Chương 1

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING

Lý thuyết:

Câu 1: Phân tích khái niệm về Marketing, Mar-mix


Marketing:
Các khái niệm marketing :
-"Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi" (CIM - Viện Marketing Anh Quốc)
-“Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá,
chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra
các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêu/ mong muốn của cá nhân, tổ chức
và xã hội.”(AMA-Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ)
-Khái niệm nổi tiếng của Marketing: “Marketing là quá trình qua đó cá nhân và
tổ chức có thể đạt được nhu cầu và mong muốn thông qua việc sáng tạo và
trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên" (Philip Kotler)
-Một khái niệm khác của Philip Kotler tương tự khái niệm trên: “Marketing Là
quy trình mà doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối
quan hệ mạnh mẽ với khách hàng nhằm giành được giá trị từ họ.”

Phân tích:
· Quy trình: Marketing là một chuỗi các hoạt động diễn ra tuần
tự và liên kết với nhau nhằm mục đích đem sản phẩm đến tay
khách hàng (nghiên cứu-S.T.P-Marketing mix-Thực thi- kiểm
soát)
· Giá trị cho khách hàng: Mục đích khi đưa quy trình trên ra thị
trường là đem lại giá trị cho khách hàng về mặt vật chất lẫn
mặt tin thần.
· Xây dựng mối quan hệ: Khi ta đem lại được giá trị cho khách
hàng, ta sẽ tạo được mối quan hệ mạnh mẽ với họ. Khách
hàng sẽ tin tưởng và chú ý đến sản phẩm.
· Giá trị nhận được từ khách hàng: Sau khi đạt được sự tin
tưởng, khách hàng sẽ tin dùng khi mua sản phẩm của ta và
giới thiệu đến những khách hàng khác. Ta sẽ nhận được giá
trị từ họ và được thêm khách hàng từ việc giới thiệu.
-Kết luận: Marketing là một chuỗi các hoạt động diễn ra tuần tự và
liên kết với nhau nhằm mục đích đem lại giá trị của khách hàng
thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó tạo được sự tin tưởng từ
khách hàng và thu lại lợi ích từ họ.
Marketing có rất nhiều khái niệm khác nhau, nhưng mục đích chung của
marketing là làm nổi bật sản phẩm, đưa sản phẩm nhanh chóng tới tay người
tiêu dùng.
Phân biệt marketing truyền thống và marketing hiện đại:
Giống nhau: Cả hai đều là những cách để người tiêu dùng (khách hàng) biết
tới sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình bằng những hình thức tiếp thị
quảng cáo khác nhau, mang về kết quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
Khác nhau:
Tiêu chí Marketing hiện đại Marketing truyền thống
Định nghĩa Là hình thức tiếp thị sử dụng Là hình thức tiếp thị không
công nghệ và internet, tập sử dụng công nghệ và
trung vào nhu cầu và mong internet, chỉ tập trung vào
muốn của khách hàng, đáp sản phẩm với mục đích là
ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng, bán hàng và mang về lợi
không chỉ cung cấp sản phẩm nhuận và không quan tâm
mà còn quan tâm đến sự hài đến chăm sóc khách
lòng, chăm sóc khách hàng hàng.
sau khi bán.
Tập trung Tập trung vào sản phẩm và Tập trung vào sản phẩm. Và
mong muốn của khách hàng. mục tiêu chính là lợi nhuận
Mục tiêu ngoài lợi nhuận còn
là sự hài lòng của khách
hàng.
Kênh tiếp thị Quảng cáo online trên mạng Báo chí, tivi, tờ rơi, danh
xã hội, trang web, email thiếp, quảng cáo ngoài trời,
marketing, thương mại điện radio, telephone, trưng bày
tử.... showroom,...
Đối tượng Tiếp cận nhiều đối tượng Đa số những nhóm đối
tiếp cận người dùng, có thể vượt ra tượng sẽ ở địa phương,
khỏi ranh giới của một quốc nằm trong một thành phố
gia,giúp xây dựng và tăng hoặc khu vực cụ thể.
mức độ nhận diện thương
hiệu mạnh mẽ.
Kế hoạch Kế hoạch và thời gian của Kế hoạch và thời gian của
marketing hiện đại tương đối marketing truyền thống khá
dài hạn, có kế hoạch thể hiện ngắn hạn và không có kế
chi tiết, rõ ràng. hoạch thực sự rõ ràng.
Ưu điểm Mở rộng dễ dàng thị trường Dễ hiểu, dễ làm, dễ tiếp cận
lớn, có các với khách hàng địa
chỉ số dễ hiểu, dễ đo lường. phương.
Nhược điểm Yêu cầu am hiểu về kỹ thuật Ít sự tương tác, khó mở
số, sử dụng internet, và ngân rộng khách hàng tiềm năng.
sách tương đối cao.

