Mạng viễn thông-Đỗ Quang Trần Hoàn-21810540478-D16DT&KTMT2
Mạng viễn thông-Đỗ Quang Trần Hoàn-21810540478-D16DT&KTMT2
Mạng viễn thông-Đỗ Quang Trần Hoàn-21810540478-D16DT&KTMT2
TIỂU LUẬN
Tìm hiểu về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và khả năng
ứng dụng
Giáo viên giảng dạy: Đặng Trung Hiếu
Họ và tên: Đỗ Quang Trần Hoàn
Mã sinh viên: 21810540478
Lớp: D16DT&KTMT2
Hà Nội, 04/2024
1
MỤC LỤC
I. Mở đầu................................................................................................. 3
II. Nội dung..............................................................................................4
1. Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS là gì ?................4
1.1. Khái niệm:...................................................................................4
1.1.1. MPLS là gì?..............................................................................4
1.1.2. Mạng MPLS:............................................................................4
1.2. Nguyên lý hoạt động:.....................................................................5
1.2.1. Nguyên lý hoạt động của MPLS:..............................................5
1.2.2. Vai trò của các thiết bị, thành phần trong mạng MPLS:...........6
2. Ưu điểm và lợi ích của MPLS:..........................................................6
2.1. Ưu điểm:......................................................................................6
2.2. Nhược điểm:................................................................................7
2.3. Lợi ích:........................................................................................8
3. Khả năng ứng dụng của MPLS trong thực tế..................................10
3.1. MPLS trong Mạng riêng ảo (VPN):..........................................10
3.2. MPLS trong kết nối WAN:........................................................11
3.3. MPLS trong mạng lõi ISP:........................................................11
4. Xu hướng phát triển của MPLS:.....................................................12
4.1. Xu hướng hiện tại và phát triển của MPLS:..............................12
4.2. SD-WAN (Software-Defined Area Network):.............................13
III. Kết luận............................................................................................15
2
I. Mở đầu
Kỷ nguyên số đang chứng kiến sự gia tăng bùng nổ của nhu cầu kết nối mạng.
Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ngày càng phụ thuộc vào internet để truy
cập thông tin, giao tiếp và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Việc kết nối mạng
hiệu quả và an toàn là yếu tố then chốt cho sự thành công trong thời đại ngày nay.
Mạng diện rộng (WAN) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các mạng
LAN riêng biệt, tạo thành một mạng lưới thông tin toàn diện. Tuy nhiên, việc
chuyển tiếp dữ liệu hiệu quả, linh hoạt và bảo mật trên mạng WAN là một thách
thức lớn. Giải pháp truyền thống dựa trên địa chỉ IP thường gặp phải tình trạng tắc
nghẽn, hiệu suất thấp và thiếu tính bảo mật.
Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) xuất hiện như một giải
pháp tiên tiến đáp ứng nhu cầu chuyển tiếp dữ liệu trên mạng WAN. Thay vì sử
dụng địa chỉ IP, MPLS sử dụng hệ thống nhãn để định tuyến dữ liệu, giúp tăng tốc
độ chuyển tiếp và cải thiện hiệu suất mạng đáng kể.
MPLS đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng mạng hiện đại. Nắm
rõ nguyên lý hoạt động và khả năng ứng dụng của MPLS là điều cần thiết cho các
kỹ sư mạng và những người quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin.
3
II. Nội dung
1. Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS là gì ?
1.1. Khái niệm:
1.1.1. MPLS là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu MPLS là gì, ta sẽ tìm hiểu về cách dữ liệu truyền qua
internet. Ví dụ khi gửi email, kết nối với VoIP hoặc tham gia call video, gói dữ liệu
hoặc gói IP đó sẽ được từ một bộ định tuyến internet tới đích. Bộ định tuyến
internet sẽ phải quyết định cách gửi gói dữ liệu/gói IP đến IP đích. Mỗi gói yêu cầu
một quyết định mà bộ định tuyến sử dụng các bảng định tuyến phức tạp để xác
định. Quá trình này có thể dẫn đến hiệu suất kém cho người dùng. Vì vậy MPLS là
giải pháp thay thế cho các tổ chức nhằm tăng hiệu suất mạng và cải thiện trải
nghiệm người dùng.
