ông có biết cậu bé này không?” “Bạch Đức Thế Tôn! Con không
biết.” “Cậu bé này chính là vị trưởng giả Ānanda, cha của ông đấy,”
Đức Phật tiết lộ. Vì Mūlasirī không tin điều đó nên Đức Phật bảo với
cậu bé rằng: “Này trưởng giả Ānanda! Hãy nói cho con trai của ông
biết về năm hủ vàng to lớn mà ông đã chôn giấu.” Sau khi tìm được 5
hủ vàng, Mūlasirī bắt đầu có niềm tin.
Thương nhân Mūlasirī bèn quy y Phật. Vì muốn thuyết pháp đến
Mūlasirī, Đức Phật bèn đọc lên câu kệ:

Puttā matthi dhanam atthi.


iti bālo vihaññti.
Attā hi attano n’atthi.
kuto puttā kuto dhanaṃ.
“Ta có con cái; Ta có tài sản,” nghĩ như vậy người ngu bị khổ
bởi putta-taṇhā (tham luyến con cái) và dhana-taṇhā (tham luyến của
cải). Trên thực tế, người ấy cũng không phải là nơi nương tựa của
chính mình tránh khỏi mọi khổ cảnh. Vậy làm thế nào con cái có thể
là chỗ nương tựa của mình? Làm sao tài sản là chỗ nương tựa của
chính mình?”
(Ý nghĩa là: Kẻ ngu cho rằng chính mình là chủ nhân của con
cái và tài sản, người ấy bị khổ bởi tham ái cả hai. Bằng cách nào?
Người ấy bị làm khổ bởi quan niệm ‘Con của ta đã chết’ hoặc ‘Con
của ta sẽ chết.’ Điều tương tự cũng xảy ra đối với của cải. Bằng cách
này người ấy khổ đau qua sáu cách: ba cách liên quan đến con cái và
ba cách liên quan đến của cải. Vì người ấy có lòng tham luyến đối với
con cái, người ấy phải nghĩ cách nuôi con cái bằng nhiều phương tiện
ở trên đất hoặc ở dưới nước, ban ngày hoặc ban đêm. Và như vậy
người ấy đầy khốn khổ. Vì tham luyến đối với tài sản, người ấy nghĩ
252 Đại Phật Sử - Tập 4

cách làm gia tăng tài sản bằng nghề nông hay buôn bán và do đó chịu
nhiều đau khổ.
Một người đau khổ do luyến ái con cái và tài sản thì không thể
dẫn dắt chính mình đến chỗ an toàn về sau được. Khi cái chết đến với
người ấy, người ấy bị hành hạ bởi những cơn đau chết người
(maraṇantika-vedanā) giống như những ngọn lửa, những khớp xương
của người ấy bị lìa và những khớp xương ấy bị rời ra. Người ấy nhắm
nghiền đôi mắt để hình dung kiếp sống tương lai rồi lại mở to mắt đề
thấy đời sống hiện tại của mình. Như vậy người ấy khổ đau vào lúc
lâm chung ; trước kia người ấy luôn chăm sóc bản thân, một ngày tắm
hai lần, ăn ba lần, xức dầu thơm, đeo tràng hoa cùng với những vật
trang sức khác. Nhưng giờ đây, người ấy không thể nào giải thoát bản
thân khỏi đau khổ. Một thời gian sau, người ấy trong trình trạng hấp
hối đầy khổ sở, làm thế nào con cái hay của cải có thể cứu giúp người
ấy? Quả thật vậy, chúng hoàn toàn không có khả năng cứu giúp người
ấy.
(Còn vị trưởng giả, người đã từng miễn cưỡng khi cho ai một cái
gì nhưng lại tích ā nhiều của cải dành cho đứa con trai Mūlasirī, và
trong kiếp hiện tại này khi ông ta bị đói, bị người khác đối xử tệ bạc
và đầy đau khổ, thì con cái yêu dấu và của cải nào của ông có thể diệt
được những khổ đau này? Quả thật chẳng có con cái hay của cải nào
có thể làm được điều ấy. Loại hạnh phúc nào chúng có thể mang đến
cho ông ta? Quả thật, không thể có. Đó là nội dung của câu kệ).
Vào lúc kết thúc thời pháp, tám mươi bốn ngàn chúng sanh được
giác ngộ Tứ Diệu Đế và được giải thoát. Thời pháp này cũng đem lại
lợi ích cho phần đông. (Chú giải Dhammapada, cuốn I)

HẠ THỨ HAI MƯƠI CỦA ĐỨC PHẬT TẠI RĀJAGAHA.

Bằng cách này, Ngài viên mãn năm phận sự vĩ đại mà không có
sự gián đoạn trong khi phân phát nước bất tử của Diệu pháp đến chư
thiên và nhân loại. Đức Phật ra đi từ Sāvatthi và sau khi đi du hành
Tỳ khưu Minh Huệ 253

cùng chúng Tăng đến Rājagaha, vương quốc Magadha và ngự tại
Veḷuvana vào mùa an cư (vasa) thứ hai mươi.

Anibaddha Vassa, v.v…

Trong 45 năm của Đức Phật an cư (vassa), hai mươi hạ đầu từ


khi Đức Phật thành đạo thì được gọi là Anibaddha hay Aniyata vassa
vì các hạ được trải qua không phải cùng một chỗ mà ở nhiều thị trấn,
làng mạc khác nhau, một hạ ở nơi này, hai hạ ở nơi kia, rồi ba hạ ở
chỗ khác, v.v… Chúng cũng được gọi là Pathama hay Purima Bodhi-
Vassa vì chúng hình thành phân nửa đầu tiên hay nửa trước của toàn
bộ những mùa an cư mà trong đó chư thiên và nhân loại được dẫn dắt
đến giác ngộ Bốn Đạo Trí (magga-ñāṇa).
Hai mươi lăm hạ an cư còn lại được gọi là Nibaddha hay Niyata
vassa vì các hạ này được an cư ở một chỗ tức là tại Jetavana hay
Pubbārāma tại Sāvatthi trong vương quốc Kosala. Chúng cũng được
gọi là Dutiya hay Pacchima Bidhi-Vassa vì các hạ này hình thành
phân nửa thứ hai hay nửa sau của toàn bộ những mùa an cư mà trong
đó chư thiên và nhân loại được làm cho giác ngộ bốn Đạo trí.
(Giải thích: Trong hai mươi năm (20 vassa) của Sơ giác thời, sự
trú ngụ của Đức Phật không đều đặn, vì Ngài trải qua hạ an cư ở nhiều
thị trấn hay làng mạc khác nhau theo ý thích của Ngài. Tuy nhiên, từ
hạ thứ hai mươi mốt Ngài trú ngụ đều đặn ở Jetavana hay Pubbārāma,
vào thành Sāvatthi để khất thực. (Chú giải Buddhavaṃsa)
(Tuy nhiên, có một bài kinh khác trong bộ Aṅguttara Nikāya như
sau:
Trong hai mươi mốt hạ, Đức Phật sử dụng hai chỗ là Jetavana và
Pubbārāma thường xuyên vì sự hộ độ rất lớn của trưởng giả
Anāthapiṇḍika và tín nữ Visākha. Thực ra, Đức Phật trú ngụ thường
xuyên ở hai nơi này do sự tri ơn của Ngài đối với hai vị thí chủ.
Đức Phật đi đến những nơi khác trong những tháng ngoài mùa
an cư, nhưng vào mùa an cư thì Ngài trở về trú ngụ thường xuyên tại
hai tịnh xá Jetavana và Pubbārāma. Đức Phật có thói quen là ngự ban
254 Đại Phật Sử - Tập 4

đêm tại Jetavana và sáng hôm sau đi khất thực cùng với chúng Tăng,
vào thành Sāvatthi ở cổng phía nam để thọ lãnh vật thực và đi ra bằng
cổng phía đông đến Pubbārāma, Ngài ở đây suốt ngày. Sau khi nghỉ
đêm tại Pubbārāma, sáng hôm sau Ngài đi khất thực cùng với chúng
Tăng, vào thành Sāvatthi bằng cổng phía đông để khất thực rồi đi ra
bằng cửa phía nam đến Jetavana và trải qua thời gian ban ngày ở đó.
Có thể trích ra từ các bộ Chú giải tiếng Pāḷi).

Chỉ định Trưởng lão Ānanda làm thị giả thường trực

(Chú giải Therī-gāthā, cuốn II) Suốt hai mươi năm của Sơ giác
thời, Đức Phật không có thị giả thường trực để phục vụ Ngài. Đôi khi
trưởng lão Nāgasamāla phục vụ Đức Phật, mang y bát của Ngài vào
theo hầu Ngài bất cứ nơi nào Ngài đi đến. Khi thì trưởng lão Nāgita,
trưởng lão Upavāna, trưởng lão Sunakkhatta Thera, hoàng tử Liccavī,
trưởng lão Cuṇda - em trai của trưởng lão Sāriputta, trưởng lão
Sāgata, khi thì trưởng lão Meghiya hầu hạ Ngài, theo Ngài đến bất cứ
nơi đâu mà Ngài đến. Họ làm như vậy nhưng nói chung không làm
Đức Phật hài lòng.
Một hôm, khi Đức Phật đang ngồi trên Phật tọa trong Hương
phòng, chung quanh là các vị tỳ khưu. Ngài nói với các tỳ khưu rằng:
“Này các tỳ khưu! Như Lai giờ đã già (lúc bấy giờ Ngài 55 tuổi). Khi
Như Lai nói với một số thị giả rằng: ‘Chúng ta hãy đi lối này’ thì họ
lại rời bỏ Như Lai và đi lối khác. Một số thị giả thì bỏ y và bát của
Như Lai trên đất. Các vị hãy xem xét và chọn ra một vị tỳ khưu làm
thị giả thường trực cho Như Lai.”
Các vị tỳ khưu xúc động khi nghe những lời này của Đức Phật.
Khi ấy trưởng lão Sāriputta đứng lên và đảnh lễ Đức Phật bạch rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Con sẽ hầu hạ Ngài.” Nhưng Đức Phật từ chối
lời đề nghị của trưởng lão. Theo sau trưởng lão Sāriputta, tất cả những
đại trưởng lão khác do trưởng lão Moggallāna dẫn đầu, ngoại trừ
trưởng lão Ānanda, đều lần lượt đưa ra lời đề nghị của họ, nói rằng: "
Tỳ khưu Minh Huệ 255

Bạch Đức Thế Tôn! Con sẽ làm thị giả của Ngài.” Đức Phật cũng từ
chối những lời đề nghị của họ.
Trưởng lão Ānanda vẫn ngồi im lặng, khi được các tỳ khưu bảo
rằng: “Này hiền giả Ānanda! Hiền giả cũng nên xin làm thị giả của
bậc Đạo sư”. Trưởng lão Ānanda nói: “Thưa các tôn giả! Vị trí nào
được đảm bảo bằng sự cầu xin? Nếu Đức Thế Tôn muốn tôi làm thị
giả thì Ngài sẽ nói.” Khi ấy, Đức Phật bèn nói rằng: “Này các tỳ khưu!
Ānanda không phải là hạng người cần được hối thúc. Vị ấy sẽ sử dụng
sự thận trọng của mình để hầu hạ Như Lai. ”
Khi ấy, các vị tỳ khưu bảo trưởng lão: “Này Ānanda! Hiền giả
hãy xin bậc Đạo sư làm thị giả cho Ngài.” Trưởng lão Ānanda bèn
đứng dậy khỏi chỗ ngồi và bạch với Đức Phật rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn!
1. Nếu Thế Tôn không cho con những y tốt mà Đức Thế Tôn nhận;
2. Nếu Thế Tôn không cho con những vật thực ngon mà Thế Tôn
khất thực được;
3. Nếu Thế Tôn không cho con vinh hạnh được ngồi chung với
Ngài trong Hương phòng;
4. Nếu Thế Tôn không dẫn con theo Ngài đến những nơi Thế Tôn
được thỉnh mời;
rồi (nghĩa là nếu Ngài chấp nhận 4 điều mong ước của con ) Con sẽ
phục vụ Ngài, Đức Thế Tôn. ”
(Bốn điều ‘không’ được trưởng lão Ānanda xin phép để không ai
khác có thể chê bai rằng “Với những lợi lộc như vậy, ai sẽ nghĩ rằng
hầu hạ bậc Đạo sư là gánh nặng?”)
Trưởng lão Ānanda nói tiếp:
“Bạch Thế Tôn!
1. Nếu theo lời thỉnh cầu của con, Thế Tôn đi đến những nơi con
được thỉnh mời (bởi thiện nam và tín nữ của trưởng lão);
2. Nếu Thế Tôn cho phép, con được phép đưa khách đến đảnh lễ
Thế Tôn;
3. Nếu con được phép đi đến Thế Tôn để hỏi Ngài khi có những
thắc mắc khởi sanh trong con;
256 Đại Phật Sử - Tập 4

4. Nếu Thế Tôn lặp lại những gì Thế Tôn đã thuyết giảng vào lúc
con vắng mặt;
khi ấy con sẽ hầu hạ Đức Thế Tôn.”
Bốn đặc ân này được thỉnh cầu để tránh sự phê bình của kẻ khác
khi họ nói rằng: “Tuy vị ấy đã hầu hạ Đức Phật cả ngày lẫn đêm, đại
đức Ānanda cũng không được Đức Thế Tôn chiếu cố dù chỉ bấy
nhiêu,” và có thể thực hiện những việc thiện lành và các pháp Ba-la-
mật, để chư thiên và nhân loại công nhận trưởng lão là người giữ kho
Chánh Pháp).
Bằng cách này, trưởng lão Ānanda đã xin Đức Thế Tôn tám đặc
ân, bốn đặc ân tiêu cực và bốn đặc ân tích cực. Đức Phật cũng đồng ý
ban cho trưởng lão tám đặc ân ấy. Trưởng lão Ānanda thọ lãnh tám
đặc ân ấy và trở thành thị giả thường trực của Đức Phật. Quả những
pháp Ba-la-mật của vị ấy được thực hiện viên mãn trong một trăm
ngàn kappas để đạt địa vị thị giả thường trực được thành tựu vào
chính ngày hôm ấy.

Bài tóm tắt về sự phục vụ của Trưởng lão Ānanda

Từ ngày được chỉ định làm thị giả của Đức Phật, trưởng lão hầu
hạ Đức Phật, đem đến cho Ngài nước nóng và nước mát, cung cấp cho
Ngài ba loại: cây chà răng ngắn, dài và trung, đấm bóp cho bậc Đạo-
Sư, chà lưng cho Ngài trong khi tắm, quét dọn Hương phòng cho bậc
Đạo-Sư, v.v… Mỗi ngày trưởng lão đi lại không cách xa bậc Đạo-Sư,
khi quyết định rằng: “Vào giờ này Đức Thế Tôn phải có được cái này,
điều này nên được làm đến Ngài.” Vào ban đêm vị ấy đi quanh Hương
phòng chín lần, cầm cây đuốc lớn để có thể trả lời Đức Phật ngay khi
Ngài hỏi đến, và để diệt hôn trầm thụy miên. Đây chỉ là bài mô tả tóm
tắt về sự phục vụ của trưởng Ānanda đến Đức Phật. Những sự phục vụ
khác của vị ấy sẽ được kể ra khi đến chương Tăng Bảo.
KẾT THÚC CHƯƠNG 34
HẠ THỨ MƯỜI BẢY CỦA ĐỨC PHẬT TẠI VEḶUVANA
Tỳ khưu Minh Huệ 257

CHƯƠNG 35

CÂU CHUYỆN VỀ MĀRA

(Tuy nhiều sự kiện của Đức Phật xảy ra suốt thời gian Sơ giác
thời - Pacchima-Bodhi, hai mươi lăm năm cuối chỉ có một số biến cố
nổi tiếng sẽ được kể ra từ chương này trở đi).
Một thuở nọ, Đức Phật trú ngụ gần ngôi làng Pañcāsāla, nơi
Ngài đi khất thực, vì Ngài thấy những việc phước quá khứ của năm
trăm nữ nhân trong ngôi làng - những việc phước có thể làm duyên
giúp họ chứng đắc Thánh đạo Nhập lưu (sotāpatti-magga). Vào một
ngày hội, những nữ nhân ấy đi đến bờ sông, tắm ở đó, mặc y phục
xinh đẹp và đang trên đường trở về ngôi làng.
Đức Phật đi vào làng để khất thực, khi ấy Māra (Ác ma) nhập
vào tất cả dân làng để khiến họ không thể đặt bát đến Ngài dù chỉ một
vá cơm. Buộc phải rời khỏi làng với bình bát trống rỗng, Ngài đứng
tại cổng làng. Tại đó Māra hỏi Ngài: “Này Sa-môn! Ông có khất thực
được gì không?” Khi ấy Đức Phật đáp: “Này Māra! Ngươi đã làm
điều gì đó để Như Lai không thọ lãnh được gì, không phải vậy sao?”
Māra bèn nói: “Nếu vậy thì thưa Ngài! Xin hãy vào làng một lần nữa
để khất thực.” (Māra nói không chút thật lòng. Thật ra, vị ấy làm như
vậy với động cơ bí ẩn, vị ấy muốn nhập vào dân làng một lần nữa để
chế nhạo Đức Phật bằng cách chấp tay đứng ngay trước mặt Ngài.
Đức Phật biết rõ ý định của Māra và không đi vào làng nữa do lòng bi
mẫn đối với Māra, Đức Phật biết rằng: “Nếu Māra làm tổn thương
Như Lai theo kế hoạch của vị ấy thì cái đầu của vị ấy vỡ thành bảy
mảnh).
Lúc Māra nói với Đức Phật thì năm trăm nữ nhân đến gần cổng
làng, bày tỏ sự tôn kính đến Đức Phật và đứng ở một nơi hợp lẽ. Khi
ấy Māra hỏi Đức Phật: “Thưa Sa-môn! Nếu Ngài không có vật thực
258 Đại Phật Sử - Tập 4

thì phải chăng Ngài cũng không đói?” Đức Phật nói: “Này Māra! Dầu
Như Lai không có được vật thực, Như Lai sẽ trú trong hỉ (pīti) và lạc
(sukha) của thiền (jhāna) như các vị Đại phạm thiên ở cõi Ābhassara
(cõi Quang Âm thiên).” Rồi Ngài đọc lên câu kệ:

Susukhaṃ vata jīvāma, yesaṃ no natthi kiñcanaṃ


Pitībhakkhā bhavissāma, devā ābhassarā yathā.
Này Māra! Không có chút phiền não nào như tham, sân, v.v…
trong Như Lai, Như Lai sẽ sống trường thọ, không khổ đau và thọ
hưởng niềm hạnh phúc to lớn. Như các vị Phạm thiên ở cõi
Ābhassara, Như Lai chắc chắn (ngày hôm nay) sẽ dùng vật thực hỉ lạc
bằng cách nhập vào thiền Hỷ lạc.
Vào lúc kết thúc câu kệ ấy, năm trăm nữ nhân ấy được an trú
trong Thánh quả Nhập lưu (theo Sukha Vagga, Dhammapada).

Vô Song thí của vua Kosala

Một thuở nọ, khi Đức Phật đi du hành và đến đại tịnh xá
Jetavana cùng với năm trăm vị tỳ khưu, vua Pasenadi Kosala đi đến
tịnh xá thỉnh Đức Phật đến dự lễ cúng dường āgantuka-dāna (sự bố
thí dành cho khách phương xa). Đức vua cho sửa soạn dāna rất chu
đáo và công bố “Mọi người hãy đến xem sự cúng dường của trẫm!”
Sau khi đến và thấy sự cúng dường của đức vua, dân chúng
muốn thi đua với đức vua, họ bèn thỉnh Đức Phật dự lễ cúng dường
của họ vào ngày hôm sau và sắm sửa vật thực thật chu đáo rồi đến mời
đức vua: “Tâu đại vương! Xin Ngài hãy đến xem lễ cúng dường của
chúng tôi.”.
Sau khi chứng kiến lễ bố thí cúng dường của dân chúng, đức vua
tự nghĩ: “Dân chúng đã làm lễ cúng dường to lớn hơn lễ cúng dường
của ta. Ta sẽ tổ chức một buổi lễ cúng dường to lớn vượt trội hơn buổi
lễ cúng dường của dân chúng.” Ngày hôm sau đức vua sửa soạn vật bố
thí cúng dường thịnh soạn hơn rồi cho người đến mời dân chúng đến
dự. Dân chúng trông thấy những vật thí của đức vua, và để không bị
Tỳ khưu Minh Huệ 259

đức vua vượt trội, họ lại tổ chức lễ bố thí cúng dường khác vào ngày
kế tiếp to lớn hơn rồi gửi lời mời đến đức vua. Bằng cách này, đức vua
không thể đánh bại dân chúng mà dân chúng cũng không thể đánh bại
đức vua.
Vào cuộc lễ cúng dường lần thứ sáu, dân chúng gia tăng những
vật thí của họ lên đến một trăm lần, không, một ngàn lần và quyết
định rằng sự cúng dường của họ hoàn hảo đến nỗi không ai có thể nói
rằng “Vật thí như vậy không có trong dāna của chúng tôi.”
Khi thấy những lễ cúng dường của dân chúng, đức vua trở nên
tuyệt vọng nghĩ rằng: “Cuộc sống của ta có ý nghĩa gì nếu ta không
thể làm tốt hơn dân chúng trong lễ bố thí vật thực?” Vì vậy, vị ấy nằm
dài trên chiếc trường kỷ, nghĩ phương kế để vượt trội hơn thần dân
của mình. Khi ấy hoàng hậu Mallikā đi đến đức vua và nói: “Tâu chúa
thượng! Vì sao chúa thượng nằm dài như vậy? Tại sao lục căn của
chúa thượng như mắt, tai, v.v… có vẻ héo hon vậy?” Đức vua nói:
“Này ái khanh! Ái khanh không biết sao?” “Tâu chúa thượng! Thần
thiếp không biết.” Rồi đức vua kể lại vấn đề đến hoàng hậu Mallikā.

Cuộc cúng dường Vô song do Mallikā tổ chức

Khi ấy hoàng hậu Mallikā bèn tâu với đức vua rằng: “Tâu chúa
thượng! Ngài đừng bận tâm. Thánh thượng có nghe một nơi nào một
vị hoàng đế trị vì đất nước lại bị thần dân của vị ấy đánh bại hay
không? Thần thiếp sẽ tổ chức lễ bố thí giúp bệ hạ.”
Sau khi động viên đức vua như vậy, hoàng hậu Mallikā bèn đưa ra
lời khuyên của nàng là muốn sắp xếp lễ Vô song thí (asadisa-dāna)
theo cách sau:
“Tâu chúa thượng! Hãy cho dựng lên một cái giả ốc bằng những
tấm ván gỗ thơm của cây sāla-kalyānī dành cho năm trăm vị tỳ khưu
trong khuôn viên của hoàng cung. Dân chúng sẽ ở bên ngoài khuôn
viên.
260 Đại Phật Sử - Tập 4

Hãy đặt năm trăm cái lọng trắng, mỗi một con voi trong năm
trăm con sẽ giữ một cái lọng bằng cái vòi của nó và đứng che một vị
tỳ khưu.
Hãy cho làm tám chiếc thuyền bằng vàng nīphalaṃ, những chiếc
thuyền này sẽ chứa những vật thực thơm và sẽ được đặt giữa giả ốc.
Giữa hai vị tỳ tỳ khưu sẽ có một nàng công chúa ngồi xay gỗ
trầm để cho thơm. Một nàng công chúa khác sẽ cầm một cái quạt tròn
và quạt hầu hai vị tỳ khưu ấy. Những công nương khác sẽ đem những
bột thơm ấy và đặt chúng trong những chiếc thuyền. Trong số những
công nương này sẽ mang theo những nhánh hoa sen xanh và khuấy
những bột thơm ở trong chiếc thuyền để hương thơm của chúng sẽ
được toả ra.
Chắc chắn, dân chúng sẽ không có những nàng công chúa,
không có những cái lọng trắng, không có những con voi. Vì lý do này
mà dân chúng sẽ bị đánh bại.
Tâu chúa thượng! Bây giờ chúa thượng hãy làm như thần thiếp
đã trình bày.”
Đức vua nói: “Tốt lắm! Này ái khanh, nàng đã cho trẫm một lời
khuyên thật tuyệt vời.” Đức vua cho làm theo đúng những lời chỉ bảo
của hoàng hậu.
Trong khi mọi thứ được chuẩn bị chiếu theo đó thì thiếu một con
voi thuần hóa dành cho một vị tỳ khưu. Khi ấy, đức vua hỏi: “Này ái
khanh! Cần có một con voi đã được thuần hóa. Chúng ta làm gì đây?”
“Không phải chúa thượng đã có năm trăm con voi đó chăng?” “Này ái
khanh! Trẫm có, nhưng số còn lại đều chưa được thuần hóa. Giống
như ngọn gió Verambha, chúng có thể trở nên hoang dã khi thấy các
vị tỳ khưu.” “Tâu bệ hạ! Thần thiếp có ý là sẽ đặt con voi chưa được
thuần hóa ấy giữ cái lọng chỗ nào rồi.” “Chỗ nào vậy?” “Tại chỗ của
đại đức Aṅgulimāla.”
Đức vua cho làm theo theo lời của hoàng hậu. Con voi chưa
được thuần hóa lặng lẽ đứng tại đó với cái đuôi quặp lại ở giữa hai
đùi, hai tai của nó cụp xuống và hai mắt của nó nhắm lại. Dân chúng
nhìn con voi với vẻ kinh ngạc và nói với nhau rằng: “Ngay cả một con
Tỳ khưu Minh Huệ 261

voi hoang dã như vậy mà giờ đây đã trở thành một con vật dễ bảo và
yên lặng như thế.”
Sau khi đã cúng dường vật thực đến Tăng chúng có Đức Phật
dẫn đầu, đức vua đảnh lễ Đức Phật và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn!
Trong ngôi nhà cúng dường bố thí này, con đã dâng cúng đến các
Ngài những thứ thích hợp với các vị tỳ khưu (kappiya-bhaṇḍā) cũng
như những thứ chưa được làm cho hợp lệ (akappiya-bhaṇḍā)
Những thứ được cúng dường trong buổi lễ Vô song thí này trong
một ngày giá trị 14 Koṭi, có bốn thứ vô giá được dâng cúng đến Đức
Phật đó là (1) cái lọng trắng, (2) ngai vàng, (3) cái giá để đặt bình bát,
(4) tấm ván để đứng trên đó sau khi rửa chân của Ngài. Sự cúng
dường to lớn như vậy đến Đức Phật không thể nào được lập lại. Do
đó, sự bố thí cúng dường do đức vua thực hiện đã trở nên nổi tiếng
trong tôn giáo này là Vô song thí (asadisa- dāna).
Thật vậy, một cuộc lễ Vô song thí như vậy chỉ diễn ra một lần
đến mỗi vị Phật, đây là quy luật. Và Vô song thí diễn ra chỉ một lần
đến một vị Phật được tổ chức bởi một người nữ có trí.

Hai vị quan Juṇha và Kāla

Vua Pasenadī Kosala có hai vị quan là Juṇha và Kāla. Một trong


hai vị quan ấy, vị quan Kāla suy nghĩ rằng: “Ồ! Quả thật một sự mất
mát đã xảy đến cung điện của đức vua. Những của báu lên đến nhiều
koṭi đã tiêu tan trong một ngày. Sau khi nhận lãnh những vật thí của
đức vua, những vị tỳ khưu này sẽ trở về chỗ ngụ của họ và lăn ra ngủ.
Ôi! Cung điện đã đi đến chỗ tàn rụi chưa từng có.”
Ngược lại, vị quan Juṇha suy nghĩ: “Ồ! Đức vua đã bố thí một
cách đúng pháp và thành công. Đúng vậy, người không nắm vương
quyền (người không phải là hoàng đế) thì không thể bố thí được như
vậy. Không có người bố thí nào mà không san sẻ phước của họ cho tất
cả những chúng sanh khác. Ta hoan hỷ với Vô song thí của đức vua và
nói Sādhu! Sādhu! Sādhu!”
262 Đại Phật Sử - Tập 4

Suy xét như vậy, vị quan Juṇha hoan hỷ và sung sướng. Khi Đức
Phật đã độ thực xong, đức vua Kosala sẵn sàng nghe pháp bằng cách
cầm cái tách để đổ nước dâng cúng. Thời pháp sẽ Đức Phật thuyết để
ca ngợi sự bố thí của đức vua. Đức Phật suy xét như sau: “Quả thật
đức vua đã làm một việc đại thí tựa như vị ấy làm cho cơn lũ đổ xuống
những đợt sóng nối tiếp nhau. Vị ấy có thể làm cho mọi người hoan
hỷ hay không?”
Khi ấy, Ngài biết những dòng suy nghĩ của hai vị quan và biết
như vầy: “Nếu Như Lai thuyết pháp chi tiết phù hợp với sự bố thí của
đức vua thì cái đầu của vị quan Kāla sẽ bị vỡ thành bảy mãnh, còn vị
quan Juṇha thì được an trú trong Thánh quả Nhập lưu. Vì thương xót
Kāla, Đức Phật chỉ thuyết một câu kệ bốn dòng (catuppadika) bất
chấp sự bố thí to lớn như vậy của đức vua thực hiện. Rồi Ngài đứng
dậy khỏi chỗ ngồi và đi về tịnh xá

Sự can đảm của đại đức Aṅgulimāla

Khi các vị tỳ khưu trở về tịnh xá, họ bèn hỏi đại đức Aṅgulimāla
rằng: “Này hiền giả! Khi thấy con voi hoang dã cầm chiếc lọng che
cho mình, hiền giả không sợ hãi à?” Khi nhận được câu trả lời không,
các vị tỳ khưu bèn đến gần Đức Phật và trình bày đến Đức Phật một
cách mỉa mai rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Đại đức Aṅgulimāla tự cho
mình là bậc A-la-hán.” Đức Phật dạy: “Này các tỳ khưu! Aṅgulimāla
quả thật không sợ hãi. Các Sa-môn giống những đứa con trai của Như
Lai là những bậc rất cao quý giữa những bậc Arahat không có sự sợ
hãi.”
Và Đức Phật đọc lên câu kệ sau trong phẩm Brāhmaṇa-vagga
(của bộ Dhammapāda).

Usabhaṃ pararaṃ vīraṃ, mahesim vijitāvinaṃ


Anejam nhātākaṃ buddhaṃ, taṃ ahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ
“Này các tỳ khưu! Bậc A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc, là bậc
can đảm vì vị ấy không biết run sợ như ngưu vương, bậc có pháp tinh
Tỳ khưu Minh Huệ 263

tấn cao quý, bậc có những giới đức, bậc chiến thắng ba loại Māra đó
là Thiên ma, Phiền não ma và Hữu vi ma, bậc đã dập tắt tất cả tham ái
đối với các hữu, bậc đã tẩy sạch ô nhiễm trong tâm bằng nước sạch
của đạo và đã giác ngộ Tứ Diệu Đế, người ấy Như Lai gọi là Bà-la-
môn.”
Số phận của hai vị quan

Vua Pasenadī Kosala cảm thấy không vui và tự nghĩ như sau:
“Đức Thế Tôn đứng dậy và ra đi mà không bố thí cho ta một thời pháp
phù hợp với dịp này dù ta làm một đại thí đến hội chúng có tánh chất
vĩ đại như vậy. Thay vì thế, Ngài chỉ thuyết bốn câu kệ. Ắt hẳn ta đã
làm điều gì không làm hài lòng Ngài. Chắc chắn là ta đã làm điều gì
không vừa lòng. Có lẽ ta đã cúng dường vật thực không thích hợp. Ắt
hẳn Đức Phật không thích ta. Sự bố thí mà ta đã làm được gọi là Vô
song thí (asadisa-dāna). Đức Phật lẽ ra nên thuyết một bài pháp thích
hợp với loại vật thí này”. Nghĩ như vậy, đức vua đi đến tịnh xá, đảnh
lễ Đức Phật và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Phải chăng con đã
không bố thí đúng pháp, hay con đã cúng dường những vật thí không
tốt ? ”
Đức Phật nói: “Thưa đại vương! Tại sao đại vương lại hỏi như
vậy?” Đức vua bạch rằng: “Thế Tôn đã không thuyết pháp phù hợp
với lễ Vô song thí của con.” Đức Phật giải thích: “Thưa đại vương!
Đại vương đã cúng dường những vật thí đúng pháp. Đúng vậy, những
vật thí mà đại vương đã cúng dường gọi là Vô song thí. Loại bố thí
này chỉ xảy ra một lần đến mỗi vị Phật. Thật không dễ làm lại được
như vậy.”.
Khi ấy, đức vua hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn! Vậy tại sao Ngài
không thuyết pháp phù hợp với tánh chất vĩ đại của vật thí cho chúng
con?” “Bởi vì thính chúng không trong sạch.” “Bạch Đức Thế Tôn!
Thính chúng có khuyết điểm nào?”
Rồi Đức Phật cho đức vua biết sự phản ứng của hai vị quan và
giải thích rằng Ngài không thuyết pháp chi tiết là vì thương xót cho
Kāla. Đức vua hỏi Kāla có đúng như vậy không. Khi Kāla xác nhận
264 Đại Phật Sử - Tập 4

đúng như vậy, đức vua bèn trục xuất vị ấy ra khỏi vương quốc, nói
rằng: “Xét ra trẫm cùng gia đình trẫm bố thí tài sản mà không lấy một
đồng nào từ nơi ngươi, vậy ngươi lo lắng gì? Này Kāla! Hãy đi, những
tài sản mà trẫm đã cho ngươi vẫn là của ngươi (trẫm sẽ không lấy lại)
nhưng người phải đi khỏi vương quốc này trong ngày hôm nay.”
Rồi đức vua cho gọi vị quan Juṇha đến và hỏi vị ấy rằng có phải
vị ấy có ý định ủng hộ, và khi nhận được câu trả lời xác định thì đức
vua nói với Juṇha rằng: “Khéo lắm, này cậu, khéo lắm! Trẫm yêu quý
cậu! Hãy nhận lấy tùy tùng của trẫm và bố thí trong bảy ngày theo
cách mà trẫm đã làm.”
Khi nói như vậy, đức vua bèn trao vương quyền của mình cho
Juṇha trong bảy ngày. Sau đó vị ấy bạch với Đức Phật: “Bạch Đức
Thế Tôn! Hãy nhìn vào điều mà kẻ ngu đã làm, vị ấy là người chống
lại sự bố thí của con theo cách như vậy!” Đức Phật bèn đáp lại: “Đúng
vậy, thưa đại vương! Những kẻ ngu là những kẻ không khen ngợi việc
bố thí của người khác mà chỉ biết gièm pha và cuối cùng đi đến khổ
cảnh. Tuy nhiên, bậc trí thì hoan hỷ với sự bố thí của người khác và
cuối cùng được tái sanh vào cõi an vui.” Rồi Đức Phật đọc lên câu kệ
sau đây:

Nave kadariyā devalokaṃ vajanti.


bālā have nappasaṃ santi dānam
Dhīro ca dānaṃ anumodamāno
ten‘eva so hoti sukhī parattha.
(Thưa đại vương!) Quả vậy, những người rít róng và keo kiệt
không đạt đến cõi chư thiên. Những kẻ ngu, vô minh đối với thế gian
hiện tại và tương lai thì không ngưỡng mộ và không hoan hỷ đối với
sự bố thí. Chỉ những người có trí trông thấy xa mới có thể hoan hỷ
trong sự bố thí. Chính lí do về sự hoan hỷ của vị ấy mà khi mạng
chung, vị ấy hưởng hạnh phúc ở cõi chư thiên.
Vào lúc kết thúc thời pháp, vị quan Juṇha chứng đắc quả thánh
Nhập lưu (sotāpanna). Khi thọ hưởng đặc ân của đức vua ban cho, vị
ấy tổ chức bố thí cúng dường trong bảy ngày theo cách của đức vua.
Tỳ khưu Minh Huệ 265

Kết thúc phần đề cập về Vô song thí của đức vua Kosala

******************
Hai câu truyện Bổn sanh Sivi & Āditta liên quan đến cuộc lễ
Vô song thí của vua Kosala

Khi Đức Phật đọc câu kệ bắt đầu bằng “Na ve kadariya
devalokaṃ vajanti ” thì vua Pasenadī Kosala hoan hỷ đến nỗi vị ấy
dâng đến Đức Phật tấm y tăng-già-lê được dệt ở nước Sivi trị giá một
trăm ngàn đồng tiền vàng. Sau đó, vị ấy đi vào thành.
Ngày hôm sau, tại Chánh pháp đường các vị tỳ khưu bàn về sự hào
phóng của đức vua: “Thưa các tôn giả! Đức vua Kosala không thỏa
mãn ngay cả sự bố thí Vô song vừa mới được tổ chức xong. Vì vậy,
ngay sau khi Đức Thế Tôn thuyết giảng, vị ấy lại cúng dường đến
Ngài tấm vải sivi trị giá một trăm ngàn đồng tiền vàng. Đức vua quả
thật rất khao khát việc bố thí.” Khi ấy Đức Phật đi đến và hỏi họ đang
bàn luận vấn đề gì và khi nghe đề tài các vị tỳ khưu đang bàn luận,
Ngài nói: “Này các tỳ khưu! Thật không dễ gì cho đi những vật sở hữu
ngoài thân của mình. Chư Bồ tát ngày xưa đã bố thí mỗi ngày tài sản
của họ trị giá đến sáu trăm ngàn, khiến cho dân chúng khắp xứ
Jambudīpa không cần phải cày cấy. Tuy vậy, họ vẫn không thỏa mãn
với sự bố thí những vật ngoài thân như vậy (bāhira-dāna). Họ tin
tưởng một cách vững vàng rằng ‘Người nào bố thí cái mà họ yêu thích
thì có thể hưởng được lợi ích đặc biệt mà người ấy yêu thích.’ Với
niềm tin này, họ bố thí ngay cả đôi mắt của họ đến những ai đến trước
mặt họ và hỏi xin.”
Theo lời thỉnh cầu của các vị tỳ khưu, Đức Phật bèn kể lại câu
truyện bổn sanh Sivi Jātaka, một câu chuyện về quá khứ (nằm trong
phần Visati Nipāta)
Một ngày sau lễ bố thí Vô song của đức vua Kosala, các vị tỳ
khưu tại Chánh pháp đường lại bàn luận với nhau rằng: “Thưa các tôn
giả! Chỉ với sự phân biệt, đức vua Kosala mới bố thí Vô song đến chư
266 Đại Phật Sử - Tập 4

Thánh Tăng có Đức Phật dẫn đầu, vì vị ấy biết rằng các Ngài tạo
thành mảnh đất màu mỡ để gieo những hạt giống phước thiện.”
Đức Phật đi đến và khi biết đề tài mà các vị đang bàn luận, Ngài
bèn nói: “Này các tỳ khưu! Chẳng ngạc nhiên gì sau khi chọn lựa cẩn
thận, vua Kosala đã gieo những hạt giống Vô song thí vào phước điền
vô thượng trong Giáo pháp của Như Lai. Chư Bồ tát thiện trí thuở xưa
cũng làm những điều đại thí sau khi phân biệt cẩn thận những đối
tượng thọ lãnh.”
Khi ấy, theo sự thỉnh cầu của các vị tỳ khưu, Đức Phật kể lại Bổn
sanh (trong phần Aṭṭhaka Nipāta)
(Chi tiết của hai bổn sanh Sivi và Āditta có thể rút ra từ 550 câu
chuyện Bổn sanh của Đức Phật bằng văn xuôi).

Câu chuyện về hai người bạn Garahadinna và Sirigutta

Tại Sāvatthi, có hai người bạn là gia chủ Sirigutta và


Garahadinna. Sirigutta là đệ tử của Đức Phật, trong khi đó
Garahadinna là tín đồ của các ngoại đạo sư. Các ngoại đạo sư thường
nói với Garahadinna rằng: “Lẽ ra ngươi nên hỏi người bạn Sirigutta
của ngươi như vầy ‘Này bạn! Tại sao bạn đi theo Sa-môn Gotama.
Bạn sẽ được gì từ Sa-môn Gotama?’ Lẽ ra ngươi nên thuyết phục
người bạn bằng cách làm cho người ấy theo chúng ta và cúng dường
cho chúng ta cái gì đó!”
Do nghe đi nghe lại những lời ấy của các ngoại đạo sư,
Garahadinna bèn đi đến người bạn Sirigutta, và bất cứ chỗ nào họ
đứng, ngồi hoặc làm việc gì, vị ấy đều nói với Sirigutta rằng: “Này
bạn! Sa-môn Gotama có lợi ích gì cho bạn? Lợi ích nào sẽ phát sanh
đến bạn từ lòng tịnh tín của bạn đối với Sa-môn Gotama? Bạn không
nghĩ bạn sẽ hầu hạ các đạo sư của tôi và cúng dường vật thực đến họ
không ? ”
Gia chủ Sirigutta làm thinh nhiều ngày không nói gì. Nhưng
chán nghe những lời lặp đi lặp lại của Garahadinna, một hôm nọ
Sirigutta nói với Garahadinna rằng: “Này bạn! Bạn thường xuyên đến
Tỳ khưu Minh Huệ 267

gặp tôi và bất cứ chỗ nào chúng ta đứng, ngồi hoặc làm việc gì đó, bạn
cứ hỏi tôi rằng lợi ích nào sẽ phát sanh từ lòng tịnh tín của tôi đối với
đạo sư của tôi, và bạn cũng hối thúc tôi theo các đạo sư của bạn và
cúng dường vật thực đến họ. Nhưng trước tiên bạn hãy nói cho tôi biết
các đạo sư của bạn biết được những điều gì?”
Khi ấy, Garahadinna nói: “Ôi thật là ngạc nhiên, thưa bạn!
Đừng nói như thế. Vì không có điều gì mà các bậc đạo sư của tôi
không biết. Họ biết tất cả về quá khứ, hiện tại lẫn tương lai, tất cả
những gì được làm, được nói, được nghĩ, tức là những hành động về
thân, khẩu và ý. Họ biết ‘Điều này sẽ xảy ra và điều này sẽ không xảy
ra.’ Họ biết ‘Điều này nên và điều này không nên.’ Nói chung, họ biết
hết tất cả.”
Nhân đó, Sirigutta bèn hỏi Garahadinna để nghe lời xác định của
vị ấy: “Này bạn! Có phải bạn nói như vậy không?” Garahadinna bèn
khẳng định quả quyết như vầy: “Đúng, tôi đã nói như vậy.” Khi ấy,
Sirigutta bèn nói rằng: “Này bạn! Nếu vậy thì bạn đã phạm một lỗi
lầm to lớn vì đã không nói cho tôi biết điều này từ trước đến giờ. Chỉ
hôm nay tôi mới biết được về khả năng trí tuệ của các đạo sư của bạn.
Này bạn! Hãy nhân danh tôi đi mời các đạo sư của bạn đến dự lễ cúng
dường vật thực vào ngày mai.”
Đầy hân hoan, gia chủ Garahadinna đến các đạo sư của vị ấy,
đảnh lễ và nói rằng: “Thưa quý thầy! Người bạn Sirigutta của con đã
mời quý thầy đến thọ thực vào ngày mai.” Các ngoại đạo sư bèn nói:
“Có phải Sirigutta đã làm như vậy không?” “Vâng, thưa quý thầy!
Sirigutta đã làm như vậy,” Garahadinna khẳng định như vậy. Khi ấy
các ngoại đạo sư bèn nói rằng: “Tốt lắm, này Garahadinna! Có gia chủ
Sirigutta làm tín đồ của chúng ta thì có thứ gì quý báu mà chúng ta
không có?”

Những công việc chuẩn bị tại nhà của Sirigutta

Nhà của Sirigutta rất rộng lớn, trong khu vườn kín vị ấy cho đào
một đường mương lớn dài giữa hai ngôi nhà và cho đổ phẩn vào
268 Đại Phật Sử - Tập 4

mương. Ở trên hai bờ, đặt những gốc cây rồi buộc lại bằng những sợi
dây. Những chân trước của những cái đi-văng được đặt trên mé trước
của cái hố và những chân sau ở trên những sợi dây. Điều này được
thực hiện với ý tưởng: “Khi đến, họ sẽ ngồi vào những chỗ của họ; khi
ngồi vào thì họ sẽ té nhào xuống hố.”
Khi ấy, những chiếc đi-văng được che bằng những tấm vải phủ
xuống đất để che khuất cái hố.
Nhiều cái hủ lớn được đặt sau nhà. Miệng hủ được buộc chặt
bằng lá chuối và những miếng vải trắng, những cái hủ trống rỗng được
bôi lên ở bên ngoài bằng cháo, cơm, bơ, dầu, mật ong, mật mía và
bánh vụn.
Ngày hôm sau, gia chủ Garahadinna lặng lẽ đi đến nhà của
Sirigutta vào lúc sáng sớm và hỏi: “Này bạn! Bạn đã sửa soạn những
vật cúng dường đến các bậc tôn đức chưa?” Sirigutta đáp: “Vâng, tôi
đã làm xong.” Garahadinna hỏi: “Những vật cúng dường ở đâu?”
Sirigutta trả lời, chỉ vào những cái hủ: “Những cái hủ này chứa đầy
cháo, những cái hủ này chứa cơm, còn đây là bơ, đây là mật mía, đây
là bánh và những chỗ ngồi cũng đã được sắp đặt sẵn.” “Tốt lắm, này
bạn,” rồi Garahadinna trở về. Trên đường trở về thì năm trăm ngoại
đạo sư đang đi đến chỗ của Sirigutta.

Bài học của Sirigutta dành cho các ngoại đạo sư

Khi ra khỏi nhà, Sirigutta bèn đảnh lễ các ngoại đạo sư bằng năm
điểm chạm đất. Chấp tay đưa lên, gia chủ đứng trước họ và liên lạc
với họ bằng tâm :
“Nghe nói rằng các thầy biết mọi thứ như quá khứ, hiện tại lẫn vị
lai, v.v… Người hộ độ Garahadinna của quý ngài đã nói thế.
Nếu quả thật các ngài biết tất cả thì xin đừng đi vào chỗ ngụ của tôi.
Không có món cháo dành cho các Ngài. Không có cơm, cũng không
có bất cứ một vật thực nào khác.
Nếu các Ngài không biết mà đi vào chỗ ngụ của tôi, tôi sẽ làm
cho các Ngài rơi xuống hố phân và cho các Ngài ăn đòn.”
Tỳ khưu Minh Huệ 269

Sau khi đã nói bằng tâm với các ngoại đạo sư như vậy ; với sự
biểu hiện trên mặt, Sirigutta ra hiệu cho những người làm công rằng
khi các ngoại đạo sư sắp ngồi xuống thì rút những tấm che phía sau để
những tấm che ấy không bị dính phẩn.
Rồi Sirigutta mời các ngoại đạo sư, nói rằng: “Xin hãy vào lối này,
thưa quý ngài!” Các vị ngoại đạo sư đi vào giữa hai căn nhà và chuẩn
bị ngồi vào chỗ của họ thì người của Sirigutta nói rằng: “Hãy đợi chốc
lát, thưa các ngài! Khoan ngồi đã.” Các ngoại đạo sư hỏi: “Tại sao?”
“Các ngài chỉ ngồi khi biết cách ngồi của các ngài.” “Chúng tôi nên
làm gì?” “Thưa các ngài! Trước hết các ngài nên đứng gần chỗ ngồi
của các ngài và hãy ngồi xuống cùng một lúc.”
(Những lời chỉ dẫn này được trù hoạch để làm cho ngoại đạo sư
đầu tiên mà sẽ rơi xuống hố thì không thể thông báo cho những người
khác đừng ngồi xuống).
Các ngoại đạo sư nói rằng: “Tốt lắm!”, và khi suy xét rằng nên
làm theo những lời chỉ dẫn, tất cả họ (năm trăm) đều đứng gần chỗ
ngồi theo thứ tự. Khi ấy những người hầu bảo họ rằng: “Xin tất cả
cùng ngồi xuống, nhanh lên!” Khi các ngoại đạo sư sắp ngồi xuống thì
những người hầu lấy đi những tấm vải che ra khỏi những chiếc đi-
văng. Khi các ngoại đạo sư ngồi xuống thì những cái chân của những
chiếc đi-văng bị trượt ra và họ té nhào xuống hố.
Sirigutta đóng lại các cánh cửa lớn và dùng cây gậy đánh vào
mười vị đạo sư đang cố gắng bò ra khỏi hố, nói rằng: “Tại sao các
người không biết về những sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai như
người hộ trì Garahadinna đã khoe khoang?” Sau khi đánh đập họ đến
thỏa mãn, vị ấy cho mở cửa nói rằng: “Bấy nhiêu cũng đủ cho họ.”
Các ngoại đạo sư cố gắng chạy ra khỏi nhà, nhưng đất trên lối đi
được phết làm cho trơn nên họ không thể giữ được thăng bằng và té
xuống đất. Mỗi người trong bọn họ mà té xuống lại đánh và bị tiễn
bằng câu nói: “Bấy nhiêu cũng đủ cho ngươi.”
Các ngoại đạo sư bèn đi đến nhà của cận sự nam Garahadinna
than phiền rằng: “Sirigutta, hắn đã làm nhục chúng ta và làm chúng ta
suy sụp ! Hắn đã làm nhục chúng ta và làm chúng ta suy sụp !”
270 Đại Phật Sử - Tập 4

Garahadinna khởi tố Sirigutta

Gia chủ Garahadinna thấy các đạo sư của mình bị làm nhục và
suy sụp, vị ấy giận dữ và nói rằng: " Người bạn Sirigutta đã làm cho ta
không thể ngẩng đầu lên! Hắn có ý định làm cho các đạo sư của ta bị
đánh đập và đau đớn khổ sở, trong khi họ là mảnh ruộng phước để ta
gieo tạo phước thiện, là những bậc có thể ban những lợi ích được
mong muốn trong cõi chư thiên, đến cả bất cứ ai chỉ cần chấp tay tôn
kính (đừng nói chi đến những ai bố thí cúng dường đến họ).”
Vừa càu nhàu, vị ấy vừa đi đến cung điện của vua Pasenadī
Kosala và kiện Sirigutta phải nộp phạt một trăm ngàn đồng tiền vàng.
Khi ấy, đức vua Kosala cho gọi Sirigutta đến cung đình.
Sirigutta đảnh lễ đức vua và tâu rằng: “Tâu đại vương! Hãy phạt tôi
sau khi tra xét rõ ràng. Xin Ngài đừng phán tội nếu chưa điều tra kỹ
lưỡng.” Đức vua đồng ý: “Này gia chủ! Trẫm sẽ phạt ngươi chỉ sau
khi điều tra kỹ lưỡng.” Sirigutta nói: “Lành thay! Tâu đại vương.”
“Này Sirigutta! Ngươi hãy trình bày vấn đề đi,” đức vua phán bảo.
Sirigutta bèn trình lên đức vua tất cả những gì đã xảy ra bắt đầu bằng
những lời sau.
“Tâu đại vương! Người bạn Garahadinna của hạ thần, một tín đồ
của các ngoại đạo sư cứ mãi nói với hạ thần ở bất cứ nơi nào rằng ‘Đi
theo Sa-môn Gotama được những lợi ích gì và lợi ích nào sẽ phát sanh
đến hạ thần qua lòng tịnh tín của hạ thần đối với Sa-môn Gotama.’ ”
Đức vua hỏi Garahadinna: “Có thật là ngươi đã nói như vậy
chăng?” Khi Garahadinna khẳng định: “Đúng vậy, tâu đại vương!”
Đức vua bèn phán xử như sau: “Đối với những đạo sư của ngươi,
những người mà ngươi cho là ‘những vị Phật vĩ đại’ rất ngu dốt
(không thấy được hố phân). Tại sao ngươi lại bảo với Sirigutta, một
cận sự nam của Đức Thế Tôn rằng họ biết tất cả những biến cố xảy ra
trong thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Tiền phạt một trăm ngàn
đồng tiền vàng mà ngươi kiện Sirigutta thì chính ngươi phải trả.”
Tỳ khưu Minh Huệ 271

Khi nói vậy, đức vua phán xử Garahadinna phải nộp phạt. Các
ngoại đạo sư đi đến pháp đình làm những người kêu ca cũng bị đánh
và đuổi đi.

Mưu kế của Garahadinna

Gia chủ Garahadinna tức giận Sirigutta và từ đó cả tháng không


nói chuyện. Rồi vị ấy tự nghĩ: “Thật không hay nếu ta không nói
chuyện với vị ấy. Đúng vậy, ta nên làm suy sụp những ông thầy của
hắn (để trả thù ).” Thế nên, vị ấy đến Sirigutta và mở lời: “Này bạn
Sirigutta!” “Chuyện gì vậy, bạn?” Sirigutta đáp lại. Garahadinna
trách: “Này bạn! Bạn bè và quyến thuộc mà xung đột nhau là chuyện
tự nhiên. Tại sao bạn không nói gì với tôi vậy? Tại sao bạn cứ cư xử
với tôi như thế này (làm mặt lạ).”
Sirigutta ôn tồn đáp lại: “Này bạn! Tôi không nói gì với bạn vì
bạn không nói gì với tôi (không có lý do nào khác).” Garahadinna bèn
làm hòa bằng cách nói: “Này bạn! Chuyện gì đã qua thì cho nó qua đi,
đừng để nó phá vỡ tình bạn của chúng ta.” Từ đó trở đi họ làm hòa với
nhau và đi lại với nhau.
Một hôm, Sirigutta nói với Garahadinna rằng (cách mà
Garahadinna cũng từng nói với vị ấy lúc trước) “Này bạn! Những ông
thầy của bạn có lợi ích gì cho bạn? Những lợi ích nào phát sanh từ
lòng tịnh tín của bạn đối với những ông thầy? Bạn không nghĩ bạn nên
hầu hạ bậc đạo sư của tôi là Đức Thế Tôn và cúng dường vật thực đến
chúng tỳ khưu Tăng sao?” Garahadinna luôn mong mỏi được nghe
câu nói này, và nó giống như chỗ ngứa trên thân của vị ấy được gãi
đúng chỗ bằng móng tay.
Bởi vậy Garahadinna hỏi Sirigutta: “Này bạn Sirigutta! Đạo sư
của bạn, Sa-môn Gotama biết những gì?” Khi ấy Sirigutta bèn nói:
“Này bạn! Đừng nói như thế. Không có điều gì mà Đức Thế Tôn
không biết. Ngài biết mọi chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai, v.v…
Ngài biết rõ việc phân tích mười sáu phương diện trong lộ trình tâm
của một chúng sanh.”
272 Đại Phật Sử - Tập 4

Khi ấy, Garahadinna nói: “Này bạn! Tôi không biết điều đó sớm
hơn. Tại sao bạn im lặng trong một thời gian dài như vậy? Này bạn!
Nếu vậy thì bạn nên đi thỉnh Đức Thế Tôn giúp tôi, mời bậc Đạo-sư
của bạn đến thọ thực vào ngày mai. Tôi muốn tiếp đãi cúng dường.
Hãy thỉnh Ngài và năm trăm vị tỳ khưu thọ lãnh vật thực và tôi sẽ
cúng dường.
Do vậy, Sirigutta đi đến Đức Phật và bạch rằng: “Bạch Đức Thế
Tôn! Người bạn Garahadinna của con nhờ con thỉnh Thế Tôn. Vị ấy
bảo rằng Thế Tôn cùng năm trăm vị tỳ khưu đến thọ lãnh vật thực tại
nhà của vị ấy vào ngày mai. Tuy nhiên, có một điều là vào một ngày
nọ trước đây con đã làm điều không hay đối với những ngoại đạo sư
của vị ấy ; con không biết liệu vị ấy có trả thù việc mà con đã làm
không, hay vị ấy muốn cúng dường vật thực với tâm trong sạch. Xin
Thế Tôn hãy suy xét về sự thỉnh mời của vị ấy và nhận lời nếu sự
thỉnh mời là chân thành. Nếu không thì xin Ngài đừng nhận lời.”
Khi ấy, Đức Phật suy xét về động cơ thầm kín của Garahadinna
là gì, Ngài thấy trước rằng vị gia chủ Garahadinna cho đào một cái hố
lớn giữa hai căn nhà và chất xuống đó tám mươi cổ xe củi khô, đốt
chúng để làm cho Thế Tôn và chúng tỳ khưu rơi xuống hố than hồng.
Lại nữa, Đức Phật quán xét: “Liệu cuộc viếng thăm của Như Lai
đến gia đình của Garahadinna sẽ có lợi ích hay không ?” Ngài thấy rõ
rằng: Ngài sẽ duỗi chân bước vào hố than hồng. Vào lúc ấy tấm chiếu
thô che cái hố sẽ biến mất. Một hoa sen lớn có kích thước lớn bằng
bánh xe bò sẽ xuất hiện từ hố than hồng, Ngài sẽ bước vào giữa đóa
hoa và ngồi xuống đó. Tương tự, năm trăm vị tỳ khưu cũng sẽ bước
vào năm trăm hoa sen và ngồi vào chỗ ngồi của mình. Dân chúng khi
ấy sẽ kéo đến. Bằng hai câu kệ, Đức Phật sẽ thuyết về sự phúc chúc.
Vào lúc kết thúc thời pháp thoại, có tám mươi bốn ngàn chúng sanh sẽ
được giác ngộ Tứ Thánh Đế và giải thoát. Hai người bạn Sirigutta và
Garahadinna sẽ chứng đắc quả thánh Nhập lưu. Đầy tinh tấn, cả hai
người bạn ấy sẽ đem tài sản của họ để tôn vinh Giáo pháp của Đức
Phật có tám điều kỳ diệu.
Tỳ khưu Minh Huệ 273

Thế nên, Đức Phật quyết định đi vì lợi ích của Garahadinna. Sau
khi đã thấy rõ như vậy, Đức Phật nhận lời mời bằng cách làm thinh.
Sirigutta bèn đi đến chỗ của Garahadinna và thông báo Đức Phật đã
nhận lời, khi nói rằng: " Này bạn thân! Bằng sự hoan hỷ, hãy tôn vinh
Đức Phật, bậc chúa tể của ba cõi.” Sau đó Sirigutta về nhà.

Những sự sắp xếp tại chỗ ngụ của Garahadinna

Khi nghĩ rằng: “Bây giờ là lúc nên làm điều cần làm đối với
Sirigutta,” Garahadinna cho người đào một cái hố lớn giữa hai căn
nhà, sai người mang đến tám mươi cổ xe củi khô, cho đốt chúng để
tạo ra than hồng và giữ cho chúng cháy âm ỉ suốt đêm. Trên cái hố, vị
ấy cho đặt những tấm ván và đậy lên bằng những chiếc chiếu thô có
trét phân bò.
Vị ấy cũng cho mở một con đường nhỏ được làm bằng những
cây củi dễ gãy đặt ở bên trên để khi các vị tỳ khưu bước lên và làm
gãy chúng thì họ sẽ rơi xuống hố than hồng.
Ở phía sau chỗ ngụ của mình, vị ấy cho đặt những cái hủ lớn
theo cách của Sirigutta đã làm. Những chỗ ngồi cũng được sắp xếp
theo cách tương tự.
Sáng sớm, Sirigutta đến nhà của Garahadinna và hỏi rằng: “Này
bạn! Bạn đã chuẩn bị những vật cúng dường chưa?” Garahadinna trả
lời: “Đã chuẩn bị xong cả rồi.” Sirigutta hỏi: “Những vật cúng dường
ấy ở đâu?” “Nào chúng ta hãy đi xem,” Garahadinna nói và chỉ cho
Sirigutta thấy giống như cách mà Sirigutta đã làm khi trước. Sirigutta
hoan hỷ nói: “Tuyệt vời, này bạn!”
Dân chúng đã kéo đến. Một đám đông thường tụ họp bất cứ lúc
nào Đức Phật được thỉnh mời bởi một người ngoại giáo. Những kẻ
ngoại giáo khác cũng kéo đến, suy nghĩ và nói rằng: " Chúng ta sắp
tận mắt chứng kiến sự sụp đổ của Sa-môn Gotama.” Những người có
chánh kiến cũng đến dự với niềm tin: “Đức Thế Tôn sẽ thuyết một
thời pháp lớn vào ngày hôm nay. Chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng
oai lực và danh tiếng của Ngài.”
274 Đại Phật Sử - Tập 4

Những đóa sen mọc lên từ hố than hồng

Ngày hôm sau, Đức Phật cùng năm trăm vị tỳ khưu đi đến trước
cổng nhà của Garahadinna, gia chủ bước ra và đảnh lễ với năm điểm
chạm đất, và khi đứng chấp tay vị ấy nói bằng tâm (không phải nói
bằng tiếng):
“Thưa chư Đại đức! Nghe nói chư Đại đức biết quá khứ và tất
cả, rằng các Ngài biết sự phân tích mười sáu khía cạnh của lộ trình
tâm của một chúng sanh. Đó là điều mà người cận sự nam Sirigutta
của các Ngài nói với tôi. Nếu điều đó đúng, xin đừng bước vào nhà
tôi. Thực ra không có cháo, không có thức ăn, không có gì dành cho
các Ngài. Sự thật, tôi sẽ làm hại các Ngài bằng cách làm cho các Ngài
rơi xuống hố than hồng.”
Khi diễn đạt ý nghĩ của mình bằng tâm như vậy, vị ấy đỡ lấy cái
bát từ tay Đức Phật, nói rằng: "Xin hãy đi lối này.” Vị ấy nói thêm:
“Thưa các Ngài! Các Ngài là những vị khách đến chỗ ngụ của tôi thì
nên đi đúng theo nghi thức.” Khi Đức Phật hỏi: “Chúng ta nên làm
gì?” Garahadinna nói: “Các Ngài nên đi vào nhà lần lượt theo thứ tự
và chỉ sau khi người đi trước ngồi xuống thì người kế tiếp mới ngồi.”
(Đề nghị này được thực hiện như vậy, vì nếu tất cả cùng đi thì các vị
tỳ khưu đi sau thấy vị tỳ khưu đi trước bị rơi xuống hố, nếu thấy vị đi
trước rơi xuống hố thì không ai dám đi theo. Ý định của vị ấy là muốn
hại các vị tỳ khưu bằng cách khiến cho vị này đến vị khác đều rơi
xuống hố than hồng). Khi ấy, Đức Phật nói: “Lành thay! Này thí chủ!”
Và Ngài bước đi một mình. Khi Garahadinna đi đến hố than, vị ấy
bước lui và bảo Đức Phật đi trước. Khi Đức Phật đưa chân của Ngài
vào phạm vi hố than thì những tấm chiếu thô thiển biến mất. Từ hố
than mọc lên những đóa sen lớn, mỗi cái có kích thước bằng bánh xe
bò. Đức Phật bước vào giữa những hoa sen và ngồi trên chỗ ngồi đã
được đặt ở đó. Năm trăm vị tỳ khưu cũng vậy, bước vào hoa sen và
ngồi xuống giữa đài sen.
Tỳ khưu Minh Huệ 275

Nỗi đau buồn của Garahadinna

Nhìn thấy hiện tượng phi thường mà trước kia chưa từng thấy,
thì toàn thân của Garahadinna phát ra hơi nóng và bốc khói giống như
khói từ một chảo dầu nóng. Vị ấy vội vã đi đến người bạn Sirigutta và
khẩn cầu: “Này bạn Sirigutta! Xin bạn hãy che chở cho tôi.” Sirigutta
hỏi: “Tại sao bạn nói vậy? Này bạn!” Garahadinna đáp lại: “Không có
cháo, không có đồ ăn, không có gì trong nhà của tôi dành cho năm
trăm vị tỳ khưu cả. Tôi sẽ phải làm gì đây?” Sirigutta hỏi vị ấy một
cách thẳng thừng: “Bạn đã làm gì thế, này bạn?” Garahadinna tiết lộ:
“Này bạn! Nói thẳng ra thì tôi đã cho đào một cái hố đốt lửa lớn giữa
hai căn nhà với ý định là hạ nhục Đức Phật và năm trăm vị tỳ khưu
của Ngài bằng cách khiến họ rơi xuống hố than hồng. Nhưng từ hố
than mọc lên những đóa sen. Đức Phật và tất cả những vị tỳ khưu đều
bước đi trên những hoa sen ấy và đang ngồi trên chỗ ngồi. Tôi sẽ phải
làm gì bây giờ?”
Khi vị ấy đã thú nhận việc làm của mình và cầu xin giúp đỡ thì
Sirigutta hỏi vặn lại: “Chẳng phải rằng bạn đã chỉ cho tôi khi nói rằng
‘Đây là những cái hủ lớn. Bấy nhiêu đây là cháo, bấy nhiêu đây là
cơm, v.v…” “Này bạn Sirigutta! Điều mà tôi đã nói với bạn là điều
giả dối. Những cái hủ hoàn toàn trống rỗng, không có cháo, không có
cơm, không có gì cả,” Garahadinna thú nhận. Khi ấy, Sirigutta nói
rằng (vì vị ấy có niềm tin vững vàng nơi oai lực của Đức Phật): “Này
bạn! Hãy cứ thế đi. Bạn hãy đi vô nhà và xem lại cháo cùng với những
vật thực khác trong những cái hủ của bạn.”