Khái niệm marketing mix( 4P)


Marketing-mix là tập hợp các thành tố biến động có thể kiểm soát được
mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt
được các mục tiêu đã hoạch định. Nếu các thành phần Marketing được phối
hợp nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình hình thị trường đang diễn ra thì
công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế được những rủi
ro và do đó, mục tiêu sẽ hài lòng khách hàng và nhờ đó đạt được lợi nhuận
tối đa,phát triển kinh doanh bền vững. Những yếu tố trong Marketing-mix bao
gồm bốn yếu tố sau đây:
(1) chính sách về sản phẩm (Product):
 Là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu
dùng. Nếu sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực của các hình thức tiếp thị
khác đều sẽ thất bại. Sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, mang dấu ấn,
cá tính riêng của doanh nghiệp hoặc là các sản phẩm khách hàng và thị
trường đang có nhu cầu
 Sản phẩm product có thể là vô hình hoặc hữu hình; Vì nó có thể ở dạng
dịch vụ hoặc hàng hóa. Ví dụ dịch vụ du lịch và khách sạn, sản phẩm
hàng tiêu dùng,…
 Vì vậy hãy đảm bảo phục vụ đúng dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu
của ngách thị trường mà bạn đang hoạt động.

(2) chính sách về giá cả (Price):


 Giá cả là một thành phần rất quan trọng trong mô hình marketing mix vì nó
quyết định doanh thu, lợi nhuận và sự tồn tại của doanh nghiệp.
 Việc chính sách điều chỉnh giá của sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến toàn
bộ chiến lược marketing cũng như ảnh hưởng lớn đến doanh thu và nhu
cầu của sản phẩm.Giá cả được coi là phương tiện cạnh tranh có hiệu quả
đối với những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của con người.
 Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có tên tuổi nhất định, khi
xâm nhập thị trường, không nên bắt đầu với mức giá quá cao.Vì phân
khúc khách hàng mục tiêu của bạn sẽ không tin tưởng để chi trả cho mức
giá ấy.
 Khi mua sắm, mặt hàng giá rẻ thường có nghĩa là hàng kém chất lượng
trong mắt người tiêu dùng khi họ so sánh hàng hóa của bạn với đối thủ
cạnh tranh.Ngược lại, giá quá cao lại khiến cho khách hàng lo ngại về túi
tiền.Khi ấy, họ sẽ bận tâm về giá thành hơn là giá trị mà sản phẩm mang
lại.
 Do đó, khi lên giải pháp định giá sản phẩm của doanh nghiệp, người làm
marketing nên xem xét giá trị thực của sản phẩm; Đồng thời, tìm hiểu giá
thành của đối thủ để có thể điều chỉnh và đưa ra giải pháp về mức giá
thích hợp nhất để hấp dẫn khách hàng

(3) chính sách phân phối (Place):


 Là quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai
dạng, kênh phân phối trung gian và kênh phân phối trực tiếp, để đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm và mang lại giá trị lợi ích
cho người tiêu dùng.
 Những địa điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi cho khách hàng tiết kiệm được
thời gian. Do đó địa điểm càng gần khách hàng thì khả năng khách hàng
đến sử dụng dịch vụ càng cao.
 Đối với mỗi doanh nghiệp, việc lựa chọn sản phẩm nào, chính sách giá
thế nào cho phù hợp thôi chưa đủ, mà doanh nghiệp còn phải xét đến
phương thức đưa sản phẩm đó ra thị trường như thế nào, bằng những
kênh phân phối nào. Việc thiết kế và quản lý kênh phân phối mới của
doanh nghiệp cần phù hợp tính chất sản phẩm, dễ dàng tìm mua sản
phẩm, đảm bảo tăng doanh số bán và thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa
các trung gian.
 Có 4 chiến lược của kênh phân phối sản phẩm chính, bao gồm:
 Kênh phân phối chuyên sâu
 Chỉ kênh phân phối độc quyền
 Kênh phân phối chọn lọc
 Nhượng quyền thương mại

(4) Chiêu Thị (Promotion).


 Là tập hợp những hoạt động mang tính chất thông tin hữu ích nhằm gây
ấn tượng, kích thích và thuyết phục khả năng mua sản phẩm của người
tiêu dùng và tạo uy tín đối với doanh nghiệp
 Công cụ quảng cáo promotion trong 4P bao gồm các yếu tố khác nhau
như:
 Tổ chức bán hàng
 Quan hệ công chúng
 Quảng cáo
 Khuyến mại, chiết khấu, giảm giá
 Trong thời hiện đại ngày nay, quảng cáo promotion đang dần chuyển
trọng tâm từ hình thức offline sang online trên website và các trang mạng
xã hội.
 Khách hàng có thể mua sắm sản phẩm trực tuyến khi đang ở nhà, văn
phòng hay bất cứ đâu mà không cần tới cửa hàng hay siêu thị. Số lượng
website và trang mạng xã hội để mua hàng đang ngày càng nhiều.
 Truyền miệng là hình thức quảng bá thông điệp gián tiếp về lợi ích của
sản phẩm. Bởi những khách hàng đã từng sử dụng và hài lòng với những
gì sản phẩm mang lại thì họ sẽ có những phản hồi tốt về sản phẩm. Hình
thức này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí cho việc
quảng bá sản phẩm vì nó miễn phí.Truyền miệng cũng có thể lưu hành
trên internet miễn là bạn biết khai thác đúng cách nhằm thúc đẩy doanh
thu kinh doanh trực tuyến cho doanh nghiệp.
 Vì vậy, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên các phương diện nào
và cách triển khai ra sao còn phụ thuộc vào ngân sách mà bạn đưa ra. Vì
thế, hãy lên kế hoạch ngân sách thật cẩn thận ngay từ đầu.