MPLS, hay còn gọi là Chuyển mạch nhãn đa giao thức (Multiprotocol Label
Switching), là một công nghệ mạng được thiết kế để cải thiện hiệu suất và quản lý
trong các hệ thống mạng phức tạp. Được giới thiệu ban đầu như một giải pháp cho
các vấn đề định tuyến trong mạng, MPLS sử dụng các nhãn (label) để chuyển tiếp
dữ liệu qua mạng một cách hiệu quả. Trong MPLS, mỗi gói dữ liệu được gán một
nhãn, và các thiết bị chuyển mạch trong mạng sử dụng nhãn này để xác nhận con
đường chuyển tiếp cho gói dữ liệu đó. Điều này giúp giảm độ phức tạp của bảng
định tuyến, làm tăng tốc quá trình chuyển tiếp và cung cấp tính linh hoạt cao khi
quản lý các luồng dữ liệu khác nhau. MPLS không chỉ giải quyết vấn đề định tuyến
mà còn hỗ trợ các tính năng như chất lượng dịch vụ (QoS), ảo hóa mạng, và tạo
các kết nối ảo giữa các địa điểm khác nhau trên mạng. Công nghệ này đã trở thành
một phần quan trọng của hạ tầng mạng trong các tổ chức lớn và nhà cung cấp dịch
vụ mạng.
1.1.2. Mạng MPLS:
Mạng MPLS là mạng 2.5, nghĩa là nó nằm giữa lớp 2 (Liên kết dữ liệu) và lớp 3
(Mạng) của hệ thống OSI. Ở lớp 2 hay còn gọi là Data-link Layer mang các gói IP
qua mạng LAN đơn giản hoặc qua mạng WAN. Lớp 3 hay còn gọi là Network
Layer sử dụng địa chỉ và định tuyến trên toàn internet bằng giao thức IP. MPLS
nằm ở giữa 2 lớp này với các tính năng bổ sung để truyền dữ liệu qua mạng.
4
1.2. Nguyên lý hoạt động:
1.2.1. Nguyên lý hoạt động của MPLS:
MPLS thường hoạt động theo các nguyên lý sau đây:
Bước 1: Gán nhãn
- Khi một gói dữ liệu đi vào mạng MPLS, nó sẽ được xử lý bởi Bộ định tuyến biên
MPLS (LER)
- LER sẽ thực hiện các bước sau:
+ Xác định đường dẫn tốt nhất cho gói dữ liệu dựa trên bảng định tuyến và các
chính sách QoS.
+ Gán một nhãn duy nhất cho gói dữ liệu. Nhãn này chứa thông tin về đường dẫn
mà gói dữ liệu sẽ đi qua, bao gồm:
FEC (Forwarding Equivalence Class): Xác định lớp tương đương chuyền tiếp,
nhóm các gói dữ liệu được xử lý giống nhau
Next Hop: Xác định địa chỉ IP của bộ định tuyến tiếp theo trên đường dẫn.
Output Interface: Xác định cổng mà gói dữ liệu sẽ được gửi đi
+ Chèn nhãn vào tiêu đề của gói dữ liệu.
Bước 2: Chuyển tiếp
- Gói dữ liệu được chuyển tiếp qua các Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn MPLS
(LSR) trong mạng MPLS.
- LSR sẽ thực hiện các bước sau:
+ Đọc nhãn trên gói dữ liệu
+ Tra cứu bảng chuyển tiếp MPLS để xác định đường dẫn tiếp theo dựa trên nhãn
và FEC
+ Chuyển tiếp gói dữ liệu đến cổng đích được xác nhận trong bảng chuyển tiếp
MPLS
- Quá trình chuyển tiếp này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả vì LSR không cần
phải phân tích địa chỉ IP đầy đủ của mỗi gói dữ liệu.
Bước 3: Loại bỏ nhãn
5
- Khi gói dữ liệu đến Bộ định tuyến biên MPLS đích (LER), nó sẽ được xử lý như
sau:
+ LER sẽ đọc nhãn trên gói dữ liệu.
+ Tra cứu bảng chuyển tiếp MPLS để xác định địa chỉ IP đích dựa trên nhãn và
FEC.