Khả năng bất khả tư nghì của Đức Phật

Ngay khi Sirigutta nói như vậy thì những cái hủ mà Garahadinna
đã nói dối là có cháo thì đầy cháo, những cái hủ được cho là đựng
cơm thì trở nên đầy cơm và những cái hủ khác cũng vậy. Khi vị ấy đi
vào nhà và chứng kiến những điều xảy ra một cách kỳ diệu như vậy
276 Đại Phật Sử - Tập 4

thì toàn thân của vị ấy đầy hỉ cảm. Tâm của vị ấy cũng trở nên thanh
tịnh.
Sau khi tôn kính hầu hạ Đức Phật và chúng Tăng bằng các món
vật thực, Garahadinna muốn Đức Phật bố thí Pháp để đáp lại những sự
cúng dường. Bởi vậy, vị ấy cầm lấy cái bát từ Đức Phật khi Ngài đã
độ thực xong. Vì muốn bố thí một thời pháp như vậy, Đức Phật bèn
nói rằng: " Bởi vì những chúng sanh này không có con mắt trí tuệ, họ
không biết những ân đức của những đệ tử của Như Lai và những ân
đức của Giáo pháp của Như Lai. Những người không có con mắt trí
tuệ, được xem là mù. Và những người có con mắt trí thì được xem là
có mắt sáng.” Khi ấy, Ngài tuyên thuyết hai câu kệ sau:

(1) Yathā saṅkāra-dhānasmiṇ, ujjhitasmiṃ Mahāpathe.


Padumaṃ, tattha jāyetha, sucigandhaṃ manoramaṃ.

(2) Evaṃ saṅkārabhūtesu, andhabhūte puthujjane


Atirocati Paññāya sammāsambuddha-sāvako.
(1) “Cũng như hoa sen có trăm cánh tinh khiết, thơm và làm hoan hỷ
người xem, sanh lên một cách kỳ diệu từ trong đống rác bên
đường.
(2) Cũng vậy, trong số những người lẽ ra bị quăng bỏ như rác rưởi, đệ
tử của Đức Phật, bậc thánh thiện và rực rỡ đã diệt tất cả phiền não,
cháy sáng bằng sự chói lọi, vị ấy bằng trí tuệ vượt lên trên tất cả
những kẻ phàm phu, những kẻ giống như người mù vì họ thiếu trí.
Vào lúc kết thúc thời pháp, tám mươi bốn ngàn chúng sanh giác
ngộ Tứ Thánh Đế và đạt được giải thoát. Hai người bạn Garahadinna
và Sirigutta chứng đắc quả thánh sotāpatti-phala. Và với niềm tin làm
động cơ, cả hai người đã cống hiến tất cả tài sản của họ cho tiền đồ
Giáo pháp của Đức Phật có tám điều kỳ diệu.

Việc liên quan đến truyện Bổn sanh Khadirangara


Tỳ khưu Minh Huệ 277

Sau khi ban thời pháp phúc chúc, Đức Phật đứng dậy và trở về
tịnh xá. Vào buổi chiều tại Chánh pháp đường, các vị tỳ khưu tán
dương bậc Đạo sư rằng: “Thưa các tôn giả! Năng lực của Đức Phật
quả thật là kỳ diệu, một loạt những hoa sen có kích thước lớn bằng
bánh xe bò mọc lên từ hố than hồng khủng khiếp.”
Đức Phật đi đến Chánh pháp đường và hỏi: “Này các tỳ khưu!
Các vị đang bàn luận về vấn đề gì vậy?” “Chúng con đang bàn luận về
loại vấn đề (liên quan đến năng lực của Đức Thế Tôn),” các vị tỳ khưu
trả lời. Khi ấy, Đức Phật dạy rằng: “ Này các tỳ khưu! Chẳng có gì kỳ
diệu rằng từ than hồng mọc lên những đóa sen trong hiện tại để Như
Lai bước đi. Vì Như Lai đã thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Bậc
chúa tể của ba cõi. Hoa sen đã hiện lên vào một dịp nọ trong quá khứ,
khi là một vị Bồ tát, Như Lai chưa trưởng thành về mặt trí tuệ.” Rồi
theo sự thỉnh cầu của các tỳ khưu, Đức Phật kể lại chi tiết truyện Bổn
sanh Khadiraṅga (thuộc phẩm Kulavaka Vagga trong phần Ekaka
Nipāta)
(Hãy tìm trong những câu chuyện Tiền thân của Đức Phật. Câu
chuyện được kể lại liên quan đến sự bố thí vật thực của ông
Anāthapiṇḍika, liên quan đến Garahadinna).
Câu chuyện về Garahadinna ở đây được tái tạo từ cùng một câu
chuyện được chứa đựng trong phẩm Puppha Vagga của bộ Chú giải
Dhammapada.

Kết thúc câu chuyện về Garahadinna

*******************

Trưởng lão Moggallāna nhiếp phục Long vương Nandopananda

Một hôm nọ, sau khi nghe pháp thoại của Đức Phật, trưởng giả
Anāthapiṇḍika thỉnh mời Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Xin Ngài
hãy đến thọ thực ở nhà chúng con vào ngày mai cùng với năm trăm vị
tỳ khưu”. Sau khi được Đức Phật nhận lời, trưởng giả đi về nhà.
278 Đại Phật Sử - Tập 4

Đức Phật nhận lời thỉnh cầu của ông Anāthapiṇḍika và trải qua
thời gian ban ngày và đêm còn lại. Vào lúc rạng đông, khi Ngài dò xét
thế gian hữu tình, thì Long Vương Nandopananda xuất hiện trong
võng trí của Ngài.
Đức Phật suy xét: “Long vương đã xuất hiện trong võng trí của
ta. Vị ấy có thực hiện việc phước nào trong quá khứ không?” Và Ngài
thấy rằng “Long vương không có niềm tin nơi Tam Bảo, vị ấy chấp
theo tà kiến”. Lại nữa, Ngài suy xét xem ai sẽ giải thoát rồng chúa
khỏi các tà kiến, Ngài nhận ra trưởng lão Mahā Moggalāna.
Vào lúc trời hừng sáng, Đức Phật tự vệ sinh cho mình và nói với
trưởng lão Ānanda: “Này Ānanda! Hãy nói năm trăm vị tỳ khưu rằng
Như Lai đi đến cõi trời Tāvatimsa.”
Đặc biệt, vào ngày hôm ấy các vị thiên long đang sửa soạn cho
buổi yến tiệc Long vương và một cuộc chè chén say sưa.
Nandopananda ngồi trên chiếc ngai châu báu, có cái lọng trắng của
chư thiên che trên đầu. Vây quanh Long vương là những vũ nữ ba lứa
tuổi khác nhau là lứa tuổi đã lớn, trẻ và trung niên, và cũng được vây
quanh bởi nhiều vị rồng khác. Vị ấy đang xem đồ ăn và thức uống của
chư thiên, v.v… được đặt trong những cái bình bằng vàng và bằng
bạc.
Cùng với năm trăm vị tỳ khưu, Đức Phật đến cõi trời Ba-mươi-
ba (Tāvatiṃsa), ngang qua phía trên cung điện của Nandopananda và
khiến cho Long vương trông thấy Ngài.
Khi ấy, một ý nghĩ bất thiện khởi sanh trong tâm của rồng chúa:
“Những tên Sa-môn đầu trọc này đi đến cõi trời Tāvatiṃsa và đi
ngang trên chỗ ở của chúng ta từ cung điện cao hơn đến cung điện
khác. Tuy nhiên, lần này ta sẽ không cho phép những vị Sa-môn này
vừa đi vừa rải bụi xuống đầu chúng ta.” Với ác tâm, vị ấy đứng dậy
khỏi chỗ ngồi bằng châu báu của mình đi đến chân núi Neru và sau
khi hiện lại thân hình rồng, vị ấy quấn mình quanh ngọn núi bảy vòng
và dùng cái mang của vị ấy che khuất cõi trời Tāvatiṃsa.
Khi ấy, đại đức Ratthapāla hỏi Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn!
Trước kia khi đứng đây, chúng con thấy ngọn núi Neru, chúng con có
Tỳ khưu Minh Huệ 279

thể thấy bảy ngọn núi bao quanh của nó, chúng con có thể thấy
Tāvatiṃsa, chúng con có thể thấy cung điện Vejayanta, chúng con có
thể thấy ngọn cờ của Sakka được cắm trên cung điện của Vejayanta.
Bạch Đức Thế Tôn! Bây giờ chúng con không thấy ngọn núi Neru,
bảy ngọn núi bao quanh Tāvatiṃsa, cung điện Vejayanta, ngọn cờ của
Sakka. Tại sao vậy, thưa Đức Thế Tôn?”
Đức Phật đáp lại rằng: “Này Ratthapāla! Vị Long vương
Nandopananda này đang giận dữ các con, và sau khi cuộn thân bảy
vòng quanh núi Neru, vị ấy đã che nó bằng cái mang của mình và tạo
ra bóng tối.” Khi ấy, trưởng lão Ratthapāla bèn bạch với Đức Thế Tôn
: “Bạch Đức Thế Tôn! Hãy để con thâu phục rồng chúa”. Nhưng Đức
Phật từ chối lời thỉnh cầu của vị ấy. Sau đó đến trưởng lão Bhaddiya,
Rāhula và tất cả những vị khác đều lần lượt đứng dậy theo trưởng lão
Ratthapāla và đưa ra lời thỉnh cầu của họ xin Đức Phật cho phép thâu
phục rồng chúa, nhưng chẳng có vị nào được Đức Phật cho phép. (Lý
do Đức Phật từ chối sẽ được biết ngay).
Cuối cùng, trưởng lão Mahā-Moggalāna xin phép Đức Phật được
thâu phục rồng chúa Nandopananda và Đức Phật đồng ý, nói rằng: "
Hãy nhiếp phục vị ấy, này Moggalāna.” Sau khi được phép của Đức
Phật, trưởng lão bèn biến thành một con rồng to lớn và quấn quanh
thân của rồng chúa Nandopananda mười bốn vòng và che lấp cả cái
đầu của rồng chúa bằng cái đầu của trưởng lão từ bên trên, trưởng lão
ép Long vương vào ngọn núi Neru.
Long vương bốc hơi dữ dội. Trưởng lão bốc hơi mạnh hơn, nói
rằng: “Không chỉ một mình ngươi có hơi, ta cũng có hơi.” Hơi của
Long vương không thể làm hại Trưởng lão nhưng hơi của Trưởng lão
có thể làm tổn hại Long vương.
Khi ấy Long vương phát ra những ngọn lửa. Nói rằng: " Chẳng
phải riêng ngươi có những ngọn lửa, ta cũng có lửa,” trưởng lão phát
ra những ngọn lửa mãnh liệt hơn. Những ngọn lửa phát ra bởi Long
vương không thể làm hại Trưởng lão, nhưng những ngọn lửa của
Trưởng lão có thể làm tổn hại Long vương.
280 Đại Phật Sử - Tập 4

Long vương Nandopananda nhận thấy: “Người đàn ông này


đang đè ép ta vào ngọn núi Neru. Vị ấy cũng phát ra hơi và những
ngọn lửa.” Sau đó, Long vương hỏi Trưởng lão: “Thưa Ngài! Ngài là
ai?” Trưởng lão đáp lại: “Này Nandopananda! Ta là Trưởng lão
Moggallāna.” “Nếu vậy xin hãy khoác vào chiếc y của Sa-môn.” Rồi
Trưởng lão bỏ hình tướng rồng (trở lại tướng mạo Sa-môn), đi vào
thân của Long vương bằng lỗ tai bên phải rồi đi ra bằng lỗ tai bên trái.
Lại nữa, Trưởng lão đi vào thân Long vương từ lỗ tai bên trái rồi đi ra
từ lỗ trai bên phải.
Tương tự, Trưởng lão đi từ lỗ mũi bên phải sang bên trái và rồi
đi từ lỗ mũi bên trái sang bên phải.
Khi ấy, Nandopananda há miệng ra, trưởng lão đi vào thân của
rồng chúa bằng cửa miệng, và đi từ đông sang tây rồi ngược lại. Đức
Phật cảnh tỉnh trưởng lão: “Này Moggallāna! Hãy cẩn thận. Long
vương có đại thần lực.”
Trưởng lão đáp lại: “Bạch Đức Thế Tôn! Con đã tu thành công
Tứ Thần túc (iddhipāda) qua năm loại tinh thông (vasībhāva). Con có
thể chinh phục được hằng trăm vị thiên long như Nandopananda, nói
gì một mình vị ấy.”
Long vương suy nghĩ: “Ta đã để cho Trưởng lão đi vào thân của
ta qua cửa miệng. Cứ thế đi. Khi vị ấy đi ra ta sẽ giữ vị ấy ở giữa
những cái răng của ta, và ăn thịt vị ấy, nhai nát vị ấy ra thành từng
miếng.” Bởi vậy, Long vương nói rằng: " Hãy đi ra, thưa Ngài! Xin
đừng làm khổ tôi bằng cách đi đi lại lại trong bụng của tôi nữa.”
Trưởng lão đi ra và đứng ở bên ngoài. Ngay Long vương trông thấy
Trưởng lão, vị ấy nhận ra rằng: “Mahā Moggallāna đây rồi,” rồi thở ra
một cách dữ dội. Trưởng lão nhập vào Tứ thiền để bảo vệ bản thân
chống lại làn hơi của Long vương, vì vậy làn hơi không thể làm lay
động dù chỉ một sợi lông trên thân của trưởng lão.
(Chú thích: Những vị tỳ khưu khác có thể thị hiện thần thông
nhưng khi việc khè hơi xảy ra thì họ không thể nhập thiền một cách
nhanh chóng như trưởng lão Moggallāna có tâm tốc hành liên quan
Tỳ khưu Minh Huệ 281

đến năng lực thần thông (khippa-nisanti). Đó là lý do khiến Đức Phật


không cho phép những vị tỳ khưu khác đi nhiếp phục Long vương).
Khi ấy, Long vương Nandopananda lưu ý rằng: “Ta đã khè hơi
mà chẳng làm đụng đậy dù chỉ một sợi tóc của vị Sa-môn này. Vị Sa-
môn này quả thật hùng mạnh,” và cố gắng chạy thoát . Rồi Trưởng lão
biến thành chim thần Garuda và rượt đuổi Long vương. Vì không thể
trốn thoát , Long vương hóa thành một chàng thanh niên trẻ và quỳ
xuống dưới chân của Trưởng lão đảnh lễ, nói rằng:
" Kính bạch Đại đức! Con xin quy y Ngài.”
Trưởng lão Mahā Moggalāna nói: “Này Nandopananda! Đức
Thế Tôn đang ở đây. Nào, chúng ta hãy đi đến diện kiến Ngài.” Sau
khi nhiếp phục và phá tan sự ngã mạn của Long vương. Trưởng lão
bèn đưa vị ấy đến yết kiến bậc Đạo-Sư. Long vương cung kính đảnh lễ
Đức Phật và trịnh trọng công bố chính vị ấy là đệ tử của Đức Phật:
“Bạch Đức Thế Tôn! Con xin quy y Ngài.” Đức Phật ban bố lời chúc
phúc: “Chúc ngươi được hạnh phúc lẫn thân và tâm.” Rồi được tháp
tùng bởi chúng tỳ khưu, Đức Phật đến ngôi nhà của trưởng giả
Anāthapiṇḍika.
Trưởng giả bèn hỏi Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Tại sao Ngài
đến khi chưa đến ngày?” Đức Phật đáp lại: “Này gia chủ! Đã có một
trận chiến sanh tử giữa Moggallāna với Long vương Nandopananda
(đó là lý do khiến Như Lai đến sớm).”. Trưởng giả bèn hỏi: “Bạch
Đức Thế Tôn! Ai thắng ai thua?” “Chiến thắng thuộc về Moggallāna
và thất bại thuộc về Long vương Nandopananda.”
Trưởng giả rất sung sướng và phấn khởi đến nỗi vị ấy nói rằng: "
Bạch Đức Thế Tôn! Cầu xin Ngài và chúng Tăng đến thọ lãnh sự
cúng dường vật thực của con mỗi ngày trong suốt bảy ngày. Con sẽ
tôn kính Trưởng lão trong bảy ngày.” Trưởng giả tán dương sự chiến
thắng của Trưởng lão bằng cách tôn vinh năm trăm vị tỳ khưu có Đức
Phật dẫn đầu suốt một tuần.
Bài mô tả về chuyện trưởng lão Mahā Moggallāna nhiếp phục
Long vương Nandopananda được trích ra từ phần Iddhi Niddesa của
282 Đại Phật Sử - Tập 4

bộ Visuddhi Magga, cuốn II và cũng từ bài Mahā Moggallāna Thera


Gāthā, Chú giải Thera Gāthā, cuốn II.

Sự nhiếp phục Phạm thiên Baka

(Bài nói về việc Đức Phật nhiếp phục Phạm thiên Baka trong
truyện Bổn sanh Baka ở phần Sattaka Nipāta và Bổn sanh Kesava ở
Kinh Catuka Nipāta và Chú giải. Và cũng trong Chú giải của bài kinh
Baka Brahmā thuộc bộ kinh Saṁyutta Nikāya, vì Chú giải của kinh
Brahma-nimantanika trong phần Mūla-paṇṇāsa chứa hết những truyện
Bổn Sanh và những bài trong bộ Chú giải Saṁyutta, bài mô tả sau đây
căn cứ vào bài kinh Brahma-nimantamika và Chú giải của nó trong
phần Mūla Paṇṇāsa).
Một lần, khi đang ngụ tại Jetavana, thành Sāvatthi, Đức Phật gọi
các vị tỳ khưu và dạy rằng:
“Này các tỳ khưu! Một dịp nọ khi Như Lai đang ngụ dưới một
cội cây Sāla lớn trong rừng Subhaga, gần thị trấn Ukkaṭṭha. Này các tỳ
khưu! Khi ấy ý nghĩ sau đây khởi sanh trong tâm của vị Phạm thiên
Baka: “Thế giới của những vị Phạm thiên cùng với thân này là thường
tồn, bền vững duy nhất và không chịu sự thay đổi nào. Trong thế giới
Phạm thiên này, không có ai thụ thai, không ai già, không ai chết,
không ai đọa xuống khổ cảnh, không ai tái sanh (bằng sự thọ thai).
Không có sự giải thoát nào cao hơn cõi Phạm thiên cùng với thân
này.”
“Đó là loại thường kiến (sassata micchā-diṭṭhi) rất mạnh mẽ
khởi sanh trong tâm của vị Phạm thiên Baka”.
( Chú thích: Phạm thiên Baka, kẻ chấp theo thường kiến này phủ
nhận những trạng thái siêu việt cao hơn là cõi Phạm thiên nhị thiền,
tam thiền, tứ thiền (với bốn trạng thái vô sắc) và Đạo, Quả và Niết
bàn, vì vị ấy ở trong cõi sơ thiền.)
“Này các tỳ khưu! Biết được ý nghĩ của Phạm thiên bằng tâm
của Như Lai, Như Lai biến mất ngay từ cội cây Sāla, trong khu rừng
Subhaga gần Ukkaṭṭha và xuất hiện trong cõi Phạm thiên sơ thiền,
Tỳ khưu Minh Huệ 283

giống như người lực sĩ duỗi cánh tay đã được co lại và co lại với cánh
tay đã được duỗi ra.
Khi Phạm thiên trông thấy Như Lai đi từ xa, này các tỳ khưu, vị
ấy nói: ‘Thưa Ngài, xin hãy đến! Xin được đón chào Ngài, thưa Ngài!
Ngài viếng thăm cõi Phạm thiên này sau một thời gian dài. Thưa Ngài,
cõi Phạm thiên cùng với thân này là thường tồn, bền vững, duy nhất
và không chịu sự biến đổi. Trong thế giới Phạm thiên này, không có ai
thụ thai, không ai già, không ai chết, không ai đọa xuống khổ cảnh,
không ai tái sanh (bằng sự thọ thai). Không có sự giải thoát nào cao
hơn cõi Phạm thiên cùng với thân này.”
Này các tỳ khưu! Khi Phạm thiên Baka nói như vậy thì Như Lai
bèn nói rằng: ‘Này các hiền giả! Phạm thiên Baka quả thật rất ngu
dốt. Này các hiền giả! Phạm thiên Baka thật ngu dốt! Vị ấy nói cái
không thường tồn là thường tồn, cái không bền vững, không phải duy
nhất, chịu sự biến đổi là bền vững, duy nhất, không chịu sự biến đổi.
Vị ấy nói rằng trong cõi Phạm thiên này không có ai thọ thai, không ai
già, không ai chết, không ai đọa xuống khổ cảnh, không ai tái sanh
(bằng sự thọ thai) dù trong cõi Phạm thiên này có những vị thọ thai,
già, chết, đọa xuống khổ cảnh , tái sanh (bằng sự thọ thai). Vị ấy nói
rằng không có sự giải thoát nào cao hơn cõi Phạm thiên cùng với thân
này dù rõ ràng là có những hình thức giải thoát cao hơn trong tầng
thiền khác và các cõi Phạm thiên khác như cõi Phạm thiên nhị thiền,
tam thiền, tứ thiền và Đạo, Quả và Niết bàn.”

Ma vương nhập vào một vị Phạm phụ thiên

“Này các tỳ khưu! Khi ấy Ác ma nhập vào một vị Phạm phụ


thiên trẻ (Brahmā-pārisajja) và trách Như Lai rằng:
“Này Sa-môn Gotama! Đừng phê phán Phạm thiên Baka. Đừng
chỉ trích Phạm thiên Baka. Vị ấy là vĩ đại. Vị ấy là tối thắng. Vị ấy
không thể chế ngự được. Chắc chắn, vị ấy biết tất cả. Vị ấy cai trị thế
giới. Vị ấy tạo ra thế giới. Vị ấy là chúa tể của thế giới.Vị ấy quyết
định số phận của chúng sanh (tuyên bố: ngươi là một vị vua, ngươi là
284 Đại Phật Sử - Tập 4

một vị Bà-la-môn, ngươi sẽ là một vị thương nhân, ngươi sẽ là một


nông dân, ngươi sẽ là người lao động, ngươi sẽ là con người, ngươi sẽ
là vị Sa-môn, cuối cùng, ngươi sẽ là con lạc đà hay ngươi sẽ là con
bò). Vị ấy đã thành tựu thiền chứng. Vị ấy là chúa của chúng sanh đã
sanh lên và đang sanh lên.”
(Chú thích: Trong những câu nói ‘chúng sanh đã sanh lên’ và
‘chúng sanh đang sanh lên’. Câu sau có nghĩa là ‘những chúng sanh
bắt nguồn từ trứng hoặc từ bào thai’. Từ lúc họ ra khỏi trứng hoặc từ
bào thai thì họ được gọi là ‘chúng sanh đã sanh lên’.
Trường hợp chúng sanh bắt nguồn từ nơi ẩm thấp (saṁsedaja)
chúng được gọi là ‘chúng sanh đang sanh lên’ vào sát na thức tái sanh
của chúng, và sau sát na ấy chúng được gọi là ‘chúng sanh đã sanh
lên’.
Về chúng sanh thuộc loại hóa sanh (upapatti) được gọi là ‘chúng
sanh đang sanh lên’ ngay thời điểm của thức tái sanh, và sau đó chúng
được gọi là ‘chúng sanh đã sanh lên’).
“Này Sa-môn! Trong thế gian này những Sa-môn và Bà-la-môn
trước ngươi, (giống như ngươi) mà chỉ trích và chán ghét yếu tố đất,
yếu tố nước, yếu tố gió, yếu tố lửa (là vô thường, khổ và vô ngã).
Chán ghét và chỉ trích các chúng sanh, chư thiên, ma vương và Phạm
thiên (là vô thường, khổ và vô ngã) tất cả họ đều đi đến cõi thấp (khổ
cảnh) sau khi thân hoại mạng chung.
Này Sa-môn! Trong thế gian này, những Sa-môn và Bà-la-môn
trước ngươi mà khâm phục và yêu mến yếu tố đất, yếu tố nước, yếu tố
lửa, yếu tố gió (là thường tồn, bền vững, không thể tiêu diệt được,
không thể phá vỡ được và vô tận); khâm phục và yêu mến các chúng
sanh, chư thiên, ma vương và Phạm thiên (là bền vững, thường tồn,
không thể tiêu diệt được, không thể phá vỡ được và vô tận) tất cả họ
đều sanh về cõi Phạm thiên sau khi thân hoại mạng chung.
Do đó, ta nói với ngươi. Này Sa-môn, ta muốn khuyên ngươi hãy
nghe theo lời dạy của Đại phạm thiên. Đừng chống lại lời dạy của vị
ấy. Này Sa-môn! Nếu ngươi chống lại lời dạy của vị ấy thì người sẽ
giống như người dùng cây dài hai thước đánh đuổi sự vinh quang đến
Tỳ khưu Minh Huệ 285

với ngươi, hay như người rơi xuống vách đá, và không thể đáp xuống
chỗ đất trống đó do không chạm được bằng tay và chân. Ví dụ này sẽ
giúp ích cho ông. Ta muốn khuyên ông hãy nghe theo lời dạy của vị
Phạm thiên. Đừng đi ngược lại nó. Này Sa-môn! Ông có thấy các vị
Phạm thiên đang hội họp đó không?”
“Như vậy, này các tỳ khưu! Ác ma đã nhắm lời nói ấy vào Như
Lai và cố gắng làm cho Như Lai trở thành thành viên của trong hội
chúng của Phạm thiên Baka.”
(Ở đây, có thể đặt ra câu hỏi rằng: “Ma vương đã trông thấy Đức
Phật bằng cách nào trong khi đang ở trong cung điện của vị ấy?” Ma
vương thường xuyên nghiên cứu: “Bây giờ Đức Phật đang ở ngôi làng
nào, hay thị trấn nào?” Khi xét thấy trường hợp đặc biệt này, vị ấy biết
Đức Phật đang ngụ tại khu rừng Subhaga gần Ukkaṭṭha. Khi cố gắng
xem Đức Phật đang đi đâu, vị ấy thấy rằng Đức Phật đã đến cõi Phạm
thiên. Vì vậy, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ đi và sẽ làm cho Đức Phật từ bỏ ước
muốn thuyết pháp ở đó trước khi Ngài làm cho các Phạm thiên ra khỏi
quyền thống trị của ta.” Vị ấy đi theo Đức Phật một cách cẩn trọng và
đứng chìm ẩn trong các Phạm thiên. Khi biết Đức Phật quở trách
Phạm thiên Baka, vị ấy bèn xuất hiện làm kẻ hộ trì Phạm thiên.
(Ma vương không thể nhập vào Đại Phạm thiên (Mahā Brahmā)
và Brahmā-purohita Brahmās. Do đó, vị ấy nhập vào một vị Phạm
thiên tùy tùng trẻ).
“Này các tỳ khưu! Khi Ác ma nói như vậy (qua vị Phạm thiên
tùy tùng), Như Lai bèn bác bỏ như sau:
‘Này Ác ma kia! Như Lai biết ngươi. Ngươi đừng nghĩ rằng ‘Sa-
môn Gotama không biết ta.’ Này Ác ma! Ngươi là Ma vương. Này Ác
ma! Vị Đại Phạm thiên, hội chúng Phạm thiên, các Phạm thiên tùy
tùng, tất cả đều rơi vào tay của ngươi; tất cả đều rơi vào trong quyền
thống trị của ngươi. Này Ác ma! Ngươi đang có niềm tin sai lạc như
vầy ‘Vị Sa-môn này cũng rơi vào trong quyền lực của ta. Vị Sa-môn
này cũng có thể đi vào trong quyền thống trị của ta.’ Sự thật, Như Lai
không rơi vào trong tay của ngươi. Như Lai không rơi vào quyền
thống trị của ngươi.”
286 Đại Phật Sử - Tập 4

Này các tỳ khưu! Như Lai đã nói như vậy với Ác ma, Phạm
thiên Baka nói với Như Lai:
“Kính thưa Ngài! Tôi nói về cái thường tồn là thường tồn, tôi nói
về cái bền vững, duy nhất và không thể hoại diệt là bền vững, duy
nhất và không thể hoại diệt. Tôi nói rằng trong cõi Phạm thiên không
có sự thọ thai, không có già, không có chết, không rơi xuống khổ
cảnh, không có ai tái sanh vì trong cõi Phạm thiên không ai thọ thai,
không ai già, không ai chết, không ai rơi xuống khổ cảnh, không ai đi
tái sanh. Tôi nói rằng không có sự giải thoát nào tốt hơn cõi Phạm
thiên với thân này vì không có sự giải thoát nào cao hơn cõi Phạm
thiên kết hợp với thân này.
Thưa Ngài Sa-môn! Trong thế gian này pháp hành của các vị
Sa-môn và Bà-la-môn trước ngàn năm bằng tuổi của Ngài, họ có thể
đã biết sự giải thoát của tôi cao hơn (so với cõi Phạm thiên với thân
này). Họ có thể biết không có sự giải thoát nào cao hơn (cõi Phạm
thiên với thân này).
Thưa Ngài Sa-môn! Do đó tôi nói điều này với Ngài (tôi quả
quyết như sau) Ngài sẽ không tìm thấy sự giải thoát nào cao hơn (cõi
Phạm thiên với thân này). Nếu Ngài tìm kiếm nó, điều này có nghĩa là
Ngài chỉ gặp phiền phức và đau khổ.
Thưa Ngài Sa-môn! Nếu Ngài bám vào nguyên tố đất, thì sẽ
sống gần ta, Ngài sẽ sống trong cõi của ta, Ngài sẽ là phụ tá của ta.
Nếu Ngài bám vào nguyên tố nước, nguyên tố lửa, nguyên tố gió, các
chúng sanh, chư thiên, ma vương và Phạm thiên thì Ngài sẽ sống gần
ta, Ngài sẽ sống trong chỗ ngụ của ta, Ngài sẽ là phụ tá của ta.”
Đức Phật nói:
“Này Brahmā! Như Lai cũng biết điều này. Nếu Như Lai bám
theo đại địa, Như Lai sẽ sống gần ngươi, Như Lai sẽ sống trong chỗ
của ngươi, Như Lai sẽ là phụ tá của ngươi. Như Lai sẽ là như vậy nếu
Như Lai bám vào thủy đại, hỏa đại và phong đại, bám theo chúng
sanh, chư thiên, ma vương và Phạm thiên. Như Lai biết tất cả điều
này.
Tỳ khưu Minh Huệ 287

Này Brahmā! Thực ra Như Lai biết rằng ngươi có đại lực như
vậy, có đại uy như vậy, có danh tiếng và tùy tùng to lớn như vậy, Như
Lai cũng biết khả năng của ngươi.”
Khi ấy, Phạm thiên liền hỏi Đức Phật:
“Thưa Ngài! Làm sao Ngài biết rằng ta có đại oai lực như vậy,
có đại uy như vậy, có danh tiếng và tùy tùng to lớn như vậy? Làm thế
nào Ngài biết khả năng của ta?”
Đức Phật trả lời:
“Uy quyền của ngươi nằm ở một ngàn thế giới, trong mỗi vũ trụ,
mặt trời và mặt trăng di chuyển và chiếu sáng khắp hướng. (Nghĩa là
một không gian hình tròn bao la nơi mà mặt trời và mặt trăng di
chuyển, chiếu sáng khắp các hướng được gọi là lokadhātu (thế giới)
hay cakka-vāla (đại thế giới). Tất cả vũ trụ này, số lượng là một ngàn,
quyền năng của ngươi lan trải ra khắp nơi.
Ngươi biết những chúng sanh cao và thấp, tham lam và không
tham lam. Thế giới này và (999) thế giới còn lại, sự sanh và tử của
chúng sanh trong những thế giới này.
Này Phạm thiên Baka! Như Lai biết rằng ngươi có đại oai lực
như vậy, có đại hùng như vậy, có tùy tùng và danh tiếng to lớn như
vậy. Như Lai cũng biết khả năng của ngươi.” (Những lời của Đức
Phật chưa kết thúc, tuy nhiên có một điểm đáng chú ý cần được đưa
vào đây).
(Bằng cách nói như vậy, Đức Phật cố gắng nhiếp phục Brahmā.
Điều Ngài ám chỉ là như thế này: “Này Phạm thiên Baka! Quyền uy
của ngươi chỉ trải rộng trong một ngàn thế giới mà thôi. Thế mà ngươi
lại đánh giá cao về mình, ‘ Ta là Đại phạm thiên.’ Ngươi chỉ là một
Sahassī-brahmā, nghĩa là một Phạm thiên chỉ có thể thấy một ngàn
thế giới. Có những Phạm thiên khác cao hơn ngươi, như những vị
Phạm thiên Dvisahassī-brahmā có thể thấy hai ngàn thế giới, có thể
thấy ba ngàn, bốn ngàn, năm ngàn, and mười ngàn thế giới.
Satasahassī-brahmā, là những Phạm thiên có thể thấy một trăm ngàn
thế giới, và họ thì vô số. Giống như người cố gắng so sánh miếng vải
của mình chỉ dài bốn hắc tay với một tấm vải dài hơn nhiều. (Sự so
288 Đại Phật Sử - Tập 4

sánh thuộc Chú giải), như một người muốn ngâm mình trong hồ nước
chỉ sâu ngang mắc cá chân. (Sự so sánh thuộc phụ Chú giải) hay như
con nhái con nghĩ rằng nước trong dấu chân của con bò là một hồ
nước sâu (sự so sánh được dùng bởi các bậc trí), ngươi có quan niệm
đánh giá cao về chính bản thân ngươi, nghĩ rằng, “Ta là một vị Phạm
thiên vĩ đại.”)
“Này Phạm thiên Baka! Vẫn còn có một cõi khác ngoài cõi sơ
thiền. Ngươi không biết và cũng không thấy nó. Nhưng Như Lai biết
và thấy nó. Này Baka Brahmā! Vẫn còn có một cõi khác được gọi là
cõi Ābhassara. Khi mạng chung từ cõi Ābhassara ấy (Quang Âm
thiên), ngươi đã sanh vào cõi sơ thiền này. Bởi vì người đã sống trong
cõi sơ thiền này quá lâu nên ngươi đã mất đi ký ức ấy. Do đó, ngươi
không biết cũng không nhớ cõi Ābhassara ấy, nhưng Như Lai biết và
thấy nó. Này Baka Brahmā! Bởi vì Như Lai biết cõi Ābhassara mà
ngươi không biết, nên ngươi không bằng Như Lai về trí tuệ. Tại sao
Như Lai là người thấp kém hơn ngươi? Thật ra, Như Lai hơn ngươi
nhiều về mặt trí tuệ.” (1) (Lời nói của Đức Phật vẫn chưa kết thúc.
Tuy nhiên, một điều chú thích khác có thể thêm vào đây).
(Phạm thiên Baka đã mạng chung từ cõi cao hơn và sanh vào cõi
thấp hơn. Giải rõ: một kappa trong quá khứ không có xuất thiện một
vị Phật nào. Phạm thiên Baka khi ấy là một vị đạo sĩ và tu thiền đề
mục kasina để chứng đắc các tầng thiền. Khi vị ấy mạng chung, do
không bị đứt thiền, vị ấy sanh vào cõi trời Vehapphala (Quảng Quả
thiên) thuộc tứ thiền là cõi có thọ mạng rất dài, năm trăm kappa. Sau
khi sống hết thọ mạng, vị ấy muốn tái sanh vào cõi thấp hơn và vị ấy
tu tập tam thiền, thiền sắc giới thuộc bậc cao (Khi vị ấy mạng chung
từ cõi trời Vehapphala ấy, vị ấy sanh vào cõi Phạm thiên Subhakiṇha
(Biến Tịnh thiên) thuộc tam thiền có thọ mạng sáu mươi bốn mahā-
kappa)
(NB. Nếu một người phạm vào một số nghiệp Vô gián
(anantariya) như là giết cha, giết mẹ, giết bậc A-la-hán, v.v… nghiệp
nặng nhất và khốc liệt nhất trong số đó đem lại sự tái sanh trong địa
ngục Vô gián (Mahā Avīci) trong trạng thái đau khổ lâu dài; những
Tỳ khưu Minh Huệ 289

nghiệp khác không đem lại sự tái sanh như vậy nhưng hỗ trợ cho nó
xảy ra. Tương tự, trong bốn tầng thiền hữu sắc đã được tu tập, chỉ tầng
thiền đặc biệt được tu tập với bốn pháp tăng thượng (adhipati) mới
đem lại sự tái sanh trong cõi trời sắc giới (rūpa-vacara) và những tầng
thiền hữu sắc (rūpa-jhāna) còn lại là không cho quả tục sanh vì chính
chúng không có cơ hội để làm như vậy; chúng chỉ giúp nâng đỡ sự tái
sanh ấy cho đủ thọ mạng. (Trích từ Ṭīkā)
Sau khi đã sống ở cõi Phạm thiên Subhakinha đến hết tuổi thọ
sáu mươi bốn mahā-kappas, Phạm thiên Baka lại phát triển Nhị thiền
sắc giới theo cách như trước thuộc bậc cao và (khi vị ấy mạng chung
từ cõi Subhakinha, vị ấy tái sanh vào cõi Phạm thiên Abhassara
(Quang Âm thiên) là cõi Nhị thiền sống lâu tám mahā-kappa. Vị ấy
phát triển Sơ thiền sắc giới thuộc bậc cao theo cách như trước và (khi
vị ấy mạng chung từ cõi Ābhassara) vị ấy tái sanh vào cõi Mahā
Brahmā là cõi Sơ thiền có tuổi thọ sáu mươi bốn mahā-kappa về loại
antara hay chỉ một kappa xét về asaṅkheyya.
Tuy nhiên, hiện tại trong cõi Đại Phạm thiên, Baka chỉ nhớ phần
đầu kiếp sống của vị ấy, còn sự phát triển tầng thiền và các cõi trước
kia của vị ấy, nơi mà vị ấy đã hiện hữu; do ở nơi đó thời gian rất dài,
vị ấy đã quên mất hai điều kia và chấp theo thường kiến. Đó là lý do
khiến Đức Phật nói với Phạm thiên Baka rằng: “Ngươi đã đánh mất ký
ức của ngươi. Do đó, ngươi không biết cũng không thấy cõi
Ābhassara ấy”, v.v…

Câu chuyện quá khứ của Phạm thiên Baka

Khi Đức Phật đã nói như vậy, Phạm thiên Baka bèn suy nghĩ:
“Sa-môn Gotama biết thọ mạng của ta trong những kiếp quá khứ,
những cõi tái sanh trong những kiếp quá khứ của ta và những thiện
nghiệp về thiền chứng (Jhāna) mà trước kia ta đã thực hành. Bây giờ
ta sẽ hỏi vị ấy về những thiện nghiệp trong quá khứ của ta.” Để đáp
lại câu hỏi của vị ấy, Đức Phật kể lại những thiện nghiệp của vị ấy.
290 Đại Phật Sử - Tập 4

Giải rõ: Phạm thiên Baka này có một kiếp quá khứ sanh làm con
trai của một gia đình phạm hạnh. Khi thấy những điều tai hại của tham
muốn nhục dục, vị ấy quyết định: “Ta sẽ chấm dứt sanh, già, bệnh,
chết.” Sau đó, vị ấy từ bỏ thế gian và trở thành vị đạo sĩ, tu tập các
tầng thiền hiệp thế. Sau khi đã chứng đắc các tầng thiền, nền tảng của
các pháp thần thông, vị ấy dựng lên một thảo am nhỏ ở gần sông Hằng
và sống thọ hưởng sự an lạc của thiền định.
Trong khi vị ấy đang ngụ như vậy thì có một đoàn xe thương
buôn gồm năm trăm cỗ xe thường xuyên băng qua sa mạc. Khi họ đi
qua sa mạc vào ban đêm, thì những con bò kéo chiếc xe đầu tiên bị lạc
đường và quay lui, và như vậy chúng đã trở lại con đường cũ mà
chúng đã đi qua. Những cỗ xe khác cũng trở về con đường cũ rồi đến
khi trời sáng thì các thương buôn mới biết được điều này. Đối với các
thương buôn, họ phải đi qua sa mạc vào ngày hôm ấy. Tất cả củi và
nước đã cạn kiệt. Do đó, khi nghĩ rằng: “Bây giờ chúng ta sắp mất
mạng,” mọi người tháo ách những con bò ra khỏi xe, cột chúng vào
các bánh xe và đi ngủ dưới bóng râm của những cỗ xe.
Vị đạo sĩ mà đã chứng thiền là Phạm thiên Baka tương lai ra
khỏi thảo am vào lúc sáng sớm. Khi đang đứng trước cửa thảo am, vị
ấy nhìn sông Hằng và thấy một cơn lũ lớn đang dâng lên ở sông Hằng
tựa như một tảng đá xanh khổng lồ đang lăn xuống. Vị ấy suy nghĩ:
“Có chăng trong thế gian này có những chúng sanh bị mệt lã vì thiếu
nước ngọt?” Vị ấy trông thấy đoàn thương buôn đang chịu khổ trong
sa mạc. Muốn cứu sống họ, vị ấy nguyện qua các năng lực thần thông:
“Nguyện cho khối nước khổng lồ từ sông Hằng chảy đến những người
trong đoàn thương buôn.”
Vừa khi tâm thắng trí xảy ra, thì một luồng nước lớn chảy vào sa
mạc tựa như chảy vào cái ống dẫn nước. Mọi người choàng tỉnh vì
tiếng nước. Khi thấy nước họ rất vui sướng. Họ tắm, uống nước và
cho bò uống nước, và cuối cùng họ đã đi đến nơi cần đến. Để chỉ ra
thiện nghiệp quá khứ của Phạm thiên Baka, Đức Phật bèn đọc lên câu
kệ:
Tỳ khưu Minh Huệ 291

(1) Yaṃ tvaṃ apāyesi bahū manusse


pipāsite ghammani sambarete
Taṃ te purānaṃ vatasīlavattaṃ
suttappabuddho’va anussarāmi.
(Này Phạm thiên Baka!) Trong quá khứ, khi ngươi là một vị đạo
sĩ đắc thiền, ngươi đã dùng các năng lực của mình giúp cho nhiều
người bị khát, bị hành hạ bởi sức nóng của sa mạc có được nước để
uống, để tắm. Là người tỉnh thức, Như Lai nhớ lại và nhớ lại bằng Túc
mạng trí của Như Lai (pubbenivāsānussati-ñāṇa), giới đức mà ngươi
đã làm trong quá khứ.”
Một thời gian sau, vị đạo sĩ xây dựng thảo am ở bờ sông Hằng
và sống ở đó nương vào ngôi làng nhỏ về thực phẩm. Rồi những tên
cướp đến đánh đập dân làng, cướp đoạt vàng bạc của họ rồi dẫn đi đàn
gia súc và người làm con tin. Những tiếng la hét của mọi người và súc
vật gây ra những tiếng kêu lớn. Khi nghe những tiếng la ấy, đạo sĩ
nghĩ điều gì đã xảy ra. Khi biết rằng tai họa đã xảy đến với ngôi làng,
vị ấy phát nguyện rằng: “Nguyện cho những người này không bị diệt
vong trong khi tôi đang nhìn thấy họ.” Rồi vị ấy nhập vào tầng thiền,
nền tảng của các pháp thần thông. Khi ra khỏi thiền, vị ấy tạo ra một
đoàn quân binh gồm bốn loại binh chủng (xa, ngựa, voi và bộ binh).
Khi trông thấy đám quân binh rầm rộ, những tên cướp bèn quăng
bỏ tất cả tài sản cướp được và bỏ chạy. Đạo sĩ nguyện rằng: “Nguyện
cho tài sản trở về với chủ nhân của chúng,” và điều này xảy đúng với
lời nguyện của đạo sĩ. Dân làng vô cùng hoan hỷ.
Để chỉ ra thiện nghiệp quá khứ này của Phạm thiên Baka, Đức
Phật bèn tuyên thuyết câu kệ:

(2) Yaṃ enikulasmiṃ janaṃ gahītam


amocayī gayhaka niyamanaṃ
Taṃ te purānaṃ vatasīlavattaṃ
suttappabuddho’ anussarāmi.
(Này Phạm thiên Baka!) Trong quá khứ khi người là một vị đạo sĩ
đã đắc thiền) ở bên bờ sông Hằng có tên là Enikula vì nơi ấy có nhiều
292 Đại Phật Sử - Tập 4

đàn nai enī, ngươi khiến cho dân làng, những người bị bắt làm con tin
và tài sản bị bọn cướp tước đoạt, họ thoát khỏi bọn cướp nhờ ngươi
tạo ra bốn loại binh chủng. Là người tỉnh thức, Như Lai biết bằng
năng lực nhớ lại những kiếp quá khứ, nhớ lại những thiện nghiệp mà
ngươi đã làm trong quá khứ.”
Lại nữa, một thời gian sau, có một gia đình sống ở thượng nguồn
sông Hằng và một gia đình khác sống ở hạ nguồn sông Hằng, hai gia
đình ấy tổ chức lễ cưới. Họ kết hai chiếc thuyền của họ lại với nhau
trông giống như chiếc bè trên đó mang chở nhiều loại, nhiều thứ gồm
thực phẩm, hoa, v.v… và để trôi trên dòng sông Hằng. Những người
trên hai chiếc thuyền ấy tổ chức buổi tiệc lớn và múa hát. Họ ăn uống
vui chơi tựa như họ đang di chuyển trong một lâu đài bay của chư
thiên.
Khi ấy, Long vương, vị cai quản sông Hằng trông thấy và nổi
giận, nghĩ rằng: “Những người này coi ta không ra gì, họ không biết
rằng sự vui chơi của họ làm bực mình ta, vị Long vương của sông
Hằng. Bây giờ ta sẽ làm cho chúng trôi vào đại dương.” Nghĩ vậy, vị
ấy khoác vào tấm thân khổng lồ, chẻ nước ra làm hai và bất chợt trồi
lên. Nâng cái mang to lớn lên, vị ấy phát ra tiếng khè lớn tại đó tựa
như vị ấy định cắn chết mọi người.
Trông thấy Long vương, mọi người khiếp đảm và la hét ầm ĩ.
Đang ngồi trong thảo am, đạo sĩ nghe tiếng kêu la, nghĩ rằng: “Trước
kia, những người này rất hạnh phúc, múa và hát. Bây giờ họ đang kêu
la trong sự sợ hãi. Có chuyện gì vậy?” Rồi vị ấy trông thấy Long
vương và muốn đem lại sự an ổn cho họ, “Nguyện cho họ không bị
diệt vong khi ta đang nhìn họ.” Vị ấy nhập vào thiền, nền tảng của
thần thông, và hóa hiện thân của con Đại bàng Kim-xí-điểu (garuda),
vị ấy đứng lơ lửng trong hư không định chụp bắt Long vương.
Sợ hãi, Long vương thu lại cái mang của vị ấy và lặn sâu trong
nước. Tất cả mọi người đều được cứu sống như vậy.
Để chỉ ra thiện nghiệp quá khứ này của Phạm thiên Baka, Đức
Phật bèn tuyên thuyết câu kệ ngôn này:
Tỳ khưu Minh Huệ 293

(3) Gaṅgāya satasmim gahīta nāvaṃ


luddena nāgena manussakappā
Amocayittha balasā pasayha
Taṃ te purānaṃ vatasīlavattaṃ
suttappabuddho’va anussarāmi.
(Này Phạm thiên Baka!) Trong quá khứ khi làm một đạo sĩ,
ngươi đã cứu sống những người trong hai ngôi nhà. Họ sắp bị tiêu diệt
bởi Long vương trong dòng nước của sông Hằng, bằng năng lực thần
thông được gọi là vikubbanidhi và người giải thoát họ khỏi sự đe dọa
của Long vương. Là một người tỉnh thức, Như Lai với Túc mạng
thông nhớ lại thiện nghiệp của ngươi được làm trong quá khứ.”
Lại một thời gian sau, Phạm thiên Baka là một vị đạo sĩ cao quý
nổi danh ở xứ Kesava. Lúc bấy giờ, Bồ tát của chúng ta là một vị đạo
sĩ trẻ tên Kappa. Do thường xuyên sống gần đạo sĩ Kesava và hầu hạ
vị ấy với tư cách là một đệ tử thường trú (antevasika), luôn luôn vâng
lời, suy nghĩ sẽ làm công việc nào đem lại sự vừa lòng thầy, Bồ tát
thông minh và làm điều gì cũng đem lại lợi ích. Đạo sĩ Kesava không
thể đi lại được, không thể ăn và uống nếu không có sự giúp đỡ của
người đệ tử thân cận là đạo sĩ trẻ Kappa. Cùng một lúc, vị ấy cũng
được chăm sóc bởi vua xứ Varanasi, nhưng vị ấy rời khỏi đức vua và
sống nhờ vào người đệ tử riêng của mình là đạo sĩ trẻ Kappa (Câu
chuyện chi tiết có thể tìm trong Bổn sanh Kesava trong phần Catukka
Nipāta).
Để chỉ ra thiện nghiệp này trong quá khứ của Phạm thiên Baka,
Đức Phật bèn tuyên thuyết câu kệ sau:

(4) Kappo ca te baddhacaro ahosi


Sambuddhimantaṃ vatinaṃ amaññi
Taṃ te purānaṃ vatasīlavattaṃ
suttappabuddho’va annusarāmi.
(Này Phạm thiên Baka!) Trong một kiếp quá khứ, Như Lai là
một đạo sĩ có giới đức tên là Kappa, là đệ tử thường trực của ngươi,
hầu hạ ngươi. Ngươi là một đạo sư có giới đức tên Kesava. Lúc bấy
294 Đại Phật Sử - Tập 4

giờ ngươi thích nói lời khen ngợi rằng Ta thông minh, hiền thiện; rằng
Ta đã thực hành giới luật một cách đầy đủ. Là người tỉnh thức, Như
Lai bằng Túc mạng thông đã nhớ lại nhiều lần những việc thiện mà
ngươi đã thực hành trong quá khứ.”
Đức Phật đã nói với Phạm thiên Baka theo cách như vậy, Ngài chỉ
ra những thiện nghiệp đã làm trong quá khứ của vị ấy. Trong khi Đức
Phật nói như vậy, Phạm thiên Baka hồi tưởng lại những câu chuyện
quá khứ của mình. Tất cả những nghiệp quá khứ của vị ấy dần dần
hiện rõ trong tâm tựa như những đồ vật khác nhau trở nên rõ ràng khi
một ngàn cây đèn dầu được thắp lên. Vị ấy rất hoan hỷ, có tâm tịnh tín
khiến vị ấy nói lên câu kệ sau:

Addhā pajānāsi mam’etaṃ āyuṃ


aññaṃ pi jānāsi tathā hi Buddho
Tathā hi tyānaṃ jalitānubhāvo
obhāsayaṃ tiṭṭhati Brahmalokaṃ.
(Đức Thế Tôn đã đoạn trừ tất cả đau khổ!). Ngài biết những kiếp
quá khứ của con. Chắc chắn, Ngài cũng biết tất cả neyya-dhamma,
những pháp đáng biết (ngoài những kiếp sống của con). Ngài là Đức
Phật Toàn Giác. Hào quang rực rỡ này từ thân của Ngài hiện hữu,
chiếu sáng khắp cõi Phạm thiên, vượt trội ánh sáng của hàng trăm và
hàng ngàn mặt trời và mặt trăng.”
Sau khi kể lại những biến cố trong quá khứ của Phạm thiên Baka
theo lời thỉnh cầu của vị ấy, Đức Phật bèn trở về đề tài ban đầu của
Ngài. Khi nói rằng:
" Này Phạm thiên Baka! Vẫn còn có cõi Subhakinha (Biến Tịnh
thiên), cõi Vehapphala (Quảng Quả thiên) và cõi Abhibhū (Tịnh cư) .
Ngươi không biết cũng không thấy chúng. Như Lai biết và thấy
chúng. Vì Như Lai biết điều mà ngươi không biết nên ngươi không
bằng Như Lai về mặt trí tuệ. Làm sao Như Lai có thể thấp hơn ngươi
được? Thực ra, Như Lai cao hơn ngươi về mặt trí tuệ rất nhiều.
Khi ấy, để chứng minh thêm từng bước rằng Phạm thiên Baka
không bằng Đức Phật về mặt trí tuệ và rằng chính Đức Phật cao hơn
Tỳ khưu Minh Huệ 295

Phạm thiên Baka về mặt trí tuệ. Đức Phật tiếp tục thuyết giảng như
sau:
“Này Phạm thiên Baka! Bằng trí tuệ siêu việt, Như Lai biết địa
đại có tánh anicca, dukkha và anatta. Như Lai biết Niết bàn, mà bản
chất của nó không thể tiếp xúc được qua địa đại, và Như Lai không
chấp thủ địa đại bằng ái (taṇhā), ngã mạn (māna), tà kiến (diṭṭhi). Như
Lai không chấp thủ một cái gì mà từ đó ngã mạn, ái, tà kiến, v.v…
hiện khởi. Như Lai không chấp thủ nó như là ‘Ta’, ‘của Ta’ hay ‘tự
ngã của Ta’. Này Phạm thiên Baka! Vì Như Lai biết (Niết bàn mà
ngươi thì không biết) nên ngươi không bằng Như Lai về mặt trí tuệ.
Làm sao Như Lai có thể thấp hơn ngươi? Thực ra, Như Lai cao hơn
ngươi về trí tuệ.”
Này Phạm thiên Baka! Bằng trí tuệ siêu việt, Như Lai biết thủy
đại, … hỏa đại, … phong đại, … các chúng sanh hữu tình, … chư
thiên, … Ma vương,… Phạm thiên, … Ābhassara Brahmā, …
Subhakinhā Brahmā, … Vehapphala Brahmā, … Abhibhu Brahmā, …
bằng trí tuệ siêu việt, Như Lai biết tất cả (các nhóm vật thuộc ba cõi
tebhūmaka- vốn có đặc tánh vô thường, khổ và vô ngã. Như Lai biết
Niết bàn mà bản chất của nó tất cả các đặc tính không thể tiếp xúc và
Như Lai không chấp thủ tất cả đặc tính ái dục, ngã mạn và tà kiến.
Như Lai không chấp thủ nó mà trong đó ngã, ái, tà kiến, v.v… sanh
khởi. Như Lai không chấp thủ tất cả (đặc tánh thuộc ba cõi) là ‘Ta’,
‘của Ta’, hay là ‘Tự ngã của Ta’. Này Phạm thiên Baka! Vì Như Lai
biết Niết bàn mà ngươi không biết nên ngươi không bằng Như Lai về
mặt trí tuệ. Thực vậy, Như Lai hơn ngươi về mặt trí tuệ.”
(Khi ấy, Phạm thiên Baka muốn kết tội Đức Phật nói dối, bèn
nói rằng:) "Thưa Ngài! Cái gì không thể tiếp xúc được đối với tất cả
bởi bản chất của nó? Ngài xác nhận rằng Ngài biết cái không thể tiếp
xúc được sẽ chẳng đi đến đâu cả. Đừng để nó đi đến chỗ không. Câu
nói của Ngài sẽ đi đến chỗ rỗng không. Đừng để nó trở nên rỗng
không.”
(Ở đây, sẽ có giải thích rõ ràng để độc giả khỏi bị nhầm lẫn).
296 Đại Phật Sử - Tập 4

(Chữ ‘all - tất cả’ và chữ Pāli ‘sabba’ có cùng nghĩa. Chữ
‘sabha’ hay ‘all’ được dùng trong ý nghĩa của tất cả các pháp thuộc
thế gian (tất cả những gì thuộc cá thể, sakkāya. Thuật ngữ đầy đủ là
‘sakkaya-sabba’ hay ‘tất cả cá thể”. Chính sakkāya-sabba, ‘tất cả cá
thể’ được ám chỉ đến trong bài kinh Ādittapariyāya trong đó có câu
‘Sabbam bhikkhave ādittam.’
(Câu Pāli có nghĩa là ‘Này tỳ khưu! Tất cả các pháp đều bị thiêu
đốt bởi lửa như tham, sân, v.v… Không thể nói rằng các pháp siêu thế
bị thiêu đốt bởi lửa, vì các pháp bất thiện như tham, sân, v.v… hoàn
toàn không có khả năng lấy các pháp siêu thế làm mục tiêu của chúng.
Chúng có thể làm như vậy chỉ trong trường hợp các pháp hiệp thế, cá
thể (sakkāya) hay các thủ uẩn (ipādānakkhandhā). Vì vậy mới có sự
đốt cháy các pháp hiệp thế bởi những ngọn lửa như tham, sân, v.v…
Do đó, pháp nào thuộc siêu thế thì không bao gồm trong chữ ‘sabbaṃ-
tất cả’. Trong khi đó, pháp nào thuộc hiệp thế thì được bao gồm trong
đó. Do đó, qua chữ ‘sabba’ trong bài kinh Āditapariyāya hàm ý
‘sakkāya sabba’ hay ‘tất cả cá thể’.
(Liên quan đến chữ ‘sabbaññuta-ñāṇa’ hay ‘Nhất thiết trí’, thành
phần cấu thành ‘sabba’ của nó có nghĩa là hết thảy gồm cả hiệp thế
lẫn siêu thế, vì Đức Phật biết hết thảy các pháp hiệp thế cũng như siêu
thế. Do đó, chữ ‘sabba’ của chữ ‘sabbaññuta-ñāṇa’ nghĩa là ‘sabba-
sabba - tất cả pháp này, tất cả pháp kia’).
(Qua sự giải thích bấy nhiêu chắc độc giả có thể hiểu rằng trong lĩnh
vực văn học của Giáo pháp , cách dùng chữ ‘sabba - tất cả’ có hai
loại: (1) dùng nó trong ý nghĩa ‘sakkāya-sabba - tất cả cá thể’ hay ‘tất
cả các pháp hiệp thế’, (2) dùng nó trong ý nghĩa ‘sabba-sabba - tất cả
cái này hay cái kia’. Bây giờ chúng ta hãy xem cách sử dụng chữ
sabba của Đức Phật và Phạm thiên Baka như thế nào.
Khi Đức Phật khẳng định rằng Ngài hơn Phạm thiên Baka về
mặt trí tuệ, Ngài đã chỉ ra mười ba điều như sau:
“(1) Như Lai biết đại địa, (ngươi cũng biết). Như Lai biết Niết
bàn mà đại địa không thể tiếp cận được (còn ngươi không biết). (2)
Như Lai biết thủy đại (mà ngươi cũng biết nó), Như Lai biết Niết bàn
Tỳ khưu Minh Huệ 297

mà thủy đại không thể xâm nhập được (còn ngươi không biết). Bằng
cách này, Đức Phật tiếp tục về (3) hỏa đại. (4) phong đại; (5) các
chúng sanh hữu tình; (6) chư thiên; (7) Ma vương; (8) Phạm thiên. (9)
Ābhassara Brahmās; (10) Subhakinha Brahmās; (11) Vehapphala
Brahmās; (12) Abhibhū Brahmās; (13) Như Lai biết tất cả (sakkāya-
sabba) (mà ngươi không biết). Như Lai biết Niết bàn mà tất cả không
thể tiếp cận được (còn ngươi không biết).
(Về 12 điểm đầu, Phạm thiên Baka không thấy lý do nào để chê
trách Đức Phật. Về điểm cuối cùng, tuy nhiên, vị ấy thấy một điều gì
đó để cáo buộc Đức Phật).
Khi Đức Phật nói rằng: " Như Lai biết tất cả (sakkāya-sabba) và
Như Lai biết Niết bàn mà tất cả không thể tiếp cận được (sakkāya-
sabba).” Ngài đã nói như là một câu đố. Điều Ngài muốn nói qua câu
này là: “Này Phạm thiên Baka, Như Lai biết tất cả (sakkāya-sabba =
các pháp hiệp thế) bằng trí tuệ siêu việt của Như Lai rằng chúng có
đặc tánh vô thường, khổ, và vô ngã. Sau khi đã nói điều này, Như Lai
biết Niết bàn bằng tuệ quán siêu việt của Như Lai, mà tất cả ‘các pháp
hiệp thế’ không thể đạt được (sakkāya = pháp hiệp thế).
Trong câu nói ‘Như Lai biết tất cả bản chất của chúng” nghĩa là:
“Bằng Tuệ quán của Như Lai, Như Lai biết tất cả cá thể thuộc về ba
cõi, và năm uẩn các pháp hiệp thế trong đặc tánh của chúng là vô
thường, khổ và vô ngã.”
Ở đây, Đức Phật nói rằng: " Như Lai biết tất cả qua tất cả đặc
tánh của chúng” liên quan đến sakkāya-sabba. Như Lai biết Niết bàn
mà tất cả không thể đạt được qua đặc tánh. Nghĩa là: “Như Lai biết
Niết bàn bằng Đạo Tuệ giác ngộ, tất cả cá thể và năm uẩn của các
pháp hiệp thế mà bản chất hữu vi (sankhata) của chúng không thể đạt
đến Niết bàn. (Những sắc pháp hữu vi như địa đại, hỏa đại, thủy đại,
v.v… có tính chất cứng, kết dính, v.v… cũng tùy duyên sanh. Những
danh pháp hữu vi như xúc, thọ, v.v… có đặc tánh xúc chạm, cảm thọ,
v.v… cũng tùy duyên sanh. Tất cả những pháp hữu vi này không có
trong Niết bàn vì Niết bàn vốn là vô vi. Chỉ có đặc tánh santi hay tịch
298 Đại Phật Sử - Tập 4

tịnh đối nghịch với những pháp hữu vi là hiện hữu trong Niết bàn vô
vi.
Điều này ám chỉ đến khi nói rằng Niết bàn (Nibbāna) mà địa đại
không thể đạt đến. Niết bàn mà thủy đại không thể đạt đến, v.v… Niết
bàn mà tất cả cá thể không thể đạt đến).
Qua bấy nhiêu, độc giả chắc đã hiểu điều mà Đức Phật muốn ám
chỉ như sau:
“Như Lai biết thông suốt tất cả sakkāya-sabba hay năm uẩn của
các pháp hiệp thế (và ngươi không biết chúng). Như Lai cũng biết
Niết bàn mà tất cả các cá thể không thể đạt đến (còn ngươi không
biết). Và chữ ‘tất cả’ trong câu nói ấy ám chỉ năm uẩn và Niết bàn là
pháp mà tất cả không thể đạt đến.”
Nhưng là một kẻ có tâm tìm lỗi, Phạm thiên Baka đã sai lầm cho
rằng chữ ‘tất cả’ nghĩa là ‘sabba-sabba - tất cả mọi pháp hiệp thế, siêu
thế và chế định,’ (vì vị ấy hoàn toàn không biết sự thật ở đây mà
sakkāya-sabba được đề cập trong câu nói của Đức Phật). Điều này
khiến vị ấy chỉ trích Đức Phật:
“ Thưa Ngài, nếu pháp qua tất cả các đặc tính mà không thể tiếp
cận được, thì lời Ngài nói rằng Ngài biết pháp không thể tiếp cận sẽ đi
đến chỗ không. Đừng để nó đi đến chỗ không. Câu khẳng định của
Ngài sẽ trở nên trống rỗng. Đừng để pháp trở nên trống rỗng.”
Thực chất của lời phê phán của Phạm thiên như sau:
Thưa Ngài! Trong lời nói của Ngài, Ngài quả quyết rằng Ngài
biết tất cả.
Sự hiểu biết của Ngài về pháp (Dhamma) mà tất cả không thể
đạt đến.
1. Chữ ‘tất cả’ trong câu nói đầu tiên bao trùm tất cả các pháp. Bởi
vậy, có thể không có gì mà tất cả có thể đạt đến. Tuy vậy, Đức Phật
nhấn mạnh sự hiểu biết của Ngài về cái được nêu ra trong câu nói thứ
hai. Sự quả quyết của Ngài như vậy sẽ bị giảm thiểu đến mức vô nghĩa
như ‘hoa mọc trên trời’, ‘lông của con rùa’, ‘sừng của con thỏ’, và
‘máu của con cua’.
Tỳ khưu Minh Huệ 299

2. Nếu pháp nào đó mà không thể đạt đến được thì không nằm trong
chữ ‘tất cả’ của câu nói đầu tiên. Sự quả quyết của Ngài ở đó không
thể đúng vì các pháp mà Ngài biết là không đầy đủ. Khi ấy nó sẽ là sự
dối trá.
Bằng cách này, Phạm thiên Baka muốn tố cáo Đức Phật về sự dối
trá. (Nói tóm lại, Đức Phật nói về sakkāya-sabba, tất cả những pháp
hiệp thế). Phạm thiên Baka hiểu lầm đó là sabba-sabba, tất cả các
pháp hiệp thế hoặc siêu thế. Do đó, việc vị ấy buộc tội Đức Phật là
không đúng.
Vốn là một nhà tư tưởng tối thượng, một trăm lần, một ngàn lần,
không, một trăm ngàn lần hơn Phạm thiên Baka, Đức Phật vẫn công
bố rằng Ngài biết tất cả và Niết bàn mà tất cả không thể đạt đến để vị
Phạm thiên lắng nghe, và để bác bỏ sự buộc tội của Phạm thiên Baka,
Ngài tiếp tục nói: “Này Phạm thiên Baka! Có Nibbāna Dhamma mà
đặc biệt cao hơn các pháp hữu vi được biết qua Đạo Tuệ, Quả Tuệ mà
mắt thường không thể thấy được, cũng không thể chỉ ra sự tiêu biểu
của nó giống điều gì, nó hoàn toàn không có bản tánh sanh và diệt,
sáng chói hơn tất cả các pháp khác, hay nó không bao giờ biết đến
bóng tối mà hằng rực sáng.” (Qua những lời này của Đức Phật khẳng
định sự hiện hữu có thật của Nibbāna mà vượt lên trên tất cả cá thể
trên ba cõi).
“Nibbāna Dhamma (1) không thể đạt đến bởi địa đại qua bản chất
của đất. (2) không thể đạt đến bởi thủy đại qua tánh chất của nước.
(3)…bởi hỏa đại. (4)… bởi phong đại. (5)… bởi các chúng sanh qua
tánh chất của chúng. (6) … bởi chư thiên. (7)… bởi ma vương. (8)…
bởi Phạm thiên.(9)… bởi Ābhassara Brahmās, (10)… bởi Subhakinha
Brahmās. (11)…bởi Vehapphala Brahmās. (12) Không thể đạt đến bởi
Abhibhū Brahmās qua tánh chất của chúng; không thể đạt đến bởi tất
cả sakkāya-dhamma qua tánh chất của chúng (sakkāya)”. (Qua những
lời này của Đức Phật đã làm sáng tỏ rằng Ngài cũng đã nói về ‘Tất
cả’).
“Bằng cách này có tập hợp gồm tất cả ‘sakkāya-dhamma’ trong
ba cõi hữu mà ở trong phạm vi hiểu biết của những người như ngươi.
300 Đại Phật Sử - Tập 4

Tập hợp tất cả ‘sakkāya-dhamma’ thuộc ba cõi hữu qua tánh chất của
tất cả chúng, không thể đạt đến Nibbāna Dhamma.”
Như vậy, Đức Phật đã khẳng định vững chắc giáo lý của Ngài.