Câu 2: Vẽ sơ đồ và phân tích quá trình Marketing


Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa
mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quá trình
marketing trong doanh nghiệp phải thực hiện năm bước cơ bản sau đây:
1. R (Research): Nghiên cứu thông tin marketing
Nghiên cứu thông tin marketing là điểm khởi đầu marketing, là quá trình
thu thập xử lý và phân tích thông tin marketing như thông tin về thị
trường, người tiêu dùng, môi trường...Không có hoạt động nghiên cứu
các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giống như là những người mù.
Nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội
thị trường...và chuẩn bị những điều kiện, chiến lược thích hợp để tham
gia vào thị trường.

2. S.T.P (Segmentation, targeting, positioning):Phân khúc, chọn thị


trường mục tiêu, định vị
Nghiên cứu giúp doanh nghiệp khám phá nhiều phân khúc/nhóm khách
hàng, doanh nghiệp phải quyết định phân khúc nào, nhóm khách hàng
nào là mục tiêu sẽ theo đuổi, cung cấp giá trị vượt trội cho họ. Để quyết
định chính xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải
phân đoạn, đánh giá các đoạn thị trường, chọn trị trường nào phù hợp
với khả năng của mình. Doanh nghiệp còn phải định vị sản phẩm của
mình để khách hàng có thể nhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm, tạo
ra sự khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường (chẳng
hạn xe Volvo định vị là xe an toàn nhất).

3. MM (Marketing-mix) Xây dựng chiến lược marketing-mix


Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn, doanh nghiệp sẽ thiết kế
một chiến lược phối thức marketing (Marketing-mix) để định hướng và
phục vụ thị trường mục tiêu đó.

4. I (Implementation) Triển khai thực hiện chiến lược marketing


Quá trình biến những chiến lược, kế hoạch marketing thành hành động.
Để chiến lược marketing đi vào thực tế các doanh nghiệp sẽ tổ chức,
thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các chương trình hành
động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.

5. C (Control) Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing


Bước cuối cùng của quá trình marketing là kiểm soát. Doanh nghiệp phải
thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết quả hoạt
động marketing có đạt được mục tiêu đặt ra hay không, và nếu doanh
nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu, họ cần phải biết nguyên
nhân nào nằm sau thất bại đó, để từ đó thiết kế hành động điều chỉnh.

Câu 3: Thách thức cho marketing thời đại công nghệ 4.0
Sự xuất hiện của marketing 4.0
Sự bùng nổ của thời đại kỹ thuật số đã thúc đẩy sự phát triển của
người tiêu dùng. Từ đó, các doanh nghiệp cần phải thay đổi hoàn toàn
phương tiện tiếp cận người tiêu dùng từ việc phân tích nhu cầu, tiếp thị,
bán hàng cho đến chăm sóc khách hàng,..sao cho phù hợp với việc lựa
chọn kênh quảng bá để thúc đẩy hành vi mua sắm của họ. Vì thế
marketing 4.0 bắt đầu xuất hiện chính là giải pháp giúp doanh nghiệp
có thể xử lý tốt được những yêu cầu trên.
Marketing 4.0 là hình thức marketing mà ở đó có sự tương tác giữa
online và offline đối với mối quan hệ của khách hàng và doanh nghiệp.
Đặc biệt, marketing 4.0 sẽ gắn liền với mạng Internet từ việc lựa chọn
kênh quảng bá cho đến việc thúc đẩy hành vi mua hàng.
Thách thức của marketing trong thời đại 4.0:
+ Thứ nhất: Đòi hỏi người tiêu dùng phải sử dụng các thiết bị hiện
đại, kỹ thuật mới để tiếp cận thông tin cũng như mua hàng. Vd:
Smartphone, các ứng dụng thương mại điện tử,...
Điều khá hạn chế ở một vài khu vực, khi các trang thiết bị và hạ
tầng chưa được đồng bộ thì NTD ở đó vẫn xem như bị ngăn cách
với thông tin bên ngoài. Lúc này, bán hàng trực tiếp vẫn có ưu
thế hơn.
+ Thứ hai: NTD sẽ hoài nghi và do dự khi mua hàng trực tuyến vì
họ không được trải nghiệm sản phẩm tại nơi bán như cách bán
hàng truyền thống. Điều này cũng vô tình đẩy người tiêu dùng ra
xa khỏi sự kết nối với doanh nghiệp
+ Thứ ba: Việc bảo mật cũng được xem là một thách thức không
hề nhỏ. Đã có rất nhiều vụ án hacker xâm nhập vào tài khoản của
người tiêu dùng thông qua những trang tiếp thị ảo để đánh cắp
thông tin cá nhân, số tài khoản,... nhằm trục lợi cá nhân
Thực hành:
Trên cơ sở lý thuyết, Nhóm hãy kết hợp các thông tin mới về các doanh
nghiệp và sản phẩm trên thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam hiện nay
và trả lời các câu hỏi sau.