+ Loại bỏ nhãn khỏi tiêu đề của gói dữ liệu.
+ Chuyển tiếp gói dữ liệu đến ứng dụng đích dựa trên địa chỉ IP đích.
1.2.2. Vai trò của các thiết bị, thành phần trong mạng MPLS:
Các thành phần chính trong mạng MPLS
- Bộ định tuyến biên MPLS (LER): Gắn và loại bỏ nhãn cho các gói dữ liệu khi
chúng đi vào và ra khỏi mạng MPLS
- Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn MPLS (LSR): Chuyển tiếp gói dữ liệu qua
mạng MPLS dựa trên nhãn
- Bảng chuyển tiếp MPLS: Lưu trữ thông tin về cách chuyển tiếp gói dữ liệu dựa
trên nhãn và FEC
- Nhãn: Nhãn duy nhất được gán cho mỗi gói dữ liệu trong mạng MPLS
2. Ưu điểm và lợi ích của MPLS:
2.1. Ưu điểm:
MPLS là một công nghệ mạng tiên tiến sử được sử dụng rộng rãi cho các mạng
diện rộng (WAN) nhằm cung cấp khả năng kết nối hiệu quả, linh hoạt và bảo mật
cao. MPLS hoạt động bằng cách sử dụng hệ thống nhãn thay vì địa chỉ IP để định
tuyến dữ liệu, giúp tăng tốc độ chuyển tiếp gói tin và cải thiện hiệu suất mạng. Ưu
điểm đầu tiên của MPLS là có hiệu suất cao, vì MPLS sử dụng nhãn (label) thay vì
địa chỉ IP để định tuyến dữ liệu, giúp giảm thiểu thời gian xử lý và tăng tốc độ
chuyển tiếp gói tin. Điều này dẫn đến độ trễ thấp hơn đáng kể so với định tuyến IP
truyền thống, điều này đặc biệt quan trọng cho các ứng dụng nhạy cảm với thời
gian như gọi thoại và video. Tiếp theo đó là khả năng tăng băng thông, MPLS tối
ưu hóa việc sử dụng băng thông bằng cách định tuyến dữ liệu qua đường dẫn hiệu
quả nhất dựa trên nhãn (label). Điều này đã giúp tăng băng thông có sẵn cho người
dùng và ứng dụng, giảm thiểu tắc nghẽn mạng và đảm bảo trải nghiệm mượt mà.
Nhờ việc giảm độ trễ và tăng băng thông mà MPLS giúp cải thiện hiệu suất tổng
6
thể của mạng WAN, giúp mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn và hỗ trợ hiệu
quả hơn các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao.
Ưu điểm tiếp theo của MPLS là khả năng mở rộng, MPLS có thể dễ dàng mở
rộng để đáp ứng nhu cầu lưu lượng mạng ngày càng tăng bằng cách thêm các thiết
bị mạng mới và cập nhật bảng chuyển tiếp. Khả năng mở rộng này giúp MPLS trở
thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp có mạng phát triển nhanh chóng. Vì
có thể xử lý lượng truy cập lớn mà không ảnh hưởng đến hiệu suất nên MPLS có
thể đáp ứng nhu cầu của mạng quy mô lớn và phức tạp, điều này có thể hỗ trợ cho
mạng có quy mô lớn. Và MPLS có khả năng tương thích, thích ứng với những
thay đổi về nhu cầu mạng theo thời gian, đảm bảo được hiệu suất và tính sẵn sàng
của mạng trong tương lai.
Ưu điểm thứ ba của MPLS đó là có độ tin cậy cao. Với việc sử dụng các cơ chế
dự phòng như ECMP (Equal-Cost Multi-Path) và FRR (Fast Reroute) để đảm bảo
tính sẵn sàng của mạng cao. Nếu một thiết bị mạng bị lỗi, lưu lượng truy cập có thể
được chuyển hướng nhanh chóng qua đường dẫn dự phòng mà không ảnh hưởng
đến người dùng. Bên cạnh đó, MPLS còn có khả năng phục hồi cao, điều này giúp
mạng nhanh chóng phục hồi sau sự cố, giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động
và ảnh hưởng đến người dùng. Độ tin cậy cao của MPLS giúp giảm thiểu nguy cơ
gián đoạn mạng và mất dữ liệu, đảm bảo được hoạt động liên tục và ổn định của
các ứng dụng quan trọng.