Cuộc phân tranh thần thông giữa Đức Phật và Phạm thiên Baka

Mọi khía cạnh niềm tin của vị ấy về tánh trường cửu của cõi
Brahmā cùng với thân đã bị phê phán và bác bỏ, Phạm thiên Baka
không còn lời nào. Để che đậy sự thất bại, vị ấy từ bỏ tranh luận về
niềm tin của vị ấy và quyết định phô trương sự ưu việt của vị ấy bằng
cách thị hiện thần thông, nói rằng:
"Thưa Ngài! Nếu như thế, bây giờ tôi sẽ biến mất trước mặt
Ngài. Tôi sẽ thị hiện thần thông để Ngài không thấy tôi. Ngài hãy
xem.”
Đức Phật nói:
“Này Phạm thiên Baka! Ngươi không có khả năng làm như vậy,
Nếu ngươi quả thật có khả năng như vậy thì hãy biến mất trước mặt
Như Lai đi.”
Phạm thiên có hai loại thân: thân tự nhiên và thân giả hay thân
được tạo ra. Thân tự nhiên có từ lúc sanh rất vi tế đến nỗi những vị
Phạm thiên khác không thể nhìn thấy được. Vì vậy để làm cho họ hiển
lộ, họ phải mang loại thân thô thiển được tạo ra.
Do đó, khi Phạm thiên Baka nhận được sự đồng ý, vị ấy hướng
tâm của mình vào sự chuyển đổi thân thô thành thân vi tế. Lẽ tự nhiên.
Đức Phật biết ý định của vị ấy và nguyện rằng vị ấy sẽ giữ nguyên
hình tướng thô thiển của thân. Vì thế Phạm thiên Baka không thể
chuyển đổi thân của mình sang thân vi tế, thân tự nhiên và không có
sự biến mất thân của vị ấy.
Vì không thể thay đổi thân của mình, Phạm thiên Baka lại cố
gắng tạo ra bóng tối để che kín thân hiện tại của vị ấy. Nhưng bằng
năng lực thần thông của Đức Phật, Ngài đã xua tan bóng tối được tạo
ra. Vì thế Phạm thiên Baka không thể ẩn mình được.
Tỳ khưu Minh Huệ 301

Vì không thể ẩn mình bằng cách chuyển đổi thân hoặc tạo ra bóng
tối, Phạm thiên Baka đành đi vào cung điện của mình và trốn ở đó. Vị
ấy trốn dưới cây Như ý. Vị ấy ngồi dấu mình. Chúng Phạm thiên bật
cười và chế nhạo, nói rằng: "Giờ đây Phạm thiên Baka đang trốn trong
cung điện. Vị ấy hiện đang trốn dưới cây Như Ý dấu mình. Ôi Phạm
thiên Baka! Thật tội nghiệp thay khi ngươi nghĩ rằng ngươi đã ẩn
mình.” Bị chế nhạo như vậy bởi những Phạm thiên khác, Phạm thiên
Baka mang vẻ mặt khó chịu cho nên trong bài kinh có đoạn tóm tắt
như sau: “Này các tỳ khưu! Dầu Phạm thiên Baka nói rằng ‘Ta sẽ ẩn
mình trước mặt Sa-môn Gotama. Ta sẽ ẩn mình trước mặt Sa-môn
Gotama’ nhưng không thể làm như vậy.’”
Với Phạm thiên Baka, người không thể dấu mình, Đức Phật nói
rằng:
“Này Phạm thiên Baka! Nếu ngươi không thể tự ẩn mình, thì
bây giờ Như Lai sẽ ẩn mình trước mắt ngươi. Như Lai sẽ thị hiện thần
thông để ngươi không thể nhìn thấy Như Lai.”
Khi ấy Phạm thiên Baka đáp lại với Đức Phật:
“Thưa Ngài! Hãy ẩn mình trước mặt tôi nếu Ngài có thể.”
Khi ấy, Đức Phật (1) đầu tiên Ngài nhập vào tứ thiển
(rūpāvacara-kiriya), nền tảng của nguyện; (2) khi xuất khỏi thiền,
Ngài nguyện rằng Đại Phạm thiên, hội chúng Phạm thiên và các vị
Phạm phụ thiên trẻ khiến họ chỉ có thể nghe giọng nói của Ngài mà
không thấy hình tướng; (3) rồi Ngài nhập vào tứ thiền (rūpāvacara-
kiriya), nền tảng của các thần thông; (4) khi Ngài đã ra khỏi tầng thiền
ấy, một quá trình các pháp thần thông xảy ra trong tâm Ngài, ngay khi
Ngài cảm thấy quá trình tâm ấy chỉ một lần thì thân của Đức Phật biến
mất, và không có vị Phạm thiên nào trông thấy Ngài. Để cho họ biết
rằng Ngài vẫn còn ở đó dù Ngài đã biến mất, Đức Phật bèn đọc lên
câu kệ này:

Bhavevāhaṃ bhayaṃ disvā, bhavañ ca bhavesinam


Bhavaṃ nābhivadiṃ kiñci, nandiñ ca upādiyiṃ
302 Đại Phật Sử - Tập 4

Này các vị Phạm thiên đã đến hội họp nơi đây! Vì Như Lai đã
thấy rõ bằng con mắt trí tuệ của Như Lai những mối nguy hiểm của
sanh, già, bệnh trong ba cõi hữu như dục (kāma), sắc (rūpa) và vô sắc
(arūpa), và sự sanh khởi bất tận của chúng sanh (như Baka Brahmā) là
những kẻ đã đi lạc đường trong sự tầm cầu Niết bàn của họ, vượt ra
ngoài sự hiện hữu; Như Lai không còn chấp thủ bất cứ cõi hữu nào là
thường tồn, vĩnh hằng, v.v… dưới năng lực của ái dục và tà kiến; Như
Lai hoàn toàn thoát khỏi mọi ái dục đối với hữu vì Như Lai đã đoạn
tận nó và cắt đứt nó bốn lần bởi lưỡi gươm trí tuệ của bốn đạo.”

Sự chứng đắc các tầng thánh của mười ngàn Phạm thiên

Trong câu kệ này, chữ ‘hữu’ (bhava) chỉ ‘Khổ đế’, chữ ‘hữu ái’
(bhava-taṇhā) chỉ ‘Tập đế - nguyên nhân của Khổ’, ‘ vô hữu ái’
(vibhava taṇhā) chỉ ‘Diệt đế.’ ‘Như Lai không còn chấp vào kiếp sống
- Nandiñ ca na upādiyiṃ’ chỉ ‘Đạo đế’.
Như vậy, Đức Phật đã giảng dạy chi tiết về Tứ Đế đến các vị
Phạm thiên theo đúng căn tánh của họ, dẫn dắt họ khai triển Tuệ quán
và kết thúc thời pháp của Ngài bằng đỉnh cao là Đạo Quả A-la-hán.
Vào lúc kết thúc thời pháp, các vị Phạm thiên nhờ chăm chú theo dõi
thời pháp nên đã khai triển được Tuệ quán ở các cấp bậc khác nhau.
Một số chứng đắc Quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala), một số
chứng đắc Quả thánh Nhất lai (sakadāgāmi-phala), một số chứng đắc
Quả thánh Bất lai (anāgāmi-phala), và một số chứng đắc Quả thánh
A-la-hán. Các vị Phạm thiên hoan hỷ, kinh ngạc và tán thán Đức Phật.
Cho nên trong bài kinh có đoạn:
“Này các tỳ khưu! Khi ấy Phạm thiên, tùy tùng và Phạm phụ
thiên kinh ngạc, nói rằng: ‘Này các bạn! Thật kỳ diệu thay oai lực vĩ
đại của Sa-môn Gotama. Chưa bao giờ chúng ta nhìn thấy hay nghe
một Sa-môn hay Bà-la-môn nào mà hùng mạnh như Sa-môn Gotama,
thái tử dòng Sakya và một vị ẩn sĩ của hoàng tộc Sakya (Thích Ca).
Quả thật vậy, Sa-môn Gotama có thể đoạn tận cội rễ của kiếp sống
Tỳ khưu Minh Huệ 303

(tức là vô minh và ái dục) từ những chúng sanh còn vui thích trong
kiếp sống, luyến ái kiếp sống và sanh lên trong kiếp sống.’ ”

Sự quấy phá của Ma vương

Khi ấy, Ma vương quán xét và tức giận: “Trong khi ta đang đi
chỗ này chỗ kia, thì Sa-môn Gotama đã giảng dạy cho mười ngàn vị
Phạm thiên và giải thoát họ ra khỏi quyền thống trị của ta.” Vị ấy
giận dữ đến nỗi vị ấy nhập vào một Phạm phụ thiên trẻ lần nữa.
(Ở đây, làm sao Ma vương biết được mười ngàn vị Phạm thiên
đã trở thành những bậc thánh (ariya)? Vị ấy biết điều này bằng sự suy
luận (nayaggāha hay anumāna). Vị ấy biết khi Đức Phật thuyết pháp
đến chúng sanh hữu duyên, Ngài chỉ ra những điều xấu của saṃsāra -
luân hồi và hạnh phúc của Niết Bàn để những chúng sanh lắng nghe
và hiểu rõ về Niết bàn; tất cả những thời pháp của Ngài có lợi ích và
hiệu nghiệm như binh khí Vajira của Sakka. Chư thiên và nhân loại
cùng an trú trong Chánh pháp của Ngài thì sẽ thoát khỏi luân hồi).
Sau khi nhập vào vị Phạm thiên trẻ, Ma vương nói lời quấy rối
Đức Phật, được nêu ra trong bài kinh như sau:
“Này các tỳ khưu! Bây giờ Ma vương nhập vào một vị Phạm phụ
thiên trẻ, nói với Như Lai rằng ‘Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Ngài biết Tứ
Diệu Đế chi tiết như vậy, nếu Ngài biết chúng sanh bằng Nhất thiết trí
của Ngài, xin đừng thuyết giảng giáo lý này với những đệ tử của Ngài.
Đừng thuyết giảng giáo lý này với những du sĩ và ẩn sĩ. Đừng thuyết
giảng đến những đệ tử của Ngài. Đừng thuyết giảng đến những du sĩ
và ẩn sĩ. Đừng làm cho các đệ tử của Ngài tham đắm. Đừng làm cho
các du sĩ và ẩn sĩ tham đắm.
Thưa Sa-môn Gotama! Có những vị Sa-môn và Bà-la-môn
sống trước Ngài và tự cho mình là những bậc A-la-hán hoặc tự cho
rằng đã tiêu diệt kẻ thù dưới dạng các phiền não, hoặc tự cho mình là
những bậc Chánh đẳng giác (Sammāsambuddho), những kẻ tự cho
rằng họ biết được tất cả các học thuyết. Họ truyền đạt giáo lý của họ
304 Đại Phật Sử - Tập 4

đến các đệ tử, các du sĩ và các ẩn sĩ của họ. Họ tham đắm chúng và
khi thân hoại mạng chung họ tái sanh vào khổ cảnh.
Thưa Sa-môn Gotama! Có những vị Sa-môn và Bà-la-môn sống
trước Ngài và tự cho mình là những bậc A-la-hán hoặc tự cho rằng đã
tiêu diệt kẻ thù dưới dạng các phiền não, hoặc tự cho mình là những
bậc Chánh đẳng giác (Sammāsambuddho), những kẻ tự cho rằng họ
biết được tất cả các học thuyết. Họ không truyền đạt giáo lý của họ
đến các đệ tử, các du sĩ và các ẩn sĩ của họ. Họ không tham đắm
chúng và khi thân hoại mạng chung họ tái sanh vào những cõi Phạm
thiên bậc cao.
Do đó, thưa Sa-môn Gotama! Tôi muốn nói với Ngài như vầy
‘Thưa Ngài! Tôi khuyên Ngài hãy sống an nhàn. Hãy sống không
phiền não. Thưa Ngài! Không thuyết pháp là tốt. Đừng giáo giới
những kẻ khác. Tôi muốn nói với Ngài như vậy.’
Này các tỳ khưu! Khi Ma vương nói như vậy, Như Lai bèn nói
với vị ấy như sau: ‘Này Ma vương! Như Lai biết ngươi. Ngươi nghĩ
rằng Như Lai không biết ngươi. Ngươi là Ma vương. Này Ma vương!
Ngươi nói như vậy không phải vì ngươi muốn Như Lai lợi ích mà
ngươi muốn Như Lai bị thất bại. Ngươi sợ rằng những ai thực hành
theo Giáo pháp của Như Lai sẽ vượt qua ba loại hữu nằm trong quyền
thống trị của ngươi.
Này Ma vương! Các vị Sa-môn và Bà-la-môn mà ngươi nói, đã
tự cho mình là bậc Chánh đẳng Chánh giác mà thực tế không phải là
chư Phật Chánh đẳng Chánh giác. Nhưng Như Lai thực sự tự cho
mình là Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác, Bậc tự mình biết tất cả.
Này Ma vương! Dù có thuyết pháp đến chúng đệ tử hay không,
Đức Phật cũng không có sự thương hay ghét. Đức Phật có đức tánh
tādi - bình thản. Tại sao?
Này Ma vương! Như cây dừa bị chặt đứt đọt, nó không thể phát
sanh đọt mới. Cũng vậy, Đức Phật đã đoạn trừ các lậu hoặc dẫn đến sự
sầu lo và thống khổ, về sau tạo ra sự tái sanh, sự già và sự chết. Đức
Phật ấy đã đoạn tận chúng. Đức Phật ấy đã làm cho chúng giống như
cây dừa đã bị bứng tận gốc. Đức Phật ấy đã làm cho chúng không thể
Tỳ khưu Minh Huệ 305

khởi sanh trở lại. Bởi vậy, đối với Đức Phật thì hoàn toàn không có
khả năng hồi sinh những lậu hoặc ấy.
Này Ma vương! Đức Phật đã đoạn tận các lậu hoặc dẫn đến
buồn lo và đau khổ, về sau gây ra sự tái sanh, sự già và sự chết. Vị ấy
đã chặt đứt các pháp ngủ ngầm của chúng (anusaya). Vị ấy đã làm cho
chúng giống như cây dừa đã bị bứng tận gốc rễ. Vị ấy đã làm cho
chúng không thể khởi sanh trở lại. Bởi vậy, đối với Đức Phật tuyệt đối
không có sự sống lại các lậu hoặc ấy.”
Như vậy, Đức Phật đã thuyết thời pháp này đến Ma vương (Māra)
khiến Ma vương câm lặng và truyền đạt kiến thức đặc biệt đến Phạm
thiên. Do đó, bài kinh này có tên là Brahmanimantika.

Kết thúc phần nhiếp hóa Phạm thiên Baka

*****************

Cūlasubhaddā và cha chồng Ugga


Câu chuyện về Cūlasubhaddā

Trong khi Đức Phật đang ngụ tại Jetavana trong kinh thành xinh
đẹp Sāvatthi. Ngài thuyết thời pháp bắt đầu bằng “Dūresanto
pakāsenti” liên quan đến người con gái Cūlasubhaddā của trưởng giả
Anāthapiṇḍika (Cấp-Cô-Độc). Chi tiết của bài pháp này như sau:
Ugga là một trưởng giả khác, cư dân của thành phố Ugga, là bạn
thời thơ ấu của trưởng giả Anāthapiṇḍika. Khi cùng học chung, họ hứa
với nhau rằng khi lớn lên và có con cái, người này có con gái sẽ gả
cho con trai của người kia.
Hai người bạn lớn lên và trở thành những đại trưởng giả trong
mỗi thành phố của họ. Một hôm, trưởng giả Ugga đi đến nhà của
trưởng giả Anāthapiṇḍika tại Sāvatthi cùng với năm trăm cỗ xe để
buôn bán. Trưởng giả Anāthapiṇḍika bèn gọi người con gái
Cūlasubhadda của ông ra và giao phận sự cho nàng khi nói rằng:
306 Đại Phật Sử - Tập 4

" Này con gái cưng! Vị trưởng giả Ugga là cha chồng tương lai
của con. Hãy làm tất cả những gì cần thiết đối với ông ta.”
“Thưa vâng!” Cūlasubhaddā đáp lại và kể từ ngày Ugga đến,
nàng đích thân sửa soạn và nấu món ăn. Nàng bày ra hoa, vật thơm,
dầu xức, v.v… Trong khi khách đang được mời ăn thì nàng lo sẵn
nước tắm và sau khi vị trưởng giả đã tắm xong, nàng đích thân lo liệu
tất cả những thứ cần thiết cho vị ấy với lòng tôn kính.
Khi quan sát đặc tánh một người vợ của nàng, trưởng giả Ugga
lấy làm hài lòng. Rồi một ngày nọ, khi đang nói chuyện thân mật với
trưởng giả Anāthapiṇḍika, vị ấy nhắc nhở người bạn rằng: “Này bạn!
Khi còn trẻ, chúng ta đã giao ước với nhau” và hỏi xin Cūlasubhaddā
cho con trai của mình. Nhưng trưởng giả Ugga là một tín đồ ngoại
đạo, thế nên, trưởng giả Anāthapiṇḍika không tự quyết định mà đem
vấn đề trình lên Đức Phật, và Ngài thấy những thiện nghiệp mà trưởng
giả Ugga đã làm trong quá khứ sẽ giúp ông ta chứng đắc Đạo quả
Nhập lưu nên Ngài tán đồng. Trưởng giả Anāthapiṇḍika bèn bàn với
vợ Puññalakkhana Devī và đồng ý với lời gạn hỏi của người bạn. Ông
định ngày và sửa soạn lễ cưới. Khi đưa Cūlasubhaddā về nhà chồng,
ông cho gọi con gái đến và cho nàng lời khuyên giống như những lời
khuyên mà người cha Dhanañcaga đã khuyên con, bà Visākhā.
“Này con gái! Một người con gái sống trong nhà của cha mẹ
chồng thì:
1. Không nên lấy lửa trong nhà đem ra ngoài (nghĩa là người ấy
không nên đem lỗi lầm của chồng và cha mẹ chồng đi nói với
những người hàng xóm).
2. Không nên đem lửa bên ngoài vào trong nhà (nghĩa là khi những
người hàng xóm nói xấu về cha mẹ chồng và chồng của nàng thì
nàng không nên nói lại với họ).
3. Chỉ cho đến những người trả lại (nghĩa là nàng chỉ nên cho
mượn đến những người mà khi đúng hẹn thì họ đem trả lại vật
đã mượn).
4. Không cho đến những người không trả lại (nghĩa là không cho
đến những người mà không trả lại vật đã mượn đúng hẹn).
Tỳ khưu Minh Huệ 307

5. Nên cho những người khác dù họ có trả lại hay không (nghĩa là
khi có người bà con quyến thuộc nghèo khổ đến nhà thì nàng
nên cho họ dù họ có đủ khả năng trả lại hay không).
6. Nên khéo ngồi (nghĩa là nàng nên đứng dậy trước khi thấy cha
mẹ chồng và chồng. Thật không phải lẽ nếu nàng vẫn ngồi trong
khi nên đứng lên).
7. Nên khéo ăn (nghĩa là nàng không nên ăn trước cha mẹ chồng và
chồng mà nên phục vụ họ trước và chỉ ăn sau khi chắc chắn rằng
họ đã ăn xong).
8. Nên khéo ngủ (nghĩa là nàng không nên đi ngủ trước cha mẹ
chồng và chồng. Nàng chỉ nên đi ngủ sau khi đã làm xong phận
sự của nàng đối với họ).
9. Nên tôn kính và hầu hạ ngọn lửa (nghĩa là nàng nên xem cha mẹ
chồng và chồng như khối lửa lớn hay như con rồng chúa có nọc
độc và nhìn họ với thái độ tôn kính. Nàng không nên nhìn họ
một cách bất kính như liếc nhìn hay cau mày).
10. Nên thờ cúng các devas (chư thiên) trong nhà (nghĩa là nàng
nên tỏ thái độ tôn kính cha mẹ chồng và chồng, xem họ như chư
thiên giữ địa vị thiêng liêng nhất trong nhà).
Đây là mười lời khuyên của trưởng giả Anāthapiṇḍika đến con
gái Cūlasubhaddā giống như những lời khuyên mà trưởng giả
Dhanañcaga đã căn dặn con gái của ông là tín nữ Visākhā. Ông ta
cũng gửi theo tám người trí là những người đứng ra bảo lãnh với
những lời dặn dò như sau: “Bất cứ khi nào nảy sinh vấn đề với đứa
con gái Cūlasubhaddā của ta thì các ngươi phải giải quyết theo đúng
pháp”.
Ngày nàng chuẩn bị về nhà chồng, trưởng giả cúng dường vật
thực dồi dào đến chúng Tăng có Đức Phật dẫn đầu. Sau đó ông ta cho
con gái lên đường về nhà trưởng giả Ugga với nghi lễ trọng đại cứ như
ông ta diễn bày quả phước huy hoàng về những việc phước mà nàng
Cūlasubhaddā đã làm trong những kiếp quá khứ.
Khi đến thành phố Ugga, nàng được tiếp đón bởi gia đình của
trưởng giả Ugga và những dân cư của thành phố. Giống như Visākhā,
308 Đại Phật Sử - Tập 4

nàng đi vào thành phố đứng trong chiếc xe của nàng, và khiến cho mọi
người có nhiều ấn tượng về sự rực rỡ của nàng. Nàng nhận lấy món
quà do dân chúng ban tặng, và để đáp lại nàng cũng tặng lại họ những
món quà thích hợp với địa vị đặc biệt của họ. Và như vậy, với trí tuệ,
nàng đã làm cho cả thành phố đều yêu mến nàng.
Khi trưởng giả Ugga tôn vinh những vị đạo sĩ lõa thể (acelakas)
vào những dịp lễ kiết tường trong nhà, ông ta cho gọi nàng đến vì ông
ta muốn nàng đến đảnh lễ những vị thầy của ông. Nhưng nàng từ chối
không đến vì nàng rất thẹn thùng khi thấy những ngoại đạo sư không
mặc quần áo.
Trưởng giả Ugga cho gọi nàng nhiều lần những nàng vẫn một
mực từ chối. Thế nên, trưởng giả nổi giận và truyền lệnh đuổi nàng ra
khỏi nhà. Nàng từ chối không nhận sự cư xử vô lý như vậy. Thay vào
đó nàng cho mời tám bậc trí là những người đỡ đầu cho nàng, và công
khai giải thích trường hợp của nàng. Họ quyết định rằng nàng không
có lỗi và báo lại cho trưởng giả.
Ông trưởng giả bèn nói với vợ của ông ta rằng Cūlasubhaddā
không tôn kính các vị thầy của ông ta mà còn nói họ không biết hỗ
thẹn. Người vợ của trưởng giả Ugga tự hỏi và muốn biết Sa-môn nào
là những vị thầy của nàng dâu mà cô đã ca ngợi hết mức. Vì thế, bà ta
cho gọi Cūlasubhaddā đến và hỏi nàng rằng:

Kīdisā samaṇā tuyhaṃ


bāḷhaṃ kho ne pasaṃsasi
Kim sīlā kim samācārā
taṃ me akkhāhi pucchitā.
Này con dâu Subhaddā của chúng ta! Những vị thầy và Sa-môn
của con có những đức tánh cao quý như thế nào? Phải chăng con đã
tán dương họ hết mức (Những vị thầy của con, Sa-môn Gotama và
những đệ tử của vị ấy)? Họ có những đức tánh đặc biệt nào? Họ cho
thấy những phẩm hạnh nào? Vì ta hỏi, hãy nói cho ta biết sự thật về
điều ấy.”
Tỳ khưu Minh Huệ 309

Khi ấy, Cūlasubhaddā, muốn nói với mẹ chồng của nàng về


những đức tánh của Đức Phật và những đệ tử của Ngài, bèn đọc lên
câu kệ sau:

(1) Santindriyā santamānasā


santam tesaṃ gataṃ ṭhitaṃ
Okkhittacakkhū mitabhānī
tādisā samaṇā mama.
(Thưa mẹ!) Những vị Sa-môn của con gồm có Đức Thế Tôn và
những đệ tử của Ngài. Trái ngược với hạnh kiểm hay thay đổi và
buông thả các vị thầy của người; những vị thầy của con có tâm thanh
tịnh, đã diệt hết tất cả phiền não. Do đó, những bước đi của họ giống
như hoa sen hay khi họ đứng với đôi chân vàng, rất thanh tịnh khiến
những người nhìn thấy được tăng trưởng niềm tịnh tín. Các Ngài có
đôi mắt nhìn xuống không xa quá một cái ách. Các Ngài nói chuyện từ
tốn, hợp thời và hợp nơi chốn. Đức Thế Tôn, bậc Đạo-Sư của con và
những vị đệ tử của Ngài có những đức tánh ấn tượng như vậy.

(2) Kāyakammaṃ sucī nesaṃ


vācākammaṃ anāvilaṃ
Mano-kammaṃ suvisuddham
tādisā samaṇā mama.
(Thưa mẹ!) Tất cả thân hạnh của bậc Đạo sư, Đức Thế Tôn và
những đệ tử của Ngài đều thanh tịnh, khẩu hạnh của các Ngài nhẹ
nhàng, không có ô nhiễm bất thiện, tất cả ý hạnh của các Ngài hoàn
toàn thoát khỏi những bợn nhơ của điều ác. Họ có những đức tánh ấn
tượng như vậy.

(3) Vimalā saṅkhamuttābhā


suddhā antarabāhirā
Puṇṇā, suddhehi dhammehi
tādisā samaṇā mama.
310 Đại Phật Sử - Tập 4

(Thưa mẹ!) Các Ngài (thầy của con, Đức Thế Tôn và những đệ
tử của Ngài) không có phiền não, trong sáng như vỏ sò hoặc vòng
ngọc trai. Các Ngài thanh tịnh cả bên trong lẫn bên ngoài, không có
chút bợn nhơ của tội lỗi. Các Ngài có đầy đủ ba pháp học thanh tịnh.
Các Ngài có đầy đủ những đức tánh ấn tượng như vậy.

(4) Lābhena unnato loko


alābbhena ca onato
Labhālābhena ekaṭṭhā
tādisā samanā mama.
(Thưa mẹ!) Trong thế gian này mọi người đều tự đắc khi họ đạt
được những thứ do sự cố gắng trong hiện tại (payoga-sampatti) và
những thiện nghiệp của họ trong quá khứ; họ buồn chán khi họ không
có gì do thiếu sự cố gắng trong hiện tại và bởi những ác nghiệp quá
khứ của họ.
Nhưng bậc Đạo-sư, Đức Thế Tôn và những đệ tử của Ngài
không bị ảnh hưởng bởi sự hoạch đắc và không hoạch đắc các thứ, mà
vẫn giữ sự an tịnh và bình thản. Các Ngài có những đức tánh ấn tượng
như vậy.

(5) Yasena unnato loko


ayasena ca onato
Yasāyasena ekaṭṭhā
tādisā samaṇā mama.
(Thưa mẹ!) Trong thế gian này người ta luôn tự đắc khi được nổi
tiếng và có nhiều tùy tùng do có sự cố gắng trong hiện tại và những
thiện nghiệp trong quá khứ. Họ trở nên buồn chán khi họ mất danh và
không tùy tùng do thiếu sự cố gắng trong hiện tại và bởi những ác
nghiệp quá khứ. Nhưng bậc Đạo-sư của con, Đức Thế Tôn và những
đệ tử của Ngài không bị ảnh hưởng bởi việc được danh hay mất danh
và chỉ có ít tùy tùng nhưng vẫn giữ an tịnh và bình thản. Các Ngài có
những đức tánh ấn tượng như vậy.
Tỳ khưu Minh Huệ 311

(6) Pasaṃsāya unnato loko


nindāyā’pi ca onato
Samā nindāpasaṃsāsu
tādisā samaṇā mama.
(Thưa mẹ!) Trong thế gian này người ta trở nên dương dương
tự đắc khi được khen ngợi có sự cố gắng trong hiện tại và những thiện
nghiệp trong quá khứ. Họ trở nên buồn chán khi họ bị chê bai do thiếu
sự cố gắng trong hiện tại và bởi những ác nghiệp quá khứ của họ.
Nhưng bậc Đạo-sư của con, Đức Thế Tôn và những đệ tử của Ngài
không bị ảnh hưởng bởi sự khen ngợi hay chê bai mà vẫn giữ an tịnh
và bình thản. Các Ngài có những đức tánh ấn tượng như vậy.

(7) Sukhena unnāto loko


dukkhenā’pi ca onato
Akampā sukhadukkhesu
tādisā samaṇā mama.
(Thưa mẹ!) Trong thế gian này người ta trở nên dương dương tự
đắc khi được khen an lạc do có sự cố gắng trong hiện tại và những
thiện nghiệp trong quá khứ. Họ trở nên buồn chán khi họ bị nghèo
túng do thiếu sự cố gắng trong hiện tại và bởi những ác nghiệp quá
khứ của họ. Nhưng bậc Đạo sư của con, Đức Thế Tôn và những đệ tử
của Ngài không bị ảnh hưởng bởi sự an lạc hay đau khổ mà vẫn giữ an
tịnh và bình thản. Các Ngài có những đức tánh ấn tượng như vậy.
Như vậy, Cūlasubhaddā, một nàng dâu có trí đã làm hài lòng mẹ
chồng của nàng bằng sự tán dương Đức Phật và chư đệ tử của Ngài.
Người mẹ chồng của nàng hỏi rằng liệu nàng có thể chỉ cho bà thấy
bậc Đạo sư, Đức Phật và chư đệ tử của Ngài? Cūlasubhaddā nói rằng
nàng có thể. Rồi mẹ chồng của nàng bảo nàng hãy sắp xếp để họ có
thể diện kiến được đạo sư của nàng và tất cả.
Sau khi hứa như vậy, Cūlasubhaddā sửa soạn lễ vật to lớn dành
cho Đức Phật và chư Tăng ở tầng thượng của lâu đài, quay mặt về
hướng tịnh xá Jetavana, nàng đảnh lễ Đức Phật và niệm tưởng những
312 Đại Phật Sử - Tập 4

ân đức của Ngài. Rồi sau khi tôn vinh Đức Phật bằng những hoa thơm
và các loại nước hoa, Cūlasubhaddā phát nguyện rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Xin thỉnh chúng Tăng có Ngài dẫn đầu đến
chứng minh những việc thiện của con tại nhà của con. Cầu xin Đức
Thế Tôn, bậc Thiên Nhân Sư biết rõ lời thỉnh cầu của con qua những
bông hoa lài này mà con đang gửi đi.”
Sau khi đã phát nguyện lời thỉnh cầu như vậy, nàng tung vào
không trung tám nắm hoa lài. Giống như những con bướm nhỏ những
bông hoa di chuyển trong không trung và trở thành cái lọng ở bên trên
Đức Phật trong khi Ngài đang thuyết pháp giữa bốn hội chúng trong
tịnh xá Jetavana.
Lúc bấy giờ, trưởng giả Anāthapiṇḍika sau khi đã nghe pháp
xong, ông ta thỉnh Đức Phật đến nhà thọ trai vào ngày hôm sau. Đức
Phật đáp lại rằng Ngài đã nhận lời mời thọ lãnh sự cúng dường vật
thực của một thí chủ khác rồi. Ông trưởng giả nói rằng: "Không có ai
đến trước con để thỉnh Đức Thế Tôn. Vậy Ngài đã nhận sự cúng
dường vật thực của ai?” Đức Phật đáp lại rằng Ngài đã nhận được lời
mời bởi Cūlasubhaddā. Trưởng giả bạch rằng: “Nhưng, bạch Đức Thế
Tôn! Con gái của con hiện đang sống tại nhà Ugga, cách kinh thành
Sāvatthi này đến một trăm hai mươi do tuần?”
Đức Phật đáp lại: “Ông nói đúng, này ông trưởng giả! Những
người thiện đã hiển lộ tựa như họ đang đứng trước mặt Như Lai cho
dù họ đang sống ở một nơi cách xa nhiều do tuần.”.
Sau đó Đức Phật tuyên kệ như sau:

Dūre santo pakāsenti


himavaṇto‘va pabbato
Asantettha na dissanti
rattiṃ khittā yathā sarā.
Này trưởng giả Anāthapiṇḍika, thí chủ của Jetavana ! Dù những
người có tâm trong sạch và những người làm các việc thiện, có thể
sống ở cách xa nhiều do tuần, nhưng tự chính họ hiện rõ trước thắng
trí của Như Lai như rừng núi Himavanta vậy. Những tỳ khưu và cư sĩ
Tỳ khưu Minh Huệ 313

ngu dốt sống gần Như Lai, họ không bao giờ hiển hiện trong tâm trí
của Như Lai như những cây tên bắn vào không gian tối tăm có bốn
đặc tánh: nửa đêm, đêm không trăng, giữa rừng sâu và bầu trời dày
đặc mây đen.
Vào lúc kết thúc bài pháp ấy, nhiều chúng sanh chứng đắc quả
thánh Nhập lưu.

Đức Phật đến thành phố Ugga

Khi biết rằng Đức Phật đã nhận lời mời của nàng Cūlasubhaddā,
Sakka bèn bảo vị thiên Visukamma tạo dựng năm trăm chiếc xe bay
có tháp nhỏ để đưa Đức Phật và chư Tăng đến Ugga vào sáng hôm
sau. Ngày hôm sau, Visukamma đứng trước cổng tịnh xá Kỳ viên sau
khi đã tạo ra năm trăm chiếc xe bay.
Đức Phật thực hiện chuyến đi gồm năm trăm vị A-la-hán được
tuyển chọn làm tùy tùng của Ngài, và mỗi vị ngồi trong một chiếc xe
đi đến thành phố Ugga xuyên qua hư không.
Theo sự chỉ dẫn của nàng dâu trí tuệ Cūlasubhaddā, trưởng giả
Ugga và tùy tùng của ông nhìn thấy Đức Phật đi đến. Lòng đầy tịnh
tín, ông ta đón và tôn vinh Đức Phật bằng những bông hoa, các loại
vật thơm, v.v… Sau khi đã thực hiện sự cúng dường vật thực, ông ta
thỉnh mời Đức Phật và tổ chức lễ cúng dường vật thực liên tục trong
bảy ngày.

Sự giải thoát của trưởng giả Ugga và tám mươi bốn ngàn
chúng sanh

Đức Phật thuyết pháp phù hợp với căn tánh của trưởng giả Ugga.
Kết quả, là hai vợ chồng trưởng giả và tám mươi bốn ngàn chúng sanh
giác ngộ Tứ Diệu Đế và thành đạt giải thoát .
Để ân sủng đến Cūlasubhaddā, Đức Phật bảo Ngài Anuruddha ở
lại Ugga và Ngài trở về Sāvatthi. Từ ngày hôm ấy trở đi thành phố
Ugga trở thành trung tâm vĩ đại của đức tin và là một thành phố đầy
314 Đại Phật Sử - Tập 4

tịnh tín đối với Tam Bảo (Pakiṇṇaka vagga, Chú giải Dhammapada,
Vol II)

Đức Phật thuyết pháp đến vị Bà-la-môn tà kiến


Câu chuyện về một Bà-la-môn nọ

Một thuở nọ, trong khi đang ngụ tại tịnh xá Jetavana tại Sāvatthi,
Đức Phật thuyết pháp bắt đầu bằng “Taṇhāya jāyatī soko”, v.v… liên
quan đến một vị Bà-la-môn nọ. Câu chuyện chi tiết như sau:
Một hôm nọ, một Bà-la-môn, cư dân trong thành Sāvatthi, là
người chấp theo tà kiến, ông ta đang đi phát một mảnh ruộng nọ ở gần
con sông Aciravati. Đức Phật biết rằng ông ta đã làm một việc phước
thiện trong kiếp quá khứ mà có thể giúp ông ta chứng đắc Đạo quả. Vị
Bà-la-môn trông thấy Đức Phật, nhưng vì ông ta chấp theo tà kiến nên
ông ta không đảnh lễ Đức Phật, chỉ làm thinh mà chẳng nói một lời.
Đức Phật mở đầu với câu chuyện với ông Bà-la-môn rằng: “Này ông
Bà-la-môn! Ông đang làm gì đó?” Ông Bà-la-môn đáp lại: “Thưa Sa-
môn Gotama! Tôi đang dọn sạch mảnh ruộng.” Chỉ có một vài lời như
thế trong ngày đầu tiên, rồi Đức Phật bỏ đi.
Ngày hôm sau cũng vậy, Đức Phật đi đến ông Bà-la-môn và hỏi
ông đang làm gì. Ông Bà-la-môn đáp rằng ông đang cày ruộng. Sau
khi nghe câu trả lời này Đức Phật bỏ đi.
Những ngày hôm sau và những ngày tiếp theo Đức Phật hỏi ông
Bà-la-môn đang làm gì và ông ta đáp lại rằng ông ta đang gieo hạt,
đang cấy mạ, đang làm cỏ, hoặc đang chăm sóc thửa ruộng. Đức Phật
nghe những câu trả lời của ông Bà-la-môn rồi bỏ đi.
Bằng cách này, do nhiều lần gặp gỡ Đức Phật, ông Bà-la-môn
bắt đấu thấy yêu thích và tôn kính Đức Phật. Vì muốn kết bạn với Đức
Phật, ông ta bèn nói rằng: "Ngài Gotama ơi, vì Ngài thường đến thăm
tôi kể từ ngày tôi phát dọn thửa ruộng. Nếu được mùa tôi sẽ chia phần
cho Ngài. Tôi sẽ không hưởng hết một mình mà không chia phần cho
Ngài. Từ hôm nay Ngài trở thành bạn tốt của tôi rồi đó.”
Tỳ khưu Minh Huệ 315

Rồi đến một ngày nọ lúa trên thửa ruộng đã chín, ông Bà-la-môn
quyết định sẽ cho người đến gặt vào ngày hôm sau. Nhưng trong khi
ông ta đang sửa soạn cho vụ thu hoạch thì một trận mưa lớn đổ xuống
lúc ban đêm và cuốn đi tất cả hoa màu. Thế nên, toàn thể thửa ruộng
giờ trở nên trơ trọi giống như đã được gặt hái xong.
Từ ngày viếng thăm ông đầu tiên, Đức Phật đã thấy trước rằng
vụ mùa sẽ thất bát. Nhưng nếu Ngài bắt đầu viếng thăm ông Bà-la-
môn sau khi vụ mùa bị mất thì thời pháp của Ngài sẽ đi vào lỗ tai bị
điếc. Do đó, Ngài đã viếng thăm ông từ ngày ông bắt đầu sửa soạn
thửa ruộng. Bằng cách này, Đức Phật hi vọng sẽ có được sự tin cậy và
sự thân ái của ông Bà-la-môn, nhờ vào đó khiến ông ta chịu nghe thời
pháp vào ngày vụ mùa bị cuốn trôi.
Vào lúc sáng sớm, ông Bà-la-môn đi xem thửa ruộng của mình
thì thấy thửa ruộng của ông đã bị mất trắng, ông ta vô cùng sầu khổ.
“Sa-môn Gotama đã viếng thăm ta kể từ ngày ta phát dọn thửa
ruộng. Ta đã hứa với vị ấy là sẽ chia cho vị ấy một phần của vụ mùa
sau khi thu hoạch, rằng ta sẽ không hưởng hết một mình mà không có
vị ấy và vị ấy đã thành người bạn của ta. Giờ đây mong ước của ta
không thành tựu.”
Nghĩ vậy, ông ta quay về nhà, nằm dài trên giường và không ăn
uống gì.
Rồi Đức Phật đi đến nhà ông Bà-la-môn. Khi nghe tin Đức Phật
đến, ông bèn bảo mọi người trong nhà hãy đưa người bạn của ông ta
vào bên trong và mời ngồi. Họ đã làm đúng như những lời chỉ bảo của
ông ta. Đức Phật ngồi vào chỗ ngồi và hỏi ông Bà-la-môn đang ở đâu.
Họ trả lời rằng ông ta đang nằm trên một chiếc giường trong phòng.
Nhân đó, Ngài bảo họ đưa ông Bà-la-môn ra. Ông Bà-la-môn đến và
ngồi một nơi thích hợp. Rồi Ngài hỏi ông Bà-la-môn đang gặp phải
chuyện gì.
Ông Bà-la-môn nói rằng: " Ngài Gotama ơi! Ngài đã viếng thăm
tôi kể từ khi tôi sửa soạn mảnh ruộng, tôi đã hứa là sẽ chia cho Ngài
một phần của vụ mùa thu hoạch được. Nhưng bây giờ ước muốn của
316 Đại Phật Sử - Tập 4

tôi không thành tựu và tôi rất sầu khổ. Và bây giờ tôi không muốn ăn
uống gì cả.”
Khi ấy, Đức Phật nói rằng: “Này Bà-la-môn! Ông có biết tại sao
phiền não khởi sanh trong ông không?” Ông Bà-la-môn nói rằng: "Tôi
không biết, thưa Ngài Gotama!” Đức Phật đáp lại rằng: “Như Lai biết,
này Bà-la-môn! Sầu khổ và sợ hãi sanh khởi từ ái dục”. Rồi Đức Phật
tuyên thuyết kệ ngôn sau đây:

Taṇhāya jāyati soko


taṇhāya jāyatī bhayaṃ
Taṇhāya vippamuttassa
natthi soko kuto bhayaṃ.
Này ông Bà-la-môn! Sầu khổ sanh khởi từ luyến ái. Sợ hãi sanh
khởi từ luyến ái. Người đã hết luyến ái sẽ không còn chút sầu khổ do
giác ngộ Đạo quả A-la-hán. Làm sao sợ hãi có thể khởi sanh trong
người ấy bởi vì người ấy đã đoạn tận nó vào lúc chứng đắc anāgāmi -
magga?”
Vào lúc kết thúc thời pháp, ông Bà-la-môn chứng đắc Thánh quả
Nhập lưu (Chú giải Dhammapada).

Câu chuyện về Trưởng lão Candābha

Khi đang ngụ ở Jetavana, kinh thành Sāvatthi, Đức Phật thuyết
giảng kệ ngôn bắt đầu bằng “Candaṃva vimalaṃ suddhaṃ”, v.v…
liên quan đến Trưởng lão Candābha. Câu chuyện chi tiết như sau:

Những thiện nghiệp quá khứ của Trưởng lão Candābha

Thuở xưa có một thương nhân ở Vārānasī đi đến vùng biên giới
để lấy gỗ chiên đàn. Bởi vậy ông ta đem nhiều y phục và vật trang sức
đi đến vùng biên giới. Nơi đó, ông ta cắm trại ở gần cổng làng và hỏi
những người chăn bò: “Này các cậu! Có ai làm việc dưới chân đồi
không?” Những người chăn bò nói: “Dạ có!” Ông ta lại hỏi: “Người
Tỳ khưu Minh Huệ 317

ấy tên gì?” Khi những người chăn bò trả lời tên của người đàn ông
kia, thì ông ta cũng hỏi tên vợ và các con của người đàn ông kia. Khi
chúng nói ra tên của những người ấy, ông ta hỏi thêm về chỗ ở của
người đàn ông. Những người chăn bò trả lời một cách thành thật.
Theo sự chỉ dẫn của những người chăn bò, vị thương nhân bèn đi
trên một chiếc xe kéo đến nhà của người thợ rừng. Ông ta bước
xuống, đi vào nhà và gọi tên của người vợ chủ nhà. Nghĩ rằng vị
khách là một trong những quyến thuộc của họ, người đàn bà vội vã ra
mời ông ngồi. Vị thương nhân ngồi xuồng và sau khi nói ra tên người
chồng của bà vợ nhà. Ông ta bèn hỏi: “Vậy bạn của tôi ở đâu?” Bà ta
đáp: “Thưa, người bạn của ông đã đi vào rừng rồi.” Rồi ông ta hỏi về
các con của bà ta. Khi kể ra tên của chúng và gọi chúng là ‘con trai’
và ‘con gái’. Rồi vị thương nhân cho bà các y phục và những vật trang
sức làm quà tặng dành cho chồng và các con của bà ta. Người vợ chủ
nhà tiếp đãi vị thương nhân bằng những vật thực thượng vị rất hậu hỉ.
Khi người chồng trở về, bà bèn kể lại chuyện người khách đã hỏi thăm
các con và đã tặng những món quà cho cả gia đình. Người thợ rừng
trở nên thân thiết với vị thương nhân và tiếp đãi vị ấy một cách chu
đáo.
Một buổi chiều

Một buổi chiều, vị thương nhân khi đang ngồi trên chiếc giường,
hỏi người thợ rừng: “Này bạn! Những vật nào bạn tìm thấy nhiều ở
dưới chân đồi trong khi bạn đi rảo quanh nơi đó?” Người thợ rừng trả
lời: “Tôi không thấy gì đặc biệt ngoài những cây có nhánh đỏ.” Người
thương nhân hỏi rằng anh ta thấy những cây như vậy có nhiều không
và người thợ rừng quả quyết rằng chúng có rất nhiều. “Nếu vậy bạn
hãy chỉ cho tôi xem những cây ấy.” Vị thương nhân theo người thợ
rừng đi vào rừng, đốn hạ những cây gỗ đàn hương và trở về với năm
trăm cỗ xe gỗ đàn hương. Vị thương nhân cho người thợ rừng địa chỉ
và nói rằng: "Tôi muốn bạn đến chỗ ở của tôi. Bạn luôn luôn được tiếp
đón. Khi bạn đến, tôi muốn bạn chỉ đem theo chỉ những cây này mà
thôi. Tôi không muốn quà tặng nào khác ngoài những cây nhánh đỏ.”
318 Đại Phật Sử - Tập 4

Sau khi nói lời thân thiết như vậy, người thương nhân lên đường trở
về Vārāṇasī.
Theo đúng chỉ dẫn của vị thương nhân, người thợ rừng chỉ mang
theo gỗ đàn hương mỗi khi đến thăm vị thương nhân. Người thương
nhân tri ân lòng tốt của người thợ rừng và cho anh ta nhiều vàng bạc.

Cúng dường bột Chiên đàn đến bảo tháp Xá lợi

Vào một dịp nọ, khi Đức Phật Kassapa viên tịch đại Niết bàn và
đại bảo tháp thờ Xá lợi được xây dựng, người thợ rừng đến thăm
người bạn thương nhân ở Vārāṇasī mang theo nhiều gổ đàn hương.
Người thương nhân cho người đem xay gỗ ấy thành bột, đổ vào đầy
một bát rồi nói với người bạn rằng: “Này bạn! Chúng ta hãy đi đến đại
bảo tháp trước khi bữa ăn được dọn sẵn. Chúng ta sẽ cúng dường bảo
tháp rồi trở về.” Khi nói vậy, ông ta dẫn người bạn đi đến bảo tháp và
cúng dường bột đàn hương đến Xá lợi. Người thợ rừng, bạn của ông ta
cũng vậy, cũng cúng dường đại bảo tháp bằng cách lấy bột đàn hương
làm thành hình mặt trăng ở trên một phần hình quả chuông của bảo
tháp.
(Người thợ rừng này là trưởng lão Candābha tương lai. Hành
động cúng dường này là việc phước duy nhất trong quá khứ của vị ấy
mà nhờ đó giúp vị ấy chứng đắc Đạo Quả).

Bà la môn Candābha

Vào lúc mạng chung, người thợ rừng tái sanh vào cõi chư thiên
và sau khi trải qua thời gian dài giữa hai vị Phật; vị ấy tái sanh vào
một gia đình Bà-la-môn giàu có ở Rājagaha trong thời kỳ của Đức
Phật Gotama. Từ cái rốn của chàng trai Bà-la-môn có phát ra ánh sáng
rực rỡ giống như ánh sáng của mặt trăng. Bởi vậy bạn bè và quyến
thuộc gọi cậu ta là Candābha (Bậc thầy về ánh sáng của mặt trăng).
Tỳ khưu Minh Huệ 319

(Việc tỏa sáng như ánh sáng trăng rằm là quả của thiện nghiệp
cúng dường bảo tháp Đức Phật Kassapa với hình mặt trăng bằng bột
gỗ chiên đàn).
Các vị Bà-la-môn quyết định dẫn cậu bé đi đến chỗ này chỗ nọ
và gạt mọi người để kiếm tiền. Họ để cậu bé ngồi trong một chiếc xe
và đi khắp xứ Jambudīpa, rêu rao rằng những ai dùng tay sờ vào thân
của cậu bé thì sẽ được nhiều của cải. Chỉ những ai bỏ ra một trăm
hoặc một ngàn đồng tiền vàng mới được phép sờ vào cậu bé.
Trong chuyến đi, các Bà-la-môn đi đến thành Sāvatthi và trú ngụ
một nơi nằm giữa thành phố và tịnh xá Kỳ viên. Vào buổi sáng, có
năm vạn quý tộc, có giới đức bố thí vật thực và vào buổi chiều họ đến
tịnh xá Jetavana mang theo tràng hoa, vật thơm, y phục, thuốc chữa
bệnh, v.v… để nghe pháp.
Khi thấy họ, các Bà-la-môn hỏi họ đang đi đâu. “Chúng tôi đi
nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp,” những người quý tộc giới đức trả lời.
Khi ấy, các Bà-la-môn nói rằng: " Hãy đến đây, này các bạn! Đi đến
Đức Thế Tôn có lợi ích gì. Không có uy lực nào bằng uy lực của Bà-
la-môn Candābha của chúng tôi. Chắc chắn, những ai sờ vào thân của
vị ấy sẽ có được những lợi ích như thế như thế. Hãy đến và xem
Candābha.”
Candābha được đưa đến tịnh xá

Những người thiện nói rằng: "Bà-la-môn Candābha sở hữu loại


năng lực nào? Đức Thế Tôn, Đạo sư của chúng tôi là bậc uy lực nhất
trong thế gian.” Vì không thể đưa ra kết luận, cuối cùng họ thỏa thuận
với nhau là đến tịnh xá để xem năng lực của Đức Thế Tôn và của Bà-
la-môn. Thế nên, họ đi đến tịnh xá dẫn theo Bà-la-môn Candābha.

Sự xuất gia của Candābha

Ngay khi Bà-la-môn Candābha đến gần Đức Phật, Ngài quyết
định làm cho ánh sáng từ rốn của vị ấy biến mất. Vị Bà-la-môn này
thành như con quạ ở trong giỏ than. Khi được dẫn đi khỏi Đức Phật thì
320 Đại Phật Sử - Tập 4

ánh sáng từ rốn của vị ấy xuất hiện trở lại và khi vị ấy được dẫn trở
lại diện kiến Đức Phật thì ánh sáng biến mất như trước. Điều này xảy
ra ba lần, và Candābha tự hỏi hiện có phải Đức Phật biết câu chú
(mantra) có thể tiêu diệt ánh sáng và do đó vị ấy hỏi Đức Phật.
Đức Phật nói rằng: "Vâng, Như Lai biết.” Bà-la-môn thỉnh cầu:
“Nếu vậy, xin hãy dạy cho tôi câu chú ấy.” Đức Phật đáp lại rằng Ngài
không dạy cho bất cứ ai mà không phải là tỳ khưu. Rồi Bà-la-môn nói
với các bạn của vị ấy rằng: “Tôi sẽ trở thành người vĩ đại nhất trong
xứ Jambudīpa sau khi học được mantra này. Các bạn hãy về chỗ ngụ
của các bạn mà đợi tôi. Tôi sẽ học mantra chỉ trong hai hoặc ba ngày
sau khi xuất gia.” Sau khi động viên các bạn, vị ấy trở lại với Đức
Phật và xin phép được xuất gia và trở thành tỳ khưu.

Candābha chứng đắc Đạo Quả A-la-hán

Rồi Đức Phật dạy cho Candābha phép quán về 32 thể trược
(Dvattimsakara kammatthana). Trưởng lão hỏi Đức Phật tóc, lông,
móng, v.v… hàm ý gì. Đức Phật trả lời rằng: “Pháp quán ấy là pháp
chuẩn bị (pari-kamma) cho việc học mantra mà ngươi cần tụng nó.”
Thỉnh thoảng có vị Bà-la-môn đến hỏi vị ấy đã học mantra xong
chưa. Trưởng lão trả lời là chưa học xong, còn đang tụng niệm pháp
chuẩn bị. Bằng cách này, qua phép quán 32 thể trược của thân, trưởng
lão Candābha phát triển định rồi tu tập Tuệ quán (Vipassanā) và trong
vòng hai hoặc ba ngày thì trưởng lão chứng đắc Đạo Quả A-la-hán.
Khi các Bà-la-môn đến và dò hỏi trưởng lão, trưởng lão trả lời họ một
cách rõ ràng và dứt khoát rằng: “Hãy đi đi, bây giờ tôi không trở lại
cuộc sống thế tục.”
Khi nghe những lời của trưởng lão, các vị tỳ khưu trình vấn đề đến
Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Vị tỳ khưu Candābha này đã lầm lạc
cho mình là bậc A-la-hán.” Đức Phật bèn nói rằng: " Này các tỳ khưu!
Bây giờ Candābha, con trai của Như Lai là bậc A-la-hán với các lậu
hoặc (āsava) đã đoạn tận. Vị ấy chỉ nói đúng sự thật.” Rồi Đức Phật
tuyên kệ sau đây:
Tỳ khưu Minh Huệ 321

Candam va vimalaṁ suddha ; vipassannam anāvilaṃ


Nandībhava-parikkhīṇaṁ, taṃ ahaṃ brūmi Brāhmaṇaṁ.
Này các tỳ khưu! Bậc A-la-hán đã thoát khỏi pháp bất tịnh là
năm dục lạc, không tỳ vết và trong sáng như mặt trăng trong bầu trời,
đã thoát khỏi tất cả phiền não và ái dục đối với ba cõi hữu. Bậc A-la-
hán như vậy được gọi là vị Bà-la-môn chân thật.
Lúc kết thúc thời pháp, nhiều người chứng đắc đạo quả Nhập lưu,
v. v… (Chú giải Brāhmaṇa Dhammapada)

Ma vương dụ dỗ Đức Phật


Câu chuyện Ma vương

Đức Phật thuyết pháp bắt đầu bằng “Atthamhi sukhāsahāyā” liên
quan đến Ma vương, kẻ đến khuyến dụ Ngài nên làm vua. Câu chuyện
chi tiết như sau:
Một thuở nọ, Đức Phật đang ngụ tại một ẩn xá nhỏ trong rừng,
trên sườn đồi của dãy núi Himalayas, nước Kosala. Lúc bấy giờ, các
vị vua vẫn áp đặt sự cai trị của họ bằng cách cưỡng ép dân chúng. Đức
Phật trông thấy dân chúng trong các nước của các bạo chúa bị ngược
đãi qua nhiều loại thuế và hình pháp phi pháp. Đầy lòng bi mẫn, Đức
Phật tự hỏi liệu có thể nào một người trở thành minh quân, một nhà
cai trị tốt mà không cần tự mình giết hoặc bảo kẻ khác giết, không tự
mình hoặc bảo kẻ khác đem lại sự thiệt hại hay mất mát đối với tài
sản của dân chúng, và không tự mình hoặc bảo kẻ khác làm cho dân
chúng phải sầu khổ.
Ma vương biết những ý nghĩ ấy đang diễn ra trong tâm của Đức
Phật, nghĩ rằng: “Bây giờ Sa-môn Gotama đang suy xét những khả
năng để trở thành một nhà cai trị. Có lẽ bây giờ vị ấy muốn làm vua.
Vương quyền là nguyên nhân của sự dể duôi. Nếu Sa-môn Gotama trở
thành một vị vua thì ta sẽ có cơ hội để quấy nhiễu vị ấy. Bây giờ ta sẽ
đi và khiến Sa-môn Gotama lên làm vua”. Khi nghĩ vậy, vị ấy đi đến
Đức Phật và nói: "Thưa Đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy lên làm vua. Xin
322 Đại Phật Sử - Tập 4

Đức Thế Tôn, bậc nói ra những thiện ngôn hãy trở thành một minh
quân, là kẻ không tự mình hoặc bảo kẻ khác giết, không tự mình hoặc
bảo kẻ khác đem lại sự thiệt hại hoặc mất mát cho tài sản của dân
chúng, và không tự mình hoặc bảo kẻ khác làm cho dân chúng phải
sầu khổ.”
Ma vương đã dụ dỗ Đức Phật như vậy. Đức Phật bèn nói rằng: "
Này Ác ma! Ngươi nhìn thấy gì trong Như Lai mà nói với Ta như
vậy?” Ma vương đáp lại: “Đức Thế Tôn đã tu tập viên mãn bốn pháp
Tứ thần túc. Nếu tâm của Ngài có ý muốn biến dãy Himalaya thành
vàng, thì nó chắc chắn sẽ trở thành khối vàng. Nếu Ngài làm một vị
vua đúng pháp thì tôi sẽ ủng hộ Ngài trong mọi vấn đề mà cần đến
vàng bạc.”
Rồi Đức Thế Tôn tuyên kệ sau đây:

Pabbatassa suvaṇṇassa
jātarūpassa kevalo
Dvittāva nālam ekassa
iti vidvā samaṃ care.
Có thể có một ngọn núi lớn bằng vàng ròng, không lẫn lộn đồng,
sắt, chì hay những thứ khác. Nói gì đến một núi vàng như vậy, cho dù
có một núi vàng cao gấp đôi dãy Himalayas cũng không làm thỏa mãn
khát vọng của con người. Bậc trí hiểu được bản chất của ái dục như
vậy nên chuyên cần và tinh tấn thực hành mười pháp thiện về thân,
khẩu và ý.