Câu 1: Phân tích nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh của giới trẻ tại Việt
nam và cho biết nhận định của nhóm về xu hướng tiêu dùng sản phẩm
này trong thời gian tới?
Fastfood hay còn gọi là thức ăn nhanh là một bữa ăn phổ biến với những
người bận rộn ở phương Tây. Khi du nhập vào Việt Nam, loại đồ ăn này lại
nhanh chóng trở thành một xu hướng thu hút giới trẻ. Những bữa ăn với gà
rán, khoai tây chiên, hamburger… đã dần thay thế bữa chính của một bộ
phận không nhỏ giới trẻ Việt.
Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh của giới trẻ ở Việt Nam:

● Độ tuổi và xu hướng tiêu dùng:


Giới trẻ đang chiếm tỷ lệ cao trong dân số Việt Nam, với độ tuổi từ 15
đến 34. Họ thường có thu nhập cá nhân ít, sống xa gia đình và có xu
hướng tiêu dùng ngoài hệ thống gia đình. Do đó, thức ăn nhanh là lựa
chọn phổ biến vì giá cả phải chăng và tiện lợi.
● Đa dạng, nhiều lựa chọn cho bữa ăn
Thức ăn nhanh đa dạng về loại hình và món ăn, từ fast food như
burger, pizza đến các món đường phố như bánh mì, phở, xôi... Điều
này cho phép giới trẻ có sự lựa chọn linh hoạt theo khẩu vị của mình.
● Tiện lợi và nhanh chóng
-Giới trẻ thường có cuộc sống bận rộn và không có nhiều thời gian để
chuẩn bị và nấu ăn. Thức ăn nhanh cung cấp sự tiện lợi, giúp tiết kiệm
thời gian và công sức.
-Thức ăn nhanh thường được cung cấp ngay tại điểm bán hoặc có dịch
vụ giao hàng, giúp giới trẻ tiết kiệm thời gian di chuyển và đáp ứng nhu
cầu ăn uống ngay lập tức. Nhờ tính tiện lợi và nhanh chóng này, thức
ăn nhanh rất phù hợp với lối sống hiện đại của giới trẻ.
● Tiếp cận dễ dàng và giá cả phải chăng
Thức ăn nhanh có mặt ở khắp mọi nơi, từ các quán ăn nhanh, nhà
hàng đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Giới trẻ dễ dàng tiếp cận và
mua được thức ăn nhanh trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Ngoài ra,
giá cả của thức ăn nhanh thường phải chăng, phù hợp với túi tiền của
giới trẻ.
● Kết nối xã hội:
Thức ăn nhanh thường được sử dụng trong các buổi gặp gỡ bạn bè,
họp nhóm hoặc các sự kiện xã hội khác. Đây là cách để giới trẻ tận
hưởng thời gian bên nhau và tạo ra một không gian thú vị.
● Ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông và xu hướng xã hội
Phương tiện truyền thông và các trang mạng xã hội đóng vai trò quan
trọng trong việc lan truyền thông tin và tạo lên các xu hướng mới. Qua
những quảng cáo và review, giới trẻ được tiếp cận với các món ăn
nhanh mới, thú vị và độc đáo. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu sử
dụng thức ăn nhanh của giới trẻ và tạo ra sự quan tâm đối với việc thử
nghiệm các món mới.

Xu hướng tiêu dùng sản phẩm trong thời gian tới:

● Đa dạng lựa chọn:


- Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, vậy nên, mức
độ tiện lợi ngày càng phải được nâng cao.
-Tiện lợi trước đây là những cửa hàng có nằm trên con đường về nhà
hay không. Còn tiện lợi ngày nay là làm thế nào để giao sản phẩm tới
tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
-Trước đây, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm trực tiếp tại cửa
hàng.Giờ đây, người tiêu dùng có thể sử dụng app mua hàng trực
tuyến mà nhãn hàng cung cấp.