Cuối cùng là chất lượng dịch vụ và bảo mật của MPLS. Trước tiên là về chất
lượng dịch vụ, MPLS cung cấp khả năng kiểm soát băng thông cho từng lớp lưu
lượng truy cập, điều này đảm bảo các ứng dụng quan trọng luôn nhận được lượng
băng thông cần thiết. Việc cho phép phân loại lưu lượng truy cập dựa trên các yếu
tố như loại ứng dụng, mức độ ưu tiên và người dùng của MPLS giúp đảm bảo hiệu
suất cho các ứng dụng quan trọng ngay cả khi mạng đang bận, điều này mang lại
trải nghiệm người dùng tốt nhất. Về vấn đề bảo mật thì MPLS hỗ trợ mã hóa dữ
liệu để bảo vệ thông tin nhạy cảm khi truyền qua mạng, MPLS còn có thể sử dụng
để tạo VPN an toàn để kết nối các địa điểm từ xa, giúp đảm bảo tính riêng tư và
bảo mật cho dữ liệu. Cuối cùng là MPLS cho phép sử dụng ACL để có thể kiểm
soát lưu lượng truy cập vào mạng. Điều này ngăn chặn các truy cập trái phép và
bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa.
2.2. Nhược điểm:
Mặc dù MPLS là một công nghệ mạng mạnh mẽ với nhiều ưu điểm, tuy nhiên
cũng có một số nhược điểm cần cân nhắc trước khi bắt đầu triển khai.
7
Đầu tiên là về chi phí đầu tư ban đầu để triển khai cho MPLS là cao do cần phải
mua sắm các thiết bị mạng chuyên dụng và phần mềm để quản lý. Và việc quản lý,
bảo trì hệ thống của MPLS cũng có phần phức tạp hơn so với các mạng truyền
thống dẫn đến chi phí vận hành có thể cao hơn so với những mạng khác. Bên cạnh
đó thì một số tính năng nâng cao của MPLS yêu cầu cần phải mua, điều này có thể
dẫn đến tăng thêm chi phí.
Ngoài vấn đề về chi phí thì MPLS có độ phức tạp hơn từ việc triển khai, quản lý
và khắc phục sự cố. Về việc triển khai và cấu hình mạng của MPLS có thể phức
tạp do cần có một lượng kiến thức chuyên môn về mạng và giao thức MPLS. Việc
quản lý và vận hành của mạng MPLS phức tạp hơn so với mạng truyền thống do
đó đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao. Và việc khắc phục sự cố
của mạng MPLS khó khăn hơn những mạng truyền thống vì có nhiều thành phần
tham gia vào và có giao thức phức tạp.
Vấn đề thứ ba là việc thiếu tính linh hoạt và khả năng tương thích của MPLS. So
với các giải pháp mạng mới như SDN (Software Defined Networking) và NFV
(Network Function Virtualization) thì MPLS kém linh hoạt hơn do cấu hình mạng
được cố định trong phần cứng. Do không phải tất cả thiết bị mạng đều tương thích
với MPLS nên có thể sẽ dẫn đến khả năng mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu
cầu thay đổi gặp vấn đề. Và vì MPLS có thể không tương thích với các tiêu chuẩn
mạng khác vì tính chất độc quyền nên điều đó có thể dẫn đến khó khăn trong việc
tích hợp với các mạng khác.
Cuối cùng là về rủi ro bảo mật của MPLS, phổ biến nhất là việc các tin tặc có thể
giả mạo danh tính của các thiết bị MPLS để truy cập trái phép vào mạng vì MPLS
có tính chất quan trọng và sự phổ biến của nó. Và các thiết bị mạng MPLS và phần
mềm quản lý có thể có lỗ hổng bảo mật.
2.3. Lợi ích:
Mạng diện rộng (WAN) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các chi nhánh,
văn phòng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kỷ nguyên số, nơi dữ
liệu trở thành tài sản quý giá và nhu cầu kết nối liên tục ngày càng cao, việc lựa
chọn công nghệ WAN phù hợp là điều cần thiết. MPLS (Multiprotocol Label
Switching) nổi lên như một giải pháp hàng đầu cho các doanh nghiệp, mang đến
nhiều lợi ích vượt trội so với các công nghệ WAN truyền thống.