Yo dukkham adakkhi yato nidānaṃ


kāmesu so jantu kathaṃ nameyya
upadhiṃ viditvā saṅgoti loke
tass’eva jantu vinayāya sikkhe.
Nếu một người biết rõ rằng các đau khổ có nguồn gốc trong năm
loại vật dục, tại sao người ấy còn muốn nhìn thấy điều gì tốt đẹp trong
chúng? Trong thế gian này, một người thấy rõ dục lạc là bản chất
(upadhi) của kiếp sống gắn liền với tham, sân, si, mạn, tà kiến thì nên
Tỳ khưu Minh Huệ 323

chuyên tâm thực hành ba pháp học (Giới, Định, Tuệ) để vượt qua
tham dục.
Sau khi làm kinh hoàng Ma vương bằng những câu kệ này, Đức
Phật nói rằng: " Này Ác ma! Giáo thuyết của ngươi theo một hướng,
trong khi giáo thuyết của Như Lai theo hướng khác (ngươi dạy phải
phấn đấu chiếm hữu vật dục và các khoái lạc, trong khi Như Lai nhấn
mạnh sự cần thiết phải đoạn trừ chúng). Chắc chắn, không có cách nào
để bàn luận về giáo lý với ngươi. Như Lai giảng dạy như sau.” Rồi
Đức Phật tuyên thuyết những câu kệ sau:

(1) Atthami jātamhi sukhā sahāyā


tutthi sukhā yā itarītarena
Puñña sukhaṃ jīvitasaṅkhayamhi
sabbassa dukkhassa sukhaṃ pahānaṃ.
(Trong thế gian này), khi có một loại hiểu biết nào đó thì (a) bạn
bè là nguồn gốc của hạnh phúc, (b) tri túc là nguồn gốc của hạnh
phúc, (c) khi một người đang lâm chung thì thiện nghiệp là nguồn gốc
của hạnh phúc, (d) Đạo Quả A-la-hán, sự đoạn tận toàn thể đau khổ
của vòng luân hồi là nguồn gốc của hạnh phúc. (Câu kệ này kể ra bốn
nguyên nhân của hạnh phúc).

(2) Sukhā matteyyatā loke


atho pettayyatā sukhā
Sukhā sāmaññatā loke
atho Brāhmaññata sukhā.
Trong thế gian này, (a) sự phụng dưỡng mẹ là nguồn gốc của
hạnh phúc, (a) sự phụng dưỡng cha cũng vậy, (c) cúng dường, bố thí
đến các bậc Sa-môn là nguồn gốc của hạnh phúc. Hơn nữa, (d) hoan
hỷ cúng dường đến chư Phật, chư Phật Độc Giác và chư Thinh văn đệ
tử của Đức Phật là nguồn gốc của hạnh phúc. (Câu kệ này cho thấy
bốn nguồn gốc của hạnh phúc).

(3) Sukhaṃ yāva jarā sīlaṃ


324 Đại Phật Sử - Tập 4

sukhaṃ saddhā paṭiṭhitā


Sukho paññāya paṭilābho
pāpānaṃ akaraṇaṃ sakhaṃ.
Đời sống có giới hạnh bao gồm sự thọ trì Ngũ giới, Bát quan trai
giới hay Thập giới là đời sống thiện và dẫn đến hạnh phúc cho đến
tuổi già, tóc bạc, răng rụng và da nhăn.
(Bông tai bằng hồng ngọc, y phục màu hồng, v.v… chỉ thích hợp
với những người ở một độ tuổi nào đó. Y phục của những người trẻ
tuổi không thích hợp đối với những người lớn tuổi và ngược lại. Một
người lớn tuổi mặc y phục của một người trẻ tuổi và ngược lại thì sẽ bị
chê cười hoặc làm cho người ta có ấn tượng về kẻ đó là điên khùng.
Nhưng giới hạnh bao gồm sự thọ trì Ngũ giới, Bát quan trai giới hay
Thập giới thì lứa tuổi nào cũng thích hợp cả. Người có thiện giới được
sự tán đồng của những kẻ khác làm cho hoan hỷ.
Đức tin được an trú một cách vững vàng, hiệp thế và siêu thế là
nguồn gốc của hạnh phúc. Khả năng có được trí tuệ hiệp thế và siêu
thế do nhờ sự chuyên cần cũng là nguồn gốc của hạnh phúc. Sự kiêng
tránh hoàn toàn không làm các ác nghiệp là nguồn gốc của hạnh phúc.
Câu kệ này cũng cho thấy bốn nguồn gốc hạnh phúc khác).
Vào lúc kết thúc thời pháp, hàng triệu chư thiên được giác ngộ
Tứ Diệu Đế và chứng đắc giải thoát (Chú giải Dhammapada).

Câu chuyện về Bà-la-môn Pokkharasāti

(Để biết đầy đủ chuyện về vị Bà-la-môn Pokkharasāti, độc giả


nên tham khảo phẩm Sīlakkhandha của Trường bộ kinh - Dīgha
Nikāya. Ở đây câu chuyện được kể lại một cách tóm gọn.)
Một dịp nọ, vào lúc gần sáng, Đức Phật dò xét thế gian và Bà-la-
môn Pokkharasāti xuất hiện trong võng trí của Ngài. Sau khi quán xét
thêm, Đức Phật nhìn thấy những nghiệp quá khứ của Bà-la-môn có thể
giúp ông chứng đắc thánh sotāpatti-magga. Đức Phật cũng thấy trước
rằng:
Tỳ khưu Minh Huệ 325

“Khi Như Lai đến vùng Icchanangala, giáo sư Bà-la-môn


Pokkharasāti sẽ sai Bà-la-môn trẻ Ambattha đi thẩm tra về các tướng
chánh và tướng phụ của Như Lai. Ambattha sẽ tranh luận với Như Lai
và nói ra những lời đầy ngu xuẩn. Như Lai phải khuyến dạy vị ấy và
diệt trừ chất độc ngã mạn của vị ấy.Vị ấy sẽ trình lại vấn đề với thầy
của vị ấy. Khi người thầy nghe lời tường trình của vị Bà-la-môn trẻ
Ambattha, ông ta sẽ đi đến Như Lai và xem xét những tướng hảo của
Như Lai. Khi ấy Như Lai sẽ thuyết độ cho Bà-la-môn Pokkharasāti, và
khi thời pháp kết thúc thì ông ta sẽ chứng đắc Thánh quả Nhập lưu.”
Do sự tiên tri của Ngài, Đức Phật đi đến vương quốc Kosala
cùng với năm trăm vị tỳ khưu, và trên đường đến ngôi làng của Bà-la-
môn Icchanangala ở Kosala, Đức Phật ngụ trong một khu rừng gần đó.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasāti được vua Pasenadī Kosala
bổ nhiệm làm thị trưởng thành phố Ukkattha đông dân, nơi phong phú
về cỏ, củi đốt, nước và lúa gạo.
(Khi thành phố sắp được thành lập thì địa điểm của nó được đánh
dấu dưới ánh sáng của những ngọn đuốc và lửa củi, vì vậy thành phố
có tên là Ukkaṭṭha).
Nói về Bà-la-môn Pokkharasāti, trong thời của Đức Phật
Kassapa, ông ta là một Bà-la-môn thông thuộc Tam phệ đà. Sau khi
cúng dường vật thực và nghe pháp, ông ta được tái sanh vào cõi chư
thiên.
Khi ông ta mạng chung từ cõi chư thiên và tái sanh xuống cõi
người, ông ta được sanh ra từ một hoa sen Paduma trong một cái hồ
lớn gần Himavanta. Một ẩn sĩ, dựng lên một ẩn xá gần hồ và đang
sống ở đó. Khi đang đứng gần hồ sen, vị ấy trông thấy nụ sen lớn,
nghĩ rằng: “Nụ sen lớn này lớn hơn những nụ sen khác một cách khác
thường. Khi nó nở, ta sẽ hái nó.”
Ngay cả sau một tuần, búp sen không nở. Vị ẩn sĩ thiếu kiên
nhẫn nên lội xuống hồ hái lấy hoa sen. Vừa khi hoa sen lìa khỏi cọng
sen thì nó nở ra. Trước sự ngạc nhiên của vị ẩn sĩ, một đứa bé xuất
hiện trong hoa sen, màu trắng bạc và khắp thân đứa bé phủ đầy phấn
hoa giống như một pho tượng bạc được rải đầy bụi vàng.
326 Đại Phật Sử - Tập 4

Vị ẩn sĩ suy nghĩ: “Đứa bé này sẽ trở thành con người vĩ đại. Ta


sẽ nuôi dưỡng từ hôm nay.” Vị ấy bế đứa bé vào ẩn xá, nuôi dưỡng và
khi cậu bé được bảy tuổi, vị này dạy cho cậu bé về Tam phệ đà. Cậu
bé đã trở thành một giáo sư Bà-la-môn rất nổi tiếng thông thuộc Tam
phệ đà. Sau đó, giáo sư Bà-la-môn này đã thể hiện kiến thức của vị ấy
với đức vua Kosala. Vì kính nể kiến thức của vị ấy nên đức vua đã
phong cho vị ấy chức vụ thị trưởng của thành phố Ukkattha. Vị ấy
được mọi người biết đến qua cái tên Pokkharasāti vì thọ sanh trong
hoa sen.
Chàng trai Bà-la-môn này có nước da hoa sen trắng và rực rỡ
như cái cột trụ bằng bạc được dựng lên ở cổng thành phố chư thiên.
Đầu chàng ta có màu xanh đậm của ngọc saphire. Râu giống như
đường viền đậm được vẽ trên mặt trăng. Đôi mắt giống như hoa sen
xanh và cái mũi rất sạch và tròn giống như ống bạc. Hai bàn tay, hai
bàn chân và đôi môi của vị ấy đẹp như sơn. Thân của chàng trai Bà-la-
môn rất xinh đẹp. Vị ấy thích hợp làm vua ở một nơi không có người
cai trị. Sự rực rỡ của vị Bà-la-môn như thế. Vì giống như hoa sen
trắng nên vị ấy được gọi là Pokkharasāti (từ Chú giải).
Giống như Bà-la-môn Verañja được nêu ra ở phần trước,
Pokkharasāti nghe về những ân đức của Đức Phật. Vị ấy sai một
người đệ tử thường trú tên là Ambaṭṭha, một chàng trai trẻ Bà-la-môn
cũng thông thuộc Tam phệ đà và nhiều bộ kinh khác xứng đáng là Bà-
la-môn.
Pokkharasāti nói với người đệ tử Ambaṭṭha về những ân đức của
Đức Phật và nói rằng: “Này con Ambattha! Hãy đi đến Sa-môn
Gotama và tìm hiểu xem tin đồn đúng hay không, xem vị ấy có đúng
với danh tiếng của vị ấy hay không. 32 tướng hảo của bậc đại nhân đã
được nêu ra một cách chính xác trong các bộ Phệ đà của chúng ta. Vì
bậc đại nhân có những tướng hảo này thì chỉ có hai khả năng : Nếu
sống đời thế tục thì vị ấy sẽ trở thành vị Chuyển luân vương, cai trị
bốn châu ; hoặc nếu sống đời Sa-môn thì vị ấy sẽ trở thành một vị
Phật. Này con Ambaṭṭha! Ta đã dạy con các bộ Phệ đà và con đã học
chúng từ ta.”
Tỳ khưu Minh Huệ 327

(Là một Bà-la-môn thông minh, Pokkharasāti suy nghĩ rằng:


“Trong thế gian này có nhiều người giống như Purāna Kassapa và
những vị khác thường đi đây đó cho mình là Đức Phật, thế nên thật
không khôn ngoan nếu ta kết giao với một ông thầy chỉ từ tin đồn.
Chắc chắn, khó tách mình ra khỏi một người nào đó nếu đã kết giao
với họ. Ngoài ra, một sự cố gắng như vậy có thể có hại cho lợi ích của
người ấy, vì vậy, tốt hơn là nên sai đệ tử của ta đi tìm hiểu xem Sa-
môn Gotama có phải là Đức Phật không trước khi chính ta đến yết
kiến vị ấy.” Bởi vậy, Pokkharasāti sai đệ tử của vị ấy là Ambaṭṭha đi.)
Sau khi làm lễ thầy và đứng dậy, Ambaṭṭha nói rằng: " Vâng, thưa
thầy!” Rồi đi đến khu rừng Icchanangala cùng với nhiều chàng trai trẻ
khác trên chiếc xe lừa. Vị ấy đi xe đến tận khu rừng rồi để lại xe gần
cổng và đi bộ vào tịnh xá. (Khi ấy trời đã trưa).
Lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu đang đi kinh hành ở ngoài trời.
Ambaṭṭha đi đến các vị tỳ khưu và nói rằng: "Thưa các vị, Sa-môn
Gotama đang ở đâu? Chúng tôi đến đây để yết kiến Sa-môn Gotama.”
Khi ấy, các vị tỳ khưu tự nghĩ:
“Chàng trai Ambaṭṭha này thuộc một gia đình nổi tiếng. Vị ấy
cũng là đệ tử của giáo sư nổi tiếng Pokkharasāti. Đối với Đức Thế Tôn
không có gì phiền phức để đàm luận với một thiện nam tử như vậy.”
Bởi vậy, họ nói với Ambattha:
“Hãy đi một cách lặng lẽ đến nơi có cánh cửa đóng. Hãy bước
đến chầm chậm rồi khe khẽ gõ vào cửa. Đức Thế Tôn sẽ mở cửa cho
các vị.”
Rồi Ambaṭṭha đi và gõ cửa theo cách chỉ dẫn của các vị tỳ khưu.
Đức Phật mở cửa, Ambaṭṭha đi vào chỗ ngụ có những chàng trai trẻ đi
theo. Họ trao đổi những lời chào hỏi thân thiện với Đức Phật rồi ngồi
xuống một nơi hợp lẽ.
(Chú thích: Đức Phật không tự mình đứng dậy mở cửa. Thực ra,
Ngài duỗi bàn tay, nguyện rằng cánh cửa mở ra. Khi ấy cánh cửa tự
động mở ra, sự mở cửa tự động này do nguyện lực của Đức Phật
được diễn tả bằng câu Pāḷi “vivari bhagavā dvāraṃ” mà đơn giản
được dịch là “Đức Phật mở cánh cửa”).
328 Đại Phật Sử - Tập 4

Thái độ của Ambaṭṭha

Chàng trai Ambaṭṭha thậm chí không chú ý đến sự rực rỡ trên
thân của Đức Phật. Vì muốn đe dọa, vị ấy cởi chiếc khăn quấn trên
ngực và vắt nó qua cổ của vị ấy. Tay nắm giữ sợi dây lưng, vị ấy đi
đứng vênh váo, và khi thì đi khi thì đứng, khi thì cho thấy bàn tay, khi
thì phơi bày bộ ngực, khi thì phơi bày cái lưng, khi thì tạo ra một tư
thế thô lỗ bằng đôi tay của vị ấy và khi thì biểu lộ khuôn mặt xấu xí
(như nhăn nhó), nói rằng:
"Thưa Sa-môn Gotama! Ngài có được an vui không? Ngài kiếm
được vật thực có dễ dàng không? Điều rõ ràng là Ngài kiếm được vật
không mấy khó khăn. Vì những nét đặc biệt từ nơi thân Ngài đều khỏe
mạnh và rất ấn tượng. Bất cứ nơi nào Ngài đi đến, dân chúng tôn kính
Ngài rất nhiều vì Ngài là một vị Sa-môn thuộc hoàng gia hay một vị
Phật và họ cúng dường vật thực thượng vị. Này các bạn! Hãy nhìn vào
chỗ ngụ của Sa-môn Gotama, nó giống như một đại sảnh khác thường.
Nó giống như một cung điện chư thiên. Hãy nhìn vào chiếc giường và
cái gối của vị ấy ! Một người sống trong một nơi xinh đẹp như vậy,
làm sao có thể gặp khó khăn trong đời sống Sa-môn !”
Ambaṭṭha chỉ nói ra những lời nhạo báng và bất lịch sự mà sẽ
gây cay đắng và chua xót mãi cho những người thường.
Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Chàng trai Ambaṭṭha này đã sử dụng
sự cố gắng một cách không thích đáng như người đưa ra bàn tay để
nắm lấy cõi Phạm thiên cao nhất (Bhavagga) hay người duỗi đôi chân
để đi lại trong địa ngục Avīci, hay như người muốn bơi qua đại dương,
hay như người muốn trèo lên ngọn núi Tu Di. Bây giờ Như Lai sẽ nói
chuyện với vị ấy.” Khi nghĩ vậy, Đức Phật nói với Ambaṭṭha rằng:
“Ngươi nói với Như Lai như một cách bất kính và chua chát bằng lối
nói mà những người thiện không thể chấp nhận được. Phải chăng
ngươi cũng nói với những vị thầy Bà-la-môn lớn tuổi và các thầy của
họ theo cách như vậy?”
“Không, này Gotama! Tôi không nói với họ theo cách này. Khi
một Bà-la-môn nói với người thầy đang đi thì vị ấy nói trong khi đang
Tỳ khưu Minh Huệ 329

đi. Nếu vị ấy muốn nói chuyện với người thầy Bà-la-môn đang đứng
thì vị ấy đứng nói chuyện. Nếu vị ấy nói chuyện với vị thầy Bà-la-
môn đang ngồi thì vị ấy ngồi mà nói. Nếu vị ấy muốn nói chuyện với
vị thầy Bà-la-môn đang nằm thì vị ấy nằm mà nói.”
(Ở đây, vị Bà-la-môn thường nói chuyện với ông thầy của vị ấy
chỉ trong khi đang đi, đang ngồi và đang đứng. Nhưng Ambaṭṭha quá
ngạo mạn đến nỗi vị ấy kể ra cả oai nghi nằm).

Các Sa-môn bị chỉ trích là giai cấp hạ đẳng lần thứ nhất

Thế nên, Đức Phật nói rằng: "Này Ambaṭṭha! Một đệ tử Bà-la-
môn đang đi có thể nói chuyện với vị thầy Bà-la-môn đang đi. Một
học trò Bà-la-môn đang đứng có thể nói chuyện với một vị thầy Bà-la-
môn đang đứng. Người học trò đang ngồi có thể nói chuyện với một vị
thầy Bà-la-môn đang ngồi. Cách cư xử như vậy, tất cả những người
thầy Bà-la-môn đều tán đồng. Nhưng ngươi nói trong khi đang nằm
với một vị thầy Bà-la-môn đang nằm. (Trong trường hợp ấy ngươi quả
thật giống như con bò). Phải chăng, khi ấy thầy của ngươi là con bò và
ngươi cũng là con bò?”
Ambaṭṭha rất tức giận và nói rằng: " Này Gotama! Với những vị
Sa-môn đầu trọc, hèn hạ, cùng đinh và tăm tối, những kẻ sanh lên từ
lòng bàn chân của Phạm thiên. Ta nói chuyện bằng cách giống như ta
đang nói chuyện với ngươi bây giờ.” Như vậy, vị ấy đã coi thường
Đức Phật bằng cách dùng từ ‘cùng đinh’ lần thứ nhất.
(Ở đây, theo Ambaṭṭha, các Bà-la-môn sanh lên từ miệng của
Phạm thiên (Brahmā), các hoàng tử sanh lên từ ngực, các thương
nhân sanh lên từ rốn, những người lao động sanh lên từ đầu gối và
những Sa-môn sanh lên từ bàn chân của Phạm thiên. Khi tin như vậy,
Ambaṭṭha liệt các vị tỳ khưu là những người thuộc giai cấp thấp nhất
và dù vị ấy không nói ra lời là đề cập đến Đức Phật).
Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Vì thanh niên Ambaṭṭha đến đây chỉ
nói với ta bằng sự nhận xét ngã mạn. Giống như một người nắm vào
cổ của con rắn độc hay cầm một khối lửa lớn hoặc cầm cái vòi của con
330 Đại Phật Sử - Tập 4

voi chúa trong thời kỳ sung sức, thanh niên này không biết khả năng
của mình. Giờ đây, Như Lai sẽ làm cho chàng ta biết điều đó.” Đức
Phật nói rằng:
" Này Ambaṭṭha, ngươi đến đây vì một số mục đích. (1) Ngươi
nên chú ý đến mục đích đưa ngươi đến đây (2) Không thông minh mà
ngươi tự cho mình là thông minh. Đối với cách mà ngươi cư xử và nói
với Như Lai thì chẳng có gì đáng nói ngoài việc thiếu sự thông
minh.”
(Ở đây, câu nói đầu tiên có nghĩa là “Thầy của ngươi đã sai
ngươi đến đây không phải để lăng mạ chúng ta mà vì một mục đích
khác. Bởi vậy, hãy chú ý đến công việc mà ngươi được sai đi.” Sau
khi nhắc nhở Ambaṭṭha giữ phép xả giao của người khách, Đức Phật
nói ra câu thứ hai để hạ thấp sự kiêu mạng của vị ấy).
Đầy phẫn uất và bất mãn với lời ám chỉ của Đức Phật về sự
thiếu thông minh của vị ấy nên vị ấy đã quyết định chê trách Đức Phật
trước mặt những người bạn của vị ấy, nói rằng:
" Này Gotama! Các vị vương tôn công tử dòng Thích ca hạ đẳng,
đầy kiêu ngạo, cộc cằn, tâm địa hẹp hòi, nói nhiều, họ không kính
trọng hay cúi chào các Bà-la-môn.” Như vậy, Ambaṭṭha đã nói những
lời xem thường các vị vương tử dòng Thích ca khi dùng từ ‘hạ đẳng’
lần thứ nhất.

Các Sa-môn bị chỉ trích là giai cấp hạ đẳng lần thứ hai

Đức Phật hỏi Ambaṭṭha là các vị vương tử dòng Thích ca đã xúc


phạm vị ấy như thế nào. Ambaṭṭha trả lời : ‘ Này ông Gotama, một lần
ta đến kinh thành Kapilavathu để kinh doanh cho thầy Pokkharasāti
của ta. Ta đến viếng hội trường của các hoàng tử dòng Thích ca. Lúc
đấy, nhiều vị vua dòng Thích ca, một số hoàng tử đã được phong
vương, một số chưa được phong vương đang tán gẫu với nhau, họ
cười vang và vui chơi náo nhiệt khi đang ngồi trên bục cao của hội
trường. Thực vậy, dường như họ đang cười nhạo ta. Không ai mời ta
ngồi. Này ông Gotama ! Việc các hoàng tử hạ đẳng dòng Thích ca
Tỳ khưu Minh Huệ 331

không tôn kính hay chào một Bà-la-môn là điều hoàn toàn không thích
hợp.’ Như vậy, Ambaṭṭha đã chỉ trích Đức Phật lần thứ hai khi dùng
từ ‘hạ đẳng.
(Các vị vương tử dòng Thích ca chế nhạo Ambaṭṭha vì họ biết tổ
tiên của vị ấy. Vị ấy đến như kẻ say với sự ngã mạn, xương vai của vị
ấy uốn cong và một tay cầm chéo dây thắt lưng treo thòng xuống chân
của. Họ đùa giỡn với nhau, cười vui một cách náo nhiệt, nói rằng: "
Hãy nhìn gã kia! Ambaṭṭha, con cháu người nô lệ của chúng ta,
Kaṇhāyana.”Ambaṭṭha biết tổ tiên của mình và suy xét đúng rằng các
vị vương tử dòng Thích ca đang cười nhạo nhằm vào mình).

Các Sa-môn bị chỉ trích là giai cắp hạ đẳng lần thứ ba

Khi ấy, Đức Phật nói rằng: " Này Ambaṭṭha! Ngay cả một con
chim chiền chiện cũng có thể hót bao nhiêu tùy thích trong chỗ nghỉ
của nó. Kapilavatthu là kinh thành của các vị vương tôn dòng Thích
ca. Ngươi không nên có ác cảm với một vấn đề không quan trọng như
vậy.”
Khi Đức Phật nêu ra ví dụ về con chim chiền chiện, Ambaṭṭha
nghĩ rằng Đức Phật đã hết ngã mạn vì Ngài kết quyến thuộc của Ngài
với những con chim chiền chiện và các vị Bà-la-môn với Haṃsa, chim
sếu hay chim công. Thế nên, Ambaṭṭha tiếp tục nêu ra bốn hạng
người: " Này hiền hữu Gotama! Có bốn hạng người, đó là Vua chúa,
Bà-la-môn, thương nhân và những lao công. Trong bốn hạng người
này vua chúa, thương nhân và những người lao công thực ra là những
người hầu của các Bà-la-môn. Như vậy, này hiền hữu Gotama! Việc
các hoàng tử hạ đẳng dòng Thích ca không tôn kính hay chào một Bà-
la-môn là điều hoàn toàn không thích hợp.”
Như vậy, Ambaṭṭha đã xem thường các vị vương tử dòng Thích
ca lần thứ ba bằng cách dùng từ ‘hạ đẳng’.

Bằng chứng về dòng dõi thấp hèn của Ambaṭṭha


332 Đại Phật Sử - Tập 4

Vì Ambaṭṭha cứ mãi chê bai về những vị vương tử dòng Thích


Ca là những người hạ đẳng nên Đức Phật quyết định hỏi về dòng dõi
của Ambaṭṭha:"Này Ambaṭṭha! Ngươi thuộc dòng dõi nào?” Ambaṭṭha
nói to ba lần: “Này Gotama! Ta thuộc dòng họ Kaṇha.”
(Ở đây, Ambaṭṭha biết sự không trong sạch của dòng dõi Kaṇha
một cách nông cạn. Vị ấy không biết đời sống trước kia của Kaṇha.
Do vô minh, vị ấy nghĩ rằng Đức Phật không thể nói gì và vị ấy nêu ra
sự nhận xét trên do tánh kiêu ngạo).
Đức Phật giải thích với Ambaṭṭha về dòng dõi của các vị vương
tử Thích ca và dòng dõi Kaṇha: “Này Ambaṭṭha! Nếu ngươi lật lại gia
phả của ngươi thì ngươi sẽ thấy rằng những vị vương tử Thích ca là
những người con trai của những vị vua chúa, và ngươi là con trai của
một nữ nô lệ.”
“Này Ambaṭṭha! Các vị vương tử Thích ca xem vua Okkāka là
ông của họ. Việc xảy ra đã lâu, vua Okkāka có một hoàng hậu trẻ mà
vị ấy một mực yêu quí. Vì muốn trao vương quốc cho con trai của
chánh hậu, nên đức vua cho những đứa con trai lớn đi xa xứ gồm có
Okkāmukha, Karakanda, Hatthinika và Sinisura (những người chị và
em gái của họ là Piyā, Sappiyā, Ānanda, Vijitā, và Vijitasenā, năm vị
công chúa này cũng được đức vua cho phép đi theo các vị hoàng tử).
Những vị hoàng tử ấy đã lập nên một thành phố trong rừng cây teak,
gần cái hồ trên vùng Himavanta. Họ đã cưới những chị em gái của họ
để duy trì sự thuần khiết của gia tộc.”
“Này Ambaṭṭha! Vua Okkāka đã hỏi các quan của vị ấy xem các
con trai sống ở đâu. Các quan bèn tâu lại với đức vua rằng những
hoàng tử đã lập nên một thành phố trong rừng cây teak, gần hồ
Himavanta, và họ đã kết hôn với chị em gái của họ để duy trì huyết
thống thuần khiết của gia tộc.”
“Này Ambaṭṭha! Khi ấy vua Okāka đã kêu lên: “Các đứa con trai
của trẫm rất có năng lực. Chúng rất có năng lực!” Để ám chỉ đến lời
tuyên bố của đức vua, các vị hoàng tử được gọi là Sakyan (Sakya
‘những người có năng lực’). Vua Okāka là người đứng đầu của các vị
hoàng tử Sakyan.
Tỳ khưu Minh Huệ 333

Nguồn gốc của dòng họ Kaṇha

Này Ambaṭṭha! Vua Okkāka có một nữ nô lệ tên là Disā. Nàng


sanh ra một đứa con trai đặt tên là Kaṇha. Ngay sau khi được sanh ra,
Kaṇha đã biết nói: “Mẹ ơi! Hãy làm sạch cho con. Hãy tắm cho con.
Hãy làm cho con được thoát khỏi sự bất tịnh này. Con sẽ là người làm
điều tốt lành cho mẹ. ”
Này Ambaṭṭha! Cũng như ngày nay, người ta gọi dạ xoa là
pisaca. Cũng vậy, trong thời kỳ ấy, người ta gọi Kaṇha là dạ xoa. Họ
bàn về đứa con trai của nữ nô lệ như sau: “Đứa bé này biết nói ngay
sau khi mới sanh ra. Bởi vậy, cậu ta là Kaṇha (dạ xoa).” Sau khi có
câu nói ấy thì những người trong bộ tộc Kaṇha được gọi là
Kaṇhāyana, còn Kaṇha là ông tổ của bộ tộc Kaṇhā.
Này Ambaṭṭha! Vì thế, nếu truy nguyên về gia phả của ngươi,
ngươi sẽ thấy rằng những vị hoàng từ dòng Sakyan là những người
con trai của vị vua trong khi ngươi là con trai của nữ nô lệ của họ.”
Khi Đức Phật nói như vậy, thì những chàng trai trẻ đã đi chung
với Ambaṭṭha cùng nói rằng: “Này ông Gotama! Đừng hạ thấp
Ambaṭṭha một cách quá tệ như vậy bằng cách dùng từ ‘con trai cùa
một nữ nô lệ’. Này ông Gotama! Đừng hạ thấp Ambaṭṭha một cách
quá tệ hại như vậy bằng từ ‘con trai của một nữ nô lệ’. Ambaṭṭha sau
khi sanh ra trong một gia đình thiện nam tử tốt lành, kiến thức, thiện
xảo trong sự ăn nói và có trí tuệ. Vị ấy có đủ khả năng để thách thức
và bác bỏ Ngài liên quan đến việc Ngài dùng từ ‘con trai của nữ nô
lệ.’ ”
(Ở đây, sự phản đối kịch liệt của những chàng trai có ý định chỉ
để khỏi bị quở trách trước thầy của họ. Theo ý kiến họ, Ambaṭṭha là
người đệ tử đứng đầu của thầy họ. Nếu họ không góp lời vào cuộc
tranh luận này với Đức Phật thì Ambaṭṭha sẽ về kể lại với thầy khiến
ông không hoan hỷ với họ. Khi nghĩ vậy, họ bèn ủng hộ Ambaṭṭha để
khỏi bị khiển trách. Tuy nhiên, trong thâm tâm thì họ muốn Ambaṭṭha
334 Đại Phật Sử - Tập 4

bị hạ nhục. Quả thật, do tánh kiêu ngạo của Ambaṭṭha nên chúng vốn
đã ghét vị ấy rồi).
Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Nếu những chàng trai này ngồi đó
mà la hoài thì ta sẽ không kết thúc được bài nói, ta sẽ khiến chúng im
lặng và nói với Ambaṭṭha. ” Bởi vậy, Đức Phật nói với họ rằng:
“Này các chàng trai! Nếu các người tin rằng vì Ambaṭṭha thuộc
dòng dõi thấp hèn, không thuộc gia đình tốt, thiếu kiến thức, không
rành mạch trong việc ăn nói và không có trí tuệ, vị ấy không đủ khả
năng để biện luận với Sa-môn Gotama thì hãy bỏ vị ấy ở lại một mình.
Các ngươi có đồng ý với Như Lai về vấn đề này không tùy các người.
Nhưng nếu các người nghĩ rằng Ambaṭṭha thuộc gia đình tốt, thiện
nam tử, có đầy đủ kiến thức, rành mạch trong lãnh vực ăn nói, có trí
tuệ và có khả năng tranh luận với Như Lai về vấn đề này thì các ngươi
hãy giữ im lặng. Hãy để một mình Ambaṭṭha tranh luận với Như Lai.”
Khi ấy những chàng trai nghĩ rằng: “Ambaṭṭha (không dám
ngẩng đầu lên nữa) khi nghe nói rằng vị ấy là con trai của một nữ nô
lệ. Nếu Sa-môn Gotama nói với một người nào đó rằng vị ấy là nô lệ
thì ai có thể thách thức và tranh luận với Sa-môn Gotama. Hãy để
Ambaṭṭha tự mình bỏ đi gánh nặng do vị ấy tạo ra.” Khi muốn phủi
tay của họ và đặt trách nhiệm lên Ambaṭṭha, họ nói lời thân thiện với
Đức Phật.
“Này hiền hữu Gotama! Ambaṭṭha là thiện sanh, thuộc gia đình
tốt, có đầy đủ kiến thức, rành mạch trong việc ăn nói và thông minh.
Vị ấy có khả năng để bác bỏ việc Ngài đã dùng từ ‘con trai của nữ nô
lệ’. Chúng tôi sẽ im lặng để Ambaṭṭha tranh luận với Ngài.”
Bấy giờ, Đức Phật hỏi Ambaṭṭha rằng:
“Này Ambaṭṭha! Đây là câu hỏi hợp lý dành cho ngươi. Ngươi
phải trả lời câu hỏi ấy dù ngươi không muốn. Nếu ngươi không trả lời
câu hỏi đầy đủ hay nói lời thoái thác hoặc làm thinh hoặc bỏ đi thì cái
đầu của ngươi sẽ vỡ thành bảy mảnh ngay tại chỗ.
Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi mà Như Lai sắp
hỏi ra đây? Ngươi đã nghe gì từ các thầy Bà-la-môn và những tiền
Tỳ khưu Minh Huệ 335

nhân của họ (về điều ấy)? Dòng họ Kaṇha đã bắt nguồn như thế nào?
Ai là tổ tiên của những người thuộc dòng họ Kaṇha?”
Khi Đức Phật hỏi như vậy, Ambaṭṭha làm thinh (sự làm thinh
của vị ấy là kết luận của ý nghĩ như vầy “Sa-môn Gotama muốn ta
thừa nhận rằng ta là con trai của một nữ nô lệ. Nếu ta làm như vậy thì
chắc chắn ta là nô lệ. Nếu Sa-môn Gotama hỏi ta hai lần hoặc ba lần
và ta từ chối không trả lời vị ấy thì vị ấy sẽ không nói gì và khi ấy ta
sẽ bỏ đi.”)
Lần thứ hai, Đức Phật hỏi vị ấy: “Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ thế
nào về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ra đây? Ngươi đã nghe gì từ các
thầy Bà-la-môn và những tiền nhân của họ (về điều ấy)? Dòng họ
Kaṇha đã bắt nguồn như thế nào? Ai là tổ tiên của những người thuộc
dòng họ Kaṇha?” Nhưng vị ấy vẫn làm thinh.
Khi ấy, Đức Phật nói rằng: " Này Ambaṭṭha! Bây giờ không phải
là lúc để ngươi làm thinh. Nếu một người từ chối không trả lời câu hỏi
hợp lý mà Đức Phật hỏi vị ấy ba lần thì đầu của người ấy sẽ vỡ thành
bảy mảnh ngay tại chỗ.”
Lúc bấy giờ, Sakka (vua của chư thiên) đi đến và đứng giữa hư
không trên đầu của Ambaṭṭha mang hình tướng của một vị Dạ xoa tay
cầm cái chùy sắt cháy đỏ và đang đe dọa sẽ đập vỡ cái đầu của
Ambaṭṭha ra thành bảy mảnh ngay tại chỗ nếu vị ấy từ chối không trả
lời câu hỏi hợp lý mà Đức Phật đã hỏi đến ba lần. Sakka mang hình
tướng dạ xoa mà chỉ Đức Phật và Ambaṭṭha trông thấy.
(Ở đây, có thể nêu ra câu hỏi là tại sao Sakka đến? (Câu trả lời
là) vị ấy đến là để làm cho Ambaṭṭha bỏ đi tà kiến. Khi Phạm thiên
Sahampati thỉnh cầu Đức Phật tuyên thuyết Giáo pháp, Sakka đi vùng
với Phạm thiên, nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp,
chúng con sẽ khiến cho những người cứng đầu, không tuân phục phải
nghe theo lời Ngài. Hãy để uy quyền của Ngài là Giáo pháp
(Dhamma), còn uy quyền của chúng con là mệnh lệnh.” Để thực hiện
lời hứa của mình, Sakka đã đến để đe dọa Ambaṭṭha và buộc vị ấy
phải trả lời câu hỏi của Đức Phật).
336 Đại Phật Sử - Tập 4

(Liên quan đến câu nói “Sakka, trong hình tướng của một dạ xoa
chỉ hiện trước Đức Phật và Ambaṭṭha.” Điều cần giải thích là nếu vị
ấy cũng được người khác nhìn thấy thì họ sẽ có ấn tượng không tốt về
Đức Phật. Họ sẽ nói lời khinh thường rằng Đức Phật đem dạ xoa ra
dọa Ambaṭṭha, vì Ambaṭṭha không chấp nhận giáo lý của Đức Phật, và
chàng trai Bà-la-môn đã bị cưỡng ép nói lời miễn cưỡng).
Khi Ambaṭṭha vừa nhìn thấy dạ xoa, thân của vị ấy toát mồ hôi.
Vị ấy cảm thấy cả cái bụng đang chuyển động lên xuống phát ra tiếng
kêu khủng khiếp. Vị ấy nhìn những người bạn đi chung với mình
nhưng không thấy dấu hiệu nào trong họ cả, vị ấy nghĩ: “Ta là người
duy nhất bị dạ xoa đe dọa. Nếu ta nói cho họ biết có dạ xoa thì họ sẽ
nói rằng ‘Phải chăng chỉ bạn mới có đôi mắt để thấy dạ xoa? Trước
kia bạn không thấy dạ xoa. Bạn trông thấy dạ xoa chỉ khi bạn thấy
mình bị bí lối trong cuộc tranh luận với Sa-môn Gotama?’ Bây giờ
không có ai khác để ta nương tựa ngoài Sa-môn Gotama.” Lòng đầy
sợ hãi với lông tóc dựng đứng, Ambaṭṭha đi đến Đức Phật, ngồi ở một
chỗ thấp hơn và nói rằng: "Tôn giả Gotama đã nói gì? Xin tôn giả hãy
nói lại.”
Khi ấy, Đức Phật bèn hỏi vị ấy lần cuối cùng:
“Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi mà Như Lai sắp
hỏi ra đây? Ngươi đã nghe gì từ các thầy Bà-la-môn và những tiền
nhân của họ (về điều ấy)? Dòng họ Kaṇha đã bắt nguồn như thế nào?
Ai là tổ tiên của những người thuộc dòng họ Kaṇha?”
Khi ấy, Ambaṭṭha thú nhận: “Thưa Sa-môn Gotama! Tôi đã nghe
điều mà tôn giả đã nói từ những vị thầy Bà-la-môn và những tiền nhân
của họ. Dòng họ Kaṇha có nguồn gốc từ Kaṇha, con trai của nữ nô lệ.
Rằng Kaṇha là tổ tiên của họ.”

Tổ tiên của Ambaṭṭha

Sự thú nhận của Ambaṭṭha gây ra tiếng xì xào trong các Bà-la-
môn trẻ khác. Họ la lên: “Này bạn! Nghe nói rằng Ambaṭṭha là hạ
sanh, không thuộc gia đình tốt, và con trai nữ nô lệ của những hoàng
Tỳ khưu Minh Huệ 337

tử Thích ca. Những hoàng tử Thích ca được xem là các con trai của
những ông chủ của Ambaṭṭha. Chúng tôi đã hiểu lầm Sa-môn Gotama
và đã chê bai vị ấy, trong khi sự thật thì vị ấy nói lời chân thật
(Dhammavādi).”
Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Những chàng trai này đang hạ nhục
Ambaṭṭha một cách gay gắt bằng từ ‘con trai nữ nô lệ’. Tốt hơn ta nên
làm cho Ambaṭṭha thoát khỏi mọi hạ nhục như vậy”.
Thế nên, Đức Phật nói:
“Này các chàng trai! Đừng hạ nhục Ambaṭṭha một cách gay gắt
bằng từ ‘con trai nữ nô lệ’. Vị Kaṇha là một vị ẩn sĩ có oai lực,vị ấy đi
đến vùng đất ở phía nam của sông Hằng và sau khi học các Mantras
đầy linh nghiệm, vị ấy đi đến vị vua Okkāka và xin cưới con gái
Maddarūpi của nhà vua.”
Vua Okkāka nói rằng: " Ồ! Ẩn sĩ Kaṇha này là con trai của nữ
nô lệ, thế mà muốn cưới con gái của ta. Hắn là loại người gì?” Đầy
phẫn nộ, đức vua lắp tên vào cung nhưng vị ấy không thể bắn cây tên
ra, cũng không thể rút lại.
Khi ấy, các vị quan đi đến vị ẩn sĩ và xin vị ấy hãy cứu đức vua.
Kaṇha nói rằng đức vua sẽ được an toàn nhưng vị ấy đe dọa rằng nếu
đức vua thả cây tên thì vùng đất trong khắp vương quốc của vị ấy sẽ bị
tiêu diệt.
(Ở đây, ẩn sĩ Kaṇha đi đến vùng đất phía nam của sông Hằng, là
một người tục gia và sau khi hầu hạ vị ẩn sĩ Bà-la-môn, vị ấy học
được Mantra để vô hiệu hóa cây tên. Vị ấy mặc vào chiếc y của vị ẩn
sĩ, đi đến vua Okkāka để xin cưới công chúa Maddarūpi và khi đức
vua nổi giận lấy cung tên bắn giết vị ấy. Vị ấy vô hiệu hóa cây tên
bằng câu thần chú. Câu thần chú chỉ có năng lực làm cản trở cây tên.
Còn câu nói của Kaṇha rằng vùng đất sẽ bị huỷ diệt là lời đe dọa trống
rỗng, chỉ là lời nói dối. Những lời đe dọa khác của vị ấy cũng vậy
thôi).
Các vị quan cầu xin vị ấy hãy cứu lấy đức vua và vương quốc.
Vị ấy nói rằng đức vua và vương quốc sẽ được yên ổn, nhưng vị ấy lại
338 Đại Phật Sử - Tập 4

nói dối rằng nếu đức vua thả cây tên xuống đất thì trong bảy ngày cà
vương quốc sẽ không có mưa.
Các vị quan khẩn cầu vị ấy miễn xá cho đức vua và vương quốc
và làm cho mưa rơi xuống. Vị ấy nói rằng cả đức vua và vương quốc
sẽ được an ổn và trời sẽ mưa rằng nếu cây tên ấy được hướng về
người con trai lớn thì vị ấy sẽ được an toàn mà không một sợi lông
nào dựng đứng. Kaṇha nói điều này chỉ sau khi khiến đức vua hứa gả
con gái của vị ấy.
“Này các chàng trai! Khi ấy các quan đã tâu lại với đức vua
Okkāka. đức vua hướng cây tên đến người con trai lớn và thái tử được
an toàn mà không một sợi tóc dựng đứng. Bị đe dọa bằng khí giới của
Mantra, vua Okkāka trở nên sợ hãi, lông tóc dựng đứng (sau khi cho
người tắm đầu của Kaṇha và giải bỏ tình trạng nô lệ của vị ấy). Đức
vua đã gả con gái Maddarūpi của mình cho Kaṇha.
Này các chàng trai! Đừng hạ nhục Ambaṭṭha một cách gay gắt
bằng từ ‘con trai của nữ nô lệ’. Kaṇha ấy là một ẩn sĩ có quyền lực.”
Đức Phật đã kể lại câu chuyện về Kaṇha và khi nói rằng
Ambaṭṭha có đôi phần thân thuộc với các hoàng tử dòng Thích ca. Và
như vậy, Thế Tôn đã an ủi Ambaṭṭha. Giống như người được dội lên
gáo nước, Ambaṭṭha cảm thấy nguôi ngoai nhiều vì sự lo lắng (về địa
vị xã hội của vị ấy) đã được rửa sạch. Vị ấy trở nên kiêu ngạo, nghĩ
rằng: “Đức Phật đã khẳng định mối quan hệ bà con của vị ấy với dòng
tộc Sát-đế-lỵ (Khattiya) về phía bên mẹ của vị ấy.”

Tính chất cao quý của những vị Sát-đế-lỵ

Ambaṭṭha tự cho mình là thành viên của giai cấp thống trị mà
không biết rằng vị ấy chẳng phải là một hoàng tử thực sự. Bởi vậy,
Đức Phật quyết định giải mê cho vị ấy và giải thích ý nghĩa của chữ
Khattiya. Ngài tiếp tục cuộc đàm đạo vấn đáp với Ambaṭṭha.
“Này Ambaṭṭha! Bây giờ ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi của Như
Lai sắp hỏi ngươi? Giả sử trong thế gian này có một người đàn ông
thuộc gia đình quý tộc lấy một người đàn bà thuộc dòng dõi Bà-la-
Tỳ khưu Minh Huệ 339

môn. Kết quả là họ sanh ra một đứa con trai. Vậy đứa con trai của đôi
vợ chồng ấy có được ưu tiên trong các vị Bà-la-môn về chỗ ngồi và
nước uống không?”
Khi ấy, Ambaṭṭha trả lời: “Có, thưa Ngài, người ấy được ưu
tiên.”
Đức Phật hỏi lại: “Có thể chăng các Bà-la-môn hầu hạ người đàn
ông ấy ở bữa đám giỗ, tiệc cưới, lễ tế và tiệc đãi khách?”
Khi Ambaṭṭha trả lời là: “Có thể, thưa Sa-môn Gotama! Họ có
thể hầu hạ vị ấy.”
Đức Phật hỏi: “Các Bà-la-môn có thể hay không thể dạy Tam
phệ đà cho vị ấy?”
Khi ấy, Ambaṭṭha trả lời: “Có thể, thưa Ngài, họ có thể dạy cho
vị ấy.”
Đức Phật hỏi: “Có thể cấm vị Bà-la-môn hoặc không thể cấm vị
ấy kết hôn với một nữ Bà-la-môn không?”
Khi ấy, Ambaṭṭha trả lời: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không
thể cấm.”
Để giải quyết tranh luận này, Đức Phật nói rằng: " Dòng dõi vua
chúa có thể phong vương cho vị ấy được không?”
“Không, thưa Ngài Gotama!” Ambaṭṭha trả lời một cách đúng
đắn “Họ không thể làm lễ phong vương cho vị ấy vì mẹ của vị ấy
không phải là thành viên của dòng tộc Khattiya.”
(Ở đây, trong phần này Ambaṭṭha trả lời rằng con trai của người
cha Khattiya và người mẹ là Bà-la-môn thì không được phong vương
do bởi dòng dõi thấp hơn của người mẹ. Cũng vậy, con trai của người
cha Bà-la-môn và người mẹ Khattiya cũng không được phong vương
bởi vì dòng dõi thấp hơn của người cha. Đức Phật tiếp tục cuộc đàm
thoại với Ambaṭṭha để làm sáng tỏ điều này).
Đức Phật: “Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ gì về câu hỏi mà Như
Lai sắp hỏi ngươi đây? Giả sử trong thế gian này có một người đàn
ông Bà-la-môn kết hôn với một người đàn bà Sát-đế-lỵ và một đứa
con trai được sanh ra từ sự kết hôn này. Vậy đứa con trai của họ có
nhận được sự ưu tiên trong số các vị Bà-la-môn về chỗ ngồi và nước?”
340 Đại Phật Sử - Tập 4

Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, vị ấy có thể.”


Đức Phật: “Có thể chăng có các vị Bà-la-môn hầu hạ vị ấy
trong lễ đám giỗ?”
Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, họ có thể.”
Đức Phật: “Họ có thể hay không thể dạy Tam phệ đà cho vị
ấy?”
Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, họ có thể.”
Đức Phật: “Họ có thể cấm vị ấy kết hôn với một nữ Bà-la-môn
chăng?”
Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể.”
Đức Phật: “Các vị Sát-đế-lỵ có thể phong vương cho vị ấy
không?”
Ambaṭṭha: “Không, Thưa Ngài Gotama! Họ không thể.”
Đức Phật: “Như vậy, này Ambaṭṭha! Nếu ngươi so sánh một
người đàn bà với một người đàn ông, ngươi sẽ thấy
rằng chỉ có những vị Khattiya mới giữ địa vị cao
hơn, còn nói rằng: " Những vị Bà-la-môn giữ địa vị
thấp hơn.”
Sau đây là cuộc đàm thoại khác giữa Đức Phật và Ambaṭṭha để
cho thấy tánh ưu việt của các vị Khattiya và địa vị thấp hơn của các vị
Bà-la-môn.
Đức Phật: “Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ gì về câu hỏi mà Như Lai sắp
hỏi ngươi đây? Giả sử trong thế gian này có vị Bà-la-môn
với cái đầu bị cạo nhẵn và bị bôi đầy tro lên đó, bị các vị
Bà-la-môn khác trục xuất ra khỏi xứ hoặc thành phố vì một
tội nào đó. Có thể rằng vị Bà-la-môn bị trục xuất ấy nhận
được sự ưu tiên trong các vị Bà-la-môn về chỗ ngồi và nước
uống chăng?”
Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Vị ấy không thể.”
Đức Phật: ‘Có thể chăng các vị Bà-la-môn hầu hạ vị bị trục xuất ấy
trong lễ cúng giỗ, lễ cưới, lễ cúng tế và tiệc đãi khách?”
Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể”.
Tỳ khưu Minh Huệ 341

Đức Phật: “Các vị Bà-la-môn có thể hay không thể dạy Tam phệ đà
cho vị Bà-la-môn bị trục xuất ấy?”
Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể.”
Đức Phật: “Các vị Bà-la-môn có thể cấm vị Bà-la-môn bị trục xuất ấy
kết hôn với một nữ Bà-la-môn chăng?”
Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, họ có thể”.
Đức Phật: “Này Ambaṭṭha! Các vị Khattiya có thể trục xuất một vị
Khattiya với cái đầu bị cạo nhẵn và bị phủ đầy tro vì một
tội nào đó và do bị đối xử như vậy, vị ấy rất nhục nhã.
Nhưng dầu vị ấy rất nhục nhã, vị Khattiya ấy cũng giữ địa
vị cao hơn và vị Bà-la-môn giữ địa vị thấp hơn.
Này Ambaṭṭha! Sannankumāra Brahmā cũng nói lên câu kệ này:

Khattiyo seṭṭho janetasmiṃ


ye gotttapatisārino
vijjā-caraṇa sampanno
so seṭṭho deva-mānuse.
Trong số những người tin tưởng nhiều về tổ tiên, thì những
người Khattiya đáng được tán dương và cao quý hơn. Trong chư thiên
và nhân loại, có người trí tuệ và đã thực hành trí tuệ ấy thì đáng tán
dương và cao quý hơn.
Này Ambaṭṭha! Câu kệ này được khéo nói bởi Phạm thiên
Sanankumāra. Nó không phải không khéo nói: nó liên quan đến lợi
lạc, nó không phải không liên quan đến lợi lạc.
Này Ambaṭṭha! Như Lai cũng đồng ý với câu kệ này, Như Lai
cũng như Phạm thiên Sanankumāra Brahma, đã đọc lên câu kệ này:

Khattiyo seṭṭho janetasmiṃ


so seṭṭha devamānusse.

Giải thích Minh và Hạnh (Vijjā & Caraṇa)


342 Đại Phật Sử - Tập 4

Trong câu kệ có nhóm chữ ‘Vijjā-caraṇa sampanno’ nghĩa là


‘Minh hạnh túc’. Đối với Ambaṭṭha thì Minh (vijjā) ám chỉ Tam phệ
đà, trong khi Hạnh (caraṇa) chỉ ngũ giới. Ambaṭṭha nghĩ rằng nếu một
người có Minh và Hạnh thì người ấy được tán dương và cao quý hơn,
chỉ những Bà-la-môn mới đáng được tán dương và cao quý. Vì muốn
biết hai đức tánh này, vị ấy hỏi rằng: “Này hiền hữu Gotama! Thế nào
là caraṇa và thế nào là vijjā?”
Khi ấy, Đức Phật vì muốn chỉ ra trí tuệ và pháp hành tối cao và
siêu việt, Ngài không bàn tới Tam phệ đà và Ngũ giới liên quan đến
hệ thống giai cấp, v.v… của Bà-la-môn giáo, Ngài nói rằng:
“Này Ambaṭṭha! Về vấn đề Minh hạnh túc, ngươi đừng bao giờ
nói lời nào như ‘Ông thích hợp với tôi’ hay ‘Ông không thích hợp với
tôi’, những từ phát sanh từ chấp thủ vào dòng dõi, họ hàng và sự ngã
mạn.
Này Ambaṭṭha! Chỉ trong xã hội loài người với những tục lệ về
hôn nhân liên quan đến việc gả hoặc cưới con gái, ngươi mới dùng
những từ phát sanh từ sự chấp thủ dòng dõi, bộ tộc và sự ngã mạn,
những từ như ‘Ông thích hợp với tôi’ hay ‘Ông không thích hợp với
tôi’.
Này Ambaṭṭha! Những người bám chấp vào những từ sanh lên từ
dòng dõi (jāti-vāda), những từ sanh lên từ sự chấp thủ vào bộ tộc
(gotta-vāda), những từ sanh lên từ sự chấp thủ vào ngã mạn (manā-
vāda) và những từ phát sanh lên từ sự chấp thủ vào những sự hôn
nhân liên quan đến việc cưới gả con gái thì hoàn toàn khác xa với
Minh hạnh túc.
Này Ambaṭṭha! Một người có thể giác ngộ Minh hạnh túc chỉ khi
nào người ấy khắc phục được sự chấp thủ vào dòng dõi, sự chấp thủ
vào bộ tộc, sự chấp thủ vào ngã mạn, sự chấp thủ vào những cuộc hôn
nhân liên quan đến việc gả con gái.”
Khi ấy, Ambaṭṭha nghĩ rằng: “Niềm tin của chúng ta vốn là xưa
nay chúng ta vốn có Minh và Hạnh. Nhưng cũng như con gió mạnh
thổi sạch những vỏ thóc, Sa-môn Gotama đã rọi sáng cho chúng ta
những từ Minh và Hạnh ấy. Sa-môn Gotama chỉ nhấn mạnh và tán
Tỳ khưu Minh Huệ 343

dương Minh Hạnh tối cao này mà chúng ta không thể hiểu được.
Chúng ta nên biết về Minh và Hạnh mà Sa-môn Gotama nói đến.” Suy
nghĩ như vậy, Ambaṭṭha bèn hỏi Đức Phật về chúng: “Thưa hiền hữu
Gotama! Thế nào là Hạnh và thế nào là Minh?”
Khi ấy, cũng như trong bài kinh Samañña-phala, Đức Phật bèn
ban ra pháp thoại về Minh Hạnh tối cao và siêu việt, phần này đến
phần khác bắt đầu từ sự xuất hiện của Đức Phật và kết thúc bằng sự
chứng đắc Đạo Quả A-la-hán.

Bốn nguyên nhân hoại diệt Minh và Hạnh

(Giải thích tóm tắt:) Đức Phật chỉ cho Ambaṭṭha thấy bốn
nguyên nhân của sự hoại diệt Minh và Hạnh (hay của Dhamma). Bốn
nguyên nhân ấy là:
(1) Đời sống của Sa-môn mà không thể sống theo Giáo Pháp để chứng
đắc Minh và Hạnh, đi vào rừng và bắt đầu ăn những trái cây đã
rụng.
(2) Đời sống của vị Sa-môn mà không thể thực hành dầu chỉ bấy
nhiêu, đi vào rừng và bắt đầu ăn những loại củ và những trái cây.
(3) Đời sống của vị Sa-môn mà không thể thực hành như thế, bèn
dựng lên một cái chòi đốt lửa ở gần thị trấn hay gần làng mạc và
thờ cúng lửa.
(4) Đời sống của vị Sa-môn mà không thể thực hành ngay cả bấy
nhiêu, bèn dựng lên một cái giả ốc có lối vào từ bốn hướng tại ngã
tư đường, để kiếm tiến bằng cách cung cấp nước uống cho tất cả
mọi người đến từ bốn hướng.
Đức Phật mô tả bốn loại Sa-môn này tạo thành những Bà-la-môn
và Sa-môn mà xã hội gọi là những người hầu của vị Sa-môn có Minh
và Hạnh. Ambaṭṭha và thầy của vị ấy thiếu Minh và Hạnh như vậy. Họ
thuộc về bốn loại Sa-môn và Bà-la-môn thoái hóa, không bàn về
những hạng Sa-môn chân chánh có hai đức tánh này, Đức Phật luận ra
những sự thật này từ Ambaṭṭha qua câu hỏi của vị ấy và rồi phê bình
vị ấy lần thứ nhất.
344 Đại Phật Sử - Tập 4

“Này Ambaṭṭha! Ngươi và thầy của ngươi không có Minh và


Hạnh tối cao. Ngươi thậm chí không có phẩm chất thấp hơn của
những hạng Sa-môn mà cách sống của họ là nguyên nhân dẫn đến sự
hoại diệt của Minh và Hạnh.
“Này Ambaṭṭha! Thầy của ngươi là Bà-la-môn Pokkharasāti
không có những phẩm chất thấp hơn (dẫn đến sự hoại diệt như vậy),
tuy nhiên vị ấy nói một cách xấc xược: “Những vị Sa-môn đầu trọc hạ
đẳng, vô dụng, sanh lên từ bàn chân của Phạm thiên là loại người gì?
Làm sao những người Bà-la-môn thông thuộc Tam phệ đà có thể bàn
luận với họ được? Này Ambaṭṭha! Ngươi hãy chú ý đến khuyết điểm
này của ông thầy Bà-la-môn Pokkharasāti.”
Sau đó Đức Phật nói thêm rằng:
“Này Ambaṭṭha! Thầy Bà-la-môn Pokkharasāti của ngươi, thọ
hưởng những đặc ân của đức vua Pasenadī Kosal. Tuy nhiên, đức vua
không cho ông ấy cơ hội diện kiến. Cũng vậy, khi hỏi ý kiến của Bà-
la-môn Pokkharasāti thì đức vua hỏi từ sau bức màn. Này Ambaṭṭha!
Tại sao đức vua không cho vị ấy đến diện kiến, ngươi là người nhận
lãnh những đồ trữ một cách hợp pháp do đức vua ban cho, (ngươi hãy
suy nghĩ về lý do của vấn đề này)? Này Ambaṭṭha! Ngươi hãy chú ý
khuyết điểm này của ông thầy Bà-la-môn Pokkharasāti.”
Đây là lời chỉ trích lần thứ hai do Đức Phật nói ra.
(Ở đây, vị Bà-la-môn biết mantra (chú) để lừa gạt trước mặt
người khác (summukhā avaṭṭaṁ). Khi đức vua đeo một vật trang sức
rất đắc giá, vị ấy đứng gần đức vua, đọc chú và thì thầm tên của vật
trang sức khiến đức vua phải cho vật trang sức ấy mà không thể nói
‘Ta sẽ không cho’. Rồi vào một ngày hội, đức vua ra lệnh: “Hãy đem
vật trang sức mahāraha đến cho trẫm.” Những người hầu bèn tâu rằng
đức vua đã cho nó đến Bà-la-môn Pokkharasāti. Đức vua bèn hỏi tại
sao vua lại cho và các quan trả lời rằng vị Bà-la-môn biết mantra đã
gạt đức vua và lấy vật trang sức mahāraha.
(Các quan khác cũng vậy, họ ganh tỵ với Bà-la-môn kia vì quan
hệ thân mật với đức vua, nói rằng: “Tâu đại vương! Bà-la-môn
Pokkharasāti có một bệnh cùi mang tên là bệnh bạch bì. Loại bệnh này
Tỳ khưu Minh Huệ 345

lan truyền do tiếp xúc từ thân. Vì vậy xin đừng ôm và vuốt ve Bà-la-
môn như bệ hạ làm khi gặp ông ta.” Từ dạo ấy, đức vua không cho
phép vị Bà-la-môn được đến yết kiến).
Tuy bị mất ân huệ này nhưng Bà-la-môn Pokkharasāti là một học
giả uyên bác về luật pháp và chính trị; không một điều gì bị sai lầm
nếu nó được thi hành sau khi tham khảo ý kiến của vị ấy. Thế nên, đức
vua ngồi đằng sau bức màn và hỏi ý kiến của vị Bà-la-môn ngồi ở bên
ngoài bức màn.
(Điều này không ai biết ngoài đức vua và vị Bà-la-môn. Đức
Phật tiết lộ bí mật này (không phải để hạ nhục vị Bà-la-môn ) vì Ngài
biết rằng sự phơi bày như vậy chắc chắn sẽ thuyết phục những người
khác tin vào Nhất thiết trí của Ngài).
Rồi Đức Phật lại hỏi Ambaṭṭha và làm cho vị ấy thừa nhận rằng
không thể nào một người bình dân hay nô lệ của ông ta trở thành vua
hay vị quan chỉ bằng cách ngồi vào chỗ mà vua của nước Kosala đã
ngồi nói chuyện với các quan hay các công chúa, hay bằng cách lập lại
những gì mà họ đã nói ra trong những cuộc hội họp. Như vậy, Đức
Phật chỉ ra rằng cũng dường thế ấy, không thể nào để Ambaṭṭha hay
thầy của vị ấy trở thành một ẩn sĩ chỉ bằng cách tụng đọc hay giảng
dạy Tam phệ dà mà đã được tụng đọc hay giảng dạy bởi những ẩn sĩ
xưa như Aṭṭhaka, Vāmaka và những ẩn sĩ khác.
Đức Phật hỏi lại Ambaṭṭha và làm cho vị ấy thừa nhận rằng
không giống như Amaṭṭha và ông thầy của vị ấy, Aṭṭhaka, Vāmaka và
những ẩn sĩ khác thời cổ xưa không mặc y tốt, ăn vật thực ngon, đi lại
có nữ nhân bên cạnh, ngồi trong những chiếc xe ngựa tốt, ở trong
những tòa nhà đẹp có canh phòng cẩn mật và say đắm trong dục lạc.
Sau đó để kết luận, Đức Phật nói rằng:
“Này Ambaṭṭha! Như vậy, ngươi và thầy của ngươi không phải
là những ẩn sĩ hay những người sẽ trở thành ẩn sĩ. Ngươi có hoài nghi
về địa vị Phật của ta thì nên đoạn trừ hoài nghi ấy bằng cách hỏi Ta,
Ta sẽ diệt trừ hoài nghi ấy của ngươi bằng cách trả lời những câu hỏi.
(Đức Phật nói như vậy vì không thể có việc Ambaṭṭha chứng đắc Đạo
Quả trong kiếp hiện tại. Ngày cứ thế trôi qua. Chàng trai Bà-la-môn
346 Đại Phật Sử - Tập 4

đến xem xét những tướng hảo của Đức Phật. Bấy giờ đã quên mục
đích chuyến viếng thăm của vị ấy và vì vậy Đức Phật quyết định nhắc
nhở vị ấy một cách gián tiếp.
Không ai có thể xem xét tướng hảo của Đức Phật khi Ngài
đang ngồi hoặc nằm. Sự xem xét chỉ có thể thực hiện được khi Ngài
đang đứng hoặc đang đi. Thông lệ của chư Phật là đứng lên và đi khi
có người đến quan sát các tướng hảo. Vì lý do này, Đức Phật bèn ra
khỏi tịnh xá và bước đi. Ambaṭṭha theo sát Đức Phật.