● Sản phẩm thức ăn nhanh lành mạnh, sạch và hữu cơ:


- Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chế độ ăn uống
lành mạnh. Do đó, xu hướng tiêu dùng sản phẩm thức ăn nhanh chất
lượng cao, giàu dinh dưỡng và không chứa thành phần có hại như chất
bảo quản hay chất béo sẽ gia tăng.Các công ty trong ngành này có thể
phát triển các món ăn giàu chất xơ, protein và vitamin để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
- Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm sạch và hữu cơ đang gia
tăng. Người tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc của thực phẩm, quy
trình sản xuất và thành phần chất dinh dưỡng. Do đó, chuyển sang sử
dụng nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản hoặc không thuốc trừ
sâu sẽ được ưa chuộng trong thời gian tới.

● Sự quan tâm đến bảo vệ môi trường:


Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc giảm thiểu lượng rác
thải và ô nhiễm môi trường. Do đó, xu hướng sử dụng các sản phẩm
thức ăn nhanh có thành phần hữu cơ, chất liệu tái chế và gói bao bì
thân thiện với môi trường sẽ gia tăng.

● Tích hợp công nghệ:


Công nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực
phẩm, cho phép việc đặt hàng và giao hàng trở nên thuận tiện hơn bao
giờ hết. Ứng dụng di động và các nền tảng trực tuyến giúp người tiêu
dùng dễ dàng tìm kiếm, đặt hàng và thanh toán cho các sản phẩm thức
ăn nhanh.

Câu 2: Phân tích quá trình Marketing của 1 công ty hiện kinh doanh
dòng sản phẩm thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam?
Đôi nét về Lotteria: Lotteria là một chuỗi nhà hàng kinh doanh thức ăn nhanh
của tập đoàn Lotte, được biết đến là một trong năm tập đoàn lớn nhất Hàn
Quốc. Lotteria đã có mặt ở Việt Nam từ những năm 1998 và hiện nay nó đã
và đang dẫn đầu ngành công nghiệp ăn uống, thức ăn nhanh với hơn 200
nhà hàng tại 30 tỉnh thành trên cả nước. Đây là kết quả của sự cố gắng không
ngừng của tập đoàn này.
1.Research: Trong quá trình nghiên cứu thị trường Việt Nam, Lotteria nhận
thấy những lợi thế từ thị trường Việt Nam như mức sống của người dân ngày
càng tăng. Vào năm 2022, GDP của Việt Nam là 409 tỷ USD, nằm trong top
40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong đó, hơn 1/4 GDP của nước ta đến từ
hai đầu tàu kinh tế là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.. Nếu xem xét mức GDP bình
quân đầu người ở 2 thành phố lớn là Hà Nội Nội và TP hồ chí minh thì 2 địa
điểm này chắc chắn sẽ được triển khai đầu tiên. Mức thu nhập này đủ để ng
tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra từ 4-6 usd cho 1 bữa ăn tại Lotteria mà ko cần nghĩ
quá nhiều. Thứ 2, thói quen tiêu dùng, lối sống của ng dân vn mà nhất là các
bạn trẻ thay đổi cùng với quá trình đô thị hóa. Nếu như ở Mỹ, đồ ăn nhanh
được coi là đồ ăn bình dân, ăn nhanh để tiết kiệm thời gian thì ở vn, khái
niệm "ăn nhanh" có phần thay đổi. Thậm chí, nhiều người quan niệm đi ăn
KFC, Jollibee... là ăn sang và rất sành điệu. Đồ ăn nhanh đáp ứng 1 phần nhu
cầu tiếp cận dịch vụ phong cách Tây của hàng triệu cư dân trẻ tại các thành
phố lớn. Lợi thế thứ 3 chính là sự phát triển của thị trường đồ ăn nhanh, theo
thống kê của Bộ Công thương VN, doanh số của ngành thức ăn nhanh ở vn
năm 2019 chỉ tính riêng các chuỗi thương hiệu gà rán đạt gần 4300 tỉ đồng,
tăng 11% so với 2018. Với mức tăng trưởng cao, thị trường thức ăn nhanh
đang trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong các ngành
hàng tiêu dùng thực phẩm hiện nay.

2. S.T.P: Tại Việt Nam, thị phần phân khúc đồ ăn nhanh có sự cạnh tranh cao
khi không chỉ các cửa hàng mang thương hiệu lớn mà các đơn vị kinh doanh
tự do cũng đa dạng không kém. Hiểu được điều đó nên chiến lược marketing
của Lotteria tập trung phục vụ nhóm khách hàng dưới 30 tuổi, gia đình trẻ có
thu nhập trung bình, đặc biệt là trẻ em. Đây là nhóm đối tượng chiếm phần đa
dân số tại các nước đang phát triển. Họ là nhóm người tiên phong của xã hội,
sẵn sàng thử và đón nhận cái mới. Nhóm khách hàng này đồng thời có nhu
cầu chi tiêu cho giải trí ăn uống cao. Lotteria định vị mình là thương hiệu đồ
ăn nhanh gần gũi với người tiêu dùng. Thương hiệu này luôn hướng đến tạo
ra các dịch vụ và sản phẩm chất lượng cao. Điều này giúp Lotteria nhanh
chóng tiếp cận được người tiêu dùng dù gia nhập thị trường Việt Nam sau
KFC.