Đầu tiên là hiệu suất, MPLS sử dụng hệ thống nhãn dán thay vì địa chỉ IP để
định tuyến dữ liệu, điều này giúp giảm thiểu thời gian xử lý và tăng tốc độ chuyển
tiếp gói tin. Dẫn đến độ trễ thấp hơn đáng kể so với định tuyến IP truyền thống,
8
đặc biệt quan trọng cho các ứng dụng nhạy cảm với thời gian như gọi thoại và
video. Tiếp đó, MPLS tối ưu hóa việc sử dụng băng thông bằng cách định tuyến dữ
liệu qua đường dẫn hiệu quả nhất dựa trên nhãn, điều này giúp tăng băng thông có
sẵn cho người dùng và ứng dụng, giảm thiểu tắc nghẽn mạng và đảm bảo trải
nghiệm của người dùng được mượt mà. Nhờ việc giảm độ trễ và tăng băng thông
mà MPLS giúp cải thiện hiệu suất tổng thể của mạng WAN, mang lại trải nghiệm
người dùng tốt hơn và hỗ trợ hiệu quả hơn đối với các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất
cao.
Về khả năng mở rộng thì MPLS có thể dễ dàng mở rộng hệ thống để đáp ứng
nhu cầu lưu lượng mạng ngày càng tăng bằng cách thêm các thiết bị mạng mới và
cập nhật bảng chuyển tiếp. Khả năng mở rộng này giúp cho MPLS trở thành sự lựa
chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp có mạng phát triển nhanh chóng. MPLS còn
có thể xử lý lưu lượng truy cập lớn mà không ảnh hưởng đến hiệu suất, đáp ứng
được nhu cầu của các mạng quy mô lớn và phức tạp. Bên cạnh đó khả năng tương
thích của MPLS với những thay đổi về nhu cầu mạng theo thời gian cũng tương
đối ổn, giúp đảm bảo hiệu suất và tính sẵn sàng của mạng trong tương lai.
Tiếp đó là về khả năng bảo mật, MPLS cho phép sử dụng ACL để kiểm soát lưu
lượng truy cập vào mạng, ngăn chặn các truy cập trái phép và bảo vệ mạng khỏi
các mối đe dọa. Ngoài ra MPLS còn hỗ trợ mã hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin
nhạy cảm khi truyền qua mạng, và MPLS còn có thể được sử dụng để tạo VPN an
toàn kết nối các địa điểm từ xa giúp đảm bảo tính riêng tư và bảo mật cho dữ liệu.
Bên cạnh vấn đề bảo mật thì MPLS cũng có độ tin cậy cao, do sử dụng các cơ chế
dự phòng như ECMP và FRR để đảm bảo tính sẵn sàng của mạng cao. Nếu một
thiết bị mạng bị lỗi thì lưu lượng truy cập có thể được chuyển hướng nhanh chóng
qua đường dẫn dự phòng mà không ảnh hưởng đến người dùng. Điều này giúp
giảm thiểu nguy cơ gián đoạn mạng và mất dữ liệu, đảm bảo được hoạt động liên
tục và ổn định của các ứng dụng quan trọng. Bên cạnh đó là khả năng phục hồi cao
của MPLS giúp mạng nhanh chóng phục hồi sau sự cố, giảm thiểu thời gian ngừng
hoạt động và ảnh hưởng đến người dùng.
Cuối cùng, MPLS cung cấp khả năng kiểm soát băng thông cho từng lớp lưu
lượng truy cập, đảm bảo rằng các ứng dụng quan trọng luôn nhận được băng thông
cần thiết. MPLS còn cho phép phân loại lưu lượng truy cập dựa trên các yếu tố như
loại ứng dụng, mức độ ưu tiên và người dùng, giúp đảm bảo hiệu suất cho các ứng
dụng quan trọng, ngay cả khi mạng đang bận, mang lại trải nghiệm người dùng tốt
nhất.