Hai tướng hảo hiển thị

Khi đang đi phía sau Đức Phật, Ambaṭṭha tìm xem 32 tướng hảo
của bậc đại nhân trên thân của Đức Phật. Vị ấy thấy được 30 tướng.
Tuy nhiên, vị ấy không thấy hai tướng còn lại, đó là (1) tướng Mã âm
tàng và (2) tướng cái lưỡi dài, dẹp và rộng. Do đó vị ấy có những hoài
nghi.
Đức Phật biết rõ điều này, Ngài dùng năng lực thần thông hiển
thị tướng Mã âm tàng để chàng trai Ambaṭṭha thấy. Rồi Đức Phật thè
cái lưỡi của Ngài ra và đưa nó qua cả hai bên lỗ tai (hiển thị bề dài của
nó), đưa nó vào trong cả hai lỗ mũi ( để cho thấy tánh chất mềm dẻo
của nó) và che cái trán bằng cái lưỡi của Ngài (để cho thấy bề rộng
của nó).
Khi ấy, Ambaṭṭha kết luận rằng Đức Phật thực sự có những
tướng hảo ấy và từ giả Đức Phật nói rằng: " Thưa Ngài Gotama!
Chúng tôi đi đây. Chúng tôi có nhiều việc phải làm.” Khi ấy, Đức Phật
nói rằng: "Này Ambaṭṭha! Ngươi có thể đi nếu ngươi muốn.”
Ambaṭṭha bước vào cỗ xe được kéo bằng con la và rời đi.

Việc Ngài thè lưỡi và đưa nó qua hai tai phải và trái

Lúc bấy giờ, giáo sư Bà-la-môn Pokkharasāti đã rời khỏi thành


phố Okkattha và cùng với nhiều vị Bà-la-môn đang chờ đợi Ambaṭṭha
trong khu vườn của vị ấy. Ambaṭṭha đi xe đến khu vườn. Sau khi đảnh
Tỳ khưu Minh Huệ 347

lễ thầy, vị ấy ngồi xuống ở một chỗ nọ. Tiếp theo là cuộc đàm thoại
giữa ông thầy và Ambaṭṭha.
Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Ngươi đã thấy Sa-môn Gotama chưa?
Ambaṭṭha: Dạ thưa thầy! Chúng con đã thấy Sa-môn Gotama rồi.
Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Tiếng đồn về danh tiếng của Sa-môn
Gotama đúng hay sai? Tiếng đồn về danh tiếng của Sa-
môn Gotama có cơ sở hay không có cơ sở?
Ambaṭṭha: Dạ thưa thầy! Tiếng đồn về danh tiếng của Sa-môn
Gotama là thật. Danh tiếng của Sa-môn Gotama là có
cơ sở. Sa-môn Gotama thực sự có 32 tướng hảo của
bậc đại nhân và những tướng ấy hoàn toàn có thật.
Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Ngươi có nói chuyện với Sa-môn
Gotama không?
Ambaṭṭha: Dạ thưa thầy! Có, con có nói chuyện với Sa-môn
Gotama.
Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Ngươi nói chuyện với Sa-môn Gotama
như thế nào?
Ambaṭṭha kể lại với ông thầy của về cuộc đàm thoại giữa vị ấy
với Đức Phật. Khi ấy, giáo sư Pokkharasāri nói rằng:
“Ồ! Bậc hiền trí trẻ của ta thật đáng kinh ngạc. Ôi! Khả năng
chuyên môn về Tam phệ đà của các ngươi thật rất kỳ diệu. Với một
người trợ lý như vậy (như Ambaṭṭha), người ta chắc chắn sẽ đi vào
một trong bốn khổ cảnh sau khi thân hoại mạng chung.”
Vị ấy quở trách Ambaṭṭha, giận dữ và bất mãn, vị ấy đá chàng
trai khiến chàng trai ngã lăn. Vị ấy tức giận Ambaṭṭha nhưng trong
phút chốc cũng sanh khởi ước muốn đi gặp Đức Phật (về phần
Ambaṭṭha, ân huệ mà trước kia vị ấy có được là làm người đánh xe đi
chung với ông thầy của vị ấy này đã bị mất và kể từ đó vị ấy phải đi
bộ trước cỗ xe).

Pokkharasāti viếng thăm Đức Phật


348 Đại Phật Sử - Tập 4

Bà-la-môn Pokkharasāti rất nóng lòng muốn gặp Đức Phật nhưng
các vị Bà-la-môn khác bảo vị ấy hãy hoãn lại chuyến đi ấy cho đến
ngày hôm sau vì đã quá trễ để lên đường vào ngày hôm ấy.
Rồi sau khi sửa soạn vật thực thượng vị, vị ấy để vật thực vào
trong xe, cho đốt lên những ngọn đuốc và ra khỏi thành phố Okkattha,
đi đến khu rừng Icchanāngala. Vị ấy đi bằng xe đến chỗ có thể đi
được, rồi bước xuống xe và đi bộ đến Đức Phật. Vị ấy chào Đức Phật,
trao đổi những lời hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một nơi hợp lẽ.
Sau khi đã an tọa, Bà-la-môn Pokkharasāti bắt đầu cuộc đàm đạo
với Đức Phật.
Pokkharasāti: Thưa Sa-môn Gotama! Người đệ tử Ambaṭṭha của tôi
có đến chỗ này không?
Đức Phật: Này ông Bà-la-môn! Người đệ tử của ông có đến đây.
Pokkharasāti: Thưa Sa-môn Gotama! Ngài có nói chuyện với
Ambaṭṭha không?
Đức Phật: Này ông Bà-la-môn! Ta có nói chuyện với Ambaṭṭha.
Pokkharasāti: Thưa Sa-môn Gotama! Ngài đã nói chuyện với
Ambaṭṭha như thế nào?
Khi ấy Đức Phật nói cho Bà-la-môn Pokkharasāti biết về cuộc
trò chuyện giữa Ngài với Ambaṭṭha. Bà-la-môn Pokkharasāti xin lỗi
Đức Phật, nói rằng: "Thưa Sa-môn Gotama! Chàng trai Ambaṭṭha là
một kẻ ngu. Xin Ngài hãy xá lỗi cho nó.” Đức Phật nói: “Này ông Bà-
la-môn! Cầu mong cho Ambaṭṭha được hạnh phúc.” Như vậy là đã xá
lỗi cho chàng trai.

Sự dò xét của Pokkharasāti

Khi ấy Bà-la-môn Pokkharasāti tìm kiếm 32 tướng hảo của bậc


đại nhân trên thân của Đức Phật. Vị ấy thấy 30 tướng hảo như
Ambaṭṭha đã thấy, nhưng không thấy hai tướng kia là tướng Mã âm
tàng và tướng lưỡi dài và rộng, vị ấy khởi tâm hoài nghi.
Biết rõ điều này, Đức Phật dùng thần thông hiện ra tướng Mã âm
tàng khiến cho vị Bà-la-môn trông thấy. Rồi Đức Phật thè cái lưỡi của
Tỳ khưu Minh Huệ 349

Ngài và đưa nó đến cả hai bên lỗ tai phải và trái (để cho thấy bề dài
của nó), đưa nó vào trong hai lỗ mũi trái và phải (để cho thấy tánh
mềm dẻo của nó), và che cái trán bằng cái lưỡi (để cho thấy bề rộng
của nó).
Khi ấy, Bà-la-môn Pokkharasāti thực sự tin rằng Đức Phật chắc
chắn sở hữu tất cả 32 tướng hảo của bậc đại nhân và nói rằng: "Xin
thỉnh Thế Tôn và chúng Tăng đến thọ thực tại nhà con vào ngày hôm
nay vì lợi ích của con.”
Đức Phật im lặng nhận lời.
Khi biết được Đức Phật đã nhận lời, Bà-la-môn Pokkharasāti bèn
thông báo với Ngài rằng bữa ăn đã được sẵn sàng, đã đến giờ để Đức
Phật thọ thực. Rồi Bà-la-môn Pokkharasāti và những đệ tử của vị ấy
bắt tay làm những phận sự và đích thân hầu hạ Đức Phật và chúng
Tăng bằng vật thực thượng vị. Khi Bà-la-môn biết rằng Đức Phật đã
độ thực xong, vị ấy lấy ghế và ngồi xuống ở một nơi phải lẽ.
Đức Phật bèn thuyết tuần tự Pháp đến Bà-la-môn Pokkharasāti,
là pháp dẫn đến Đạo Quả, (1) bố thí, (2) trì giới, (3) sự đạt đến cõi chư
thiên, (4) Thánh Đạo dẫn đến Đạo, Quả và Niết bàn. Khi theo dõi
những pháp thoại này, tâm của vị Bà-la-môn trở nên an tịnh, lắng dịu,
thoát khỏi các chướng ngại, hoan hỉ và trong sáng, rồi Đức Phật
thuyết Tứ Diệu Đế mà Ngài đã chứng ngộ (sāmukkaṁsika) và Bà-la-
môn chứng đắc Quả thánh Nhập lưu.

Lời thỉnh cầu đặc biệt của Pokkharasāti

Khi ấy, Bà-la-môn Pokkharasāti, người đã trở thành bậc Thánh


Nhập lưu bạch với Đức Phật rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Giáo pháp của Ngài khả ái như một vật bị
úp lại được lật lên, như một vật bị che đậy được mở ra, như một người
bị lạc đường được chỉ đúng đường, như những cây đuốc được thắp
sáng trong đêm tối để những ai có mắt sáng có thể thấy các cảnh vật.
Thế Tôn đã thuyết giảng Chánh Pháp rõ ràng cho con bằng nhiều
cách.
350 Đại Phật Sử - Tập 4

Bạch Đức Thế Tôn! Cùng với con trai con gái, vợ, tùy tùng và
những người cố vấn của con, con xin được quy y nơi Đức Thế Tôn,
quy y nơi Giáo Pháp, quy y nơi chúng Tăng. Từ nay trở đi, xin Ngài
hãy xem con là cận sự nam quy y Tam bảo đến trọn đời.
Khi Đức Thế Tôn đến viếng nhà của những cận sự khác tại
Okkaṭṭha, xin Thế Tôn bi mẫn viếng thăm nhà của con. Những chàng
trai và những cô gái trong nhà của con sẽ đảnh lễ Ngài; họ sẽ tiếp đón
Ngài; họ sẽ dâng chỗ ngồi và nước uống đến Ngài; họ sẽ khởi sanh
nhiều đức tin. Sự viếng thăm của Ngài sẽ dẫn họ đến lợi lạc và sự phát
đạt trong một thời gian dài.”
Như vậy, sau khi đã quy y Phật, Pháp, Tăng ở mức độ siêu thế,
vị ấy thỉnh Đức Phật về nhà của ông ta. Sự quy y của Bà-la-môn
Pokkharasāti đến Đức Phật, v.v… khác với sự quy y của những cận sự
khác ở chỗ (1) nó bao gồm con trai, con gái, vợ, tùy tùng và những vị
cố vấn của vị ấy và (2) qua đoạn cuối vị ấy giải thích những lý do về
sự quy y của vị ấy.
Đức Phật tán dương vị Bà-la-môn: “ Này ông Bà-la-môn! Ông
đã khéo nói” và nhận lời mời.

KẾT THÚC CHƯƠNG 35

CÂU CHUYỆN VỀ MĀRA


Tỳ khưu Minh Huệ 351

CHƯƠNG 36

CHIỀU CAO CỦA ĐỨC PHẬT ĐƯỢC ĐO


BỞI MỘT BÀ-LA-MÔN

Vào một dịp nọ, có một vị Bà-la-môn là dân cư của thành


Rājagaha nghe người ta nói rằng không ai có thể đo được chiều cao
của Đức Phật Gotama. Bởi vậy, khi Đức Phật đi vào thành Rājagaha
để khất thực thì vị này cầm một cây sào dài sáu mươi hắc tay (cubit)
đứng ở ngoài cổng thành. Khi Đức Phật đến gần cổng thành, ông ta đi
đến trên tay cầm cây sào. Cây sào chỉ dài đến đầu gối của Đức Phật.
Ngày hôm sau vị Bà-la-môn nối hai cây sào dài sáu mươi hắc tay
và lại đi đến gần Đức Phật. Hai cây sào được nối lại cũng không cao
hơn thắt lưng của Đức Phật và Đức Phật đã hỏi ông ta đang làm gì.
Ông Bà-la-môn đáp lại rằng ông ta đang đo chiều cao của Ngài. Đức
Phật dạy rằng: “Này ông Bà-la-môn! Cho dù ông nối tất cả những cây
tre trong thế gian này, ông cũng không thể đo được chiều cao của Như
Lai. Chắc vậy, Như Lai không phải tu tập các pháp Ba-la-mật trải qua
bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp để người ta có thể đo được
chiều cao của Như Lai (Như Lai đã tu tập chúng đến mức mà không ai
có thể đo được chiều cao của Như Lai). Này ông Bà-la-môn. Đức Phật
là nhân vật vô song.”
Khi nói vậy, Đức Phật đọc lên câu kệ sau đây (câu kệ có trong
kinh Pháp Cú).

Te tādisē pūjayato
nibbute akutobhaye
na sakkā punnaṃ saṅkhātuṃ
imettām api kenaci.
352 Đại Phật Sử - Tập 4

Phước được thành tựu đến người có đức tin (saddhā) đảnh lễ chư
Phật, chư Phật Độc Giác và những bậc thánh khác, những bậc đã dập
tắt ngọn lửa phiền não, những bậc đã dập tắt nguồn gốc ưu bi và sợ
hãi, những bậc có những đức tánh siêu việt và có thể thấy, phước ấy
không thể đo đếm được bởi bất cứ ai trong ba cõi nhân loại, chư thiên
và Phạm thiên khi nói rằng: “Phước này có nhiều lợi ích, phước này
có nhiều lợi ích.”
Kết thúc câu kệ, tám mươi bốn ngàn chúng sanh chứng đắc
Thánh quả Nhập lưu, có cơ hội thọ hưởng phước báu Niết bàn.

Câu chuyện của vua Pukkusāti


(Từ kinh Dhatu-vibbanga, Kinh Trung bộ)

Khi vua Bimbisāra đang trị vì kinh đô Rājagaha, nước Magadha


thuộc Trung độ (Majjhima-desa); một vị vua khác cai trị thành phố
Takkasīla, biên giới của Trung độ là vua Pukkusāti.
Một thời nọ, các thương nhân của xứ Takkasīla đến kinh thành
Rājagaha bán hàng hóa. Họ mang phẩm vật và đến yết kiến vua
Bimbisāra. Họ dâng cúng phẩm vật và đứng đảnh lễ nhà vua, vua hỏi
họ sống ở đâu và họ đáp lại là họ sống ở Takkasīla.
Sau khi hỏi thêm về tình hình chính trị, về phúc lợi và về chính
thành phố Takkasīla, đức vua hỏi tên của nhà vua xứ này. Khi các
thương nhân trả lời tên vua là Pukkusāti, đức vua hỏi vua của họ có
thọ trì mười vương pháp không. Họ trả lời: “Tâu đại vương, hoàng đế
của chúng tôi có thọ trì mười vương pháp. Vị ấy trợ giúp phúc lạc của
dân chúng bằng bốn pháp trợ tiếp độ (saṁgaha-dhamma) là sassa-
medha, purisa-medha, sammapasa và vācāpeyya. Vị ấy xử sự như là
cha mẹ của dân chúng và đem lại hạnh phúc cho họ giống như cha mẹ
thường làm đối với đứa con đang ngủ say trong vòng tay của họ.”
1) Sassa-medha: sự thận trọng liên quan đến mùa màng. Trong việc
đánh thuế hoa lợi đất đai, chỉ được thu một phần mười trong số thu
hoạch mùa màng.
Tỳ khưu Minh Huệ 353

2) Purisa-meddha: sự thận trọng liên quan đến dân chúng và quân sĩ


đang phục vụ. Sự ban phát phần thưởng và lương thực nửa năm
một lần.
3) Sammapasa: thu phục nhân tâm. Cho người nghèo vay tiền mặt,
một hay hai ngàn mà không lãi suất trong ba năm.
4) Vācāpeyya: ái ngữ ví như ‘này chàng trai’, ‘ thưa chú’ v.v… được
mọi người xưng hô với nhau tùy theo tuổi tác.
Vua Bimbisāra vẫn hỏi thêm: “ Vua các ngươi bao nhiêu tuổi?”
Các thương nhân trả lời về tuổi tác của vua Pukkusāti và hóa ra cả hai
vị vua cùng tuổi.
Rồi đức vua lại nói: “Này các bạn, vua của các vị là bậc minh
quân. Vị ấy cùng tuổi với trẫm. Các vị có thể làm bạn với vua của các
vị không?” Khi câu trả lời là được, vua Bimbisāra miễn cho họ mọi
phận sự theo tục lệ, cho họ chỗ ngụ và kết thúc cuộc nói chuyện bằng
cách bảo họ hãy đến gặp vị ấy trước khi rời khỏi kinh thành.
Tuân theo lệnh của vua Bimbisāra, các thương nhân đến gặp vua
vào đêm trước khi ra đi, đức vua nói: “ Này các bạn, chúc các vị về
nước thượng lộ bình an. Hãy nhân danh ta vấn an sức khỏe của đức
vua và thay mặt ta nói rằng ta muốn kết bạn với vị ấy.”
“Thưa vâng,” các thương nhân đáp lời rồi họ trở về Takkasilā.
Khi về đến nơi, họ sắp xếp hàng hóa vào một nơi gọn gàng rồi đến yết
kiến đức vua sau bữa ăn sáng. Đức vua hỏi: “ Các vị đã đi đâu? Thời
gian gần đây, trẫm không gặp các vị.” Các thương nhân tường thuật
mọi việc đến đức vua. Khi ấy, đức vua hoan hỷ, nói rằng: “ Thật tuyệt
vời! Nhờ các vị mà trẫm có một người bạn và đồng minh ở Trung độ.”
Sau đó, các thương nhân ở Rājagaha đến Takkasilā để buôn bán.
Họ dâng tặng vật đến vua Pukkusāti. Khi đức vua biết họ đến từ
Rājagaha, kinh thành của vị vua bạn, đức vua nói rằng, “Các vị là
những người khách từ Rājagaha đến, kinh thành của người bạn và
đồng minh của trẫm, vua Bimbisarā.” Các vị thương nhân xác nhận.
Sau đó nhà vua hỏi về sức khỏe của vua bạn và cho đánh trống
công bố trong dân chúng: “Từ hôm nay trở đi, tất cả thương nhân đến
từ kinh thành của vương quốc của vua Bimbisarā, đi bộ hoặc đi xe, sẽ
354 Đại Phật Sử - Tập 4

được cung cấp nơi ở và lương thực trong kho của hoàng gia. Họ sẽ
được miễn tất cả thuế. Không có bất cứ phiền hà nào xảy đến với họ.”
Vua Bimbisarā cũng làm tương tự như vậy.

Sự trao đổi thông tin giữa hai vị vua

Khi ấy, vua Bimbisāra nhắn tin đến đức vua Pukkusāti rằng:
“Này bạn! Những viên đá quý như hồng ngọc, ngọc trai, v.v… thường
được tìm thấy ở những vùng biên giới. Nếu bạn tìm thấy những loại đá
quý khác nhau chế biến thành những vật hấp dẫn và có những tin tức
sốt dẽo thì hãy báo cho tôi biết với.”
Đức vua Pukkusāti nhắn tin trả lời rằng: “Này bạn! Xứ Trung thổ
là miền đất vĩ đại. Nếu bạn có những viên đá quý hấp dẫn thuộc nhiều
loại khác nhau mà xuất hiện ở đó thì xin hãy báo cho tôi biết.”
Khi ngày, tháng, năm trôi qua, hai vị vua vẫn là hai người bạn
keo sơn như vậy nhưng không thấy mặt nhau.

Quà tặng của vua Pukkusāti

Trong khi hai vị vua cam kết với nhau là sẽ chia sẻ tin tức về báu
vật tiềm tàng của họ thì có một vật rất đặc biệt đáng được làm quà
tặng đã phát sanh đến đức vua Pukkusāti trước tiên. Vị vua này có tám
xấp vải muslin, năm màu vô giá. “Những xấp vải này có chất lượng
mịn màng,” đức vua suy nghĩ: “Ta sẽ gửi chúng làm quà tặng của ta
đến vua Bimbisāra, bạn của ta.” Vị ấy cho người làm tám cái hộp bằng
gỗ đàn hương, mỗi hộp có kích thước bằng quả cầu được quay trên
một cái máy tiện. Trong mỗi cái hộp, vị ấy đặt một tấm vải muslin và
đắp mủ cao su bên ngoài hộp, những cái hộp được làm thành những
quả cầu. Rồi mỗi quả cầu được bọc bên ngoài bằng một tấm vải trắng
rồi được đặt trong cái hộp bọc bằng một tấm vải khác và viết lên dòng
chữ: “Hãy trao nó đến bạn của ta, vua Bimbisāra.” Đức vua sai các
quan đem những cái hộp này đến đức vua Bimbisāra. Vị ấy cũng gửi
Tỳ khưu Minh Huệ 355

lời nhắn sau: “Tôi muốn bạn mở cái hộp này và xem những món quà
giữa sự chứng kiến của các quan tại trung tâm của thành phố.”
Các quan đi đến Rājagaha và dâng vật tặng. Khi nghe tin, vua
Bimbisāra truyền lệnh đánh trống cho các quan chức hội họp giữa
trung tâm của thành phố, Đức vua ngồi trên chiếc ngai vàng bằng châu
báu dưới cái lọng trắng. Rồi vị ấy gỡ bỏ dấu niêm phong, những lớp
vải bọc ngoài và mở ra cái hộp. Khi mở ra cái hộp, vị ấy trông thấy
những trái cầu bằng mủ, đức vua chợt nghĩ: “Ồ, bạn của ta, vua
Pukkusāti đã gửi những hột súc sắc này làm quà tặng, chắc vị ấy hiểu
lầm ta là người thích đánh bạc, ghiền trò súc sắc.” Nghĩ vậy, đức vua
cầm trái cầu lăn nó trong lòng bàn tay, đoán sức nặng.
Khi đức vua gõ trái cầu vào chân của chiếc ngai vàng thì lớp mủ
rớt ra. Vị ấy mở hộp có mùi hương một cách nhẹ nhàng bằng những
cái móng tay của vị ấy và khi trông thấy báu vật là vải muslin, vị ấy
truyền lệnh cho mở ra cả bảy cái hộp. Họ thấy tận mắt tất cả những gì
được chứa trong cái hộp là vải muslin vô giá. Những mảnh vải được
trải ra và được đo, họ nhận thấy có nhiều màu xinh đẹp và mịn màng,
mỗi tấm vải dài mười hắc tay và rộng tám hắc tay. Khi thấy bảo vật là
vải muslin, mọi người vỗ tay và tung lên những cái khăn trùm đầu của
họ. Họ vui sướng nói rằng: “Đức vua của chúng ta và vị vua Pukkusāti
chưa bao giờ thấy mặt nhau, thế mà vua Pukkusāti đã gửi những tặng
vật vô giá như thế. Thật thích hợp để kết bạn với một vị vua như
vậy.”.
Vua Bimbisāra cho định giá mỗi tấm vải muslin và thấy chúng
vô giá không thể ước lượng được, vị ấy dâng lên Đức Phật bốn tấm
và giữ lại bốn tấm trong cung điện của mình.

Quà tặng đáp lại của vua Bimbisarā

Khi ấy, vua Bimbisāra tự hỏi như vầy: “Tặng vật đáp lại phải trội
hơn tặng vật nhận được. Bạn của ta, vua Pukkusāti đã gửi cho ta tặng
vật vô giá. Ta nên gửi tặng vật nào để biếu vị ấy?”
356 Đại Phật Sử - Tập 4

Ở đây, có thể nói rằng:"Vậy tại kinh thành Rājagaha không có báu
vật nào quý giá hơn hay sao?” Câu trả lời: Không phải là không có
báu vật nào quý giá hơn. Vua Bimbisāra là một vị đại vương. Do đó,
không thể nào mà không có thứ tốt hơn tám mảnh vải muslin. Tuy
nhiên, từ lúc vị ấy chứng đắc Đạo quả Nhập lưu thì mọi báu vật trong
thế gian đều không khả ái đối với tâm của đức vua. Chỉ có Tam bảo là
Phật, Pháp, Tăng mới đáng yêu quý. Do đó, để chọn lựa vật có giá trị
nhất làm quà tặng, đức vua đã suy xét theo cách sau đây.
“Trong thế gian này bảo vật (ratana) có hai loại: hữu tình
(saviññāṇaka) và vô tình (aviññāṇaka). Trong hai loại này, loại vô
tình như vàng, bạc và bất cứ bảo vật nào khác chỉ để trang sức cho bảo
vật hữu tình. Do đó, bảo vật hữu tình là đáng tán dương hơn.”
“Lại nữa, bảo vật hữu tình có hai loại: loài người và súc sanh.
Loài vật như voi ngựa hay bất cứ loài vật nào, chỉ làm việc phục vụ
cho con người. Do đó, bảo vật về loài người là đáng ca ngợi hơn.”
“Lại nữa, bảo vật về loài người cũng có hai loại: nam và nữ.
Người nữ dù là vợ của vị Chuyển luân vương cũng phải hầu hạ cho
người đàn ông. Do đó, bảo vật về người nam là đáng tán dương hơn.”
“Lại nữa, bảo vật về người nam cũng có hai loại: người làm gia
chủ (agārika) là người sống phấn đấu cho gia đình của mình, và người
xuất gia (anāgārika) là người không phấn đấu cho gia đình của mình.
Gia chủ dù là Chuyển luân vương cũng phải đảnh lễ bằng năm điểm
chạm đất đến vị Sa-di mới xuất gia trong ngày. Do đó, bảo vật về
người xuất gia là đáng tán dương nhất.”
“Lại nữa, bảo vật về Sa-môn cũng có hai loại: Sa-môn hữu học
(sekkha), phàm phu hoặc người đã chứng đắc những tầng thánh thấp.
Sa-môn vô học (asekkha), bậc A-la-hán, cho dù một trăm ngàn bậc
hữu học cũng không bằng một bậc vô lậu học, bậc A-la-hán. Do đó,
bảo vật về bậc vô lậu học là đáng ca ngợi hơn”.
“Lại nữa, bảo vật về bậc vô lậu học cũng có hai loại: Đức Phật và
Thinh văn đệ tử của Đức Phật. Cho dù một trăm ngàn Thinh văn đệ tử
của Đức Phật cũng không bằng một vị Phật Toàn Giác. Do đó, bảo vật
về Đức Phật Toàn Giác là đáng ca ngợi hơn.”
Tỳ khưu Minh Huệ 357

“Lại nữa, bảo vật về Phật cũng có hai loại: Phật Độc Giác và
Phật Toàn Giác. Cho dù một trăm ngàn vị Phật Độc Giác cũng không
bằng một vị Phật Toàn Giác. Do đó, Đức Phật Toàn Giác là đáng ca
ngợi hơn.”
“Quả thật vậy, trong thế gian này cùng với thế giới chư thiên và
Phạm thiên không có gì quý báu hơn Đức Phật Chánh đẳng giác. Do
đó, ta sẽ gửi báu vật vô song đến người bạn của ta là vua Pukkusāti.”
Khi nghĩ như vậy, vua Bimbisāra hỏi các quan đến từ Takkasilā
xem họ đã từng thấy Tam bảo ở xứ của họ chưa. Các quan đáp lại rằng
họ chưa từng nghe nói đến, chứ nói gì là thấy. Đức vua rất hoan hỉ vì
bấy giờ vị ấy có cơ hội để gửi đi tặng vật mà không được tìm thấy ở
Takkasīla. Rồi đức vua nghĩ rằng: “Ta có thể thỉnh Đức Thế Tôn đến
Takkasīla, kinh đô của vua Pukkusāti bạn của ta để nâng cao tâm linh
cho mọi người. Nhưng Đức Thế Tôn không có thông lệ trải qua đêm ở
những vùng biên giới. Thế nên, thật không thể nào để Đức Thế Tôn đi
đến đó.”
“Giả sử ta có thể thỉnh được đại đức Sāriputta, Mahā Moggallāna
và những đại đệ tử đại A-la-hán khác đến đó. Nhưng sự thật thì ngay
khi ta vừa nghe tin về sự lưu trú của những vị đại trưởng lão tại những
vùng biên giới, thì ta gởi người đến đưa các Ngài về đây bằng bất cứ
phương tiện nào có thể và phục vụ những nhu cầu cho các Ngài. Như
vậy, không thể nào để các vị đại trưởng lão đi đến đó.”
“Do đó, ta sẽ gửi một bức thông điệp có mục đích giống y như
Đức Thế Tôn và các vị trưởng lão đi đến Takkasīla vậy.”
Rồi đức vua cho người dệt một tấm vàng dài bốn hắc tay và rộng
nửa hắc tay, không quá dày cũng không quá mỏng. Vào ngày đức vua
dự định sẽ viết lên tấm vải vàng, vua gội đầu vào lúc sáng sớm, tắm
rửa, nguyện thọ trì bát quan trai giới và sau bữa ăn trưa, vị ấy không
trang điểm tràng hoa hay bất cứ vật thơm nào khác. Rồi cầm cái tách
bằng vàng đựng mực son, vị ấy đóng tất cả các cánh cửa ở tầng dưới
và đi lên tầng trên. Và để có nhiều ánh sáng, vị ấy mở cánh cửa sổ ở
hướng đông và ngồi trong căn phòng thoáng mát. Đức vua viết lên
tấm vải vàng như sau:
358 Đại Phật Sử - Tập 4

Trong thế gian này đã xuất hiện bậc Đạo-Sư, bậc A-la-hán
(Arahaṁ), Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddha), Minh Hạnh Túc
(Vijjā-caraṇa-sampaññā), Thiện Thệ (Sugata), Thế gian Giải
(Lokavidū), Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu (Anuttaro-
purisa-damma-sārathi), Thiên Nhơn Sư (Satthā-
devamanussānaṃ), Phật (Buddha), Thế Tôn (Bhagavā).

Như vậy, đầu tiên đức vua viết lên những ân đức của Đức Phật.
Rồi vị ấy mô tả cách vị Bồ tát thực hành mười pháp Ba-la-mật
(pāramī); cách mà sau khi mạng chung ở cõi trời Tusitā, vị ấy thọ
sanh vào lòng mẹ; cách mà vào lúc ấy, xuất hiện 32 điềm tướng vĩ đại
dường như mở tung hết cả thế giới; cách mà những phép lạ đi theo sự
thọ sanh của vị ấy; cách mà thực hành pháp khổ hạnh và phấn đấu để
Giác ngộ; cách Ngài ngồi trên Bồ đoàn Aparājita và chứng ngộ Nhất
thiết trí; cách Ngài đạt được những năng lực thần thông làm cho toàn
thể thế giới mở ra trước mặt Ngài. Cuối cùng, vua Bimbisāra viết rằng
trong thế giới của chư thiên và Phạm thiên không có báu vật nào quý
hơn Phật bảo (Buddha ratana) có được những ân đức vĩ đại như vậy.
Đức vua lại mô tả một số ân đức khác của Đức Phật trong câu kệ sau:

Yaṁ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā


saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
na no samaṃ atthi Tathāgatena
idam’pi Buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu.
Sau đó, để tán dương Pháp bảo (Dhamma ratana) đức vua bèn
viết ra sáu ân đức của Pháp Bảo là:

Pháp được Đức Phật khéo thuyết (svākhāta), dẫn đến những kết
quả có thể thấy được trong chính kiếp sống này (sandiṭṭhika), có
lợi ích tức thì (akālika), mọi người đều đến và thấy (ehipassika),
có thể thực hành hay có thể chứng đắc (opaneyyika), đáng để bậc
Tỳ khưu Minh Huệ 359

trí tự mình chứng nghiệm (paccattam-vedittabbo viññūhi). Đức


vua cũng kể ra những đức tánh đặc biệt như 37 pháp trợ Bồ Đề
(Bodhipakkhiya Dhamma) như Tứ Niệm Xứ (satipatthana), Tứ
Chánh Cần (sammappadhana), Tứ Thần Túc (iddhi-pada), Ngũ
Căn (indriya), Ngũ Lực (bala), Thất Giác Chi (bojjhanga), Bát
Chánh Đạo (magganga).

Rồi đức vua mô tả những ân đức của Pháp riêng một phần như
sau:

Yaṃ buddhaseṭṭho parivannāyī suciṃ


samādhiṃ anantarikaññam āhu;
Samādhinā tena samo na vijjati;
idam’pi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu.
Rồi để tán dương Tăng Bảo, đức vua bèn viết ra chín ân đức của
Tăng Bảo, trong đó bốn ân đức đầu tiên là:

Chư Thinh văn đệ tử của Đức Phật có thiện hạnh


(suppatipaññātā), chánh trực hạnh (ujupatipaññātā), chánh như lý
hạnh (nāya patipaññātā), hòa kính hạnh (sāmīci-patipaññātā),
đáng được cúng dường (āhuneyya), đáng được đãi mời
(pāhuneyya), đáng được thọ lãnh vật cúng thí (dakkhineyya), đáng
được lễ bái (añjali-karaṇīya), phước điền vô thượng của thế gian
(anuttara-puññakkhetta lokassa).

Rồi đức vua tiếp:


“Vị thiện nam tử thuộc dòng dõi cao quý và có thiện hạnh nghe
những lời của Đức Phật và từ bỏ thế gian để trở thành Sa-môn. Một
số làm như vậy khi từ bỏ lạc thú của một vị vua, một số từ bỏ lạc thú
của vị thái tử, một số từ bỏ địa vị lãnh đạo tối cao, v.v… Sau khi trở
thành Sa-môn, họ sống cuộc đời phạm hạnh.”
360 Đại Phật Sử - Tập 4

Sau lời mở đầu này, về đời sống thánh thiện, đức vua viết về tiểu
giới (cūla sīla), trung giới (majjhima sīla), đại giới (mahā sīla), v.v…
như trong bài kinh Brahmajala. Vị ấy cũng viết về sự thu thúc lục căn,
sự tu tập niệm và tỉnh giác (sātisampajañña), sự tri túc đối với bốn
món vật dụng, chín loại chỗ ở thích hợp cho việc hành thiền, sự khắc
phục năm chướng ngại (nivarana), sự tạo ra những chuẩn bị bằng các
đề mục kasina để luyện tâm, phát triển các tầng thiền và các pháp thần
thông, ba mươi tám loại thiền, v.v… tất cả đều dẫn đến sự chứng ngộ
Đạo quả A-la-hán.
Sau khi mô tả chi tiết mười sáu phép niệm hơi thở
(ānāpānassati), đức vua tán dương chư Thánh Tăng đệ tử Phật.

Ye puggalā aṭṭhasataṃ pasaṭṭhā


cattāri etāni yugāni honti
te dakkhiṇeyya sugatassa sāvakā
etesu dinnāni mahāpphalāni
idampi Sanghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu.
Rồi đức vua thêm: “ Giáo pháp của Đức Thế Tôn với ba học
pháp (sikkhā) toàn hảo ở chặng đầu, toàn hảo ở chặng giữa và toàn
hảo ở chặng cuối. Đó là Giáo pháp mà chắc chắn dẫn đến sự giải thoát
khỏi sanh tử luân hồi (saṁsara). Này bạn Pukkusāti! Ta muốn khuyên
bạn hãy từ bỏ thế gian và trở thành Sa-môn nếu bạn có thể”.
Rồi đức vua cuộn tròn tấm bảng vàng, gói lại trong một tấm vải
mịn và đặt nó trong cái hộp bằng gỗ đàn hương, hộp đàn hương lại
được đặt trong một cái hộp bằng vàng, hộp bằng vàng được đặt trong
cái hộp bằng bạc, hộp bằng bạc được đặt trong cái hộp bằng hồng
ngọc, cái hộp hồng ngọc được đặt trong cái hộp bằng san hô, rồi cái
hộp san hô được đặt trong cái hộp bằng ngọc thạch lưu, rồi được đặt
trong cái hộp hồng ngọc có đốm (masāragalla), rồi được đặt trong cái
hộp bằng pha lê, đến hộp bằng ngà voi, đến hộp bằng mười loại vật
báu, đến cái hộp bằng tre đan, rồi lại được đặt trong cái hộp bằng
Tỳ khưu Minh Huệ 361

vàng, bằng bạc, bằng ngọc, bằng san hô, v.v… và hộp bằng tre đan lần
lượt như vậy hộp này trong hộp kia giống như trước.
Rồi cái hộp bằng tre được đặt trong cái hộp bằng gỗ đàn hương,
hộp đàn hương được đặt trong cái hộp bằng vàng, giống như trước là
đến hộp bằng bạc, hộp bằng hồng ngọc, hộp san hô, hộp bằng ngọc
thạch lưu, hộp bằng pha lệ, hộp bằng ngà voi, hộp bằng mười loại
châu báu và hộp bằng sơn. Rồi sau khi cho gói cái hộp bằng sơn trong
một tấm vải mịn và đóng dấu ngọc ấn của đức vua. Đức vua phán với
các quan rằng: “Này các khanh! Hãy trang hoàng các con đường trong
lãnh thổ của ta, mỗi con đường có bề rộng tám usabha, hai phần ở hai
bên mỗi bên rộng hai usabha chỉ cần đắp vá, còn phần giữa rộng bốn
usabha thì được trang hoàng bằng những thứ của hoàng gia.”
Rồi đức vua sai đặt một cái ghế trên một con voi được trang sức
đầy đủ có một cái lọng trắng được che phía trên, cho quét dọn sạch sẽ
và rưới nước các con đường của kinh đô. Những lá cờ, những lá
phướn, cờ đuôi nheo được treo lên. Ở mỗi bên của các con đường đặt
những cây chuối, những cái lu đựng đầy nước, nhiều loại hoa thơm và
vật thơm. Các sứ giả được gửi đi đến những người lãnh đạo thành phố
và tỉnh lỵ với những lời chỉ dẫn như sau:
“Các ngươi phải tôn vinh quà tặng của vua khi món quà đi qua
những nơi ở dưới quyền hành của các ngươi.”
Được trang hoàng rực rỡ đầy đủ biểu tượng của vua, và các quan
tháp tùng, đức vua đích thân lên đường khởi hành, đem theo quà tặng
thiêng liêng đến vùng biên giới với sự phô trương và nghi lễ long
trọng giữa những tiếng nhạc được tấu lên rất vui tươi. Đức vua cho nói
riêng với người đại diện có trách nhiệm giữ món quá tặng thiêng liêng
này: “Này khanh! Trẫm muốn vị vua bạn của trẫm nhận lãnh nó
không phải trước mặt của các cung phi hoàng hậu, mà vị ấy nhận lãnh
và xem nó ở tầng thượng của cung điện.”
Đức vua đảnh lễ lễ vật thiêng liêng ấy một cách rất tôn kính, xem
chuyến đi của lễ vật như cuộc viếng thăm của chính Đức Phật đến
nước biên giới. Rồi vị ấy trở về kinh đô Rājagaha.
362 Đại Phật Sử - Tập 4

Các quan chức lãnh đạo thành phố và tỉnh lỵ cũng cho sửa sang
đường sá giống như vậy và cung rước tặng vật thiêng liêng từ chỗ này
đến chỗ kia.
Sự thọ nhận bởi vua Pukkusāti

Vua Pukkusāti cũng vậy, cho người sửa sang các con đường cho
được tươi sáng, trang hoàng kinh đô thật rực rỡ và nhận quà tặng
thiêng liêng một cách long trọng.
Món quà tặng thiêng liêng đến Takkasilā một cách kinh ngạc
đúng vào ngày Bố tát. Vị quan mang vật tặng dâng lên đức vua với
lời nhắn mà vua Bimbisāra đã nói với vị ấy.
Sau khi nghe những lời nhắn, vua Pukkusāti truyền lệnh sắp xếp
mọi thứ cần thiết để tiếp đãi các vị khách và tự mình nhận lấy vật tặng
rồi đi lên tầng thượng của cung điện. Đức vua bố trí những lính canh ở
cửa để ngăn không cho bất cứ ai vào. Vị ấy mở cửa sổ, đặt món quà
tặng thiêng liêng trên một chỗ trên cao và mình ngồi ở một chỗ thấp
hơn. Rồi vị ấy gỡ dấu ấn và lớp vải phía ngoài. Khi mở ra những vật
chứa lần lượt từng cái bắt đầu từ cái hộp bằng sơn lắc, vị ấy thấy cái
hộp trong cùng bằng gỗ đàn hương và kết luận một cách đúng đắn:
“Cách mà món quà được gói khác với cách mà trong đó những bảo vật
thế gian được gói. Chắc chắn nó phải là Ratana mà đã xuất hiện ở
Trung Độ và đáng để ta quan tâm”.
Rồi đức vua mở cái hộp có hương thơm, gỡ bỏ dấu triện son của
vua và khi cầm hai chéo của miếng vải rất mịn, vị ấy nhẹ nhàng mở nó
ra và thấy cuộn bảng vàng. Đức vua đầy kinh ngạc khi thấy bài viết
sắc sảo của người viết, chữ viết đẹp và những dòng chữ viết tay. Đức
vua đọc từng chữ của bức thông điệp.
Khi vị ấy đọc đến các ân đức của Đức Phật bắt đầu bằng ‘Trong
thế gian này đã xuất hiện Đức Thế Tôn’ vị ấy trở nên ngây ngất và
lông tóc từ chín mươi chín ngàn lỗ chân lông dựng đứng. Vị ấy ngất đi
trong tư thế đứng và ngồi. Vị ấy hài lòng sâu sắc khi nghĩ về cơ hội
mà vị ấy có được, tri ân vị vua bạn Bimbisāra đã cho vị ấy cơ hội
Tỳ khưu Minh Huệ 363

được xem bức thông điệp về Phật Bảo (Buddha-ratana) mà rất khó
được dù trải qua hàng triệu kiếp.
Không thể đọc thêm nữa, vua Pukkusāti ngồi trong trạng thái suy
ngẫm cho đến khi cơn ngây ngất vơi đi. Rồi vị ấy đọc các ân đức của
Pháp bảo bắt đầu bằng ‘svākkhāta’. Đức vua lại ngất ngây như trước.
Sau khi ở trong trạng thái suy ngẫm cho đến khi cơn ngất ngây vơi đi.
Rồi vị ấy đọc đến các ân đức của Tăng bảo bắt đầu bằng
‘suppaṭipaññā’ thì cơn ngây ngất to lớn lại khởi sanh trong vị ấy
giống như trước.

Sự đắc định và xuất gia của vua Pukkusāti

Rồi đức vua đọc phần cuối trong bảng vàng mô tả về pháp thiền
niệm hơi thở, vị ấy chuyên tâm vào pháp thiền, theo dõi những chỉ dẫn
trong bảng vàng và chứng đắc thiền Sắc giới (rūpavacara jhāna). Vị
ấy trải qua thời gian thọ hưởng sự an lạc của định mà không ai khác
ngoài một người hầu trẻ được phép hầu cận vị ấy. Bằng cách này, nửa
tháng đã trôi qua.
Dân chúng của kinh thành kéo đến tụ họp ở trước sân triều và
yêu cầu đức vua xuất hiện, nói rằng:
“Đức vua đã hoàn toàn ngưng không duyệt binh hay xem ca múa
kể từ ngày vị ấy nhận món quà của vua bạn. Đức vua cũng ngưng
không ban các chiếu chỉ. Chúng tôi muốn đức vua cho một người nào
đó mà vua quý mến xem món quà tặng do vua bạn gửi tặng. Khuynh
hướng của một số vị vua khi muốn thôn tính một nước thì gởi tặng vật
để dụ dỗ. Hiện giờ đức vua của chúng ta đang làm gì?”
Khi nghe tiếng la của dân chúng, đức vua tự hỏi có nên tiếp tục
cai trị để đem lại lợi lạc cho xứ sở hay hành theo lời dạy của Đức
Phật. Rồi vị ấy suy nghĩ: “Không có nhà toán học nào có thể đếm
được những kiếp sống mà ta đã làm vua. Do đó, ta sẽ thực hành lời
dạy của Đức Thế Tôn.” Nghĩ vậy, vị ấy cầm thanh gươm để gần chiếc
giường cắt đứt búi tóc, mở cửa sổ và ném búi tóc xuống giữa hội
364 Đại Phật Sử - Tập 4

chúng còn dính dãi băng đầu có đính hồng ngọc, nói: “Này các khanh!
Hãy cầm lấy búi tóc của ta và để nó làm vua.”
Dân chúng nhận lấy búi tóc với dãi băng còn đính hồng ngọc
“Ôi! Đại vương, phải chăng các vua nhận được món quà tặng từ
những vua bạn đều giống như đại vương?” Râu của vua Pukkusāti dài
bằng hai ngón tay giống như râu của Bồ tát vào buổi chiều xuất gia.
Rồi đức vua sai người hầu trẻ đi ra chợ mua hai tấm y đã nhuộm
và một cái bát đất. Rồi nói rằng: “Con xin dâng hiến đời sống xuất gia
của con đến Đức Thế Tôn, bậc đáng được lễ kính trong thế gian này,”
vua lấy một tấm làm y nội, tấm kia làm y vai trái, cái bát được đeo lên
vai trái và chiếc gậy trong tay, vị ấy đi tới lui hai ba lần để mình xem
có giống vị Sa-môn không. Đức vua hài lòng khi thấy rằng mình
giống vị Sa-môn.” Rồi vị ấy mở cửa chính rồi đi xuống cung điện.
Các cung nữ và những người khác đang chờ ở ba ngưỡng cửa
liên tiếp nhìn thấy Sa-môn Pukkusāti đi xuống, nhưng họ không nhận
ra đức vua. Họ nghĩ rằng chắc một vị Phật Độc Giác đã đến thuyết
pháp cho đức vua của họ. Chỉ khi họ lên đến tầng trên của cung điện
và kiểm tra khắp nơi thì mới biết sự ra đi của đức vua, và họ liền khóc
òa như những người đi thuyền bị đắm giữa đại dương.
Vừa khi Sa-môn Pukkusāti bước đi thì tất cả thần dân và quân
binh đều vây quanh vị ấy và khóc than thảm thiết. Các quan tâu với
vua Pukkusāti:
“Tâu đại vương! Các vị vua ở Trung độ rất xảo quyệt. Đại vương
chỉ nên đi sau khi đã gửi đi các quan thám tử và điều tra kỹ để biết
chắc Phật Bảo có thật sự xuất hiện trên thế gian này chưa. Trong lúc
này, đại vương nên trở lại hoàng cung.”
Nhưng Sa-môn Pukkusāti bỏ đi, nói rằng: " Này các khanh! Ta
có niềm tin tuyệt đối với bạn của ta, vua Bimbisāra. Vua bạn
Bimbisāra không bao giờ nói dối ta. Các ngươi hãy ở lại.” Tuy nhiên,
các quan và dân chúng vẫn kiên quyết đi theo đức vua.
Khi ấy, Sa-môn Pukkusāti dùng cây gậy vạch một đường trên đất
và hỏi dân chúng rằng: “Vương quốc này là của ai?” họ đáp lại: “Tâu
đại vương! Vương quốc này là của đại vương.” Khi ấy, Sa-môn
Tỳ khưu Minh Huệ 365

Pukkusāti nói: “Ai phá đi đường kẻ này sẽ bị phạt bởi vương quyền.”
Trong câu chuyện Bổn sanh Mahājanaka, hoàng hậu Sīvali không
dám xóa đường kẻ được vạch trên đất bởi Bồ tát, vua Mahā Janaka.
Thế nên, khi lăn lộn trên đất, nàng khéo léo làm cho đường kẻ của đức
vua biến mất rồi đi theo đức vua. Dân chúng cũng đi theo đường được
mở ra bởi hoàng hậu. Nhưng trong trường hợp đường kẻ được vạch ra
bởi Sa-môn Pukkusāti thì dân chúng không dám xóa đi mà họ lăn lộn
và khóc than, đầu hướng về đường vạch.

Thiện nam tử Pukkusāti

Thiện nam tử Pukkusāti ra đi một mình không đem theo người


hầu hay nô lệ để phục vụ tăm xỉa răng hay nước rửa mặt v.v… cho vị
ấy trong chuyến đi. Vị ấy tự mình ra đi khi nhớ đến sự kiện rằng “Bậc
Đạo Sư của ta, Đức Thế Tôn đã từ bỏ thế gian khi còn là vị Bồ tát và
ra đi một mình để trở thành Sa-môn. Với tâm niệm noi theo gương của
Đức Phật càng nhiều càng tốt, khi nhớ rằng Đức Phật không bao giờ
đi xe, vị ấy cũng không mang dép hay dùng chiếc lá làm cái dù. Dân
chúng trèo lên các cây cao, những bức tường thành, những tháp nhỏ
hay tháp lớn hay những bức vách trên tầng hào để xem đức vua của họ
một mình ra đi.
Thiện nam tử Pukkusāti suy nghĩ: “Ta sẽ phải đi một chuyến
đường dài, ta không thể đi đến nơi một mình được.” Thế nên, vị ấy đi
theo một đoàn thương buôn. Vì phải đi chân không trên con đường
ghồ ghề dưới nắng nóng nên đôi bàn chân mềm mại của vị ấy bị sưng
phồng nhiều chỗ rồi vỡ ra tạo nên những cơn đau buốt. Khi đoàn
thương buôn dựng lên những cái lều bằng nhánh và lá cây để nghỉ
ngơi thì Pukkusāti bước ra khỏi con đường chính và ngồi dưới một cội
cây. Không có ai xoa bóp hay phục vụ, vị ấy nhập vào tứ Thiền bằng
đề mục hơi thở, loại trừ cơn mệt mỏi và trải qua thời gian an lạc trong
thiền.
Sáng hôm sau. vị ấy vệ sinh thân thể và đi theo đoàn thương
buôn. Khi đến giờ độ thực, các thương buôn thỉnh lấy bát của vị ấy,
366 Đại Phật Sử - Tập 4

đặt vật thực vào trong bát và dâng lên. Vật thực khi thì nấu không kỹ,
khi thì quá mềm, khi thì khô cứng lại có sạn, khi thì quá mặn, khi thì
quá lạt v.v… Sa-môn vẫn không buồn bực dù vật thực cứng hay mềm,
khô hay dẻo, mặn hay lạt mà chỉ nghĩ về nơi thức ăn đi vào, và ăn như
ăn thực phẩm của chư thiên.
Bằng cách này, vị ấy trải qua đoạn đường dài 192 do tuần đến
Sāvatthi. Dù đoàn thương buôn đã đi qua Jetavana tịnh xá trong thành
phố, nhưng vị ấy không bao giờ khởi lên ý nghĩ hỏi về chỗ ngụ của
Đức Phật. Lý do là
(1) sự tôn kính của vị ấy đối với Đức Phật và
(2) thông điệp của vua Bimbisāra.

(1) Suốt chuyến đi, Pukkusāti chỉ nghĩ đến Đức Phật mà không nghĩ
đến điều gì khác. Khi đến gần Jetavana, với lòng tôn kính sâu sắc
đến Đức Phật, vị ấy cũng không tự hỏi hiện giờ Đức Phật có sống
ở đó không và như vậy câu hỏi về bậc Đạo sư không bao giờ khởi
lên trong vị ấy.
(2) Thông điệp của đức vua Bimbisāra nói rằng “Đức Thế Tôn xuất
hiện trong thế gian này” và nó khiến Pukkusāti tin rằng Đức Phật
sống ở Rājagaha. Bởi vậy, dù đã đi qua Jetavana tịnh xá nhưng vị
ấy không hỏi về chỗ ngụ của Đức Phật và tiếp tục chuyến đi của
mình. Vị ấy đến Rājagaha cách Sāvatthi sáu mươi bốn do tuần.
Sau khi mặt trời lặn, đến Rājagaha Pukkusāti tìm thấy nhiều tịnh
xá và vị ấy rút ra kết luận từ bức thông điệp của vua Bimbisāra rằng
Đức Phật ngự tại Rājagaha, vị ấy hỏi mọi người về nơi ngụ của Đức
Phật . Dân chúng hỏi vị ấy từ đâu đến và khi nghe rằng từ phương bắc,
họ nói rằng: "Thưa đại đức! Ngài đã đi quá đường rồi. Đức Thế Tôn
sống ở Sāvatthi cách Rājagaha bốn mươi lăm do tuần trên đường Ngài
đến đây.” Vị Sa-môn suy nghĩ: “Bây giờ đã quá trễ, ta không thể đi
đến Thế Tôn ngày hôm nay. Ta sẽ trú qua đêm tại đây và viếng Đức
Thế Tôn vào ngày mai.” Vị ấy hỏi mọi người về nơi mà các Sa-môn
thường đến ngụ qua đêm khi đến Rājagaha. Mọi người chỉ cái lều nhỏ
của người thợ gốm là nhà nghỉ dành cho những vị Sa-môn ở phương
Tỳ khưu Minh Huệ 367

xa. Được sự cho phép của người thợ gốm, vị Samôn đi vào nhà nghỉ
và ngồi ở đó nghỉ qua đêm.

Việc đi đến của Đức Phật

Ngày hôm ấy, vào lúc hừng đông, Đức Phật dò xét thế giới hữu
tình và khi trông thấy Pukkusāti. Đức Phật nghĩ: “Vị thiện nam tử này
đã đọc bức thông điệp của đức vua Bimbisāra và vì ta mà vị ấy đã trở
thành Sa-môn sau khi từ bỏ hoàn toàn vương quốc Takkasilā rộng
một trăm do tuần. Ngày hôm nay vị ấy sẽ đến Rājagaha sau khi đi
một quãng đường dài một trăm chín mươi hai do tuần và bốn mươi
lăm do tuần khác đi qua khỏi Sāvatthi.
“Nếu Ta không đi gặp thì vị ấy sẽ trải qua một đêm và chết một
cách vô vọng mà không chứng đắc ba quả Thánh bậc thấp. Nếu Ta
đến gặp vị ấy thì vị ấy sẽ được chứng đắc ba Thánh Quả bậc thấp và
được giải thoát. Ta đã tu tập các Ba-la-mật trong nhiều đại kiếp vì
lòng bi mẫn đối với những chúng sanh xứng đáng. Bây giờ, ta sẽ đi
thăm vị ấy để nâng đỡ tâm linh cho vị ấy.”
Sáng sớm Đức Phật làm vệ sinh thân thể và đi vào Sāvatthi cùng
với các tỳ khưu để khất thực. Vào buổi trưa, Ngài rời khỏi thành phố,
nghỉ ngơi một lát trong Hương phòng, nghĩ rằng: “Vị thiện nam tử này
vì kính mến Ta đã làm điều mà những người khác khó làm. Từ bỏ
vương quốc Takkasilā rộng một trăm do tuần, vị ấy lên đường một
mình thậm chí không đem theo một người hầu để dâng nước rửa mặt
cho mình.” Đức Phật nghĩ về sự khổ hạnh của Sa-môn và không gọi
đại đức Sāriputta hay Moggallāna hay bất cứ một vị đệ tử nào khác,
Ngài rời khỏi Sāvatthi và một mình đem theo y bát.
Đức Phật không dùng thần thông đi xuyên qua hư không, hay
thâu ngắn con đường mà đi bộ vì Ngài biết rằng, do kính trọng Ngài
mà Sa-môn Pukkusāti đã không đi bằng voi, xe ngựa hay kiệu vàng
mà đi chân không giày dép hay che dù.
Các hảo tướng rực rỡ của Đức Phật và hào quang sáu màu từ
thân của Ngài, v.v… được che lại như đám mây che phủ mặt trăng,
368 Đại Phật Sử - Tập 4

Đức Phật lặng lẽ đi suốt cả buổi trưa (khoảng 6 tiếng) và một khoảng
xa bốn mươi lăm do tuần, Ngài đến lều ngụ qua đêm của người thợ
gốm vào lúc mặt trời lặn, ngay sau khi Sa-môn Pukkusāti đã vào lều.
Sự rực rỡ của Đức Phật được che phủ để cho vị Sa-môn có thể nghỉ
ngơi hoàn toàn. Người bị mỏi mệt thì không thể thâm nhập Giáo Pháp.
Khi Đức Phật đến gần lều của người thợ gốm, Ngài không đi vào
đó một cách tự nhiên như một vị Phật Chánh đẳng giác mà đứng ở lối
vào và xin phép vị Sa-môn cho được trú ở đó. Pukkusāti tưởng Đức
Phật là một vị tỳ khưu bình thường và nhận lời một cách vui vẻ , nói
rằng: " Này bạn! Ngôi nhà này vắng vẻ. Nó khá rộng. Ông bạn có thể
trú ở đây thoải mái.”
(Làm sao Sa-môn Pukkusāti, người đã từ bỏ vương quốc
Takkasilā rộng một trăm do tuần có thể miễn cưỡng cùng chia sẻ sự
thoải mái của vị ấy trong một ngôi nhà hoang với một Sa-môn khác?
Vị ấy không miễn cưỡng chút nào. Tuy nhiên, có một số Sa-môn thiểu
trí (mogha purisa) thì rất bỏn xẻn về chỗ ngụ của họ (āvāsa-
macchariya) và tìm cách từ chối san sẻ tiện nghi về chỗ ở cho Sa-môn
khác) (Chú Giải)
Đức Phật vốn rất tinh tế, rời khỏi Hương phòng giống như cung
điện của chư thiên, bước vào cái chòi của người thợ gốm hôi hám, đầy
tro bụi, nồi bể, rơm rạ, phân gà và phân heo. Giữa khối rác rơm này
Đức Phật đã làm một cái giường cỏ, trải một tấm y phấn tảo và ngồi
một cách an nhiên tự tại tựa như Ngài đang ngồi trong Hương phòng
ngào ngạt mùi hương cõi thiên giới.
Như vậy, khi hai người thuộc các dòng họ Khattiya đã từ bỏ các
lạc thú vương giả để trở thành những Sa-môn nước da vàng óng, đã
chứng đắc những pháp siêu việt. Đức Phật và Pukkusāti cùng ngồi
trong lều của người thợ gốm khiến cho túp lều trở nên rực rỡ như hang
động bằng pha lê có hai sư tử vương trú ẩn.
Đức Phật không nghĩ rằng: “Ta là người rất thanh nhã, thế mà ta
đã tích cực đi bốn mươi lăm do tuần suốt buổi chiều (trong sáu tiếng).
Bây giờ Ta sẽ nằm nghiêng bên phải nghỉ ngơi trong giây lát.” Không
Tỳ khưu Minh Huệ 369

nghĩ như vậy nên Ngài ngồi nhập vào tứ thiền Quả Định (phala-
samāpatti).
Sa-môn Pukkusāti cũng không nghĩ sẽ nằm trong giây lát để
khắc phục sự mệt mỏi do chuyến đi bộ dài một trăm chín mươi hai do
tuần. Vị ấy cũng ngồi nhập vào Tứ thiền từ pháp niệm hơi thở.
(Ở đây, mục đích của cuộc viếng thăm của Đức Phật là thuyết
pháp đến Pukkusāti. Vậy tại sao Ngài lại nhập vào tứ thiền thay vì
thuyết pháp đến Sa-môn Pukkusāti? Đức Phật không thuyết pháp ngay
lúc đó, vì khi ấy Sa-môn Pukkusāti vẫn còn mệt. Vị ấy sẽ không thể
tiếp thu được Giáo Pháp. Vì vậy, Đức Phật chờ cho cơn mệt mỏi của
vị ấy qua đi).
Những vị A-xà-lê khác nói rằng Rājagaha là một kinh đô đông
dân với mười loại âm thanh vang đi trong không trung, nên Đức Phật
dời việc thuyết pháp của Ngài cho đến nửa đêm khi kinh thành trở nên
yên tĩnh. Quan điểm này không thể chấp nhận, vì Đức Phật có thể
dùng thần thông để làm tắt đi âm thanh đi xa đến cõi Phạm thiên. Nói
cách khác, Ngài có thể làm cho Sa-môn Pukkusāti không nghe được
những âm thanh như vậy. Thực ra, Đức Phật chờ cho Sa-môn
Pukkusāti khỏe lại sau cơn mệt mỏi).
Đức Phật rời khỏi Sāvatthi vào buổi trưa, đi bộ đến Rājagaha
trải qua bốn mươi lăm do tuần, đến túp lều của người thợ gốm vào lúc
mặt trời lặn, đi vào lều với sự cho phép của vị Sa-môn và nhập quả
Định trong sáu tiếng. Khi xuất khỏi thiền vào lúc nửa đêm. Ngài mở
hai mắt với năm đặc điểm của chúng giống như mở cánh cửa cung
điện bằng vàng. Khi ấy, Ngài thấy Sa-môn Pukkusāti đang ngồi nhập
vào tứ thiền giống như tượng vàng, tay chân và đầu không một chút
dao động. Đức Phật nghĩ rằng tư thế của vị Sa-môn khá ấn tượng và
quyết định bắt đầu cuộc đàm đạo.
Trong bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi, ba oai nghi đầu
thiếu trang nghiêm. Vì tỳ khưu đang đi khiến tay chân cử động. Thân
của vị tỳ khưu đang đứng thì cứng nhắc. Vị tỳ khưu đang nằm cũng
không khả ái. Thực ra, chỉ có oai nghi ngồi của vị tỳ khưu, sau khi
quét sạch chỗ ngụ của mình vào lúc xế trưa, trải tấm da, rửa sạch tay
370 Đại Phật Sử - Tập 4

chân, ngồi kiết già thì trông rất trang nghiêm. Sa-môn Pukkusāti ngồi
kiết già nhập tứ thiền qua đề mục niệm hơi thở. Điều này làm hài lòng
Đức Phật.
(Đức Phật biết rằng Pukkusāti trở thành Sa-môn vì lòng quý
kính Ngài. Tuy nhiên, Ngài quyết định hỏi vì nếu Ngài không hỏi thì
sẽ không có cuộc đàm thoại, và nếu không đàm thoại thì sẽ không có
thuyết giảng. Thế nên, Ngài bắt đầu cuộc nói chuyện để mở đường
cho việc thuyết giảng).
Đức Phật hỏi Sa môn hiến dâng đời sống xuất gia vì ai, ai là đạo
sư và vị ấy thích Giáo lý của ai? Vị Sa-môn trả lời rằng vị ấy hiến
dâng cuộc đời mình cho Đức Phật, v.v…
Lại nữa, Đức Phật hỏi Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng sống ở đâu? Sa-
môn Pukkusāti trả lời: “Này hiền giả! Một kinh đô gọi là Sāvatthi ở
vùng phía bắc, Đức Thế Tôn, bậc Ứng Cúng hiện đang ở trong kinh
đô đó.” Khi Đức Phật hỏi vị ấy rằng vị ấy đã trông thấy Đức Phật
chưa, và nếu bây giờ gặp thì vị ấy có thể nhận ra không. Câu trả lời
của vị ấy là chưa thấy Ngài và vị ấy sẽ không biết Ngài nếu bây giờ
gặp Ngài.
(Ở đây, mọi người đều biết Đức Phật từ vẻ rực rỡ của Ngài. Điều
này không lấy gì làm ngạc nhiên. Nhưng thật khó để người ta biết
được Đức Phật khi Ngài cải trang làm một vị tỳ khưu bình thường
đang đi khất thực; sự rực rỡ của Ngài được ẩn dấu. Bởi vậy, Sa-môn
Pukkusāti trả lời chân thật rằng vị ấy sẽ không biết Đức Phật.Vị ấy
không biết dù ở chung với Đức Phật.
Khi biết rằng sự mệt mỏi của Sa-môn Pukkusāti đã biến mất.
Đức Phật quyết định thuyết pháp. Đức Phật nói: “Này Sa-môn! Ta sẽ
thuyết pháp đến ngươi. Hãy lắng nghe Giáo pháp của ta. Hãy ghi nhớ
cẩn thận, ta sẽ thuyết pháp đến ngươi một cách cặn kẽ.” (Đến lúc ấy
Sa-môn Pukkusāti vẫn không biết rằng người ở chung với mình chính
là Đức Phật).
Pukkusāti đã từ bỏ vương quốc của mình sau khi đọc bức thông
điệp của vua bạn Bimbisāra và trở thành Sa-môn với hy vọng được
nghe Giáo pháp của Đức Phật. Vị ấy đã trải qua một chuyến đi dài mà
Tỳ khưu Minh Huệ 371

không gặp ai để tâm thuyết pháp đến mình. Thế tại sao lại từ chối
không tôn kính đón nhận Giáo pháp của người bạn đồng hành? Giống
như một người khát nước, vị ấy khao khát được uống nước Pháp. Thế
nên, vị ấy hoan hỷ lắng nghe Pháp một cách tôn kính. Đức Phật thuyết
giảng tóm tắt những nội dung của bài kinh Dhātuvibhaṅga như sau:
“Này Sa-môn! Một người hay một chúng sanh có sáu nguyên
chất, sáu căn, mười tám thức, bốn loại y. Người hiện hữu bốn y này
thì thoát khỏi vòng ngã mạn sanh lên từ ngã kiến. Khi dòng ngã mạn
như vậy vắng mặt trong Sa-môn, người ấy được xem là người mà lậu
hoặc (āsava) hay phiền não đã diệt. (1) Người nên Chánh niệm với tuệ
Minh sát, (2) Người nên nói lời chân thật, (3) Người nên phấn đấu để
đoạn trừ phiền não, (4) Người nên thực hành pháp chỉ để chấm dứt
phiền não. (Đây là những nội dung tóm tắt của bài kinh
Dhātuvibhaṅga).
Sau khi giải thích những pháp cơ bản như vậy, Đức Phật lần lượt
giải thích chi tiết những pháp ấy. (Bài tham khảo Dhātuvibhaṅga sutta
thuộc Majjhima Nikāya).