3. Marketing-mix: Các tiêu chuẩn kinh doanh và marketing luôn được


Lotteria áp dụng cho tất cả cửa hàng trên thế giới của mình. Ngoài ra, ở từng
quốc qua, chiến lược marketing mix của Lotteria đã cho thay đổi linh động để
có thể kết hợp hài hòa với văn hóa địa phương mà hãng đặt chân tới. Ai cũng
biết văn hóa Hàn Quốc đang bành trướng thế nào trên toàn thế giới. Ở Việt
Nam, giới trẻ Việt Nam cuồng nhạc Hàn, mê phim Hàn, xem gameshow Hàn,
và ăn món ăn Hàn. Tận dụng đặc điểm đó, Lotteria đã xây dựng thương hiệu
mang đậm chất Hàn Quốc. Điều đó sẽ được giải mã theo mô hình 4P dưới
đây.

- Chiến lược sản phẩm của Lotteria


Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm giúp Lotteria có được lối đi riêng khác biệt
so với KFC. Thay vì chọn sản phẩm đặc trưng duy nhất là gà thì Lotteria phát
triển cả những sản phẩm khác từ tôm, thịt bò, thịt lợn…. Điều này tạo nên sự
phong phú, giúp khách hàng không bị nhàm chán khi đến với thương hiệu.
Chiến lược marketing của Lotteria đồng thời sử dụng cách bán sản phẩm
theo combo. Điều này mang đến sự tiện lợi cho khách hàng. Sản phẩm đa
dạng cũng giúp thương hiệu thu hút nhiều khách hàng từ các phân khúc khác
nhau.
Chất lượng sản phẩm của Lotteria luôn được đảm bảo, duy trì được hương vị
và sự thơ ngon. Thêm vào đó, thương hiệu không ngừng cải tiến và phát triển
sản phẩm mới. Các sản phẩm như burger nhân chay, thức uống giàu chất
xơ,v.v. được tung ra để thu hút khách hàng.

- Chiến lược phân phối của Lotteria


Lotteria thực hiện chiến lược phân phối rộng khắp để mang đến độ phủ
thương hiệu lớn. Tính trên toàn cầu, Lotteria không sở hữu nhiều cửa hàng
bằng KFC. Tuy nhiện, thương hiệu này lại dẫn đầu thị trường Việt Nam với
210 cửa hàng. Các cửa hàng của Lotteria đều được đặt tại các vị trí đông
đúc, khu đông dân cư hoặc các trung tâm thương mại. Bên cạnh đó, Lotteria
có website và APP đặt hàng riêng. Đồng thời, Lotteria cũng hợp tác với một
số sàn giao đồ ăn. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế đặt đồ ăn online
đang ngày càng tăng của người tiêu dùng.
- Chiến lược giá của Lotteria
Yếu tố giá trong chiến lược marketing của Lotteria theo mô hình 4P kết hợp
hài hòa giữa 2 chiến lược giá là: Chiến lược giá gói và chiến lược định giá
tâm lý.
Với mục tiêu tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận và doanh số bán hàng, chiến lược
định giá gói của Lotteria cung cấp các combo đồ ăn khác nhau với mức giá
chiết khấu hơn so với việc mua từng món ăn riêng lẻ.
Trong chiến lược định giá tâm lý, Lotteria sử dụng các mức giá phải chăng
như 99.000 đồng thay vì làm tròn số tiền đó. Nhờ chiến lược giá vô cùng
thông minh này đã giúp Lotteria khuyến khích được người tiêu dùng mua các
sản phẩm của họ.
- Chiến lược xúc tiến của Lotteria
Lợi thế của Lotteria là sức mạnh “siêu to khổng lồ” của làn sóng Hallyu (văn
hóa Hàn Quốc). Chính vì vậy, trong các chiến dịch quảng cáo của Lotteria,
điều này được tận dụng triệt để. Nhiều bộ phim nổi tiếng cũng có những phân
cảnh được quay tại Lotteria giúp tăng độ nhận diện thương hiệu.
Các chiến dịch truyền thông cũng thường xuyên được tổ chức giúp đưa hình
ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Đồng thời, các chương trình
khuyến mãi cũng được Lotteria đẩy mạnh nhằm thúc đẩy hành vi khách hàng.
Ngoài ra, tập đoàn LOTTE cũng đã mời những nhân vật có tầm ảnh hưởng
trong làng giải trí làm đại sứ quảng bá thương hiệu, trong số đó có cả nhóm
nhạc nổi tiếng nhất nhì Kpop Big Bang. Vừa qua, chiến dịch quảng cáo mới
nhất của Lotteria đã được thực hiện kết hợp với AMEE tại Việt Nam. Thông
điệp “Lotteria will always be by your side” (Lotteria luôn bên bạn) đã được
lồng ghép khéo léo, đánh dấu cột mốc hơn hai thập kỷ xuất hiện tại Việt Nam.
Chiến lược xúc tiến đồng thời được thể hiện ngay trên menu của Lotteria.
Hình ảnh sản phẩm được thiết kế bắt mắt. Phần giá được để khá nhỏ, giúp
khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi chọn món.
Dù xuất phát điểm của hãng là ở Hàn Quốc, nhưng tất cả các cửa hàng
Lotteria đều có treo cờ Việt Nam ngay tại cửa ra vào - một nét tinh tế trân
trọng quốc gia bản địa mà ít thương hiệu nước ngoài nào có được. Các
chương trình khuyến mãi của Lotteria cũng được triển khai song song với các
ngày lễ hội lớn của Việt Nam. Qua những phân tích trên, có thể thấy nhờ sự
hiểu biết cặn kẽ về tâm lý cũng như nhu cầu tiêu dùng Việt Nam, Lotteria đã
đề ra được những chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối hợp lý. Kết hợp
các yếu tố văn hóa để quảng bá thương hiệu. Trong thời gian tới, chiến lược
marketing của Lotteria sẽ tập trung vào việc mở rộng thị trường và thị phần
như trong quá khứ đã làm.