9
3. Khả năng ứng dụng của MPLS trong thực tế
Các tổ chức, đơn vị có nhiều văn phòng, chi nhánh sử dụng MPLS như một công
cụ hữu ích giúp cho việc truy cập dữ liệu của trụ sở chính hoặc các địa điểm chi
nhánh khác nhanh, mạnh. So với định tuyến IP truyền thống thì MPLS không chỉ
mở rộng, cung cấp hiệu suất tốt và còn cải thiện trải nghiệm người dùng.
3.1. MPLS trong Mạng riêng ảo (VPN):
Đầu tiên là khả năng tạo lập VPN an toàn và hiệu quả, MPLS sử dụng cơ sở hạ
tầng mạng MPLS để kết nối các mạng riêng biệt một cách an toàn, tạo thành một
mạng ảo logic. MPLS VPN hoạt động bằng cách gán nhãn cho các gói dữ liệu thay
vì sử dụng địa chỉ IP, giúp chuyển tiếp dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhờ
vậy, MPLS VPN mang lại nhiều lợi ích sau như:
+ Hiệu suất cao: MPLS VPN cung cấp độ trễ thấp và băng thông cao, đảm bảo trải
nghiệm người dùng mượt mà cho các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao như thoại và
video.
+ Bảo mật: MPLS VPN mã hóa dữ liệu khi truyền qua mạng, bảo vệ thông tin
nhạy cảm khỏi truy cập trái phép.
+ Tính riêng tư: MPLS VPN đảm bảo tính riêng tư cho dữ liệu truyền dẫn, ngăn
chặn việc rò rỉ thông tin ra bên ngoài.
+ Khả năng mở rộng: MPLS VPN có thể dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu kết
nối ngày càng tăng của doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ đa dịch vụ: MPLS VPN hỗ trợ truyền tải đa dạng các dịch vụ như thoại,
dữ liệu, video và Cloud Computing.
Tiếp đó là khả năng kết nối linh hoạt và mở rộng. MPLS có thể kết nối các văn
phòng, chi nhánh và các đối tác kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau thành một
mạng lưới an toàn. Nhờ khả năng mở rộng cao, MPLS VPN có thể đáp ứng nhu
cầu kết nối ngày càng tăng của doanh nghiệp mà không cần thay đổi cấu trúc mạng
cơ bản.
Và MPLS VPN còn dễ dàng quản lý và vận hành, vì có thể quản lý từ một vị trí
duy nhất, giúp đơn giản hóa việc quản lý mạng lưới. MPLS VPN còn hỗ trợ tự
động hóa nhiều tác vụ quản lý mạng, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận
hành. Cuối cùng là cung cấp khả năng giám sát toàn diện mạng lưới, giúp phát hiện
và khắc phục sự cố nhanh chóng.
10
3.2. MPLS trong kết nối WAN:
Sử dụng MPLS để định tuyến dữ liệu qua mạng WAN, mang lại hiệu suất cao và
độ tin cậy. MPLS WAN hoạt động bằng cách sử dụng các đường hầm MPLS để
truyền dữ liệu giữa các địa điểm. Các đường hầm MPLS được thiết lập trên cơ sở
hạ tầng mạng hiện có, chẳng hạn như cáp quang hoặc DSL, giúp tận dụng tối đa tài
nguyên mạng hiện có và giảm chi phí triển khai. Nhờ vậy, MPLS WAN mang lại
nhiều lợi ích sau:
+ Độ trễ thấp: MPLS WAN cung cấp độ trễ thấp, đảm bảo kết nối nhanh chóng và
ổn định giữa các địa điểm.
+ Băng thông cao: MPLS WAN tối ưu hóa việc sử dụng băng thông, đáp ứng nhu
cầu truyền tải dữ liệu lớn của doanh nghiệp.
+ Độ tin cậy cao: MPLS WAN cung cấp tính sẵn sàng cao và khả năng phục hồi
tốt, giúp đảm bảo hoạt động liên tục của mạng.
+ Khả năng mở rộng: MPLS WAN có thể dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu kết
nối ngày càng tăng của doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ đa dịch vụ: MPLS WAN hỗ trợ truyền tải đa dạng các dịch vụ như thoại,
dữ liệu, video và Cloud Computing.