Pukkusāti đắc quả Anāgāmī (Thánh Bất lai)

Khi Đức Phật giải thích pháp đầu tiên, Chánh niệm về Tuệ Minh
sát, Đức Phật đưa Giáo pháp đến đạo Quả A-la-hán và Pukkusāti
chứng đắc ba Quả thánh thấp hơn dựa vào nền tảng những thiện
nghiệp trong quá khứ và trở thành bậc thánh Bất Lai.
Ví dụ, khi một vị vua đang ăn món vật thực có nhiều vị khác nhau
trong một cái tô bằng vàng, vị ấy lấy một lượng cơm vừa đủ với
miệng của mình. Khi một hoàng tử nhỏ ngồi trong lòng đức vua và đòi
ăn, đức vua có thể cho vào miệng của hoàng tử một lượng cơm mà vị
ấy đã lấy cho mình. Đứa bé chỉ ăn một lượng cơm vừa với miệng của
cậu ta mà thôi. Về số cơm còn lại đức vua có thể ăn hoặc bỏ chúng lại
cái bát vàng. Dường thế ấy, Đức Phật, vị Pháp vương, thuyết bài pháp
dẫn đến Đạo Quả A-la-hán, thời pháp phù hợp với khả năng trí tuệ của
vị ấy và dựa trên nền tảng của những thiện nghiệp trong quá khứ của
372 Đại Phật Sử - Tập 4

vị ấy. Vị Sa-môn Pukkusāti chỉ có thể tiêu thụ ba phần tư (3/4) món ăn
của Chánh pháp, nghĩa là Bất lai đạo và trở thành bậc thánh Bất lai.
Pukkusāti không có hoài nghi về Chánh pháp trước khi chứng
đắc quả thánh Bất lai nên khi đang theo dõi thời pháp của Đức Phật về
các uẩn, các căn, các xúc, v.v… vị ấy tự hỏi liệu con người rất lỗi lạc
mà trông như một người bình thường và đang thuyết giảng có thể là
Đức Phật chăng? Vị ấy đã từng nghe rằng chư Phật hay cải trang làm
vị tỳ khưu bình thường đi lại một số nơi. Khi chứng đắc quả thánh Bất
lai, vị ấy tuyệt đối tin rằng vị đang thuyết pháp là Đức Phật.
Trước khi nhận ra Đức Phật, vị ấy đã xưng hô với Đức Phật là
‘Hiền hữu!’ Nhưng lúc đó Sa-môn cũng chưa sám hối Đức Phật về lỗi
lầm của mình vì Đức Phật vẫn đang thuyết pháp, nên Sa-môn chưa có
cơ hội để sám hối.

Pukkusāti thỉnh cầu xuất gia

Vào lúc kết thúc thời pháp, một cuộc đàm luận giữa Đức Phật và
tỳ khưu Pukkusāti như sau
Pukkusāti: “Đức Thế Tôn, Thiên Nhơn Sư đã đến đây vì lòng bi
mẫn đối với con. Đức Phật bậc thuyết Chánh pháp đã đến đây vì lòng
bi mẫn đối với con. Đức Thế Tôn, bậc thông suốt tất cả các pháp đã
đến đây vì lòng bi mẫn đối với con. (Nói trong nỗi vui sướng, vị ấy
đặt đầu của vị ấy dưới chân Đức Phật và bạch rằng) “Đức Phật vinh
quang! Do ngu dốt, con đã tạo ra một lỗi lầm, con đã xưng hô Ngài là
‘hiền hữu’, (và con đã gọi Ngài một cách lầm lạc như vậy). Bạch Đức
Phật vinh quang! Xin Ngài bi mẫn tha thứ cho con vì lỗi lầm mà con
sẽ không tái phạm vào lần sau.”
Đức Phật: “Này Sa-môn! Đúng vậy, do ngu dốt nên ngươi đã tạo
ra lỗi lầm. Ngươi nghĩ rằng Như Lai nên được gọi là ‘hiền hữu’ (và
ngươi đã gọi Như Lai một cách lầm lạc như vậy). Này Sa-môn! Như
Lai tha thứ cho ngươi vì ngươi đã nhận lỗi lầm và sám hối. Về sau
ngươi hãy tự canh phòng đừng nên để tái phạm. Sự sám hối và sự tự
Tỳ khưu Minh Huệ 373

chế như vậy đem lại lợi lạc cho những ai thực hành Giáo pháp của
Như Lai .”
Pukkusāti: Bạch Đức Thế Tôn! Xin Ngài cho phép con được xuất gia
trước sự hiện diện của Ngài.
Đức Phật: Này Sa-môn! Ngươi có y và bát chưa?
Pukkusāti: Bạch Đức Thế Tôn! Con chưa có.
Đức Phật: Này Sa-môn! Chư Phật không truyền phép xuất gia cho
những ai không có y và bát.
Đại đức Pukkusāti rất hoan hỷ với lời dạy của Đức Phật. Vị ấy
bày tỏ sự cảm kích và từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Đức Phật và ra đi
tìm y và bát.
(NB: Tại sao Pukkusāti không nhận y bát xuất hiện do thần
thông dành cho những vị tỳ khưu mà Đức Phật truyền phép xuất gia,
đơn giản bằng câu nói “Hãy đến đây, này tỳ khưu!” Có quan điểm cho
rằng vị ấy không nhận chúng bởi vì vị ấy chưa bao giờ bố thí tám món
vật dụng của Sa-môn trong thời quá khứ. (Lời giải thích này không thế
chấp nhận được đối với nhà Chú giải). Chắc vậy, vì một người mà đã
bố thí vật thực và có những ước nguyện lớn, người ấy không thể là
người chưa bao giờ cúng dường vật dụng đến Sa-môn. Thực tế, thì y
và bát được tạo ra từ năng lực thần thông chỉ dành cho những vị tỳ
khưu ở kiếp cuối cùng của họ. Pukkusāti vẫn còn tái sanh. Vì thế, vị
ấy không thể có những vật dụng của thần thông như vậy.
Đức Phật không tìm y và bát cho Pukkusāti bởi vì Ngài không
có cơ hội truyền phép xuất gia cho vị ấy. Cái chết của Pukkusāti sắp
xảy ra và vị ấy giống như một vị Phạm thiên tạm thời đến trú ngụ tại
nhà của người thợ gốm. Thế nên, Đức Phật không tìm y và bát cho vị
ấy).
Pukkusāti đi tìm y và bát ngay sau khi mặt trời mọc. Ngay khi
thời pháp kết thúc thì trời rạng sáng và hào quang sáu màu của Đức
Phật tỏa sáng.
Đức Phật phát ra hào quang sáu màu ngay khi kết thúc bài pháp
của Ngài. Khắp căn nhà chiếu sáng rực rỡ. Hào quang sáu màu phóng
đi thành từng chùm tựa như đang bao trùm cả bốn hướng bằng những
374 Đại Phật Sử - Tập 4

chiếc áo choàng bằng vàng và làm cho tất cả các nơi đều rực sáng lên
bằng những bông hoa nhiều màu. Đức Phật nguyện chính Ngài sẽ hiện
rõ trước mọi người trong thành phố và khi mọi người nhìn thấy Đức
Phật, họ sẽ lan truyền tin tức về sự hiện diện của Ngài trong căn nhà
của người thợ gốm và vấn đề được tâu lên vua Bimbisāra.

Cuộc viếng thăm và sự vinh danh của vua Bimbisāra

Khi vua Bimbisāra nghe tin, vị ấy đến căn nhà của người thợ
gốm và sau khi tôn kính đảnh lễ, vị ấy hỏi Đức Phật đến đó khi nào.
Đức Phật trả lời rằng Ngài đến vào lúc mặt trời lặn. Đức vua hỏi mục
đích chuyến viếng thăm của Ngài.
“Tâu đại vương! Người bạn thân của đại vương, vua Pukkusāti
đã đọc bức thông điệp của đại vương và sau khi từ bỏ thế gian trở
thành vị Sa-môn. Vị ấy thực hiện cuộc hành trình vì Như Lai, sau khi
đã đi bốn mươi lăm do tuần qua khỏi Sāvatthi một cách không cần
thiết, vị ấy vào trú ngụ trong căn nhà của người thợ gốm.
Vì lợi ích về tâm linh của vị ấy, Như Lai đã đi bộ đến đây và
thuyết pháp cho vị ấy, Pukkusāti giờ đây đã chứng đắc ba tầng thánh
đầu tiên và trở thành bậc thánh Bất lai – anāgāmī-ariya. ”
Khi nghe như vậy, đức vua lấy làm ngạc nhiên và hỏi Đức Phật
rằng vua bạn Pukkusāti đang ở đâu. Đức Phật đáp lại rằng vị ấy đã đi
ra ngoài đế tìm kiếm y và bát cho việc xuất gia. Vua Bimbisāra liền
vội vàng đi về hướng người bạn đi tìm kiếm y bát. Đức Phật trở về
Hương phòng ở Jetavana tịnh xá.

Cái chết của Pukkusāti và việc tái sanh vào cõi Phạm thiên

Để tìm kiếm y và bát, Pukkusāti không đi đến vua bạn,


Bimbisāra, hay đi đến các thương nhân ở Takkasīla. Vị ấy nghĩ rằng
thật không hợp lẽ đạo nếu đi tìm kiếm chỗ này chỗ kia. Khi phân biệt
giữa cái tốt và cái xấu, vị ấy quyết định tìm kiếm những miếng vải
vụn, không có ở trong những thành phố lớn mà ở bên những bờ sông,
Tỳ khưu Minh Huệ 375

nghĩa trang, những đống rác hay những con đường hẹp. Bởi vậy, vị ấy
cố gắng tìm kiếm những miếng vải vụn tại các hố rác trong những con
hẻm nhỏ.
Trong khi Pukkusāti đang cố gắng tìm kiếm những tấm vải như
vậy thì có một con bò bị lên cơn điên (kẻ thù trong kiếp quá khứ của
vị ấy) chạy ào tới húc vị ấy bằng cặp sừng của nó. Do đã đói bụng và
đuối sức, Pukkusāti liền mạng chung ngay khi bị con bò hất lên không
trung. Khi rớt xuống đất, vị ấy nằm trên đống rác giống như pho
tượng bằng vàng. Sau khi mạng chung vị ấy tái sanh vào cõi Phạm
thiên Avihā (cõi Vô phiền) và chẳng bao lâu vị ấy trở thành một vị
Brahmā Arahat sau khi chứng đắc Đạo quả A-la-hán.
Theo bộ Sagātha Vagga Saṁyutta (bài kinh thứ mười của phẩm
Aditta Vagga và bài kinh thứ tư của phẩm Nanatitthiya Vagga) có bảy
người chứng đắc Đạo quả A-la-hán ngay sau khi tái sanh vào cõi
Phạm thiên Avihā (cõi Vô phiền). Đó là (1) Upaka, (2) Palaganda, (3)
Pukkusāti, (4) Bhaddiya, (5) Khanda Deva, (6) Bahuraggi, và (7)
Singiya.
Vua Bimbisāra suy nghĩ: “Vua bạn Pukkusāti đã từ bỏ vương
quốc sau khi đọc bức thông diệp của ta và đã thực hiện một chuyến đi
dài gian khổ. Vị ấy đã làm điều mà những người bình thường khó làm.
Ta sẽ tôn vinh người bạn theo cách mà các vị tỳ khưu đã tôn vinh.” Vị
ấy sai quân lính đi khắp các nơi của thành phố để tìm vua Pukkusāti.
Họ tìm thấy Pukkusāti đang nằm chết mặt úp xuống như một pho
tượng vàng trên đống rác. Họ trở về và tâu với vua Bimbisāra.
Vua Bimbisāra đi đến và khóc than cho người bạn, nói rằng: "
Chúng ta không có cơ hội để tôn vinh người bạn vĩ đại khi bạn ấy còn
sống. Giờ đây vị ấy chết mà không có ai giúp đỡ.” Đức vua cho người
mang nhục thân Sa-môn Pukkusāti trên một chiếc giường nhỏ, đặt ở
một chỗ thích hợp. Do không biết cách tôn vinh vị tỳ khưu đã chết nên
đức vua cho người tắm gội, liệm xác bằng những tấm vải trắng sạch sẽ
và trang điểm như một vị vua.
Rồi nhục thân được đặt trên một chiếc kiệu và được tôn vinh
bằng tất cả các loại nhạc và hoa thơm, khiêng đi đến vùng ngoại ô của
376 Đại Phật Sử - Tập 4

thành phố và hỏa thiêu bằng gỗ thơm. Xương tro được gom lại và tôn
vinh trong một bảo tháp.
Về sau, nhiều tỳ khưu từ Sāvatthi đến yết kiến Đức Phật. Họ
đảnh lễ bậc Đạo sư và khi ngồi ở một nơi hợp lẽ, họ bạch rằng: “Bạch
Đức Thế Tôn! Ngài đã thuyết pháp tóm tắt đến Pukkusāti. Người ấy
giờ đã chết. Vậy, bạch Đức Thế Tôn! Vị ấy đã tái sanh vào cõi nào?
Số phận của vị ấy như thế nào?”
Khi ấy, Đức Phật trả lời: “Này các tỳ khưu! Pukkusāti là người
có trí tuệ. Vị ấy thực hành thiền Minh sát phù hợp với pháp siêu việt.
Vị ấy không gặp chướng ngại gì về pháp mà Như Lai đã thuyết. Do sự
chấm dứt năm kiết sử dẫn đến cõi Dục giới, vị ấy đã tái sanh trong cõi
Phạm thiên Avihā và sẽ đắc ngay chính cõi Suddhāvasa (Tịnh cư)
(Avihā - cõi Vô phiền là một trong 5 cõi Tịnh cư). Từ cõi Avihā vị ấy
sẽ không bao giờ tái sanh xuống cõi Dục.”

Câu chuyện về Asūra vương (Rāhu)

Rāhu, vị Atula vương, cao tám ngàn bốn trăm do tuần. Khoảng
cách giữa hai cánh tay của vị ấy là một ngàn và hai trăm do tuần. Bề
dày của thân là sáu trăm do tuần. Hai bàn tay và hai bàn chân của vị
ấy có chu vi là ba trăm do tuần. Lóng tay của vị ấy dài năm mươi do
tuần. Khoảng cách giữa hai hàng lông mày là năm mươi do tuần. Cái
miệng của vị ấy dài hai trăm do tuần, sâu ba trăm do tuần và chu vi là
khoảng ba trăm do tuần. Cái cổ có đường vòng quanh là ba trăm do
tuần. Cái trán rộng ba trăm do tuần và cái đầu chín trăm do tuần.
Rāhu, Atula vương nghĩ rằng: “Ta quá cao, ta sẽ không thể nào
nhìn xuống và gặp Đức Thế Tôn.” Vì thế, vị ấy không đi đến Đức
Phật. Nhưng một hôm, vị ấy nghe nói về sự vĩ đại của Đức Phật nên
vị ấy đi và hy vọng gặp Đức Phật bằng bất cứ phương cách nào.
Khi biết tâm của Atula vương, Đức Phật nghĩ nên sử dụng oai
nghi nào để Atula vương nhìn thấy. Một người đang đứng dường như
cao dù tầm vóc thấp bé, Đức Phật quyết định cho Atula vương thấy
thân của Ngài trong oai nghi nằm. Đức Phật bảo đại đức Ānanda đặt
Tỳ khưu Minh Huệ 377

một cái giường nhỏ ở bên ngoài Hương phòng và Ngài nằm nghiêng
mình bên phải trên chiếc giường như một sư tử vương.
Khi ấy, Atula vương đi đến nhưng vị ấy phải ngước lên để
chiêm ngưỡng Đức Phật giống như khi vị ấy phải rướn cổ nhìn lên
mặt trăng trên bầu trời. Đức Phật hỏi vị ấy tại sao một thời gian dài vị
ấy không đến yết kiến Ngài. Atula vương đáp lại rằng vị ấy không đến
vì vị ấy hiểu lầm rằng mình sẽ không thể cúi người xuống để gặp Đức
Phật.
Đức Phật nói rằng: “Này Atula vương! Như Lai không tu tập các
pháp Ba-la-mật khi giữ đầu cúi xuống (nghĩa là buông thả sự tinh tấn).
Như Lai đã bố thí với cái đầu luôn luôn ngẫng lên (nghĩa là không có
sự buông lỏng tinh tấn). ”
Vào chính ngày hôm ấy, Atula vương chính thức trở thành
người quy y Đức Phật.

Câu chuyện của Devadatta

(Câu chuyện sau đây về Devadatta từ lúc vị ấy đi xuất gia cho


đến khi vị ấy bị quả đất nuốt chửng, được cô đọng đến chừng mực có
thể. Dù một bài mô tả dài cần được nêu ra dựa trên nhiều câu chuyện
về Devadatta trong văn học Pāḷi)
Bài kinh được mô tả về Devadatta đến thời gian xuất gia của vị
ấy đã được nêu ra (bài tham khảo sự xuất gia của sáu vị hoàng tử
Thích Ca và người thợ cạo Upāli, chương 28 ).
Sáu vị hoàng tử Thích ca và người thợ cạo Upāli sau khi họ đã xuất
gia.
1. Tôn giả Bhaddiya chứng đắc Tam Minh và trở thành vị A-la-hán
trong mùa an cư chính năm ấy.
2. Tôn giả Anuruddha chứng đắc Thiên nhãn thông (dibbu-cakkhu) và
sau khi nghe bài kinh Mahāvitakka , vị ấy chứng đắc Đạo quả A-
la-hán (Aṅguttara Nikāya, cuốn 3).
378 Đại Phật Sử - Tập 4

3. Tôn giả Ānanda được an trú trong quả thánh Nhập lưu sau khi nghe
thời pháp có chứa ẩn dụ về cái gương do đại đức Puṇṇa Mantani-
putta thuyết giảng (Saṁyutta Nikāya, cuốn 2).
4. & 5 Hai tôn giả Bhagu Kimila sau đó tu tập thiền Minh sát và
chứng đắc Đạo quả A-la-hán.
6. Devadatta chứng đắc các pháp thần thông hiệp thế, vẫn còn phàm
phu. Vị ấy không bao giờ trở thành bậc thánh.
Vào một dịp khác khi Đức Phật đang lưu trú ở Kosambī, bậc
Đạo sư và nhiều đệ tử của Ngài nhận được nhiều vật dụng cúng
dường. Mọi người đến tịnh xá đem theo y phục, thuốc chữa bệnh,
những vật dụng khác và hỏi rằng: “Đức Thế Tôn ở đâu? Tôn giả
Sāriputta ở đâu? Tôn giả Moggallāna ở đâu? Tôn giả Mahā Kassapa ở
đâu ? Các đại đức Bhaddiya, Anuruddha, Ānanda, Bhagu và Kimila ở
đâu?” Họ luôn luôn di chuyển tìm đến những nơi mà tám mươi vị Đại
thinh văn (Mahā Sāvaka) trú ngụ. Nhưng không ai quan tâm hỏi về
Devadatta.

Nỗ lực dành lấy quyền lực của Devadatta

Khi ấy, Devadatta nghĩ rằng: “ Ta cũng trở thành tỳ khưu cùng
với Bhaddiya và những vị khác. Họ là những vị tỳ khưu thuộc dòng
Khattiya, ta cũng là vị tỳ khưu thuộc dòng Khattiya. Nhưng những
người đến mang theo lễ vật cúng dường họ chỉ hỏi thăm Bhaddiya và
những vị tỳ khưu khác. Còn ta thì chẳng có một ai hỏi đến dù chỉ hỏi
tên. Ta nên kết thân với ai và khiến cho ai tận tâm với ta để họ cúng
dường cho ta?” Vị ấy tiếp tục suy xét: “Vua Bimbisāra đã an trú trong
Thánh quả Nhập lưu cùng với một trăm mười ngàn Bà-la-môn giàu có
trong lần đầu tiên vị ấy gặp Đức Phật. Không thể nào kết giao được
với vị ấy và cũng không thể nào kết giao được với đức vua Kosala.
Tuy nhiên, thái tử Ajātasattu con trai của vua Bimbisāra thì không biết
đức tánh tốt và tệ nạn của một người vì vị ấy vẫn còn nhỏ. Ta sẽ tìm
cách kết thân với vị ấy.” Khi nghĩ vậy, Devadatta đi đến Rājagaha và
hóa thành một cậu bé. Vị ấy trang sức trên người bằng bốn con rắn,
Tỳ khưu Minh Huệ 379

hai con ở hai tay và hai con ở hai chân, vị ấy đặt một con rắn ở trên
cổ, con khác trên đầu và một con khác ở vai trái. Vị ấy khiến cho cái
đuôi của những con rắn đan quyện vào nhau như một sợi dây lưng và
mang nó đi để trang điểm cho mình. Cuối cùng, vị ấy đi xuống từ bầu
trời và ngồi trên chân của thái tử Ajātasatthu.
Thái tử rất kinh hãi và hỏi vị ấy là ai. Vị ấy nói rằng vị ấy là
Devadatta, thái tử yêu cầu vị ấy trở lại hình tướng bình thường.
Devadatta từ bỏ hình tướng đã biến hóa và đứng trước mặt thái tử với
hình tướng Sa-môn với y và bát trong tay. Ấn tượng về phép thuật
này, thái tử Ajātasatthu trở thành tín đồ trung kiên của Devadatta. Mỗi
buổi sáng và buổi chiều thái tử ra đi với năm trăm cỗ xe để gặp ông
thầy của mình. Vị ấy cũng gửi đến năm trăm nồi vật thực, mỗi nồi như
vậy chứa lượng vật thực vừa đủ cho mười vị tỳ khưu dùng.

Devadatta mất năng lực thiền

Sau khi cái ‘Ta’ của vị ấy trở nên lớn mạnh do nhận được nhiều
vật thực cúng dường. Devadatta nuôi dưỡng ước muốn bất thiện là
muốn được làm Phật và lãnh đạo Tăng chúng. Ngay khi ước muốn
này khởi lên trong tâm thì Devadatta liền mất năng lực thần thông dựa
trên thiền định hiệp thế.

Phạm thiên Kakudha báo tin với Trưởng lão Mahā Moggallāna

Lúc bấy giờ, một thiện nam của trưởng lão Mahā Moggallāna,
hoàng tử Koliya, sau khi chết đã trở thành Phạm thiên Kakudha, thân
dài ba gāvuta (3/4 của yojana), đến gặp trưởng lão và báo tin về
Devadatta do ngã mạn đã nuôi dưỡng ước muốn bất thiện là muốn làm
Phật và lãnh đạo Tăng chúng. Phạm thiên cũng báo tin Devadatta bị
mất năng lực thần thông. Sau khi thông báo tin này, Phạm thiên liền
biến mất tại chỗ.
Tôn giả Mahā Moggallāna đi đến Đức Phật và bạch lại điều mà
Phạm thiên Kakudha đã nói với vị ấy. Đức Phật hỏi tôn giả đã xác
380 Đại Phật Sử - Tập 4

minh thông tin của Phạm thiên bằng Tha tâm thông chưa. Khi tôn giả
đáp lại là đã xác minh rồi, Đức Phật nói rằng:
“Này Moggallāna! Hãy biết vấn đề là như vậy. Bây giờ
Devadatta, người trống rỗng về Đạo quả, sẽ để lộ chân tướng của vị
ấy.”
Rồi Đức Phật thuyết pháp về năm loại đạo sư giả danh.
1. Đạo sư cho rằng mình có giới thanh tịnh dầu vị ấy không có.
2. Đạo sư tự cho rằng mình nuôi mang thanh tịnh dầu vị ấy không có.
3. Đạo sư tự cho rằng mình có sự thuyết giảng thanh tịnh dầu vị ấy
không có.
4. Đạo sư tự cho rằng mình có lời nói thanh tịnh dầu vị ấy không có.
5. Đạo sư tự cho rằng mình có trí tuệ thanh tịnh dầu vị ấy không có.
Những đệ tử của họ biết tất cả về năm loại đạo sư này. Nhưng
những đệ tử ấy không nói cho các tín đồ biết về đạo sư của họ vì
nếu họ làm như vậy, đạo sư của họ, người đang nhận lãnh bốn món
vật dụng từ tín đồ sẽ không hoan hỷ. Vì thế, họ không nói gì và
thông đồng với sự lừa gạt của đạo sư. Khi tin rằng, những việc làm
của họ vào một ngày nào đó sẽ phơi bày chân tướng của chính họ.
Những đệ tử phải bảo vệ những đạo sư như vậy và các đạo sư như
vậy cũng cần sự bảo vệ của các đệ tử. Đối với Đức Phật , Ngài thật
sự có giới thanh tịnh vì vậy Ngài xác nhận điều ấy. Ngài thực sự có
sự nuôi mạng thanh tịnh, sự thuyết giảng thanh tịnh, lời nói thanh
tịnh và trí tuệ thanh tịnh và vì vậy Ngài xác nhận là có những pháp
thanh tịnh này. Vì lý do này, không cần thiết để các đệ tử bảo vệ
bậc Đạo-Sư về giới, sự nuôi mạng, sự thuyết giảng, lời nói và trí
tuệ, cũng không cần thiết để Ngài phải cần đến sự bảo vệ như vậy.
(Muốn biết chi tiết hãy xem bộ Cūlavagga của tạng Vinaya Piṭaka).

Bài pháp của Đức Phật về những sở đắc của Devadatta

Khi ấy, Đức Phật rời khỏi thành phố Kosambī và đến Rājagaha
trú ở tịnh xá Veḷuvaṇa. Nơi đây, nhiều vị tỳ khưu đã trình lại vấn đề
với Ngài rằng thái tử Ajātasattu thường đi đến Devadatta vào buổi
Tỳ khưu Minh Huệ 381

sáng và buổi chiều với năm trăm cỗ xe, và mỗi ngày vị ấy gửi đến
năm trăm nồi vật thực. Khi ấy, bậc Đạo sư dạy rằng:
“Này các tỳ khưu! Đừng xem những lợi đắc của Devadatta là có
tầm quan trọng lớn. Chừng nào thái tử Ajātasatthu còn đi đến
Devadatta với năm trăm cỗ xe vào buổi sáng và buổi chiều, và mỗi
ngày vị ấy gửi đến năm trăm nồi vật thực, chắc chắn đó là sự suy tàn
về những thiện nghiệp của Devadatta. Đừng nghĩ rằng những thiện
nghiệp sẽ tăng trưởng.”
“Này các tỳ khưu! Ví dụ có một túi mật của con gấu được cắt đi
và để nơi lỗ mũi của con chó hoang, con vật sẽ trở nên tệ hơn và hung
dữ hơn. Cũng vậy, chừng nào thái tử Ajātasatthu còn đi đến Devadatta
với năm trăm cỗ xe vào buổi sáng và buổi chiều, và mỗi ngày gửi đến
năm trăm nồi vật thực, điều đó chắc chắn có nghĩa là sự suy sụp của
Devadatta về các thiện nghiệp. Đừng nghĩ rằng các việc làm ấy sẽ làm
tăng trưởng những thiện nghiệp”.

Phalaṃ ve kadalim hanti


phalaṃ veluṃ phalam nālaṃ
Sakkāro kāpurisaṃ hanti
gabbho assatim yathā.
“Này các tỳ khưu! Danh vọng của Devadatta về những lợi đắc sẽ
dẫn đến sự tiêu diệt của bản thân vị ấy. Này các tỳ khưu! Ví dụ (1) cây
chuối ra quả để tự nó hủy hoại chính nó, (2) cây tre ra măng để tự nó
hủy hoại chính nó, (3) cây sậy ra hoa để tự nó hủy hoại chính nó, và
(4) ngựa cái Assatara sanh ngựa con rồi tự nó hủy hoại chính nó. Cũng
vậy, danh vọng của Devadatta về những lợi đắc sẽ dẫn vị ấy đến chỗ
tiêu diệt bản thân.”
“Này các tỳ khưu! Cũng như buồng chuối giết chết cây chuối,
búp măng giết chết cây tre, ngựa con giết chết ngựa mẹ của nó. Cũng
vậy, lợi đắc giết chết người có khuynh hướng xấu, bất thiện.”.

Mối ác cảm đầu tiên của Devadatta đối với Đức Phật
382 Đại Phật Sử - Tập 4

Rồi một hôm, khi Đức Phật ngồi giữa hội chúng thuyết pháp đến
vua quan và dân chúng thì Devadatta đứng lên, đắp y vai trái (dấu hiệu
tỏ sự tôn kính), vị ấy chắp tay hướng về Đức Phật và bạch rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Bây giờ Thế Tôn đã già, tuổi đã lớn và
đang ở ngưỡng cửa của giai đoạn cuối cuộc đời. Kính bạch Ngài ! Giờ
đây xin Ngài hãy sống trong sự an lạc, không phải bận tâm về bất cứ
điều gì. Xin Thế Tôn hãy trao lại Tăng chúng cho con. Con sẽ chăm
sóc và lãnh đạo Tăng chúng.”
Đức Phật đáp lại: “Này Devadatta! Điều ấy không thích hợp.
Đừng mơ ước là sẽ chăm sóc và lãnh đạo Tăng chúng.” Devadatta lập
lại lời thỉnh cầu lần thứ hai nhưng Đức Phật không chấp nhận. Khi
Devadatta lập lại lời thỉnh cầu lần thứ ba, Đức Phật nói: “Này
Devadatta! Như Lai sẽ không giao quyền chăm sóc và lãnh đạo Tăng
chúng cho ai, ngay cả Sāriputta hay Moggallāna. Tại sao Như Lai phải
trao quyền lãnh đạo và chăm sóc Tăng chúng cho ngươi? Này kẻ ngu,
kẻ ăn nước bọt!”
Những lời của Đức Phật làm ray rứt Devadatta “Đức Phật quở
trách ta trước sự hiện diện của vua quan và dân chúng bằng câu nói
‘kẻ ăn nước bọt’ (kheḷāsaka) - người tiêu thụ bốn món vật dụng không
thanh tịnh giống như ăn nước bọt. Vị ấy chỉ đề cao Sāriputta và
Moggallāna.”
Khi nghĩ vậy, vị ấy tức giận và bất mãn nên sau khi đảnh lễ Đức
Phật rồi bỏ đi.

Pakāsaniya-kamma chống lại Devadatta

Khi ấy, Đức Phật cho các tỳ khưu thông qua một tuyên ngôn
chống lại Devadatta tại thành phố Rājagaha. Đó là một hành động gọi
là Pakāsaniya-kamma hay Ñatti-dutiya được thực hiện bởi Tăng
chúng sau khi đã tụng tuyên ngôn kammavāvā một lần và theo sau là
sự tuyên bố quyết định của Tăng chúng. Khi ấy, tôn giả Sāriputta
được bầu làm người có phận sự thực hiện nghị quyết một cách công
khai tại Rājagaha. Theo lời chỉ dạy của Đức Phật, Tăng chúng bổ
Tỳ khưu Minh Huệ 383

nhiệm tôn giả Sāriputta và tôn giả thực hiện nghị quyết chống lại
Devadatta đã được toàn kinh thành biết đến.
Khi nghe tin về tuyên ngôn này, những người thiếu niềm tin và
trí tuệ bèn chỉ trích các tỳ khưu, nói rằng: "Những tỳ khưu này, những
người con trai của thái tử dòng Thích ca, Đức Phật có tánh ganh tị. Họ
ganh tị với những lợi đắc của Devadatta.” Nhưng những người có
niềm tin và trí tuệ nói rằng: “Việc công bố những sự thật về Devadatta
trong thành Rājagaha không thể xem là hành động xấu của bậc Đạo
sư.”
(Ở đây, pakāsaniya-kamma là một Tăng sự được thực hiện bởi
Tăng đoàn theo đúng với những điều học trong tạng Luật. Điều này
cho thấy rằng những hành động và những câu nói của tỳ khưu chống
lại người mà Tăng đoàn (Saṅgha) thông qua nghị quyết, không liên
quan đến Đức Phật, đức Pháp và đức Tăng, mà vị ấy hành động và lời
nói chỉ theo ý của vị ấy.
(Nghị quyết chống lại Devadatta như thế này: “Trước đây giới
hạnh của Devadatta hoàn toàn khác với giới hạnh hiện giờ. Điều mà vị
ấy làm bằng thân hoặc lời nói thì không đồng nhất với Đức Phật hay
đức Pháp hoặc đức Tăng. Nó chỉ đồng nhất với Devadatta.” Nghị
quyết chứa những lời liên quan đến điều này được thông qua bởi Tăng
chúng sau khi đã trưng cầu ý kiến. Sau đó, theo lời hướng dẫn của
Đức Phật, Tăng đoàn chính thức tiến cử tôn giả Sāriputta làm người sẽ
công bố khắp Rājagaha về Devadatta. Do vậy, cùng với nhiều vị tỳ
khưu, tôn giả Sāriputta đi vào thành phố và công bố sự tách rời Đức
Phật, đức Pháp và đức Tăng khỏi Devadatta bằng câu nói: “Hành vi
của Devadatta bây giờ hoàn toàn khác với trước kia. Những gì vị ấy
hành động bằng thân, bằng lời nói thì không đồng nhất với Đức Phật,
đức Pháp hoặc đức Tăng. Nó chỉ đồng nhất với Devadatta.” Đây là
phần chú thích tóm tắt về pakāsaniya kamma).

Thái tử Ajātasattu (A-xà-thế)


384 Đại Phật Sử - Tập 4

Sau khi bị công bố là tỳ khưu có hành vi và lời nói bị khai trừ


khỏi Tăng chúng, Devadatta nghĩ rằng: “Sa-môn Gotama đã từ bỏ ta
rồi. Bây giờ ta sẽ làm điều gì có hại cho vị ấy.” Vị ấy đi đến thái tử
Ajātasattu và nói rằng: "Này thái tử! Ngày xưa người ta sống thọ
nhưng ngày nay người ta chết sớm hơn. Có khả năng cái chết của ngài
sẽ xảy dù ngài là thái tử. Thế nên, giờ ngài hãy giết cha rồi lên ngôi
vua. Ta sẽ giết Đức Phật và trở thành Phật.”
Thái tử Ajātasatthu suy nghĩ: “Đại đức Devadatta là người hùng
mạnh. Vị ấy có lẽ có những lý do để nói như vậy.” Vì vậy, thái tử
buộc một con dao găm vào đùi; run rẫy và sợ hải vội vã đi vào hoàng
cung lúc ban ngày. Các quan bảo vệ đức vua bèn giữ thái tử lại và lục
soát người của vị ấy. Khi họ tìm thấy cây dao găm được buộc vào đùi
của thái tử, họ hỏi thái tử muốn làm gì. Thái tử nói muốn giết phụ
vương. Các quan hỏi ai xúi bảo vị ấy giết đức vua. Thái tử thú nhận là
do Devadatta xúi bảo.
Khi ấy, một số quan có quan điểm rằng thái tử và Devadatta và
tất cả các tỳ khưu phải bị giết chết. Một số quan khác tranh luận rằng,
các tỳ khưu không đáng bị giết vì họ không làm điều gì sai mà chỉ có
thái tử và Devvadatta mới đáng bị giết. Số quan còn lại có ý kiến rằng
thái tử và Devadatta không đáng bị giết, các vị tỳ khưu cũng không,
vấn đề nên được tâu lên đức vua và hành động được xét xử theo sự
phán quyết của đức vua.
Rồi các quan đưa thái tử đến gặp đức vua và tâu về âm mưu giết
chết đức vua của thái tử. Đức vua hỏi những ý kiến của họ và các
quan đưa ra ba quan điểm khác nhau. Đức vua nói:
“Làm sao Đức Phật, đức Pháp hay đức Tăng có thể có tội được?
Các Ngài chắc chắn không có tội. Không phải rằng Đức Thế Tôn đã
công bố giới hạnh của Devadatta bây giờ hoàn toàn khác với trước kia
của vị ấy và không phải rằng bậc Đạo sư đã công bố phủ nhận những
hành vi và lời nói của Devadatta đó sao?”
Rồi đức vua giải tán các quan thuộc nhóm quan điểm thứ nhất.
Giáng chức các quan thuộc nhóm thứ hai và thăng cấp các quan thuộc
nhóm thứ ba.
Tỳ khưu Minh Huệ 385

Rồi đức vua hỏi thái tử tại sao muốn giết đức vua. Thái tử nói
muốn được làm vua. Vua Bimbisāra nói rằng:"Này con! Nếu con
muốn được làm vua thì vương quốc này sẽ là của con.” Và vị ấy trao
lại vương quốc của mình cho thái tử Ajātasatthu.

Những lời khuyên độc ác của Devadatta

Ước muốn giờ đây đã thành tựu, thái tử Ajātasatthu vui sướng
và kể lại cho Devadatta. Nhưng muốn khơi dậy sự thù hận trong lòng
thái tử, Devadatta nói: “Giống như người ta đậy cái trống có con cáo ở
bên trong, ngài nghĩ rằng ngài đã đạt được mục đích sao? Sau hai hoặc
ba ngày, phụ vương của Ngài sẽ suy nghĩ về tánh ngang tàng của ngài
và vị ấy sẽ tự mình lên làm vua trở lại.”
Thái tử hỏi ông thầy rằng mình nên làm gì. Devadatta với tâm
địa độc ác khuyên thái tử nên tiêu diệt vua cha. Thái tử cho rằng
không có ý nghĩ giết chết phụ vương của mình bằng bất cứ loại khí
giới nào vì đức vua có dòng máu hoàng gia. Khi ấy, Devadatta lại đưa
ra lời khuyên độc ác rằng thái tử nên bỏ đói vua cha cho đến chết.

Hành động giết cha của Ajātasatu

Vua A-xà-thế truyền lệnh tống giam phụ vương, vua Bimbisāra
vào trong cái lồng sắt rất nóng và đầy hơi nước. Vị ấy không cho bất
cứ ai vào thăm đức vua ngoại trừ hoàng hậu, mẹ của vị ấy.
(1) Khi ấy, hoàng hậu Vedehī đặt vật thực vào trong một cái hộp bằng
vàng và đưa nó vào nhà lao. Đức vua ăn vật thực ấy và duy trì
mạng sống của mình. Vua Ajātasattu hỏi cha của vị ấy đã xoay xở
như thế nào để sống, và khi nghe nói điều mà hoàng hậu làm thì
vị ấy truyền lệnh các quan không cho hoàng hậu mang vật thực
vào nhà lao.
(2) Rồi hoàng hậu giấu vật thực trong búi tóc của bà và đi vào nhà
lao. Đức vua ăn vật thực ấy và sống qua ngày. Khi vua Ajātasattu
386 Đại Phật Sử - Tập 4

nghe nói về điều này, vị ấy cấm hoàng hậu không được đi vào nhà
lao với đầu tóc để búi.
(3) Rồi hoàng hậu để vật thực trong đôi hài bằng vàng và đi vào nhà
lao. Đức vua sống nhờ vật thực mà hoàng hậu mang vào trong đôi
hài. Khi Ajātasattu biết được cách mà phụ vương của vị ấy sống,
vị ấy cấm hoàng hậu không được mang hài vào thăm cha.
(4) Từ lúc đó trở đi, hoàng hậu Vedehī tắm mình bằng nước hương
thơm, đắp vật thực lên người (được làm bằng dầu, mật ong, mật
đường và bơ), và mặc vào chiếc áo khoác, bà đi vào nhà lao. Đức
vua liếm thân của bà và tiếp tục sự sống bằng cách này. Khi
Ajātasattu nghe tin, vị ấy truyền lệnh các quan không cho hoàng
hậu vào thăm đức vua.
Bị cấm không được vào nhà lao, hoàng hậu đứng ngoài cửa nhà
lao và kêu than khóc rằng: “Tâu đại vương! Chính đại vương đã
không cho phép giết chết đứa con trai ác độc Ajātasattu này khi nó
còn nhỏ. Chính đại vương đã nuôi dưỡng kẻ thù tiềm ẩn của mình.
Bây giờ đây là lần cuối cùng mà thiếp gặp đại vương. Từ nay trở đi
thiếp sẽ không còn cơ hội được gặp đại vương. Hãy tha thứ cho thiếp
nếu thiếp làm điều gì sai trái.” Sau khi khóc than như vậy, hoàng hậu
trở về chỗ ngụ của mình.

Cái chết của vua Bimbisāra

Từ đó trở đi, đức vua không có vật thực ăn. Đi kinh hành, vị ấy
sống nhờ pháp an lạc của Thánh quả Nhập lưu mà vị ấy đã chứng đắc.
Tâm của vị ấy luôn luôn an trú trong Thánh quả, thân của đức vua trở
nên rất rực rỡ.
Vua Ajātasattu hỏi quân hầu bằng cách nào mà phụ vương của vị
ấy còn sống. Họ nói rằng đức vua giữ mình sống bằng cách đi kinh
hành và vị ấy trở nên rực rỡ hơn trước về sắc tướng. Khi ấy, vua
Ajātasattu quyết định chấm dứt việc đi kinh hành của phụ vương, bảo
những người thợ cạo rạch những đường dao dưới lòng bàn chân của
Tỳ khưu Minh Huệ 387

vua Bimbisāra, bôi lên dầu, bơ và muối rồi hơ chúng trước ngọn lửa
nóng đỏ.
Khi trông thấy những người thợ cạo, vua Bimbisāra nghĩ rằng
chắc chắn ai đó đã làm cho con trai của vị ấy thấy được điều đúng
điều sai và thế nên những người thợ cạo đến để cạo râu cho vị ấy.
Người thợ cạo đi đến đức vua và tỏ sự tôn kính đến vị ấy. Đức
vua hỏi họ đến với mục đích gì, và họ nói với đức vua về mục đích
của họ. Rồi đức vua bảo họ hãy làm theo ước muốn của chủ nhân của
họ. Những người thợ cạo yêu cầu đức vua ngồi, và sau khi đảnh lễ vị
ấy, họ nói rằng: "Tâu đại vương! Chúng tôi phải thực hiện mệnh lệnh
của vua Ajātasattu, xin Ngài đừng giận chúng tôi. Điều mà chúng tôi
phải làm thật là không thích hợp với một vị vua tốt như đại vương."
Rồi khi giữ chặt đôi chân của đức vua bằng cánh tay trái của họ và
cầm cây dao cạo sắc bén bên cánh tay phải, họ rạch vào lòng bàn chân
của đức vua và bôi lên dầu, bơ và muối rồi hơ bàn chân trên ngọn lửa
nóng đỏ.
(Trong một kiếp quá khứ, đức vua đã mang giày đi trên nền chùa
và bước trên tấm thảm với đôi giày dính đầy bùn đất. Quả khổ bây giờ
mà vị ấy phải gánh chịu là hậu quả của hành động bất thiện trong quá
khứ. Theo bộ Chú giải).
Vua Bimbisāra phải chịu đựng cơn đau dữ dội. Không chút sân
hận, vị ấy quán niệm về các ân đức của Đức Phật, đức Pháp và đức
Tăng. Rồi ngã xuống như đóa hoa rơi xuống sân tháp, ngài trở thành
người hầu của vua chư thiên Vessavana trong cõi Tứ Đại Thiên
Vương, là nguyên soái Dạ xoa tên Janavasabha.
(Đức vua Bimbisāra được gọi là Janavasabha vì vị ấy là bậc
thánh Nhập lưu và là người lãnh đạo của một trăm mười ngàn thương
nhân Bà-la-môn. ‘Jana’ nghĩa là “của 110. 000 thương nhân Bà-la-
môn” và ‘vasabha’ là lãnh đạo).
(Tại sao vị ấy ở trong giai cấp thấp trong cõi Tứ Đại Thiên
vương (Catumahārāja) dù vị ấy là bậc thánh Nhập lưu vĩ đại? Câu trả
lời được nêu ra bởi chính Dạ xoa thiên Janavasabha).
388 Đại Phật Sử - Tập 4

Theo câu trả lời của vị ấy, vị ấy đã trải qua bảy kiếp làm vua
trong cõi người và sau khi mạng chung ở cõi Catumahārāja Deva và
bảy kiếp ở cõi Catumahārāja Deva sau khi vị ấy mạng chung ở cõi
người. Bây giờ vị ấy là bậc thánh Nhập lưu do nhiều nghiệp thiện của
vị ấy đối với Đức Phật, đức Pháp và đức Tăng. Vị ấy lẽ ra đạt đến cõi
chư thiên cao hơn, nhưng vì đã trải qua bảy kiếp liên tục ở cõi Tứ
thiên vương nên sự luyến ái vào kiếp sống (bhava-nikanti) trong cõi
chư thiên ấy còn mạnh mẽ nên vị ấy sanh vào cõi Tứ thiên vương.
Đây là lời thú nhận của Dạ xoa thiên Janavasabha trong bài kinh
Janavasabha thuộc Trường bộ kinh. Những lời thú nhận của vị ấy
bằng lời kệ sau:

Ito satta tato satta, Ssamsarāni catuddasa.


Nivāsam abhijānāmi, yattha me vusitaṁ pure).

Sự hối hận muộn màng của kẻ ngu

Vào chính ngày vua Bimbisāra băng hà, vợ của vị vua ngu si
Ajātasatthhu hạ sanh một đứa con trai, đặt tên là Udayabhadda. Hai tin
báo, một tin báo về sự ra đời của hoàng tử và một tin báo về cái chết
của vua Bimbisāra, cùng đến một lúc tại cung điện của vua
Ajātasatthu.
Các quan cho rằng, điều thích hợp là tâu lên đức vua tin báo về
sự ra đời của hoàng tử và họ đã làm như vậy. Ngay khi nghe tin báo
thì trong người của đức vua khởi lên một tình thương mãnh liệt đối
với con trai. Cùng lúc ấy, đức vua liên tưởng đến tình thương của vua
cha, nghĩ rằng vào lúc vị ấy ra đời, ắt hẳn vua cha cũng trải qua tình
thương mãnh liệt đối với vị ấy.
Vua Ajātasatthu liền truyền lệnh các quan thả cha của ông ngay
lập tức. Nhưng các quan tâu điều ấy là không thể và trình báo tin về
cái chết của vua Bimbisāra. Khi hay tin, vua Ajātasatthu than khóc
thảm thiết, rồi đi đến hoàng hậu và hỏi bà rằng lúc vị ấy ra đời phụ
vương có khởi sanh tình thương mãnh liệt đối với mình không.
Tỳ khưu Minh Huệ 389

Hoàng hậu Vedehī đáp lại: “Đứa con trai ngu si này, con hỏi gì
thế? Trong thời thơ ấu, con bị cái mụt nhọt làm mủ trên đầu ngón tay
của con. Các vú nuôi không thể vỗ về và làm cho con thôi khóc. Cuối
cùng, họ đưa con tới phụ vương khi vị ấy đang lâm triều, phụ vương
bèn ngậm ngón tay của con trong miệng và nhờ hơi ấm từ miệng nên
mủ tuôn ra. Vì thương con, phụ vương của con đã không nhổ ra khối
mủ trộn với máu tanh e rằng con sẽ thức dậy và vị ấy đã nuốt nó. Cha
con đã yêu thương con biết bao.”
Hoàng hậu Vedehī đã kể lại chi tiết lòng yêu thương của phụ
vương đối với thái tử. Vua Ajātasatthu khóc lóc thảm thiết rồi làm lễ
an táng cho vua cha.

Những kẻ ám sát do Devadatta cử đi

Devadatta đi đến vua Ajātasatthu và xin vị ấy cử đi một nhóm


người giết Đức Phật. Vua bèn gửi cho Devadatta những kẻ ám sát, khi
bảo họ hãy nghe những lời chỉ dẫn của ông thầy vị ấy.
Devadatta bảo người thứ nhất: “Này ông! Hãy đi đến chỗ Sa-môn
Gotama đang cư ngụ. Ngươi hãy giết Sa-môn Gotama và trở về bằng
con đường này.”
Rồi vị ấy bảo nhóm hai người đi giết người thứ nhất và trở về
bằng con đường khác.
Rồi nhóm thứ ba gồm bốn người được giao nhiệm vụ đi giết
nhóm hai người và trở về bằng một con đường khác. Rồi nhóm mười
sáu người (của nhóm thứ năm) được sai đi để giết tám người (của
nhóm thứ tư) và trở về bằng một con đường khác.

Sự chứng đắc Quả thánh Nhập lưu của những người ám sát

Trang bị cung tên, dao và khiêng, người đàn ông thứ nhất đi đến
Đức Phật, đứng gần Ngài, anh ta run rẫy vì sợ hãi và hoang mang.
Nhìn thấy anh ta, Đức Phật nói: “Này! Hãy đến đây, đừng sợ
hãi!” Khi ấy, người đàn ông bớt sợ hãi, để cây đao và tấm khiêng
390 Đại Phật Sử - Tập 4

xuống cũng như cung tên và tên ở một nơi thích hợp. Đến gần Đức
Phật, anh ta cúi đầu dưới chân Ngài, thú nhận và sám hối tội lỗi của
mình. Đức Phật thứ tội cho anh ta và thuyết pháp tuần tự về Bố thí, Trì
giới, và những thiện nghiệp khác dẫn đến sự chứng đắc Đạo quả. Kết
quả là người đàn ông chứng đắc Thánh quả Nhập lưu (sotāpanna-
ariya), và đồng thời quy y Tam Bảo theo cách siêu thế.
Rồi Đức Phật cho người đàn ông ra về với lời khuyên anh ta
đừng đi về bằng con đường do Devadatta chỉ định mà phải đi bằng
con đường khác.
Hai người đàn ông thuộc nhóm thứ hai chờ đợi người đàn ông
thứ nhất trong một thời gian dài. Khi đi hướng ngược lại, họ nhìn thấy
Đức Phật đang ngồi dưới một cội cây. Họ đến gần Đức Phật, đảnh lễ
Ngài và ngồi xuống một bên thích hợp, Đức Phật thuyết pháp ‘Tuần
Tự’, giải thích Tứ Diệu Đế và an trú họ trong quả thánh Nhập lưu.
Giống như kẻ ám sát thứ nhất, cả hai trở chứng đắc sotāpanna-ariya
và quy y Tam Bảo theo cách Siêu thế.
Lại nữa, Đức Phật cho hai người này ra về, với lời khuyên họ
nên đi về bằng một con đường khác.
Rồi bốn người (thuộc nhóm thứ ba)…
Rồi tám người (thuộc nhóm thứ tư) …
Rồi mười sáu người thuộc nhóm thứ năm chờ đợi tám người kia
trong một thời gian dài và khi đi về hướng ngược lại, họ trông thấy
Đức Phật giống như những người trước đó. Họ đảnh lễ Ngài và ngồi
xuống một nơi hợp lẽ. Đức Phật thuyết pháp ‘Tuần Tự’ đến họ, thuyết
giảng Tứ Diệu Đế và an trú họ trong quả thánh Nhập lưu. Sau khi họ
quy y Tam Bảo, Đức Phật cho phép họ ra về, với lời khuyên họ đi
bằng một con đường khác.
Rồi người thứ nhất đi đến Devadatta, nói rằng: "Thưa đại đức!
Tôi không thể giết Đức Phật. Ngài rất hùng mạnh.” Devadatta nói:
“Được rồi! Đừng giết Sa-môn Gotama. Tự ta sẽ đi giết vị ấy.”

Devadatta làm thân Phật chảy máu


Tỳ khưu Minh Huệ 391

Sau khi độ cho những người ám sát chứng đắc Đạo quả Nhập
lưu, một hôm nọ, trong khi Đức Phật đang đi kinh hành dưới bóng
râm của ngọn đồi Gijjakūta. Devadatta trèo lên đỉnh đồi và lăn xuống
một tảng đá to với ý định giết chết Đức Phật. Khi hòn đá lăn xuống thì
có hai mũi đất tự động nhô ra và chắn tảng đá lại. Một mảnh đá vụn
bay đi và làm chảy máu ở bàn chân Đức Phật.
Đức Phật nhìn lên và nói với Devadatta: “Này kẻ ngu si kia! Kẻ
không tiến bộ về tâm linh! Ngươi đã gây chảy máu cho Như Lai bằng
tâm sân và có ý định muốn giết chết Như Lai. Như vậy, ngươi đã gây
ra một trọng tội.”
Rồi Đức Phật nói với các tỳ khưu: “Này các tỳ khưu! Devadatta
đã tạo ra một nghiệp Vô gián (anantariya-kamma) vì đã làm cho Như
Lai chảy máu với tâm sân hận và có ý định muốn giết chết Như Lai .”
Các tỳ khưu đưa Đức Phật đến tịnh xá ở khu vườn Maddakucchi.
Nơi đây, Đức Phật muốn đi đến tịnh xá trong khu vườn xoài của y sĩ
Jīvaka và bảo các tỳ khưu đưa Ngài đến đó. Các vị tỳ khưu theo lời
dạy đưa Ngài đến đó.
Khi hay tin, y sĩ Jīvaka liền đi đến Đức Phật và đắp thuốc lên vết
thương. Sau khi băng bó vết thương, ông ta dặn Đức Phật đừng tháo
băng cho đến khi ông ta đi thăm bệnh nhân trong thành phố trở về.
Sau khi ghé thăm và điều trị cho một bệnh nhân, y sĩ Jīvaka trở về
nhưng cửa thành đã đóng lại.
Khi ấy, y sĩ Jīvaka suy nghĩ: “Ta đã đắp loại thuốc mạnh vào
chân của Đức Phật và đã băng bó vết thương chữa trị cho Ngài như
chữa cho một bệnh nhân bình thường. Ta đã tạo nên một lỗi lầm trầm
trọng. Đây là lúc cần phải tháo băng, nếu băng không được tháo thì
Đức Phật sẽ chịu đựng cơn đau dữ dội suốt đêm.” Khi nghĩ vậy, y sĩ
Jīvaka trở nên rất lo lắng. Vào lúc ấy, Đức Phật gọi đại đức Ānanda,
nói rằng: " Này Ānanda! Y sĩ Jīvaka trở về sau khi trời tối và không
kịp đến cổng thành trước khi nó đóng. Ông ta đang lo lắng vì bây giờ
là lúc nên tháo băng. Bởi vậy con hãy tháo băng ngay.”
Vừa khi cổng thành được mở, y sĩ Jīvaka vội vã chạy đến Đức
Phật trước khi trời hừng sáng và hỏi Ngài có bị đau đớn gì không.
392 Đại Phật Sử - Tập 4

Đức Phật đáp lại: “Này Jīvaka! Như Lai đã khắc phục tất cả cơn đau
từ khi Như Lai chứng đắc sự Giác ngộ tối thượng dưới cội Bồ đề. Rồi
Ngài đọc lên bài kệ:

Gatadhino visokassa, vippamuttāssa sabbadhi.


Sabbagantha pahīnassa, pariḷāho na vijjati.
“Này Jīvaka! Hoàn toàn không có buồn phiền, không có đau đớn
trong bậc thánh A-la-hán đã thoát khỏi luân hồi, đã đi đến bờ kia. Đã
thoát khỏi tất cả sầu khổ, không còn luyến ái tất cả các pháp bao gồm
thân, v.v… đã đoạn diệt tất cả mọi thằng thúc.”
(‘Khổ’ (pariḷāho) có hai loại, đó là: khổ thân (kāyika) và khổ
tâm (cetasika). Khổ thân do nóng, lạnh, v.v… xảy ra trong bậc thánh
A-la-hán và vì vậy vị ấy không thoát khỏi khổ thân. Y sĩ Jīvaka đã
lưu tâm điều này khi ông đưa ra câu hỏi. Nhưng Đức Phật là đấng
Pháp vương vô cùng thiện xảo trong việc thuyết giảng, và Ngài đã trả
lời rằng bậc thánh A-la-hán có những đức tánh kể trên không còn khổ
tâm. Jīvaka hỏi xem Đức Phật có khổ tâm không, và Đức Phật dạy
rằng Ngài không còn khổ tâm.
Vào lúc kết thúc thời pháp, nhiều chúng sanh chứng đắc quả
thánh Nhập lưu và những tầng thánh khác.

Các tỳ khưu bảo vệ Đức Phật

Nhiều tỳ khưu nghe tin Devadatta âm mưu giết hại Đức Phật,
từng vòng người vây quanh xung quanh chỗ ngụ của bậc Đạo sư. Họ
đọc to những bài kinh và đi lên xuống để bảo vệ, canh phòng và bảo
đảm sự an toàn cho Đức Phật.
Khi nghe tiếng tụng kinh (và tiếng bước chân của họ), Đức Phật
hỏi trưởng lão Ānanda (dù Ngài biết). Và khi trưởng lão bạch lại với
Đức Phật về những vị tỳ khưu thận trọng. Đức Phật gọi các vị tỳ khưu
đến và dạy rằng:

Aṭṭhānam etam bhikkhave anavakāso, yam parūpakkamena


Tỳ khưu Minh Huệ 393

Tathāgataṃ jīvitā voropeyya


anupakkamena bhikkhave Tathāgata parinibbāyanti.
Này các tỳ khưu! Hoàn toàn không ai có thể ra sức giết hại Như Lai.
Rồi Đức Phật nói với họ (như Ngài đã nói với trưởng lão Mahā
Moggallāna trong một dịp nọ) rằng có năm loại đạo sư trong thế gian
và chỉ có những loại đạo sư này mới cần sự bảo vệ từ những đệ tử của
họ. Còn đối với Đức Phật, Ngài thực sự có giới thanh tịnh, có sự nuôi
mạng thanh tịnh, có sự thuyết giảng thanh tịnh, có lời nói thanh tịnh
và có trí tuệ thanh tịnh. Vì Ngài có tất cả những điều này và do đó
Ngài không cần sự bảo vệ của những đệ tử. Ngài còn nói thêm rằng,
không ai có thể giết chết vị Phật và chư Phật đã chứng đắc Niết bàn
không phải vì có những người âm mưu giết chết Ngài.
Cuối cùng, Đức Phật dạy các tỳ khưu:
“Này các tỳ khưu! Các con hãy trở về chỗ ngụ của mình. Chư
Phật không phải là chúng sanh mà sự an toàn về mạng sống của các
Ngài lệ thuộc vào sự bảo vệ của người khác.”