4. Implememtation: Để chiến lược marketing đi vào thực tế, Lotteria đã tổ


chức, thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các chương trình hành
động cụ thể như nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để đa dạng hóa thực đơn, thỏa
mãn tối đa nhu cầu khách hàng, chạy quảng cáo bằng các phương tiện truyền
thông, mời đại sứ thương hiệu để thúc đẩy doanh thu...và phân công nguồn
nhân lực để thực hiện nó.

5. Control: Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing: khi chiến lược
marketing đã đi vào hoạt động, Lotteria sẽ thu thập thông tin phản hồi từ thị
trường trường như doanh thu tháng, doanh thu quý, ... thông tin khảo sát từ
cảm nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, độ phủ sóng của thương
hiệu...và đánh giá, đo lường xem kết quả đó có đạt được mục tiêu đặt ra
không, nếu kết quả ko đáp ứng mục tiêu thì phải xem xét lại chiến lược, tìm ra
nguyên nhân làm chiến lược thất bại để từ đó kịp thời điều chỉnh.

Câu 3: Vận dụng khái niệm Marketing để phân tích nguyên nhân thành
công của công ty nhóm đã chọn ở câu 2 tại Việt Nam. Trong giai đoạn
hiện nay, theo nhóm công ty trên cần thực hiện các nhiệm vụ gì để có
thể mở rộng thị phần tại Việt Nam?

Phân tích nguyên nhân thành công của Lotteria:


Việt Nam là một thị trường rất khó để các hãng thức ăn nhanh nước người du
nhập vào vì tại Việt Nam cũng có những thức ăn đặc trưng với giá thành cực
kì rẻ và cũng có thể mang đi mọi nơi một cách tiện nghi như là xôi, bánh mỳ
ở gánh hàng rong tại khắp các con phố Việt.
Vậy nguyên nhân thành công của lotteria là gì mà có thể chiếm thị được thị
phần đứng thứ 2 về thức ăn nhanh tại Việt Nam?
· Product (Sản phẩm):
-Sản phẩm chính không trùng lập với thức ăn Việt Nam: Sản phẩm chính của
Lotteria là gà rán và đây là món ăn không trùng với món ăn Việt nào cả nên
sẽ không có sự cạnh tranh với chính thức ăn Việt Nam và nhanh chóng được
nhiều người đón nhận. Điều này đã khắc phục sai lầm của Mc Donald và
Burger King khi lấy Hamburger là sản phẩm chính trong khi Việt Nam có bánh
mì.
-Tính đa dạng của sản phẩm: Khi Lotteria có mặt tại Việt Nam, KFC đã có chỗ
đứng trong lòng khách hàng 4 năm. Nếu menu của KFC chỉ có các món về
gà, thì Lotteria lại đa dạng menu của mình bằng cả các món từ lợn, bò, mực,
tôm… Điều này sẽ tạo sự phong phú về món ăn và đa dạng lựa chọn cho
khách hàng.
-Liên tục ra các combo khác nhau: mang lại sự tiện nghi khi gọi món, giúp
khách hàng dễ dàng chọn được một bữa ăn đầy đủ vừa có món chính và
nước uống. Lotteria cũng có nhiều combo phù hợp với nhóm 2 người, 3
người hoặc 6 người nên khách hàng cũng dễ dàng lựa chọn hơn. Lotteria còn
ra các combo theo mùa với giá siêu hời vd: Combo Trung thu,...
· Place( Phân phối):
-Tăng độ phủ thương hiệu: Khi mới về Việt Nam, Lotteria đã nhanh chóng
tăng độ phủ thương hiệu bằng cách nhượng quyền và đẩy mạnh mạng lưới
phân phối trên cả nước. Tính đến nay, tại thị trường Việt Nam Lotteria đã có
210 cửa hàng vượt xa s KFC với 170 cửa hàng.
-Đẩy mạnh mạng lưới phân phối thông qua các app đặt đồ ăn và website
riêng: Điều này đã giúp những khách hàng có thói quen ngại đi ra ngoài ăn
hay bận việc không thể ra cửa hàng ăn dễ dàng tiếp cận được với thương
hiệu.
· Price ( giá):
-Mức giá ưu đãi khi mua combo: Khi mua theo combo, khách hàng sẽ được
nhận mức ưu đãi hơn so với mua từng món riêng lẻ. Yếu tố này giúp thương
hiệu kích thích Khách hàng đến ăn và làm tăng số đơn hàng, từ đó đem lại
doanh thu lớn. Ví dụ: combo Chicken set bao gồm 2 gà, 1 khoai tây, 1 nước
chỉ với giá 83.000đ nhưng nếu mua lẻ thì giá lên 112.000đ