Về vấn đề kết nối an toàn và bảo mật thì MPLS WAN mã hóa dữ liệu khi truyền
qua mạng WAN, giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp khỏi truy cập
trái phép. MPLS WAN còn cung cấp khả năng kiểm soát truy cập chặt chẽ, ngăn
chặn truy cập trái phép vào mạng và giúp bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa mạng
như tấn công mạng và các phần mềm độc hại.
Còn về khả năng mở rộng và tính linh hoạt thì MPLS WAN có thể kết nối các
văn phòng, chi nhánh và đối tác kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau thành một
mạng WAN thống nhất. Có thể dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu kết nối ngày
càng tăng của doanh nghiệp, và MPLS WAN cũng hỗ trợ truyền tải đa dạng các
dịch vụ như thoại, dữ liệu, video và Cloud Computing.
3.3. MPLS trong mạng lõi ISP:
Sử dụng MPLS để xây dựng mạng lõi ISP, cung cấp khả năng định tuyến dữ liệu
hiệu quả và linh hoạt. MPLS Core hoạt động bằng cách sử dụng các bảng chuyển
tiếp MPLS để định tuyến dữ liệu đến đích. Các bảng chuyển tiếp MPLS được cập
nhật tự động khi mạng thay đổi, giúp đảm bảo hiệu suất cao và độ tin cậy. Nhờ
vậy, MPLS Core mang lại nhiều lợi ích.
11
+ Hiệu suất cao: MPLS Core cung cấp hiệu suất định tuyến cao, giúp giảm độ trễ
và tăng tốc độ truyền dữ liệu.
+ Khả năng mở rộng: MPLS Core có thể dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu lưu
lượng truy cập ngày càng tăng của ISP.
+ Độ tin cậy cao: MPLS Core cung cấp tính sẵn sàng cao và khả năng phục hồi tốt,
giúp đảm bảo hoạt động liên tục của mạng lõi ISP.
+ Tự động hóa: MPLS Core hỗ trợ tự động hóa nhiều tác vụ quản lý mạng, giúp
giảm thiểu chi phí vận hành.
MPLS Core đảm bảo chất lượng dịch vụ cho các ứng dụng quan trọng như thoại và
video. MPLS Core bảo vệ mạng lõi ISP khỏi các mối đe dọa mạng và truy cập trái
phép. MPLS Core giúp giảm chi phí vận hành mạng lõi ISP thông qua tự động hóa
và hiệu quả định tuyến.
4. Xu hướng phát triển của MPLS:
4.1. Xu hướng hiện tại và phát triển của MPLS:
Tại thời điểm này, dịch vụ MPLS được triển khai rộng rãi nhất là VPN lớp 3.
MPLS cũng đang được sử dụng như công cụ hỗ trợ hạ tầng để cung cấp năng lực
kỹ thuật lưu lượng và tái định tuyến nhanh. Một ứng dụng đang tăng trưởng nhanh
chóng là vận tải lớp 2 điểm-điểm, được xem như hình thức mang thông tin
Ethernet của khách hàng qua mạng diện rộng, hay mô phỏng dịch vụ Frame Relay
hoặc ATM. Cuối cùng là cung cấp dịch vụ mạng LAN riêng ảo VPLS (Virual
Private LAN Service), trong đó SP hỗ trợ như thể các site của khách hàng đang kết
nối trong cùng một mạng nội bộ (LAN).
Nhiều SP đang nghiên cứu khả năng ứng dụng của các mạng nền MPLS để cung
cấp nhiều dịch vụ trên cùng một nền hạ tầng thống nhất. Chằng hạn như một mạng
đa dịch vụ có thể mang lưu lượng mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PSTN
(Public Switched Telephone Network), Internet, hay dịch vụ dữ liệu IP riêng, dịch
vụ ATM lớp 2 và Frame Relay, lưu lượng vô tuyến truyền hình và TDM. Điều này
mở ra khả năng tiết kiệm vốn xây dựng và chi phí vận hành bằng cách cho phép
các dịch vụ sử dụng chung hạ tầng.
MPLS cũng đóng góp vai trò trong việc hỗ trợ các ứng dụng 5G bằng cách cung
cấp hiệu suất kết nối cao cần thiết, đảm bảo cho chất lượng dịch vụ giúp trải
nghiệm người dùng được nâng cao.