Việc thả voi Nāḷāgiri

(Câu chuyện về việc thả voi Nāḷāgiri nằm ở phần


Saṅghabhedaka-khandhaka của bộ Viniya Cūla-Vagga, và bài trình
bày về Bổn sanh Cūḷahamsa của phần Asīti Nipāta.)
Nhờ sự điều trị của y sĩ Jīvaka, Đức Phật phục hồi như trước,
Ngài đi lại trong sự rực rỡ của một vị Phật vĩ đại, chung quanh có
những tỳ khưu. Khi trông thấy bậc Đạo-Sư, Devadatta suy nghĩ: “Thật
không thể nào bất cứ ai đến gần và giết chết Sa-môn Gotama khi họ
thấy hào quang rực rỡ từ thân của Ngài. Nhưng voi Nāḷāgira của vua
Ajātasatthu thì rất hung dữ và hiếu sát. Nó không biết điều tốt nào về
Đức Phật, đức Pháp và đức Tăng. Chỉ có con voi hoang dại Nāḷāgiri
mới có thể giết chết Sa-môn Gotama.” Bởi vậy Devadatta đi đến vua
Ajātasatthu và trình bày mưu kế của vị ấy.
Vua Ajātasatthu đồng ý với mưu kế của vị ấy. Đức vua truyền
gọi người huấn luyện voi và ra lệnh cho ông ta làm cho con voi
394 Đại Phật Sử - Tập 4

Nāḷāgira say xỉn và thả nó vào sáng hôm sau trên con đường mà Đức
Phật đi khất thực. Devadatta hỏi người luyện voi đã cho con voi uống
hết bao nhiêu rượu vào những ngày khác. Khi nghe rằng con voi đã
uống hết tám hủ rượu, Devadatta bèn bảo người huấn luyện voi cho
mười sáu hủ rượu vào sáng hôm sau và thả nó về hướng Đức Phật đi
khất thực. Người huấn luyện voi hứa sẽ làm như vậy.
Vua Ajātasatthu cho người đánh trống khắp thành phố rằng tất cả
dân cư nên làm công việc của họ vào lúc sáng sớm và tránh đi lại trên
con đường, vì voi Nāḷāgira đã cho uống say xỉn và được thả vào thành
phố.
Devadatta cũng rời khỏi hoàng cung và đi đến chuồng voi và nói
với người huấn luyện voi rằng: “Này các ông! Ta là đạo sư của đức
vua có thể khiến cho những người hầu của đức vua được thăng cấp
hay bị giáng chức trong công việc của họ. Nếu các ông muốn được
thăng chức thì hãy cho con voi uống mười sáu hủ rượu lúc sáng sớm,
khi Sa-môn Gotama đi vào thành phố thì các ngươi hãy chọc giận con
voi bằng những gậy hích và những cây lao. Hãy để con voi phá
chuồng và chạy về hướng Sa-môn Gotama và giết chết ông ta.”
Những người huấn luyện voi đồng ý làm theo lời hướng dẫn của
Devadatta.
Tin lan truyền khắp thành phố, những thiện nam tín nữ có tâm
tôn kính Tam Bảo thì đi đến Đức Phật và bạch rằng: “Bạch Đức Thế
Tôn! Kết hợp với đức vua, Devadatta sẽ thả voi Nāḷāgiri vào sáng
ngày mai dọc theo con đường mà Ngài đi khất thực. Bởi vậy, xin Thế
Tôn ngày mai đừng đi vào thành phố khất thực, mà xin Ngài hãy ở lại
trong tịnh xá Veḷuvana. Chúng con sẽ dâng cúng vật thực đến Thế
Tôn và chúng Tăng tại tịnh xá.”
Đức Phật không nói Ngài sẽ không đi vào thành phố để khất
thực. Nhưng Ngài quyết định sẽ dạy voi Nāḷāgiri vào ngày hôm sau,
thị hiện thần thông (Pāṭihāriya) bằng sự thuyết giảng, nhiếp phục
những kẻ ngoại đạo và không đi vào Rājagaha để khất thực, mà từ
thành phố trở về Veḷuvana cùng với các vị tỳ khưu. Đức Phật biết rằng
nhiều thiện tín ở Rājagaha sẽ đem đến nhiều vật thực và Ngài sẽ độ
Tỳ khưu Minh Huệ 395

thực trong tịnh xá. Vì lý do này, Đức Phật nhận lời mời của các thiện
tín.
Khi biết rằng Đức Phật đã nhận lời mời của họ, các thiện nam tín
nữ quyết định đem vật thực đến dâng ở tịnh xá và ra về.
(Pāṭihāriya nghĩa là sự đoạn trừ ác nghiệp đối nghịch. Có ba
cách đoạn trừ: (1) đoạn trừ bằng sự thuyết giảng (anusāsāni
pāṭihāriya), (2) đoạn trừ bằng thị hiện thần thông như hóa ra những
hình tướng khác nhau (iddhi pāṭihāriya), (3) đoạn trừ bằng cách biết
trạng thái tâm của người nghe (ādesanā pāṭihāriya).
Trong ba cách này, cách thứ ba được ám chỉ ở đây. Cách thứ hai
thuộc về trưởng lão Mahā Moggallāna, và cách nhất thuộc vể trưởng
lão Mahā Sāriputta. Dù Đức Phật sử dụng phương pháp thứ ba, trước
cách thứ ba thường có một trong hai cách đầu theo đúng với khuynh
hướng của người nghe).
Đức Phật thuyết pháp đến các vị tỳ khưu trong canh đầu của đêm
và trả lời những câu hỏi của chư thiên và Phạm thiên trong canh hai.
Canh ba được chia làm ba thời, thời gian đầu Đức Phật nằm nghiêng
mình bên phải giống như sư tử chúa. Thời thứ hai Ngài trú trong thiền
A-la-hán Quả. Thời thứ ba Ngài thấm nhuần pháp bi mẫn vô lượng.
Sau khi xuất khỏi trạng thái ấy, Ngài dò xét xem chúng sanh hữu
duyên, và trông thấy voi Nāḷāgiri. Đức Phật thấy rõ rằng khi Ngài
thuyết pháp đến voi Nāḷāgira thì sẽ có tám mươi bốn ngàn chúng sanh
sẽ chứng ngộ Tứ Diệu Đế và được giải thoát . Thế nên, sau khi làm vệ
sinh thân thể vào lúc sáng sớm, Đức Phật gọi trưởng lão Ānanda và
nói: “Này Ānanda! Hãy báo cho tất cả tỳ khưu cư ngụ trong mười tám
tịnh xá quanh Rājagaha hãy đi theo Như Lai vào thành phố.”
Trưởng lão Ānanda đã làm theo lời chỉ dẫn của Đức Phật. Tất cả
các vị tỳ khưu đều hội tụ ở tịnh xá Veḷuvana. Đức Phật đi vào thành
phố Rājagaha cùng với chúng tỳ khưu.
Những người huấn luyện voi thực hiện theo lời chỉ dẫn của
Devadatta và vua Ajātasattu. Một đám người tụ họp rất đông. Trong
đám người ấy, những người có niềm tin nơi Đức Phật thì nói rằng:
396 Đại Phật Sử - Tập 4

" Ngày hôm nay sẽ có một cuộc chiến giữa hai tượng chúa là
Đức Phật và voi Nāḷāgiri. Chúng ta sẽ được chứng kiến sự khuyến
giáo voi Nāḷāgiri bởi Đấng Tượng Vương.”
Khi nói vậy, họ trèo lên những tòa lâu đài có tháp hay không
tháp, các mái nhà, v.v… để chờ xem trận chiến.
Còn những người ngoại giáo không có niềm tin nơi Đức Phật thì
nói rằng: “Voi Nāḷāgiri rất hung ác, dữ dằn và đầy sát tánh. Nó không
biết cái gì là tốt về Đức Phật, đức Pháp và đức Tăng. Ngày hôm nay
nó sẽ tiêu diệt thân vàng sáng chói của Sa-môn Gotama và kết thúc
mạng sống của vị ấy. Ngày hôm nay chúng ta sẽ thấy rõ sự chấm dứt
của kẻ thù.”
Khi nói vậy, họ trèo lên những lâu đài, v.v… và chờ ở đó.
Khi voi Nāḷāgiri trông thấy Đức Phật đi đến, nó xông đến Đức
Phật như quả núi di chuyển với cái vòi giơ cao, hai tai và hai đuôi
thẳng đứng lên, làm mọi người khiếp vía, phá hủy nhà cửa và giẫm nát
những cỗ xe bò.
Khi các tỳ khưu trông thấy noi Nāḷāgiri xông đến, họ nói với
Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Voi Nāḷāgiri đang chạy đến theo con
đường này. Con vật này không biết điều tốt nào về Đức Phật, đức
Pháp và đức Tăng. Chúng con muốn Đức Thế Tôn, bậc Thiện Thệ hãy
bước qua một bên (tránh khỏi con đường mà con voi đang chạy đến).”
Khi ấy, Đức Phật nói rằng: " Này các tỳ khưu! Đừng sợ, Như Lai có
thể nhiếp phục voi Nāḷāgiri.”
Rồi đại đức Sāriputta bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chính
phận sự của đứa con trai đầu là tham dự vào bất cứ vấn đề nào có liên
quan đến người cha. Xin Ngài hãy để con nhiếp phục voi Nāḷāgiri.”
Nhưng Đức Phật bác bỏ lời thỉnh cầu, nói rằng: " Này Sāriputta!
Năng lực của một vị Phật là một việc và năng lực của chúng đệ tử là
một việc khác. Con không cần phải lo lắng cho Như Lai.” Hết thảy
tám mươi vị Đại đệ tử đều đưa ra lời thỉnh cầu như vậy nhưng Đức
Phật đều không đồng ý.

Sự hy sinh tự nguyện của Trưởng lão Ānanda


Tỳ khưu Minh Huệ 397

Khi ấy, vì tình thương to lớn đối với Đức Phật, trưởng lão
Ānanda không có thể kìm chế được mình. Trưởng lão đến phía trước
và đứng trước mặt Đức Thế Tôn quyết tâm hy sinh mạng sống của
mình để bảo vệ bậc Đạo sư, để làm người trước tiên bị voi Nāḷāgiri
giẫm chết. Đức Phật dạy rằng: “Này Ānanda! Hãy lui ra sau. Đừng
đến và đứng trước mặt Như Lai.” Trưởng lão Ānanda đáp lại: “Kính
bạch Đức Thế Tôn! Con voi này rất hung hãn, hoang dã và hiếu sát.
Nó giống như ngọn núi lửa tiêu diệt cả thế gian. Hãy để nó đến với
Ngài sau khi giẫm chết con.” Đức Phật khuyên can trưởng lão Ānanda
ba lần nhưng trưởng lão vẫn kiên quyết đứng trước mặt Ngài. Cuối
cùng, Đức Phật dùng thần thông đặt trưởng lão vào giữa các tỳ khưu.

Sự kiện về người mẹ của đứa bé

Vào lúc ấy, người mẹ của đứa bé nhìn thấy con voi,vì sợ chết bà
chạy đi và bỏ lại đứa con trên quãng đường giữa khoảng cách của Đức
Phật và con voi. Voi Nāḷāgiri đuổi theo người phụ nữ nhưng không
kịp, nó quay lại và đi đến gần đứa bé. Đức Phật rải tâm từ của Ngài
(odissaka-metta) đến con voi và bằng giọng nói ngọt ngào của chúa
Phạm thiên:
“Này Nāḷāgiri! Người ta đã cho con uống mười sáu hủ rượu và
làm cho con say không phải để đi bắt bất cứ ai khác mà chính là để
giết chết Như Lai. Thế nên, con đừng làm hại những người đi đường.
Con hãy xông thẳng đến chỗ của Như Lai.”
Như vậy, bậc Đạo sư đã kêu con voi đến.

Năng lực của Đức Phật

Khi nghe những lời nói ngọt ngào của Đức Phật, voi Nāḷāgiri mở
to hai mắt trông thấy thân tướng rực rỡ của Đức Phật. Nó động tâm và
vì oai lực của Đức Phật, nó trở nên tỉnh táo, thả vòi xuống và phe phẩy
hai tai, nó đi đến bậc Đạo sư rồi quỳ dưới chân Ngài.
398 Đại Phật Sử - Tập 4

Rồi Đức Phật nói: “Này Nāḷāgiri! Con là một con vật, còn Ta là
một vị Phật. Từ nay trở đi, con đừng hung hãn và tà ác. Hãy cố gắng
tu tập tâm bác ái đến tất cả chúng sanh.” Đức Phật đưa bàn tay phải
của Ngài sờ vào đầu con voi và đọc lên hai câu kệ:

Mā kuñjara nāgam āsado


Dukkhaṃ hi kuñjara nāgam āsado
Na hi nāgahatassa kuñjara
sugati hoti paraṃ yato.

Mā ca mado mā ca pamādo
na hi pamattā sugatim vajanti te
Tvaññ’eva tathā karissasi
yena tvaṃ sugatiṃ gamissasi.
“Này Nāḷāgiri! Đừng đi đến với ý định giết hại, với ước muốn
giết chết Đức Phật, bậc không bao giờ làm điều ác. Đi đến Đức Phật
với một ước muốn giết hại là một ác nghiệp dẫn đến đau khổ. Hoàn
toàn không có sự tái sanh tốt đẹp trong cõi người hoặc cõi trời sau khi
chết cho bất cứ ai muốn gây thương tích hoặc giết chết Đức Phật.”
“Này Nāḷāgiri! Đừng để người ta dối gạt. Đừng quên mười thiện
nghiệp. Những người không nhớ đến mười thiện nghiệp sẽ không có
sự tái sanh tốt đẹp trong cõi người và cõi trời. Con hãy làm những
thiện nghiệp như vậy để đảm bảo cho sự tái sanh thiện thú (nói cách
khác, người chỉ đạt được sự tái sanh tốt căn cứ vào những việc phước
thiện).”
Voi Nāḷāgiri tràn ngập niềm sung sướng. Nếu nó không phải là
voi thì có lẽ nó sẽ chứng đắc Thánh quả Nhập lưu ngay tại nơi đó.
Nhìn thấy cảnh tượng kỳ diệu này, mọi người tung hô vang dội.
Họ vỗ tay và hân hoan tung ném những đồ trang sức của họ lên người
con voi như tán dương. Những đồ trang sức gần như phủ đầy thân nó,
và từ dạo đó con voi có tên là Dhanapāla. Vào lúc voi Dhanapāla
được nhiếp phục bởi Đức Phật thì tám mươi bốn ngàn chúng sanh
được nếm Pháp bảo, hương vị Bất tử.
Tỳ khưu Minh Huệ 399

Đức Phật an trú con voi trong Ngũ giới. Voi nhẹ nhàng phe phẩy
những hạt bụi dưới chân của Đức Phật, rồi đem rải lên đầu của nó và
đi lùi bằng đầu gối. Nó đi lùi đến nơi mà không còn trông thấy Đức
Phật, và sau khi bày tỏ sự tôn kính, nó đi vào chuồng voi. Kể từ đó,
voi trở nên dễ dạy, có thiện tánh và là một con voi rất thuần tính
không làm hại bất cứ chúng sanh nào trong suốt cuộc đời còn lại.
Sau khi ước muốn thành tựu, Đức Phật nguyện rằng tất cả những
vật trang sức đã tích tụ ở đó sẽ trở về lại với chủ nhân. Bậc Đạo-Sư
nghĩ: “Ngày hôm nay Ta đã thị hiện đại thần thông, thế nên Ta đi vào
kinh thành khất thực thật không thích hợp.” Sau khi nhiếp phục những
người ngoại đạo, Ngài rời khỏi thành Rājagaha và trở về tịnh xá
Veḷuvana giữa chúng tỳ khưu như vị vua chiến thắng (trở về từ chiến
trường). Dân cư trong thành phố mang nhiều vật thực đi vào tịnh xá
cúng dường Đức Phật và chúng Tăng. Họ ngâm lên những bài kệ:

Daṇḍen’ eke damayanti, aṅkusehi kasāhi ca


Adaṇḍena asatthena, nāgo danto Mahesinā.
Một số người huấn luyện voi, ngựa và gia súc thường đánh đập
chúng bằng gậy gộc, gậy hích, thương, móc câu. Còn Đức Phật, Ngài
nhiếp phục voi Nāḷāgiri không dùng khí giới mà đoạn trừ tánh hung ác
của nó bằng tâm từ.

Sự suy tàn về lợi đắc của Devadatta

Việc cố gắng giết chết Đức Phật của Devadatta gây ra một sự
phản đối kịch liệt trong dân chúng. Họ lên tiếng chỉ trích vua
Ajātasattu, nói rằng: " Chính Devadatta là người gây ra cái chết đức
vua Bimbisāra của chúng ta. Chính Devadatta là người đã gởi đi
những kẻ ám sát và bây giờ ông ta lại thả voi Nāḷāgiri để giết chết bậc
Đạo sư. Một người ác như vậy lại được vua Ajātasattu kết giao nhận
làm thầy.” Khi vua Ajātasattu nghe lời khiển trách của dân chúng, vị
ấy truyền lệnh cắt đứt việc cúng dường hằng ngày gồm 500 nồi vật
400 Đại Phật Sử - Tập 4

thực đến Devadatta và vị ấy cũng ngưng không đi thăm Devadatta


nữa.
Dân chúng trong kinh thành cũng không cúng dường vật thực đến
Devadatta khi ông ta đến nhà của họ.

Năm điều yêu cầu của Devadatta

Khi những lợi đắc của ông ta sút giảm từng ngày, thì Devadatta
quyết định thực hiện một việc kinh thiêng động địa để bảo đảm sự
nuôi mạng của ông. Ông đi đến Đức Phật và nói rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Con cầu xin Thế Tôn hãy ban hành những
điều luật sau đây cho các vị tỳ khưu:
1. Tất cả tỳ khưu phải sống ở ẩn xá trong rừng. Tỳ khưu nào sống ở
những tịnh xá gần làng mạc thì phạm tội.
2. Tất cả tỳ khưu chỉ dùng vật thực từ việc đi khất thực. Tỳ khưu nào
nhận lãnh vật thực do tín thí mời đến dâng cúng thì phạm tội.
3. Tất cả tỳ khưu chỉ mặc y được may bằng vải vụn. Tỳ khưu nào mặc
y do tín thí cúng dường thì phạm tội.
4. Tất cả tỳ khưu luôn luôn trú ngụ dưới cội cây. Tỳ khưu nào trú ngụ
dưới tịnh xá có mái che thì phạm tội.
5. Tất cả tỳ khưu phải tránh ăn cá và thịt. Tỳ khưu nào ăn cá và thịt thì
phạm tội.
Khi ấy, Đức Phật dạy: “Này Devadatta! Những yêu cầu của
ngươi không thích đáng.
(1) Hãy để cho tỳ khưu sống trong rừng hay trong tịnh xá gần làng
mạc tùy theo sở thích của vị ấy.
(2) Hãy để tỳ khưu dùng vật thực từ sự khất thực hay do tín thí cúng
dường.
(3) Hãy để các tỳ khưu mặc y vải vụn hay y do tín thí cúng dường tùy
theo sở thích của vị ấy.
(4) Này Devadatta! Như Lai đã cho các vị tỳ khưu sống dưới cội cây
trong tám tháng.
Tỳ khưu Minh Huệ 401

(5) Như Lai cho phép các tỳ khưu ăn thịt và cá miễn là họ không thấy,
không nghe hoặc không nghi ngờ về con vật bị giết để làm món ăn
cho họ.”
(Ở đây, khi Devadatta đưa ra năm yêu cầu, Đức Phật biết ngay
mục đích của y là tạo sự chia rẽ trong Tăng chúng. Vì việc nhượng bộ
những yêu cầu này sẽ là chướng ngại cho sự tiến bộ tâm linh, Đức
Phật xét thấy không thích hợp và dạy rằng tỳ khưu có thể sống trong
rừng nếu vị ấy muốn, v.v…
Về vấn đề này, vị tỳ khưu tốt nên biết ước muốn của Đức Phật
cũng như điều gì thích hợp đối với vị ấy.
Theo Đức Phật, có bốn loại tỳ khưu:
(a) Tỳ khưu sống trong rừng sẽ đắc được Đạo quả nhờ có nhiều giới
hạnh mạnh mẽ về thân và trí.
(b) Tỳ khưu không thể sống ở trong rừng do cơ thể yếu đuối và có
sự tiến bộ tâm linh nếu thực hành pháp ở tịnh xá gần làng mạc.
(c) Tỳ khưu sẽ có sự tiến bộ tâm linh ở tịnh xá trong rừng hoặc tịnh
xá gần làng mạc nhờ đức tính của thân và sự nhẫn nại.
(d) Tỳ khưu (padaparama) sẽ không có sự tiến bộ về tâm linh bất
chấp nỗ lực của vị ấy ở rừng hay ở làng mạc.

(a) Đức Phật chỉ muốn loại tỳ khưu thứ nhất sống ở trong rừng. Nơi
thanh vắng là chỗ thích hợp cho vị ấy và theo gương vị ấy, các đệ
tử cũng sẽ muốn sống ở rừng.
(b) Đức Phật muốn hạng tỳ khưu thứ hai sống trong tịnh xá gần làng
mạc.
(c) Theo Đức Phật, hạng tỳ khưu thứ ba chỉ nên sống ở trong rừng.
Tịnh xá trong rừng sẽ tốt cho vị ấy và noi theo gương của vị ấy,
các đệ tử cũng sẽ muốn sống ở đó.
(d) Dạng tỳ khưu padaparama là người không thể có nhiều tiến bộ
trong kiếp sống này. Đức Phật muốn dạng tỳ khưu này sống ở
trong rừng. Thọ pháp đầu đà và thực hành thiền quán ở trong rừng
sẽ giúp vị ấy chứng đắc Đạo quả trong kiếp sau và vị ấy sẽ làm
gương cho đệ tử.
402 Đại Phật Sử - Tập 4

(Như vậy, Đức Phật nói:


“(1) Hãy để tỳ khưu sống ở tịnh xá gần làng mạc theo ước muốn
của vị ấy.” Ngài ám chỉ “tỳ khưu (b) không thể sống trong rừng vì cơ
thể yếu ớt và sẽ đạt được mục đích tâm linh chỉ khi nào tỳ khưu thực
hành Pháp ở tịnh xá gần làng mạc.” Sự nhượng bộ này có thể giúp cho
các tỳ khưu sống ở tịnh xá trong làng mạc.
Nếu Đức Phật chấp nhận những yêu cầu của Devadatta thì sẽ
không có sự tiến bộ tâm linh cho hai hạng tỳ khưu (1) tỳ khưu yếu về
thân, và (2) tỳ khưu sống trong rừng khi còn trẻ nhưng không thể sống
lúc tuổi già do sự suy giảm về sức khỏe, vì thế vị ấy phải sống trong
tịnh xá ở gần làng mạc mới đạt được mục đích tâm linh của vị ấy. Vì
lý do này mà Đức Phật từ chối những yêu cầu của Devadatta).

Nỗ lực chia rẽ Tăng đoàn của Devadatta

Devadatta vui thích khi Đức Phật không chấp nhận năm yêu cầu
của vị ấy. Cùng với đám tùy tùng là Kokālika, Katamodaka Tissaka,
con trai của hoàng hậu Khanda, và Samuddadatta, vị ấy đứng dậy và
sau khi đảnh lễ Đức Phật đã bỏ đi (tỳ khưu Kokālika, Katamodaka
Tissaka là con trai của hoàng hậu Khanda, và tỳ khưu Samuddadatta là
những đệ tử thân tín của Devadatta).
Sau đó, Devadatta đi đến Rājagaha cùng với tùy tùng và truyền
bá giáo lý. Họ nói với mọi người rằng bậc Đạo sư đã phủ nhận những
yêu cầu mà họ cho là những yêu cầu thích đáng về năm điều luật giúp
cho sự ly ái, v.v… và về phần họ, họ sẽ sống đúng với năm điều luật
ấy.
Những ai thiếu niềm tin và trí tuệ thì ca ngợi Devadatta và chê
bai Đức Phật. Còn những người có niềm tin và trí tuệ thì chỉ trích
Devadatta đã cố gắng chia rẽ Tăng đoàn và phá hoại uy quyền của
Đức Phật. Các tỳ khưu nghe những lời của mọi người chỉ trích
Devadatta và trình lên Đức Phật.
Khi ấy, Đức Phật triệu tập Tăng chúng liên quan đến vấn đề mà
các tỳ khưu trình lên Đức Phật và trước sự hiện diện của Tăng chúng.
Tỳ khưu Minh Huệ 403

Đức Phật hỏi rằng: “Này Devadatta! Có thật là ngươi đang cố gắng
chia rẽ Tăng và phá hoại uy lực của Tăng đoàn?” “Thưa đúng, bạch
Đức Thế Tôn!” Devadatta đáp.
Khi ấy, Đức Phật dạy:
“Này Devadatta! Điều mà ngươi đang làm là không thích hợp.
Đừng mong rằng sẽ nhìn thấy sự bất hòa trong Tăng chúng. Người
chia rẽ Tăng đoàn sẽ mang lấy trách nhiệm rất trầm trọng. Người chia
rẽ Tăng phạm vào điều ác mà hậu quả sẽ kéo dài suốt một kappa.
Người ấy sẽ chịu khổ trong địa ngục suốt một kappa.
Này Devadatta! Người đem lại sự hòa hợp cho Tăng chúng đã
chia rẽ tức là đã tạo ra một thiện nghiệp và hưởng kiếp sống chư thiên
suốt một kappa. Này Devadatta! Điều mà ngươi đang làm là không
thích hợp. Đừng mong ước thấy sự chia rẽ Tăng trong Tăng chúng.
Người mà chia rẽ Tăng sẽ gánh lấy một trách nhiệm rất nặng nề.”
Đức Phật đã khuyên Devadatta một cách nghiêm túc như vậy,
nhưng Devadatta vẫn không từ bỏ nỗ lực và tiếp tục tiến hành việc
chia rẽ Tăng đoàn. Ngày hôm sau, vị ấy quyết định làm lễ Uposatha
và các Tăng sự (Sangha-kamma) riêng biệt. Vào buổi sáng, vị ấy đến
gặp đại đức Ānanda lúc đại đức đi vào Rājagaha để khất thực, và nói
rằng: " Này hiền giả Ānanda! Từ nay trở đi tôi sẽ làm lễ Uposatha và
các Tăng sự không cùng với Đức Phật và các vị tỳ khưu của Ngài.”
Khi đại đức Ānanda trình vấn đề ấy lên Đức Phật, thì Đức Phật
đọc lên câu kệ sau:

Sukaram sādhunā sādhu


sādhu pāpena dukkaraṁ
Pāpaṁ pāpena sukaraṁ
pāpaṁ ariyehi dukkaraṁ.

Người thiện làm việc thiện thì dễ.


Người ác làm việc thiện thì khó.
Người ác làm việc ác thì dễ.
Người thiện làm việc ác thì khó.
404 Đại Phật Sử - Tập 4

Devadatta tạo ra sự chia rẽ Tăng đoàn

Rồi vào ngày Uposatha ấy, Devadatta đứng dậy khỏi chỗ ngồi
trong Tăng chúng và nói rằng Sa-môn Gotama đã từ chối yêu cầu của
vị ấy về năm điều luật sẽ dẫn đến ly tham, v.v… họ sẽ sống theo năm
điều luật ấy, và ai thích năm điều luật ấy thì nên đi theo họ. Việc lấy ý
kiến được thực hiện và năm trăm vị tỳ khưu trẻ xứ Vijjī sống ở Vesālī
và không biết về Viniya (Tạng Luật) đã chấp nhận vì họ nghĩ rằng
năm điều luật ấy đại diện cho Dhamma, Viniya và những lời dạy của
Đức Phật. Devadatta dẫn theo năm trăm vị tỳ khưu trẻ và đi đến
Gayāsīsa.
Sự đóng góp của hai vị Đại Thinh văn đệ tử

Sau đó đại đức Sāriputta và đại đức Moggallāna, là hai vị Đại


Thinh văn đệ tử đi đến Đức Phật và trưởng lão trình lên Đức Phật về
việc chia rẽ Tăng đoàn của Devadatta và việc vị ấy ra đi đến Gayāsīsa
cùng với năm trăm vị tỳ khưu. Đức Phật quở trách hai vị không có
lòng bi mẫn đối với những tỳ khưu trẻ và Ngài khuyên họ đi tế độ cho
các tỳ khưu trẻ thoát khỏi sự tàn rụi trên con đường đạo. Hai vị Đại
Thinh văn đệ tử hứa sẽ làm như vậy và sau khi đảnh lễ bậc Đạo-Sư,
họ đi đến Gayāsīsa.

Sự quan tâm của một tỳ khưu trẻ

Khi ấy, có một tỳ khưu đi đến và đứng khóc bên cạnh Đức Phật.
Đức Phật hỏi vị ấy tại sao khóc. Vị tỳ khưu trả lời rằng hai vị Đại đệ
tử của bậc Đạo-Sư, trưởng lão Sāriputta và Moggallāna đã đi đến
Devadatta, có lẽ họ thích giáo lý của Devadatta. Khi ấy, Đức Phật nói:
“Này tỳ khưu! Tuyệt đối không có lý do gì khiến cho Sāriputta và
Moggallāna lại thích giáo lý của Devadatta. Thực ra, họ đi đến để khai
ngộ cho năm trăm vị tỳ khưu trẻ đã trở thành đồ đệ của Devadatta.”
Tỳ khưu Minh Huệ 405

Lúc bấy giờ, Devadatta đang ngồi thuyết giảng giữa những tỳ
khưu đồ đệ. Khi trông thấy hai vị Đại đệ tử đang từ xa đi đến, vị ấy
bèn nói với các tỳ khưu trẻ rằng: “Này các tỳ khưu! Hãy nhìn ra đằng
xa kia! Ta đã công bố giáo lý của ta rất hay. Ngay cả hai vị Đại đệ tử
của Sa-môn Gotama là Sāriputta và Moggallāna cũng thích giáo lý của
ta và bây giờ họ đến đây để cùng gia nhập với chúng ta.”
Khi ấy, tỳ khưu Kokālika (một trong những người lãnh đạo của
giáo phái) cảnh báo với Devadatta rằng: “Này bạn! Đừng kết giao với
Sāriputta và Moggallāna. Họ đang có ý xấu và họ đang thực hiện
những ý xấu đó.” Nhưng Devadatta nói: “Này bạn! Bạn không nên nói
như vậy. Việc họ đến đây là một điều tốt vì động cơ là do họ ưa thích
giáo lý của ta.”
Khi hai vị Trưởng lão đến gần, Devadatta nói: “Nào! Sāriputta,
ngồi ở đây” và vị ấy nhường một chỗ ngồi bên cạnh cho trưởng lão.
Nhưng trưởng lão từ chối không nhận mà ngồi ở một nơi hợp lẽ.
Trưởng lão Moggallāna cũng làm như vậy.
Sau khi thuyết pháp đến các vị tỳ khưu suốt đêm, Devadatta nói
với Sāriputta: “Này bạn Sāriputta! Các tỳ khưu không bị hôn trầm
thụy miên. Bạn hãy tiếp bằng thời Pháp của bạn. Cổ của ta đã cứng
đơ. Hãy để ta duỗi lưng một lát.” (Ở đây, Devadatta bắt chước Đức
Phật như cách mà Ngài đã yêu cầu trưởng lão Sāriputta). Trưởng lão
đồng ý. Sau khi trải ra một chiếc y bốn lớp. Devadatta nằm xuống
nghiêng người bên phải. Vì mệt, không chánh niệm và thiếu trí nên vị
ấy ngủ ngay tức khắc.
Rồi trưởng lão thuyết giảng đến năm trăm vị tỳ khưu trẻ trước
tiên bằng cách làm cho họ thấy được trạng thái tâm của chính họ
(ādesanā-pāṭihāriya). Tiếp theo trưởng lão chỉ ra những pháp nên
tránh và những pháp nên hành theo (anusāsānī-pāṭihāriya). Trưởng
lão Moggallāna đầu tiên giảng dạy bằng cách thị hiện các pháp thần
thông (iddhi-pāṭihāriya) rồi nói với các tỳ khưu điều nên tránh và điều
nên hành theo. Do đó, năm trăm vị tỳ khưu trẻ chứng đắc quả thánh
Nhập lưu ngay tại chỗ và trở thành những bậc thánh Nhập lưu
(sotāpanna-ariya)
406 Đại Phật Sử - Tập 4

Sau khi năm trăm vị tỳ khưu trở thành những bậc thánh Nhập
lưu, trưởng lão Sāriputta nói với họ rằng hai trưởng lão sẽ trở về với
Đức Phật và những ai thích Giáo Pháp của bậc Đạo sư thì hãy đi theo
hai vị. Tất cả các tỳ khưu trẻ đều đi theo hai vị trưởng lão bằng con
đường hư không đến Veḷuvana.

Devadatta bị ói máu

Sau khi hai Trưởng lão đi cùng với năm trăm vị tỳ khưu trẻ,
Kokālika, vị thầy của nhóm đánh thức Devadatta dậy bằng cách dùng
đầu gối cạ vào ngực ông và nói rằng:"Hãy dậy, này Devadatta!
Sāriputta và Moggallāna đã đem các tỳ khưu trẻ đi hết rồi. Chẳng phải
tôi đã nói với ông rằng ông không nên giao tiếp với Sāriputta và
Moggallāna vì họ có ý xấu và họ đang thực hiện những ý xấu ấy.” Khi
ấy, Devadatta ói máu ngay tại chỗ.

Những câu chuyện Bổn sanh liên quan đến Devadatta

Khi các tỳ khưu sống ở tịnh xá Veḷuvana trông thấy đại đức
Sāriputta trở về cùng với năm trăm vị tỳ khưu trẻ, họ bạch với Đức
Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Khi trưởng lão Sāriputta lên đường đến
Gayāsisa thì chỉ có đại đức Moggallāna đi chung. Bây giờ, thật là
tuyệt diệu, trưởng lão trở về với nhiều tùy tùng.” Bậc Đạo-Sư nói:
“Này các tỳ khưu! Sāriputta không chỉ rực rỡ bây giờ thôi đâu. Khi vị
ấy trở về với Như Lai lúc vị ấy còn làm thú trong một kiếp quá khứ, vị
ấy cũng rực rỡ như vậy rồi.” Và bậc Đạo-Sư kể lại Bổn sanh
Lakkhaṇamiga trong phẩm Sīla-Vagga của chương Ekaka Nipāta.
Lại nữa, khi các tỳ khưu bạch rằng Devadatta bắt chước Đức
Phật bằng cách thuyết pháp như một vị Phật uy nghi giữa hai vị đại đệ
tử đứng ở bên phải và bên trái, bậc Đạo-Sư nói rằng: “Này các tỳ
khưu! Chẳng phải chỉ bây giờ mà xưa kia cũng vậy. Devadatta bắt
chước Như Lai nhưng không thành”. Rồi Đức Phật kể lại Bổn sanh
Viraka của phẩm Nataṃdaḷha-Vagga, Duka Nipāta.
Tỳ khưu Minh Huệ 407

Lại nữa Bổn sanh Sakuṇa (Kaliṇga Vagga, Catukka Nipāta)


v.v… được kể lại liên quan đến sự vô ơn bạc nghĩa của Devadatta. Rồi
liên quan đến nỗ lực giết hại Đức Phật của Devadatta, Ngài kể Bổn
sanh Kuruṅgamiga (Kuruṅga-Vagga, Ekaka Nipāta) và những Bổn
sanh khác.
Rồi một hôm, các tỳ khưu đang bàn về sự suy sụp của Devadatta
vì những lễ vật cúng dường mà vị ấy nhận được từ thiện tín và sự kính
trọng về đời sống tâm linh của vị ấy. Khi ấy, Đức Phật nói: “Này chư
tỳ khưu! Chẳng phải chỉ có bây giờ Devadatta bị suy sụp như vậy.
Trong quá khứ vị ấy cũng đã bị suy sụp như vậy rồi,” rồi Ngài kể lại
bổn sanh Ubhatobhaṭṭha (Asampadāna Vagga, Ekaka Nipāta), v.v…
(Đây là bản liệt kê ngắn gọn về các Bổn sanh mà Đức Phật kể lại liên
quan đến Devadatta được nêu ra dưới đây:
(Ekaka Nipāta: Seriva Jātaka, Lakkhaṇa Jātaka, Kuruṇgamiga Jātaka,
Vānarinda Jātaka, Tayodhamma Jātaka, Sīlava Jātaka, Saccaṃkira
Jātaka, Siṅgala Jātaka, Dummedha Jātaka, Asampadāna Jātaka,
Ubhatobhatta Jātaka, Siṅgāla Jātaka, Virocana Jātaka, Sañjiva jātaka.
Duka Nipāta: Vinīlaka Jātaka, Dubbhiyamakkāṭa Jātaka, Manicora-
Jātaka, Vīraka Jātaka, Kuruṁgamiga Jātaka, Suṃsumāra Jātaka,
Kaṇḍalaka Jātaka, Dhamma-dhaja Jātaka, Kāsāva Jātaka, Cūḷanandiya
Jātaka, Kumbhila Jātaka, Upāhana Jātaka, Mahāpiṅgala Jātaka,
Sabbadāṭhi Jātaka và Guttila Jātaka.
Tika Nipāta: Romaka Jātaka và Jambukhādaka Jātaka.
Catukka Nipāta: Sakuna Jātaka, Kakkāru Jātaka, Kāḷābāhu Jātaka.
Jambuka jātaka, Vānara Jātaka và Khantivādī Jātaka.
Pañcaka Nipāta: Cūḷadhammapāla Jātaka và Sāḷiya Jātaka.
Sattaka Nipāta: Kapi Jātaka và Parantapa Jātaka.
Aṭṭhaka Nipāta: Cetiya Jātaka.
Navaka Nipāta: Tiṭṭira Jātaka.
Dasaka Nipāta: Nigrodha Jātaka, Kukkura Jātaka.
Ekadasaka Nipāta: Dhammadevaputta Jātaka.
Dvadasaka Nipāta: Sanmudavāṇija Jātaka.
Terasaka Nipāta: Amba Jātaka và Rum Jātaka.
408 Đại Phật Sử - Tập 4

Pakiṇṇaka Nipāta: Candakinnarī Jātaka.


Vīsati Nipāta: Sattigumba Jātaka, Somanassa Jātaka.

Những ngày cuối cùng của Devadatta

Như vậy, trong khi ngụ ở Rājagaha, Đức Phật đã kể lại nhiều câu
chuyện Bổn sanh liên quan đến Devadatta. Đức Phật đi đến Sāvatthi
cư ngụ tại tịnh xá Jetavana.
Sau khi lâm trọng bệnh suốt chín tháng, Devadatta ước muốn
gặp Đức Phật lần cuối cùng. Vì vậy, vị ấy bảo các đệ tử đưa vị ấy đến
gặp Đức Phật. Nhưng các đệ tử nói rằng: "Khi mạnh khỏe, thầy đi chỗ
này chỗ kia như là kẻ thù của Đức Phật. Thế nên, bây giờ chúng tôi
không dám đưa thầy đến gặp Đức Phật.” Devadatta nói: “Này các đệ
tử! Đừng làm ta bị suy sụp.Thực ra, chỉ ta có nỗi thù hận chống lại với
Đức Phật mà thôi. Còn Ngài thì không có ác cảm nào dù nhỏ nhất đối
với ta cả.”

Vadhake Devadattamhi, core Aṅgulimālake.


Dhanapāle Rāhule ca, sabbatha samamānaso.
“Người anh bà con của ta, Đức Phật, có tâm bi mẫn đối với
người em vợ là Devadatta, người đã khởi tâm muốn giết chết vị ấy;
đối với Aṅgulimāla, kẻ cướp mạng người với một ngàn ngón tay; đối
với voi dữ Nāḷāgiri về sau được gọi là Dhanapāla; đối với con trai của
Ngài là Rāhula và đối với tất cả chúng sanh Ngài đều xem bình đẳng
như nhau cả.
Hãy đưa ta đến gặp người anh của ta, Đức Thế Tôn.”
Như vậy, Devadatta nhiều lần khẩn nài họ đưa đến gặp Đức
Phật. Rồi các đệ tử đặt vị ấy trên một cái giường và khiêng vị ấy đến
Sāvatthi, nơi Đức Phật đang cư ngụ.
Khi các tỳ khưu nghe tin Devadatta đang đến, họ bạch với Đức
Phật. Đức Phật nói: “Này chư tỳ khưu! Devadatta không có cơ hội gặp
được Như Lai trong kiếp sống hiện tại của vị ấy.”
Tỳ khưu Minh Huệ 409

(Điều hiển nhiên là Devadatta không có cơ hội gặp được Đức


Phật từ khi vị ấy đưa ra năm điều kiện).
Trong mắt của những tỳ khưu bình thường, Devadatta đang trên
đường đi đến Sāvatthi để gặp Đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Này chư
tỳ khưu! Devadatta sẽ không gặp được Như Lai trong kiếp sống hiện
tại này dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù Như Lai vẫn ở đây.” Các tỳ
khưu bối rối và không biết ý nghĩa câu nói của Đức Phật. Do đó, họ
nhiều lần báo tin rằng Devadatta đang đến nơi này hay chỗ kia. Nhưng
Đức Phật vẫn một mực khẳng định rằng dù Devadatta làm gì chăng
nữa thì vẫn không có cách nào để gặp Ngài.
Nhưng, thỉnh thoảng các tỳ khưu vẫn báo tin về diễn tiến những
chặn đường đến của Devadatta, hiện giờ đang cách Sāvatthi một do
tuần. Rằng giờ đây vị ấy chỉ còn cách một gāvuta và vị ấy đã đến gần
cái hồ nước ở gần tịnh xá Jetavana. Cuối cùng, Đức Phật dạy rằng:
“Này chư tỳ khưu! Devadatta sẽ không gặp được Như Lai cho dù vị
ấy có đi vào tịnh xá.”

Devadatta bị đất rút

Các đệ tử của Devadatta khiêng ông đến bờ hồ gần tịnh xá


Jetavana rồi họ xuống hồ tắm. Devadatta ngồi dậy và đặt chân xuống
đất. Nhưng hai chân của vị ấy lún xuống đất mà không thể nào cưỡng
lại được. Vị ấy chìm xuống, các phần của thân lần lượt chìm xuống,
mắt cá, đầu gối, thắt lưng, ngực và cổ, và quả đất nuốt chửng vị ấy
xuống ngang xương hàm thì vị ấy đọc lên câu kệ:

Imehi aṭṭhīhi tam aggapuggalaṁ.


devātidevaṃ naradammasārathim
Samantacakkhuṁ satapunnalakkhaṇam
pāṇehi Buddhaṃ saraṇaṁ upemi.
“Con là Devadatta, đang lúc lâm chung xin quy y Đức Thế Tôn
bằng những đốt xương này và sức sống còn lại này. Với tâm hoan hỷ,
cao quý, thông minh được thúc đẩy bởi ba căn duyên cao quý. (Con
410 Đại Phật Sử - Tập 4

xin quy y Đức Toàn Giác, bậc Tối thượng trong thế gian, bậc Đạo sư
Toàn tri có thể điều ngự tất cả chúng sanh hữu duyên, bậc có 32 tướng
hảo quang minh của bậc đại nhân do bởi vô số phước thiện của
Ngài).”
(Chính do trí tuệ biết trước của Đức Phật về sự ăn năn của
Devadatta mà Đức Phật cho vị ấy xuất gia. Ngay cả nếu vị ấy không
phải là một tỳ khưu, vị ấy chắc chắn cũng phạm tội trầm trọng và sau
đó không một việc thiện nào giúp vị ấy thoát khỏi luân hồi).
(Đức Phật biết rằng sau khi xuất gia, Devadatta sẽ làm hai ác
nghiệp lớn nhất: làm Đức Phật chảy máu và chia rẽ Tăng đoàn. Và về
sau vị ấy sẽ tạo những thiện nghiệp để thoát khỏi vòng luân hồi. Thế
nên Đức Phật cho vị ấy xuất gia trong Tăng chúng.
Quả vậy, do thiện nghiệp này mà Devadatta sẽ trở thành một vị Phật
Độc Giác, Paccekabuddha tên là Aṭṭhissara sau một trăm ngàn
kappas).

Devadatta chịu khổ trong địa ngục Avīci

Sau khi thốt lên bài kệ trên, Devadatta chìm vào trong lòng đất
và đọa xuống địa ngục Avīci. Việc vị ấy khốn khổ trong địa ngục là
điều không lay chuyển vì vị ấy đã làm hại vị Phật bất chuyển. Trong
đại địa ngục Avīci bề rộng một trăm do tuần. Thân của Devadatta cao
một trăm do tuần. Cái đầu của vị ấy ở bên trong cái chảo sắt lên đến
hai tai của vị ấy. Hai chân của ở bên trong cái chảo sắt nóng đỏ lên
đến mắt cá của vị ấy. Vị ấy bị nướng cháy khi đang quay mặt về
hướng đông. Một cái cọc sắt to bằng cây thốt nốt trồi ra từ phía Tây
của địa ngục đâm xuyên ngay giữa lưng của Devadatta và đi ra từ
ngực và trồi ra từ phía đông của địa ngục. Một cọc sắt khác trồi ra từ
phía nam của địa ngục đâm xuyên qua hông bên phải của Devadatta
và trồi ra từ hông bên trái và đi về hướng bắc. Lại một cái cọc sắt khác
từ chảo sắt đâm xuyên qua đỉnh đầu và xuống phía dưới và đâm vào
nền của địa ngục. Bằng cách này, Devadatta bị nướng mà không thể
nhúc nhích được trong đại địa ngục Avīci.
Tỳ khưu Minh Huệ 411

(Về địa ngục Avīci: trong cõi này (1) các tội đồ bị ép chặt không
có khoảng hở, (2) những ngọn lửa địa ngục cháy liên tục và thấu khắp
cả địa ngục không chừa một khoảng hở nào. (3) các tội đồ chịu đau
đớn không có thời gian ngừng nghỉ nào. Họ luôn chịu đau khổ cực
hình mọi lúc. Như vậy, vì không có khoảng trống trong các tội đồ
hoặc không có sự ngưng nghỉ của những ngọn lửa trong địa ngục hay
sự đau đớn nên được gọi là đại địa ngục Avīci – địa ngục Vô gián).

Các câu truyện Bổn sanh thuật lại sau cái chết của Devadatta

Sau khi Devadatta bị quả đất nuốt chửng như vậy, đề tài bàn luận
trong các vị tỳ khưu là sự bất lực của Devadatta dù đã đi 45 do tuần
với mục đích gặp được Đức Phật. Đức Phật dạy rằng Devadatta cũng
đã bị đất nuốt chửng trong một kiếp quá khứ và Ngài kể lại câu
chuyện về voi Sīlava. Khi Bồ tát sanh làm voi Sīlava, vị ấy đặt một
người đàn ông bị lạc đường lên trên lưng của mình và đưa anh ta đến
chỗ an toàn. Tuy nhiên, người đàn ông ấy đã trở lại ba lần để cưa lấy
chiếc ngà, và khi anh ta trở về với phần cuối cùng của chiếc ngà thì
anh bị quả đất nuốt chửng khi vừa đi khuất khỏi tầm thấy của Bồ tát.
Người đàn ông này là một thợ săn tên là Mittadubbhi, tiền thân của
Devadatta (Sīlava Jātaka, Varuṇa Vagga, Ekaka Nipāta).
Đức Phật lại kể về bổn sanh Khantivādā (Pucimanda Vagga,
Calukka Nipāta) để chỉ cách vua Kalābu (Devadatta) bị đất nuốt khi vị
ấy làm hại Bồ tát, Sa-môn Khantivādi. Đức Phật cũng kể chuyện Bổn
sanh Cūla Dhammapāla (Maṇikuṇḍala Vagga, Pañcaka Nipāta), trong
đó vua Mahāpatāpa (Devadatta) bị đất nuốt vì làm hại đứa con trai của
ông ta là Cūla Dhammapāla, là một vị Bồ tát.
Sau cái chết của Devadatta, mọi người rất vui vẻ. Họ dựng lên
nhiều loại cờ và những cây chuối, v.v… đặt những cái hủ đựng đầy
nước và tổ chức lễ tống khứ Devadatta. Khi chuyện này được các vị tỳ
khưu trình lên Đức Phật, Ngài nói rằng thuở xưa cũng vậy, cái chết
của Devadatta làm nhiều người hân hoan. Để chứng minh câu nói của
Ngài, Đức Phật kể lại Bổn sanh Mahā Piṅgala (Upāhana Vagga, Duka
412 Đại Phật Sử - Tập 4

Nipāta), trong đó mọi người vui sướng với cái chết của bạo chúa
Piṅgala tại Vārāṇasī.
Các vị tỳ khưu hỏi về kiếp sau của Devadatta, Đức Phật nói rằng
Devadatta đã sanh vào địa ngục Avīci. Các vị tỳ khưu nói rằng: “Bạch
Đức Thế Tôn! Devadatta phải chịu nhiều đau khổ trong kiếp hiện tại
và bây giờ vào lúc cuối của kiếp sống này vị ấy cũng đã đi vào thế
giới nhiều đau khổ.”
Khi ấy, Đức Phật nói: “Này chư tỳ khưu! Đúng vậy, tất cả chúng
sanh dù xuất gia hay tại gia mà không quan tâm đến việc phước thiện
đều phải chịu khổ trong kiếp sống hiện tại và trong kiếp sau.” Và Đức
Phật đọc lên câu kệ:

Idha tappati pecca tappati


pāpakārī ubhayattha tappati
“Pāpaṃ me katam” ti tappati
bhiyyo tappati daggatiṃ gato.
“Này chư tỳ khưu! Người làm điều ác phải chịu kết quả của điều
ác ấy. Người ấy phải chịu khổ trong kiếp hiện tại lẫn kiếp sau. Với
tâm hối tiếc “Ta đã làm việc ác”, người ấy phải chịu sầu khổ trong
kiếp hiện tại. Khi người ấy tái sanh vào khổ cảnh sau khi chết, người
ấy phải chịu khổ cùng cực do kết quả của ác nghiệp.” Vào lúc kết thúc
thời pháp, nhiều chúng sanh chứng đắc quả thánh Nhập lưu, v.v…
Thời pháp đem lại lợi ích cho nhiều người.

KẾT THÚC CHƯƠNG 36

CHIỀU CAO CỦA ĐỨC PHẬT ĐƯỢC ĐO


BỞI MỘT BÀ-LA-MÔN


Tỳ khưu Minh Huệ 413

CHƯƠNG 37

CÂU CHUYỆN VỀ VUA AJĀTASATTU

Vua Ajātasattu sở dĩ có tên như vậy là vì vị ấy là kẻ thù của vua


cha Bimbisāra ngay trước khi vị ấy sanh ra [ajāta (chưa sanh) + sattu
(kẻ thù của cha vị ấy)].
Khi thái tử thọ sanh trong lòng của hoàng hậu Vehedī, chánh hậu
của vua Bimbisāra, thì hoàng hậu có ước muốn mãnh liệt là muốn
uống máu bên cánh tay phải của vua Bimbisāra. Thật khó lòng để đạt
được ước muốn ấy và hoàng hậu cho là không thích hợp để nói với
người khác về điều này. Bà không dám công khai nói ra và kết quả là
sắc thân hoàng hậu trở nên tiều tụy, bạc nhược và phờ phạc.
Khi trông thấy sự thay đổi của hoàng hậu, đức vua hỏi hoàng hậu
có bệnh gì. Đầu tiên, hoàng hậu từ chối không trả lời nhưng đức vua
ép bà phải nói ra. Và cuối cùng, hoàng hậu tiết lộ ước muốn đã làm
cho bà khó chịu.
Đức vua đầy thương cảm và nói rằng: "Hoàng hậu thật là khờ!
Tại sao nàng lại cho rằng ước muốn của nàng thật khó thỏa mãn?” Sau
khi quở trách tánh dè dặt của hoàng hậu, đức vua bèn gọi một y sĩ và
bảo ông ta cầm con dao nhỏ bằng vàng khứa vào cánh tay phải. Đức
vua cho người hứng máu trong cái tách bằng vàng, trộn với nước và
cho hoàng hậu uống.
Khi các nhà tiên tri hay tin, họ tiên đoán rằng đứa con trong bào
thai của hoàng hậu sẽ trở thành kẻ thù của đức vua, và khi lớn lên thì
cậu ta sẽ giết đức vua. Khi nghe lời tiên tri của họ, hoàng hậu lấy làm
lo lắng. Bà không muốn mang trong người kẻ thù tiềm ẩn của đức vua.
Bởi vậy, bà đi vào khu vườn để thực hiện việc phá thai, nhưng cố
gắng của bà không thành. Dù bà đã cố gắng nhiều lần nhưng bà vẫn
414 Đại Phật Sử - Tập 4

không thể phá bỏ đi bào thai. (Về sau, khu vườn mang tên
Maddakucci - vườn phá thai).
Vua Bimbisāra thắc mắc tại sao hoàng hậu lại thường xuyên đến
khu vườn, và khi biết được việc làm của hoàng hậu, đức vua nói:
“Chúng ta vẫn chưa biết được liệu đứa bé trong bào thai là trai hay
gái. Đừng cố gắng giết chết đứa bé. Vì nếu nàng làm như vậy thì danh
tiếng của chúng ta ở khắp xứ Jambudīpa sẽ bị xấu đi một cách trầm
trọng vì sự độc ác của chúng ta với đứa con ruột của mình.” Đức vua
đã ngăn cản hoàng hậu không được làm như vậy và cử người giám sát
hoàng hậu. Hoàng hậu quyết định giết chết đứa bé sau khi sanh ra.
Khi đứa bé được sanh ra, những người bảo vệ đưa đứa bé đến
chỗ an toàn. Thái tử lớn lên và khi hoàng hậu nhìn thấy thái tử thì bà
vô cùng ái luyến đứa con trai. (Hoàng hậu không còn ý định giết chết
con trai nữa). Vua Bimbisāra sau đó làm lễ tấn phong thái tử cho con
trai.
(Sự kết giao của Ajātasattu với người bạn ác, hành động giết cha
của mình để lên làm vua được mô tả trong phần về Devadatta).
Từ ngày vua Ajātasattu truyền lệnh giết phụ vương, thì ban đêm
vị ấy không thể ngủ được. Khi vua vừa nhắm mắt thì vị ấy cảm thấy
như mình bị đâm xuyên bởi hằng trăm cây thương và có giấc mơ như
ảo giác về số phận của mình khiến vị ấy luôn luôn dao động và hay
nói lẩm bẩm. (Điều này cho thấy rằng những người làm nhiều việc ác,
thì những dấu hiệu rơi xuống cảnh khổ không chỉ vào lúc lâm chung
mà cũng xảy trong đời sống hằng ngày của họ.) Những vị quan hộ vệ
hỏi điều gì làm vua đau khổ nhưng đức vua chỉ nói: "Không có gì!”
Những ảo giác như ác mộng này làm khổ đức vua và khiến vị ấy ngủ
không ngon giấc. Bởi vậy, hằng đêm vị ấy lắng nghe âm thanh để giữ
cho mình tỉnh táo. (Dīgha Nikāya, vol I).
Vua Ajātasattu tôn kính kẻ ác Devadatta - cái gai nhọn bên cạnh
Đức Thế Tôn, nên cúng dường vật thực dồi dào đến Devadatta, còn
xây dựng tịnh xá cho Devadatta tại Gayasīsa, và nghe theo lời xúi giục
độc ác của Devadatta giết chết vua cha Bimbisāra - người đã chứng
đắc quả thánh Nhập lưu. Vì thế, vua Ajātasattu mất đi khả năng làm
Tỳ khưu Minh Huệ 415

bất cứ nghiệp thiện nào dẫn đến quả thánh Nhập lưu và khiến vua suy
sụp một cách tệ hại.
Khi hay tin Devadatta bị đất nuốt chửng, vua Ajātasattu kinh sợ,
e rằng vị ấy cũng chịu chung số phận như thầy của mình.Vị ấy không
thể vui hưởng lạc thú đế vương hay có thể ngủ ngon giấc. Đức vua run
rẫy, lo lắng, sợ hãi và hoang mang như voi con bị đâm bởi cọc sắt bén
nhọn. Vị ấy thường thấy quả đất nứt ra và lửa từ địa ngục Avīci bốc
lên, đất đe dọa nuốt chửng vị ấy, những kẻ canh giữ địa ngục đặt vị ấy
nằm trên nền sắt cháy đỏ rồi đâm xuyên vị ấy bằng những cây sắt
nhọn. Run rẫy giống như con gà bị đập, vua Ajātasattu không thể tìm
thấy sự nương tựa nào dù trong chốc lát và cũng không thể cảm thấy
yên ổn.
Đức vua muốn gặp Đức Phật, đảnh lễ và hỏi về chuyện của mình
nhưng vì ác nghiệp đã làm, vị ấy không dám đến gặp Đức Phật.
Khi lễ hội Kattikā (tháng 11 dương lịch) toàn thể kinh đô được
trang hoàng giống như cung điện của chư thiên và được chiếu sáng
rực rỡ bởi những ngọn đuốc và lửa. Khi đang ngồi trên ngai vàng giữa
quần thần trong triều đình, vua Ajātasattu trông thấy ngự y Jīvaka và
nghĩ rằng: “Ta sẽ đưa Jīvaka theo làm người hướng đạo đi đến Đức
Phật. Nhưng ta không nên thừa nhận thẳng thắng rằng ta không dám
đi đến Đức Thế Tôn mà bảo Jīvaka đưa đi. Ta sẽ ca ngợi cảnh đẹp ban
đêm và và rồi hỏi các quan rằng Sa-môn hay Bà-la-môn thực sự cao
quý nào có thể làm chúng ta có thể khởi sanh tâm tịnh tín. Khi nghe
những lời của ta, các quan sẽ ca ngợi những vị thầy của họ và ngự y
Jīvaka sẽ ca ngợi bậc Đạo sư của vị ấy, Đức Thế Tôn. Rồi ta sẽ đi và
yết kiến Đức Thế Tôn với Jīvaka làm người tiến dẫn.”
Sau khi hoạch định kế hoạch như vậy, vua Ajātasattu nói:
“(a) Này các khanh! Đêm nay thật là khả ái không có sương, tuyết,
mây, Asurinda (một vị nửa thiên nửa người khổng lồ được cho là tạo
ra nhật nguyệt) và khói là năm điều ngăn ngại làm hư hại vẻ đẹp của
mặt trăng, làm ô nhiễm không khí. (b) Này các khanh! Cảnh vật đêm
nay thật là xinh đẹp, thoát khỏi năm yếu tố nhiễu loạn trên. (c) Này
các khanh! Đêm nay trông thật là khả ái, thoát khỏi năm yếu tố nhiễu
416 Đại Phật Sử - Tập 4

loạn. (d) Này các khanh! Đêm nay tâm chúng ta tĩnh lặng và thanh
bình vì đêm nay không có năm yếu tố nhiễu loạn. (e) Này các khanh!
Đêm nay là đêm đáng nhớ bởi vì nó không có năm yếu tố nhiễu loạn.”
Sau khi ca ngợi đêm trăng như vậy, đức vua nói thêm rằng:
“Sa-môn hay Bà-la-môn nào mà chúng ta nên đến gặp đêm nay,
có thể làm chúng ta có thể khởi dậy tâm tịnh tín?”
Bằng cách nói như vậy, đức vua đã đưa ra lời gợi ý đến y sĩ
Jīvaka. (a) Đức vua đã phạm trọng tội giết cha, một cận sự vĩ đại của
Đức Phật và là một bậc thánh Nhập lưu. Và (b) do sự xúi giục của
Devadatta, kẻ đã gây tổn hại cho Đức Phật. Thế nên, đức vua không
dám diện kiến Đức Phật. Vị ấy biết rằng để thành tựu ước muốn được
đến yết kiến Đức Phật vị ấy phải nhờ Jīvaka, người đã xây dựng tịnh
xá cho Đức Phật và là người chăm lo nhu cầu thuốc men cho Đức
Phật.
Jīvaka không biết lời gợi ý của đức vua. Thực ra, vị ấy biết điều
ấy nhưng vì hội chúng có nhiều tín đồ của sáu ngoại đạo sư. Jīvaka
suy nghĩ: “Là tín đồ của những vị đạo sư ngu dốt, bản thân họ cũng
ngu dốt, và họ không hiểu quy tắc trong một cuộc hội họp. Nếu ta bắt
đầu diễn tả những ân đức cao quý của Đức Thế Tôn thì họ sẽ đứng lên
lần lượt từng người tán dương những đạo sư của họ, và khi ấy ta sẽ
không thể nào kết thúc bài diễn tả về những ân đức cao quý của Đức
Thế Tôn. Vì giáo lý của sáu ngoại sư của họ không có thực hay một
điều gì đáng lưu ý, đức vua sẽ không hoan hỷ với những gì họ nói ra
và vị ấy sẽ trực tiếp hỏi ta. Khi ấy, ta sẽ toàn tâm toàn ý kể cho đức
vua nghe về những ân đức cao quý của Đức Thế Tôn và đưa vua đến
gặp Ngài.” Khi suy nghĩ sâu xa như vậy, Jīvaka chẳng nói gì bất chấp
lời gợi ý của đức vua và ngồi im lặng.
Các vị quan của sáu ngoại đạo sư suy nghĩ rằng: “Ngày hôm nay
đức vua ca ngợi vẻ đẹp của đêm trăng tháng Kattika. Vua ắt hẳn muốn
gặp một trong những vị Sa-môn hay Bà-la-môn để đưa ra những câu
hỏi và nghe họ thuyết pháp. Đức vua sẽ tôn kính đạo sư nào mà vị ấy
yêu quý và bài pháp mà vị ấy đã nghe. Việc này báo trước điều tốt đẹp
cho vị quan mà có đạo sư sẽ trở thành đạo sư của đức vua. Bởi vậy,
Tỳ khưu Minh Huệ 417

mỗi người trong bọn họ đều quyết tâm tán dương đạo sư của riêng
mình và đều muốn đưa đức vua đến đạo sư của họ. Với ý định này,
nhiều vị quan vốn là đệ tử của Purāna Kassapa, Makkhali Gosāla,
Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya và Nigantha
Nāṭaputta đều ca ngợi những đạo sư của họ (hãy xem bài kinh
Sāmaññaphala của Digha Nikāya để biết những lời tán dương của họ).
Vua Ajātasattu đã gặp các ngoại đạo sư rồi. Khi gặp họ lần đầu
tiên thì tướng mạo của họ chẳng đem lại cho vua một chút ấn tượng
nào. Ngược lại còn làm cho vị ấy nhiều thất vọng. Bây giờ, khi đức
vua nghe những lời tán dương của các vị quan, vị ấy cảm thấy như
nhìn thấy trái cây chua được đặt trong vào bàn tay của mình trong khi
vị ấy ao ước được ăn quả xoài chín có màu vàng óng, ngon ngọt và
thơm dịu. Vị ấy khao khát được nghe bài Pháp ngọt ngào liên quan
đến Jhāna, các pháp thần thông, ba đặc tánh của kiếp sống, v.v… và vì
vậy, khi nghe những tín đồ của họ tán dương thì đức vua rất chán nản
và chẳng nói gì.
Tuy không hoan hỷ khi nghe những lời của họ nhưng vua nghĩ
rằng: “Nếu ta nổi giận và truyền lệnh tóm cổ những vị quan này và
tống cổ ra khỏi triều đình thì những người khác sẽ không có can đảm
để nói bất cứ điều gì, vì sợ rằng đức vua sẽ đối xử với họ cũng giống
như vị quan trước.” Bởi vậy, dù đức vua không thích những lời tán
dương của họ, vua cũng không quở trách họ mà làm thinh.

Những lời nói đầy quả cảm của Jīvaka

Vua Ajātasattu suy nghĩ: “Chỉ những vị quan mà ta không muốn


nghe thì cứ nói hoài. Còn y sĩ Jīvaka người mà ta muốn nghe thì ngồi
im giống như chim Garuda đã nuốt cái đầu của con rồng. Ta thật là bất
hạnh.” Rồi vị ấy suy nghĩ thêm: “Jīvaka là đệ tử, là cận sự nam của
Đức Thế Tôn. Bởi vậy vị ấy làm thinh và sống trong yên lặng như vị
Sa-môn có giới hạnh. Vị ấy sẽ không nói nếu ta không hỏi. Bởi vậy, ta
phải hành động như người mà khi bị giẫm lên bởi con voi thì phải ôm
chặt cái chân của nó.”
418 Đại Phật Sử - Tập 4

Khi nghĩ vậy, đức vua nói thẳng rằng:


“Này bạn Jīvaka! Tại sao bạn lại giữ im lặng? Các vị quan này
ca ngợi những đạo sư của họ hoài mà không biết chán. Phải chăng bạn
cũng có một đạo sư giống như họ vậy? Hay bạn không có đạo sư vì
bạn là người bình thường, không có chức tước gì hay những đặc ân
được ban cho bởi cha của ta? Hay phải chăng bạn không có thầy do
không có niềm tin?”
Như vậy, đức vua đã yêu cầu y sĩ Jīvaka nói ra về sự im lặng của
vị ấy. Jīvaka suy nghĩ: “Đức vua muốn ta nói về những ân đức của
Đạo sư của ta. Bây giờ không phải là lúc để làm thinh. Nhưng thật
không thích họp để ta mô tả những ân đức của Đức Phật y như những
vị quan này tán dương những đạo sư của họ trong cách tôn kính đức
vua.” Bởi vậy, Jīvaka đứng dậy, cúi mình hết sức tôn kính hướng về
chỗ ngụ của bậc Đạo-Sư trong khu rừng xoài của Jīvaka, chấp tay lên
đầu và nói rằng:
“Thưa đại vương! Ngài đừng nghĩ rằng tôi là đệ tử của một
người cho là Sa-môn có những tánh chất nghi ngờ. Chắc vậy, vào lúc
Đạo sư của thần thọ sanh trong bụng mẹ, vào lúc sanh của Ngài, vào
lúc xuất gia, sự chứng đắc Đạo Quả Phật, và lúc Ngài thuyết bài kinh
‘Chuyển Pháp Luân’ (Dhammacakka) thì mười ngàn thế giới đều rung
chuyển. Bằng cách này và bằng cách khác, Đức Thế Tôn đã thị hiện
song thông gồm nước và lửa. Bằng cách này và bằng cách khác Ngài
đi xuống quả đất từ cõi Ba-mươi-ba. Thần sẽ kể cho đại vương nghe
về những ân đức cao quý của Đức Thế Tôn bằng hết khả năng của
thần.” Bằng lời mở đầu này, Jīvaka tiếp tục kể về Đức Phật.
“Tâu đại vương! Vị thiên (Deva) trong nhân loại! Đạo sư của
thần, bậc Sở hữu những ân đức Arahaṃ, Sammāsambuddha hiện nay
đang sống với một ngàn hai trăm năm mươi vị tỳ khưu trong tịnh xá ở
khu vườn xoài mà thần đã dâng cúng đến Ngài.
Bậc Đạo-Sư của chúng tôi, Đức Thế Tôn là bậc Arahaṃ. Bởi vì,
Ngài có Giới đức (sīla-guṇa), Định đức (samādhi-guṇa), Tuệ đức
(pañña-guṇa), Giải thoát đức (vimutti-guṇa), Giải thoát tri kiến đức
(vimutti-ñāṇa dassana-guṇa) nên Ngài xứng đáng thọ lãnh sự lễ bái
Tỳ khưu Minh Huệ 419

cúng dường của nhân loại, chư thiên, Phạm thiên. Ngài là Đức Thế
Tôn (Bhāgavā) vì Ngài có sáu Oai đức. Danh tiếng của bậc Đạo sư,
Đức Thế Tôn đã lan truyền, thấu đến cõi Bhavagga cao nhất (trong
những cõi Vô sắc - arūpa).
Tâu đại vương! Hạ thần muốn đại vương đi gặp Đạo sư của
chúng tôi, Đức Thế Tôn. Nếu đại vương gặp bậc Đạo sư, thì tâm của
đại vương chắc chắn sẽ trở nên thanh tịnh và trong sáng.”