· Promotion( chiêu thị):


-Đánh vào lối sống theo văn hóa Hàn Quốc của gen Z: Vì là một tập đoàn đến
từ Hàn và nắm bắt được văn hoá Hàn Quốc có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tại
Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, Lotte đã quản báo mạnh mẽ thương hiệu của
mình thông qua các chương trình gameshow hay những bộ phim Hàn mà giới
trẻ thường xem.
-Mời những gương mặt có ảnh hưởng đến giới trẻ làm đại sứ thương hiệu:
Gần đây nhất, ca sĩ Amee được mời làm đại sứ thương hiệu cho Lotteria và
thực hiện MV “ Chủ nhật boy” với những khung hình, động tác mô tả chữ “L”
dễ làm người xem liên tưởng đến Lotteria.
-Quảng bá qua các hoạt động thể thao gắn kết cộng đồng: Điều vừa giúp tạo
sự thân thiện, gắn kết cộng đồng, vừa giúp tăng độ nhận biết thương hiệu
ngày càng tăng. VD: Giải bóng đá Lotteria Challenge cup tổ chức hằng năm
và show bóng đá ALL STAR FOOTBALL CHALLENGE 2023 với sự góp mặt
của Cris Phan, Lê Dương Bảo Lâm, Kay Trần,...

Lotteria thực hiện các nhiệm vụ gì để có thể mở rộng thị phần tại Việt
Nam
● Nhập gia tùy tục
Mặc dù Lotteria đa dạng về sản phẩm và sự đặc trưng của Lotteria là
món “Gà rán sốt” nhưng để mở rộng thị phần tại thị trường Việt Nam
Lotteria cần phát triển những sản phẩm mới phù hợp với văn hóa ẩm
thực của người Việt.
● Không gian phù hợp với từng vùng miền (tôn trọng văn hóa)
Thị trường F&B nói chung và thị trường Fastfood nói riêng, Katinat
đang tiên phong cho việc thiết kế cửa hàng theo từng concept vùng
miền, văn hóa các nước,... Lotteria phải thay đổi cách thiết kế cửa hàng
để thu hút NTD, khách hàng. Từ đó, tăng sự nhận diện về thương hiệu,
mở rộng thị phần.
● Cần nhiều chương trình khuyến mãi
Hiện tại, Lotteria không có nhiều chương trình khuyến mãi (ngoài
những combo giá ưu đãi). Lotteria cần có những khuyến mãi khác như:
○ Giảm giá đơn hàng vào một ngày trong tuần (giống như KFC với
chương trình khuyến mãi “Thứ 6, 6k/miếng gà”, thay vì giá cũ là
35k)
○ Tặng kèm những sản phẩm đồ chơi, mô hình mini, card để thu
hút NTD nhí
● Mở rộng thị phần ở các vùng nông thôn
Để làm điều này Lotteria phải cho ra những phần ăn có chất lượng
tương đương nhưng giảm trọng lượng để có mức giá phù hợp đối với
NTD ở đây.
● Chất lượng không ổn định
Vì Lotteria hiện có nhiều cửa hàng trải dài ở Việt Nam nên việc chất
lượng không đồng bộ là điều không tránh khỏi. Lotteria cần đầu tư xây
dựng nhà máy để chế biến nguyên liệu như tôm viên, mực vòng, khoai
viên phô mai,... để đảm bảo chất lượng những món ăn không chênh
lệch quá nhiều giữa các cửa hàng.
Ngoài ra, Lotteria cần kiểm soát chặt chẽ hơn về khâu chế biến gà ở
từng cửa hàng thông qua quản lý cửa hàng.

You might also like