12
MPLS vẫn là một công nghệ mạng quan trọng và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan
trọng trong kết nối mạng, VPN và dịch vụ đa phương tiện. Tuy nhiên, MPLS phải
đối mặt với một số thách thức và xu hướng mới nổi, chẳng hạn như sự trỗi dậy của
SD-WAN, phát triển của 5G, nhu cầu về bảo mật mạng ngày càng tăng và xu
hướng hội tụ mạng. Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà cung cấp MPLS cần phải
đổi mới và phát triển các giải pháp mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
4.2. SD-WAN (Software-Defined Area Network):
SD-WAN (Software-Defined Wide Area Network) là một kiến trúc mạng mới
nổi đang thay đổi cách thức kết nối mạng diện rộng (WAN) cho doanh nghiệp.
Khác với các giải pháp WAN truyền thống dựa trên phần cứng, SD-WAN sử dụng
phần mềm để tách biệt lớp điều khiển mạng khỏi lớp chuyển tiếp dữ liệu, mang lại
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ngày nay ngày càng phụ thuộc vào các ứng dụng đám mây, SaaS
và các ứng dụng dựa trên internet khác. SD-WAN có thể giúp doanh nghiệp đáp
ứng nhu cầu kết nối ngày càng tăng bằng cách cung cấp khả năng kết nối linh hoạt
và hiệu quả. SD-WAN có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành mạng bằng
cách tự động hóa các tác vụ quản lý mạng và tối ưu hóa việc sử dụng băng thông.
SD-WAN có thể cải thiện hiệu suất ứng dụng bằng cách tự động hóa việc định
tuyến lưu lượng truy cập và đảm bảo QoS cho các ứng dụng quan trọng. SD-WAN
có thể tăng cường bảo mật mạng bằng cách cung cấp mã hóa dữ liệu, kiểm soát
truy cập chặt chẽ và khả năng giám sát mạng toàn diện.
SD-WAN là một thị trường đang phát triển nhanh chóng và dự kiến sẽ tiếp tục
tăng trưởng trong những năm tới. Một số xu hướng chính trong thị trường SD-
WAN bao gồm:
+ Tích hợp với các công nghệ mạng khác: SD-WAN đang được tích hợp với các
công nghệ mạng khác, chẳng hạn như NFV (Network Function Virtualization) và
SDN (Software-Defined Networking), để cung cấp các giải pháp mạng toàn diện
hơn.
+ Phát triển các tính năng mới: Các nhà cung cấp SD-WAN đang phát triển các
tính năng mới, chẳng hạn như hỗ trợ cho các ứng dụng SaaS và IoT, để đáp ứng
nhu cầu của thị trường.
+ Giảm giá thành: Giá thành của các giải pháp SD-WAN đang giảm dần, giúp
chúng trở nên dễ tiếp cận hơn với nhiều doanh nghiệp hơn.
13
SD-WAN là một giải pháp mạng linh hoạt và hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp
đáp ứng nhu cầu kết nối ngày càng tăng, giảm chi phí vận hành mạng và cải thiện
hiệu suất ứng dụng. Với những lợi ích và xu hướng phát triển tích cực, SD-WAN
được dự đoán sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai.
14
III. Kết luận
Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS là một giải pháp tiên tiến cho
các mạng IP và VPN, cung cấp hiệu suất cao, độ tin cậy cao, khả năng mở rộng
cao và tính linh hoạt cao. Nhờ sử dụng nhãn thay cho địa chỉ IP để định tuyến dữ
liệu, MPLS tối ưu hóa tốc độ chuyển tiếp và đảm bảo tính ổn định cho các đường
truyền.
Khả năng ứng dụng của MPLS rất rộng rãi, bao gồm mạng ISP, mạng doanh
nghiệp, mạng di động, mạng Cloud, v.v. Nhờ những ưu điểm nổi bật, MPLS ngày
càng được ưa chuộng trong việc xây dựng các mạng an toàn, hiệu quả và đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
Tuy nhiên, MPLS cũng có một số hạn chế như chi phí và độ phức tạp cao, đòi
hỏi cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai.
15