Những chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Đức Phật

Ngay khi nghe về những ân đức cao quý của Đức Phật thì đức
vua Ajātasattu khởi sanh năm loại hỷ lạc. Thế nên, vị ấy ao ước gặp
Đức Phật ngay và biết rằng không có ai ngoài Jīvaka có thể sắp xếp
cuộc viếng thăm Đức Phật vào lúc ấy, đức vua bảo Jīvaka đi sửa soạn
phương tiện chuyên chở bằng voi.
(Ở đây, có nhiều loại phương tiện chuyên chở bằng ngựa, xe
ngựa, v.v… nhưng voi là phương tiện chuyên chở tốt nhất. Vua
Ajātasattu quyết định rằng vị ấy nên đi đến Đức Phật Tối thượng bằng
phương tiện chuyên chở tối cao. Ngựa và xe thì ồn ào, gây ra những
tiếng ồn từ xa. Nhưng voi thì không gây ra tiếng ồn tuy nó đi chậm.
Đức vua cho rằng đi đến Đức Phật vắng lặng bằng phương tiện là
những con voi yên lặng là điều thích hợp. Vì vậy, vua bảo Jīvaka
thắng yên lên những con voi.
Khi ấy, y sĩ Jīvaka cho người trang sức cho năm trăm con voi cái
và voi kiết tường bằng những thứ trang sức.
Đức vua không nói rõ với vị ấy đi sửa soạn cho những con voi
cái. Nhưng nhờ thông minh, vị ấy sửa soạn sẵn những con voi với tất
cả những trang bị. Khi làm như vậy, vị ấy với động cơ sự suy xét rằng:
“Đức vua muốn đi yết kiến Đức Phật tối nay, nhưng các vị vua thường
có nhiều kẻ thù. Nếu có điều gì không may xảy đến với đức vua trên
đường đi thì mọi người sẽ quở trách ta và nói rằng ta dẫn đức vua ra
khỏi kinh thành vào lúc phi thời của đêm, lợi dụng sự hài lòng của vị
ấy với ước muốn của ta. Hơn nữa, họ sẽ khiển trách Đức Thế Tôn, nói
420 Đại Phật Sử - Tập 4

rằng Đức Thế Tôn thuyết pháp, lợi dụng ảnh hưởng Ngài đối với mọi
người mà không quan tâm đến thời gian thích hợp. Do đó, ta sẽ lập kế
hoạch để Đức Thế Tôn và ta đều không bị chê trách và đức vua cũng
được bảo vệ an toàn.”
Lại nữa, vị ấy suy nghĩ: “Những người đàn ông không bao giờ e
sợ những người đàn bà. Bởi vậy, ta sẽ để đức vua đi trong sự an toàn
được vây quanh bởi những nữ nhân.” Sau khi cho người trang bị năm
trăm con voi cái với tất cả những vật trang sức, vị ấy cho năm trăm nữ
quan ăn mặc như những người nam và bảo họ theo hầu đức vua, mỗi
nữ quan đều có trang bị kiếm và thương.
Lại một ý nghĩ khác đến với Jīvaka: “Do bởi tội giết cha của vua
nên không có thiện nghiệp đặc biệt nào giúp vua Ajātasattu chứng đắc
đạo quả trong kiếp sống hiện tại. Chư Phật có thông lệ là chỉ thuyết
pháp khi các Ngài thấy một người nào đó có thiện nghiệp đặc biệt có
thể làm căn y duyên (upanissaya-paccaya). Bây giờ ta sẽ tập hợp mọi
người. Đức Thế Tôn sẽ thuyết pháp do thiện nghiệp của một người
nào đó trong hội chúng, thiện nghiệp cần thiết cho sự tiến bộ tâm linh
của người ấy. Thời pháp sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người.” Ngay lập
tức, vị ấy gửi tin đi khắp nơi trong thành phố cho đánh trống công bố
về dự định của vua là đi yết kiến Đức Phật và nghe Pháp, mọi người
sẽ đi cùng vì sự an toàn của đức vua tùy theo vị thế quan quân.
Khi ấy, mỗi người suy nghĩ rằng: “Nghe nói rằng đức vua sẽ đi
yết kiến Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn sẽ thuyết Pháp nào đây? Chúng
ta sẽ có lợi ích gì khi vui chơi với lễ hội này? Chúng sẽ đi đến tịnh xá
nơi bậc Đạo sư sẽ thuyết pháp đến đức vua.” Tất cả dân chúng chờ đợi
vua trên đường đi với hoa thơm trong tay.
Sau khi đã làm tất cả những điều cần thiết, Jīvaka trình lên đức
vua rằng những con voi đã sẵn sàng và tùy đức vua quyết định lúc nào
sẽ lên đường.

Ajatāsattu viếng thăm Đức Phật


Tỳ khưu Minh Huệ 421

Vua Ajātasattu ngồi trên con quốc tượng và nữ hầu ăn mặc như
một người nam, mỗi người ngồi trên một trong năm trăm con voi cái
với những cây đuốc được thắp sáng. Vua khởi hành từ thành phố
Rājagaha với sự rực rỡ, huy hoàng vĩ đại của hoàng gia và đi đến khu
vườn xoài của Jīvaka nơi thời gian đó là nơi ngụ của Đức Phật.
Ở đây, ‘sự huy hoàng rực rỡ vĩ đại của hoàng gia’ có thể được
giải thích như sau:
Vua Ajātasattu cai trị cả hai vương quốc là Aṅga và Magadha,
mỗi nước rộng 300 do tuần. Vị ấy là một vị hoàng đế vĩ đại và dù
chuyến viếng thăm Đức Phật không có những sự sắp xếp trước (như
đã sắp xếp bởi Jīvaka) vẫn có năm trăm nữ quan đi theo, ăn mặc như
những người nam với kiếm đeo trên vai và những cây thương có nạm
hồng ngọc trên tay cầm.
Hơn nữa, mười sáu ngàn cung nữ theo hầu đức vua. Theo sau
những cung nữ ấy là những nữ hầu lớn tuổi đi bộ theo hầu.
Theo sau những nữ hầu lớn tuổi là những thái giám bảo vệ hoàng
cung, theo sau những thái giám là là 60 ngàn vị quan trang phục rực rỡ
với những trang sức và trang bị đầy đủ khí giới như những chàng trai
trẻ có những năng lực thần thông (vijjādhāra).
Sau những vị công tử này là mười ngàn vị Bà-la-môn sau khi
tắm rửa sạch sẽ, họ bôi dầu thơm lên người và trang sức những bông
hoa bằng vàng, v.v… mặc y phục có sợi dây lưng trị giá 100
kahāpaṇa và mặc y phục khoác ngoài trị giá 5000 kahāpaṇa che bên
vai trái. Họ đi bộ, tay phải giơ lên và hát rằng: “Cầu chúc đại vương
thoát khỏi mọi hiểm nguy.”
Sau những vị Bà-la-môn là những nhạc công, sau họ là lính bắn
cung của hoàng gia, sau nữa là tượng binh, rồi đến kỵ binh, xa binh và
bộ binh và sau cùng là những thành viên của mười tám hội chúng ăn
mặc xinh đẹp với tất cả vật trang sức phù hợp với địa vị của họ.
Như vậy, do sự chỉ dẫn của Jīvaka, quân lính, các quan, v.v…
được sắp xếp theo cách mà cung tên được bắn từ cuối đoàn người
không thể thấu đến đức vua. Còn y sĩ Jīvaka thì đi bộ theo sát đức vua,
422 Đại Phật Sử - Tập 4

rất cảnh giác để cứu mạng đức vua nhanh lẹ trong trường hợp khẩn
cấp.
Những ngọn đuốc được đốt sáng nhiều vô số kể, với sự long
trọng và rực rỡ như vậy của hoàng gia, đức vua đi đến nơi ngụ của
Đức Phật.
Nỗi sợ hãi của vua Ajātasattu

Vua Ajātasattu rời khỏi kinh đô và khi đến khu vườn xoài thì vị
ấy khởi lên sợ hãi. Đức vua run rẫy trong sợ hãi và lông tóc dựng
đứng.
Đức vua sợ hãi vì sự yên lặng trong tịnh xá khiến vua sanh khởi
nghi ngờ sự trung thực của Jīvaka. Thực ra, Jīvaka đã báo trước với
đức vua rằng vị ấy sẽ phải đi đến Đức Phật trong sự yên lặng. Thế
nên, đức vua cấm âm nhạc và các nhạc sĩ chỉ sử dụng dụng cụ âm
nhạc trong chuyến hành trình. Họ không nói lớn và tất cả họ ra hiệu
bằng tay khi cần thiết.
Bây giờ, toàn bộ khu vườn xoài hoàn toàn yên lặng không một
tiếng tằng hắng của vị tỳ khưu cũng không nghe thấy. Các vị vua
thường chỉ ưa thích những nơi có âm thanh. Vua Ajātasattu trở nên
buồn chán cảnh yên lặng sâu lắng và nghi ngờ Jīvaka. Đức vua nghĩ:
“Y sĩ Jīvaka nói rằng có một ngàn hai trăm năm mươi vị tỳ khưu trong
khu vườn xoài của vị ấy. Nhưng ta không nghe một tiếng động dù là
một tiếng tằng hắng của vị tỳ khưu trong khu vườn này. Jīvaka có lẽ
đã nói sai sự thật. Chắc hẳn vị ấy gạt ta và đưa ta ra khỏi kinh đô. Có
lẽ vị ấy muốn bắt ta và cướp ngai vàng của ta bằng sự giúp sức của
quân binh. Chắc chắn, Jīvaka có sức mạnh ngang với năm con voi. Vị
ấy cũng đang đứng gần ta và không có người hầu nào mang khí giới
đứng gần ta. Ôi! Thế là hết.”
Do sợ hãi như vậy, vua Ajātasattu thậm chí không thể che giấu
sự sợ hãi và đã thể hiện nỗi sợ hãi của mình với Jīvaka bằng cách nói
rằng:
“Này Jīvaka! Phải chăng khanh đang gạt trẫm? Phải chăng khanh
đang giao trẫm cho kẻ thù? Tại sao số lượng tỳ khưu đến một ngàn hai
Tỳ khưu Minh Huệ 423

trăm năm mươi vị mà không có một tiếng động nào, một tiếng ho hay
một tiếng trò chuyện nào?”
Khi ấy, y sĩ Jīvaka nói:
“Tâu đại vương! Đừng sợ hãi, hạ thần không gạt đại vương đâu.
Hạ thần không trao đại vương cho kẻ thù đâu. Tâu đại vương! Xin hãy
đi tiếp. Trong giảng đường hình tròn có những cây đèn dầu đang cháy
sáng rực rỡ.”
(Ở đây, Jīvaka suy nghĩ: “Đức vua không biết rằng ta không bao
giờ sát sanh. Nếu ta không an ủi thì đức vua sẽ sụp đổ ngay đây.” Bởi
vậy, Jīvaka đã trấn an đức vua để làm nguôi ngoai nỗi sợ hãi của vua
bằng cách hai lần nói đức vua đừng sợ hãi và quả quyết rằng vị ấy
không dối gạt ).
(Rồi để làm cho sự quả quyết của mình có sức thuyết phục hơn,
vị ấy đã hai lần bảo đức vua hãy đi tiếp và nói rằng những ngọn đèn
dầu đang được thắp sáng trong giảng đường. Sự gợi ý trong câu nói
cuối cùng của vị ấy là sự chiếu sáng trong giảng đường không để lại
sự hoài nghi về sự hiện diện của những người tốt, và sự vắng mặt của
những kẻ nổi dậy và những tên cướp là những kẻ luôn luôn đi lại trong
bóng tối. Câu nói của Jīvaka khi ấy có ý nghĩa sâu xa).

Những câu hỏi của Ajātasattu về những lợi ích của


đời sống Sa-môn

Vua Ajātasattu đi trên voi đến cổng tịnh xá vị ấy xuống voi. Khi
vị ấy vừa đặt chân xuống đất thì oai lực của Đức Phật tràn ngập khắp
châu thân của vị ấy. Vị ấy toát mồ hôi nhiều đến nỗi buộc phải thay y
phục. Đức vua nhớ lại tội giết cha của mình và khởi lên nỗi sợ hãi.
Thế nên, vị ấy không dám trực tiếp đến gặp Đức Phật. Thay vào đó, vị
ấy nắm tay Jīvaka và như một người khách nhìn quanh tịnh xá, đức
vua khen ngợi Jīvaka: “Khanh đã xây dựng ngôi tịnh xá này thật là kỳ
diệu! Khanh đã xây dựng ngôi tịnh xá này thật là kỳ diệu!” Khi họ đến
cổng giảng đường hình tròn, đức vua hỏi rằng Đức Phật đang ngự ở
424 Đại Phật Sử - Tập 4

đâu. Thực ra, các vị vua thường có thói quen giả vờ không biết và đưa
ra câu hỏi dù họ biết rõ.
Khi ấy, Jīvaka suy nghĩ: “Đức vua giống như người đứng trên
mặt đất mà hỏi quả đất ở đâu; giống như người nhìn lên bầu trời mà
hỏi mặt trăng, mặt trời ở đâu; giống như người đứng dưới chân núi Tu
di mà hỏi núi Tu di ở đâu. Bây giờ ta sẽ cho vị ấy thấy Đức Thế Tôn.”
Bởi vậy, Jīvaka chấp tay hướng về Đức Thế Tôn và nói rằng: "Tâu đại
vương! Vị ngồi trước các tỳ khưu, dựa vào cột trụ ở giữa và quay mặt
về hướng đông chính là Đức Phật.”
Rồi Ajātasattu đi đến Đức Phật và đảnh lễ Ngài. Khi đứng ở một
nơi phải lẽ, vị ấy nhìn đi nhìn lại các vị tỳ khưu trang nghiêm và trong
sáng như hồ nước trong hoàn toàn, im lặng không phát ra một tiếng ho
hay một tiếng tằng hắng, đôi mắt của họ thanh tịnh hướng về Đức
Phật và không hề nhìn vào đám đông rực rỡ của đức vua.
Đức vua ngạc nhiên thốt lên:
“Các vị tỳ khưu quả thật rất tươi sáng. Mong sao cho con trai của
ta, hoàng tử Udayabhadda cũng có sự trong sáng như vậy.”
(Ở đây, sự tán thán của đức vua, không nên hiểu là vị ấy muốn
trai của vị ấy sống đời Sa-môn và trở nên tươi sáng. Thực ra, khi trông
thấy các vị tỳ khưu, ý thức của vị ấy trở nên trong sáng và nhớ đến
con trai. Và dĩ nhiên, khi được một vật khó được hay thấy một điều kỳ
diệu thường nhắc nhở người ta nhớ đến những người thân yêu hay bạn
bè. Đức vua thốt lên những lời trên bởi vì vị ấy nhớ đến con trai (chứ
không phải muốn cho con trai xuất gia).
(Trong một ý nghĩ khác, sự thốt lên của vị ấy là do lo lắng đến
con trai và mong muốn con trai của vị ấy được trong sáng. Vì vua nghĩ
rằng: “Rồi sẽ có ngày, con trai của ta thấy rằng ta vẫn còn trẻ và hỏi
ông nội đâu. Nếu nó biết bằng cách này hay cách khác rằng ông nội
của nó bị giết bởi cha của nó thì nó sẽ ghi nhớ trong đầu rồi giết ta và
lên làm vua.”)
(Dù đức vua lo lắng về con trai hoặc mong muốn hoàng tử được
thanh tịnh thì số mạng của đức vua là bị chính con trai giết chết.
Trong dòng tộc của vua Ajātasattu có năm trường hợp giết cha: (1)
Tỳ khưu Minh Huệ 425

Hoàng tử Ajātasattu giết vua Bimbisāra, (2) Hoàng tử Udaya giết cha
là vua Ajātasattu, (3) Hoàng tử Mahāmuṇḍika giết cha là vua Udaya,
(4) Hoàng tử Anuruddha giết cha là vua Mahāmuṇḍika, và (5) Hoàng
tử Nāgadāsa giết cha là vua Anuruddha. Khi ấy mọi người trong nước
đồng lòng chống lại vua vì đã làm mất thanh danh của dòng tộc và xa
lánh vua Nāgadāsa).
Trước khi đức vua tán thán, Đức Phật đã biết trước ý nghĩ của
vua Ajātasattu khi vị ấy đứng im lặng trước Đức Phật. Đức Phật biết
rằng đức vua không dám nói với Ngài rằng vị ấy nhớ đến con trai khi
vị ấy nhìn đi nhìn lại các tỳ khưu. Nếu Đức Phật không lên tiếng
trước, vị ấy sẽ không đủ can đảm để nói ra điều gì. Quyết định nói
trước nên sau khi đức vua thốt lên, Đức Phật nói rằng:
“Tâu đại vương! Bây giờ tâm của đại vương đang nghĩ về đứa
con trai thân yêu mình”.
Khi ấy, vua Ajātasattu suy nghĩ: “Ôi! Đức Thế Tôn thật là kỳ
diệu. Không ai xúc phạm Đức Thế Tôn như ta. Ta đã giết vua cha,
người cận sự nam vĩ đại nhất, một bậc thánh, thí chủ của Đức Phật.
Không chỉ thế, do lầm lạc đi theo Devadatta ta đã sai người đi ám sát
Đức Phật. Có lẽ Devadatta nghĩ rằng được sự hậu thuẫn của ta khi vị
ấy lăn tảng đá từ đồi Gijjakuta để giết Đức Phật. Ta đã làm nhiều điều
ác, vậy mà bây giờ Đức Phật bắt đầu trò chuyện với ta. Đức Phật quả
thật sở hữu vững chắc ân đức tādi gồm năm đặc tánh. Do đó, ta sẽ
không bao giờ lơ đãng với Đức Thế Tôn như vậy và chỉ quy y với
Ngài.”
(Năm đặc tánh của tādi là (1) sự bình thản không có thương hay
ghét trong các pháp thế gian (lokādhamma) dù cảnh vừa lòng (iṭṭha)
hay không vừa lòng (aniṭṭha) gồm chúng sanh hoặc cảnh, (2) sự đoạn
diệt các phiền não, (3) đã vượt qua vòng luân hồi, (4) đã thoát khỏi
tham ái, v.v… (5) có đức tin, giới hạnh, v.v… khiến cho Ngài xứng
đáng với danh xưng là người có đức tin, chính trực v.v… (Bộ
Mahānidessa có phần giải thích).
(Nói cách khác, (1) khả năng tưởng vừa lòng một cách tự tại
(iṭṭha-saññā) đối với những chúng sanh hoặc cảnh không khả ái, (2)
426 Đại Phật Sử - Tập 4

khả năng tưởng không vừa lòng một cách tự tại (bất khả tưởng,
aniṭṭha-saññā) đối với chúng sanh khả ái (iṭṭha) và cảnh khả ái, (3)
khả năng tưởng vừa lòng một cách tự tại về người và cảnh khả ái và
không khả ái, (4) khả năng tưởng không khả ái đối với chúng sanh và
cảnh khả ái và không khả ái, và (5) khả năng giữ tâm bình thản một
cách tự tại trước cảnh vừa lòng và không vừa lòng. Năm thánh lực này
(ariyiddha) là năm đặc tánh tādi (từ bộ Sīlakkhandha Abhinava Tīkā,
cuốn II).
Khi nghĩ vậy, đức vua rất vui sướng và đáp lại lời nhận xét của
Đức Phật, đức vua nói rằng: " Bạch Đức Thế Tôn! Con yêu con trai là
hoàng tử Udayabhadda. Cầu mong cho hoàng tử Udayabhadda có sự
trong sáng mà các vị tỳ khưu ở đây có được.”
Vua Ajātasattu suy xét: “Nếu sau khi đảnh lễ Thế Tôn, ta đi đến
các vị tỳ khưu ở chỗ này chỗ kia và đảnh lễ các Ngài. Ta sẽ phải quay
lưng về hướng Đức Thế Tôn và như thế ta sẽ bất kính với Ngài. Chắc
vậy, một người sau khi đảnh lễ đức vua đi đến thái tử và làm lễ vị ấy
tức là thiếu sự tôn kính đối với đức vua.” Bởi vậy, sau khi đảnh lễ Đức
Phật, đức vua cúi chào các vị tỳ khưu bằng hai tay chắp lại tại chỗ vị
ấy đứng và sau đó ngồi ở nơi thích hợp.”
Khi ấy, đức vua nói rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Đức Thế Tôn cho phép con hỏi thì con
sẽ hỏi Đức Thế Tôn một số câu hỏi về một vấn đề.”
Đức Phật đáp:
“Này đại vương! Đại vương có thể hỏi bất cứ điều gì mà đại
vương thích.” Qua đó, Đức Phật mời đón đức vua bằng lời mời của
chư Phật Toàn giác.
(Lưu ý: có hai cách mời)
Mời đặt câu hỏi có hai cách: (1) cách mời của chư Phật Toàn
giác, (2) cách mời của bậc Thinh văn đệ tử.
Khi một người muốn hỏi Đức Phật Toàn Giác về một vấn đề gì
đó thì Đức Phật nói một cách tự tin mà không hạn chế: “Hãy hỏi Như
Lai bất cứ điều gì ông muốn. Như Lai sẽ trả lời trọn vẹn tất cả những
Tỳ khưu Minh Huệ 427

câu hỏi của ông.” Cách mời này được đưa ra chỉ bởi Đức Phật Toàn
Giác và chư Bồ tát đã chín muồi về trí tuệ.
Về những Thinh văn đệ tử, họ không nói rằng: " Hãy hỏi bất cứ
điều gì” mà các Ngài nói với sự giới hạn rằng: “Ta sẽ trả lời câu hỏi
của ông chỉ sau khi ta nghe được câu hỏi.”
Khi được Đức Phật mời theo cách của chư Phật Toàn giác, đức
vua rất sung sướng và hăng hái nêu ra những câu hỏi sau:
“Bạch Đức Thế Tôn! Nhiều người có nghề thiện xảo. Họ là
những chiến binh cỡi voi, những chiến binh cỡi ngựa, những chiến
binh đánh xe kéo, những xạ tiễn, lính cầm cờ, những nhà chiến lược,
lính biệt kích đột nhập vào sau những tuyến hào của quân địch và chặt
đầu kẻ thù, những vị hoàng tử xuất sắc trong chiến đấu, những người
lính cảm tử tạo ra những cuộc tấn công thần tốc vào kẻ thù, những
chiến binh dũng cảm như những con voi đầu đàn, những chiến binh rất
gan dạ, những người làm nghề tắm cho kẻ khác, những người quản
gia, những người kết tràng hoa, những người thợ giặt, những người
thợ dệt, những người làm vách tre, thợ gốm, những nhà số học và
những người đếm bằng ngón tay của họ; ngoài những người này, còn
có những người thợ thủ công. Những người này sống lâu và kiếm lợi
nhuận bằng kỹ năng của họ. Với nghề nghiệp chuyên môn, họ giúp
cho bản thân, cha mẹ, vợ con và bạn bè của họ có cuộc sống tiện nghi
và khỏe mạnh. Hơn nữa, họ bố thí vật thực đến Sa-môn, Bà-la-môn để
họ được tái sanh vào cõi chư thiên trong kiếp sau.
Bạch Đức Thế Tôn! Có thể nào chỉ ra những lợi ích của đời sống
Sa-môn giống như những lợi ích của những nghề nghiệp chuyên môn,
những lợi ích mà người ta có thể tự mình nhận được trong đời sống
hiện tại”.
Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ:
“Không nơi nào ngoài nơi này có nhiều hoàng tử và quan thần là
những tín đồ của những ngoại đạo sư, những người ở ngoài Giáo pháp
của Ta. Nếu Ta thuyết pháp trong hai phần, chỉ ra những bất tịnh trong
giáo lý của các ngoại đạo sư của họ (kaṇha-pakkha) phần đầu, và sự
thanh tịnh Giáo pháp của ta (sukha-pakkha) ở phần hai thì những
428 Đại Phật Sử - Tập 4

người này sẽ chê trách, nói rằng Ta chỉ nói về những khác biệt về giáo
lý và những điểm tranh luận của các Sa-môn và Bà-la-môn trong khi
đức vua của họ đến đây chủ ý để nghe pháp. Hậu quả là họ sẽ không
nghe Pháp một cách tôn kính. Nếu đức vua tự nói về giáo lý của các
ngoại đạo sư thì mọi người sẽ không chê trách ta. Họ sẽ để Ta nói điều
mà Ta muốn. Thực vậy, mọi người dĩ nhiên là theo đức vua
(issarānuvattako hi loko). Bây giờ, ta sẽ làm cho đức vua có trách
nhiệm diễn tả giáo lý của ngoại đạo sư.” Khi ấy, Đức Phật hỏi đức vua
xem vị ấy có nhớ là đã đặt câu hỏi đến các Sa-môn và Bà-la-môn khác
không.
Đức vua trả lời là vị ấy có nhớ và Đức Phật hỏi họ đã trả lời câu
hỏi như thế nào và bảo đức vua nêu rõ câu trả lời ấy nếu đức vua cảm
thấy không phiền. Đức vua nói: “Bạch Đức Thế Tôn! Con không thấy
gì phiền hà để nói ra tại nơi mà Đức Thế Tôn hay một bậc như Đức
Thế Tôn đang hiện diện.”
(Điều được ngầm hiểu ở đây trong câu đáp của đức vua như thế
này: Thật là phiền phức hoặc khó khăn để kể với một người tự phụ
cho mình có trí tuệ về bất cứ điều gì vì người này có khuynh hướng
phê phán về từng câu và từng chữ. Tuy nhiên, người có trí tuệ thực sự
thì họ khen ngợi câu nói mà họ nghe được nếu nó không có lỗi lầm gì
và họ sửa lại ngôn ngữ, các câu nói và những chữ có những lỗi trong
bài nói. Đức Phật không có người ngang bằng về trí tuệ trong thế gian.
Thế nên đức vua trả lời như trên).
Được Đức Phật yêu cầu kể lại câu trả lời do các ngoại đạo sư
đưa ra, đức vua bèn kể với Ngài một dịp nọ vị ấy đi đến sáu ngoại đạo
sư, đó là Pūrana Kassapa, Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambala,
Pakudha Kaccāyana, Nigantha Nāṭaputta và Sañjaya Belathaputta và
hỏi họ về những lợi ích của đời sống Sa-môn trong kiếp sống hiện tại.
Các ngoại đạo sư chỉ nói về Giáo lý của họ như một người khi được
hỏi về trái xoài thì họ lại trả lời về trái mít và ngược lại. Những câu trả
lời mâu thuẫn với câu hỏi, tuy đức vua thất vọng về các ngoại đạo sư
nhưng vị ấy vẫn nghĩ rằng một vị vua như vị ấy lại quở trách những
người tu hành như các Sa-môn hay Bà-la-môn trong quốc độ của
Tỳ khưu Minh Huệ 429

mình thì thật không thích hợp. Vì thế, đức vua không chấp nhận và
cũng không bác bỏ những câu nói của họ. Vị ấy cũng không tỏ thái độ
bất mãn bằng lời nói. Thay vào đó, đức vua đứng dậy và đi về mà
không lưu ý đến những lời nói của họ và giờ đây vị ấy hỏi Đức Phật
về những lợi ích hiện tại của đời sống Sa-môn.
Rồi Đức Phật giảng giải về những lợi ích hiện tại của đời sống
Sa-môn. Ví dụ:
(1) Một nô lệ nam sau khi xuất gia được đức vua tôn kính,
(2) Một người nông dân đã đóng thuế cho đức vua, sau khi xuất gia
được đức vua tôn kính.
(3) Để cho thấy những lợi ích cao quý của đời sống Sa-môn
Đức Phật nói về đời sống của một người có giai cấp thấp hay
cao mà đã nghe Giáo Pháp của Ngài rồi với tâm tịnh tín vị ấy trở
thành Sa-môn và thực hành
(a) Giới bậc hạ,
(b) Giới bậc trung,
(c) Giới bậc thượng.
Rồi vị ấy hộ trì các căn, thực hành chánh niệm, tri túc, đoạn diệt
các triền cái; vị ấy chứng đắc Sơ thiền, (4) Nhị thiền, (5) Tam thiền,
(6) Tứ Thiền, (7-14) Tiếp tục tiến xa hơn, vị ấy chứng đắc Minh sát trí
(vipassanā-ñāṇa), Ý sở thành biến trí (manomayidhi-ñāṇa), các pháp
thần thông (iddhividha-ñāṇa), Thiên nhĩ thông (dibbasota-ñāṇa), Tha
tâm thông (cetopariya-ñāṇa), Túc mạng thông (pubbenivāsānussāti-
ñāṇa), Thiên nhãn thông (cutupapata-ñāṇa) và Lậu tận thông hay A-
la-hán Đạo Trí (āsavakkhaya-ñāṇa hay arahatta-magga-ñāṇa). Như
vậy, những lợi ích hiện tại của đời sống thiêng liêng mà vị Sa-môn đạt
được là tám loại trí bậc cao đến Đạo Quả A-la-hán.
(Muốn biết rõ chi tiết hay xem bài kinh Sāmaññaphala của
Dīgha-Nikāya).

Vua Ajātasattu xin quy y


430 Đại Phật Sử - Tập 4

Khi Đức Phật đã mô tả chi tiết những lợi ích hiện tại của đời
sống Sa-môn, lợi ích cao quý nhất là Đạo Quả A-la-hán, vua
Ajātasattu chăm chú theo dõi toàn bộ thời pháp, thỉnh thoảng nói lên
sự tán thán của vị ấy. Vua nghĩ: “Trong quá khứ, ta không hỏi nhiều vị
Sa-môn và Bà-la-môn về những vấn đề này giống như người giả trấu
làm bung vỏ hạt thóc, ta chưa bao giờ nhận được điều gì có thực chất.
Quả thật kỳ diệu thay sự vĩ đại của Đức Phật ! Ngài đã trả lời những
câu hỏi này, khai sáng cho ta rất nhiều, tựa như ánh sáng của một ngàn
cây đèn dầu. Bấy lâu nay, vô minh đã gạt ta, làm cho ta mù quáng
không thấy sự vĩ đại và oai lực của Đức Thế Tôn.”
Tràn ngập niềm vui sướng khởi sanh do quán tưởng về những ân
đức của Đức Phật, đức vua công khai bày tỏ đức tin của mình đối với
Đức Phật, đức Pháp và đức Tăng bằng những lời sau đây:
“Bạch Đức Thế Tôn! Giáo Pháp quả thật khả ái! Cũng như cái gì
trong thế gian này bị lật úp nay được dựng thẳng lên, cũng như cái gì
bị che đậy nay được mở ra, cũng như người bị lạc đường được chỉ đi
đúng đường, cũng như những cây đuốc được đốt sáng để cho những
ai có mắt sáng có thể nhìn thấy nhiều sự vật khác nhau trong đêm tối.
Thế Tôn cũng vậy, bằng nhiều cách đã làm cho Chánh pháp trở nên rõ
ràng đối với con. Bạch Đức Thế Tôn! Con xin quy y Phật bảo, Pháp
bảo và Tăng bảo. Xin Thế Tôn hãy xem con là cận sự nam quy y Tam
Bảo (saraṇa gamana) từ nay đến trọn đời.
Bạch Đức Thế Tôn! Con đã phạm tội bắt nguồn từ sự ngu dốt, sự
nhầm lẫn và vô minh. Do những lạc thú của đế vương nên con đã giết
chết phụ vương, một vị vua vĩ đại đã thực hành công lý và trị vì đúng
pháp. Xin Đức Thế Tôn xá tội cho con, xem đó là tội mà sẽ làm cho
con có sự ghi nhớ và cẩn trọng trong tương lai”.
Như vậy, đức vua đã xin quy y nơi Phật bảo, Pháp bảo và Tăng
bảo và sám hối tội lỗi của mình. Sau đó, Đức Phật nói:
“Này đại vương! Đại vương quả thật đã phạm tội sanh lên do sự
ngu dốt, sự nhầm lẫn và vô minh. Đại vương đã giết cha, vị hoàng đế
vĩ đại thực hành công lý và trị vì đúng pháp. Như Lai xá tội ấy cho bệ
hạ vì bệ hạ đã thú nhận và sám hối. Nếu một người thú nhận tội của
Tỳ khưu Minh Huệ 431

mình, sám hối tội ấy và hộ phòng bản thân, không phạm tội ấy trong
tương lai. Khi ấy, sự sám hối như vậy và sự thu thúc bản thân hàm
nghĩa sự tiến hóa tâm linh trong Giáo pháp của Như Lai .”
Sau đó, đức vua nói:
“Lành thay! Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con sẽ đi bây giờ.
Chúng con có nhiều việc phải làm.” Đức Phật đáp lại: “Này đại
vương! Đại vương có thể đi tùy thích.” Đức vua hoan hỷ thọ trì Giáo
Pháp của Đức Phật, hoan hỷ tán dương rồi đứng dậy khỏi chỗ ngồi
đảnh lễ và ra về.

Chú thích về Saraṇa-gamana

(Ở đây, chú thích về Saraṇa-gamana sẽ được nêu một cách tóm tắt).
Có bảy điểm về Saraṇa-gamana:
(a) Saraṇa: Quy y hay Nương tựa,
(b) Saraṇa-gamana: Sự quy y hay tâm quy y,
(c) Người quy y,
(d) Các hình thức quy y,
(e) Quả báu của sự quy y,
(f) Sự ô nhiễm của quy y,
(g) Sự hoại đức quy y.

(a) Saraṇa - Quy y


Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo là bộ ba của nơi quy y vì những
ai tìm sự bảo vệ từ đó sẽ khắc phục được sợ hãi, sự hốt hoảng, sự khổ
tâm và khổ thân và nhiều loại khổ trong các khổ cảnh sau khi chết.
Nói cách khác, Đức Phật giúp chúng sanh vượt qua nhiều nguy hiểm
bằng cách đem lại lợi lạc cho họ và giúp họ tránh khỏi nhiều bất hạnh.
Pháp Bảo cũng vậy, giúp chúng sanh vượt qua mọi thử thách trong
kiếp sống và giúp cho họ được nguôi ngoai. Tăng Bảo cũng vậy, giúp
chúng sanh gặt hái nhiều lợi ích to lớn cho dù một ít phước thiện. Cho
nên, Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo tạo thành ba nơi nương tựa giúp
chúng sanh thoát khỏi tất cả khổ đau.
432 Đại Phật Sử - Tập 4

(b) Saraṇa-gamana – Sự quy y hay Tâm quy y


Tâm đại thiện (mahākusala-citta) làm cho người ta hướng về
Tam Bảo bằng cách đoạn trừ những trạng thái tâm ô nhiễm bất thiện
do nhờ sự tịnh tín và tôn kính. Tâm đại thiện (mahākiriya-citta) liên
quan đến các bậc A-la-hán và tâm đạo (maggacitta) liên quan đến tâm
bậc Thánh an trú trong Đạo (maggaṭṭha ariya). Tất cả những loại tâm
này được gọi là saraṇa-gamana. Niềm tin rằng Tam Bảo là những yếu
tố thiết thực đoạn trừ sợ hãi và đau khổ nhờ những loại tâm như vậy là
saraṇa-gamana. Đây là định nghĩa.

(c) Người an trú trong Saraṇa-gamana

Người có tâm được mô tả như trên là người được an trú trong


Tam quy. Như vậy, trước hết chúng ta nên hiểu ba khía cạnh: (1)
Saraṇa, (2) Saraṇa-gamana, và (3) Người an trú trong Saraṇa-
gamana.

(d) Các hình thức Saraṇa-gamana

Có hai hình thức quy y: (1) siêu thế và (2) hiệp thế.
(1) Sự quy y siêu thế được ngầm hiểu bởi sự thành tựu phận sự trong
một ‘sát na’ tâm khi các bậc Thánh giác ngộ Tứ diệu đế và chứng đắc
các Đạo, nhờ đó đoạn diệt tất cả phiền não và trú tâm ở Niết bàn.
(Nghĩa là: sự quy y siêu thế là tâm Đạo tập trung ở Niết bàn, và điều
này có nghĩa là sự đoạn trừ những phiền não làm cho sự quy y không
thanh tịnh. Như vậy, dù tâm Đạo khởi sanh từ sự trú tâm không phải
nơi Tam bảo mà ở Niết bàn, sự thành tựu phận sự của họ bao gồm sự
công nhận Tam bảo là nơi nương tựa thực sự. Nói cách khác, vào ‘sát
na’ của tâm Đạo, hành giả đã có sự quy y siêu thế. Ví dụ: người ta cho
rằng một hành giả biết Tứ Diệu Đế vào ‘sát na’ của tâm Đạo. Sau khi
có Niết bàn là cảnh, tâm Đạo chỉ liên quan đến Khổ diệt Thánh đế.
Nhưng nó cũng đoạn tận vô minh vốn làm cho chúng sanh không
Tỳ khưu Minh Huệ 433

thấy Tứ Diệu Đế. Như vậy, dù bậc thánh chỉ tập trung tâm của vị ấy ở
Niết bàn, vị ấy cũng giác ngộ ba Diệu Đế kia mà không liên quan trực
tiếp với Niết bàn, đó là: Khổ đế, Tập đế, và Đạo đế).
(2) Quy y hiệp thế khởi sanh ở người bình thường (phàm phu) khi
người ấy quán niệm về những ân đức của Đức Phật, đức Pháp và đức
Tăng trong sự nổ lực đoạn trừ các tùy phiền não (upakkilesa) làm ô
nhiễm sự quy y. Về cơ bản, thì sự quy y này có nghĩa là niềm tin nơi
Đức Phật, đức Pháp và đức Tăng hay Chánh kiến (sammā-diṭṭhi) dựa
trên niềm tin hay Sở hữu trí tuệ (paññā-cetasika) là một trong mười
việc phước (puñña-kiriya), được gọi là Diṭṭhijukamma.
Ở đây, đức tin cũng được gọi là saraṇa-gamana (quy y) và vì
vậy mà đức tin và trí tuệ kết hợp. Tâm hiệp thế về quy y có hai loại:
Tâm tương ưng trí (ñāṇa-sampayutta saraṇa-gamana) và tâm bất
tương ưng trí (ñāṇa-vipayutta saraṇa-gamana). Tâm bất tương ưng trí
là tâm của những đứa trẻ đọc quy y theo lời khuyên của cha mẹ chúng.
Ở đây, nó chỉ là vấn đề của đức tin (saddhā-cetasika). Sự quy y hợp
với trí tuệ dựa trên sự hiểu biết về những đức tính cao quý của Tam
bảo và đức tin và trí tuệ kết hợp được đề cập là saraṇa-gamana vì
chúng dễ nhận biết. Tuy nhiên, sự quy y thật sự là tâm được dẫn dắt
bởi ‘đức tin và trí tuệ’.
Lại nữa, quy y hiệp thế có bốn loại:
(1) Attasanniyyātana-saraṇa-gamana: quy y bằng cách dâng hiến bản
thân đến Tam Bảo.
(2) Tapparāyana-saraṇa-gamana: quy y bằng cách tìm sự nương tựa
nơi Tam bảo.
(3) Sissabhāv’ūpa-gamana saraṇa-gamana: quy y bằng cách trở thành
đệ tử của Tam Bảo.
(4) Paṇipātta saraṇa-gamana: quy y bằng sự thể hiện tôn kính nhiệt
tâm đến Tam bảo.
Trong bốn loại này :
(1) Hiến dâng bản thân đến Tam bảo bằng lời như sau: “Từ nay trở đi
con xin dâng hiến sinh mạng của con đến Phật bảo, con xin dâng
434 Đại Phật Sử - Tập 4

hiến sinh mạng của con đến Pháp bảo, con xin dâng hiến sinh
mạng của con đến Tăng bảo.”
(2) Tìm sự nương tựa nơi Tam bảo bằng sự cầu xin như sau: “Từ nay
trở đi xin hãy bi mẫn nhận con là người đã quy y Phật bảo, Pháp
bảo và Tăng bảo.”
(3) Trở thành đệ tử của Tam Bảo bao gồm sự cầu xin như sau: “Từ
nay trở đi xin hãy nhận con là người đệ tử thường xuyên
(antevāsika) của Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.” (Trong Bổn
sanh kinh Mahājanaka, Bồ tát chỉ ra cây xoài vốn không có sự
sống cho quả và cây xoài khác không cho quả là những người
thầy vì chúng dạy cho vị ấy bài học về lợi ích. Do đó, người ta
mới nói Pháp là người thầy của mình và nói về mình là đệ tử của
Pháp.
(4) Thể hiện sự tôn kính nhiệt tâm đến Tam Bảo với sự cầu xin như
sau: “Từ nay trở đi xin nhận con là người hằng tôn kính, chào
đón, chấp tay tôn kính, chỉ tôn kính Phật bảo, Pháp bảo và Tăng
bảo.”
Người chọn một trong bốn cách quy y này là người thành tựu sự
quy y.
Nói cách khác :
(1) Có những câu được nói ra như sau: “Con xin dâng hiến sinh mạng
của con đến Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.” ” hay “Con xin
dâng cuộc sống của con đến Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.” ”
hay “ Con dâng thân mạng đến Tam Bảo” hay “Con dâng cuộc
sống của con đến Tam bảo ´hay “Con nhận biết việc quy y Phật
bảo, Pháp bảo và Tăng bảo là nơi nương tựa của con đến cuối đời”.
Tất cả những câu nói ra bằng lời như vậy tạo thành sự quy y
Attasanniyyātana-saraṇa-gamana.
(2) Trong câu chuyện về Pipphala là một chàng trai mà về sau là
Trưởng lão Mahā Kassapa nổi tiếng, đã tự mình mặc chiếc y và lên
đường từ ngôi làng Bà-la-môn Mahā Tiṭṭha của mình đến viếng
thăm Đức Phật. Trên đường, vị ấy nhìn thấy Đức Phật đang ngồi
dưới cội cây đa tên là Bahu-puttaka giữa kinh thành Rājagaha và
Tỳ khưu Minh Huệ 435

Nāḷana. Đức Phật đang chờ vị ấy từ một khoảng xa ba gāvuta.


Ngay khi Pippali nhìn thấy Đức Phật, vị ấy khẳng định rằng: “Vị
Sa-môn cao quý này chắc chắn là Satthā (Đạo sư) của chư thiên và
nhân loại. Bậc Thiện Thệ (Sugata) đã sự chứng ngộ Niết bàn nhờ
pháp hành tối ưu và bậc Chánh Biến Tri (Sammāsambuddha) bậc
đã tự mình thông đạt một cách chân chánh về Chánh pháp. Rồi vị
ấy quy y Đức Phật bằng cách nói lên như sau: “Nếu con gặp bậc
Thiên Nhơn Sư, thì con chỉ gặp Ngài thôi. Nếu con gặp bậc Chánh
đẳng Chánh giác thì con chỉ gặp Ngài thôi (con không thấy ai khác
bằng con mắt trí tuệ của con là bậc Satthā, Sugata và
Sammāsambuddha của con. Con chỉ gặp Ngài là bậc Satthā,
Sugata và Sammāsambuddha của con). Những lời thốt ra của vị ấy
quả thật là cách quy y thứ ba, gọi là sissabhāv’ūpa-gamana
saraṇa-gamana.
(3) Sự quy y (saraṇa-gamana) được thể hiện bởi ước muốn tìm sự bảo
vệ và nương náu nơi Tam Bảo, như trong trường hợp của Dạ Xoa
Ālavaka, hai vị thiên vương Hemavata và Sātāgira được gọi là
Tapparāyana-saraṇa-gamana
(4) Trong bài kinh Brahmāyu của bộ Majjhima Nikāya, sau khi Đức
Phật trả lời tám câu hỏi của Bà-la-môn Brahmāyu, ông ta rất ấn
tượng, ông cúi đầu xuống chân của Đức Phật, ngậm chân Đức Phật
thật mạnh rồi nói: “Bạch Đức Gotama! Con là Bà-la-môn
Brahmāyu” và như vậy nói ra tên của vị ấy.
Thái độ này của Bà-la-môn Brahmāyu thể hiện sự tôn kính sâu
sắc đến Tam Bảo được gọi là Paṇipāta saraṇa-gamana.
Tóm lại, không có sự đồng nhất trong bốn cách quy y. Có nhiều
cách bằng thân và lời nói để bày tỏ sự tôn kính đến Tam Bảo. Chú
Giải đã phân biệt giữa bốn dạng quy y bằng cách giải thích bốn cách
tôn kính.

Bốn cách tôn kính (Paṇipāta)


436 Đại Phật Sử - Tập 4

Sự tôn kính có thể gồm bốn cách: tôn kính đối với quyến thuộc,
tôn kính do sợ hãi, tôn kính đối với người thầy và tôn kính đối với
Tam Bảo hay Sự quy y xứng đáng thọ lãnh sự cúng dường quý trọng.
Sự quy y (saraṇa-gamana) chỉ cần đến sự tôn kính thứ tư và
không liên quan gì đến ba loại tôn kính kia.
Quả thật vậy, sự tôn kính kèm theo đức tin là chính yếu đối với
sự quy y Tam bảo :
(1) Như vậy, một vị hoàng tử Sakyan hay Koliyan không thành tựu
quy y nếu người ấy tôn kính Đức Phật mà xem Ngài như một bậc
trưởng thượng trong dòng họ của họ.
(2) Sự quy y cũng không thành tựu nếu người ấy tôn kính Đức Phật
do sợ rằng Ngài là Bậc Đạo sư có oai lực được các vua tôn trọng.
Đức Phật có lẽ làm hại người ấy nếu không tỏ sự tôn kính.
(3) Một người có thể nhớ là đã học một nghề nào đó từ Đức Phật khi
Ngài còn là vị Bồ tát và bây giờ người ấy tôn kính Đức Phật, xem
Ngài như là người thầy cũ của mình. Một người khác có thể đã
nghe một thời pháp của Đức Phật, nói về sự phân chia tài sản,
nghĩa là, một người trí nên tiêu xài ¼ lợi tức kiếm được cho cuộc
sống, ½ đầu tư vào kinh doanh và ¼ còn lại đem cất giữ để dùng
trong những trường hợp khẩn cấp. Bởi vậy, ông ta tôn kính Đức
Phật như người thầy của mình và tôn kính Ngài vì lời khuyên liên
quan đến lợi ích vật chất của ông ta. Sự tôn kính của hai việc này
không liên gì đến sự quy y.
(4) Nhưng một người nọ tôn kính Đức Phật, tin rằng Ngài là Báu vật
thực sự, là chỗ nương tựa thật sự, xứng đáng thọ lãnh vật thí như là
những nền tảng cho lợi ích mai sau. Chỉ người này mới có sự quy
y (Saraṇa-gamana).
Đối với một người nam cư sĩ hay một nữ cư sĩ quy y Đức Phật,
nhận Đức Phật là bậc Tối thượng ứng thí (aggadakkhiṇeyya-puggala).
Sự quy y của người nam hay người nữ không bị ảnh hưởng, cho dù
người ấy tôn kính một người quyến thuộc tu theo ngoại đạo, tức là
không có ảnh hưởng gì trong sự tôn kính một ngoại đạo hay một cư sĩ
trong gia đình. Cũng thế, một nam cư sĩ hay một nữ cư sĩ mà đã quy y
Tỳ khưu Minh Huệ 437

Đức Phật sẽ không bị hư hoại lời nguyện của vị ấy bằng cách tôn kính
đức vua do sợ hãi. Cũng tương tự như vậy, đối với người tôn kính kẻ
ngoại giáo mà vốn là người thầy trước kia của vị ấy.

(e) Quả báu của sự quy y

Những lợi ích trực tiếp chính yếu của sự quy y siêu thế là bốn
Quả của Đạo mà các bậc Thánh đạt được. Lợi ích tiếp theo là sự chấm
dứt luân hồi. Nói cách khác, những lợi ích của sự quy y hiệp thế là sự
chấm dứt hoàn toàn các ảo tưởng đối với các pháp có tính chất vô
thường, khổ và vô ngã là thường, lạc và ngã.

(f) Sự ô nhiễm của quy y

Sự quy y hiệp thế bị hạ thấp giá trị do vô minh, hoài nghi và tà


kiến về những đức tánh cao quý của Tam Bảo. Nó không sáng chói và
rộng lớn. Sự quy y siêu thế không bị ô nhiễm. Nó luôn luôn trong sạch
và thanh tịnh.

(g) Sự đứt hoại của quy y

Sự quy y siêu thế không bao giờ bị đứt hoại. Bậc thánh đã an trú
trong sự quy y thì không bao giờ nhận ai làm thầy ngoài Tam Bảo
ngay cả trong kiếp sau. Chỉ có quy y hợp thế mới có khuynh hướng bị
đứt hoại.
Sự đứt hoại của nó gồm có hai loại:
(1) sự đứt hoại đem lại hậu quả xấu và
(2) sự đứt hoại không đem lại quả xấu.
Sự đứt hoại có hậu quả xấu khi người ta kính lễ và quy y nơi
ngoại đạo sư khác theo một trong những cách đã được nêu trên, mà
qua đó là sanh khởi ái dục, tà kiến, v.v… Khi sự đứt hoại đi theo cái
chết thì nó không có hậu quả xấu vì nó không bao hàm việc làm ác.
(Lời nguyện quy y Tam Bảo của người Phật tử ngày nay thuộc hiệp
438 Đại Phật Sử - Tập 4

thế. Giống như sự thọ trì các giới cấm, thời gian của nó không cố định
và nó chỉ chấm dứt bằng cái chết. Sự chấm dứt này không có hậu quả
xấu vì nó không bao hàm ái dục, tà kiến và những trạng thái bất thiện
khác).
Chú thích về Upāsaka (cận sự nam)
(Chú giải bài kinh Sīlakkhan)

Một số Chú giải về cận sự nam có thể nêu ra như sau:


(1) Định nghĩa về upāsaka
(2) Phận sự của upāsaka
(3) Giới của vị upāsaka
(4) Sự nuôi mạng của vị upāsaka
(5) Sự thất bại của vị upāsaka
(6) Sự thành công của vị upāsaka
Sáu khía cạnh này nên được hiểu

(1) Định nghĩa về vị upāsaka


Upāsaka là người đã quy y Tam Bảo, bất luận người ấy thuộc
dòng dõi cao quý hoặc thấp hèn (những ví dụ liên quan được chứa
đựng trong bộ Samyutta Nikāya).
(2) Phận sự của vị upāsaka
Phận sự của upāsaka là đi theo Tam Bảo, tức là Đức Phật, đức
Pháp và đức Tăng (Upāsālīti upāsako - người đi theo Tam Bảo, vì vậy
người ấy là upāsaka, tín đồ của Tam Bảo).
(3) Giới của vị upāsaka
Giới của vị ấy là sự thọ trì Ngũ Giới (những ví dụ liên quan được
chứa trong bộ Samyutta Nikāya)
(4) Sự nuôi mạng của vị upāsaka
Sự nuôi mạng của upāsaka không bao gồm năm loại nghề
nghiệp buôn bán sau đây:
(1) buôn bán khí giới,
(2) buôn bán người,
(3) buôn bán thịt cá,
Tỳ khưu Minh Huệ 439

(4) bán rượu,


(5) bán chất độc.
Khi đã tránh năm nghề nghiệp tà mạng này, người ấy kiếm sống
chơn chánh bằng cách chăm sóc gia súc, bán hàng hóa và làm nghề
nông.
(5) Sự thất bại của vị upāsaka
Sự thất bại của vị ấy do sự hư hoại trong việc thọ trì ngũ giới và
sống chánh mạng. (Nếu sự thọ trì giới của vị ấy bị hư hoại hoặc nếu vị
ấy nuôi mạng bằng một trong năm nghề tà mạng thì cuộc đời làm cận
sự của vị ấy bị suy sụp).
Hơn nữa, có năm điều làm cho đời sống của vị ấy thô thiển, tầm
thường và vẩn đục:
(1) thiếu đức tin,
(2) thiếu giới,
(3) tổ chức hay đắm chìm trong các nghi lễ của thế gian liên quan đến
điều đã được thấy hoặc đã được nghe hoặc
(4) Trải nghiệm theo quan niệm của những kẻ ngu và vô minh,
(5) Làm những việc phước trong Tăng chúng của Đức Phật sau khi đã
bố thí cúng dường đến ngoại đạo.
Năm điều này đưa vị cận sự nam đến chỗ thất bại. (Các ví dụ ở
trong bộ Aṅguttara Nikāya).
(6) Sự thành công của vị upāsaka
Sự thành công của vị ấy chính yếu ở sự thành tựu về Giới và
Chánh mạng.
(Vị ấy là một cận sự nam nếu Giới và Chánh mạng của vị ấy
nguyên vẹn).
Ngoài ra, nếu vị ấy duy trì năm pháp hành sau đây thì vị ấy được
xem là một cận sự nam thành công:
(1) Đức tin làm cho người ấy trở thành một upāsaka có thể sánh với
châu báu, một upāsaka có thể sánh với hoa sen Paduma, và một
upāsaka có thể sánh với hoa sen Puṇḍarika,
(2) Giới không bị hư hoại,
(3) Không mê say những nghi lễ thế tục,
440 Đại Phật Sử - Tập 4

(4) Tin vào các nghiệp thiện và nghiệp bất thiện của mình,
(5) Làm các việc phước trong Tăng chúng của Đức Phật trước khi
tìm đến những người thọ lãnh thuộc ngoại giáo. Năm điều này
đưa người cận sự nam đến chỗ thành công. (Các ví dụ ở bộ
Aṇguttara Nikāya).

Sự được mất của vua Ajātasattu

Không bao lâu sau khi vua Ajātasattu ra về, Đức Phật nói với hội
chúng tỳ khưu: “Này chư tỳ khưu! Vua Ajātasattu đã làm tiêu hoại địa
vị của chính mình. Này các tỳ khưu! Nếu vua Ajātasattu không giết
vua cha Bimbisāra, một minh vương trị vì đúng pháp, thì Đạo Tuệ
Nhập lưu sẽ khởi sanh trong tâm vị ấy ngay tại chỗ này. (Vị ấy sẽ trở
thành bậc thánh Nhập lưu).
Đức Phật dạy thêm: “Này chư tỳ khưu! Nếu vua Ajātasattu
không giết cha thì vị ấy sẽ chứng đắc đạo quả Nhập lưu ngay khi ngồi
nơi đây nghe bài kinh Sāmañña-phala. Nhưng do kết giao với bạn ác
nên tiềm năng đắc đạo của vị ấy đã bị tổn thương. Tuy nhiên, do vị ấy
quy y Tam Bảo và chỗ nương tựa của vị ấy là Giáo pháp mà ba phần
Giáo pháp của Như Lai là tối thượng, nên vị ấy có thể sánh với người
sau khi bị kết tội giết người thì được thoát tội chết bằng cách tìm
được chỗ nương tựa tốt và bằng cách chỉ đưa ra một nắm hoa (là món
tiền phạt nhỏ). Dù vị ấy phải chịu khổ trong địa ngục Avīci (Vô gián)
vì tội giết cha, vị ấy chỉ chịu khổ trong địa ngục Lohakumbhī (Vạc
dầu) sau khi chết, vì vị ấy có chỗ nương tựa tốt trong Giáo pháp của
Như Lai. Vị ấy sẽ rơi xuống địa ngục và ở đó trong ba mươi ngàn năm
và trồi lên ở trên bề mặt trong ba mươi ngàn năm. Sau đó (sau sáu
chục ngàn năm, vị ấy sẽ được thoát khỏi địa ngục Lohakumbhī).
(Ở đây, lợi ích của vua Ajātasattu sẽ được nêu ra theo Chú giải.
Người ta có thể hỏi rằng: “Phải chăng vị ấy được lợi ích do nghe bài
kinh Sāmañña-phala?”).
Câu trả lời là: Đúng vậy, và lợi ích của vị ấy rất lớn. Từ lúc giết
cha, vị ấy chẳng bao giờ ngủ được, ban đêm hoặc ban ngày, vị ấy
Tỳ khưu Minh Huệ 441

thường thấy những điềm tướng về sự tái sanh vào khổ cảnh. Chỉ sau
khi nghe bài kinh Sāmañña-phala ngọt ngào và mát dịu, vị ấy có thể
ngủ ngon vào ban ngày hoặc ban đêm. Và vị ấy cúng dường dồi dào
đến Tam Bảo. Không có kẻ phàm phu nào có đức tin (puthujjanika
saddhā) bằng đức tin của vua Ajātasattu (ngủ ngon, phước phát sanh
do sự tôn vinh của vị ấy đến Tam Bảo, đức tin độc nhất của kẻ phàm
phu, v.v… là cái được của vị ấy được thấy trong kiếp hiện tại. Lợi ích
kiếp sau của vị ấy sẽ là sự chứng đắc Parinibbāna sau khi trở thành vị
Phật Độc Giác (Paccekabuddha) có danh hiệu Vijitāvī.

Chú thích về sự giác ngộ của vua Ajātasattu

Nếu đúng là vua Ajātasattu có thể chứng đắc đạo quả Nhập lưu
ngay tức thì nếu vị ấy không phạm tội giết cha, thì làm sao có thể trở
thành vị Phật Độc Giác và chứng đắc Parinibbāna? Nếu đúng là vị ấy
trở thành vị Phật Độc Giác và chứng đắc Parinibbāna thì làm sao có
thể đạt được trạng thái của vị thánh Nhập lưu? Sự giác ngộ của vị Phật
Độc Giác ở sự thành tựu năm điều sau đây:
(1) Làm người (manussatta),
(2) Người nam (liṇga-sampatti),
(3) Chánh kiến dẫn đến giải thoát khỏi các lậu hoặc (vigatāsava-
dassana),
(4) Sự phục vụ (adhikāra), và
(5) Nguyện vọng (chandatā).
Sự giác ngộ của một vị Thinh văn chỉ cần hai yếu tố, (1) adhikāra
và (2) chandatā. Về thời gian để họ thực hành viên mãn các pháp Ba-
la-mật (pāramī) mất hai A-tăng-kỳ (asaṇkheyya) và một trăm ngàn đại
kiếp cho sự giác ngộ của một vị Phật Độc Giác; một A-tăng-kỳ và một
trăm ngàn đại kiếp cho sự giác ngộ của một vị Thinh văn Phật. Trong
việc giác ngộ Tứ Diệu Đế, vị Phật Độc Giác không có đạo sư, trong
khi đó vị Thinh văn Phật thì có đạo sư. Vì những lý do này, không
phải rằng hai loại giác ngộ khác nhau về cơ bản?
442 Đại Phật Sử - Tập 4

Câu trả lời là chúng không khác nhau. Vì Ajātasattu sẽ hoàn


thành bất cứ điều gì cần thiết đề chứng đắc quả vị Phật Độc Giác chỉ
sau khi chịu khổ trong địa ngục Lohakumbhā sáu chục ngàn năm.
Thật vậy, những ai tầm cầu sự giác ngộ của một vị Thinh văn Phật sẽ
đạt được sự giác ngộ của vị Phật Độc Giác nếu hoàn cảnh không thuận
lợi để trở thành Thinh văn Phật. Vì họ chắc hẳn đã nguyện trở thành vị
Phật Độc Giác. (Đây là câu trả lời của các vị A-xà-lê thuộc trường
phái thứ nhất. Theo họ, dù đức vua có tiềm năng đạt được sự giác ngộ
của một vị Thinh văn Phật, nhưng trong kiếp hiện tại này thì không
thể được do thân cận với bạn ác, Devadatta khiến cho hoàn cảnh của
vị ấy trở nên không thuận lợi và làm hư hoại triển vọng chứng đắc đạo
quả Nhập lưu của vị ấy. Nhưng sau khi vị ấy sẽ thành tựu mọi thứ sẽ
góp phần vào sự chứng đắc quả vị Phật Độc Giác và được giải thoát).
Theo các vị A-xà-lê khác, vua Ajātasattu đã nguyện chỉ trở thành
vị Phật Độc Giác. Nhưng vì chưa có sự thọ ký của Đức Phật Chánh
đẳng Chánh giác, thế nên dù những người đã thực hiện những thiện
nghiệp để chứng đắc quả vị Phật Độc Giác cũng không thể đạt được
sự chín muồi về sự giác ngộ của họ. Thay vào đó, họ sẽ chứng đắc sự
giác ngộ của vị Thinh văn trước sự hiện diện của một vị Phật Chánh
đẳng Chánh giác. Cho nên Đức Phật nói rằng: "Này chư tỳ khưu! Nếu
vị ấy không giết cha thì vị ấy sẽ chứng đắc quả thánh Nhập lưu trong
khi đang ngồi ở đây nghe bài kinh Sāmañña-phala này.”
Trong ba loại Phật đương lai, đó là: đương lai Phật, đương lai
Phật Độc Giác và đương lai Thinh văn Phật thì chỉ có đương lai Phật
là thoát khỏi pañcānantariya-kamma (Ngũ vô gián nghiệp), còn hai
loại kia thì không. Đúng như thế. Dù Devadatta đã được thọ ký là vị
ấy sẽ trở thành vị Phật Độc Giác, nhưng vì mối hận thù mà vị ấy đã ấp
ủ từ lâu nên vị ấy đã phạm Vô gián nghiệp bởi hành vi chia rẽ Tăng
chúng (saṅhabhedaka-kamma) và làm thân Phật chảy máu
(lohit’uppādaka kamma), tội lỗi vô cùng trầm trọng. Xét qua những
điều này, người ta có thể nói rằng đương lai Phật Độc Giác và đương
lai Thinh văn Phật không phải là không thể bị tổn thương. Do đó, có
thể hiểu rằng vua Ajātasattu đã đánh mất cơ hội chứng đắc Nhập lưu
Tỳ khưu Minh Huệ 443

đạo tuệ của vị ấy trong kiếp hiện tại này vì tội giết cha và về sau trở
thành vị Phật Độc Giác có tên là Vijitāvī theo đúng quy luật giác ngộ
của một vị Phật Độc Giác (Paccekabuddha-Bodhi Niyāma). Đây là
quan điểm của những vị A-xà-lê khác. Hãy chọn một trong hai quan
điểm mà bạn thấy là hợp lý hơn. (Bài trình bày về bài kinh Sāmañña
phala, Sīlakkhandha Tīkā, vol II).

KẾT THÚC CHƯƠNG 38


CÂU CHUYỆN VỀ VUA AJĀTASATTU

KẾT THÚC CUỐN 4



You might also like